Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Đặc điểm về phong cách khẩu ngữ và phong cách ngôn ngữ viết của tiếng việt nam bộ cuối thế kỉ xix (khảo sát qua một số văn bản văn học nam bộ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.62 KB, 81 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HỌC VÀ NGƠN NGỮ

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP
TRƯỜNG NĂM 2013
Tên cơng trình:

ĐẶC ĐIỂM VỀ PHONG CÁCH KHẨU NGỮ VÀ PHONG CÁCH NGÔN
NGỮ VIẾT CỦA TIẾNG VIỆT NAM BỘ CUỐI THẾ KỶ XIX ( KHẢO SÁT
QUA MỘT SỐ VĂN BẢN VĂN HỌC NAM BỘ)
Sinh Viên Thực Hiện: Lê Phương Thảo
Lớp :

Ngơn ngữ K10

Niên khóa:

2010 – 2014

Người hướng dẫn :

TS. Đỗ Thị Bích Lài

TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 03 năm 2013


MỤC LỤC
CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT ............................................................................... 1
DẪN NHẬP ..................................................................................................... 2


CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT CƠ SỞ................................... 11
1.1.Các vấn đề lí thuyết về phong cách học ................................................. 11
1.2.Phong cách khẩu ngữ. ........................................................................... 13
1.3.Phong cách ngôn ngữ viết (phong cách ngôn ngữ văn chương) ............. 15
1.4.Giới thiệu sơ lược về các tác giả và tác phẩm được chọn làm ngữ liệu để
khảo cứu của đề tài...................................................................................... 17
Chương II. Đặc điểm về phong cách khẩu ngữ của tiếng Việt Nam Bộ cuối thế
kỷ XIX. .......................................................................................................... 19
2.1.Xét về phương diện ngữ âm .................................................................. 19
2.2.Xét về phương diện từ vựng .................................................................. 31
2.3.Xét về phương diện ngữ pháp ............................................................ 39
Chương III. Đặc điểm về phong cách ngôn ngữ viết của tiếng Việt Nam Bộ
cuối thế kỷ XIX. ............................................................................................. 47
3.1.Xét về phương diện ngữ âm .................................................................. 47
3.2.Xét về phương diện từ vựng .................................................................. 58
3.3.Xét về phương diện ngữ pháp................................................................ 71
KẾT LUẬN.................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
BMN

: “Bốn mươi ngàn”

CĐBKNAH

: “Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi”


CTG

: “Chuyện tên Giáp”

CCN

: “Chuột có nghĩa”

CQTH

: “Chư Quấc Thại Hội”

CTTT

: “Cường Từ Thức Truyện”

KPT

: “Kiếp Phong Trần”

NXB

: Nhà xuất bản

TLP

: “Thầy Lazarô Phiền”

TK


: Thế kỷ

VHNB

: Văn học Nam Bộ


2

DẪN NHẬP
1.Lí do chọn đề tài
Những năm cuối thế kỷ XIX là thời kì nền văn học viết của nước ta đi từ
giai đoạn phôi thai và đang dần tiến đến thời kì trưởng thành. Nằm trong tổng
thể đó, văn học quốc ngữ Nam Bộ đã có những đóng góp vơ cùng to lớn, đảm
nhiệm vai trị tiên phong, dẫn đường. Nền văn học quốc ngữ Nam Bộ đã sản
sinh ra hàng chục cây bút với một lượng tác phẩm lớn và được độc giả đương
thời tiếp nhận nồng nhiệt.
Tuy nhiên có một thực tế cần phải thừa nhận rằng: dù đóng vai trị tiên
phong, mở đường nhưng dường như bộ phận văn học này chưa được đánh giá
đúng tầm quan trọng của nó. Đã có nhiều bài viết về văn học quốc ngữ Nam Bộ
giai đoạn cuối TK XIX, nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu tỉ mỉ những
đóng góp to lớn của bộ phận văn học này. Cũng như chưa có cơng trình nào đi
sâu chun biệt nghiên cứu về phương diện ngôn ngữ học của một số văn bản
văn học xuất bản ở Nam Bộ trong giai đoạn cuối TK XIX. Trong những năm
trở lại đây, nhận thấy vai trị quan trọng cũng như sự đóng góp lớn lao của văn
học quốc ngữ Nam Bộ, đã xuất hiện rất nhiều cơng trình nghiên cứu, khảo sát,
đánh giá để đưa bộ phận văn học này về lại vị thế thế đúng đắn của nó. Trong
số đó phải kể đến những cơng trình “Khảo sát, đánh giá, bảo tồn di sản văn
học quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX” của PGS – TS Đồn

Lê Giang làm chủ nhiệm đề tài và cơng trình “Tiếng Việt Nam Bộ cuối thế TK
XIX – 1945: Những vấn đề về từ vựng.” do TS Đỗ Thị Bích Lài làm chủ nhiệm
đề tài. Đây là những cơng trình nghiên cứu văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối TK
XIX – đầu TK XX với một quy mô lớn, khoa học và vơ cùng tỉ mỉ.
Với hy vọng góp phần xây dựng và bổ sung vào bức trang ngôn ngữ học
của tiếng Việt Nam Bộ cuối TK XIX trên cứ liệu văn bản văn học Nam Bộ,
chúng tôi quyết định chọn tiêu đề “Đặc điểm về phong cách khẩu ngữ và
phong cách ngôn ngữ viết của tiếng Việt Nam Bộ cuối thế kỷ XIX (khảo sát qua
một số văn bản văn học Nam Bộ)” làm đề tài nghiên cứu khoa học của chúng
tôi.


3

2.Lịch sử nghiên cứu đề tài
Chữ quốc ngữ chúng ta đang sử dụng vốn do các giáo sĩ Châu Âu tạo ra
khi họ mới đến Việt Nam vào đầu TK XVI. Trong số này cơng trình của A. De
Rhodes là đáng kể nhất với cuốn từ điển Việt – Bồ - La xuất bản 1651 khi tác
giả kế tục những thành quả của những người đi trước như Gaspar de Amara (từ
điển Việt – Bồ), Antonia Barboso (từ điển Bồ - Việt).
Khi quân Pháp vào chiếm Việt Nam hồi giữa TK XIX, song song với
tiếng Pháp, chữ viết này càng được sử dụng triệt để khi người ta nhận ra được
hiệu quả thiết thực của nó, rồi trở thành chữ viết chính thức của cả nước, vì vậy
gọi là chữ quốc ngữ. Với hình thái dấu chữ, các dấu thanh và các khuôn vần,
chữ quốc ngữ tiêu biểu được lối nói riêng biệt của người Việt Nam, nhưng thật
ra cũng chưa được hoàn thiện và hoàn mỹ lắm. Chữ quốc ngữ được lan rộng ở
Nam Kỳ sớm hơn cả là nhờ một số học giả đã nắm bắt được học thuật Âu tây
khi người Pháp mới đến Việt Nam.
Tiếng Việt ở Nam Bộ vào nửa sau TK XIX không chỉ phát triển mạnh mẽ
trong sinh hoạt giao tiếp mà còn cả trong việc nghiên cứu sâu về chính bản thân

tiếng Việt. Ngay tại Nam Bộ vào cuối TK XIX cũng đã xuất hiện những nghiên
cứu rất sớm về ngôn ngữ học một cách nghiêm túc, cho dù khoa học ấy chỉ mới
bắt đầu chớm nở ở Châu Âu. Trương Vĩnh Ký là người đi tiên phong trong lĩnh
vực này. Ngoài ra cịn có những đồng nghiệp và học trị của ông với cùng tâm
huyết đưa chữ quốc ngữ đến với tầng lớp người Việt Nam ở Nam Bộ như
Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, Nguyễn Trọng Quản,…
Trong lĩnh vực ngôn ngữ, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về chữ quốc
ngữ thời kì phơi thai. Những nghiên cứu về q trình hình thành và phát triển
của chữ quốc ngữ thời kì phơi thai rất có giá trị như “Chữ quốc ngữ từ TK XVII
→ cuối TK XIX” của Lê Ngọc Trụ, “Những chặng đường của chữ viết quốc
ngữ” của Thanh Lãng, hay “Nhận xét sơ bộ về một vài đặc điểm ngôn ngữ
trong văn xuôi cuối thế kỉ XIX” của Nguyễn Tài Cẩn. Bên cạnh đó, cũng có
nhiều cơng trình nghiên cứu về Tiếng Việt như “Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt”


4

của Nguyễn Kim Thản và “Tiếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ
nghĩa” của Cao Xuân Hạo.
Trên ngữ liệu là các văn bản văn học và báo chí trong giai đoạn cuối thế
TK XIX – XX, có các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như:
-“Khảo sát, đánh giá, bảo tồn di sản văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối thế
kỷ XIX – đầu thế kỷ XX” (2009) của PGS – TS Đoàn Lê Giang làm chủ nhiệm
đề tài.
-“Tiếng Việt Nam Bộ cuối thế TK XIX – 1945: Những vấn đề về từ vựng.”
(2010) do TS Đỗ Thị Bích Lài làm chủ nhiệm đề tài.
Ngồi ra cịn có các luận văn và khóa luận nghiên cứu về tiếng Việt Nam
Bộ, chẳng hạn như:
-Bùi Quang Thục Anh, Đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt (Khảo sát qua Gia
Định báo), Khóa luận tốt nghiệp đại học, trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, 2011.
-Dương Thị My Sa, Từ địa phương Nam Bộ trong một số tác phẩm văn
học Nam Bộ giai đoạn cuối TK XIX – đầu TK XX, Khóa luận tốt nghiệp đại học,
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, 2009.
-Nguyễn Văn Thành, Đặc điểm từ vựng và ngữ pháp trong tác phẩm của
Trương Vĩnh Ký, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn Tp. Hồ Chí Minh, 2009.
-Khúc Thủy Liên, Đặc điểm cấu tạo của từ tiếng Việt trong một số tác
phẩm Nam Bộ giai đoạn cuối TK XIX, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, 2011.
Từ lịch sử nghiên cứu đề tài chúng ta có thể thấy rằng, chưa có một đề tài
hay cơng trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và bao quát về phong cách
khẩu ngữ và phong cách ngôn ngữ viết của tiếng Việt Nam Bộ cuối TK XIX ,
được khảo sát qua một số văn bản văn học Nam Bộ của nhiều tác giả như
Huỳnh Tịnh Của, Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Nguyễn trọng Quản. Vì
vậy, có thể nói rằng, đề tài “Đặc điểm về phong cách khẩu ngữ và phong cách
ngôn ngữ viết của tiếng Việt Nam Bộ cuối thế kỷ XIX (khảo sát qua một số văn


5

bản văn học Nam Bộ)” của chúng tôi là một đề tài mới mẻ và cần được đào sâu
khai thác.

3.Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Đề tài có mục đích nghiên cứu, tìm hiểu, mơ tả và phân tích về phong
cách khẩu ngữ và phong cách ngôn ngữ viết trên ba phương diện ngữ âm, từ
vựng và ngữ pháp được thể hiện trong các văn bản văn học Nam Bộ cuối thế kỉ
XIX. Đề tài đưa ra cho mình các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
1.Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài về phong cách học, phong cách khẩu

ngữ và phong cách ngôn ngữ viết.
2.Thống kê các từ được dùng trong các văn bản VHNB cuối TK XIX dựa
trên ba tiêu chí ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.
3.Miêu tả, phân tích và bước đầu đưa ra những nhận xét theo kết quả
thống kê về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của phong cách khẩu ngữ và phong
cách ngôn ngữ viết qua các văn bản văn học Nam Bộ giai đoạn cuối TK XIX.
Từ đó làm sáng rõ hai phong cách này, tạo đà cho việc vận dụng ngôn
ngữ mộc mạc, giản dị, gần gũi mà không kém phần tinh túy vào sinh hoạt hàng
ngày cũng như trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Kết quả của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho học sinh – sinh viên quan
tâm đến phong cách khẩu ngữ và phong cách ngơn ngữ viết. Góp thêm một
tiếng nói trong cơng cuộc bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4.Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài này, để nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách thấu đáo, khoa
học, chúng tơi sử dụng kết hợp những hình thức nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu lịch sử xã hội: đây là một phương pháp nghiên
cứu để đánh giá đúng tầm quan trọng, mức độc đóng góp của những phong
cách được sử dụng trong các tác phẩm văn học Nam Bộ đối với tiến trình phát
triển văn học của khu vực. Vì thế, trong quá trình nghiên cứu, chúng tơi có tìm
hiểu bối cảnh của văn học quốc ngữ Nam Bộ trong những năm cuối thể kỷ XIX
để có thể hiểu sâu sắc và đúng đắn được vai trò phong cách của tiếng Việt
trong giai đoạn này.


6

Phương pháp thống kê được sử dụng như là một trong những phương
pháp chủ yếu trong quá trình thực hiện đề tài này. Chúng tơi áp dụng thống kê
tồn bộ văn bản, các các ngữ liệu dựa theo đặc điểm ngôn ngữ của địa phương
như những từ biến âm, từ đơn, từ ghép, từ láy….

Phương pháp phân tích tổng hợp: để tìm hiểu, đánh giá phong cách khẩu
ngữ và phong cách ngôn ngữ viết được sử dụng trong các văn bản VHNB cuối
TK XIX chúng tơi tiến hành phân tích, tổng hợp những ngữ liệu liên quan đến
đề tài về mặt kết cấu, ngữ âm, từ vựng và ngữ nghĩa để có thể so sánh với các
phương ngữ khác hoặc với tiếng Việt toàn dân.
Phương pháp so sánh: khi sử dụng phương pháp này chúng tôi so sánh,
đối chiếu các từ, ngữ, câu giao tiếp thông thường nhằm làm rõ thêm đặc tính xã
hội, ngữ pháp của tiếng Việt trong từng thời kì. Để từ đó thấy rõ hơn những
điểm nổi bật của phong cách tiếng Việt Nam Bộ cuối thế kỷ XIX.
Phương pháp miêu tả: chúng tôi sử dụng phương pháp này để miêu tả
những hình thức ngữ âm, từ vựng, cú pháp được sử dụng trong phong cách
khẩu ngữ và phong cách ngôn ngữ viết.

5.Đối tượng nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
Với tên đề tài “Đặc điểm về phong cách khẩu ngữ và phong cách ngôn
ngữ viết của tiếng Việt Nam Bộ cuối thế kỷ XIX (khảo sát qua một số văn bản
văn học Nam Bộ)” đối tượng nghiên cứu của đề tài là phong cách khẩu ngữ và
phong cách ngôn ngữ viết được sử dụng trong các văn bản văn học của những
nhà văn Nam Bộ xuất bản trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX. Cụ thể đó là các
văn bản của các nhà văn sau đây:
-Trương Vĩnh Ký : “Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi” (theo bản in nhà
hàng C.Guilland et Martinon, Sài Gòn, 1881), “Cường từ thức truyện” (Sài
Gòn, 1888), “Kiếp phong trần” (Sài Gịn, 1882). “
-Nguyễn Trọng Quản : “Thầy Lazarơ Phiền” (1887).
-Trương Minh Ký: “Chư quấc (quốc) thại hội” (1891).
-Huỳnh Tịnh Của: “Chuyện tên Giáp” ( Sài Gịn, 1895), “Chuột có
nghĩa” (Sài Gòn, 1885), “Bốn mươi ngàn” (Sài Gòn, 1885).


7


Trong đề tài này, chúng tôi chỉ chọn các văn bản văn học quốc ngữ Nam
Bộ vì từ trước đến nay, trong giai đoạn này các văn bản bằng chữ Hán, chữ
Nơm đã được nghiên cứu nhiều, cịn văn học quốc ngữ ít hoặc chưa được
nghiên cứu.
Với nguồn ngữ liệu được chọn từ các tác phẩm nêu trên, đối tượng nghiên
cứu của đề tài này là phong cách khẩu ngữ và phong cách ngôn ngữ viết. Đề tài
sẽ tiến hành thống kê trên cơ sở đó sẽ miêu tả, phân tích, so sánh về phong cách
khẩu ngữ và phong cách ngơn ngữ viết xét trên ba bình diện: ngữ âm, từ vựng
và ngữ pháp.

6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Đề tài của chúng tơi góp phần nghiên cứu nguồn gốc và sự phát triển của
tiếng Việt và chữ quốc ngữ trong các văn bản văn học Nam Bộ cuối TK XIX
dưới góc độ phong cách học. Đồng thời góp phần bổ cứu cho việc nghiên cứu
phong cách học tiếng Việt giai đoạn cuối TK XIX qua ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp sử dụng trong các văn bản văn bản VHNB với tư cách là một bộ phận tạo
nên tiếng Việt toàn dân trong một giai đoạn lịch sử rất có ý nghĩa, giai đoạn mà
lần đầu tiên tiếng Việt có những sự chuyển biến quan trọng, cũng là mở đầu
cho sự thay đổi chữ viết từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ, mà một trong những
biểu hiện rõ rệt và mạnh mẽ của nó là trên văn bản văn học viết và báo chí.
Ngồi ra cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu, biên soạn sách
về giảng dạy và học tập tiếng Việt ở các bậc học hiện nay của nước ta. Các kết
quả nghiên cứu còn giúp hỗ trợ cho việc biên soạn từ điển nói chung, từ điển
tiếng Việt Nam Bộ nói riêng và các loại từ điển hữu quan khác. Những tác
phẩm này là tài liệu tham khảo quý giá cho những nghiên cứu về tiếng Việt
thời kì đầu TK XX.
Chúng tơi biết rằng những đóng góp trên là ít ỏi nhưng chúng tôi cũng hi
vọng rằng đề tài này sẽ là nền móng cho việc tìm hiểu, đánh giá một cách chân
thực, toàn diện về phong cách của tiếng Việt Nam Bộ cuối thế kỷ XIX nói

riêng cũng như với những người say mê văn học quốc ngữ nói chung và phục
vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu văn học.


8

7.Kết cấu của đề tài
Đề tài này gồm trang. Nội dung chính của đề tài được triền khai thành 3
chương:
Chương I. Một số vấn đề lí thuyết cơ sở
1.1.Các vấn đề lí thuyết về phong cách học
1.1.1.Khái niệm phong cách học.
1.1.2.Đối tượng của phong cách học
1.1.3.Các khái niệm cơ bản của phong cách học
1.2.Phong cách khẩu ngữ
1.2.1.Khái niệm của phong cách khẩu ngữ
1.2.2.Đặc trưng của phong cách khẩu ngữ
1.2.3.Đặc điểm của phong các khẩu ngữ
1.3.Phong cách ngôn ngữ viết
1.3.1.Khái niệm phong cách ngôn ngữ văn chương.
1.3.2.Đặc điểm ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ văn chương.
1.4.Giới thiệu sơ lược về các tác giả và tác phẩm được chọn làm ngữ liệu
để khảo cứu của đề tài.


9

Chương II. Đặc điểm về phong cách khẩu ngữ của tiếng Việt Nam Bộ
cuối thế kỷ XIX.
2.1. Xét về phương diện ngữ âm

2.1.1. Biến thể âm đầu
2.1.2. Biến thể âm chính
2.1.3. Biến thể âm cuối
2.1.4. Biến thế thanh điệu
2.2. Xét về phương diện từ vựng
2.2.1. Từ đơn
2.2.2. Từ láy
2.2.3. Từ ghép
2.2.4. Từ xưng hô
2.3. Xét về phương diện ngữ pháp
2.3.1. Hiện tượng biến đổi thanh điệu
2.3.2. Ngữ khí từ
2.3.3. Kết từ
2.3.4. Hiện tượng rút gọn từ xưng hô.


10

Chương III. Đặc điểm về phong cách ngôn ngữ viết của tiếng Việt Nam Bộ
cuối thế kỷ XIX.
3.1. Xét về phương diện ngữ âm
3.1.1. Biến thể âm đầu
3.1.2. Biến thể âm chính
3.1.3. Biến thể âm cuối
3.1.4. Biến thể thanh điệu
3.2.Xét về phương diện từ vựng
3.2.1. Từ đơn
3.2.2. Từ láy
3.2.3. Từ ghép
3.3. Xét về phương diện ngữ pháp

3.3.1. Hiện tượng biến đổi thanh điệu
3.3.2. Ngữ khí từ
3.3.3. Kết từ
Kết luận
Tài liệu tham khảo


11

CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT CƠ SỞ
1.1.Các vấn đề lí thuyết về phong cách học
1.1.1.Khái niệm phong cách học
Trong những nét chung nhất, phong cách học được hiểu là khoa học
nghiên cứu về sự vận dụng của ngơn ngữ; nói cách khác đó là khoa học về các
quy luật nói và viết có hiệu lực cao. Nói và viết có hiệu lực do hai nhân tố chi
phối : nhân tố bên ngồi lời nói: lời nói phải hợp với chân lí, hợp logic; nhân tố
thứ hai là nhân tố ngôn ngữ: bao gồm các phương tiện thuộc các cấp độ của
ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa và ngữ pháp quyết định hiệu lực
của lời nói. Theo Cù Đình Tú: “Phong cách học là một bộ phận của ngôn ngữ
học nghiên cứu nguyên tắc, quy luật lựa chọn và hiệu quả lựa chọn, sử dụng
tồn bộ các phương tiện ngơn ngữ nhằm biểu hiện một nội dung tư tưởng, tình
cảm nhất định trong những phong cách chức năng ngôn ngữ nhất định”. Tuy
nhiên, phong cách học với tư cách là một ngành học bộ phận của ngôn ngữ học
chỉ khảo sát các phương tiện ngơn ngữ chi phối việc nói viết có hiệu lực.
1.1.2.Đối tượng của phong cách học.
Nhìn chung, các nhà ngơn ngữ học đều nhận định phong cách học phải
nghiên cứu ba vấn đề như sau: nội dung biểu cảm của ngôn ngữ; các quy luật
lựa chọn và sử dụng các phương tiện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp trong hoạt
động nói năng; các phong cách chức năng ngơn ngữ.
Trong đó, yếu tố biểu càm đóng vai trị quan trọng và chiếm vị trí ưu tiên

nghiên cứu trong ngành phong cách học. Tuy nhiên, để vận dụng được yếu tố
biểu cảm, trước hết phải vận dụng được “nội lực” của ngôn ngữ, mà ở đây là
các phương tiện biểu hiện ngôn ngữ, đó là các phương tiện ngữ âm, từ vựng, cú
pháp. Muốn yếu tố biểu cảm hành chức thì người sử dụng ngôn ngữ phải lựa
chọn cho đúng. Yếu tố biểu cảm là cái cuối cùng mà phong cách học cần chỉ ra
được, cịn lựa chọn lời nói là cái đầu tiên phong cách học khảo sát.
Ngồi ra, cũng có một số nhà ngôn ngữ học lại đưa ra quan điểm coi đối
tượng của phong cách học là các phong cách chức năng ngôn ngữ. Ở Việt Nam,
những nhà nghiên cứu phong cách học cũng có những nhận định và lý giải
khác nhau về tượng của phong cách học, song nhìn chung, họ đều coi đối tượng


12

của phong cách học là sự lựa lời. Bàn về điều này có Cao Xn Hạo, Đinh
Trọng Lạc, Cù Đình Tú, Hồng Trọng Phiến, v.v. Trong giáo trình Phong cách
học tiếng Việt, Đinh Trọng Lạc đã nêu lên quan điểm của mình khi đưa ra khái
niệm phong cách học: “Phong cách học, trong nghĩa chung nhất, là bộ môn
trong ngành ngôn ngữ học nghiên cứu các nguồn phương tiện ngôn ngữ dồi
dào và các nguyên tắc lựa chọn, sử dụng những phương tiện này trong việc
diễn đạt một nội dung tư tưởng, tình cảm nhằm đạt được những hiệu quả thực
tế mong muốn, trong những điều kiện giao tiếp khác nhau”.
1.1.3.Các khái niệm cơ bản của phong cách học
1.1.3.1.Đặc điểm tu từ.
Đặc điểm tu từ hay màu sắc tu từ là khái niệm của phong cách học chỉ
phần nội dung có tính chất bổ sung cho phần thơng tin cơ bản của một hình
thức biểu đạt cùng nghĩa. Phần tin này một mặt chỉ rõ thái độ đánh giá, tình
cảm với đối tượng được nói đến, một mặt chỉ rõ giá trị sử dụng trong phong
cách chức năng ngôn ngữ của hình thức biểu đạt cùng nghĩa. Đặc điểm tu từ
chính là nghĩa hàm ẩn chứa trong phần nội dung bổ sung.

Phần nội dung bổ sung là phần tin riêng cho một hình thức biểu đạt cùng
nghĩa, bao gồm:
-Sắc thái biểu cảm: là nội dung bổ sung chỉ rõ thái độ đánh giá, tình cảm
với đối tượng được nhận thức và được nói đến trong đơn vị ngơn ngữ.
-Màu sắc phong cách: phần chỉ rõ phạm vi sử dụng tức giá trị phong cách
chức năng của hình thức biểu đạt cùng nghĩa.
1.1.3.2.Chuẩn mực ngôn ngữ
Chuẩn mực ngôn ngữ là một khái niệm rộng, đó là tồn bộ các phương
tiện ngơn ngữ được sử dụng và đã được mọi người thừa nhận và đã được coi là
đúng, là một mẫu mực trong một xã hội nhất định và trong một thời đại nhất
định cũng như toàn bộ các quy tắc sử dụng của xã hội đới với ngơn ngữ đó.
Chuẩn mực chỉ mang tính tương đối và ln biến đổi. Vì chuẩn mực là
những quy ước, chỉ dẫn nên khái niệm không chuẩn mực không đồng nghĩa với
sai. Sự nhầm lẫn về cách phát âm, lẫn lộn nghĩa là chệch chuẩn mực và sai


13

nhưng việc dùng từ địa phương, cấu tạo từ mới có tính chất phát kiến thì chỉ là
lệch chuẩn mực chứ không phải là sai.
1.1.3.3.Phong cách chức năng ngôn ngữ
Phong cách chức năng ngôn ngữ là một phạm trù cơ bản nhất của phong
cách học. Phong cách chức năng ngôn ngữ thường được gọi tắt là “phong cách
ngôn ngữ” hay đôi khi là “phong cách”.
Phong cách chức năng ngôn ngữ là dạng tồn tại của ngôn ngữ dân tộc
biểu thị quy luật lựa chọn, sử dụng các phương tiện biểu hiện tùy thuộc vào
tổng hợp các nhân tố ngồi ngơn ngữ như hồn cảnh giao tiếp, đề tài và mục
đích giao tiếp.
Về phân loại phong cách chức năng ngôn ngữ, đã có rất nhiều nhà ngơn
ngữ học, nhà phong cách học đưa ra những cách phân loại của mình. Tùy vào

việc nhấn mạnh tiêu chí phân loại nào mà có những cách phân loại khác nhau.
Tuy nhiên, chúng tôi thấy cách phân loại sau là hợp lý hơn cả:
-Phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ tự nhiên.
-Phong cách ngôn ngữ gọt giũa:
+Phong cách ngơn ngữ hành chính .
+Phong cách ngơn ngữ báo chí.
+Phong cách ngơn ngữ chính luận.
+Phong cách ngơn ngữ khoa học.
+Phong cách ngơn ngữ nghệ thuật.
Vì đặc thù của đề tài là tập trung miêu tả phong cách tiếng Việt Nam Bộ
cuối thế kỷ XIX nên chúng tôi chỉ đi vào mô tả phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ
tự nhiên và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, ở đây là phong cách khẩu ngữ và
phong cách ngôn ngữ viết.
1.2.Phong cách khẩu ngữ.
1.2.1.Khái niệm phong cách khẩu ngữ.
Theo Đinh Trọng Lạc, phong cách khẩu ngữ là khn mẫu thích hợp để
xây dựng lớp phát ngơn (văn bản) trong đó thể hiện vai của người tham gia


14

giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày. Cụ thể hơn đó là vai của tất cả những ai
với tư cách cá nhân trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người khác.
Phong cách khẩu ngữ được chia ra hai biến thể: khẩu ngữ tự nhiên và
khẩu ngữ văn hóa.
Ngơn ngữ được sử dụng trong phong cách khẩu ngữ tồn tại cả ở hai dạng
nói và viết, mà dạng nói là chủ yếu. Tồn tại dưới dạng nói là những lời trò
chuyện, tâm sự, thăm hỏi, trao đổi, nhận xét, đánh giá, phân tích, triết lý… Tồn
tại dưới dạng viết là những dòng thư ngắn báo tin, chào hỏi, những đoạn nhật
ký. Ở đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu phong cách khẩu ngữ ở

dạng nói, được thể hiện qua những lời hội thoại của các nhân vật trong các văn
bản văn học Nam Bộ cuối thể kỷ XIX.
Chức năng của ngôn ngữ được thực hiện trong phong cách khẩu ngữ là
chức năng giao tiếp lí trí, chức năng cảm xúc và chức năng tạo tiếp.
1.2.2.Đặc trưng của phong cách khẩu ngữ.
Trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt, Đinh Trọng Lạc đã nêu ra
những đặc trưng cơ bản sau đây của phong cách khẩu ngữ:
-Tính cá thể của phong cách khẩu ngứ thể hiện ở vẻ riêng của ngơn ngữ
mỗi người khi trao đổi, chuyện trị, tâm sự với người khác. Mỗi lời nói đều thể
hiện đặc điểm sinh lí, đặc điểm tâm lý, đặc điểm xã hội của riêng từng người
khơng ai giống ai.
-Tính cụ thể là đặc điểm nổi bật của phong cách khẩu ngữ. Phong cách
khẩu ngữ tránh lối nói trừu tượng, chung chung, thường sử dụng lối nói cụ thể,
nổi bật. Tính cụ thể đã làm cho sự giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày trở nên
dễ dàng, nhanh chóng, ngay trong những vấn đề trừu tượng.
-Tính cảm xúc gắn chặt với tính cụ thể. Lời nói trong phong cách này
mang tính cảm xúc tự nhiên. Những cách diễn đạt đầy màu sắc tình cảm đã nảy
sinh trực tiếp từ những tình huống cụ thể trong thực tế đời sống mn hình
mn vẻ.
Ngôn ngữ trong phong cách khẩu ngữ trở thành nơi quy tụ những tinh hoa
của tiếng nói dân tộc.


15

1.2.3.Đặc điểm của phong cách khẩu ngữ.
-Ngữ âm trong phong cách khẩu ngữ: Dạng tồn tại chủ yếu của phong
cách khẩu ngữ là dạng nói. Trong dạng nói người ta có thể thấy được tất cả các
biến thể ngữ âm, những từ địa phương. Trong phong cách khẩu ngữ, khi nói
người ta phát âm thoải mái theo một tập quán phát âm địa phương với sự thể

hiện không theo chuẩn mực chung. Ngày nay do sự phát triển của các phương
tiện thơng tin đại chúng, nhiều người đã có ý thức khắc phục tập quán phát âm
địa phương của mình, hướng theo cách phát âm chuẩn mực chung của cả nước.
-Từ ngữ của phong cách khẩu ngữ: Đặc điểm nổi bật trong sử dụng từ ngữ
của phong cách khẩu ngữ là hay sử dụng những từ ngữ mang tính cụ thể, giàu
hình ảnh và màu sắc cảm xúc. Phong cách khẩu ngữ sử dụng nhiều ngữ khí từ,
cảm thán từ với nhiều màu sắc tình cảm khác nhau để thực hiện chức năng giao
tiếp. Ngoài ra phong cách khẩu ngữ còn ưa dùng từ láy; thành ngữ, tục ngữ,
quán ngữ và lối nói tắt.
-Cú pháp của phong cách khẩu ngữ: điểm nổi bật về về mặt cú pháp là
hay dùng những câu hỏi, những câu cảm thán, những câu nói trực tiếp, những
câu đưa đẩy. Trong phong cách này, cấu trúc bị động thường được chuyển
thành cấu trúc chủ động. Bên cạnh đó , phong cách khẩu ngữ có những kết cấu
riêng mà những phong cách khác ít sử dụng.
-Tu từ trong phong cách khẩu ngữ: phong cách khẩu ngữ hay dùng ví von,
so sánh để lời nói có hình ảnh. Ngồi ra cịn hay sử dụng cách diễn tả khoa
trương, nói giảm để tơ đậm hình ảnh khiến người nghe chú ý.
1.3.Phong cách ngôn ngữ viết (phong cách ngôn ngữ văn chương)
1.3.1.Khái niệm phong cách ngôn ngữ văn chương.
Phong cách ngôn ngữ văn chương là một dạng tồn tại sáng chói và tồn
diện nhất của ngơn ngữ dân tộc. Phong cách ngôn ngữ văn chương thực hiện
đồng thời ba chức năng: thơng báo, tác động và thẩm mĩ. Chính vì những chức
năng đặc biệt này mà khơng một phong cách nào lại có khả năng diễn đạt một
cách đa dạng và phong phú như phong cách ngôn ngữ văn chương. Phong cách
ngôn ngữ văn chương thực hiện thực hiện chức năng của mình một cách gián
tiếp qua trung gian là hình tượng văn học. Điều này có nghĩa là hiểu được ngôn


16


từ khơng có nghĩa là đã hiểu nội dung tác phẩm muốn truyền đạt. muốn hiểu
được nội dung này thì phải phân tích ngơn ngữ tác phẩm theo cách riếng của
phong cách ngơn ngữ văn chương để từ đó tiếp cận được hình tượng văn
chương mà ngơn từ đang miêu tả.
1.3.2.Đặc điểm ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ văn chương.
1.3.2.1.Chức năng thẩm mĩ của ngôn ngữ văn chương.
Trong phong cách ngơn ngữ văn chương một hình thức diễn đạt được cho
là có tính thẩm mỹ khi đạt được những u cầu sau: tính chính xác của hình
thức biểu đạt, tính logic, tính tiết kiệm, tính hài hịa và vẻ đẹp âm thanh – cú
pháp – hình ảnh của hình thức biểu đạt. Ngồi ra, ngơn ngữ văn chương phải là
ngơn ngữ tạo hình, ngơn ngữ biểu cảm và có khả năng xây dựng hình tượng
văn chương.
Nói tóm lại, ngơn ngữ văn chương thực hiện đồng thời chức năng thông
báo và chức năng thẩm mỹ.
1.3.2.2.Sử dụng toàn bộ các phương tiện ngôn ngữ của các phong cách
khác trong ngôn ngữ văn chương .
Ngôn ngữ văn chương là ngôn ngữ tổng hịa các phương tiện biểu hiện
của mọi phong cách. Ngơn ngữ văn chương mang dấp của ngơn ngữ hành
chính, chính luận, khoa học và ngôn ngữ khẩu ngữ tự nhiên. Vì vậy mà ngơn
ngữ văn chương ln biến chuyển, khơng đơn điệu, dập khuôn theo ngôn ngữ
của phong cách nào. Và chính những nhà văn đã khiến cho các phương tiện
biểu hiện ngôn ngữ của các phong cách khác đi vào ngơn ngữ văn chương một
cách hài hịa và tự nhiên.
1.3.2.3.Ngôn ngữ văn chương vừa tôn trọng chuẩn mực, vừa đi chệch
chuẩn mực và mang dấu ấn của tác giả.
Việc tôn trọng những chuẩn mực đã làm cho các tác phẩm văn học khơng
chỉ được đón nhận nồng nhiệt trong lịng độc giả mà cịn khiến nó trở thành
mẫu mực để các ngành nghiên cứu khác lấy làm tư liệu để phục vụ cho việc
nghiên cứu. Song, việc tuân theo hầu hết các chuẩn mực đã làm mất đi vẻ tự
nhiên và gây ra ra cảm giác nhàm chán cho các tác phẩm văn học. Chính điều

này đã địi hỏi nhà văn cần phải xác định thế nào là chuẩn mực chung của ngôn


17

ngữ dân tộc và tránh chủ quan, coi ngôn ngữ của mình hay của một hóm người
là chuẩn mực cho ngôn ngữ của cả một dân tộc. Các nhà văn cần phải khơng
ngừng sáng tạo cho mình lối nói mang dấu ấn cá nhân, “khơi những nguồn
chưa ai khơi” (chữ dùng của Nam Cao), có thể mạnh dạn sử dụng phương ngữ
vào trong tác phẩm một cách có chọn lọc để tạo hình tượng văn học và ghi lại
dấu ấn cá nhân của tác giả.
1.4.Giới thiệu sơ lược về các tác giả và tác phẩm được chọn làm ngữ liệu
để khảo cứu của đề tài.
1.Huỳnh Tịnh Của (1830 – 1908)
Huỳnh Tịnh Của ( Paulus Của ) quê ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay là
huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), là một nhà văn hóa học và ngơn ngữ
học có đóng góp xuất sắc trong việc nghiên cứu, phát triển và truyền bá chữ
quốc ngữ trong giai đoạn đầu, đặc biệt là ở Nam Bộ. Các cơng trình của ơng
chủ yếu là về văn học, báo chí và ngơn ngữ học, một trong số đó là quyển
“ Đại Nam quấc âm tự vị” (1885, 1886) rất có giá trị. Trong đề tài này chúng
tơi tiến hành khảo sát dựa trên những tác phẩm trong “Chuyện giải buồn” (2
tập, 112 truyện, in lần đầu năm 1880 và 1885)
2.Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898)
Trương Vĩnh Ký là một nhà văn, nhà báo, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo
dục học, và khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam.
Ơng biết và sử dụng thơng thạo 27 ngoại ngữ, là một trong 18 nhà bác học
hàng đầu thế giới của TK XIX. Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch
sử, địa lý và dịch thuật. Ông là người sáng lập, là tổng biên tập tờ Gia Định báo
( tờ báo quốc ngữ đầu tiên). Ông là tác giả của nhiều cơng trình khảo cứu về
ngơn ngữ học. “ Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi” (1876) là một trong những tác

phẩm tiêu biểu của ông.
3.Trương Minh Ký (1855 – 1900)
Trương Minh Ký là học trò của Trương Vĩnh Ký, là nhà văn, nhà báo và
sau đó là chủ bút của tờ Gia Định báo ( thay cho Trương Vĩnh Ký từ năm
1881 ). Các tác phẩm của ông chủ yếu là giới thiệu văn học Việt Nam và văn
học phương Đông ra chữ quốc ngữ cho Pháp và Việt. Bên cạnh đó, ơng cịn


18

sáng tác truyện, thơ và sách ngơn ngữ. Ơng có nhiều đóng góp quan trọng trong
việc phát triển nền văn học Quốc ngữ Việt Nam. “Chư quấc thại hội” (1896) là
một trong những tác phẩm tiêu biểu của Trương Minh Ký.
4.Nguyễn Trọng Quản (1865 – 1911)
Từng đi du học ở Lycee D’Alger, Algerie. Sau khi tố nghiệp ông trở về
làm giáo viên, rồi giám độc trường sơ học Nam Kỳ và là nhà văn, nhà báo,
tham gia sáng tác và viết cho các báo. Tác phẩm nổi bật có “ Thầy Lazarô
Phiền” (1887). Tác phẩm là một hiện tượng độc đáo, mới cả về nội dung lẫn
hình thức nhưng liên tục nhiều năm sau đó khơng có một tác phẩm nào kế thừa.


19

Chương II. Đặc điểm về phong cách khẩu ngữ của tiếng Việt Nam Bộ cuối
thế kỷ XIX.
Trong chương này, chúng tơi sẽ đi vào tìm hiểu phong cách khẩu ngữ của
tiếng Việt Nam Bộ cuối TK XIX xét trên ba phương diện ngữ âm, từ vựng và
ngữ pháp. Vấn đề này được khảo cứu dựa trên lời đối thoại giữa các nhân vật
được thể hiện trong các tác phẩm tiêu biểu ở giai đoạn này như : Thầy Lazaro
Phiền (Nguyễn Trọng Quản), Kiếp phong trần (Trương Vĩnh Ký).

2.1.Xét về phương diện ngữ âm
Có thể nói, điều làm nên sự khác biệt giữa các vùng miền trân cả nước
chính là lối phát âm riêng biệt. Những trường hợp khác biệt ấy được gọi là biến
thể phát âm. Những biến thể phát âm này sẽ bộc lỗ rõ trong giao tiếp khẩu ngữ.
Trong các tác phẩm văn chương, để miêu tả đúng cách nói năng riêng của từng
nhân vật, nhà văn có thể khai thác các biến thể phát âm bằng cách ghi lại đúng
cách phát âm của nhân vật qua những con chữ. Có thể thấy những biến thể phát
âm xuất hiện dày đặc trong các tác phẩm giai đoạn này như bịnh – bệnh, chơn –
chân , chun – chui, đờn – đàn, nhứt – nhất, thơ – thư v.v. Những biến thể phát
âm này khi thì khác âm đầu, âm chính, khi thì lại khác âm cuối hay thanh điệu
so với từ toàn dân tương đương. Và để thuận tiện cho việc theo dõi, khi sử
dụng thuật ngữ, trong trường hợp biến thể phát âm âm đầu (hoặc âm chính, âm
cuối hay thanh điệu) chúng tơi xin rút gọn thành biến thể âm đầu (hoặc âm
chính, âm cuối hay thanh điệu).
2.1.1.Biến thể âm đầu
Các trường hợp biến thể âm đầu xuất hiện tương đối nhiều trong các tác
phẩm văn học giai đoạn cuối TK XIX. Sau đây, chúng tôi sẽ xem xét các
trường hợp biến thể âm đầu theo từng nhóm biến âm cơ bản.
Nhóm biến âm [l-] (chữ viết “l”)
Theo thống kê âm [l-] có 02 biến thể: [l→n], [l→c]. Thường [l-] sẽ biến
thành một âm vang [n-], và thành âm [c-].
- Kiểu biến âm [l → n]: tần suất 1(lên – nên).
Ví dụ:


20

“Mà cũng khơng khỏi vì cách ít tháng (khi ấy tơi đã nên mười lăm tuổi)
thì có lịnh truyền dạy bắt những con nhà có đạo cầm tù lại hết.” (TLP)
- Kiểu biến âm [l – c]: tần suất 1 (lóa – chóa).

Ví dụ:
“…ta ghé vào thấy tùng thấy chóa con mắt nghĩa là lạ con mắt…” (KPT)
Nhóm biến âm [kw-] (chữ viết “qu”) và nhóm biến âm [sw-] (chữ viết
“xu”)
Bên cạnh các kiểu biến đã nói như trên, cịn xuất hiện từ biến âm kiểu [kw
→ z] và kiểu [sw → s]. Ở đây do trường hợp biến âm đệm chỉ xuất hiện ở cặp
biến âm [kw → z] và kiểu [sw → s] nên chúng tôi sẽ xếp âm đệm [w] vào cùng
với âm đầu [k-] và [s-]. Các từ thuộc nhóm biến âm này được thể hiện như sau:
- Kiểu biến âm [kw → z] :tần suất 1 (quay – giay), trong kiểu biến âm này,
âm đệm [w] đã bị triệt tiêu và đây cũng là kiểu biến âm tiêu biểu thường thấy
Phương ngữ Nam Bộ như trong trường hợp nhồm nhồm – nhồm nhàm.
Ví dụ:
“ Tức thì mười mủi súng giay qua ghe thầy Liểu mà phát một lượt…”
(TLP)
- Kiểu biến âm [sw → s]: tần suất 1 (xuyến – xiến).
Ví dụ:
“Ngày kia tơi nhớ đến sự cực tơi, thì trí khơn tơi nó bắt xao xiến bối rối
làm cho tơi như điên vậy, thì tơi đi ra vườn cho có gió mát giải phiền một ít.”
(TLP)
Nhóm biến âm [ŋ-] (chữ viết “ng”)
Âm [ŋ-] được ghi nhận ở hai kiểu biến âm : [ŋ → ɲ], [ŋ – v].
- Kiểu biến âm [ŋ → ɲ]: tần suất 1 (ngắm – nhắm).
Ví dụ:
“Vậy tơi nhắm cái bơng một hồi, rồi cúi xuống hái một nắm bỏ vô khăn
cầm vào nhà.” (TLP)
-Kiểu biến âm [ŋ – v]: tần suất 2 (ngắn – vắn).
Ví dụ:
“ Thơi, ta đi ngủ đi; chuyến vắn hay vừa cũng gì, thiếu gì khi?” (KPT)



21

Nhóm biến âm [n-] (chữ viết “n”)
Nhóm biến âm [n-] cũng có 02 kiểu biến âm là: [n → d], [n → ɲ].
- Kiểu biến âm [n → d]: tần suất 2 (nỗi – đổi).
Ví dụ:
“…tơi buồn bực đến đổi có nhiều lần bạn tơi thấy tơi chảy nước mắt ra
thì tưởng tơi khóc vì nó…” (TLP)
-Kiểu biến âm [n → ɲ]: tần suất 1 (nớt – nhớt).
Ví dụ:
“Cũng như cây cỏ non nhớt nhờ bóng cây lớn mới sống mới tốt được.”
(KPT)
Ngồi các nhóm biến âm vừa xét, chúng tơi nhận thấy cịn có các nhóm
biến âm chính chỉ gồm một kiểu biến âm như: [b] (chữ viết “b”), [m-] (chữ viết
“m”), [d-] (chữ viết “đ”), [t’-] (chữ viết “th”), [ʈ-] (chữ viết “tr”), [z-] (chữ viết
“d”). Cụ thể như sau:
- Biến âm kiểu [b → f]: bỏng – phỏng. Kiểu biến âm này có tần suất 1.
Ví dụ:
“…ơng thầy thuốc đang giặc thuốc nơi chơn tôi bị phỏng.” (TLP)
- Biến âm kiểu [m → z]: mở - dở. Kiểu biến âm này có tần suất 2.
Ví dụ:
“Tơi dở thơ ra thì thấy chữ viết trong thơ là chữ đờn bà khơng có ký
tên..” (TLP)
- Biến âm kiểu [ d → l]: đấy – lấy. Kiểu biến âm này có tần suất 5.
Ví dụ:
“Ba bữa sau tơi xuống tàu mà về Gia – định đặng sáu tháng, kế lấy ông
quan ba mắc bệnh phải về Tây, thì để tôi lại cho Đức cha Lefèbvre.” (TLP)
- Biến âm kiểu [ t’ →s]: thống – xống. Kiểu biến âm này có tần suất 1.
Ví dụ:
“ Mà như nhắc của hai bên ra mà đọ nhau thì của mình thấy xống qua

đó thua xa lắm.” (KPT)
- Biến âm kiểu [ʈ → c]: trỗi – chổi. Kiểu biến âm này có tần suất 3.
Ví dụ:


22

“Khi bạn tơi uống rồi, đến ngày mai thì khơng chổi dậy khỏi giường cũng
khơng ăn uống gì đặng.” (TLP)
- Biến âm kiểu [z → l]: dần dần – lần lần. Kiểu này có tần suất 3.
Ví dụ:
“…vậy lần lần tôi bớt vô đồn ăn cơm với các quan nữa cho nên tôi đã
khuất mặt người đờn bà ấy đi.” (TLP)
2.1.2.Biến thể âm chính
Nhóm biến âm chính [i] và [u] (chữ viết “i” và “u”)
Nhóm biến âm [i] và [u] có thể nói là hai nhóm khá đặc biệt. Vì đặc trưng
ngữ âm của [i] và [u] có độ mở nhỏ nhất, nên khi biến âm sẽ có hai trường hợp
như sau:
• Độ mở tăng
• Độ mở giữ nguyên
Dưới đây là những ví dụ cho hai nhóm biến âm này:
Âm chính [i] có 02 kiểu biến âm: [ i → a], [i → ă].
- Biến âm kiểu [ i → a] :tần suất 18 (sinh – sanh, tính – tánh, lĩnh – lãnh).
Ví dụ:
“Tơi sanh ra là năm 1847 nhằm năm Tự - đức tức vị” (TLP)
“Nhơn vì tánh con người ta làm vậy, nên tục nói rằng…” (KPT)
“Thầy dám lãnh mười tên lính đi bắt cướp chăng?” (TLP)
- Kiểu biến âm [i → ă]: tần suất 2 (bình – bằng).
Ví dụ:
“Xin thầy đi bằng an, đến sau khi thầy có xuống Bà – rịa, thì tơi xin thầy

hảy đọc một kinh nơi mồ LAZARO PHIỀN.” (TLP)
Âm chính [u] có 04 kiểu biến âm là: [u → uo], [u → ɯɤ], [u → ɤˇ], [u →
ɯ]. Kiểu này có 4 đơn vị với tần số 15.
- Biến âm kiểu [u → uo]: tần suất 5 (chủ - chúa).
Ví dụ:
“ Ngày chúa nhựt mà muốn xem lễ cho được, thì phải chịu nhiều đều rất
cam khổ là quá chừng.” (TLP)
- Kiểu biến âm [u → ɯɤ]: tần suất 15 (phúc – phước).


23

Ví dụ:
“ Thầy ơi! Thầy cịn trẻ chưa biết đủ việc đời: hay là cịn đang lúc có
phước, thầy chưa từng sự đau đớn, nên thầy nói tơi điên, tơi không điên đâu
thầy!” (TLP)
- Kiểu biến âm [u → ɤˇ]: tần suất 10 (dù – dầu).
Ví dụ:
“ Dầu tội nó thể nào thì tơi cùng qn rồi.” (TLP)
- Kiểu biến âm [u → ɯ]: tần suất 1(múc – mức).
Ví dụ:
“Khơng đứa nào mức nước thau rửa mặt.” (KPT)
Nhóm biến âm chính [ie] (chữ viết “iê”)
Âm chính [ie] có 02 kiểu biến âm như sau: [ ie → e ], [ie → ɤ].
- Kiểu biến âm [ ie → e ]: tần suất 6 (điều – đều, hiềm – hềm).
Ví dụ:
“ Khi ấy đạo ta phải chịu nhiều đều khốn cực lắm,…” (TLP)
“Tơi thấy viên đạn gần trúng tơi thì tơi giận quá sức cho nên sự tôi hềm
thù thầy Liểu lại càng thêm nữa” (TLP)
- Kiểu biến âm [ie → ɤ]: tần suất 6 (quyền – quờn).

Ví dụ:
“Vậy quan tham biện liền cho tơi đủ quờn phép khí giái qn lính cùng
dạy tơi phải lo xuất hành cho kíp” (TLP)
Nhóm biến âm chính [a] và [ă] (chữ viết “a” và “ă”)
Một trong những đặc trưng của [a] và [ă] là có độ mở lớn nhất nên khi
biến âm [a] và [ă] sẽ bị biến thành các âm vận nguyên âm hẹp hơn hoặc giữ
nguyên độ mở. qua khảo sát chúng tơi nhận thấy các trường hợp sau đây:
Âm chính [a] có 04 kiểu biến âm như sau: [a → ɯɤ], [ a → ɤˇ], [ a → ie],
[a → ɤ].
- Kiểu biến âm [a → ɯɤ] : tần suất 1 (đang – đương).
Ví dụ:


×