Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

Nhà rường huế từ góc nhìn văn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.76 MB, 215 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

NGÔ LÊ ANH THƯ

NHÀ RƯỜNG HUẾ
TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUN NGÀNH VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60.31.70

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN NGỌC KHÁNH

Tp. HỒ CHÍ MINH – 2013


LỜI CẢM ƠN

∗
Trước tiên, tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đến những thầy cô Trường Đại
học khoa học xã hội và nhân văn- Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, những người
đã giảng dạy, hướng dẫn, cung cấp những nguồn tri thức hữu ích qua những buổi
giảng bài, những quyển sách hay trong suốt những năm học cao học Văn hóa học.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Trần Ngọc Khánh, người đã
tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn tơi từng bước hồn chỉnh luận văn này.
Hồn thành luận văn này, tơi cịn nhận được sự tận tình giúp đỡ từ phía
những cán bộ làm ở Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế như thầy Phan Thanh Hải,
Lê Vĩnh An, và những chủ nhân ngôi nhà rường ở Huế đã tạo điều kiện cho tôi khi
đi khảo sát thực tế.... Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả.
Tôi xin cảm ơn bạn bè, gia đình, đồng nghiệp đã ủng hộ tinh thần, tạo điều


kiện thuận lợi, giúp tôi vượt qua những khó khăn trong q trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng phản biện đã có những
ý kiến nhận xét quý báu để luận văn tơi thêm hồn chỉnh.

NGƠ LÊ ANH THƯ


MỤC LỤC
DẪN NHẬP...................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................... 6
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 11
4. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 12
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................. 12
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ............................................. 13
7. Bố cục...................................................................................................... 14
CHƯƠNG 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............... 15
1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 15
1.1.1. Khái luận môi trường cư trú và nhà ở của người Việt cổ ............. 15
1.1.2. Định nghĩa nhà rường ................................................................... 19
1.1.3. Di sản văn hóa............................................................................... 22
1.2. Cơ sở thực tiễn – Định vị văn hóa nhà rường xứ Huế.................... 26
1.2.1. Khơng gian văn hóa ...................................................................... 26
1.2.2. Thời gian văn hóa.......................................................................... 30
1.2.3. Chủ thể văn hóa............................................................................. 35
CHƯƠNG 2 NHÀ RƯỜNG HUẾ NHÌN TỪ THỜI GIAN VĂN HĨA .. 48
2.1. Q trình hình thành nhà rường...................................................... 48
2.1.1. Nhà rội - bước khởi đầu ................................................................ 49
2.1.2. Nhà rường - rội, bước chuyển tiếp ................................................ 53
2.1.3. Nhà rường – bước hồn thiện ....................................................... 56

2.2. Quy trình lắp dựng nhà rường ......................................................... 62
2.2.1. Chuẩn bị thi công .......................................................................... 63
2.2.2. Trình tự thi cơng lắp dựng ............................................................ 64

3


2.2.3. Các nghi lễ liên quan tới việc xây dựng nhà rường ...................... 68
2.3. Quá trình phát triển nhà rường........................................................ 74
2.3.1. Nhà rường trong các kiến trúc cộng đồng làng xã........................ 74
2.3.2. Nhà rường trong các kiến trúc cung đình ..................................... 82
CHƯƠNG 3 NHÀ RƯỜNG HUẾ NHÌN TỪ KHƠNG GIAN VĂN HĨA
......................................................................................................................... 91
3.1. Cấu trúc khơng gian văn hóa nhà rường......................................... 91
3.1.1. Không gian xung quanh nhà rường............................................... 91
3.1.2. Không gian khuôn viên nhà rường................................................ 95
3.1.3. Không gian nội thất nhà rường ................................................... 105
3.2. Nhà rường Huế trong không gian văn hóa Việt Nam .................. 130
3.2.1. So sánh với nhà ở truyền thống của người Việt ở Bắc Bộ và Nam
Bộ .......................................................................................................... 131
3.2.2. So sánh với nhà ở truyền thống của người Việt ở miền Trung... 141
CHƯƠNG 4 NHÀ RƯỜNG HUẾ NHÌN TỪ CHỦ THỂ VĂN HĨA... 147
4.1. Các giá trị di sản văn hóa nhà rường Huế..................................... 147
4.1.1. Giá trị di sản vật thể .................................................................... 148
4.1.2. Giá trị di sản phi vật thể .............................................................. 156
4.2. Đánh giá thực trạng tác động đối với nhà rường Huế ................. 158
4.2.1. Đánh giá thực trạng nhà rường ngày nay ở Huế......................... 158
4.2.2. Phân tích các nguyên nhân tác động đối với nhà rường Huế ..... 161
4.3. Định hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nhà rường 168
4.3.1. Mục tiêu bảo tồn nhà rường ........................................................ 168

4.3.2. Nguyên tắc bảo tồn nhà rường .................................................... 170
4.3.3. Một số ý kiến về bảo tồn và phát huy các giá trị nhà rường....... 172
KẾT LUẬN .................................................................................................. 178
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 181

4


DANH MỤC HÌNH ẢNH........................................................................... 197
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................... 200
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................... 200
PHỤ LỤC ẢNH ........................................................................................... 201
DANH MỤC CÁC CHỦNG LOẠI GỖ CỦA NHÀ RƯỜNG ................ 215

5


DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Đối với cư dân nông nghiệp, định cư là vấn đề thiết yếu, và nhà ở là
một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự ổn định ấy. Bởi thế mà cha
ông ta vẫn quan niệm ba việc lớn ở đời là: lấy vợ, làm nhà và tậu trâu. Tuy
nhiên, tùy điều kiện tự nhiên, xã hội và giao lưu văn hóa ở từng vùng mà kiến
trúc nhà ở dân gian truyền thống có các đặc điểm khác nhau.
Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là thủ phủ của 9 đời
chúa Nguyễn ở xứ Đàng Trong, là kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến kinh
đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Cho nên, cố đô Huế
ngày nay mang trong mình khơng biết bao nhiêu di sản văn hố vật thể và phi
vật thể, trong đó có di sản nhà rường.
Nhà rường không nổi tiếng như Kinh thành, Hoàng thành hay hệ thống

Lăng mộ của vua chúa thời Nguyễn, hơn nữa nhà rường không hẳn là di sản
của vùng đất cố đô, nhưng mỗi khi nhắc đến nhà rường thì người ta nghĩ ngay
đến Huế.
Đối với người Huế, việc dựng nhà rường luôn là một sự kiện trọng đại,
thường là người đến tuổi “Ngũ thập tri thiên mệnh” mới đủ lực để tiến hành
làm nhà, với khu vườn gắn liền với nó được chăm chút cẩn thận để thể hiện
trình độ thẩm mỹ và vị trí xã hội của chủ nhân... Kì cơng và tỉ mỉ như vậy,
nên nhà rường là một phần di sản văn hóa quan trọng của Huế.
Ngày nay, khi Huế được công nhận một trung tâm, thành phố du lịch
của miền Trung và của cả nước thì nhà rường Huế cũng được thiết kế để trở
thành một tour chú ý như là một sản phẩm đặc sắc, di sản văn hóa của vùng
đất.
Là người được đào tạo về chuyên ngành Bảo tồn – Bảo tàng và có một
thời gian dài ở Huế, chúng tơi muốn nghiên cứu nhà rường Huế để góp một
6


phần cơng sức trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa này.
Chính vì vậy, chúng tơi chọn đề tài: “Nhà rường Huế từ góc nhìn văn hóa
học” để làm luận văn thạc sĩ chun ngành Văn hóa học.
2. Lịch sử vấn đề
Nhà rường Huế là đề tài nhận được nhiều quan tâm của các nhà nghiên
cứu, vì vậy đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu của các học giả trong và
ngoài nước. Từ một số cơng trình nghiên cứu nổi bật, có thể chia theo các
hướng nghiên cứu chính như sau:
Hướng thứ nhất, nghiên cứu khái quát về nhà rường, từ cách phân loại
đến kết cấu kiến trúc cũng như các yếu tố phong thủy, dịch lý… trong nhà
rường. Các nghiên cứu theo hướng này có: Nhà rường ở Huế (1999) của Chu
Sơn, Nhà rường Huế (2002) của Phan Thanh Hải, hay Dựng nhà rường ở Huế
xưa (2003) của Trịnh Bách, Thuật ngữ kiến trúc truyền thống nhà rường Huế

(2006) của Vũ Hữu Minh, Nguyễn Thị Thúy Vi… Những nghiên cứu này đưa
đến cho người đọc một cái nhìn khái quát nhất về nhà rường cũng như những
vấn đề liên quan đến nhà rường, nhưng cũng chính vì vậy mà các nghiên cứu
này chưa đi sâu vào các giá trị văn hóa của nhà rường Huế.
Hướng thứ hai, nghiên cứu thành tố của nhà rường Huế như về cách đo
đạc đặc biệt của nhà rường có một số bài như sau: Dấu mã hóa trên cây thước
tầm trong nền kiến trúc cổ Việt Nam (2000) của Trịnh Cao Tưởng, Công cụ
chế tác nhà rường Huế (2002) của Lê Vĩnh An và Hệ thống thước đo thời
Nguyễn (2003) của Phan Thanh Hải; hay Đặc trưng trong phương pháp thiết
kế kiến trúc gỗ truyền thống miền Trung Việt Nam (2010) của Hayashi. H…
từ việc so sánh dụng cụ đo đạc để thấy sự khác biệt trong phương pháp thiết
kế của từng vùng miền.
Liên quan đến trang trí nhà rường nói riêng và kiến trúc Huế nói chung
cịn có: Mỹ thuật thời Nguyễn trên đất Huế (1992) của Nguyễn Hữu Thông

7


(chủ biên), Mỹ thuật Huế nhìn từ góc độ ý nghĩa và biểu tượng trang trí
(2001) của Nguyễn Hữu Thơng… Ngồi ra, một số cơng trình khác của
Nguyễn Qn, Phan Cẩm Thượng với Mỹ thuật của người Việt (1989), Phan
Thuận An với Kinh thành Huế (1999), Chu Quang Trứ với Văn hóa Việt Nam
– nhìn từ Mỹ thuật Huế (2002)… có những chương, phần trình bày về mỹ
thuật thời Nguyễn, không chỉ ở Huế mà cả ở miền Bắc.
Hay các vấn đề về quan điểm, cách sống của chủ nhân trong những
ngôi nhà truyền thống như: Ngôi nhà An Nam theo quan điểm tơn giáo (1937)
của A. Chapuis, Tín ngưỡng dân gian Huế (1995) của Trần Đại Vinh, “Phong
thủy trong vườn Huế” của Phan Thanh Hải (1996), Văn hóa Huế xưa (2006)
của Lê Nguyễn Lưu…
Hướng thứ ba, nghiên cứu kiến trúc nhà rường, xem nhà rường như một

kiểu kiến trúc đặc trưng của Huế nhiều hơn là nghiên cứu văn hóa. Đi theo
hướng nghiên cứu này có: Nghiên cứu nhà ở người Việt ở miền biển và miền
Trung (1936) của P.Gourou, Từ những mái nhà tranh cổ truyền (1977) của
KTS Nguyễn Cao Luyện, “Tìm hiểu kiến trúc Huế thế kỉ 19” (1988) của
Nguyễn Quốc Hùng, Tìm hiểu lịch sử kiến trúc Việt Nam (1992) của Ngô Huy
Quỳnh, Kiến trúc cổ Việt Nam (1994) của Vũ Tam Lang, Kiến trúc truyền
thống Việt Nam (1996) của Chu Quang Trứ, Góp phần tìm hiểu bản sắc
truyền thống Việt Nam (2000) của Nguyễn Đức Thiềm, Kiến trúc Việt Nam
qua các triều đại (2002) của Nguyễn Đình Tồn, hay Nguồn gốc và q trình
phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống của người Việt (2005)
của Trần Thị Quế Hà…
Hướng thứ tư, nghiên cứu nhà rường như một phần của nhà vườn Huế.
Đi theo hướng nghiên cứu này có: Nhà vườn xứ Huế (2008) của Nguyễn Hữu
Thơng, Di sản văn hóa nhà vườn xứ Huế & Vấn đề bảo tồn (2002) tuyển tập
nghiên cứu của tập thể cán bộ Phân viện nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật tại

8


Huế, và một loạt các bài nghiên cứu đăng trên các báo hay các bài tham luận
trong các hội thảo, kỷ yếu mang đến nhiều kiến thức về các giá trị văn hóa
trong nhà vườn Huế nói chung và nhà rường Huế nói riêng. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này chưa đi sâu vào nét đặc sắc, đặc trưng của kết cấu kiến trúc,
nghệ thuật trang trí, hoặc kỹ thuật dựng... nhà rường Huế.
Ngồi ra, cũng có một số luận văn, đề tài khoa học, khóa luận tốt
nghiệp liên quan đến nhà rường như: Tâm thức người Việt và nhà vườn xứ
Huế (luận văn Thạc sỹ năm 1999) của Hoàng Thanh Thủy (ĐH Kiến trúc
Tp.HCM), Nghiên cứu và xây dựng bản đồ nhà truyền thống Huế (Đề tài
nghiên cứu khoa học năm 2005) của Khoa Kiến trúc Trường Đại học Khoa
học Huế, và Nhà rường Huế (Khóa luận tốt nghiệp Khoa Lịch sử năm 1997)

của Lê Quang Khánh (Trường Đại học Khoa học Huế). Tùy từng chuyên
ngành mà nhà rường Huế được nghiên cứu dưới các góc độ và mức độ khác
nhau. Ví dụ, qua luận văn “Tâm thức người Việt và nhà vườn xứ Huế ” của
Hồng Thanh Thủy thì việc nghiên cứu nhà rường chỉ chiếm một phần nhỏ
trong luận văn, còn chủ yếu vẫn là bố cục, đặc điểm của ngôi nhà vườn và
cách ứng xử, sinh hoạt của con người xứ Huế trong ngơi nhà đó; khóa luận
“Nhà rường Huế ” của Lê Quang Khánh lại nghiên cứu nhà rường theo cái
nhìn của một nhà nghiên cứu lịch sử, xem nhà rường như một thành tố vật
chất để nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của nhà rường, tuy nhiên
do giới hạn là một khóa luận tốt nghiệp nên nghiên cứu vẫn còn chưa sâu.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua ở Huế cũng đã có nhiều cơ quan, đơn
vị trường học tiến hành nhiều đợt điều tra, khảo sát nhà rường, với nhiều kết
quả cụ thể giúp chúng tơi có thêm nguồn tài liệu thực tiễn quý giá để triển
khai đề tài. Có thể kể ra một số cơng trình tiêu biểu như sau:
Năm 1986, Bảo tàng thành phố Huế đã tiến hành khảo sát nắm tình
hình phủ đệ và nhà vườn Huế, bước đầu xác định một số đơn vị di tích cần lập

9


hồ sơ khoa học và thủ tục pháp lý bảo tồn. Trên cơ sở đó, đề tài nghiên cứu
khoa học cấp tỉnh về “Khảo sát, đánh giá, đề xuất giải pháp bảo tồn các di
tích lịch sử văn hóa và cảnh quan có giá trị ở thành phố Huế và phụ cận” đã
được triển khai (1995-1997). Kết quả đã khảo sát 48 phủ đệ, 14 nhà vườn; đề
xuất các giải pháp bảo tồn, các quy định về khai thác sử dụng di tích và vấn
đề thành lập Hội bảo vệ di tích.
Cũng vào năm 1995, Trường Đại học Nơng Lâm Huế, với kinh phí đầu
tư của Sở Khoa học Cơng nghệ & Môi trường, đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Vườn văn hóa – kinh tế - du lịch Huế”, qua đó khảo sát được 72 nhà vườn.
Trong hai năm 1998-1999, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đơ Huế đã

phối hợp với Đại học Nữ Chiêu Hòa của Nhật Bản tiến hành điều tra nhà ở
truyền thống Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế, lập danh mục 690
ngơi nhà truyền thống (giai đoạn I), trong đó có 70 nhà có giá trị nổi bật về
kiến trúc, nghệ thuật được điều tra chuyên sâu hơn (giai đoạn II).
Năm 2002, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, thành
phố Huế đã triển khai tổng điều tra khảo sát phổ thông về nhà vườn Huế ở 25
phường xã với 4.228 nhà vườn, trong đó có 705 nhà rường và 150 nhà cổ tiêu
biểu, được đưa vào danh sách bảo tồn đặc biệt.
Năm 2005, tiếp nối các đợt điều tra nghiên cứu bước đầu của Trường
Đại học Chiêu Hòa (Nhật Bản) và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đơ Huế năm
1998, Khoa Kiến trúc Trường Đại học Khoa học Huế đã chủ động điều tra,
nghiên cứu tiếp về “Quỹ nhà rường truyền thống tại Thừa Thiên - Huế”, đã
mở rộng điều tra 1.042 nhà ở 6 huyện ngoại thành1 và thành phố Huế. Theo
kết quả điều tra, nhà rường truyền thống Huế tập trung nhiều nhất ở thành phố

1

Huyện Phong Điền, huyện Quảng Điền, huyện Hương Trà, huyện Phú Vang, huyện Hương Thủy, huyện

Phú Lộc.

10


Huế với 318 nhà, huyện Hương Trà với 300 nhà, Phú Vang 121 nhà, nơi ít
nhất là huyện Phú Lộc với 48 nhà.
Tháng 4.2011, Phịng Văn hóa và Thơng tin TP. Huế tiến hành thống
kê lại thì trong số 150 nhà rường - vườn tiêu biểu của năm 2002, chỉ còn 52
nhà còn được giữ nguyên hoặc bị biến động nhỏ…
Mặc dù các nghiên cứu trên về nhà rường Huế khá quy mô, phong phú,

nhưng thường chỉ đi sâu nghiên cứu một khía cạnh trong đối tượng, hoặc chủ
yếu chỉ mang giá trị tư liệu khảo sát. Vì vậy, kế thừa tri thức và tiếp nối cơng
trình của những người đi trước, luận văn Nhà rường Huế từ góc nhìn văn hóa
học hy vọng sẽ là một cơng trình tập hợp nhiều kiến thức liên ngành mang
tính hệ thống, góp phần bổ sung và hoàn thiện các nghiên cứu về nhà rường
Huế cho đến nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhà rường Huế nhìn từ góc độ
văn hóa. Nhà rường Huế là loại hình nhà ở đặc trưng cho kiến trúc nhà ở
truyền thống trong một giai đoạn lịch sử ở Huế (nhà kết hợp, gắn bó với
vườn, theo một bố cục chi phối của nhiều yếu tố như phong thủy, luật lệ…).
Nghiên cứu nhà rường từ góc độ văn hóa sẽ mang đến cái nhìn tổng quan về
nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của nhà rường, nhất là khi đặt
trong các mối tương quan về thời gian, khơng gian và chủ thể văn hóa.
Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: từ khi kiểu kiến trúc nhà rường được hình thành ở Huế
(khoảng thế kỉ XVI-XVII) cho đến nay.
- Không gian: ở Thừa Thiên - Huế là chủ yếu, trong đó mơ tả các đặc
trưng của nhà rường trong dân gian và cung đình, liên hệ so sánh nhà rường
với các loại hình nhà ở truyền thống của một số vùng miền khác.

11


- Chủ thể: chủ nhân, người dân đã và đang sống trong các ngôi nhà
rường ở Huế và những người liên quan đến nhà rường Huế (những nhà quản
lý, những nhà bảo tồn…).
4. Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu nhà rường Huế hướng đến các mục tiêu:
- Làm rõ các giá trị và đặc trưng của nhà rường trong văn hóa xứ Huế

nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung;
- Qua nhà rường Huế, tìm hiểu văn hóa Huế ở một góc độ mới – văn
hóa cư trú, trong sự tương quan so sánh với các vùng, miền văn hóa khác;
- Tích hợp kiến thức về nhà rường - một loại hình cư trú tiêu biểu ở
Huế, từ đó có thể vận dụng trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị
di sản nhà rường Huế.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học:
Thông qua việc tham khảo và tập hợp các nguồn tư liệu liên quan đến
nhà rường Huế, luận văn góp phần cung cấp thông tin một cách hệ thống cho
giới khoa học cũng như các nhà quản lý về những đặc trưng và giá trị văn hóa
của nhà rường Huế.
Dưới góc nhìn Văn hóa học, luận văn nghiên cứu nhà rường đặt trong
các bối cảnh thời gian và không gian khác nhau, trong đó kết hợp giữa khơng
gian nhà rường và nhà vườn ở Huế, vừa làm tăng thêm ý nghĩa và giá trị di
sản văn hóa nhà rường, vừa góp phần khắc phục hạn chế rời rạc của các kết
quả nghiên cứu trước đây do cịn ít vận dụng phương pháp liên ngành.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài luận văn cũng góp phần nâng cao nhận thức của người dân về
tầm quan trọng của di sản nhà rường trong vùng văn hóa Huế. Bởi vì, hiện
nay nhà rường Huế đã và đang bị mai một rất nhiều do những người dân thiếu

12


ý thức, ham lợi nhuận hoặc khơng có khả năng duy tu, bảo tồn nhà cổ đã bán
đi cho các “đại gia” thích sưu tầm hoặc những người kinh doanh.
Phục vụ công tác quản lý kiến trúc, quy hoạch mới tại các vùng có di
sản, cũng như đặt yêu cầu khai thác, phát huy những giá trị (vật thể và phi vật
thể) của nhà rường ở Huế một cách hợp lý nhất.

6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Về quan điểm tiếp cận: từ góc nhìn văn hóa học, vận dụng kiến thức
liên ngành xã hội học, dân tộc học, địa lý học, lịch sử, kiến trúc… để tập hợp
thành tri thức mang tính hệ thống.
Về phương pháp nghiên cứu, đề tài luận văn vận dụng các phương pháp
chủ yếu sau:
- Phương pháp cấu trúc hệ thống: phương pháp này giúp chúng tôi xác
lập các quan hệ cấu trúc giữa các yếu tố cấu thành đối tượng cũng như tìm
hiểu đối tượng trong sự tương thuộc với các thành tố văn hóa khác, nhờ đó mà
tránh được những hạn chế do việc tiếp cận một chiều, rời rạc.
- Phương pháp so sánh: so sánh nhà rường Huế với các loại hình nhà
truyền thống ở Bắc Bộ, nhà rường Nam Bộ và nhà rường ở một số tỉnh miền
Trung khác để tìm hiểu về nguồn gốc, các đặc trưng độc đáo của nhà rường ở
Huế, cũng như sự biến đổi của nhà rường Huế theo chiều dài lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu thực địa: đây là một trong những phương
pháp quan trọng để việc nghiên cứu đề tài này đưa đến một kết quả mang tính
xác thực, được kiểm chứng thông qua thực trạng.
Nguồn tài liệu để sử dụng chủ yếu là các nguồn tư liệu thành văn có
liên quan đến nhà rường Huế, đã được công bố trong thư tịch, sách, báo, tạp
chí ở nhiều ngành khác nhau như văn hóa, kiến trúc, xã hội học, ngơn ngữ...
cùng với nguồn tư liệu “điền dã” qua quá trình khảo sát thực tế tại các nhà
rường ở Huế trong thời gian thực hiện luận văn.

13


7. Bố cục
Ngoài phần Dẫn nhập , Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận
văn gồm có bốn chương:
CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Cung cấp cái nhìn khái quát về kiến trúc nhà ở nói chung và nhà rường
nói riêng, để từ đó khu biệt nhà rường Huế - đối tượng nghiên cứu chính của
luận văn - với các loại kiến trúc nhà ở khác. Ngồi ra, chương này cịn định vị
nhà rường Huế trong thời gian, khơng gian và chủ thể văn hóa xứ Huế - nơi
đã sản sinh một loại hình kiến trúc nhà ở đặc sắc, từ đó làm tiền đề để nghiên
cứu các chương còn lại.
CHƯƠNG 2: NHÀ RƯỜNG HUẾ NHÌN TỪ THỜI GIAN VĂN HĨA
Chương này xem xét nhà rường Huế từ trục thời gian, để thấy nguồn
gốc hình thành và quá trình phát triển, biến đổi của nhà rường ở Huế, qua các
loại hình kiến trúc và qua từng giai đoạn cho đến nay.
CHƯƠNG 3: NHÀ RƯỜNG HUẾ NHÌN TỪ KHƠNG GIAN VĂN
HĨA
Chương này nhìn nhà rường Huế từ trục không gian, để hiểu được cách
ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội trong phạm vi nhà
rường, tìm hiểu kiến trúc nhà rường trong dân gian và trong cung đình, từ đó
so sánh các đặc trưng kiến trúc nhà rường Huế với các loại hình kiến trúc nhà
ở dân gian truyền thống ở các vùng miền khác.
CHƯƠNG 4: NHÀ RƯỜNG HUẾ NHÌN TỪ CHỦ THỂ VĂN HĨA
Từ góc độ chủ thể văn hóa, tìm hiểu các giá trị di sản nhà rường ở Huế;
đánh giá hiện trạng tác động và nêu ra ý kiến về một số giải pháp nhằm bảo
tồn và phát huy các giá trị di sản nhà rường Huế.

14


Chương 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
Nhà ở là đối tượng nghiên cứu có quá trình hình thành và phát triển lâu
dài, phức tạp. Cho nên, để làm rõ hơn đối tượng nghiên cứu của luận văn,

người viết khái luận về môi trường cư trú và nhà ở của người Việt cổ để từ đó
có cái nhìn khái qt định nghĩa nhà rường, làm tiền đề về mặt lý thuyết khu
biệt các phạm vi nghiên cứu chính của luận văn.
1.1.1. Khái luận mơi trường cư trú và nhà ở của người Việt cổ
Đã từ lâu lắm rồi, ngay từ buổi bình minh của nhân loại, con người đã
biết cách tạo ra môi trường cư trú để chống lại các yếu tố tác hại của tự nhiên.
Đầu tiên, loài người nguyên thủy đã chọn các hang động tự nhiên làm nơi trú
ngụ của mình, vừa chống lại các yếu tố khắc nghiệt của thiên nhiên mưa,
nắng, bão… vừa để chống lại các loài thú dữ. Cùng với sự phát triển của xã
hội thì mơi trường cư trú của con người cũng phát triển. Và dần dần con
người đã tự tạo nên một môi trường sống cho riêng mình, chứ khơng lệ thuộc
các cơng trình có sẵn trong tự nhiên. Khái niệm ngôi nhà bắt đầu xuất hiện từ
đó. Tuy nhiên, việc xây dựng một ngơi nhà lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa… cho nên mỗi khu vực hoặc
mỗi dân tộc trên thế giới đều có một q trình văn hóa nhà ở và hình thành địa
bàn cư trú riêng cho mình.
Ở Việt Nam, văn hóa nhà ở có thể đã bắt đầu từ khi người Việt cổ xuất
hiện. Ban đầu với lối sống bầy đàn, lang thang rày đây mai đó, họ sinh tồn và
phát triển dựa trên phương thức săn bắt và hái lượm. Cho nên, theo bản năng
sinh tồn, họ tìm đến các hang đá có sẵn để tránh thú dữ và mưa nắng, ngăn
cách môi trường bên trong, nơi con người trú ngụ, với mơi trường bên ngồi
15


vốn chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu. Đến thời đại đồ đá cũ, mái đá là dư
ảnh đầu tiên lưu giữ trong ký ức của loài người về không gian cư trú. Tuy
chưa phải là nhà ở, nhưng mái là khởi đầu của không gian cư trú sơ khai khi
người Việt cổ rời khỏi hang động. Vào thời đại đồ đá giữa, người Việt đã biết
tạo môi trường cư trú cho riêng mình chứ khơng hồn tồn phụ thuộc vào tự
nhiên. Văn hóa nhà ở bước sang một trang mới, từ tự phát sang tự giác, từ

thiên tạo sang nhân tạo. Họ đã biết cách làm nhà lều (lều một mái, lều hai mái
cố định, lều một mái cố định một mái di động), nhà chòi (chòi một mái, chòi
hai mái, chòi ở trên cây, chòi trên mặt nước) để ở; và đến thời đại đồ đá mới,
người Việt đã biết làm nhà sàn - một kiểu nhà rất thích hợp với những triền
đất dốc cũng như vùng đất cịn lầy lội.

Hình 1.1. Lều và chịi thời đại đồ đá. Nguồn: Nguyễn Khắc Tụng 1978.
Từ những cứ liệu khảo cổ học, dân tộc học và truyền thuyết cho thấy,
nhà sàn với kiểu dáng ổn định đã xuất hiện từ thời Đơng Sơn. Trên các trống
đồng cịn ghi lại hai loại nhà sàn chủ yếu: một loại kiểu mái cong hình mui
thuyền, mái cong, chưa có vách, đi mái gối sát sàn nhà và làm nhiệm vụ
16


của tường; một loại khác có mái hơi lõm giữa, hai mái đổ dốc xuống hai bên –
mái nhà ăn nghiêng thẳng xuống sàn, cửa được trổ ở hai đầu nóc, được uốn
cong thành hình con “kìm” như ta thấy trên các nóc đình làng sau này, giữa
nóc nhà có trang trí hình chim [Vũ Tam Lang 1999: 150].

Hình 1.2. Từ hình dáng ngơi nhà sàn trên trống đồng, suy ra hình dáng ngơi
nhà sàn của người Việt cổ. Nguồn: Chu Quang Trứ 1996.
Cùng với q trình ơng cha ta mở mang đất nước từ vùng núi, qua
trung du rồi về đồng bằng cư trú và trồng lúa nước, nhà ở của người Việt
đồng thời phát triển theo hai hướng: một hướng lưu lại các vùng đồi núi, vùng
sông nước trở thành các chủng loại nhà sàn; một hướng tiếp cận với đồng
bằng và vùng ven biển để trở thành nhà nền đất. Trên cả hai hướng, nhà ở của
người Việt tiếp tục được định hình và tạo được nhiều không gian kiến trúc đa
dạng và đặc sắc.
Khi tiếp cận với đồng bằng, người Việt cổ có một bước tiến lớn về
phương thức sản xuất, từ săn bắn chuyển sang trồng trọt, từ du canh du cư

sang định canh định cư. Họ đã tìm ra nhiều cách để thích ứng và cải tạo nên
mơi trường sống tốt đẹp hơn. Ngồi việc canh tác trồng trọt, săn bắn, hái
lượm, họ cũng đã biết thuần dưỡng thú hoang và các khu vực cư trú đã có

17


thêm những chuồng trại đơn sơ. Trong điều kiện xã hội phân hóa, nhà ở trở
thành một trong những dấu hiệu biểu hiện sự khác biệt về địa vị, điều kiện
kinh tế… trong cộng đồng. Nhà ở của dân thường khác nhà ở quan lại; nhà ở
người giàu khác nhà ở người nghèo.
Nhưng nhà ở không chỉ chịu ảnh hưởng mang tính giai cấp của phương
thức sản xuất, mà trước hết là kết quả của cách thức con người ứng xử với tự
nhiên. Cho nên, tùy theo điều kiện mỗi vùng mà nhà ở có những kiểu thức
khác nhau.
Nhà vùng biển có tỷ lệ thấp lùn, chắc chắn, xử lý cấu tạo giằng buộc
chặt chẽ với mái lợp dày, để chống được gió bão hàng năm. Nhà vùng gió
Lào Nghệ Tĩnh được chú ý che chắn hướng Tây Nam, bố cục và sử dụng vật
liệu có tính cách nhiệt, thống mát, tường vách có khi chỉ là phên dại đơn
giản. Nhà ở vùng Bình Trị Thiên cũng có loại nhà rường, được nhân dân địa
phương ưa thích, xây dựng với kết cấu bộ khung bằng gỗ và đặc điểm riêng
biệt trong kết cấu vì kèo với những đường xoi, nét chạm khéo léo. Nhà ở
vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ với vật liệu địa
phương như gỗ, tre, thân dừa, rơm rạ, lá dừa nước… thừa kế ngôi nhà ba gian
truyền thống – gọi là nhà “bát dần”, có sự mở rộng phát triển tùy theo yêu cầu
cụ thể và biến đổi thành nhà “thảo bạt” (có nhà phụ trước hoặc sau), nhà “chữ
Đinh” hoặc xếp song song thành nhà “xếp Đoài”, thường bám ven kênh rạch
để tiện chuyên chở, đi lại sản xuất và sinh hoạt [Vũ Tam Lang 1999: 153].
Con người sống trong một cộng đồng xã hội, cho nên nhà ở còn chịu sự
tác động của cách thức con người ứng xử với môi trường xã hội. Nhà ở phản

ánh đời sống văn hóa tinh thần, cùng với tiến trình lịch sử xã hội, kinh tế và
văn hóa, sự biến đổi về hồn cảnh địa lý, môi trường sinh sống của dân tộc
Việt Nam nói riêng, cho nên nhà ở là phương tiện cư trú và tổ hợp khơng gian
sinh hoạt văn hóa của con người [Vũ Tam Lang 1999: 150].

18


Tóm lại, nhà ở là một loại hình văn hóa kiến trúc, mang trong mình
nhiều giá trị được hình thành qua cách con người ứng xử với môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội.
1.1.2. Định nghĩa nhà rường
Nhà ở trước hết là nơi cư trú của con người để đối phó với nóng lạnh,
nắng mưa, gió bão, nhưng tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh xã
hội mà mỗi cộng đồng người có cách lựa chọn và thể hiện khác nhau, tạo
thành tập quán và đặc trưng văn hóa riêng. Chính vì thế mà ở Huế, kiến trúc
nhà ở truyền thống phổ biến nhất chính là nhà rường.
Về tên gọi, nhà rường được gọi với nhiều tên khác nhau. Ở miền Trung,
nhà rường được gọi là nhà rương; cịn ở miền Nam thì được gọi là nhà xun
trính (đâm trính, nhà chày cối…). Tên gọi này có lẽ xuất phát từ bộ phận trính
(Nam Bộ) hay trến (Trung Bộ), là bộ phận nằm ngang gần đầu cột cái, nối cố
định hai cột cái của một vì kèo trong nhà rường.
Tên gọi “nhà rường” ở miền Trung có nhiều cách giải thích, nhưng về
cơ bản được chia làm hai loại sau:
Cách giải thích thứ nhất xuất phát từ từ ngữ của Nguyễn Thượng Hỷ
cho rằng chữ “rường” vốn là chữ lương (trong lương đống – cũng có nghĩa là
rường cột) hoặc chữ "rường" với nghĩa là ràng lại, buộc trói lại2.
Cách giải thích thứ hai chủ yếu dựa vào đặc điểm kỹ thuật. Trong sách
tiếng Pháp của Giáo sư Sử học Lê Văn Hảo do UNESCO ấn hành có lý giải:
Vì trong 24 chi tiết kết cấu làm nhà như cột kèo rui mè đòn tay, con sẻ thì

quan trọng nhất là hai thanh rường gọi là “bụng heo và rường cụt”, nên gọi
nhà rường.

2

Chữ "rường" nghĩa là ràng lại, buộc trói lại, cho nên từ “rường” trong nhà rường để chỉ kiểu kỹ thuật liên
kết các cột bằng xà, xuyên (thượng, hạ), như "ràng" các cột lại tạo thế vững vàng khi đặt các cột này trên đế
kê bằng.

19


Hay cịn có một cách giải thích khác, đơn giản hơn, bởi vì trong ngơi
nhà rường thì bộ rường – bộ khung nhà là quan trọng nhất. Rường nhà chính
là nền tảng căn bản làm nên ngôi nhà rường, cho nên gọi là nhà rường.
Alexandre de Rhodes trong cuốn từ điển năm 16513 cũng đã giải thích
về việc loại nhà này có tên gọi nhà rương4 là bởi vì: “Phần liên kết hai cột cái
theo hàng ngang bằng quá giang (lõng trếng) và hàng dọc bằng một xà gọi là
xuyên. Trên quá giang và xuyên là cái sàn gọi là đố bản được khép kín về
phía cửa vào bằng những tấm ván, trên đó người ta để các loại đồ dùng nên
có tên gọi là rương, ở Quảng Nam gọi là rầm thượng, ở Bình Định gọi là lẫm
thượng, nhưng bố trí ở nhà cầu và nhà lẫm để chứa đồ quý và lương thực.
Rương hay rường cũng là một loại nhà giống nhau của miền Trung” [Pierre
Gourou 2001: 92].
Tuy nhiên, ông Nguyễn Hữu Thông (2008), nhà nghiên cứu văn hóa
Huế thì cho rằng: có khả năng Pierre Gourou đã nhầm phát âm rương và
rường (?). Thêm vào đó, nhà có gác xép (gác lửng) ở các gian giữa mà người
địa phương gọi là rầm thượng chỉ là một bộ phận của nhà rường. Rầm thượng
được tạo thành một mặt làm nơi chứa đồ đạc, nhưng mặt khác là để che giấu
bớt các bộ phận của một vì kèo đơn giản, khơng được trang trí.

Như vậy, có nhiều định nghĩa về nhà rường, nhưng chúng tôi tổng hợp
ba định nghĩa có thể nêu được những đặc trưng của nhà rường. Đó là:
Theo nhà nghiên cứu Trịnh Bách: “Nhà rường là loại nhà có hệ thống
cột kèo gỗ, được dựng lên theo những quy cách nhất định, thường kiến trúc
theo hình chữ Đinh, chữ Khẩu, chữ Công hoặc nội Công ngoại Quốc. Dù to
lớn đến đâu, nhà rường cũng được kết cấu hoàn toàn bằng hệ thống chốt và

3

Linh mục A. de Rhodes (1591-1660), người Pháp, là giáo sĩ dòng Tên, đã đến Đàng Trong và Đàng Ngồi
nhiều lần. Ơng để lại nhiều cơng trình biên khảo, trong đó liên quan tới đề tài này là cuốn tự điển Việt-Bồ-La
(Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum, xuất bản tại La Mã năm 1651).
4
Rương có nghĩa là cái hịm gỗ.

20


mộng gỗ, để có thể lắp ráp và tháo gỡ dễ dàng. Số gian trong nhà được phân
định bằng hàng cột, chỉ có hai chái ở hai đầu nhà là phân cách với các gian
giữa bằng vách ngăn”[Trịnh Bách 2003: 29].
Còn theo Trần Thị Quế Hà: “Nhà rường là nhà có cấu trúc với hai cột
ở trung tâm vì kèo (cột hàng nhất) nằm về hai phía đối xứng với địn dơng.
Chúng được nối với nhau bằng một thanh dầm ngang (trính/trến). Trong một
số trường hợp phía trên của trính cịn có một trụ ngắn chống nóc, hoặc được
gác những tấm ván chạy dài suốt gian chính giữa của nhà” [Trần Thị Quế Hà
2010: 11].
Và trong quyển “Thuật ngữ kiến trúc truyền thống nhà rường Huế” của
Nguyễn Thị Thúy Vi (cb), nhà rường “là nhà có kết cấu hệ khung với mỗi vì
kèo thường có 6 hàng cột, ba hàng trước tim giao ngun ba hàng sau. Có

nhà vì kèo cịn có thêm cột hàng tư ở mặt trước để làm cột hiên. Hai cột cái
liên kết với nhau bằng trến, trên đỡ kèo giao nguyên. Kèo có thể là kèo luôn
(hoặc kèo suốt - tạo bởi một thanh gỗ liền) từ cột hàng nhất cho đến cột hàng
ba trong các kiến trúc qui mô nhỏ, hoặc kèo chồng gồm nhiều thanh kèo gác
lên nhau. Cột được đặt trên các chân đá tán chứ không chôn vào đất, bộ
khung gỗ được lắp dựng có độ ổn định khơng bị xơ lệch. Nhà rường thường
được làm bằng gỗ tốt, số gian luôn lẻ, các cấu kiện được chạm trỗ, khảm cẩn
trang trí. Mái lợp bằng ngói liệt, cũng có khi bằng ngói móc hoặc bằng tranh.
Chung quanh nhà được bao che bằng vách gỗ hoặc thông thường là tường
bằng gạch trát vữa” [Nguyễn Thị Thúy Vi 2006: 83].
Nhìn chung, mỗi loại định nghĩa trên đều có các ưu khuyết điểm, tùy
theo mỗi tác giả nhấn mạnh một số đặc trưng riêng biệt. Dựa trên những định
nghĩa về nhà rường của các nhà nghiên cứu và để tiện khu biệt nhà rường với
các kiểu loại nhà ở truyền thống khác, chúng tôi nêu ra định nghĩa sau:

21


Nhà rường là nhà có vật liệu chủ yếu là bằng gỗ, hệ khung với vì kèo
có trến (trính) chạy xuyên qua hai cột cái (cột hàng nhất), dù to lớn đến đâu
nhà rường cũng được kết cấu hoàn toàn bằng hệ thống chốt và mộng, cột
được đặt trên các chân đá tán chứ không chôn vào đất.
Mặt khác, nhà rường truyền thống Huế luôn gắn với vườn. Cho nên, ở
đây hai thuật ngữ nhà vườn và nhà rường thường bị “lẫn” vào nhau. Nhưng
đó là hai cách nói khác biệt. Nói nhà vườn là nói đến cách thức tổ chức không
gian sống trong một ngôi nhà Huế mà cổng ngõ, bình phong, non bộ, ao hồ,
vườn cây, hàng rào chè tàu… là những yếu tố hợp thành nên cái gọi là nhà
vườn xứ Huế; cịn khi nói nhà rường là muốn đề cập kiểu thức kiến trúc của
ngôi nhà có kết cấu khung gỗ giữ vai trị chủ đạo, với các yếu tố kỹ thuật…
Hiện nay nhiều ngôi nhà ở Huế xứng danh nhà vườn (như Ý Thảo Viên, Tịnh

Gia Viên…) nhưng không phải là nhà rường. Ngược lại, nhiều ngơi nhà có
kết cấu của một hay nhiều ngơi nhà rường hợp thành nhưng không phải là nhà
vườn5. Tuy nhiên, đa phần những ngôi nhà rường ở Huế đều là những ngơi
nhà có khu vườn xanh mát bao quanh. Cho nên, theo chúng tơi, nghiên cứu
nhà rường dưới góc nhìn văn hóa khơng tách biệt nhà rường với nhà vườn. Di
sản văn hóa nhà rường cần nên đặt trong khơng gian văn hóa nhà vườn ở Huế.
1.1.3. Di sản văn hóa
Di sản với tư cách là một thuật ngữ khoa học chỉ được hình thành từ
sau cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789. Để tránh sự thất thoát và phá hoại
tài sản của tầng lớp quý tộc, tăng lữ, nhà nước Pháp lúc bấy giờ đã tiến hành
kiểm kê, mơ tả sắp xếp, phân loại các cơng trình lịch sử, để xác định thứ tự ưu
tiên nhằm khôi phục và bảo tồn di sản quốc gia. Di sản lúc đó được hiểu như
“ý niệm về một tài sản chung, tài sản của mọi công dân, chứ không phải của

5

/>
22


riêng một ai, đó là ý niệm đã tạo thành cái ý thức về di sản quốc gia”[Hiếu
Giang 2003: 32].
Năm 1983, Hội nghị Di sản toàn quốc của Vương quốc Anh đã định
nghĩa: “Di sản là những gì thuộc về thế hệ trước giữ gìn và chuyển giao cho
thế hệ hiện nay và những gì mà một nhóm người quan trọng trong xã hội hiện
nay mong muốn chuyển giao cho thế hệ tương lai”.
Còn Trần Ngọc Khánh trong cuốn Văn hóa đơ thị cũng xác định: “Di
sản văn hóa là tập hợp các địa bàn (site), khu phố, các công trình và tập quán
mà một xã hội kế thừa từ quá khứ, muốn bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ
tương lai” [Trần Ngọc Khánh 2012: 416].

Từ các định nghĩa trên, khái niệm di sản được hiểu là những gì thuộc về
văn hóa được các thế hệ trước xây dựng, muốn bảo tồn và truyền lại cho đời
sau. Di sản mang tính lịch sử sâu sắc do ba khía cạnh: đến từ quá khứ xa xăm
nhất; gắn với thời điểm chúng ta đang sống, và có ảnh hưởng hai mặt ý thức
về hiện tại và nhận biết bản sắc của chúng ta về lịch sử6. Di sản còn mang tính
nhân văn của sự phát triển “bền vững”. Tuy nhiên, di sản không bất động mà
luôn biến đổi, từ thời này sang thời khác, làm cho phạm vi di sản ngày càng
đa dạng và mở rộng, mang tầm vóc, giá trị và ý nghĩa của một thành tố văn
hóa.
Trong Cơng ước quốc tế về du lịch văn hóa7 lại cho rằng: “Di sản là
một khái niệm rộng lớn gồm cả mơi trường thiên nhiên lẫn văn hóa, bao gồm
cảnh quan, các tổng thể lịch sử, các di chỉ tự nhiên và do con người xây dựng,
và cả tính đa dạng sinh học, các sưu tập, các tập tục truyền thống và hiện
hành, tri thức và kinh nghiệm sống”.

6

Theo Pierre Nora, một sử gia đương đại thuộc viện Hàn lâm Pháp [Dẫn theo Trần Ngọc Khánh 2012: 410].

7

Đã được ICOMOS thông qua tại Đại hội đồng lần thứ 12 ở Mexico, 10-1999.

23


Theo quan niệm của UNESCO, di sản văn hóa bao gồm hai loại: di sản
“văn hóa vật thể” (tangible culture) và di sản “văn hóa phi vật thể” (intangible
culture).
Di sản văn hóa vật thể là một dạng thức tồn tại của văn hóa chủ yếu

dưới dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng, đường
nét, màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời gian được xác định.
Di sản văn hóa vật thể được tạo tác từ bàn tay khéo léo của con người, để lại
dấu ấn lịch sử rõ rệt. Di sản văn hóa vật thể ln chịu sự thách thức của quy
luật bào mòn của thời gian, trong sự tác động của con người thời đại sau. Di
sản văn hóa vật thể luôn đứng trước nguy cơ biến dạng hoặc thay đổi rất
nhiều so với nguyên gốc.
Di sản văn hóa phi vật thể là dạng thức tồn tại của văn hóa khơng phải
chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối trong khơng gian và thời gian, mà nó
tiềm ẩn trong trí nhớ, ký ức cộng đồng, tập tính, hành vi ứng xử của con
người và thông qua các hoạt động sống của con người trong sản xuất, giao
tiếp xã hội mà thể hiện ra. Đó là các tập qn, các hình thức thể hiện, biểu đạt
tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là các cơng cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các
khơng gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm và một số
trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ.
Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi
vật thể được các cộng đồng và nhóm khơng ngừng tái tạo để thích nghi với
mơi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của
họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó
khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của
con người.
Cũng giống như di sản văn hóa vật thể, các hiện tượng văn hóa phi vật
thể cũng có thể bị mai một, biến dạng, hoặc mất đi vĩnh viễn bởi thử thách

24


của thời gian, bởi sự vô ý thức của con người. Trong thực tế, người ta thường
có xu hướng thêm bớt hoặc lãng quên trong quá trình lưu giữ những giá trị
phi vật thể. Cho nên, văn hóa phi vật thể vừa có tính bền vững (trong ký ức

của cộng đồng) lại vừa mang tính mong manh, dễ bị tổn thương (phụ thuộc
vào cuộc sống của một cá nhân - nghệ nhân với những may rủi bất ngờ). Hơn
nữa, văn hóa phi vật thể cịn có nguy cơ biến dạng rất cao bởi tính dị bản của
nó do sự can thiệp của các nhóm xã hội qua các thời đại [UNESCO 2004:
142].
Trong Điều 1 Luật Di sản văn hóa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam định nghĩa: “Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và
di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [Quốc hội 2009: 32].
Trên cơ sở đồng thuận với quan niệm của UNESCO, Luật Di sản văn
hóa của Việt Nam phân loại di sản văn hóa như sau:
“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng
truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền
khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học,
ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí
quyết về nghề thủ cơng truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn
hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác.
Cịn di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di
vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (...). Giá trị đặc biệt quý hiếm của bảo vật quốc
gia được thể hiện bằng các tiêu chí sau đây:
a) Hiện vật nguyên gốc, độc bản;

25


×