Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Phân tích lỗi sai của sinh viên việt nam trong việc sử dụng trợ từ động thái và trợ từ kết cấu của tiếng hán hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.11 KB, 44 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỀ TÀI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2008

PHÂN TÍCH LỖI SAI CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG
VIỆC SỬ DỤNG TRỢ TỪ ĐỘNG THÁI VÀ TRỢ TỪ KẾT
CẤU CỦA TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI

Sinh viên thực hiện
Lâm Anh Kiệt
Người hướng dẫn khoa học
ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng

Tp. Hồ Chí Minh, 2008


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRỢ TỪ .......................................................... 4
1.1. Thế nào là trợ từ ....................................................................................... 4
1.2. Đặc điểm ngữ pháp của trợ từ ................................................................. 5
1.3. Phân loại trợ từ ......................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH LỖI SAI KHI SỬ DỤNG TRỢ TỪ CỦA SINH
VIÊN VIỆT NAM ............................................................................................... 9
2.1. Lỗi sai khi sử dụng trợ từ động thái ........................................................ 9
2.2. Lỗi sai khi sử dụng trợ từ kết cấu .......................................................... 27
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 40


PHẦN PHỤ LỤC............................................................................................... 41


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ai cũng đều biết, Hán Ngữ là một trong 5 ngôn ngữ lớn của thế giới, là một
trong những ngôn ngữ quốc tế đang phổ biến khắp tồn cầu. Đã có người từng
nói rằng: “Hán tự của Trung Quốc độc nhất vô nhị trên thế giới!”. Là một bộ
phận quan trọng của ngôn ngữ, ngữ pháp của tiếng Hán cũng không ngoại lệ.
Việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Hán cho đến nay đã đạt được khơng ít thành
tựu, thế nhưng trước mắt vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề về ngữ pháp tiếng Hán
còn đang tranh luận, vẫn còn rất nhiều hiện tượng ngữ pháp khiến các nhà
nghiên cứu còn đang phân vân, chưa tìm ra được cách giải thích thấu đáo. Trợ
từ chính là một trong những vấn đề khó, và vẫn chưa được giải quyết triệt để
ấy. Người học tiếng Hán nhìn chung khi sử dụng trợ từ ln mắc phải khơng ít
lỗi sai. Khơng cần kể chi người nước ngồi, ngay cả chính người Trung Quốc
bản xứ cũng khơng ngoại lệ. Có thể nói đây là một thực trạng cịn rất phổ biến.
Từ đây có thể thấy rằng, làm thế nào để có thể sử dụng được trợ từ một cách
chuẩn xác chính là một vấn đề lớn. Với niềm say mê đặc biệt đối với tiếng Hán,
với hứng thú vô tận trong việc đào sâu nghiên cứu phương pháp sử dụng trợ từ
của tiếng Hán cùng với nguyện vọng muốn đóng góp một chút cống hiến nhỏ
nhoi cho vấn đề lớn này, tôi mạo muội lấy chủ đề về trợ từ của tiếng Hán làm
đề tài nghiên cứu của mình, tiến hành nghiên cứu, điều tra, phân tích các loại
lỗi sai mà sinh viên Việt Nam thường hay mắc phải khi sử dụng nó trong q
trình học tiếng Hán, đồng thời nêu ra những biện pháp sửa chữa thích hợp cho
mỗi lỗi sai đó.
2. Ý nghĩa và mục đích chọn đề tài
Trong ngữ pháp của tiếng Hán, trợ từ là một từ loại rất đặc biệt và quan trọng.

Bất kỳ văn bản tiếng Hán nào cũng không thể thiếu được trợ từ. Bất kể trong
khẩu ngữ hay trong văn viết, trợ từ ln đóng một vai trị hết sức quan trọng.


2
Hay nói cách khác, trợ từ chính là ngữ tố ngôn ngữ không thể thiếu được trong
tiếng Hán. Nhưng càng đào sâu nghiên cứu, người ta càng ý thức được rằng, để
có thể nắm vững và sử dụng được trợ từ của tiếng Hán một cách chuẩn xác quả
thật không phải là chuyện dễ. Trên cơ sở nghiên cứu tỉ mỉ và phân tích cụ thể,
tơi hi vọng đề tài này có thể sẽ là một tài liệu có giá trị, có thể đóng góp cho
việc tìm ra ngun nhân dễ mắc lỗi sai khi sử dụng trợ từ, đồng thời cũng đề ra
nhiều phương pháp giải quyết. Đề tài này sẽ giúp người học tiếng Hán nói
chung và sinh viên khoa Ngữ Văn Trung Quốc nói riêng có được một cái nhìn
cụ thể để có thể nắm vững được những kiến thức cơ bản liên quan đến trợ từ.
Từ đó có thể tránh được những lỗi sai khi sử dụng trợ từ, thậm chí cịn có thể
sử dụng được trợ từ một cách chuẩn xác khi giao tiếp hay soạn thảo văn bản
bằng tiếng Hán.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối với đề tài này, tôi lấy việc tìm hiểu nghiên cứu về trợ từ của tiếng Hán
làm điểm xuất phát, trong đó đặc biệt chú trọng 2 loại trợ từ lớn: trợ từ động
thái và trợ từ kết cấu. Nguyên nhân chủ yếu là vì 2 loại trợ từ này đóng vai trị
rất quan trọng và có tỷ lệ sử dụng hết sức rộng rãi trong việc sử dụng tiếng Hán.
Xuất phát từ góc độ này, tơi tiến hành phát phiếu câu hỏi điều tra trên cơ sở lấy
sinh viên khoa Ngữ Văn Trung Quốc - Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và
Nhân Văn TPHCM làm đối tượng nghiên cứu điều tra, thống kê và phân loại
những lỗi sai thường gặp khi sử dụng 2 loại trợ từ này ở sinh viên, sau đó tiến
hành phân tích nguồn gốc lỗi sai và đề ra những biện pháp sửa chữa thích hợp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào đề tài nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, tôi tổng hợp chủ yếu
một vài phương pháp nghiên cứu sau đây:

 Phương pháp phân tích nghiên cứu cá thể (lấy trợ từ động thái và trợ
từ kết cấu làm cá thể nghiên cứu).


3
 Phương pháp thống kê điều tra theo phiếu câu hỏi (lấy sinh viên khoa
Ngữ Văn Trung Quốc làm đối tượng điều tra và bản mẫu nghiên cứu).
 Phương pháp phân tích nội dung.
5. Kết cấu đề tài
Kết cấu nghiên cứu của đề tài chủ yếu chia thành 3 phần lớn, cụ thể như sau:
 Phần mở đầu.
 Phần nội dung.
 Phần kết luận.
6. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Hiện nay đã có rất nhiều tài liệu và đề tài nghiên cứu về những vấn đề liên quan
đến trợ từ của tiếng Hán, nhưng phần lớn chỉ đào sâu nghiên cứu, phân tích những
kiến thức cơ bản về trợ từ. Trong khi đó, tài liệu và đề tài nghiên cứu về việc phân
tích những lỗi sai khi sử dụng trợ từ tiếng Hán của người học tiếng Hán, đặc biệt
là của sinh viên Việt Nam lại rất ít và hạn chế. Trong quá trình tìm hiểu nghiên
cứu để thực hiện đề tài này, tơi tìm được tài liệu “Phân tích lỗi sai ngữ pháp tiếng
Hán của người nước ngoài” của tác giả Lý Đại Chung, được nhà xuất bản Đại Học
Văn Hóa Ngơn Ngữ Bắc Kinh xuất bản năm 1996. Có thể nói, đây là một trong số
rất ít những tài liệu có giá trị có đề cập đến việc phân tích lỗi sai của người học
tiếng Hán. Nhưng trong tài liệu này, ở phần phân tích lỗi sai khi sử dụng trợ từ, tác
giả chỉ giới thiệu phân tích lỗi sai khi sử dụng trợ từ động thái, không phân tích lỗi
sai khi sử dụng trợ từ kết cấu. Hơn nữa, tác giả chỉ phân tích lỗi sai trên mặt bằng
chung của người nước ngoài học tiếng Hán. Từ đó có thể thấy rằng, cho đến hiện
nay vẫn chưa có tài liệu nào đào sâu nghiên cứu, phân tích lỗi sai khi sử dụng trợ
từ tiếng Hán của sinh viên Việt Nam, do đó, chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết
của sinh viên Việt Nam ở mảng kiến thức sử dụng trợ từ này.



4

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRỢ TỪ

1.1. Thế nào là trợ từ
Trung Quốc từ thời cổ đại đã có những cách nói và khái niệm liên quan đến trợ từ
như “trợ từ” (助辞), “trợ tự” (助字), “trợ ngữ từ” (助语辞) và “trợ ngữ” (助语),
“ngữ trợ” (语助) v.v… Thế nhưng những cách nói này khơng hề tương đồng về
mặt ý nghĩa so với cách nói “trợ từ” (助词) của chúng ta ngày nay, không hề đề
cập đến một từ loại nào đó có ý nghĩa sâu sắc về mặt ngữ pháp, mà đó chỉ là một
cách gọi trên phương diện ý nghĩa ngữ văn học tương đối rộng rãi, đối tượng mà
nó đề cập đến khơng hề thống nhất với nhau, phạm vi cũng hết sức linh hoạt. Cuối
thế kỷ XIV, khi nhà ngữ pháp học Hán ngữ Mã Kiến Trung viết tác phẩm “Mã Thị
Văn Thông” trên cơ sở nghiên cứu và mô phỏng ngữ pháp của các ngôn ngữ
phương Tây, ông đã sáng tạo nên một loại “trợ tự” (助字) song song với các hư tự
khác, sáng tạo một cách hoàn chỉnh, đầy đủ một tiểu loại hư từ trên cơ sở kế thừa
những cách gọi “trợ từ” (助辞), “trợ tự” (助字) của ngữ văn học truyền thống. Đó
chính là trợ từ (助词). Có thể nói, trợ từ (助词) đóng vai trị là một từ loại trên
phương diện ngữ pháp học được đề cập đến một cách rõ ràng lần đầu tiên trong
lịch sử ngữ pháp học của tiếng Hán bởi ngài Mã Kiến Trung. Kể từ sau sự sáng tạo
của Mã Kiến Trung, hầu như bất kỳ quyển sách ngữ pháp, sách giáo khoa tiếng
Hán nào cũng đều đề cập đến “trợ từ” (助词). Đến những năm 50 của thế kỷ XX,
nhà nghiên cứu Trương Chí Công trên cơ sở tổng hợp quan điểm của các bậc học
giả đã nêu ra hệ thống từ loại của trợ từ bao gồm: trợ từ ngữ khí, trợ từ kết cấu, trợ



5
từ động thái. Nhưng trải qua quá trình phát triển lâu dài, đối tượng được biểu đạt
trong trợ từ tiếng Hán về mặt cơ bản đã có sự thay đổi, chuyển biến. Hay nói đúng
hơn, “trợ từ” (助词) với ý nghĩa hiện tại và “trợ tự” (助字) mà nhà nghiên cứu Mã
Kiến Trung từng đề cập về thực chất đã khơng cịn nhiều điểm tương đồng. Sự bổ
sung thêm của trợ từ (助词) chẳng qua chỉ là quan hệ kế thừa và sự phát triển sâu
xa ở một mức độ nhất định trên phương diện lịch sử và tên gọi mà thôi.
Tôi cho rằng, so với những ngôn ngữ khác, trợ từ chính là một từ loại đặc sắc
riêng có của tiếng Hán. Trong ngữ pháp của tiếng Hán, trợ từ là một từ loại rất đặc
biệt và quan trọng. Khơng giống với thành phần cấu hình và thành phần cấu từ của
những ngôn ngữ khác, trợ từ là một loại từ mang tính độc lập tương đối.
1.2. Đặc điểm ngữ pháp của trợ từ
Đặc điểm của trợ từ chủ yếu được biểu hiện trên phương diện ngữ âm, ngữ nghĩa
và kết cấu cú pháp. Trên cơ sở đào sâu nghiên cứu, tôi cho rằng trợ từ của tiếng
Hán hiện đại mang 3 đặc điểm ngữ pháp sau đây:
Thứ nhất, tiểu loại và con số cụ thể của trợ từ khơng ngừng gia tăng theo thời gian.
Ví dụ như vào những năm 50 của thế kỷ XX, trợ từ chỉ được phân thành 3 loại là
trợ từ kết cấu, trợ từ động thái và trợ từ ngữ khí nhưng hiện nay đã xuất hiện thêm
nhiều loại trợ từ khác như trợ từ thời gian, trợ từ nơi chốn, trợ từ số lượng, trợ từ
quan hệ v.v… Hay cụ thể hơn, trong cuốn “Phân tích hư từ Hán ngữ hiện đại”
được xuất bản năm 1986 cho rằng có 33 loại trợ từ, nhưng trong cuốn “Từ điển hư
từ Hán ngữ hiện đại” được xuất bản năm 1998 thì lại cho rằng có tới 40 loại trợ từ.
Thứ hai, giữa các loại trợ từ có sự khác biệt với nhau rất lớn: có loại thì cách dùng
đa dạng, phức tạp; có loại thì cách dùng tương đối đơn giản; có loại tỷ lệ sử dụng
rất cao nhưng cũng có loại tỷ lệ sử dụng rất thấp; có loại có chức năng thay thế,
chủ yếu biểu thị quan hệ kết cấu; có loại có chức năng phụ trợ hoặc liên kết, có thể


6
biểu thị quan hệ nối tiếp … Nói chung, cho dù các trợ từ cùng thuộc một tiểu loại

thì cũng đều mang những đặc trưng, cá tính khác nhau.
Thứ ba, giới hạn giữa trợ từ và những từ loại khác như phó từ, liên từ, đại
từ, phương vị từ … đơi khi rất khó phân biệt rõ, giữa chúng hình thành nên hiện
tượng đan xen lẫn nhau.
Có thể nhận định về điểm chung của trợ từ, đó chính là: trợ từ luôn được
đọc bằng khinh thanh, không thể sử dụng riêng lẻ, có khả năng kết hợp rộng rãi, có
chức năng cú pháp, đơi khi có thể lược bỏ khơng dùng.
1.3. Phân loại trợ từ
Theo kết quả mà tôi thu được trên cơ sở tổng hợp và phân tích các tư liệu, hiện có
khoảng 59 loại trợ từ, trên đại thể được chia thành 3 loại lớn, cụ thể như sau:
1.3.1. Trợ từ động thái
Khi sử dụng ngôn ngữ, con người có thể bàn luận về một việc gì đó, cũng có thể
nói rõ tình huống hoặc biểu lộ tình cảm của bản thân, cũng có thể thuật lại những ý
nghĩa động thái như tiến trình và trạng thái của động tác, sự bắt đầu thực hiện và
kéo dài của sự việc. … Tất cả những điều này thuộc về vấn đề chức năng biểu đạt
của ngôn ngữ. Khi thuật lại sự tiến hành một động tác, sự việc nào đó, phải ln
nêu rõ giai đoạn tiến hành của động tác, chẳng hạn như động tác đã xảy ra và kết
thúc hay chưa, chỉ mới bắt đầu hay còn đang tiếp diễn … Khơng giống như ngơn
ngữ Ấn Âu có khả năng thay đổi hình thái để biểu đạt giai đoạn tiến hành của
động tác, tiếng Hán chủ yếu sử dụng trợ từ động thái để thực hiện điều đó. Trợ từ
động thái của tiếng Hán chủ yếu có “了”, “着”, “过” . Xét về mặt nguồn gốc, đại
đa số trợ từ động thái của tiếng Hán hiện đại đều bắt nguồn từ những động từ của
Hán ngữ cổ đại. “了” bắt nguồn từ động từ “了” (liao), có nghĩa gốc là “xong xuôi,


7
kết thúc”; “着” bắt nguồn từ động từ “着” (zhuo), có nghĩa gốc là “phụ thêm, kèm
thêm”; “过” bắt nguồn từ động từ “过”, có nghĩa gốc là “kinh qua, trải qua”.1
Trợ từ động thái được đọc bằng khinh thanh, được dùng để biểu thị tiến trình và
trạng thái của động tác. Đại bộ phận động từ đều có thể mang trợ từ động thái, một

bộ phận nhỏ tính từ cũng có thể mang trợ từ động thái.2
Ví dụ: 冷了三天

看了一遍

1.3.2. Trợ từ kết cấu
Trợ từ kết cấu được dùng để liên kết các từ ngữ lại với nhau, biến các từ ngữ trở
thành những đoản ngữ có quan hệ kết cấu cú pháp nào đó, chủ yếu bao gồm:
“的”,“地”,“得”.
Cả 3 trợ từ kết cấu này đều có cùng chung một cách đọc khinh thanh “de”. Theo
nhận định thông thường, “得” có sự khác biệt hơn so với “的” và “地”, khơng thể
lẫn lộn, cịn “的” và “地” thì có cách dùng tương đối gần gũi, đều có thể dùng
trong quan hệ biện chứng. 3
“的” làm từ liên kết giữa định ngữ và trung tâm ngữ. (Ví dụ: 洁白的牙齿). Song
song đó, nó cịn đứng sau động từ, danh từ, tính từ, đại từ … có tác dụng và đặc
điểm của danh từ. (Ví dụ: 我要白的 ). Ngồi ra, nó cịn được dùng trong kết cấu
“是 … 的” để biểu đạt ý nghĩa nhấn mạnh.

1

Trương Nghị Sinh (2002) , “Trợ từ và cách thức liên quan”, Nhà xuất bản Giáo dục An Huy, tr.18.
Phòng Ngọc Thanh (2001), “Ngữ pháp Hán Ngữ thực dụng”, Nhà Xuất Bản Đại Học Bắc Kinh, tr.45.
3
Trương Nghị Sinh (2002), “Trợ từ và cách thức liên quan”, Nhà xuất bản Giáo dục An Huy, tr.76.
2


8
“地” được dùng để bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ, tạo thành kết cấu trạng ngữ.
Ví dụ: 高高兴兴地工作, 难过地低下了头.



Động từ hoặc tính từ mang trợ từ kết cấu “得” sẽ tạo thành kết cấu bổ ngữ.
Ví dụ: 差得远 ; 听得懂.


1.3.3. Trợ từ ngữ khí
Trợ từ ngữ khí thơng thường hay được sử dụng ở cuối câu. Nó có tác dụng biểu
hiện ngữ khí tâm trạng, nghi vấn, thăm dị, khẩn cầu … khi nói chuyện. Có một
vài trợ từ ngữ khí biểu thị sự ngừng ngắt cũng có thể được dùng ở cuối câu.
Những trợ từ ngữ khí thường gặp là: 呢 吧 啊 么 了 的
Một đặc điểm của trợ từ ngữ khí là có thể sử dụng liền nhau, tạo thành âm tiết.
Ví dụ: 呢(ne)+ 啊(a) 哪(na)
了(le)+ 啊(a) 啦 (la)
Trợ từ ngữ khí “啊” cịn có thể kết hợp với một âm tiết phía trước, tạo thành một
hình thức biến âm mới.
Ví dụ : 气(qi)+ 啊(a) 气呀 (ya)
好(hao)+ 啊(a) 好哇 (wa)
Nhìn chung, mỗi trợ từ ngữ khí đều có sự biểu thị ngữ khí khơng giống nhau.Trợ
từ thật sự là một từ loại phức tạp. Ngoài 3 loại trợ từ chính đã kể trên, trong đa số
các nghiên cứu, tôi thấy các tác giả đa phần còn đề cập thêm nhiều loại trợ từ khác
như trợ từ thời gian, trợ từ nơi chốn, trợ từ số lượng, trợ từ quan hệ v.v … Nhưng
vì phạm vi nghiên cứu của đề tài không cho phép cho nên ở chương 1 này, tôi chỉ
giới thiệu một cách khái quát về 3 loại trợ từ chính kể trên mà thôi.


9

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH LỖI SAI KHI SỬ DỤNG TRỢ TỪ CỦA
SINH VIÊN VIỆT NAM


Trong chương 2 này, ở cả hai phần trợ từ động thái và trợ từ kết cấu, trước tiên,
tôi chú trọng giới thiệu khái quát những đặc điểm quan trọng về ý nghĩa và cách
dùng cơ bản của hai loại trợ từ này. Trên cơ sở đó, tơi tiến hành phân tích những
lỗi sai thường gặp của sinh viên Việt Nam khi sử dụng hai loại trợ từ này.
2.1. Lỗi sai khi sử dụng trợ từ động thái
2.1.1. Khái quát về trợ từ động thái
2.1.1.1. Thế nào là trợ từ động thái
Tôi cho rằng, muốn hiểu rõ thế nào là trợ từ động thái, đầu tiên phải kể đến bổ
ngữ kết quả và bổ ngữ xu hướng của tiếng Hán. Bổ ngữ kết quả và bổ ngữ xu
hướng của tiếng Hán ban đầu ít nhiều cũng mang ý nghĩa “hồn thành”. Trong q
trình phát triển của mình, hai bổ ngữ này dần dần phân hóa thành hai loại: một loại
còn lưu giữ lại đặc điểm của động từ hoặc tính từ, một loại hư hóa thành trợ từ
động thái.
Trợ từ động thái phát triển từ bổ ngữ kết quả và bổ ngữ xu hướng mà thành 4, dần
dần trở thành thành phần ngữ pháp quan trọng của tiếng Hán hiện đại, hình thành
nên một phạm trù ngữ pháp. Đây chính là sự phát triển tất yếu của lịch sử .
Như tơi đã trình bày ở chương 1, đại đa số trợ từ động thái đều có nguồn gốc từ
những động từ của Hán ngữ cổ đại. Khoảng đầu thế kỷ VIII, thế kỷ thứ IX, những
động từ này bắt đầu hư hóa 5 . Trải qua một quá trình tương đối dài, chúng dần dần
mất đi thanh điệu vốn có và biến thành khinh thanh, ý nghĩa về mặt từ vựng ban
đầu cũng dần dần mất đi, chỉ biểu đạt ý nghĩa về mặt ngữ pháp như “hoàn thành”
hay “tiến hành” …, thế là biến thành trợ từ động thái.

4
5

Phòng Ngọc Thanh (2001), “Ngữ pháp Hán Ngữ thực dụng”, Nhà Xuất Bản Đại Học Bắc Kinh, tr.262.
Trương Nghị Sinh (2002), “Trợ từ và cách thức liên quan”, Nhà Xuất Bản Giáo Dục An Huy, tr.18.



10

2.1.1.2. Đặc điểm ngữ pháp của trợ từ động thái
Mỗi loại trợ từ đều có đặc điểm của riêng nó. Muốn hiểu rõ đặc điểm ngữ pháp
của trợ từ động thái, phải nhìn từ nhiều góc độ và tính chất khác nhau, cụ thể như
sau:
Trên phương diện ngữ âm, hầu hết các trợ từ động thái đều phải đọc bằng khinh
thanh.
Trên phương diện kết cấu, trợ từ động thái đều là từ không độc lập hoặc bán độc
lập, chúng phải được dùng chung với từ, đoản ngữ hoặc trong câu.
Trên phương diện ngữ nghĩa, ý nghĩa về mặt từ vựng của trợ từ động thái đã hư
hóa, chúng chỉ biểu thị ý nghĩa về mặt ngữ pháp, không biểu thị ý nghĩa về mặt từ
vựng.
2.1.1.3. Phân loại trợ từ động thái
Trợ từ động thái có thể được chia thành 2 nhóm: một nhóm được biến đổi từ bổ
ngữ kết quả, bao gồm: “了”,“着”,“过”; một nhóm được biến đổi từ bổ ngữ xu
hướng, bao gồm: “来”vaø “去”.6 Do điều kiện nghiên cứu có hạn, tơi chỉ chú
trọng giới thiệu ý nghĩa và cách dùng cơ bản của “了”,“着”,“过” . Bởi vì đây là
nhóm trợ từ động thái được sử dụng nhiều nhất trong tiếng Hán hiện đại.
2.1.1.3.1. 了
Trong tiếng Hán hiện đại, “了” là trợ từ động thái có tỷ lệ sử dụng rất cao, có cách
dùng và ý nghĩa tương đối phức tạp.

6

Phòng Ngọc Thanh (2001), “Ngữ pháp Hán Ngữ thực dụng”, Nhà Xuất Bản Đại Học Bắc Kinh, tr.263.


11

Căn cứ vào vị trí cú pháp của “了”, có thể chia nó thành 2 loại: dùng sau động từ
và trước tân ngữ là “了 1”, dùng ở cuối câu là “了 2”.
“了 1” được dùng sau động từ mang tính kết thúc biểu thị ý nghĩa hồn thành.
Ví dụ: 我母亲如果知道了这件事,她一定不要我。

“了 1” được dùng sau động từ mang tính kéo dài biểu thị ý nghĩa thực hiện.
Ví dụ: 你听了他的话,也许很喜欢。

“了 2” có tác dụng tạo thành câu. Bởi vì “động từ +了 1 + danh từ” khơng thể
đứng một mình mà tạo thành câu được, phía sau nó thường phải có thêm “了 2”
hoặc nối thêm câu nhỏ.
Ví dụ : 我到了北京( )我到了北京了。/ 我到了北京打电话给你。
Trừ phi được dùng trong câu trả lời của một cuộc nói chuyện, “động từ +了 1 +
danh từ” mới có khả năng đứng một mình tạo thành câu.
Ví dụ: “你已经到了北京吗?”“我到了北京。”
Chức năng ngữ pháp của “了 2” chủ yếu được dùng để biểu thị trạng thái của sự
vật khi nói chuyện đã có sự thay đổi, đồng thời biểu thị một ngữ khí cụ thể.
Ví dụ : 他没有死,他活了。

两年没见你,你跟从前不一样了。



12
“了 1” và“了 2” có thể được dùng lần lượt trong 2 câu hoặc dùng chung trong 1
câu, vừa biểu thị ý nghĩa hoàn thành, vừa biểu thị ý nghĩa thay đổi.
Ví dụ : 对了,我忘了我为什么来的了。


Có điều đáng lưu ý là, vì động từ khơng giống nhau nên thời gian được biểu thị

trong bổ ngữ thời lượng cũng khơng giống nhau.
Ví dụ : 他毕业了三年了。


( “毕业” (tốt nghiệp) là động từ mang tính kết thúc, “三年” (3 năm) biểu thị
khoảng thời gian được tính từ lúc động tác kết thúc cho đến thời điểm nói chuyện
hiện tại).
他学习了三年了。


(“学习” (học tập) là động từ mang tính kéo dài, biểu thị ý nghĩa: bắt đầu học từ 3
năm trước, đến thời điểm nói chuyện hiện tại thì vẫn cịn đang học).
Nếu một câu kết thúc bằng động từ hoặc tính từ thì “了” ở cuối câu có thể là “了 1
+ 了 2”.
Ví dụ : 饭吃了,钱也付了。


头发白了,人也老了。


2.1.1.3.2. 着
Cũng giống như “了”, “着” cũng có tỷ lệ sử dụng rất cao trong tiếng Hán hiện đại.


13
Căn cứ vào việc “着” có thể xuất hiện cùng với phó từ “在”“正”“正在” hay
khơng, ta có thể chia “着” thành 2 loại: không thể đi chung với “在”“正”“正在” là
“着 1”, có thể đi chung với “在”“正”“正在” là “着 2”.
“着 1” được dùng sau động từ hoặc tính từ biểu thị sự kéo dài của động tác hoặc
trạng thái.

Ví dụ : 你先在下边等着!

他对任何人都保持着个相当的距离。

Động từ mang “着 1” thường kết hợp với những đoản ngữ động từ khác tạo thành
hình thức liên động, biểu thị những trạng thái hoặc phương thức nào đó.
Ví dụ : 他低着头,驼着背,倒背着手,迈着八字步朝我走过来。




“着 1” cũng thường được dùng trong câu tồn hiện, biểu thị sự kéo dài của một
động tác hoặc trạng thái nào đó.
Ví dụ: 门口坐着个老奶奶。

“着 2” được dùng sau động từ biểu thị động tác đang được diễn ra. Phía trước
động từ mang “着 2” có thể thêm vào phó từ “在”“正”“正在”, cuối câu có thể
thêm trợ từ ngữ khí “呢” biểu thị ý nghĩa tiếp diễn.
Ví dụ: 我们跟着呢,丢不了。
..


14
Phía trước động từ mang “着 2” thêm vào những phó từ như “早就” “已经” … có
thể biểu thị ý nghĩa tiếp diễn trong quá khứ.
Ví dụ: 她早就盼望着,要求着,准备着这样一次大革命了。
..




Phía trước động từ mang “着 2” thêm vào những từ như “永远” “多少年来” …
biểu thị động tác đang được diễn ra liên tục từ q khứ đến hiện tại.
Ví dụ : 多少年来,我想着,盼着,能回到你身边。
....


Có điều đáng lưu ý là, đôi lúc 2 động từ song song trong 1 câu có thể lần lượt
mang “着 1” và “着 2” .
Ví dụ: 中山公园中的古柏下坐着,走着,摩登的士女。


 Phía trước “坐着” khơng thể thêm “在”“正”“正在”, vì là trạng thái kéo dài;
nhưng phía trước “走着” có thể thêm “在”“正”“正在”, vì là trạng thái tiến hành.
Động từ mang “着” cịn có thể được lặp lại, biểu thị trong quá trình diễn ra của
động tác đã xuất hiện thêm một động tác khác.
Ví dụ : 我也怕自己说着说着会激动起来。
. .
Hình thức lặp lại đó cũng có thể biểu thị trong một trạng thái kéo dài nào đó lại
xuất hiện thêm một trạng thái khác.
Ví dụ : 他昏迷着昏迷着,只剩下一丝儿气了。




15
2.1.1.3.3. 过
Căn cứ vào việc trợ từ động thái “过” có thể xuất hiện chung với phó từ “曾经”
hay khơng, ta có thể chia “过” thành 2 loại: khơng thể đi chung với “曾经” là “过
1”,


có thể đi chung với “曾经” là “过2”.

“过1” được dùng sau động từ biểu thị động tác đã kết thúc, có lúc phía sau cịn có
thể thêm “了 1”.
Ví dụ: 她洗过了脸,走进餐厅。
..
“过2” được dùng sau động từ hoặc tính từ biểu thị một động tác nào đó đã từng
xảy ra hoặc một trạng thái nào đó đã từng tồn tại, nhưng hiện tại động tác đó đã
khơng cịn diễn ra nữa hoặc trạng thái đó đã khơng cịn tồn tại nữa.
Ví dụ : 当年,我也曾漂亮过,也像个人似的。


Có những động từ mang “过2” mặc dù phía trước khơng xuất hiện “曾经”, nhưng
xét về mặt ngữ nghĩa thì có thể dùng thêm “曾经” hoặc những từ ngữ khác hàm
chứa ý nghĩa “曾经” (đã từng).
Ví dụ: 他从前爱过一个他决不应该爱的女人

“从前爱过” tức là “trước đây đã từng u, hiện tại khơng cịn u nữa”.
..
Hình thức phủ định của động từ hoặc tính từ mang “过2” là thêm “没(有)”
vào phía trước.


16
Ví dụ: 他没跟谁红过脸,没跟谁吵过嘴。




“过2” cũng có thể được dùng “不曾”“未曾” biểu thị ý nghĩa phủ định, nhưng

mang sắc thái của văn viết.
Ví dụ: 那是一个似乎多次有过又似乎不曾有过的梦境。

.. .
“过2” đơi khi xuất hiện sau cụm động từ .
Ví dụ : 他从来没有离开家乡这么远和这么久过。
........
Trên đây là phần giới thiệu mang tính khái quát về ý nghĩa và cách dùng cơ
bản của “了”,“着”,“过”, 3 trợ từ động thái điển hình nhất và có tỷ lệ sử dụng nhiều
nhất trong tiếng Hán hiện đại ngày nay.
2.1.2. Phân tích lỗi sai và cách sữa lỗi
Để tìm hiểu và phân tích lỗi sai của sinh viên Việt Nam khi sử dụng các trợ từ này,
tôi đã tiến hành phương pháp điều tra thực tế, cụ thể là: tơi nêu ra 12 ví dụ bằng
tiếng Việt có liên quan đến trợ từ của tiếng Hán hiện đại (chủ yếu là trợ từ động
thái và trợ từ kết cấu), sau đó tơi u cầu sinh viên đang theo học năm 2, 3, 4 của
khoa Ngữ Văn Trung Quốc – Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn
TPHCM dịch những ví dụ này sang tiếng Hán. Trên cơ sở những phiếu điều tra
thu được, tơi tiến hành thống kê, phân loại, tìm ra và phân tích những lỗi sai điển
hình, phổ biến nhất có liên quan đến trợ từ của các sinh viên, đồng thời nêu ra
những biện pháp sửa chữa thích hợp.
Trên thực tế, trợ từ động thái là một trong những điểm khó nổi bật đối với sinh
viên Việt Nam. Trong những ví dụ thực tế về lỗi sai của sinh viên mà tôi thu được,
lỗi sai về loại trợ từ này không những đứng đầu về số lượng mà các loại hình lỗi
sai cũng tương đối đa dạng. Sở dĩ như vậy là do nhiều nguyên nhân khác nhau: tỷ
lệ sử dụng của trợ từ động thái rất cao, cách dùng loại trợ từ này cũng hết sức phức


17
tạp, những nghiên cứu của giới học thuật về nó cịn gặp nhiều khó khăn và hạn chế,
sinh viên Việt Nam khi sử dụng tiếng Hán còn chịu sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ

v.v…
Cũng xin được nói rõ, thơng qua điều tra thực tế, khi tiến hành phân tích lỗi sai,
tơi phân các loại lỗi sai thành từng nhóm theo từng ví dụ tiếng Việt, mỗi nhóm lỗi
sai đều có ví dụ minh họa cụ thể, sau đó nêu ra cách sửa lỗi thích hợp. Cụ thể như
sau:
A . Dường như cô ấy bắt đầu hiểu được một chút rồi!
Đáp án: 她好像开始懂了一点点。

 Loại lỗi sai thứ nhất : Thiếu trợ từ động thái “了”.
Ví dụ: 她好像开始懂一点点。
Nhìn chung, sự diễn ra của động tác, hành vi đều phải có quá trình từ khi bắt đầu
cho đến khi kết thúc. Trạng thái của sự vật cũng phải có q trình giống như vậy.
Chỉ cần thực hiện một động tác hoặc xuất hiện một trạng thái là đã có thể sử dụng
trợ từ động thái “了”. Nhưng do ý nghĩa của động từ khơng giống nhau cho nên
chúng ta có thể phân loại động từ thành: động từ động tác (动作动词), động từ
trạng thái (状态动词) và động từ mang tính kết thúc (结束性动词 )7.
Động từ động tác biểu thị một động tác có điểm xuất phát, có thể kéo dài, có điểm
kết thúc, chẳng hạn như: “跑”, “跳”, “搬”, “看”, “听”, “说” … Loại động từ này
dùng thêm “了” có thể biểu thị một động tác được thực hiện. Động từ trạng thái
không biểu thị động tác mà biểu thị một trạng thái có điểm xuất phát, có thể kéo
7

Lưu Nguyệt Hoa, Phan Văn Ngu (2002), “Ngữ pháp Hán ngữ hiện đại thực dụng”, Nhà xuất bản Thương
Vụ, tr.362.


18
dài nhưng khơng có điểm kết thúc, ví dụ như _: “俄”, “生气”, “累”, “困” … Loại
động từ này dùng thêm “了” để biểu thị một trạng thái được xuất hiện. Động từ
mang tính kết thúc biểu thị một động tác vừa xảy ra thì liền kết thúc, tức là động

tác đó khơng có giai đoạn kéo dài, điểm xuất phát và điểm kết thúc chỉ là một, ví
dụ như : “毕业”, “结婚”, “死”, “知道”, “懂”, “忘” … Loại động từ này khi kết
hợp với “了” sẽ biểu thị động tác vừa xảy ra thì đã kết thúc, hồn thành.
“懂” được dùng trong câu gốc chính là động từ mang tính kết thúc. Lỗi của câu
sai này chính là thiếu trợ từ động thái “了”, không thể biểu thị được ý nghĩa vốn
có của câu gốc, cho nên câu dịch này khơng thể tồn tại.
Tơi cho rằng cách sửa thích hợp đối với lỗi sai này là thêm trợ từ động thái “了”
vào sau động từ “懂”.
Trong quá trình điều tra thực tế, tôi thấy đại bộ phận sinh viên mắc phải lỗi sai
này chủ yếu là những sinh viên năm 2.
 Loại lỗi sai thứ hai : Thay trợ từ động thái bằng trợ từ kết cấu.
Ví dụ : 她好像开始懂得一点。.

Động từ hoặc tính từ mang trợ từ kết cấu “得” tạo thành kết cấu bổ ngữ, biểu thị ý
nghĩa tình thái, trình độ, xu hướng, kết quả… ( ví dụ: 怕得要死,听得清楚 ).
Trong trường hợp này, nếu dùng “得” thay thế cho “了” thì khơng thể diễn đạt
được ý nghĩa “động tác đã hoàn thành” một cách triệt để, thấu đáo.
Cách sửa thích hợp đối với lỗi sai này là bỏ trợ từ kết cấu _ “得”, sau đó thêm trợ
từ động thái “了” vào sau động từ mang tính kết thúc _ “懂”.


19

B. Đã đến lúc anh ấy phải đi rồi.
Đáp án: 到了他要走的时候了。


 Loại lỗi sai thứ nhất: Thiếu trợ từ động thái “了 1”
Ví dụ : 已到他要走的时候了。
Như đã trình bày ở chương 1, căn cứ vào vị trí cú pháp của “了” mà có thể chia

nó thành 2 loại: loại được dùng sau động từ, trước tân ngữ là “了 1” ; loại được
dùng ở cuối câu là “了 2”.
Cũng nên nhắc lại rằng, “了 1” được dùng sau động từ mang tính kết thúc biểu thị
ý nghĩa hồn thành và được dùng sau động từ mang tính kéo dài biểu thị ý nghĩa
thực hiện. “了 2” chủ yếu được dùng để biểu thị trạng thái của sự vật khi nói
chuyện đã có sự thay đổi, đồng thời biểu thị một ngữ khí cụ thể. “了 1” và “了 2”
có thể được dùng chung trong một câu, vừa biểu thị ý nghĩa hoàn thành, vừa biểu
thị ý nghĩa thay đổi. Cho nên, nhìn từ phương diện ý nghĩa của câu gốc, trợ từ
“了” dùng sau động từ _ “到” là “了 1” biểu thị ý nghĩa hồn thành, cịn trợ từ
“了” dùng ở cuối câu này là “了 2” biểu thị ý nghĩa thay đổi.
Do câu sai này thiếu trợ từ động thái “了 1” làm cho câu gốc thiếu đi ý nghĩa
“hoàn thành”, cho nên nội dung tư tưởng của câu gốc chưa được diễn đạt đầy đủ
Đối với lỗi sai này, cách sửa lại rất đơn giản, chỉ cần thêm trợ từ động thái “了 1”
vào sau động từ_ “到” thì nội dung ý nghĩa chủ yếu của câu gốc sẽ được diễn đạt
trọn vẹn.


20
 Loại lỗi sai thứ hai : Thiếu trợ từ động thái “了 2”
Ví dụ : 已到了他要走的时候。
Căn cứ vào lỗi sai thứ nhất đã phân tích trên, ta có thể thấy ngay lỗi trong câu sai
này là thiếu trợ từ động thái “了 2”, tức là cũng tương tự như trên, lỗi sai này làm
cho câu gốc thiếu đi ý nghĩa “thay đổi” Từ đó, câu dịch này khơng thể tồn tại.
Cách sửa đối với lỗi sai này cũng gần như trên, tức là thêm trợ từ động thái “了 2”
vào cuối câu.
Thông qua kết quả điều tra cho thấy, đại bộ phận sinh viên mắc phải những lỗi sai
này chủ yếu là những sinh viên năm 3 và năm 4.
 Loại lỗi sai thứ ba: Thiếu cả hai trợ từ động thái “了 1” và “了 2”
Ví dụ : 已经到他要走的时候。
Từ ví dụ trên, ta có thể thấy ngay, cả 2 ý nghĩa “hoàn thành” và “thay đổi” của

câu gốc đều không được biểu đạt trong câu dịch này. Do chịu sự ảnh hưởng của
tiếng mẹ đẻ, cho nên hầu hết sinh viên Việt Nam khi dịch câu này sang tiếng Hán
đều bỏ hết cả 2 trợ từ động thái “了 1” và “了 2”, chỉ dùng _ “已经” đặt ở đầu câu
để biểu đạt ý nghĩa “hoàn thành” theo cách nói thơng thường của người Việt. Từ
đó làm mất đi ý nghĩa vốn có của câu gốc.
Theo tơi, để sửa lại câu này cho đúng thì trước tiên nên bỏ đi từ “已经”, sau đó
lần lượt thêm “了 1” vào sau động từ _ “到” và “了 2” vào cuối câu.
 Loại lỗi sai thứ tư : Hoàn toàn khơng có thành phần diễn đạt ý nghĩa “hồn
thành” .
Ví dụ : _ (1)他要去了。


21
(2)他该走了。
Theo kết quả thống kê và phân loại, những lỗi sai này chủ yếu là của sinh viên
năm 2 và năm 3. Điểm chung của họ là hồn tồn khơng dịch cụm từ “Đã đến lúc”
từ tiếng Việt sang tiếng Hán. Một bản dịch hay là bản dịch phải viết lại được đầy
đủ toàn bộ nội dung tư tưởng của nguyên tác. Tôi cho rằng, người học tiếng Hán
nên nắm vững nguyên tắc phiên dịch này để tránh những lỗi sai khơng đáng có khi
sử dụng tiếng Hán.
Cách sửa lỗi cho câu sai này là phải dịch hết đầy đủ nội dung vốn có trong câu
gốc, tuyệt đối khơng được bỏ qua thành phần nào cả.
C. Bao nhiêu năm nay, anh chờ, anh mong có thể được về bên cạnh em.
Đáp án: 多少年来,我等着,盼着,能回到你身边。


Theo kết quả thống kê mà tôi thu được sau khi tiến hành điều tra thực tế, chỉ có
14.3 % sinh viên Việt Nam có cách dịch chính xác cho ví dụ tiếng Việt này. Từ đó
cho thấy, tỷ lệ lỗi sai mắc phải của sinh viên Việt Nam khi sử dụng trợ từ động
thái “着” là rất cao. Đây là một tình hình cịn rất phổ biến hiện nay.

 Loại lỗi sai thứ nhất : Thiếu trợ từ động thái “着”.
Ví dụ : (1)这多年来,我等待,希望能回到你身边。
(2)多少年来,我等,望着能回到你身边。
(3)多年来,我等着,希望能回到你身边。
Chúng ta đều biết, “着” được dùng ngay sau động từ hoặc tính từ để biểu thị một
động tác đang diễn ra hoặc một trạng thái đang kéo dài. Nếu thêm những từ ngữ
như “永远”, “多少年来” … vào phía trước động từ mang “着” sẽ biểu thị động


22
tác được diễn ra liên tục từ quá khứ đến hiện tại. 8 Trong những đáp án nêu trên,
tôi dùng trợ từ động thái “着” đặt ngay sau hai động từ “等” và “盼” để làm nổi
bật ý nghĩa “Từ quá khứ cho đến nay, anh liên tục chờ đợi, liên tục trông mong”.
Trong cả 3 câu sai nêu trên, sau những động từ “等” “等待” “希望” đều thiếu trợ
từ động thái “着”. Cho nên những câu dịch này không làm nổi bật được ý nghĩa
sâu xa vốn có của câu gốc.
Cách sửa lại những câu sai này rất đơn giản, chỉ cần thêm trợ từ động thái “着”
vào sau hai động từ “等” “盼” là xong.
 Loại lỗi sai thứ hai : Cách dùng từ ngữ khơng thích hợp với ý nghĩa nội
dung câu gốc.
Ví dụ : 多年来,我多么等多么想会有一天归回在你身边。
.. ..
Căn cứ vào những phân tích nêu trên, có thể thấy rõ ý nghĩa chủ yếu của câu gốc
là: hai động tác “chờ đợi” và “trông mong” liên tục diễn ra từ quá khứ cho đến
hiện tại.
Chúng ta đã biết, chức năng của “着” là biểu thị sự kéo dài của trạng thái hoặc
động tác, hành vi, nhưng chủ yếu là miêu tả trực tiếp động tác hoặc trạng thái.
Chính vì điều này, tôi cho rằng trong trường hợp này, kết cấu “động từ + 着” là
cần thiết. Nếu dùng “多么” trong trường hợp này thì sẽ khơng phù hợp với nội
dung của câu gốc, đồng thời không thể diễn đạt được ý nghĩa gốc của câu. Do đó,

khơng nên dùng “多么” mà chỉ nên dùng trợ từ động thái “着” cho trường hợp này.

8

Phòng Ngọc Thanh (2001), “Ngữ pháp Hán ngữ thực dụng”, Nhà Xuất Bản Đại học Bắc Kinh, tr.265.


23
D. Bạn cứ ở đây mà đợi, tôi sẽ trở về ngay!
Đáp án: 你在这儿等着,我马上就回来!

 Loại lỗi sai thứ nhất : Thêm từ ngữ chỉ thời gian vào sau kết cấu “động từ +
着”.
Ví dụ: 你在这里等着一会儿,我马上就回来!
...
Chúng ta đều biết, trợ từ động thái “着” của tiếng Hán là dấu hiệu để nhận biết
trạng thái kéo dài của động từ. Phía sau một động từ có trợ từ động thái “着” có
nghĩa là động từ này đang trong trạng thái kéo dài. Khi nói “等着” khơng phải là
để chỉ tồn bộ q trình của động tác “等” (đợi) này. Vì thế, phía sau “等着”
khơng thể có thêm từ ngữ chỉ thời gian. “等着” tức là đã biểu thị động tác “等”
(đợi) đang trong trạng thái kéo dài rồi thì khơng thể có cách nói “等着一会儿”
được. Thế nhưng cách nói này lại được hầu hết sinh viên Việt Nam sử dụng để
dịch trong những phiếu điều tra mà tôi thu được. Nguyên nhân chủ yếu của lỗi sai
này, theo tôi, cũng là do họ chịu sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ cho nên chưa thể
vận dụng được một cách chuẩn xác trợ từ động thái “着” khi dịch câu nói quá
quen thuộc mà họ thường nói hằng ngày bằng tiếng Việt này sang tiếng Hán.
Cách sửa hợp lý cho lỗi sai này là bỏ “一会儿” đi.
 Loại lỗi sai thứ hai: Thêm từ ngữ chỉ nơi chốn vào sau kết cấu “động từ +
着”.
Ví dụ: 你等着在这里吧,我马上就回来!



×