Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

CNXHKH Lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.01 KB, 6 trang )

Đề bài: Thực tiễn việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện
nay.
MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, cư
trú phân tán, đan xen trên nhiều địa bàn của Tổ quốc. Trong suốt quá trình lịch sử,
Đảng ta ln xác định vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong cách
mạng nước ta và đã có những chủ trương, chính sách dân tộc phát triển kinh tế xã hội, xóa đói, giảm nghèo vùng dân tộc và miền núi. Trong đó, nhiều chính sách
đi vào cuộc sống, diện mạo kinh tế các địa phương miền núi, hải đảo, vùng đồng
bào dân tộc từng bước phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện
nảy sinh nhiều hạn chế cần phải được điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với tình
hình mới. Nhận thấy tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách dân tộc do đó
em xin chọn vấn đề 4 trong hệ thống bài tập: “ Thực tiễn việc thực hiện chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay” để làm đề tài bài tập học kỳ môn chủ
nghĩa xã hội khoa học.

NỘI DUNG
1.
Khái niệm dân tộc, chính sách dân tộc và nguyên tắc thực hiện chính sách
dân tộc của Đảng, Nhà nước.
1.1.
Khái niệm dân tộc
Hiện nay, khái niệm dân tộc được sử dụng nhiều trong các văn kiện chính trị, văn
bản pháp luật, các kênh thông tin đại chúng, thường được hiểu theo hai nghĩa khác
nhau: là quốc gia dân tộc và dân tộc – tộc người. Trong phạm vi bài tập môn, em
xin đề cập đến khái niệm dân tộc – tộc người. Dân tộc – tộc người (ví dụ dân tộc
Tày, Nùng, Dao,..) để chỉ một cộng đồng tộc người (ethnic) có chung ngơn ngữ,
lịch sử - nguồn gốc, đời sống văn hố và ý thức tự giác dân tộc. trong quá trình
phát triển, bản thân mỗi dân tộc có thể phân chia thành các nhóm người có đặc
điểm khác nhau về nới cư trú, văn hóa, lối sống nhưng đều được coi là cùng một
dân tộc bởi các đặc trưng trên. Ví dụ: dân tộc Dao gồm nhiều nhóm người như Dao
Đỏ, Dao Thanh Y, Dao Cc Mùn,..


1.1.1.

Khái niệm chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng
và Nhà nước


Chính sách dân tộc là một hệ thống các chủ trương, giải pháp của Đảng và Nhà
nước đối với đồng bào dân tộc với mục tiêu, giải pháp, công cụ, nhằm đảm bảo và
thúc đẩy sự bình đẳng, đồn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển, phát triển
toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc
thiểu số, đảm bảo giữ gìn bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, truyền thống, văn
hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc, góp phần xây dựng đất nước.
Thực hiện chính sách dân tộc: Là tồn bộ q trình đưa chính sách dân tộc vào
thực tiễn cuộc sống xã hội nhằm đạt một mục tiêu nhất định. Việc thực hiện chính
sách dân tộc tốt sẽ giúp nội dung công việc được triển khai theo đúng kế hoạch, đạt
được mục đích đã đề ra, giúp chính sách đi vào thực tế đời sống, phù hợp với nhu
cầu phát triển, nguyện vọng chung của đất nước và cộng đồng người dân tộc.
1.1.1.

Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay (cheps có chọn lọc
trong gtr)

Thứ nhất, vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài,
đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam. Các dân tộc
trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng
phát triển, trong nền cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thứ hai, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số,
trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Trong những năm qua tập
trung trợ giúp đồng bào nghèo, các dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, giải quyết
kịp thời những vấn đề bức xúc, như tình trạng thiếu lương thực, thiếu nước sinh

hoạt, nhà ở tạm bợ, không đủ tư liệu sản xuất, dụng cụ sinh hoạt tối thiểu; xây
dựng kết cấu hạ tầng khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở và vấn đề tranh chấp
đất đai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tất cả công việc này đều được xây dựng
trên nguyên tắc đoàn kết dân tộc.
Thứ ba, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở các vùng dân
tộc thiểu số. Hiện nay giữa các dân tộc ở nước ta vẫn cịn tình trạng phát triển
khơng đều. Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển là một tất yếu khách quan
trong một quốc gia đa dân tộc. Đảng và Nhà nước ta coi trọng tương trợ giúp đỡ
nhau cùng phát triển giữa các dân tộc là một nguyên tắc cơ bản trong chính sách
dân tộc trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.


Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở; kiên quyết khắc phục tình trạng quan
liêu, xa dân của một số cán bộ; thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, luân chuyển cán bộ. Đẩy mạnh phát triển đảng viên trong
đồng bào dân tộc thiểu số.
Xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân và thế trận an ninh nhân dân. Tiếp tục xây
dựng, phát triển nhanh các khu kinh tế kết hợp quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa,
biên giới.
Thứ tư, đổi mới nội dung, phương thức công tác dân tộc phù hợp với yêu cầu,
nhiệm vụ trong tình hình mới. Thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân
dân tích cực, chủ động tham gia xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện các
chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phịng
ở địa phương. Thơng qua các chính sách, biện pháp cụ thể, động viên đồng bào các
dân tộc phát huy nội lực, ý chí tự lực tự cường, tinh thần vươn lên trong sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm
no, hạnh phúc.
1.2.
1.2.1.


Thực tiễn việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta
hiện nay
Thành tựu đã đạt được

Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cùng sự nỗ lực vươn lên của đồng bào các
dân tộc, trong những năm qua, tình hình kinh tế-xã hội vùng dân tộc đã có những
chuyển biến quan trọng, quyền bình đẳng giữa các dân tộc ngày càng được thể chế
hóa và thực hiện trên thực tế các lĩnh vực của đời sống.
Trong năm 2019, các địa phương vùng dân tộc thiểu số và miền núi đều đạt được
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân các tỉnh vùng Tây Bắc tăng 8,4%, các
tỉnh vùng Tây Nguyên tăng 8,1%, các tỉnh vùng Tây Nam bộ tăng 7,3%/năm. Tỷ lệ
hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn giảm bình qn 3-4%/năm.
Đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số được nâng cao một bước, văn
hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số được tôn trọng, bảo tồn và phát huy. Hệ
thống phát thanh, truyền hình ở vùng dân tộc và miền núi khơng ngừng phát triển.
Cơng tác giáo dục có nhiều tiến bộ: 99,5% số xã có trường tiểu học; 93,2% số xã
có trường trung học cơ sở; 12,9% số xã có trường trung học phổ thơng và 96,6% số
xã có trường mẫu giáo/mầm non; 100% số xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học, nhiều


nơi đã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Loại hình trường nội trú, bán trú đang
phát triển, hiện nay cả nước có 294 trường phổ thơng dân tộc nội trú với 80.832
học sinh; 4 trường dự bị đại học với trên 3.000 học sinh/năm. Tất cả các tỉnh vùng
dân tộc và miền núi đều có trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, trường dạy
nghề và đào tạo nghiệp vụ trong các lĩnh vực nông nghiệp, quản lý kinh tế, tài
chính, giáo dục, y tế,...
Bên cạnh đó, mạng lưới y tế phát triển, hệ thống bệnh viện tỉnh, huyện và trạm y tế
xã được quan tâm đầu tư, có 99,39% số xã có trạm y tế, 77,8% số xã đạt chuẩn
quốc gia về y tế. Năm 2013, có 88% số thơn, bản trong cả nước có nhân viên y tế

hoạt động. Đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ
bản, người nghèo được khám, chữa bệnh miễn phí và được hưởng chính sách bảo
hiểm y tế đúng quy định. Mạng lưới thông tin, văn hóa, thể thao nơng thơn có sự
phát triển nhanh, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào.
Năm 2011, 81,5% số xã có hệ thống loa truyền thanh đến thôn; 38,7% số xã có nhà
văn hóa xã; 48% số xã có sân thể thao.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng dân tộc và miền
núi có chuyển biến tốt, dịch vụ trợ giúp pháp lý đang tiếp cận với người dân. Công
tác vận động nhân dân, phát huy vai trị người có uy tín trong cộng đồng được chú
trọng. Bình đẳng giới từng bước được tạo lập giúp người phụ nữ nâng cao nhận
thức, vươn lên phát huy vai trị của bản thân trong gia đình và xã hội.
1.2.2.

Hạn chế cịn tồn tại

Thứ nhất, hệ thống chính sách vùng dân tộc và miền núi so với giai đoạn trước có
nhiều ưu điểm, nhưng cịn bộc lộ khơng ít hạn chế, như chưa bảo đảm gắn kết
thống nhất giữa chính sách phát triển dân tộc - tộc người với chính sách phát triển
vùng; thời gian thực hiện chính sách ngắn, thiếu tính chiến lược; trình tự thủ tục
xây dựng và trình một số đề án mất nhiều thời gian; hầu hết các chính sách đều
mang tính chất hỗ trợ; chính sách đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản, do
vậy hiệu quả chưa thực sự bền vững; nhiều chính sách phải kéo dài thời gian thực
hiện dẫn đến định mức khơng cịn phù hợp với thực tế
Việc xây dựng một số chính sách thiếu thực tế, chưa phù hợp với địa bàn vùng dân
tộc và miền núi. Tổ chức thực hiện chính sách cịn nhiều yếu kém, phân cơng chủ
trì chỉ đạo tổ chức thực hiện chưa hợp lý; việc phối hợp giữa các bộ, ngành có lĩnh


vực chưa chặt chẽ, chỉ đạo có mặt cịn chồng chéo. Việc lồng ghép các chính sách
trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi cịn nhiều khó khăn, bất cập. Công tác kiểm

tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách cịn hạn chế. Chỉ đạo, thực hiện
chính sách ở một số địa phương cịn lúng túng. Cơng tác lập kế hoạch, rà sốt đối
tượng thụ hưởng trong việc thực hiện một số chính sách chưa sát với thực tế,...
Thứ hai, ở vùng dân tộc và miền núi, kinh tế chậm phát triển so với tiềm năng của
vùng và phát triển chưa vững chắc. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch
chậm. Mức độ thương phẩm hóa của nơng sản cịn thấp; sản phẩm sản xuất ra chưa
có thị trường tiêu thụ ổn định, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế thấp. Kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội thiếu và yếu kém: Hiện cịn 535/1.848 xã có đường đến trung
tâm xã chỉ đi được trong mùa khô; 14.093 thôn, bản chưa có đường ơ-tơ; 204/1.848
xã chưa có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã và trên 8.100 thôn, bản chưa được
sử dụng điện lưới quốc gia; 304 xã đặc biệt khó khăn chưa đủ lớp học kiên cố;
15.930 thơn, bản chưa có nhà trẻ, mẫu giáo; 758 xã chưa có nhà văn hóa;...
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều vùng dân tộc và miền núi cao nhất cả
nước; tình trạng tái nghèo phổ biến ở nhiều nơi. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo khu vực
miền núi Tây Bắc là 34,52%, miền núi Đông Bắc: 20,74%; Tây Nguyên: 17,14%;
các tỉnh Bắc Trung Bộ: 12,5%. Kết quả giảm nghèo thiếu tính bền vững, tỷ lệ tái
nghèo cao. Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực vùng dân tộc và
miền núi thấp: 21% số người trong độ tuổi đi học không biết đọc, biết viết chữ phổ
thông; số người trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo chiếm 89,5%, riêng số
người trong độ tuổi lao động là người dân tộc thiểu số chưa qua đào tạo chiếm
94,2% (tỷ lệ này ở đồng bào dân tộc Mông là 98,7%; Khmer: 97,7%; Thái: 94,6%;
Mường: 93,3%); chất lượng đào tạo nghề thấp.
Phó Thủ tướng Trương Hịa Bình nêu lên thực tế thu nhập bình quân hộ đồng bào
dân tộc thiểu số nhiều nơi chỉ bằng 40 – 50% bình quân trong khu vực. Tỷ lệ dân
tộc thiểu số chiếm 14,6% nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm 52,7% số hộ nghèo của cả
nước. Chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa tuy đã được nâng lên nhưng so với mặt
bằng chung vẫn còn thấp, mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cịn nhiều khó khăn.
Khoảng 21% người trên 15 tuổi chưa đọc thông, viết thạo tiếng Việt. Tỷ lệ bao phủ
bảo hiểm y tế cao nhưng tỷ lệ khám, chữa bệnh còn thấp. Theo Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc

thiểu số cịn rất nhiều khó khăn, so với mức bình qn chung cịn một khoảng cách


khá xa. Hơn 54 nghìn hộ thiếu đất sản xuất, hơn 58 nghìn hộ thiếu đất ở, 223 nghìn
hộ thiếu nước sinh hoạt cần được hỗ trợ, chưa được giải quyết thấu đáo.
Đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ còn hạn chế, nhất là thiếu đội ngũ cán bộ
người dân tộc thiểu số hoặc có cán bộ dân tộc nhưng chưa được đào tạo. Tỷ lệ cán
bộ là người dân tộc thiểu số trong chính quyền cấp huyện và tỉnh tại các địa
phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp (khoảng 10,9% và 11,32%).
Trong tổng số 48.200 cán bộ dân tộc thiểu số cấp xã, số người có trình độ học vấn
trung học cơ sở chiếm 45%, tiểu học: 18,7%, chỉ có 1,9% có trình độ cao đẳng và
đại học.
KẾT LUẬN
Có thể thấy rằng, nếu như trong thời chiến, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước ta có tác dụng cổ vũ, khích lệ tinh thần cách mạng của đồng bào dân tộc thiểu
số kháng chiến, làm nên thắng lợi lịch sử của dân tộc, thì trong thời kỳ đổi mới,
chính sách ấy có ý nghĩa củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tạo ra khối sức mạnh
tổng hợp để thực hiện công nghiệp hố, hiện đại hố, ổn định tình hình an ninh,
chính trị của đất nước. Vậy nên, Đảng và Nhà nước khơng ngừng hồn thiện hệ
thống chính sách dân tộc, phát huy vai trị của Đảng bộ, chính quyền địa phương
và sự chung tay của đồng bào dân tộc thiểu số vì mục tiêu xây dựng một Việt
Nam : dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ
nghĩa xã hội.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×