Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Tính cách của người xứ quảng (từ nguồn gốc đến biểu hiện)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 162 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HÓA HỌC

NGUYỄN THỊ QUỲNH CHI

TÍNH CÁCH CỦA NGƢỜI XỨ QUẢNG
(TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN BIỂU HIỆN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC
MÃ NGÀNH: 60.31.70

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn Quý thầy cô khoa Văn hóa học đã truyền đạt kiến thức và
phương pháp nghiên cứu cho tôi trong những năm học qua. Xin cảm ơn Quý thầy
cô trong Hội đồng chấm luận văn đã dành thời gian và cơng sức để đóng góp ý kiến
cho luận văn của tơi được hồn thiện hơn.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và tạo điều
kiện thuận lợi để tôi có thể hồn thành luận văn này.


Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Chi


MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................................................1
DẪN NHẬP .................................................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................4
2. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................5
3. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................8
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .........................................................................10
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ......................................................11
7. Bố cục luận văn ...............................................................................................13
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................15
1.1. Tính cách, tính cách dân tộc, tính cách vùng miền.......................................15
1.2. Từ

ệt đến tính cách người xứ Quảng ..............................23

1.3. Yếu tố Thời gian trong việc hình thành tính cách người xứ Quảng .............28
1.3.1. Giai đoạn di cư và tiếp xúc với người Chăm ........................................29
1.3.2. Giai đoạn định cư và tiếp xúc với nước ngoài ......................................30
1.4. Yếu tố Chủ thể trong việc hình thành tính cách người xứ Quảng ................33
1.4.1. Người Việt di cư ....................................................................................34
1.4.2. Người Chăm bản địa và thế hệ con lai Việt - Chăm .............................37
1.5. Yếu tố Không gian trong việc hình thành tính cách người xứ Quảng..........41
1.5.1. Khơng gian tự nhiên ..............................................................................42
1.5.2. Không gian xã hội .................................................................................45
1.6. Tiểu kết .........................................................................................................48
CHƢƠNG 2: TÍNH QUYẾT LIỆT ..................................................................................................52

2.1. Khái niệm “tính quyết liệt” và cơ sở hình thành tính quyết liệt của người xứ
Quảng ...................................................................................................................52
2.2. Những biểu hiện chính của tính quyết liệt ....................................................55
2.2.1. Tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất ...........................................55
2.2.2. Cương trực trong hoạt động chính trị - xã hội ......................................59

2


2.2.3. Thẳng thắn, bộc trực trong giao tiếp ....................................................68
2.2.4. Táo bạo, dứt khốt trong tình cảm ........................................................78
2.3. Đánh giá chung .............................................................................................84
CHƢƠNG 3: TÍNH THỨC THỜI....................................................................................................93
3.1. Khái niệm “tính thức thời” và cơ sở hình thành tính thức thời của người xứ
Quảng ...................................................................................................................93
3.2. Những biểu hiện chính của tính thức thời ....................................................95
3.2.1. Tư duy thoáng mở, cấp tiến ...................................................................95
3.2.2. Đi đầu trong phong trào đổi mới đất nước .........................................101
3.2.3. Linh hoạt, sáng tạo trong ngôn từ .......................................................105
3.3. Đánh giá chung ...........................................................................................117
CHƢƠNG 4: TÍNH LẠC QUAN ................................................................................................... 122
4.1. Khái niệm “tính lạc quan” và cơ sở hình thành tính lạc quan của người xứ
Quảng .................................................................................................................122
4.2. Những biểu hiện chính của tính lạc quan ...................................................125
4.2.1. Thái độ sống vui vẻ ..............................................................................125
4.2.2. Tinh thần yêu văn nghệ .......................................................................127
4.2.3. Biết làm chủ cuộc sống ........................................................................131
4.2.4. Luôn phấn đấu vươn lên ......................................................................136
4.3. Đánh giá chung ...........................................................................................142
KẾT LUẬN............................................................................................................................................. 144

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................. 151
TÀI LIỆU TRA CỨU ......................................................................................................................... 160

3


DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi người sinh ra sở hữu một diện mạo và tính cách khác nhau tạo nên một
thế giới cực kỳ đa dạng và thú vị. Tuy nhiên, nếu suy rộng ra và nhìn trên tổng thể
một nhóm người, một tập hợp người có chung hồn cảnh tự nhiên – xã hội thì tính
cách của họ vẫn tồn tại một mẫu số chung. Hoàn cảnh tự nhiên – xã hội ấy có thể là
phạm vi hẹp như gia đình, gia tộc, thơn làng, xã huyện hay phạm vi rộng như
tỉnh/thành, khu vực hoặc rộng hơn nữa là cả một quốc gia - dân tộc. Thật vậy, khi
con người sinh ra và lớn lên trong một gia đình thì tính cách của họ ít nhiều bị chi
phối bởi quan hệ máu mủ và truyền thống văn hóa của gia đình. Cũng như thế, khi
con người sinh ra và lớn lên ở một địa phương, một vùng miền nào đó thì chắc hẳn
tính cách của họ sẽ có những đặc điểm chung tạo nên đặc trưng tính cách truyền
thống của địa phương, vùng miền đó. Đây cũng là cơ sở để phân biệt, nhận diện
người nơi này với người nơi khác, người miền này với người miền khác. Riêng đối
với Việt Nam, trong kinh nghiệm và tâm thức của mỗi người, khơng nhiều thì ít,
cũng có một khái niệm chung rằng người miền Bắc có tính cách khác với người
miền Nam hay người miền Trung cũng có những đặc tính khơng giống với những
vùng miền khác… Hoặc trên phạm vi hẹp hơn, ta cịn có thể phân biệt người tỉnh
này với người tỉnh khác, người xứ này với người xứ khác. Điều đó góp phần tạo nên
một bức tranh văn hóa Việt Nam vơ cùng đa dạng và phong phú, bởi tính cách con
người như thế nào thì văn hóa như thế ấy và ngược lại, văn hóa như thế nào sẽ tạo
nên những con người tương hợp. Do vậy, nghiên cứu về tính cách con người cũng
chính là nghiên cứu về văn hóa. Đó ln là nhu cầu và là đề tài thu hút sự quan tâm
của nhiều người. Vì thế, chúng tơi quyết định chọn tính cách con người một vùng

miền làm đối tượng nghiên cứu của luận văn.
Và vùng đất mà chúng tôi chọn nghiên cứu là vùng Quảng Nam – Đà Nẵng
nằm trên dải đất miền Trung của tổ quốc, mà người ta hay gọi một cách ngắn gọn,
thân thương là “xứ Quảng”. Lựa chọn xứ Quảng bởi đây là một miền đất đầy thú vị,

4


có bề dày lịch sử, văn hóa; tính cách cách con người có nhiều đặc trưng nổi bật, thơi
thúc con người khơng ngừng đi sâu tìm tịi, nghiên cứu. Khi nhắc đến xứ Quảng,
người ta thường gắn cho vùng đất này cụm từ “địa linh nhân kiệt”. Với cách gọi
này, xứ Quảng được xem là miền đất thiêng sản sinh ra nhiều nhân tài đóng góp cho
sự nghiệp bảo vệ và dựng xây đất nước. Người xứ Quảng cũng vang danh khắp
nước với những nét đặc trưng trong tính cách, tiêu biểu như cần cù, hiếu học, mạnh
mẽ, chính trực, chịu thương chịu khó…. Ngày nay, họ hiện diện trên dọc chiều dài
đất nước, trong đó khơng ít người tạo dựng được tên tuổi, thành công trên nhiều
lĩnh vực, đến mức khi nhắc đến một người xứ Quảng tài giỏi nào đó, người ta
thường đế thêm một câu “(Nó) là người Quảng mà.”
Điều đáng nói là, nhân tố góp phần tạo nên thành công của họ chắc hẳn
không thể thiếu tính cách. Vậy những yếu tố nào đã góp phần hình thành nên tính
cách đặc trưng của người xứ Quảng? Người xứ Quảng khác với các vùng miền khác
như thế nào? Tính cách của họ đã ảnh hưởng như thế nào đến đời sống? Sự thành
công của họ phải chăng là do tính cách quyết định? Rất nhiều câu hỏi tương tự được
đặt ra và cũng được nhiều học giả quan tâm tìm hiểu, nhưng đến nay vẫn chưa có
lời giải một cách toàn diện và khoa học. Trên cơ sở kế thừa tri thức, kinh nghiệm
của người đi trước, chúng tôi thử lật lại vấn đề để nghiên cứu, mong rằng sẽ tìm
được lời giải thấu đáo hơn trong luận văn này.

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, lý giải nguồn gốc hình thành một

số đặc trưng tính cách điển hình nhất của người xứ Quảng và biểu hiện của chúng
trong đời sống của họ từ trước đến nay, làm cơ sở nhận diện người xứ Quảng trong
bức tranh tổng thể người Việt nói chung.
Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, trước hết luận văn tiến hành tìm
hiểu nguồn gốc hình thành các tính cách đặc trưng của người xứ Quảng thơng qua
hệ tọa độ văn hóa: thời gian, chủ thể, khơng gian; sau đó đi vào khảo sát biểu hiện
của từng đặc trưng tính cách qua các thành tố văn hóa: nhận thức, tổ chức, ứng xử.

5


Đồng thời, xuyên suốt luận văn sẽ đan xen trình bày sự so sánh, đối chiếu giữa tính
cách người xứ Quảng với người ở các vùng miền khác để tìm ra những nét tương
đồng và khác biệt, góp phần chứng minh và khẳng định đặc trưng tính cách văn hóa
riêng của người xứ Quảng.

3. Lịch sử vấn đề
Xứ Quảng là một vùng đất có bề dày lịch sử với nhiều đặc trưng văn hóa nổi
bật, nên từ lâu đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả. Do vậy, tìm
hiểu về xứ Quảng nói chung và tính cách người xứ Quảng nói riêng khơng phải là
một đề tài quá mới mẻ.
Về tổng thể xứ Quảng nói chung, có thể kể đến hai cuốn kỷ yếu hội thảo
Vai trò lịch sử dinh trấn Quảng Nam (Tam Kỳ, 9/2002) và Văn hóa Quảng Nam –
Những giá trị đặc trưng (2009). Hai kỷ yếu này tập hợp các bài tham luận của các
học giả nghiên cứu về Quảng Nam, trong đó đề cập đến nhiều lĩnh vực: lịch sử,
khảo cổ, chính trị, xã hội, văn hóa, văn học, văn nghệ…. Có thể nói, hai tập kỷ yếu
này đã tổng hợp những thông tin khá đầy đủ và chi tiết về đời sống vật chất và tinh
thần của người xứ Quảng nói chung. Do vậy, đây là nguồn tài liệu cung cấp kiến
thức tương đối khái quát và toàn diện về xứ Quảng.
Riêng về con ngƣời xứ Quảng, đến nay cũng đã có một vài cơng trình tiêu

biểu, trong đó đáng kể đến là tác phẩm Tìm hiểu con người xứ Quảng do Nguyên
Ngọc chủ biên và tập sách Người Quảng Nam của Lê Minh Quốc. Cùng bàn về
người Quảng Nam nhưng mỗi tác giả có một cách tiếp cận vấn đề khác nhau, cụ thể
như sau:
Trong tác phẩm Tìm hiểu con người xứ Quảng, Nguyên Ngọc và nhóm tác
giả đã tiếp cận người Quảng Nam – Đà Nẵng trên các bình diện lịch sử, kinh tế,
chính trị và văn hóa. Mục đích của tác giả khi xuất bản tác phẩm này là muốn thực
hiện “một cuộc “tổng duyệt lực lượng”, trước hết là “tổng duyệt” về con người, rà
soát lại chỗ mạnh, chỗ yếu, nguyên nhân, “quy luật” và bản lĩnh của mình trước
những vận hội và thách thức khi bước vào thế kỷ XXI” [Nguyên Ngọc (cb) 2005:
6


6]. Để thực hiện cuộc “tổng duyệt” đó, tác giả đã chọn cách tiếp cận đi theo dòng
chảy lịch sử: từ lịch sử tộc người, lịch sử vùng đất đến lịch sử đấu tranh giải phóng
dân tộc, lồng ghép trong đó là sự phân tích tâm lý và tính cách của người Quảng
Nam - Đà Nẵng. Cách tiếp cận này của tác giả có ưu điểm là cung cấp nhiều thơng
tin cho người đọc về lịch sử, văn hóa cũng như tâm lý, tính cách của con người xứ
này. Tuy vậy, do cách trình bày dàn trải, bố cục thiếu tính hệ thống khiến cho vấn
đề khơng được giải quyết một cách rõ ràng, thấu đáo, gây khó khăn cho người đọc
trong việc nắm bắt tính cách đặc trưng của người Quảng Nam - Đà Nẵng.
Tập sách Người Quảng Nam của Lê Minh Quốc đến nay đã có hai ấn phẩm
cùng tên: một ấn phẩm xuất bản năm 1999 và một ấn phẩm mới xuất bản năm 2012.
Cả hai ấn phẩm này là sự tổng hợp 29 bài viết đậm chất văn chương, tự sự của tác
giả về đặc điểm lịch sử, văn hóa, con người Quảng Nam mà tác giả ghi nhận được
trong quá trình sống và lao động ở nơi đây, trong đó ấn phẩm sau là sự tiếp tục và
phát triển của ấn phẩm trước. Mỗi một bài viết là những ghi chép, cảm nhận và suy
nghĩ của tác giả về một vấn đề cụ thể khiến cho người đọc dễ theo dõi và nắm bắt
vấn đề. Tập sách này là một tư liệu tham khảo mang tính tổng hợp, cung cấp nhiều
thơng tin bổ ích và sinh động về xứ Quảng.

Bên cạnh những cơng trình của các học giả trong nước, cịn có hai tác phẩm
do người nước ngoài viết về xứ Quảng (xứ Đàng Trong, xứ Nam Hà) trong lịch sử:
Xứ Đàng trong năm 1621 của Cristophoro Borri (Hồng Nhuệ, Nguyễn Khắc Xuyên,
Nguyễn Nghị dịch) và Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792 - 1793) của John
Barrow (Nguyễn Thừa Hỷ dịch). Hai cuốn sách này là những ghi chép của
Cristophoro Borri và John Barrow về văn hóa – xã hội xứ Quảng trong giai đoạn
chúa Nguyễn thi hành các chính sách mở cửa thơng thương với nước ngồi. Những
thơng tin về bối cảnh lịch sử - xã hội thời bấy giờ cũng như về đặc điểm sinh hoạt,
lối sống, phong tục tập quán, đặc điểm tâm lý tính cách con người Quảng Nam – Đà
Nẵng do hai người nước ngoài này cung cấp là một nguồn tư liệu quý giá, mang đến
cái nhìn khách quan, chân thật và sống động về xứ Quảng trong lịch sử bang giao
với nước ngoài.
7


Nhìn chung, tuy đã có một số

liên quan trực tiếp đến phạm

vi và đối tượng nghiên cứu của luận văn nhưng các cuốn sách ấy hoặc chỉ dừng lại
ở mức độ trình bày khái quát, sơ lược; hoặc chỉ là những nghiên cứu rời rạc, thiếu
tính hệ thống; hoặc chỉ là những ghi chép dạng bút ký với một số nhận xét chung
chung, cảm tính. Nguồn gốc và biểu hiện của tính cách người xứ Quảng do đó vẫn
chưa được tìm hiểu và khai thác một cách khoa học. Hay nói cách khác, tính cách
người xứ Quảng chưa được các học giả xem như một đối tượng độc lập để nghiên
cứu. Do vậy, chúng tôi hy vọng việc xác định tính cách người xứ Quảng là đối
tượng nghiên cứu độc lập của luận văn sẽ góp phần giải quyết vấn đề tường tận hơn.
Theo đó, việc đặt đối tượng nghiên cứu trong hệ tọa độ chủ thể - không gian – thời
gian để lý giải nguồn gốc tính cách người xứ Quảng và xem xét biểu hiện của nó
trên các bình diện văn hóa là cách làm phù hợp mà chúng tôi đã lựa chọn để triển

khai luận văn.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Như đã đề cập đến ngay trong tên đề tài, đối tượng nghiên cứu của luận văn
là tính cách của người xứ Quảng. Tính cách, hiểu một cách khái quát, là hệ thống
những đặc điểm tâm lý ổn định và nhất quán tồn tại trong con người và được biểu
hiện qua các hoạt động cụ thể.
Để thực hiên đề tài này, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
Về mặt không gian, trước hết cần làm rõ khái niệm “xứ Quảng”. Xứ Quảng
hiểu theo nghĩa rộng tức là vùng Ngũ Quảng, bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị,
Quảng Hóa (tức Thừa Thiên), Quảng Nam, Quảng Ngãi [Nguyên Ngọc (cb) 2005:
11]. Xứ Quảng hiểu theo nghĩa hẹp tức là vùng đất Quảng Nam, cũng chính là phạm
vi nghiên cứu của luận văn. Sở dĩ chúng tôi chỉ nghiên cứu xứ Quảng trong phạm vi
hẹp là bởi vì vùng đất này từ xưa đến nay ln là vùng đất trọng yếu, được các chúa
Nguyễn xem là “đất yết hầu của miền Thuận Quảng”. Mặc dù đến nay đã trải qua
nhiều lần cải tổ hành chính và sửa đổi tên gọi, nhưng ở thời đại nào, Quảng Nam
cũng được xem là trung tâm kinh tế, xã hội của cả vùng duyên hải miền Trung. Do

8


vị trí trung tâm và là cửa ngõ thơng thương quốc tế, Quảng Nam sớm là nơi hội tụ
của văn hóa, văn minh. Văn hóa và con người Quảng Nam theo đó cũng tiến bộ,
phát triển hơn; trở nên tiêu biểu và điển hình cho tồn khu vực.
Đồng thời, vùng đất Quảng Nam mà chúng tôi nghiên cứu bao gồm cả Đà
Nẵng, bởi vì trong lịch sử, Đà Nẵng ln là một bộ phận của Quảng Nam. Mặc dù
sau đó trải qua nhiều lần tách, nhập trên phương diện hành chính (đến năm 1997 thì
tách hẳn thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng), nhưng trên phương diện
văn hóa – xã hội, Quảng Nam và Đà Nẵng vẫn luôn có mối quan hệ gắn bó mật
thiết, khơng thể tách rời: “Nhà nước tách đơn vị hành chính, nhưng cán bộ và nhân

dân vẫn liên kết kinh tế - văn hóa đấy. Đó chính là phép biện chứng của lịch sử. Ở
Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Chu Lai… đã và sẽ diễn ra một quá trình hội tụ, kết
tinh, giao lưu và lan tỏa về mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa đến xã hội…” [Trần Quốc
Vượng 2010: 33]. Do vậy, không gian nghiên cứu của chúng tôi là “Quảng Nam
văn hóa” chứ khơng phải “Quảng Nam hành chính”.
Trong luận văn, chúng tôi thống nhất sử dụng thuật ngữ “xứ Quảng” hoặc
“Quảng Nam” để chỉ Quảng Nam – Đà Nẵng ngày nay. Ngoại trừ thành phố Đà
Nẵng với diện tích vào khoảng 1.283,42 km2, tồn tỉnh Quảng Nam được chia
thành 18 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 2 thành phố: Tam Kỳ, Hội An
và 16 huyện: Điện Bàn, Thăng Bình, Bắc Trà My, Nam Trà My, Núi Thành, Phước
Sơn, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn, Đông Giang, Nam Giang, Đại Lộc, Phú
Ninh, Tây Giang, Duy Xuyên, Quế Sơn. Tổng diện tích tồn tỉnh là 10.438,37 km2
[Tỉnh Quảng Nam 2013].
Về mặt chủ thể, đối tượng chúng tôi nghiên cứu là cộng đồng người Việt
sinh sống ở xứ Quảng. Tuy nhiên, chúng ta đều biết, trước khi người Việt đặt chân
đến vùng đất này thì đây chủ yếu là địa bàn cư trú của người Chăm. Sau đó, cục
diện va chạm và giằng co qua lại không ngừng giữa người Việt và người Chăm đã
dẫn đến sự hỗn cư và quan hệ hòa huyết lâu dài, sâu sắc giữa hai dân tộc, tạo nên
thế hệ con lai Việt - Chăm vốn cũng là một bộ phận của tổ tiên người xứ Quảng. Vì

9


thế, chúng tôi thống nhất sử dụng khái niệm “người xứ Quảng” là khái niệm chung
nhất để chỉ cộng đồng cư dân chủ thể sinh sống trên vùng đất xứ Quảng, không
phân biệt người Việt hay người Việt lai Chăm.
Về mặt thời gian, thời gian chúng tôi khảo sát bắt đầu từ khi người Việt phía
Bắc di cư xuống phía Nam đến định cư ở xứ Quảng vào khoảng đầu thế kỷ XIV
(đánh dấu bằng sự kiện Huyền Trân công chúa được vua Trần gả cho vua Chiêm là
Chế Mân) đến nay.


5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về mặt khoa học, nghiên cứu, tìm hiểu tính cách của người dân một địa
phương cũng là cách tiếp cận đời sống văn hóa của họ. Bởi lẽ con người khơng chỉ
là chủ thể của văn hóa mà cịn là người mang những giá trị văn hóa truyền từ đời
này sang đời khác, từ nơi này đến nơi khác. Tính cách con người là sự kết tinh của
những giá trị văn hóa qua bao thế hệ, mang tính đặc trưng, ổn định; phản ánh tương
đối rõ nét nền văn hóa truyền thống của một vùng miền, một dân tộc. Do vậy, hiểu
biết về con người chính là hiểu biết về văn hóa, nghiên cứu tính cách con người
cũng là nghiên cứu văn hóa vậy. Với ý nghĩa khoa học như thế, chúng tơi hy vọng
luận văn này có thể cung cấp cho người đọc cách nhìn tương đối đầy đủ, có hệ
thống về tính cách và văn hóa của người xứ Quảng, đồng thời bổ sung vào nguồn
tài liệu tham khảo về văn hóa địa phương nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.
Về mặt thực tiễn, từ xưa đến nay, việc hiểu rõ tính cách của con người ln
là một nhu cầu không thể thiếu trong đối nhân xử thế. Biết mình, biết người giúp
chúng ta dễ dàng tiếp xúc, hòa nhập với nhau trong một thế giới vốn được tạo dựng
và chi phối bởi mối quan hệ giữa người và người. Nhất là trong thời đại hội nhập
ngày nay, khi những lằn ranh biên giới giữa vùng này với vùng khác, tỉnh này với
tỉnh khác, khu vực này với khu vực khác, quốc gia này với quốc gia khác ngày càng
trở nên mờ nhạt thì nhu cầu hiểu biết lẫn nhau càng trở nên bức thiết.
Người xứ Quảng từ bao lâu nay cũng đã bước chân ra khỏi địa phận của
mình, có mặt ở khắp mọi miền đất nước và hiện diện ở nhiều quốc gia; do vậy, sự
10


giao lưu, tiếp xúc với họ đã trở nên rất phổ biến và thường xun. Vì thế, việc tìm
hiểu tính cách của người xứ Quảng thiết nghĩ cũng là cơ sở giúp chúng ta hiểu thêm
về tâm tính của nhau, từ đó chọn lựa cách ứng xử phù hợp, tránh những va chạm,
xung đột khơng đáng có.


6. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
Để thực hiện luận văn, chúng tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp tiếp
cận sau:
Thứ nhất là phƣơng pháp hệ thống – cấu trúc. Văn hóa là một hệ thống, do
vậy khi nghiên cứu bất cứ một vấn đề cụ thể nào của văn hóa cũng phải đặt nó trong
mối liên hệ tương quan với với các thành tố văn hóa, các bình diện văn hóa khác.
Phương pháp hệ thống – cấu trúc được sử dụng trong luận văn nhằm đặt đối tượng
nghiên cứu của đề tài vào hệ tọa độ văn hóa thời gian - chủ thể - không gian và cấu
trúc ba thành tố văn hóa nhận thức - tổ chức - ứng xử của người xứ Quảng để xem
xét, nghiên cứu. Có như vậy mới có thể nhìn nhận vấn đề một cách tồn diện và có
hệ thống.
Thứ hai là phƣơng pháp tiếp cận địa - văn hóa. Văn hóa của một cá nhân,
một địa phương, một vùng miền hay một quốc gia, dân tộc đều được hình thành và
phát triển dưới sự chi phối của điều kiện tự nhiên và xã hội ở nơi mà nó sinh ra. Sự
hình thành và định hình tính cách của con người địa phương cũng khơng nằm ngồi
quy luật này. Do vậy, sử dụng phương pháp địa - văn hóa giúp chúng tơi tìm hiểu
các yếu tố tự nhiên và xã hội đã tác động như thế nào đến nguồn gốc hình thành
những tính cách đặc trưng của người xứ Quảng.
Thứ ba là phƣơng pháp tiếp cận sử - văn hóa. Phương pháp này giúp
chúng tơi tìm hiểu những tác động của các giai đoạn lịch sử (tiếp biến văn hóa) đến
sự hình thành tính cách người xứ Quảng, đồng thời khảo sát những biểu hiện tính
cách của họ từ buổi đầu khai phá vùng đất xứ Quảng đến nay.

11


Thứ tư là phƣơng pháp so sánh. Phương pháp này giúp chúng tơi tìm ra
những điểm tương đồng và khác biệt về tính cách người xứ Quảng so với các vùng
miền khác trong nước. Những tương đồng và khác biệt này sẽ góp phần minh
chứng, khẳng định và đi đến kết luận về những tính cách đặc trưng riêng của người

xứ Quảng. Các phép so sánh được trình bày đan xen và xun suốt luận văn.
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng các thao tác tổng hợp và xử lý tư liệu, thao
tác diễn dịch, quy nạp, chứng minh… để trình bày luận văn.
Vì là người đi sau nên chúng tơi có điều kiện thuận lợi trong việc kế thừa
nguồn tài liệu tham khảo sẵn có của các học giả, nhà khoa học đi trước. Nguồn tài
liệu sử dụng trong luận văn về cơ bản được chúng tôi chia thành từng nhóm với các
tác phẩm chủ yếu như sau:
Nhóm tài liệu về cơ sở lý luận về tâm lý, tính cách, gồm các tác phẩm:
Phân tâm học và tính cách dân tộc của Đỗ Lai Thúy, Tâm lý học dân tộc của Vũ
Dũng, Một số cơng trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (Tập 2: Văn học)
của Nguyễn Hồng Phong và các bài viết: Mơ hình tâm lý – văn hóa về tính cách dân
tộc của Claret Philippe do Huyền Giang dịch (đăng trong tác phẩm Phân tâm học và
tính cách dân tộc của Đỗ Lai Thúy)… Nhóm tài liệu này đưa ra những định nghĩa,
luận điểm, quan điểm của các tác giả về tâm lý và tính cách con người, là cơ sở giúp
chúng tơi xây dựng nền tảng lý luận cho luận văn.
Nhóm tài liệu về bối cảnh tự nhiên, lịch sử, văn hóa - xã hội của cả nước
nói chung và các vùng miền nói riêng, gồm các tác phẩm: Văn hóa vùng và phân
vùng văn hóa ở Việt Nam và Văn hóa, Văn hóa tộc người và Văn hóa Việt Nam của
Ngơ Đức Thịnh; Việt Nam – Cái nhìn địa - văn hóa của Trần Quốc Vượng; Tìm về
bản sắc văn hóa Việt Nam, Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng của Trần
Ngọc Thêm; Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ do Trần Ngọc Thêm chủ biên;
Việt Nam - văn hóa và con người của Nguyễn Đắc Hưng; Văn hóa Việt Nam nhìn từ
mẫu người văn hóa của Đỗ Lai Thúy; bài viết Về tính cách người Việt Nam của
Nguyễn Văn Hạnh (đăng trong cuốn Văn hóa Việt Nam – đặc trưng và cách tiếp

12


cận)… Nhóm tài liệu này cung cấp cho chúng tơi kiến thức tổng thể về nước Việt,
trong đó, xứ Quảng là một bộ phận khơng thể tách rời. Hay nói cách khác, việc

nghiên cứu tính cách người xứ Quảng khơng thể thốt ly khỏi bối cảnh lịch sử, văn
hóa – xã hội, tính cách chung của cả nước.
Nhóm tài liệu về Quảng Nam và tính cách con ngƣời Quảng Nam, gồm
các tác phẩm sau: Đại Nam nhất thống chí - Quốc sử quán triều Nguyễn , Có 500
năm như thế của Hồ Trung Tú; Tìm hiểu con người xứ Quảng do Nguyên Ngọc chủ
biên; tập sách Người Quảng Nam của Lê Minh Quốc; kỷ yếu hội thảo Vai trò lịch
sử dinh trấn Quảng Nam (2002); kỷ yếu hội thảo Văn hóa Quảng Nam – Những giá
trị đặc trưng (2001); kỷ yếu hội thảo Danh xưng Quảng Nam (2001); Xứ Đàng
trong năm 1621 của Cristophoro Borri (Hồng Nhuệ, Nguyễn Khắc Xuyên, Nguyễn
Nghị dịch); Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792 - 1793) của John Barrow
(Nguyễn Thừa Hỷ dịch); Người xưa đất Quảng của Lê Thí; Phong tục - tập quán lễ hội Quảng Nam của Sở Văn hóa - Thông tin Quảng Nam; Quảng Nam hay cãi
của Vũ Đức Sao Biển … Đây là nhóm tài liệu gần với luận văn, cung cấp những
thông tin liên quan trực tiếp đến đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Bên cạnh đó, trong luận văn cũng sử dụng nhiều tư liệu văn học dân gian của
xứ Quảng để làm minh chứng cho các luận điểm liên quan, chủ yếu trình bày trong
phần biểu hiện tính cách người xứ Quảng. Nguồn tư liệu văn học dân gian sử dụng
trong luận văn chủ yếu được trích dẫn từ ba tập sách: (1) Văn học dân gian Quảng
Nam do Nguyễn Văn Bổn biên soạn; (2) Tổng tập Văn hóa Văn nghệ dân gian: Ca
dao dân ca đất Quảng do Hoàng Hương Việt và Bùi Văn Tiếng chủ biên; (3) Ca
dao Nam Trung Bộ do Thạch Phương & Ngơ Quang Hiển biên soạn.
Ngồi ra, nguồn tài liệu đăng trên sách, báo, tạp chí và mạng Internet có liên
quan đến đề tài cũng được chúng tơi khai thác sử dụng.

7. Bố cục luận văn
Ngồi phần dẫn nhập và kết luận, nội dung của luận văn được triển khai
thành 4 chương. Trong chương một, trước hết chúng tôi tiến hành làm rõ các khái
13


niệm tính cách, tính cách dân tộc, tính cách vùng miền; đưa ra cái nhìn tổng thể về

đặc trưng tính cách văn hóa người Việt truyền thống và bước đầu xác định các tính
cách đặc trưng của người Quảng trên cơ sở nhận xét của các nhà nghiên cứu. Tiếp
theo, chúng tơi trình bày những tác động thực tiễn của yếu tố thời gian - chủ thể không gian đến sự hình thành và định hình tính cách riêng của người xứ Quảng, từ
đó đi đến khẳng định ba tính cách lớn và tiêu biểu nhất: tính quyết liệt, tính thức
thời, tính lạc quan.
Trên cơ sở đó, trong chương 2, chương 3 và chương 4, chúng tơi lần lượt
trình bày ba tính cách nói trên theo thứ tự các đề mục: (1) Khái niệm và cơ sở hình
thành, (2) Những biểu hiện chính, (3) Đánh giá chung; cụ thể như sau:
Mục khái niệm và cơ sở hình thành: đưa ra định nghĩa về các tính cách cụ
thể nhằm làm rõ và khu biệt tính cách này này với tính cách khác. Đồng thời, trên
nền tảng cơ sở thực tiễn đã trình ở chương một, chúng tơi đúc kết lại các yếu tố
quan trọng nhất góp phần hình thành nên từng tính cách cụ thể ấy.
Mục những biểu hiện chính: trình bày những biểu hiện chính của từng tính
cách trên các bình diện văn hóa: nhận thức, tổ chức, ứng xử. Biểu hiện của tính cách
con người là một đề tài vơ tận, do đó, trong phạm vi của luận văn, chúng tơi chỉ
chọn trình bày những biểu hiện nổi bật và tiêu biểu nhất.
Mục đánh giá chung: trình bày hệ quả của từng tính cách, đồng thời đánh giá
ý nghĩa và xu hướng phát triển của các tính cách đó trong thời đại ngày nay.

14


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tính cách, tính cách dân tộc, tính cách vùng miền
Tính cách:
Về mặt từ ngữ, Từ điển từ và ngữ Việt Nam đã định nghĩa tính cách là “nét
riêng biệt của mỗi người thể hiện trong phong cách cƣ xử và trong thái độ đối
với sự vật” [Nguyễn Lân 2000: 1833]. Định nghĩa này của Nguyễn Lân mặc dù đã
nói lên được tính khu biệt của tính cách nhưng lại khơng bao quát hết phạm vi biểu
hiện của tính cách, bởi “nét riêng biệt” của mỗi người không chỉ thể hiện trong

phong cách cư xử, thái độ đối với sự vật, mà quan trọng hơn cả là đối với sự việc và
con người.
Trong tiếng Hoa, tính cách (性格) được định nghĩa là “đặc điểm tâm lý biểu
hiện qua phƣơng thức hành động và thái độ đối với người và việc” [Lý Hiểu Kỳ
(cb) 1997: 829]. Định nghĩa này quá ngắn gọn và hạn chế trong việc nêu lên bản
chất của tính cách.
Qua đó thấy rằng, nếu lấy tính cách làm đối tượng nghiên cứu thì việc làm rõ
định nghĩa/ khái niệm tính cách không thể chỉ dừng lại ở phương diện từ ngữ, mà
nhất thiết phải tìm hiểu nó trên phương diện học thuật.
Về mặt học thuật, tính cách trước hết là khái niệm thuộc phạm trù tâm lý
học; việc nghiên cứu tính cách có ý nghĩa rất lớn đối với các ngành khoa học khác,
trong đó có văn hóa học. Vì thế, đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu, học giả trong
nước đưa ra những quan điểm về tính cách như sau:
Vĩnh An đã lý giải tính cách là “yếu tố bền vững trong hành vi của một
người nào đó trong cách sống thường ngày cùng với các mối quan hệ làm cho
ngƣời ấy khác những ngƣời khác” [Vĩnh An 2007: 118].

15


Vũ Dũng định nghĩa tính cách là “những đặc điểm tâm lý tƣơng đối bền
vững của cá nhân được hình thành trong hoạt động sống và giáo dục” [Vũ Dũng
(cb) 2008: 880].
Theo Nguyễn Hồng Phong, tính cách là “tồn bộ những đặc điểm tâm lý có
tính chất bền vững hình thành trong con người ta. Các đặc điểm ấy nói lên thái độ
và hành vi đối với xã hội, đối với bản thân, đối với nghề nghiệp, và những đặc
điểm về ý chí và phẩm chất con ngƣời” [Nguyễn Hồng Phong 2005: 20].
Nguyễn Văn Hạnh cũng lý giải tính cách với sự nhấn mạnh vào tính ổn định
và cực kỳ bền vững của tính cách. Theo ơng, tính cách là “hệ thống những đặc
điểm, phẩm chất tồn tại một cách khách quan, tất yếu, tạo thành một “hằng số”,

một nếp hằn, một “đƣờng mòn”, một thiên hƣớng, một lực trội trong tư duy,
trong cách sống, trong ứng xử, hành động của con người mà ta có thể nhận thấy ở
số đông thành viên của cộng đồng trong cuộc sống hàng ngày, cũng như qua những
lựa chọn có tính chất lịch sử, có ý nghĩa bước ngoặt đối với vận mệnh của họ”
[Nguyễn Văn Hạnh 2003: 195].
Dù được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng những định nghĩa này
nhìn chung đều thống nhất ở chỗ thừa nhận tính hệ thống, tính ổn định và tính
khu biệt của tính cách. Tuy nhiên, chưa có định nghĩa nào trong số các định nghĩa
nói trên có thể bao quát hết ba đặc trưng này. Do đó, nếu chọn ra một định nghĩa
đầy đủ, bao quát hơn cả để làm tiền đề lý luận thì chúng tơi chọn định nghĩa trong
Từ điển tiếng Việt của Viện ngơn ngữ học: “Tính cách là tổng thể nói chung
những đặc điểm tâm lý ổn định trong cách xử sự của một người, biểu hiện thái
độ điển hình của người đó trong những hồn cảnh điển hình” [Hồng Phê (cb)
2009: 1283]. Định nghĩa không những ngắn gọn, súc tích mà quan trọng hơn là bao
hàm được tính hệ thống (“tổng thể nói chung”), tính ổn định (“đặc điểm tâm lý ổn
định”) và tính khu biệt của tính cách, bởi “thái độ điển hình… trong những hồn
cảnh điển hình” là cơ sở tạo nên nét khác biệt giữa người này và người khác. Theo
đó, những tính này có thể được hiểu rộng ra như sau:

16


- Tính hệ thống: nói đến tính cách là nói đến một tổ hợp những đặc trưng tâm
lý ổn định tồn tại trong con người, trong đó chứa đựng nhiều tính cụ thể, chẳng hạn:
tính nóng nảy, tính bộc trực, tính hào hiệp, tính lạc quan… Theo đó, tính cách là
danh từ gọi chung, cịn “tính + …” là cách gọi riêng từng đặc trưng tâm lý cụ thể.
- Tính ổn định: một khi tính cách con người đã được định hình thì rất khó
hoặc thậm chí khơng thể thay đổi, có chăng chỉ có thể khắc phục ít nhiều chứ về bản
chất thì ln ln như thế. Cũng vì thế mà người xưa có câu: “Giang sơn dễ đổi,
bản tính khó dời”, chính là nói đến sự ổn định của tính cách.

- Tính khu biệt: tính cách là đặc trưng tâm lý riêng có của mỗi người; do vậy
thơng qua những biểu hiện cụ thể của tính cách sẽ phần nào nhận diện, phân biệt
được người này với người khác trong một tập thể.
Cùng phạm trù với tính cách cịn có nhân cách, bản tính, tính tình,…
Tính cách đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu văn hóa, bởi
thơng qua đặc điểm tâm lý, cung cách ứng xử của con người có thể hiểu được văn
hóa của chính bản thân con người, văn hóa ở nơi con người tồn tại và ngược lại. Với
quan điểm này, Nguyễn Đắc Hưng đã phát biểu về tính cách con người trong mối
quan hệ biện chứng với văn hóa như sau: “Văn hóa và tính cách của con người, một
mặt phụ thuộc vào đặc điểm địa lý, sinh thái ở mỗi vùng miền, mặt khác lại phụ
thuộc vào hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử. Chính vì vậy, khi nghiên
cứu văn hóa và tính cách con người Việt Nam, các nhà nghiên cứu ln có cách
nhìn văn hóa và tính cách con ngƣời trong xu thế vận động, trong mối quan hệ
biện chứng, ảnh hƣởng qua lại lẫn nhau” [Nguyễn Đắc Hưng 2009: 104].
Tính cách dân tộc:
Tính cách dân tộc là một khái niệm được các học giả trong và ngồi nước
nghiên cứu từ rất sớm bởi nó có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều ngành khoa học
như tâm lý học, nhân học, xã hội học, văn hóa học… Ở nước ngồi, từ thế kỷ
XVIII trở đi đã có nhiều trường phái nghiên cứu vấn đề này; mỗi trường phái có
một hướng tiếp cận khác nhau, tạo nên bức tranh đa diện về “tính cách dân tộc”.
17


Nhà nhân học Margaret Mead, Ruth Fulton Benedict cùng các nhà nhân học
khác như Geofrey Goger, Gregory Batason đã đánh đồng tính cách dân tộc với
“tính cách văn hóa” (cultural character). Tính cách văn hóa được Margaret Mead
định nghĩa là “tồn bộ những nét cá tính điều hịa trong ứng xử của những thành
viên thuộc cùng một đơn vị xã hội và được tổ chức thành một “cấu trúc tính cách
văn hóa”. Nói đúng hơn, đó là một sự trừu tượng hóa, một cơng cụ khái niệm dùng
để chỉ cá tính nội tâm riêng của một tập hợp các cá nhân cùng chia sẻ một nền văn

hóa tổng thể giống nhau: văn hóa dân tộc” [Claret Philippe 2007: 14]. Với cách
hiểu này thì sự tồn tại và sinh hoạt trong cùng một nền văn hóa của mỗi dân tộc dẫn
đến sự hình thành hệ thống đặc điểm tính cách của dân tộc đó.
Đề cập đến khái niệm “tính cách văn hóa”, tác giả Trần Ngọc Thêm đưa ra
nhận định về mối tương quan giữa “tính cách văn hóa”, “tính cách tập thể” (tức tính
cách dân tộc”, “tính cách con người” như sau: “Tính cách văn hóa” và “tính cách
tập thể”, “tính cách con người” giống nhau ở chỗ cùng chứa những phẩm chất tinh
thần tương đối bền vững thuộc con người, nhưng khác nhau ở chỗ, bên cạnh đó,
tính cách tập thể, tính cách con người chứa đựng cả cái phi giá trị (ví dụ như tính
hiếu chiến, thói lười nhác…); cịn tính cách văn hóa thì khơng chứa cái phi giá trị
nhưng chứa đựng cả cái chỉ có liên quan đến con người” [Trần Ngọc Thêm (cb)
2013b: 642].
Các nhà phân tâm học duy văn hóa thuộc trường phái Anglo - Saxon lại xác
định tính cách dân tộc như một “tính cách xã hội” (social character), nghĩa là họ
nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhân tố xã hội - lịch sử và vai trò của các nhân
tố xã hội - kinh tế trong sự hình thành cá tính tập thể của các xã hội [Claret Philippe
2007: 21]. Theo cách hiểu của trường phái này thì tính cách dân tộc đƣợc quy
định bởi các nhân tố lịch sử, kinh tế, xã hội ở nơi mà dân tộc đó sinh sống.
Có thể nhận thấy rằng, cả hai trường phái trên đều nghiên cứu tính cách dân
tộc dựa trên sự phân tích những nhân tố hình thành. Trường phái nhân học cho rằng
tính cách dân tộc được tạo nên bởi nền văn hóa của dân tộc đó, cịn trường phái

18


phân tâm học thì cho rằng tính cách dân tộc được tạo nên bởi các yếu tố lịch sử,
kinh tế, xã hội. Suy cho cùng thì nghiên cứu của cả hai trường phái này bổ khuyết
cho nhau, bởi lẽ văn hóa bao hàm cả những nhân tố lịch sử, kinh tế, xã hội. Tất cả
những nhân tố này đều góp phần quan trọng trong việc hình thành nên tính cách dân
tộc, và do đó tính cách dân tộc là “sự phản ánh những điều kiện sinh sống của dân

tộc, do đó nó khơng thể tách rời khỏi các điều kiện xã hội trong đó tính cách ấy hình
thành và phát triển trong quá khứ và hiện tại” [Nguyễn Hồng Phong 2005: 22].
Nếu như đa số các học giả nước ngoài tập trung vào việc phân tích, nêu lên
những yếu tố hình thành tính cách dân tộc thì các nhà học giả trong nước cũng có
nhiều đóng góp trong việc đưa ra một số định nghĩa, khái niệm:
Theo Nguyễn Hồng Phong, “tính cách dân tộc là những đặc điểm của tâm
lý dân tộc hình thành trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, nó phản ánh
những điều kiện sinh sống của dân tộc, bao gồm toàn bộ những ấn tượng tiếp thu
ở môi trường xung quanh” [Nguyễn Hồng Phong 2005: 20].
Theo Nguyễn Văn Hạnh, “tính cách dân tộc là một cấu trúc tinh thần được
định hình trong quá trình lịch sử rất lâu dài hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn
năm, trên cơ sở những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa nhất định, thay
đổi rất chậm chạp trong sự vận động và phát triển” [Nguyễn Văn Hạnh 2003:
195].
Tác giả Vũ Dũng đã định nghĩa tính cách dân tộc là “những đặc điểm tâm lý
bền vững của một dân tộc, được hình thành và biểu hiện trong hoạt động thực tiễn
và trong giao tiếp…. Nó cũng thể hiện tính nhất quán về quan điểm, đạo đức,
nhu cầu, sở thích, tình cảm, ý chí và khát vọng của dân tộc” [Vũ Dũng 2009:
211].
“Tính cách dân tộc là những đặc điểm tâm lý bền vững của một dân tộc,
được hình thành và biểu hiện trong hoạt động thực tiễn và giao tiếp, quy định cách
ứng xử và lối sống của cả dân tộc. Các biểu hiện của tính cách dân tộc có liên

19


quan mật thiết đến các thành phần cấu thành của chúng là nhận thức, xức cảm và
hoạt động cùng nhau” [Bích Hạnh, Mai Hoa 2012].
Trên cơ sở các định nghĩa, khái niệm trên, có thể tóm tắt như sau: tính cách
dân tộc là hệ thống những đặc điểm tâm lý chung, bền vững và tiêu biểu cho

một dân tộc, đƣợc hình thành trong quá trình phát triển lâu dài, trên cơ sở
những điều kiện tự nhiên, xã hội nhất định, quy định lối sống của dân tộc và
biểu hiện thông qua cách ứng xử của dân tộc đó với mơi trƣờng xung quanh.
Như vậy, tính cách dân tộc có những đặc trưng cơ bản sau:
- Tính hệ thống:

[Trần Ngọc Thêm 2008].
- Tính lịch sử: do được hình thành trong q trình lâu dài của lịch sử dân tộc.
Tính lịch sử tạo nên tính ổn định của tính cách dân tộc. Tuy nhiên, nói như vậy
khơng có nghĩa là tính cách dân tộc hồn tồn bất biến, mà nó cũng có sự thay đổi
theo thời gian và không gian. Mặc dù vậy, sự thay đổi sẽ rất khó diễn ra bởi lẽ nó
địi hỏi thời gian lâu dài và sự tác động mạnh mẽ nào đó. Nếu thay đổi, đó cũng chỉ
là sự thay đổi chậm chạp và không mấy dễ dàng. Theo Đỗ Lai Thúy, phần bất biến
của bản sắc văn hóa dân tộc có thể là cốt lõi, phần thay đổi có thể là bề ngồi [Đỗ
Lai Thúy 2005: 473]. Do vậy, xét ở một mức độ nào đó thì tính cách dân tộc vẫn có
tính ổn định của nó.
- Tính khu biệt: mỗi dân tộc đều có tính cách riêng nổi bật, giúp phân biệt,
nhận diện dân tộc này với dân tộc khác. Một nhà tâm lý học Nga đã khẳng định,
tính cách dân tộc là một bản chất khơng thay đổi nào đó, vốn sẵn có của tất cả mọi
người trong một dân tộc nhất định, bản chất ấy phân biệt họ với tất cả những nhóm
dân tộc khác [Dẫn theo Đỗ Lai Thúy 2005: 472].
- Tính thống nhất: vì tính cách dân tộc là hệ thống đặc điểm tâm lý chung của
một dân tộc nên những nét tính cách chung đó sẽ được tuyệt đại bộ phận các thành
viên cùng chia sẻ, tạo nên tính thống nhất. Đồng thời, trên cơ sở những tính cách
20


chung, mỗi thành viên sẽ phát triển những cá tính riêng do sự chi phối của yếu tố di
truyền, môi trường sinh ra và lớn lên, môi trường giáo dục của gia đình…, tạo nên
tính đa dạng trong thống nhất ở tính cách của mỗi người.

Tính cách vùng miền:
Khái niệm vùng miền ở đây được hiểu là các khu vực địa lý nằm trong cùng
một đất nước, có sự thống nhất về điều kiện tự nhiên, xã hội, dẫn đến sự thống nhất
về văn hóa, tính cách của con người sống trong cùng khu vực địa lý đó. Với cách
hiểu như thế, khái niệm vùng miền được đồng nhất với khái niệm vùng văn hóa ở
một mức độ nào đó.
Vùng văn hóa được hiểu là “một khơng gian lãnh thổ liên tục với hoàn cảnh
tự nhiên tương đối đồng nhất ở bên trong và khu biệt với các không gian lãnh thổ
liền kề bên ngồi, trong đó tồn tại một cộng đồng người thống nhất tương đối (gồm
một hay nhiều tộc/ nhóm người), đã cùng cư trú và tiếp xúc giao lưu đồng hướng
với nhau trong một thời gian đủ dài để tạo nên được một hệ thống giá trị chung đặc
thù cho phép khu biệt nó với các hệ thống giá trị của những vùng có liên quan”
[Trần Ngọc Thêm (cb) 2013b: 47]. Như vậy, mỗi một vùng văn hóa sẽ có sự thống
nhất tương đối về đặc điểm tự nhiên, tộc người, lịch sử, xã hội, văn hóa,…; và dưới
sự tác động của những yếu tố này, tính cách của con người mỗi vùng miền dần dần
được hình thành và phát triển theo thời gian.
Có nhiều cách phân vùng văn hóa khác nhau do cách nghiên cứu và tiếp cận
khác nhau. Ở Việt Nam đến nay cũng đã có rất nhiều học giả đưa ra cách phân vùng
văn hóa của mình, tiêu biểu như Ngơ Đức Thịnh, Chu Xuân Diên, Đinh Gia Khánh
và Cù Huy Cận, Huỳnh Khái Vinh và Nguyễn Thanh Tuấn, Trần Quốc Vượng,
Trần Ngọc Thêm… Ở đây, chúng tơi chọn cách phân vùng văn hóa của Trần Ngọc
Thêm bởi nó tương đối bao quát và hợp lý. Theo Trần Ngọc Thêm, lãnh thổ Việt
Nam được chia thành 8 vùng văn hóa: (1) Vùng văn hóa Việt Bắc, (2) Vùng văn
hóa đồng bằng Bắc Bộ, (3) Vùng văn hóa Tây Bắc, (4) Vùng văn hóa Bắc Trung
Bộ, (5) Vùng văn hóa duyên hải Nam Trung Bộ, (6) Vùng văn hóa Tây Nguyên, (7)

21


Vùng văn hóa Đơng Nam Bộ, (8) Vùng văn hóa Tây Nam Bộ [Trần Ngọc Thêm

(cb) 2013b: 60]. Xứ Quảng mà chúng tơi nghiên cứu nằm trong vùng văn hóa
dun hải Nam Trung Bộ.
Trên cơ sở kết hợp định nghĩa tính cách và định nghĩa vùng miền nói trên,
chúng tơi đưa ra một định nghĩa về “tính cách vùng miền” như sau:
Tính cách vùng miền là tổng thể các đặc trƣng tâm lý tƣơng đối ổn định
của cộng đồng ngƣời sống chung trong một khu vực địa lý vốn thống nhất về
điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa trên lãnh thổ một nƣớc.
Tính cách vùng miền trong mối tương quan với tính cách dân tộc và tính
cách cá nhân được khái quát bằng sơ đồ sau:
Tính cách dân tộc

Tính cách vùng miền

Tính cách cá nhân
Như vậy, tính cách dân tộc là hệ thống những đặc trƣng tâm lý gốc. Trên cơ
sở cái gốc ấy, con ngƣời ở các vùng miền khác nhau sẽ kế thừa và tiếp tục phát
triển, hình thành những sắc thái tâm lý, tính cách mới dưới sự tác động của điều
kiện tự nhiên, xã hội đặc thù. Đến lượt mình, mỗi cá nhân lại kế thừa tính cách của
vùng miền nơi mình sinh ra và lớn lên, đồng thời tiếp tục phát triển cá tính riêng của
bản thân dưới sự tác động của môi trường sinh sống, học tập, rèn luyện. Như vậy,
tính cách dân tộc, tính cách vùng miền và tính cách cá nhân khơng hề tách rời,
mà ln có sự kế thừa và hịa quyện vào nhau. Do vậy, khi nghiên cứu, tìm hiểu
một trong ba đối tượng trên đều nhất thiết phải đặt trong mối quan hệ với hai đối
tượng còn lại. Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi dừng ở việc nghiên cứu tính
cách vùng miền (xứ Quảng). Việc tìm hiểu tính cách người xứ Quảng đương nhiên
khơng thể thốt ly khỏi mối quan hệ với hệ thống tính cách chung của người Việt.

22



Tuy nhiên, khi bàn đến tính cách vùng miền, cần phải làm rõ một luận điểm
quan trọng: sự khẳng định hay phân biệt tính cách giữa người miền này với người
miền kia chỉ mang tính tƣơng đối dựa trên những biểu hiện đậm, nhạt khác
nhau. Cụ thể hơn, vì cùng là dân tộc Việt nên hẳn nhiên người Việt ở tất cả các
vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam đều sở hữu những đặc trưng tâm lý, tính cách
gốc của dân tộc Việt. Tuy nhiên, những tính cách gốc đó lại có sắc thái biểu hiện
khác biệt ở các vùng miền khác nhau. Nói như vậy có nghĩa là, với tính cách này thì
người miền này thể hiện thế này, người miền kia thể hiện thế kia, có thể trội hơn,
đậm nét hơn, chứ không nhất thiết là người miền này có, người miền kia khơng.
Chẳng hạn như, nói người xứ Quảng cần cù, hiếu học khơng có nghĩa là người miền
Bắc, miền Nam không cần cù, hiếu học. Bởi lẽ, cần cù, hiếu học đã là tính cách
chung của người Việt rồi. Chẳng qua do sự chi phối của hồn cảnh tự nhiên - xã hội
đặc thù, tính cần cù, hiếu học của người xứ Quảng được định hình theo cách riêng,
biểu hiện đậm nét hơn, vượt trội hơn so với người các vùng miền khác, ở một mức
độ nào đó trở thành biểu tượng cho tính cách của họ, mà hễ khi nhắc đến tính cần
cù, hiếu học là sẽ nghĩ đến người xứ Quảng đầu tiên. Như vậy, việc khẳng định tính
cách con người ở một vùng miền nào đó nghĩa là nói đến sự thể hiện vƣợt trội hay
sắc thái biểu hiện khác biệt của tính cách ấy so với người ở các vùng miền khác.
Trên cơ sở luận điểm này, trong suốt luận văn, việc đưa ra những đặc trưng
tâm lý, tính cách của người xứ Quảng chính là muốn nói đến sự biểu hiện khác biệt,
vượt trội của những đặc trưng tâm lý đó ở người xứ Quảng so với các vùng miền
khác. Việc làm rõ luận điểm này cũng là để tránh cái nhìn cực đoan, phiến diện
khi nghiên cứu về tính cách.

1.2. Từ

ệt đến tính cách ngƣời xứ Quảng

Tính cách người Việt:
Như đã nói ở trên, khi nghiên cứu tính cách con người ở một vùng miền hẳn

nhiên phải đặt trong tổng thể tính cách của quốc gia, dân tộc. Do vậy, trước khi đi

23


vào nghiên cứu tính cách người xứ Quảng, cần thiết phải có một cái nhìn tồn diện,
bao qt về tính cách người Việt.
Bàn đến tính cách người Việt, đến nay đã có nhiều học giả nghiên cứu, tìm
hiểu. Ở đây, chúng tôi xin nêu kết luận của một số công trình tiêu biểu như sau:
Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh có thể được xem là cơng trình
đầu tiên nêu lên những đặc điểm tâm lý của dân tộc Việt ngày xưa (từ những năm
1938) một cách tương đối cụ thể. Theo Đào Duy Anh, người Việt Nam đại khái
thơng minh (nhưng ít có người có trí tuệ lỗi lạc phi thường); giàu trí nghệ thuật hơn
trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lý; ham học, song thích văn chương phụ họa
hơn thực học, thích thành sáo và hình thức hơn tư tưởng hoạt động; thiết thực, ít
mộng tưởng; hơi chậm chạp, song giỏi chịu đau đớn, cực khổ hay nhẫn nhục; hơi
nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, khoe khoang trang hồng bề ngồi, ưa hư
danh; thường nhút nhát và chuộng hịa bình, song ngộ sự thì cũng biết hy sinh về
đại nghĩa; khả năng sáng tạo thấp nhưng bắt chước, thích ứng và dung hóa thì rất
tài. Người Việt Nam rất trọng lễ giáo, song cũng có não tinh vặt, hay bài bác, chế
nhạo. Đây là những tính chất tinh thần phổ thơng nhất của người Việt Nam, có tính
kế thừa từ thời thượng cổ song có thay đổi chút ít, có tính do lịch sử và bối cảnh xã
hội hun đúc dần thành, do vậy khơng nên xem những tính chất ấy là bất di bất dịch
[Đào Duy Anh 2006: 22].
Ngoài nhận xét của Đào Duy Anh, các tác giả khác như Nguyễn Hồng Phong
(trong cuốn Tìm hiểu tính cách dân tộc 2005), Trương Chính (trong bài viết Tìm
hiểu những giá trị tinh thần của người Việt Nam 2003), Nguyễn Đắc Hưng (trong
cuốn Việt Nam - Văn hóa và Con người 2009), Trần Văn Giàu (trong Tuyển tập
Trần Văn Giàu 2000)… đều có trình bày và phân tích những nhận định, đánh giá về
tính cách người Việt. Nhìn chung, tính cách người Việt qua cái nhìn của các học giả

này hầu hết đều nhấn mạnh vào ý thức dân tộc, lòng yêu nƣớc, tính thực tế, tính
cần cù, hiếu học, lạc quan, sáng tạo và nhất là tƣ duy thiên về tình cảm, cảm
tính. Tuy nhiên, đây là những tính cách cụ thể, rời rạc, phần nhiều được đúc kết từ

24


×