Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Tìm hiểu việc sử dụng ngôn ngữ tìm tin đề mục chủ đề trong hoạt động của thư viện trường đại học khoa học tự nhiên tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.05 KB, 53 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐỀ TÀI
SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP TRƯỜNG – 2008

TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG NGƠN NGỮ TÌM TIN ĐỀ MỤC
CHỦ ĐỀ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TP. HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện:
VŨ THỊ MAI TRUNG
MSSV: 0461094
SV. Ngành Thư viện-Thơng tin
Khóa 2004 – 2008
Người hướng dẫn khoa học:
Th.S. NGƠ NGỌC CHI

HỒ CHÍ MINH – 2008


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGƠN NGỮ TÌM TIN ĐỀ MỤC CHỦ ĐỀ 5
1.1
Khái niệm ngơn ngữ tìm tin: ..................................................................... 5
1.2
Ngơn ngữ tìm tin đề mục chủ đề: .............................................................. 9
1.3


Vai trò, tác dụng của ngơn ngữ tìm tin đề mục chủ đề........................... 18
CHƯƠNG 2: ........................................................................................................... 21
THỰC TIỄN VIỆC SỬ DỤNG NGƠN NGỮ TÌM TIN ĐỀ MỤC CHỦ ĐỀ TẠI
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TP.HCM .............. 21
2.1
Giới thiệu về thư viện............................................................................... 21
2.2
Hoạt động xây dựng đề mục chủ đề ........................................................ 24
2.3
Sử dụng ngơn ngữ tìm tin đề mục chủ đề trong việc xây dựng bộ máy
tra cứu ................................................................................................................. 30
2.4
Sử dụng ngơn ngữ tìm tin đề mục chủ đề trong hoạt động tra cứu tài
liệu ................................................................................................................... 33
2.5
Nhận xét việc sử dụng ngơn ngữ tìm tin đề mục chủ đề tại thư viện
trường đại học KHTN TP. HCM ....................................................................... 36
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................ 41
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ........................................ 41
VIỆC SỬ DỤNG NGƠN NGỮ TÌM TIN ĐỀ MỤC CHỦ ĐỀ ............................. 41
3.1
Phối hợp xây dựng vốn từ vựng thống nhất tiếng Việt........................... 41
3.2
Nâng cao trình độ cán bộ thư viện .......................................................... 42
3.3
Đào tạo cán bộ biên mục chủ đề .............................................................. 42
3.4
Khuyến khích, hướng dẫn người dùng tin sử dụng ngơn ngữ tìm tin đề
mục chủ đề để tra tìm tài liệu............................................................................. 43
KẾT LUẬN............................................................................................................. 44

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 46
PHỤ LỤC................................................................................................................ 48


1

LỜI NĨI ĐẦU
I.

Lý do chọn đề tài:
Trong dây chuyền thơng tin tư liệu từ khâu bổ sung tài liệu đến khi tài liệu đến

tay người sử dụng là một quá trình dài gồm nhiều khâu khác nhau của cơng tác thư
viện, và trong các khâu đó khơng thể thiếu sự hiện diện của ngơn ngữ tìm tin. Ngơn
ngữ tìm tin chính là phương thức hỗ trợ đắc lực cho cán bộ trong các thư viện và trung
tâm thông tin xử lý tài liệu, thông tin và là cầu nối giúp người dùng tin tiếp cận được
tài liệu, thông tin họ cần.
Trong vài thập niên gần đây, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ
đặc biệt là công nghệ viễn thơng với sự ra đời của mạng tịan cầu Internet đã tác động
mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội. Nhiều ngành, nhiều lĩnh vực tri thức mới
đã xuất hiện, đi cùng theo đó là hiện tượng bùng nổ thơng tin với số lượng, hình thức,
nội dung thơng tin, tài liệu tăng lên gấp bội. Chính vì thế, ngơn ngữ tìm tin có vị trí
ngày càng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông
tin của người dùng tin để họ có thể làm chủ được khối lượng kiến thức, thông tin
khổng lồ và không ngừng tăng lên hiện nay.
Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG. TP.HCM) được xây dựng
theo mơ hình thư viện hiện đại. Thư viện đã phục vụ và đáp ứng nhu cầu học tập
nghiên cứu của giảng viên, sinh viên trong và ngoài trường, góp phần vào cơng cuộc
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP.HCM nói riêng và đất nước nói chung.
Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng thơng qua đó nâng cao chất

lượng giáo dục đào tạo của trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM, thư viện
cần phải cố gắng hơn nữa trong hoạt động của mình. Nâng cao hiệu quả của việc sử
dụng ngơn ngữ tìm tin - trong đó tiêu biểu là ngơn ngữ tìm tin đề mục chủ đề - là một
trong nhiều phương thức để thư viện đạt được mục tiêu trên.


2

Vì những lý do trên chúng tơi đã chọn đề tài “Tìm hiểu việc sử dụng ngơn ngữ
tìm tin đề mục chủ đề trong hoạt động của thư viện trường Đại học Khoa học Tự
nhiên TP. Hồ Chí Minh” để thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
II.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Ngơn ngữ tìm tin đề mục chủ đề đã được các thư viện Việt Nam sử dụng từ rất
lâu. Nhưng các đề tài nghiên cứu về ngơn ngữ tìm tin đề mục chủ đề chưa nhiều,
trong đó có thể kể đến khố luận tốt nghiệp chun ngành Thư viện – Thơng tin “Tìm
hiểu q trình xây dựng ngơn ngữ tìm tin đề mục chủ đề trong bộ máy tra cứu của thư
viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh của Đỗ Văn Châu, Luận văn Thạc sĩ “
Xây dựng bộ đề mục chủ đề tiếng Việt ở thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí
Minh” của Huỳnh Trung Nghĩa. Ngồi ra cịn một số bài viết như bàn về bản chất
công tác định đề mục chủ đề, nguyên tắc thiết lập, cấu trúc, thuật ngữ của đề mục chủ
đề… được đăng trên các tạp chí chun ngành thư viện. Nhưng chưa có đề tài nghiên
cứu nào về việc sử dụng ngơn ngữ tìm tin đề mục chủ đề tại thư viện trường Đại học
Khoa học Tự nhiên TP. HCM.
III.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:


1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc sử dụng ngơn ngữ tìm tin đề mục chủ
đề trong hoạt động của thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM.
2. Nội dung nghiên cứu của đề tài:
 Nghiên cứu quá trình xây dựng đề mục chủ đề trong hoạt động xử lý nội
dung tài liệu của thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM.
 Nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ tìm tin đề mục chủ đề để xây dựng
mục lục chủ đề trong mục lục máy của thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên
TP. HCM.


3

 Nghiên cứu việc sử dụng ngơn ngữ tìm tin đề mục chủ đề trong hoạt
động tra cứu tài liệu của cán bộ thư viện và người sử dụng tại thư viện trường Đại học
Khoa học Tự nhiên TP. HCM.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chỉ tìm hiểu việc sử dụng ngơn ngữ tìm tin đề
mục chủ đề trong các hoạt động của thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.
HCM.
IV.

Phương pháp nghiên cứu và các nguồn tài liệu:

1. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học trong thư viện học gồm:
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 Phương pháp quan sát
 Phương pháp điều tra phỏng vấn
 Phương pháp thống kê
2. Nguồn tài liệu sử dụng:



Các tài liệu chỉ đạo, văn bản pháp quy, sách giáo khoa có liên quan đến

hoạt động của các thư viện đại học nói chung và NNTTĐMCĐ nói riêng.


Tài liệu nội bộ về việc sử dụng ngơn ngữ tìm tin đề mục chủ đề của thư

viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM.


Các tài liệu khác như: sách, các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành

thư viện liên quan đến vấn đềsử dụng ngơn ngữ tìm tin đề mục chủ đề.


4



Nguồn tài liệu chủ yếu sử dụng tại: thư viện trường Đại học Khoa học

Xã hội & Nhân văn TP. HCM, thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM.
V.

Đóng góp của đề tài:

1. Về mặt lý luận:
Đề tài nghiên cứu khoa học này nhằm làm rõ tầm quan trọng của ngơn ngữ tìm
tin đề mục chủ đề trong hoạt động của các thư viện và cơ quan thông tin.

2. Về mặt thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đưa hoạt động của thư viện trường Đại
học Khoa học Tự nhiên TP. HCM đặc biệt là công tác nghiệp vụ và công tác phục vụ
người sử sụng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu trong thời gian tới.
VI.

Nội dung cấu trúc của đề tài:
Với mục đích và phạm vi nghiên cứu như trên, nội dung của đề tài được chia

làm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về ngơn ngữ tìm tin đề mục chủ đề
Chương 2: Thực tiễn việc sử dụng ngôn ngữ tìm tin đề mục chủ đề tại thư viện
trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM
Chương 3: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngơn ngữ tìm tin
đề mục chủ đề tại thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM


5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGƠN NGỮ TÌM TIN ĐỀ
MỤC CHỦ ĐỀ
1.1 Khái niệm ngơn ngữ tìm tin:
1.1.1 Ngôn ngữ tự nhiên:
 Khái niệm
Từ trước đến nay, ngôn ngữ là một khái niệm rất quen thuộc. Nó gắn liền với sự
hình thành và phát triển của xã hội lồi người. Ngơn ngữ là phương tiện truyền tin –
ngơn ngữ nói, phương tiện lưu giữ thơng tin – ngơn ngữ viết của con người. Từ góc
độ của nhiều ngành nghiên cứu khác nhau đã có nhiều định nghĩa khác nhau về ngôn
ngữ. ALA Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh-Việt đã định nghĩa:
“Ngôn ngữ: một tập hợp những quy luật được quy định, những đồ hình và

những tập tục được dùng trong những phương tiện truyền thông giữa con người với
nhau, hay giữa các máy móc, hoặc giữa người và máy móc.”1
Theo định nghĩa trên ta có thể thấy ngơn ngữ được chia làm hai loại: ngôn ngữ
tự nhiên và ngôn ngữ nhân tạo. Ngôn ngữ tự nhiên là ngôn ngữ con người dùng để
giao tiếp trong văn nói hoặc văn viết. Ngơn ngữ nhân tạo do con người quy ước ra
theo những quy tắc nhất định dùng trong q trình truyền thơng với máy móc.
 Ngơn ngữ tự nhiên có những đặc điểm sau:
 Có rất nhiều ngơn ngữ tự nhiên, mỗi dân tộc đều có ngơn ngữ riêng của
họ. Theo thơng kê của các nhà ngơn ngữ học, trên thế giới có hàng trăm
ngơn ngữ khác nhau. Có loại sinh ngữ và cũng có loại tử ngữ.
1

ALA Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh – Việt (1996), Dịch giả Phạm Thị Lệ Hương, Lâm Vĩnh
Thế, Nguyễn Thị Nga, Galen Press, Arizona.


6

 Mỗi loại ngơn ngữ tự nhiên có khối lượng từ vựng khác nhau, phụ thuộc
vào sự phát triển và trình độ văn minh của dân tộc đã sinh ra ngơn ngữ
đó.
 Ngơn ngữ tự nhiên có yếu tố biểu cảm. Cùng một từ, một cấu trúc câu
nhưng ý nghiã có thể thay đổi trong những ngữ cảnh giao tiếp khác nhau.
 Trong ngơn ngữ tự nhiên có hiện tượng từ đồng âm khác nghĩa, từ đồng
nghĩa khác âm.
 Trong ngơn ngữ tự nhiên có nhiều loại từ. Giá trị thơng tin của mỗi loại
từ khơng giống nhau. Có loại từ có giá trị thơng tin cao như danh từ, lại
có những loại từ có giá trị thơng tin thấp như liên từ, giới từ.
 Trong ngôn ngữ tự nhiên phải sử dụng quy tắc ngữ pháp kết nối các từ
với nhau để diễn đạt ý tưởng hay sự vật. Mỗi loại ngơn ngữ tự nhiên có

quy tắc ngữ pháp khác nhau làm thay đổi trật tự các từ và ý nghĩa của
chúng.
Những đặc điểm trên đã tạo nên tính đa dạng, phong phú, phức tạp và mơ hồ
của ngôn ngữ tự nhiên. Nhưng một trong nhiều mục đích của hoạt động thông tin tư
liệu là mô tả nội dung thông tin chứa trong tài liệu bằng một ngôn ngữ nhất định để
thuận tiện cho việc lưu trữ và người sử dụng có thể dễ dàng tìm thấy thơng tin hay tài
liệu thông qua bộ máy tra cứu mà thư viện đang sử dụng. Cơng tác này địi hỏi phải có
sự thống nhất, rõ ràng về hình thức cũng như nội dung của ngôn ngữ được dùng để xử
lý thông tin, tài liệu. Đây là yêu cầu mà ngôn ngữ tự nhiên khơng thể đáp ứng. Chính
vì thế con người đã quy ước ra một loại ngôn ngữ chuyên dụng trong hệ thống thơng
tin tư liệu, đó là ngơn ngữ tư liệu hay cịn gọi là ngơn ngữ tìm tin.


7

1.1.2 Ngơn ngữ tìm tin:
 Khái niệm
Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã hội Đào Duy Tân trong bài viết
về ngơn ngữ tìm tin đăng trên tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội năm 1994 cho rằng:
“Thực tiễn thông tin cho thấy rằng những ngôn ngữ tối ưu với nhiệm vụ tìm tin
– trả lời nhanh và đơn trị cho câu hỏi đặt ra – là những ngơn ngữ nhân tạo mang một
vài đặc tính của ngơn ngữ từ nhiên và được bổ sung thêm những đặc điểm cho chức
năng và mục đích của nó địi hỏi…” 2
Phó Giáo sư Tiến sĩ Đồn Phan Tân thì nhận định:
“Ngôn ngữ tư liệu là ngôn ngữ nhân tạo chuyên dụng, dùng để diễn đạt nội
dung, ý nghĩa cơ bản của một tài liệu, phục vụ cho việc lưu trữ và tìm kiếm thơng
tin.” 3
Ta có thể thấy hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về ngơn ngữ tìm tin.
Mỗi nhà nghiên cứu đều đưa ra những nhận định theo quan điểm của mình. Dù có
nhiều nhận định khác nhau nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều cho rằng ngơn

ngữ tìm tin hay cịn gọi là ngơn ngữ tư liệu là một loại ngôn ngữ nhân tạo do con
người quy ước ra trên cơ sở ngôn ngữ tự nhiên để thuận tiện cho việc lưu trữ và tìm
kiếm thơng tin trong hệ thống thơng tin tư liệu. Ngơn ngữ tìm tin ra đời đã khắc phục
những hạn chế của ngôn ngữ tự nhiên trong việc xử lý thơng tin.
 Ngơn ngữ tìm tin được xây dựng trên hai yếu tố cơ bản sau:

2
3

Đào Duy Tân (1994), “Ngôn ngữ thơng tin”,Thơng tin Khoa học Xã hội,(2), tr. 48-53.
Đồn Phan Tân (2001), Thông tin học, Đại học Quốc gia, Hà Nội.


8



Vốn từ vựng của ngơn ngữ. Đó là tập hợp các đơn vị từ vựng / yếu tố từ

vựng hay cịn gọi là những thuật ngữ dùng để mơ tả thông tin. Các đơn vị từ vựng
được rút ra từ ngôn ngữ tự nhiên thu gọn dưới một dạng ngữ pháp duy nhất, sau khi
đã loại bỏ đi các từ đồng nghĩa.
Ví dụ: bảng đề mục chủ đề, khung phân loại hay bộ từ khoá.


Cú pháp. Đây là những quy định về cách sử dụng các thuật ngữ của

ngôn ngữ tìm tin.
Ví dụ: ngun tắc biên mục chủ đề, ngun tắc phân loại.
 Đặc trưng của ngơn ngữ tìm tin

- Quan hệ ngữ nghĩa một – một: tức là một thuật ngữ chỉ có một
ý nghĩa duy nhất đối với bất kỳ ai sử dụng nó trong bất ký ngữ cảnh nào. Đặc
trưng này đã khắc phục tình trạng đa nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên;
- Quan hệ cú pháp nhất qn: ngơn ngữ tìm tin chỉ có một cách diễn đạt
- Ngữ nghĩa không phụ thuộc ngữ cảnh
- Các loại từ có giá trị thơng tin cao. Vốn từ vựng của ngơn ngữ tìm tin
được lựa chọn từ ngơn ngữ tự nhiên và loại bỏ những từ khơng có giá trị thơng tin
hoặc những từ có giá trị thơng tin ít như từ chỉ làm rõ nghĩa cho từ khác, từ quá rộng
quá chung.
Dựa trên các cơ sở phân loại khác nhau có nhiều loại ngơn ngữ tìm tin khác
nhau. Theo dấu hiệu tìm tin có ngơn ngữ tìm tin phân loại, ngơn ngữ tìm đề mục chủ
đề, ngơn ngữ tìm tin từ khóa. Dựa trên ngun tắc xây dựng ngơn ngữ tìm tin của
ngơn ngữ tìm tin tiền kết hợp, ngơn ngữ tìm tin hậu kết hợp.


9

1.2 Ngơn ngữ tìm tin đề mục chủ đề:
1.2.1 Các khái niệm cơ bản về chủ đề và biên mục chủ đề:
Biên mục chủ đề là một khâu rất quan trọng trong công tác nghiệp vụ thư viện.
Kết quả của q trình này khơng chỉ quyết định đến hiệu quả, chất lượng của việc xây
dựng, khai thác bộ máy tra cứu trên cơ sở ngơn ngữ tìm tin đề mục chủ đề mà cịn có
ảnh hưởng đến việc sử dụng các ngơn ngữ tìm tin khác: ngơn ngữ tìm tin phân loại,
ngơn ngữ tìm tin từ khố. Vì vậy cán bộ biên mục chủ đề cần phải hiểu rõ các khái
niệm, thuật ngữ có liên quan để từ đó đạt hiệu quả cao trong khâu nghiệp vụ này.
 Chủ đề
Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam: “Chủ đề (văn): vấn đề chủ yếu được đặt ra
trong tác phẩm, toát lên từ nội dung và theo một hướng tư tưởng nhất định. Chủ đề
gắn bó với đề tài, nói lên cách tiếp cận, khai thác và khám phá vấn đề trong phạm vi
cuộc sống của đề tài đó”. 4

Định nghĩa này đã nêu rõ chủ đề là vấn đề chủ yếu trong nội dung tác phẩm.
Chủ đề gắn với đề tài và phản ánh những khía cạnh, góc độ khai thác vấn đề của đề tài
đó. Tất cả đều theo mơt khuynh hướng tư tưởng nhất định. Nhưng định nghĩa này chỉ
đề cập đến chủ đề của tác phẩm văn học, trong khi đó tài liệu của thư viện thuộc rất
nhiều lĩnh vực, chủ đề khác nhau mà mỗi tài liệu đều có một chủ đề. Nên ta cần một
định nghĩa rộng hơn về chủ đề tài liệu.

4

Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển bách khoa Việt Nam,Trung tâm biên soạn
từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội.


10

“Chủ đề của tài liệu là vấn đề hoặc đề tài được phản ánh trong nội dung tài liệu
không phải là toàn bộ nội dung tài liệu”.5
Mỗi tài liệu thường có hai loại chủ đề:


Chủ đề tư tưởng: thể hiện tính tư tưởng của tài liệu và mang tính chủ

quan của người xác định chủ đề.


Chủ đề thực: mang tính khách quan, chủ đề này bám sát nội dung tài

liệu, thể hiện vấn đề hoặc đề tài được nói đến trong nội dung tài liệu.
Trong công tác xử lý nội dung tài liệu, khi xây dựng ngơn ngữ tìm tin đề mục
chủ đề cán bộ biên mục chủ đề phải trú trọng vào chủ đề thực của tài liệu vì chủ đề

này phản ánh đầy đủ nội dung tài liệu và đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, khai thác thơng
tin tài liệu của người sử dụng.
 Đề mục chủ đề
Đề mục chủ đề là kết quả của quá trình biên mục chủ đề. Đề mục chủ đề là tên
gọi của chủ đề, là dạng thức trình bày ngắn gọn chủ đề của tài liệu bằng một từ hoặc
một nhóm từ. Đề mục chủ đề là điểm truy cập giúp người sử dụng tiếp cận được tài
liệu theo chủ đề hay một vấn đề nhất định.
Ví dụ: Hiện tượng bùng nổ thông tin – chủ đề
Bùng nổ thông tin

5

– đề mục chủ đề

Ngô Ngọc Chi (2007), Xử lý nội dung tài liệu theo đề mục chủ đề : Bài giảng, Trường Đại học Khoa học Xã
hội & Nhân văn, TP. Hồ Chí Minh.


11

Đề mục chủ đề có thể là tên gọi của một sự vật, hiện tượng, vấn đề; tên gọi của
một quốc gia, vùng, lãnh thổ địa lý; có thể là tên gọi của một cá nhân, tổ chức hoặc
cũng có thể là chữ viết tắt.
Ví dụ: đề mục chủ đề
Sự vật : động vật, thực vật
Hiện tượng: bùng nổ thông tin, quang hợp
Vấn đề: phân biệt chủng tộc, tôn giáo
Quốc gia: Hoa Kỳ, Canada
Vùng, lãnh thổ địa lý: Châu Au, Châu Đại Dương
Tên cá nhân: Hồ Xuân Hương, Lý Thường Kiệt

Tên tổ chức: Cộng đồng các quốc gia độc lập, Tổ chức kinh tế thế giới
Chữ viết tắt: ASEAN, NATO
Hiện nay trong q trình sử dụng ngơn ngữ tìm tin, người dùng tin và thậm chí
một số cán bộ thư viện cịn có sự nhầm lẫn giữa các khái niệm từ khoá, từ chuẩn và đề
mục chủ đề. Chúng ta cần phải hiểu rõ và phân biệt được ba khái niệm này để có thể
tạo ra các từ khố, đề mục chủ đề chính xác.


Từ khố của tài liệu là một từ hoặc một cụm từ được rút ra từ nhan đề

tài liệu hoặc từ chính nội dung của tài liệu. Từ khố thể hiện một phần hoặc một khía
cạnh của nội dung tài liệu, vì thế một tài liệu có thể có một hoặc nhiều từ khố. Trong
cấu tạo của từ khố khơng áp dụng sự đảo ngữ.


12



Từ chuẩn là một từ, một cụm từ hay một mã số của ngơn ngữ tìm tin

dùng để mơ tả nội dung tài liệu. Từ chuẩn là những từ đã được chuẩn hoá và được chỉ
định cho một khái niệm.
 Biên mục chủ đề
Biên mục chủ đề là quá trình xử lý, phân tích nội dung tài liệu và kết quả của
q trình đó là một đề mục chủ đề phản ánh vấn đề và các góc độ nghiên cứu của vấn
đề đó trong tài liệu.
Để q trình biên mục chủ đề đạt hiệu quả cao và đảm bảo tính khoa học, cán
bộ biên mục chủ đề phải biết các nguyên tắc biên mục chủ đề, các phương pháp biên
mục chủ đề gồm có phương pháp chung và phương pháp cụ thể. Ngồi ra cán bộ biên

mục chủ đề cịn phải tuân theo những nguyên tắc, hướng dẫn riêng của bảng đề mục
chủ đề mà thư viện đang áp dụng.
 Bảng đề mục chủ đề
ALA Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh – Việt đã định nghĩa bảng
đề mục chủ đề là “Một danh sách các từ ngữ chuẩn được dùng làm tiêu đề môn loại,
hoặc là cho toàn thể các ngành của kiến thức (tri thức) con người (chẳng hạn như
Bảng Tiêu đề môn loại của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ), hoặc là cho một đề mục giới
hạn nào đó, bảng này bao gồm những tham chiếu xuôi và ngược của mỗi từ ngữ,
những ghi chú giải thích phạm vi và sự sử dụng của một số tiêu đề, và thỉnh thoảng có
số phân loại đính kèm” 6
Ta có thể nói theo một cách khác:

6

ALA Từ điển giải nghĩa thư viện học v tin học Anh – Việt (1996), Dịch giả Phạm Thị Lệ Hương, Lm Vĩnh
Thế, Nguyễn Thị Nga, Galen Press, Arizona.


13

- Bảng đề mục chủ đề là tập hợp các đề mục chủ đề được sắp xếp theo trật tự
vần chữ cái, đảm bảo cho các khái niệm được thể hiện rõ ràng và không trùng lặp.
- Bảng đề mục chủ đề là công cụ rất cần thiết của cán bộ biên mục chủ đề để
bảo đảm tính khoa học thống nhất giữa các đề mục chủ đề.
1.2.2 Cấu tạo đề mục chủ đề:
Có ba yếu tố tạo nên cấu tạo của đề mục chủ đề, cán bộ biên mục chủ đề cần
nắm rõ.
 Loại từ dùng làm đề mục chủ đề
Đề mục chủ đề có thể được tạo thành từ một danh từ hay một cụm danh từ được
tạo thành bằng cách kết hợp danh từ với các loại từ khác như tính từ, động từ, trạng

từ…
Ví dụ:
Đề mục chủ đề là danh từ: Điện ảnh, âm nhạc
Đề mục chủ đề là cụm danh từ: Tiểu thuyết trinh thám, bùng nổ thông tin
 Cấu trúc của đề mục chủ đề
Cấu trúc của đề mục chủ đề thay đổi phụ thuộc vào loại đề mục chủ đề:
Đề mục chủ đề đơn: chỉ có một thành phần duy nhất là chủ đề
Ví dụ: Truyện ngắn
Đề mục chủ đề phức: gồm hai thành phần là tên của chủ đề và các phụ đề phản
ánh khía cạnh, góc độ nghiên cứu của chủ đề, đề tài.


14

Có bốn loại phụ đề:
-

Phụ đề nội dung: phản ánh những khía cạnh liên quan đến nội dung tài
liệu hoặc đề tài nghiên cứu của tài liệu

-

Phụ đề địa lý: phản ánh địa điểm, nơi chốn liên quan đến đề tài hoặc nội
dung tài liệu

-

Phụ đề thời gian: phản ánh khía cạnh thời gian đề cập đến trong nội
dung đề tài hoặc nội dung tài liệu


-

Phụ đề hình thức: phản ánh hình thức xuất bản của tài liệu

Ví dụ: Truyện ngắn Việt Nam – sau CMT8
Đề mục chủ đề phức có thể có một hoặc nhiều phụ đề. ĐMCĐ và các phụ đề
được sắp xếp theo thứ tự sau: ĐMCĐ – phụ đề nội dung – phụ đề địa lý – phụ đề thời
gian – phụ đề hình thức.
 Sự đảo ngữ
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng bộ máy tra cứu, giúp người sử
dụng tra cứu tài liệu một cách chính xác, cán bộ biên mục chủ đề đã áp dụng hiện
tượng đảo ngữ trong cấu tạo của đề mục chủ đề, tức là thay đổi trật tự ngữ pháp thông
thường của một khái niệm tiếng Việt, làm nổi bật ý nghĩa chính của khái niệm, thơng
qua đó làm nổi bật nội dung chính của tài liệu.
Ví dụ: Pitago (định lý)
Tiểu đường (bệnh)


15

1.2.3 Ngơn ngữ tìm tin đề mục chủ đề
 Khái niệm
Ngơn ngữ tìm tin đề mục chủ đề (NNTTĐMCĐ) là một trong nhiều ngôn ngữ
tư liệu. NNTTĐMCĐ làsự kết hợp giữa ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ nhân tạo, cho
phép người dùng tin tiếp cận tài liệu theo vấn đề, đề tài cụ thể.
 Đặc điểm của NNTTĐMCĐ
 Quan hệ toàn thể bộ phận
Cấu trúc của đề mục chủ đề phức gồm có chủ đề và phụ đề, hai thành phần này
có mối quan hệ tồn thể bộ phận. Đặc điểm này tạo nên mối liên hệ chặt chẽ giữa chủ
đề và các phụ đề. Trong mối quan hệ này chủ đề đóng vai trị quyết định, khơng có

chủ đề thì các phụ đề cũng khơng có ý nghĩa gì vì chúng chỉ phản ánh một góc độ,
một khía cạnh nghiên cứu nào đó của chủ đề mà thơi. Do vậy trong quá trình biên
mục chủ đề, cán bộ biên mục chủ đề phải xác định chính xác chủ đề của tài liệu trên
cơ sở đó kết hợp với các phụ đề thì mới có thể có đảm bảo độ chính xác của đề mục
chủ đề
Ví dụ: Gia cầm
- Giống
- Chăn nuôi
- Chế biến
 Đề mục chủ đề là ngôn ngữ tiền kết hợp – hậu kết hợp
Tiền kết hợp: NNTTĐMCĐ đã được cán bộ biên mục chủ đề xây dựng bằng
cách kết hợp ĐMCĐ và các phụ đề trước khi người dùng tin sử dụng để tìm tài liệu


16

theo chủ đề. Các ĐMCĐ và phụ đề này đã được định sẵn trong bảng đề mục chủ đề
mà thư viện đang sử dụng, cán bộ biên mục chủ đề chỉ lựa chọn và kết hợp sao cho
phù hợp và phản ánh chính xác, đầy đủ nội dung tài liệu.
Hậu kết hợp: Trên cơ sở những đề mục chủ đề mà cán bộ biên mục chủ đề đã
xây dựng, người dùng tin khi tra cứu tài liệu sẽ kết hợp các thành phần của đề mục
chủ đề theo ý muốn của mình để thu được kết quả phù hợp với yêu cầu. Đặc đểm này
của NNTTĐMCĐ chỉ được thể hiện trong mơi trường thư viện tự động hố, khi cán
bộ thư viện đã xây dựng mục lục chủ đề trong mục lục máy.
 Ưu/nhược điểm của ngơn ngữ tìm tin đề mục chủ đề
Mỗi ngơn ngữ tìm tin được xây dựng trên những cơ sở nhất định từ đó tạo thành
nhiều phương thức tiếp cận tài liệu khác nhau: NNTTĐMCĐ cho phép người dùng tin
tiếp cận tài liệu vấn đề cụ thể trong khi đó ngơn ngữ tìm tin phân loại tạo ra hướng
tiếp cận tài liệu theo từng môn loại tri thức cịn khi sử dụng ngơn ngữ tìm tin từ khố
ta có thể tìm tài liệu theo nội dung chính của tài liệu đó. Điều này đã tạo nên tính đa

dạng của bộ máy tra cứu, phù hợp nhu cầu và khả năng tra tìm, khai thác tài liệu của
người sử dụng. Mỗi ngơn ngữ tìm tin đều có những ưu điểm và nhược điểm, vấn đề là
thư viện và người sử dụng phải lựa chọn ngôn ngữ tìm tin nào cho thích hợp nhất với
mục đích và khảnăng của mình.
 Ngơn ngữ tìm tin đề mục chủ đề có những ưu điểm sau:
NNTTĐMCĐ được xây dựng trên cơ sở ngơn ngữ tự nhiên vì vậy rất thân thiện
với người sử dụng khơng như ngơn ngữ tìm tin phân loại mang tính hình thức cao,
diễn đạt nội dung tài liệu thông qua chữ cái hoặc chữ số. NNTTĐMCĐ khơng địi hỏi
người sử dụng phải nhớ những ký hiệu phức tạp khó nhớ đã được quy ước từ trước.
Bảng đề mục chủ đề được sắp xếp theo thứ tự chữ cái nên khi tìm kiếm các ĐMCĐ và
phụ đề thích hợp, cán bộ biên mục chủ đề rất dễ dàng khi chỉ phải đi theo thứ tự của


17

bảng chữ cái. Mặt khác, ngơn ngữ tìm tin này có đặc điểm là ngơn ngữ hậu kết hợp
nên khơng gây khó khăn cho người sử dụng như ngơn ngữ tìm tin phân loại và cũng
khơng địi hỏi kỹ năng tìm tin cao như ngơn ngữ tìm tin từ khố.
Ngồi ra, NNTTĐMCĐ cịn có khả năng tập trung tài liệu theo vấn đề một cách
bao quát và trọn vẹn mà khơng phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động nên nó cho phép
người dùng tin truy cập tài liệu theo vần đề một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính
xác. Đây là ưu điểm mà ngơn ngữ tìm tin phân loại khơng có vì ở ngơn ngữ tìm tin
này tài liệu về cùng vần đề sẽ được phản ánh ở nhiều môn loại khác nhau, điều này
dẫn đến hiện tượng phân tán thông tin.
Ưu điểm thứ ba là, NNTTĐMCĐ rất dễ cập nhật những khái niệm, thuật ngữ
mới phản ánh kịp thời những vần đề mới nảy sinh trong hoạt động khoa học và xã hội.
Đây là ưu điểm lớn của ngơn ngữ tìm tin đề mục chủ đề, trái ngược với ngơn ngữ tìm
tin phân loại, vì trong NNTTPL để đảm bảo tính khoa học, logic cũng như quan hệ
đẳng cấp giữa lớp khởi đầu và lớp phái sinh được thể hiện qua cấu trúc chặt chẽ của
sơ đồ hình cây, thì việc bổ sung những khái niệm, thuật ngữ mới là điều không dễ

dàng. Nhất là trong “thời đại bùng nổ thông tin” hiện nay khi mọi thứ thay đổi và phát
triển rất nhanh, nhiều lĩnh vực tri thức mới, vấn đề mới liên tục ra đời đã nhấn mạnh
ưu thế này của ngơn ngữ tìm tin đề mục chủ đề và trở thành lý do để nhiều thư viện và
cơ quan thông tin chọn ngôn ngữ này để sử dụng.
NNTTĐMCĐ thiếu tính hệ thống. Vì sắp xếp theo thứ tự chữ cái nên bảng đề
mục chủ đề chỉ liệt kê những ĐMCĐ và các phụ đề nên không tạo ra mối quan hệ nào
về nội dung giữa các đề mục chủ đề;
NNTTĐMCĐkhơng có khả năng phản ánh nội dung tài liệu theo thứ tự cấp bậc
của từng môn ngành tri thức do vậy các vấn đề cùng một lĩnh vực bị tản mạn
Tóm lại, khơng có ngơn ngữ tìm tin nào là lý tưởng hồn tồn. Các thư viện và
cơ quan thơng tin lựa chọn ngơn ngữ tìm tin để sử dụng phải căn cứ vào khả năng và


18

thói quen của người dùng tin. Nhưng xu hướng hiện nay là các thư viện và cơ quan
thông tin kết hợp sử dụng cùng lúc nhiều loại ngơn ngữ tìm tin để chúng có thể hỗ trợ
cho nhau, phát huy ưu điềm và hạn chế nhược điểm của từng loại ngơn ngữ tìm tin.
 Khả năng sử dụng
NNTTĐMCĐ là ngơn ngữ tìm tin khá linh hoạt. Nó có thể thích hợp với môi
trường thư viện truyền thống với mục lục chủ đề hay ơ tra chủ đề. NNTTĐMCĐ cũng
có thể được sử dụng trong môi trường thư viện hiện đại với hệ thống tìm tin tự động
hố.
Điều đó cho thấy rằng khả năng sử dụng của ngơn ngữ tìm tin này khá rộng, nó
phù hợp với cả hai loại hình thư viện truyền thống và hiện dại đang tồn tại song song
ở nước ta hiện nay.
1.3 Vai trò, tác dụng của ngơn ngữ tìm tin đề mục chủ đề
 Vai trị
NNTTĐMCĐ cũng như giống như ngơn ngữ tìm tin phân loại hay từ khố đều
có hai vai trị chính là lưu trữ thơng tin và tìm kiếm thơng tin.

 Lưu trữ thông tin
Thông tin sau khi được xử lý sẽ được lưu trữ trên các vật mang tin khác nhau
như: các bộ phiếu truyền thống, các phiếu lỗ mép, phiếu lỗ soi, các biểu ghi trong các
tệp dữ liệu trên các đĩa từ, đĩa quang. Tuỳ theo bản chất đặc điểm của từng loại ngơn
ngữ tìm tin mà thơng tin được lưu trữ theo những đặc trưng khác nhau. Đối với ngôn
NNTTĐMCĐ, thông tin được lưu trữ một cách bao quát và trọn vẹn theo vấn đề và
mọi khía cạnh, góc độ nghiên cứu của vấn đề đó.
 Tìm kiếmthơng tin


19

Đây là khâu được thực hiện ở gần cuối của dây chuyền thơng tin tư liệu. Nó
chuẩn bị cho mục đích cơ bản của hoạt động của các thư viện và cơ quan thông tin là
phổ biến thông tin. NNTTĐMCĐ cho phép người dùng tin truy cập thông tin theo vấn
đề một cách tồn diện và chính xác khi người dùng tin có khả năng kết hợp đúng
ĐMCĐ và các phụ đề liên quan.
 Tác dụng
NNTTĐMCĐ có mặt ở nhiều khâu khác nhau trong dây truyền thơng tin tư liệu
vì thế nó có tác dụng lớn và tích cực đến nhiều hoạt động của thư viện và cơ quan
thông tin.
NNTTĐMCĐ là phương tiện khơng thể thiếu trong q trình xử lý nội dung tài
liệu, không chỉ trong công tác biên mục chủ đề mà nó cịn hỗ trợ đắc lực cho cơng tác
phân loại tài liệu. Vì trước khi phân loại tài liệu cán bộ phân loại phải xác định được
chủ đề của tài liệu của tài liệu từ đó hình thành nên một đề mục chủ đề và trên cơ sở
đó dị tìmtrong bảng phân loại để chọn ra ký hiệu thích hợp nhất cho tài liệu.
NNTTĐMCĐ là phương tiện tra cứu rất hữu dụng. Với tủ mục lục phích theo
chủ đề hay mục lục chủ đề trong mục lục máy, thực tế đã chứng minh với những ưu
điểm của mình, nó cho phép người dùng tin tiếp cận đến nguồn tài liệu hay thông tin
theo vấn đề mà mình quan tâm nhanh chóng, đầy đủ và chính xác.

Ngồi ra, tại các thư viện cơ quan thơng tin có sử dụng mục lục mơn loại,
NNTTĐMCĐ cịn có tác dụng hỗ trợ người dùng tin sử dụng mục lục môn loại một
cách dễ dàng nhanh chóng khi kết hợp tìm tài liệu theo một vấn đề cụ thể. Vì mục lục
môn loại phản ánh nội dung tài liệu theo từng môn loại nên các vấn đề sẽ bị phân tán
trong nhiều môn loại khác nhau. Khi sử dụng kết hợp mục lục phân loại với mục lục
chủ đề hay ô tra chủ đề sẽ đem lại hiệu quả tra cứu tài liệu rất cao cho người sử dụng.


20

NNTTĐMCĐ tập hợp các tài liệu có cùng một chủ đề, vấn đề vào một nơi nào
đó trong hệ thống tìm tin của thư viện hay cơ quan thơng tin. Việc này có tác dụng rất
lớn tiết kiệm được thời gian công sức của cán bộ thư viện khi tập hợp tài liệu để thực
hiện công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu thông qua các hoạt động như biên soạn
thư mục chuyên đề, giới thiệu triễn làm sách hay tổ chức các buổi nói chuyện hội thảo
về sách theo từng vấn đề. Từ đó nâng cao hiệu quả phục vụ cũng như uy tín của thư
viện và cơ quan thông tin.


21

CHƯƠNG 2:
THỰC TIỄN VIỆC SỬ DỤNG NGƠN NGỮ TÌM TIN ĐỀ MỤC CHỦ ĐỀ
TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TP.HCM
2.1

Giới thiệu về thư viện

Ngày 11 tháng 5 năm 1995, thư viện Cao học được xây dựng theo một dự án
đầu tư ban đầu của Vụ Sau Đại học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và trường đại học

Tổng hợp TP. HCM, đây chính là tiền thân của thư viện trường đại học Khoa học Tự
nhiên hiện nay. Năm 1996, trường đại học Khoa học Tự nhiên tách ra khỏi trường đại
học Tổng hợp và thư viện Cao học chính thức đồi tên thành thư viện trường đại học
Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP. HCM.)
Thư viện được xây dựng theo quan điềm mở, ứng dụng rộng rãi công nghệ mới
vào họat động, tạo điều kiện cho người sử dụng tiếp cận, khai thác thông tin một cách
thuận lợi và đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng sử dụng.
Nhiệm vụ của thư viện:
 Quản lý công tác thư viện, tổ chức thực hiện công tác thu thập, bổ sung,
lưu trữ, xử lý và khai thác, phục vụ thông tin.
 Đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy, nghiên cứu của sinh viên, giảng
viên, cán bộ nghiên cứu của trưỡng đại học KHTN nói riêng và các
trường thuộc đại học Quốc gia TP. HCM nói chung.
2.1.1 Vốn tài liệu
Ngay từ khi mới dựng, thư viện đã định hướng đi cho mình là một thư viện theo
mơ hình hiện đại. Nên bên cạnh vốn tài liệu truyền thống dạng in, thư viện cũng đã
xây dựng cho mình vốn tài liệu điện tử khá phong phú. Hiện nay thư viện có:


22

 Tài liệu in
Sách:

53.000 bản

Tạp chí

544 nhan đề


Luận văn, luận án

1.574 nhan đề

Báo cáo khoa học

800 nhan đề

 Tài liệu điện tử:
18000 CD – ROM
Cơ sở dữ liệu nội sinh gồm: 40 bộ sưu tập số về các lĩnh vực KHTN,
KHKT, KHXH & NV…, cơ sở dữ liệu luận văn gồm hơn 1200 nhan đề, cơ sở dữ liệu
báo cáo khoa học gồm 917 nhan đề
Cơ sở dữ liệu ngọai sinh gồm: mua quyền hai cơ sở dữ liệu và dùng
chung với đại học Quốc gia TP. HCM 14 cơ sở dữ liệu.
2.1.2 Cán bộ thư viện
Hiện nay thư viện có 17 cán bộ theo nhiều chuyên ngành đào tạo và nhiều cấp
bậc đào tạo khác nhau.
Trình độ:
Sau đại học

2 cán bộ

Đại học

7 cán bộ


23


Cao đẳng

4 cán bộ

Khác

4 cán bộ

Chuyên ngành:
Thư viện thông tin

6 cán bộ

Công nghệ thông tin

4 cán bộ

Ngoại ngữ

1 cán bộ

Khác

6 cán bộ

Với đội ngũ cán bộ này thư viện đã khắc phục được hạn chế mà một số thư viện
hiện nay gặp phải là thiếu cán bộ thuộc các chuyên ngành KHTN, KHKT trong khi
họat động của thư viện rất cần đến đội ngũ nhân viên này, nhất là một thư viện được
ứng dụng công nghệ hiện đại. Thư viện phân công 2 cán bộ làm công tác quản lý, 5
cán bộ làm công tác nghiệp vụ, 6 cán bộ phục vụ, 4 cán bộ phụ trách mảng công nghệ

thông tin.
2.1.3 Người đọc
Tình đến thời điểm hiện nay thư viện có khoảng 16.300 người đăng ký sử dụng
thư viện và phần lớn là sinh viên, giảng viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh của
trường. Để giúp người đọc có thể sử dụng thư viện một cách thuận lợi, thư viện mở
các lớp hướng dẫn sử dụng thư viện khi họ đăng ký làm thẻ, vào các ngày thứ bảy, từ
tháng 9 đến tháng 10 hàng năm. Tại lớp huấn luyện này người sử dụng được hướng
dẫn sử dụng mục lục trực tuyến, làm thẻ, giới thiệu nội quy và các dịch vụ của thư
viện.


×