Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nâng cao chất lượng tài sản bảo đảm của hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.9 KB, 15 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

***

CHU XUÂN HÒA

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÀI SẢN BẢO ĐẢM CỦA
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hà Nội, Năm 2017


TÓM TẮT LUẬN VĂN
“Hoạt động cho vay là một mảng hoạt động lớn và đóng một vai trị hết sức
quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Ngân hàng thương mại (NHTM). Tính quan
trọng của hoạt động cho vay được thể hiện trước hết ở nguồn thu nhập lớn mà nó
mang lại cho NHTM, bên cạnh đó nhờ hoạt động này mà NHTM có thể bán chéo sản
phẩm, tạo nền tảng thu hút hỗ trợ cho các hoạt động khác như thanh toán quốc tế,
chuyển tiền.... Tuy nhiên, hoạt động cho vay có mang lại hiệu quả cao như vai trị vốn
có của nó hay khơng thì cịn phụ thuộc vào những rủi ro tiềm ẩn do nó mang lại.
Những rủi ro này không những làm cho hoạt động của NHTM kém hiệu quả, mà hơn
nữa nó làm cho NHTM mất đi tính thanh khoản vốn hết sức cần thiết và nhạy cảm,
gây ra những tổn thất lớn thậm chí là sự phá sản đối với một NHTM.”
Một trong những biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro cũng như những tổn
thất trong hoạt động cho vay mà các NHTM áp dụng là yêu cầu khách hàng vay phải


có tài sản bảo đảm. Tài sản bảo đảm sẽ nguồn thu nợ bổ sung cho các NHTM khi mà
khách hàng vay không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, từ đó giảm thiểu những tổn
thất trong hoạt động cho vay.
Luận văn “Nâng cao chất lượng tài sản bảo đảm của hoạt động cho vay tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch” đi sâu vào
nghiên cứu thực trạng chất lượng tài sản bảo đảm của hoạt động cho vay tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch giai đoạn 2012 – 2016
qua đó nghiên cứu và đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tài
sản bảo đảm của hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam –
Chi nhánh Sở giao dịch.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu của luận văn bao gồm:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng tài sản bảo đảm của hoạt động
cho vay tại ngân hàng thương mại.


Chương 2: Thực trạng chất lượng tài sản bảo đảm của hoạt động cho vay tại
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tài sản bảo đảm của hoạt động cho
vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch.
Trong chƣơng 1, luận văn trình bày khái quát những vấn đề cơ bản về chất
lượng tài sản bảo đảm của hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại.
Luận văn đưa ra khái niệm, đặc điểm và cách phân loại hoạt động cho vay tại
ngân hàng thương mại. Sau đó, luân văn đi vào nghiên cứu tài sản bảo đảm của hoạt
động cho vay tại các ngân hàng thương mại, bao gồm: khái niệm tài sản bảo đảm,
cách phân loại tài sản bảo đảm, vai trò của tài sản bảo đảm và quá trình thẩm định,
quản lý và xử lý tài sản bảo đảm tại các ngân hàng thương mại.
Trọng tâm của chương 1 chính là nội dung về chất lượng tài sản bảo đảm của
hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại. Luận văn đã đưa ra quan niệm: “Chất
lượng tài sàn bảo đảm là tổng thể các đặc tính, đặc điểm của tài sản bảo đảm có ảnh
hưởng đến khả năng thu hồi nợ vay của NHTM”, đồng thời cũng đưa ra hướng tiếp

cận chất lượng tài sản bảo đảm của tổng thể hoạt động cho vay tại ngân hàng thương
mại dựa trên chất lượng của toàn bộ danh mục tài sản bảo đảm của ngân hàng.
Để đánh giá chất lượng tài sản bảo đảm của ngân hàng, luận văn đã đưa ra bộ
các chỉ tiêu đánh giá bao gồm:
 Các tỷ lệ bảo đảm bằng tài sản như: tỷ lệ bảo đảm bằng tài sản, tỷ lệ bảo đảm
bằng tài sản của các khoản nợ xấu, tỷ lệ bảo đảm bằng tài sản theo đối tượng
khách hàng và tỷ lệ bảo đảm bằng tài sản theo kỳ hạn nợ. Các chỉ tiêu này sẽ
phản ánh sự tương quan giữa tổng giá trị của danh mục tài sản bảo đảm với
tổng dư nợ cho vay của ngân hàng, đồng thời xem xét chi tiết hơn mối tương
quan này theo các khoản nợ xấu, theo đối tượng khách hàng và theo kỳ hạn nợ.
 Tỷ trọng tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của chính người đi vay: để bảo đảm cho


nghĩa vụ trả nợ, người đi vay có thể sử dụng chính tài sản thuộc sở hữu của
mình hoặc tài sản thuộc sở hữu của bên thứ ba để làm tài sản bảo đảm. Khi tài
sản bảo đảm thuộc sở hữu của bên thứ ba thì việc xử lý tài sản bảo đảm của
Ngân hàng sẽ phức tạp và phát sinh nhiều rủi ro hơn so với trường hợp tài sản
bảo đảm thuộc sở hữu của chính người đi vay. Tỷ trọng TSBĐ thuộc sở hữu
của chính người đi vay sẽ phản ánh cơ cấu theo tính chất sở hữu của toàn bộ
sanh mục tài sản bảo đảm tại Ngân hàng.
 Thứ tự ưu tiên bình quân khi xử lý tài sản bảo đảm: một tài sản bảo đảm có thể
được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ tại nhiều ngân hàng khác nhau, khi
xử lý tài sản bảo đảm thì tùy theo thứ tự ưu tiên trong các hợp đồng bảo đảm
giữa bên bảo đảm với các ngân hàng mà số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo
đảm sẽ được dùng thực hiện lần lượt các nghĩa vụ trả nợ cho các ngân hàng. Do
đó, thứ tự ưu tiên khi xử lý tài sản bảo đảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả
năng thu hồi nợ từ tài sản bảo đảm của ngân hàng.
 Tỷ trọng tài sản bảo đảm có mức độ hao mịn vơ hình cao: tài sản bảo đảm có
mức độ hao mịn vơ hình cao là các tài sản cố định như: máy móc, thiết bị, dây
truyền cơng nghệ…. Các tài sản này thường bị hao mịn vơ hình về cơng nghệ

và mức độ hao mịn khó dự đốn trước được. Qua thời gian, hao mịn vơ hình
có thể làm cho giá trị còn lại của tài sản bảo đảm giảm đi rất nhiều so với khi
được định giá ban đầu, điều này có thể làm cho ngân hàng khơng thể thu hồi
được toàn bộ nợ vay khi sử dụng tài sản là nguồn thu hồi nợ thứ hai.
Chương 1 của luận văn cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tài
sản bảo đảm của hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại, bao gồm hai nhóm
nhân tố là nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Những nhân tố chủ quan thuộc về
chính ngân hàng như: trình độ chun mơn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân
hàng; chính sách tín dụng và chính sách bảo đảm tín dụng của ngân hàng; qui trình
thẩm định, quản lý và xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng; cơ chế kiểm soát hoạt


động tín dụng và hoạt động bảo đảm tiền vay của ngân hàng. Ngồi những nhân tố
chủ quan thì chất lượng tài sản bảo đảm của hoạt động cho vay tại các ngân hàng
thương mại còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khách quan như: uy tín và đạo đức
của khách hàng vay và bên bảo đảm; hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt
động bảo đảm tiền vay tại các ngân hàng thương mại; mức độ phát triển của thị trường
giao dịch tài sản; những yếu tố tự nhiên như : thiên tai , chiế n tranh , hoả hoạn , dịch
bê ̣nh…
Trong chƣơng 2, luận văn trình bày thực trạng chất lượng tài sản bảo đảm của
hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Sở
giao dịch.
Đầu tiên, luận văn khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch. Được thành lập và trực thuộc Hội
sở chính Vietcombank năm 1991, tách ra hoạt động độc lập năm 2006, đến nay, trải
qua hơn 25 năm hoạt động, VCB – Chi nhánh Sở giao dịch đã có những bước phát
triển vững chắc và trở thành chi nhánh lớn có đóng góp quan trọng cho sự lớn mạnh
của tồn hệ thống ngân hàng Vietcombank. Trong giai đoạn 2012 -2016, cùng với sự
biến động về tình hình kinh tế xã hội thì hoạt động kinh doanh của VCB- Chi nhánh
Sở giao dịch cũng có những biến động. Tuy nhiên, nhìn chung thì hoạt động kinh

doanh của VCB- Chi nhánh Sở giao dịch những năm gần đây đều có sự tăng trưởng
tốt trong tất cả các mảng hoạt động như: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay,
hoạt động bảo lãnh, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và các hoạt động dịch vụ
khác.
Tiếp theo, luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng chất lượng tài sản bảo đảm của
hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Sở
giao dịch.
Qua các thời kỳ, tương ứng với những thay đổi của các văn bản pháp luật có
liên quan cũng như những thay đổi trong thực tế hoạt động bảo đảm tín dụng


Vietcombank đã ban hành chính sách bảo đảm tín dụng và các văn bản hướng dẫn phù
hợp để làm định hướng chung cho tồn hệ thống. Vietcombank đã có quy định chi tiết
về các loại tài sản và điều kiện đối với tài sản để ngân hàng nhận làm tài sản bảo đảm.
Dựa theo bộ các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài sản bảo đảm của hoạt động cho
vay đã đưa ra ở Chương 1 như: các tỷ lệ bảo đảm bằng tài sản, tỷ trọng tài sản bảo
đảm thuộc sở hữu của chính người đi vay, thứ tự ưu tiên bình quân khi xử lý tài sản
bảo đảm, tỷ trọng tài sản bảo đảm có mức độ hao mịn vơ hình cao, luận văn đã thống
kê, tổng hợp số liệu liên quan trong giai đoạn 2012 – 2016 và lần lượt đưa ra phân tích
để làm nổi bật thực trạng chất lượng tài sản bảo đảm của hoạt động cho vay tại Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch. Qua các phân tích
chỉ tiêu, luận văn đã rút ra những đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên
nhân của những hạn chế trong chất lượng tài sản bảo đảm của hoạt động cho vay tại
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch như sau:
 Kết quả đạt được:
- Giá trị tổng TSBĐ đã tăng cùng với việc tăng tổng dư nợ cho vay.
- Xét theo đối tượng khách hàng tại VCB – Chi nhánh Sở giao dịch thì tỷ lệ bảo
đảm có mức độ tăng dần theo thứ tự: khách hàng doanh nghiệp lớn, khách hàng
doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân là phù hợp.
- Hai đối tượng khách hàng có rủi ro lớn nhất là khách hàng doanh nghiệp nhỏ và

vừa và khách hàng cá nhân có tỷ lệ bảo đảm khá tốt. Nhờ đó, dù tỷ lệ nợ xấu
của hai nhóm đối tượng này phát sinh nhiều nhưng đa phần ngân hàng đều có
thể thu hồi được tồn bộ nợ đã cho vay bằng xử lý tài sản bảo đảm, mức độ tổn
thất là rất thấp.
- Tỷ lệ bảo đảm bằng tài sản của các khoản vay trung dài hạn qua các năm đều
lớn hơn các khoản vay ngắn hạn là phù hợp. Nhìn chung Tỷ lệ bảo đảm bằng
tài sản của các khoản vay trung dài hạn ở mức tương đối tốt.


- Các tài sản bảo đảm tại VCB – Chi nhánh Sở giao dịch phần lớn thuộc sở hữu
của chính bên vay, tạo điều kiện thuận lợi khi xử lý tài sản bảo đảm, hạn chế
các rủi ro phát sinh liên quan đến bên thứ ba.
- Các tài sản bảo đảm tại VCB – Chi nhánh Sở giao dịch hầu hết có mức độ ưu
tiên khi xử lý tài sản bảo đảm cho VCB – Chi nhánh Sở giao dịch là lớn nhất,
điều này tạo điều kiện thuận lợi khi thu hồi nợ vay bằng xử lý tài sản bảo đảm.
- Số lượng các tài sản bảo đảm chịu hao mịn vơ hình tại VCB – Chi nhánh Sở
giao dịch chiếm tỷ trọng thấp, nên tính bảo tồn giá trị của toàn bộ danh mục
TSBĐ của VCB – Chi nhánh Sở giao dịch sẽ tốt hơn.
 Hạn chế:
- Tốc độ tăng của tổng giá trị TSBĐ chậm hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ, dẫn
tới tỷ lệ bảo đảm bằng tài sản giảm, giảm xuống dưới 100% vào năm 2016.
- Tỷ lệ bảo đảm bằng tài sản của các khoản nợ xấu thấp, đều nhỏ hơn 100%, điều
này cho thấy nếu chỉ dựa vào việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu thì
VCB – Chi nhánh Sở giao dịch sẽ không thể thu hồi được hết nợ xấu.
- Đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn có tốc độ tăng tổng tài sản bảo đảm
chậm hơn tốc độ tăng tổng dư nợ, theo đó tỷ lệ bảo đảm bằng tài sản của đối
tượng này đã giảm xuống mức thấp (54% năm 2016).
- Trong khi tổng dư nợ ngắn hạn tăng thì tổng giá trị TSBĐ của nợ ngắn hạn lại
giảm, theo đó tỷ lệ bảo đảm của các khoản nợ ngắn hạn đã giảm và ở mức thấp
(53% năm 2016).

- Tỷ trọng TSBĐ thuộc sở hữu của chính người đi vay có xu hương giảm qua các
năm.
 Nguyên nhân của những hạn chế:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Chấ t lươ ̣ng đô ̣i ngũ cán bô ̣ tín du ̣ng tại VCB

– Chi nhánh Sở giao dịch

khơng đồng đều và cịn tồn tại những hạn chế nhất định.


+ Danh mu ̣c tài sản bảo đảm tại

VCB – Chi nhánh Sở giao dịch tuy đã

được đa dạng hóa, tuy nhiên mức độ đa dạng vẫn cịn thấp.
+ Cơng tác thẩm định, định giá tài sản bảo của VCB – Chi nhánh Sở giao
dịch cịn nhiều hạn chế.
+ Cơng tác quản lý tài sản bảo đảm của VCB – Chi nhánh Sở giao dịch cịn
nhiều hạn chế.
+ Cơng tác xử lý tài sản bảo đảm của VCB – Chi nhánh Sở giao dịch còn
nhiều hạn chế.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Những vấn đề pháp lý về bảo đảm tiề n vay còn nhiề u ha ̣n chế , phức ta ̣p
và chưa đồng bộ n ên đã gây khó khăn cho ngân hàng trong viê ̣c cho vay
vố n và thực hiê ̣n vấ n đề liên quan đến tài sản bảo đảm.
+ Mức độ phát triển của thị trường giao dịch tài sản như: thị trường bất
động sản, thị trường chứng khốn, thị trường hàng hóa… cịn thấp nên
gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xác định giá trị tài sản cũng như
xử lý tài sản bảo đảm.

+ Áp lực chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong thời gian qua đối với VCB –
Chi nhánh Sở giao dịch là khá lớn, kéo theo mức độ chấp nhận rủi ro của
VCB – Chi nhánh Sở giao dịch đã được đẩy lên cao, theo đó ngân hàng
đã tăng cường cho vay tín chấp, mức độ yêu cầu về tài sản bảo đảm
giảm, tỷ lệ bảo đảm bằng tài sản cũng giảm theo, đặc biệt là đối với
những khách hàng doanh nghiệp lớn.
“Trong chƣơng 3, sau khi đã phân tích và đánh giá được kết quả đạt được,
những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong chất lượng tài sản bảo đảm
của hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Sở
giao dịch, luận văn tập trung nghiên cứu và chỉ ra các giải pháp và kiến nghị nhằm
chất lượng tài sản bảo đảm của hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại


Thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch.”
“Trước khi đưa ra giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lượng tài sản bảo
đảm của hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi
nhánh Sở giao dịch, luận văn đã tìm hiểu định hướng hoạt động chung và định hướng
hoạt động cho vay và công tác bảo đảm tiền vay của VCB – Chi nhánh Sở giao dịch,
cụ thể như sau:”
 Định hướng hoạt động chung:
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: tập trung đào tạo, nâng cao trình độ
chun mơn cho đội ngũ cán bộ nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển
trước mắt và lâu dài của VCB – Chi nhánh Sở giao dịch. Bên cạnh đó cần xây
dựng các tiêu chuẩn hóa nghiệp vụ để có kế hoạch quy hoạch, đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực cho phù hợp.
- Hiện đại hóa kỹ thuật và cơng nghệ ngân hàng: phối hợp với Hội sở chính VCB
từng bước triển khai các dự án hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng theo hướng
xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, đủ khả năng đáp ứng nhu
cầu phát triển của một ngân hàng kinh doanh đa năng trong nền kinh tế thị
trường.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ, ngoài các sản phẩm
truyền thống, tập trung đẩy mạnh, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ phi tín
dụng để đổi mới cơ cấu tỷ trọng tín dụng- dịch vụ theo hướng đột phá.
- Đổi mới mơ hình tổ chức kinh doanh theo hướng NHTM hiện đại với bộ máy

tinh gọn, phù hợp với u cầu hiện đại hóa các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ.
 Định hướng hoạt động cho vay và công tác bảo đảm tiền vay:
- Tổng dư nợ đến 31/12/2020 là 45.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân
hàng năm trên 20%.
- Đẩy mạnh cho vay đối tượng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp
nhỏ và vừa, đóng góp tích cực vào việc đưa VCB trở thành ngân hàng số 1 về


bán lẻ tại Việt Nam vào năm 2020, cụ thể tổng dư nợ cho vay khách hàng cá
nhân và khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa đến 31/12/2020 phải đạt trên
12.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 25%. Để làm được
điều này, VCB – Chi nhánh Sở giao dịch phải hoàn thành triển khai hoạt động
cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đến toàn bộ các Phòng giao dịch của chi
nhánh trước 31/12/2017 (năm 2016 các Phòng giao dịch của VCB – Chi nhánh
Sở giao dịch chỉ được cho vay khách hàng cá nhân, hoạt động cho vay khách
hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa được tập trung về Phòng Khách hàng SMEs tại
trụ sở chi nhánh).
- Nợ xấu (nợ từ nhóm 3 - 5): dưới 2% tổng dư nợ.
- Chuyển đổi thành cơng mơ hình hoạt động tín dụng đối với khách hàng bán
bn trước 31/12/2018, và đối với khách hàng bán lẻ trước 31/12/2019. Việc
chuyển đổi này sẽ là tiền đề cho sự phát triển bền vững của hoạt động tín dụng
trong giai đoạn tiếp theo.
- Công tác bảo đảm tiền vay là một phần trong hoạt động cho vay và công tác
này sẽ luôn được chú trọng tại VCB – Chi nhánh Sở giao dịch. VCB – Chi
nhánh Sở giao dịch có chủ trương phát triển cho vay một cách an toàn và hiệu

quả, trong đó đặc biệt phải khơng ngừng nâng cao chất lượng tài sản bảo đảm
để đảm bảo khả năng thu hồi nợ cho vay, không để xảy ra những tổn thất
nghiêm trọng cho Ngân hàng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng.
Các giải pháp nhằm chất lượng tài sản bảo đảm của hoạt động cho vay tại Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch:
 Nâng cao trình độ chun mơn, đạo đức của đội ngũ cán bộ ngân hàng, cụ thể:
- Công tác tuyển dụng: VCB – Chi nhánh Sở giao dịch cần rà sốt lại cán bộ tín
dụng để đưa ra phương án tuyển dụng bổ sung các cán bộ có trình độ chun
mơn tốt, am hiểu nhiều về pháp luật, về thị trường giao dịch của các loại tài sản


và đặc biệt phải có nhiều kinh nghiệm trong việc thẩm định, quản lý và xử lý tài
sản bảo đảm.
- Công tác đào tạo: VCB – Chi nhánh Sở giao dịch cần chủ động hơn trong việc
tự đào tạo đối với cán bộ tín dụng tránh tình trạng bị động trơng chờ vào Hội sở
chính. Việc đào tạo cán bộ chú trọng và tập trung nhiều hơn vào các kiến thức,
kỹ năng thực tế công việc.
- Công tác đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật: để phát huy hơn nữa khả năng của cán
bộ cũng như hàng ngũ lãnh đạo thì cần phải có hệ thống lương phân biệt trong
đó phải chú trọng đến lương của cán bộ tín dụng cũng như các chế độ khác kèm
theo mới đảm bảo động viên được đội ngũ này tập trung vào thực hiện tốt công
việc, hạn chế tối đa những rủi ro kèm theo.
 Đa dạng hoá danh mục tài sản bảo đảm: Ngân hàng cần đa da ̣ng hoá danh mu ̣c

tài sản bảo đảm , nhận bổ sung thêm các tài sản bảo đảm như hàng hóa , quyền
địi nợ, quyền phát sinh từ hơ ̣p đồ ng kinh tế , hơ ̣p đồ ng bảo hiể m ,…. Mô ̣t khi
danh mu ̣c tài sản bảo đảm đươ ̣c đa da ̣ng hoá thì

tấ t yế u sẽ thu hút đươ ̣c đông


đảo khách hàng tham gia vay vố n hơn đồng thời các tỷ lệ bảo đảm của chi
nhánh vẫn được đáp ứng.
 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, định giá tài sản bảo đảo, một số nội
dung cần phải chú trọng hơn nữa như:
- Cần chú trọng đến việc thu thập đầy đủ, chính xác thơng tin về tài sản bảo đảm
để nâng cao chất lượng đầu vào cho công tác thẩm định.
- Việc đánh giá tài sản bảo đảm phải tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt đảm
bảo kiểm tra được đầy đủ tính chất pháp lý, tính chất thanh khoản, sự phù hợp
giữa hồ sơ pháp lý của tài sản với hiện trạng tài sản… để đưa ra quyết định có
nhận tài sản hay không.
- Việc định giá tài sản bảo đảm phải thực sự khách quan, trung thực, giá trị định
giá đưa ra phải thực sự bám sát giá thị trường trên cơ sở thận trọng, an toàn cho
ngân hàng.


- Việc thẩm định, định giá lại tài sản định kỳ cần phải được tuân thủ nghiêm
ngặt. Ngoài ra, cũng cần tiến hành thẩm định, định giá lại tài sản đột xuất khi
có những thay đổi bất thường về hiện trạng cũng như pháp lý của tài sản.
 Nâng cao chất lượng công tác quản lý tài sản bảo đảm: VCB – Chi nhánh Sở
giao dịch cần chú trọng nâng cao chất lượng công tác quản lý tài sản bảo đảm,
đặc biệt đối với các tài sản thế chấp được giao cho bên bảo đảm quản lý và sử
dụng. Việc kiểm tra, giá sát tài sản bảo đảm là tương đối khó khăn và địi hỏi
nhiều thời gian và cơng sức của cán bộ ngân hàng, do đó cán bộ ngân hàng cần
nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong công tác này. VCB – Chi nhánh Sở giao
dịch cũng cần có cơ chế giám sát cán bộ trong cơng tác quản lý TSBĐ, tránh
tình trạng tình trạng chủ quan, lơ là để gây ra những tổn thất lớn cho ngân hàng
khi không thể thu hồi được nợ cho vay do mất tài sản bảo đảm, hay tài sản bảo
đảm giảm giá trị nghiêm trọng.
 Nâng cao chất lượng công tác xử lý tài sản bảo đảm: VCB – Chi nhánh Sở giao

dịch cần phải có những cán bộ chuyên trách, hiểu biết về pháp luật, có nhiều
kinh nghiệm trong xử lý tài sản bảo đảm để làm đầu mối xử lý, tránh tình trạng
tài sản bảo đảm cho khoản vay của cán bộ nào thì cán bộ đó xử lý như hiện nay.
Những kiến nghị nhằm chất lượng tài sản bảo đảm của hoạt động cho vay tại
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch:
 Kiến nghị đối với Nhà nước và các bộ ngành có liên quan:
- Nhà nước cầ n hoàn thiê ̣n môi tr ường pháp lý , ban hành ra các văn bản pháp
luâ ̣t mô ̣t cách đồ ng bơ ̣ , hồn thiện các bộ luật và xây dựng một môi trường
pháp lý lành mạnh trong hoạt động ngân hàng . Nhà nước cầ n thực hiê ̣n viê ̣c rà
sốt, tâ ̣p hơ ̣p và thớ ng nhấ t các quy đinh
̣ ban hành về cơ chế bảo đảm tiề n vay ,
về xử lý tài sản đảm bảo cho phù hơ ̣p với các bô ̣ luâ ̣t đã đề ra như luâ ̣t đấ t đai ,
luật nhà ở, luâ ̣t các tổ chức tín du ̣ng…


- Nhà nước cần đưa ra chính sách, cơ chế về xử lý tài sản bảo đảm theo hướng
tăng sự chủ động, hạn chế khó khăn cho các NHTM.
- Chính phủ cũng nên giảm thuế hoặc miễn thuế khi phát mại tài sản.
- Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành liên quan phối hợp với nhau trong công tác
đăng ký giao dịch bảo đảm, cung cấp thông tin về tài sản bảo đảm, giảm bớt
các thủ tục hành chính về công chứng, chứng thực, đăng ký, chuyển nhượng,
mua bán tài sản…
- Chính phủ cần đẩy nhanh triển khai chính phủ điện tử , tạo cơ sở dữ liệu quốc
gia về thơng tin tài sản để từ đó việc truy cứu thông tin tài sản bảo đảm, đăng
ký giao dịch bảo đảm được thực hiện một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.
- Chính phủ cần có những giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của của thị trường
giao dịch các loại tài sản như: thị trường bất động sản, thị trường chứng khốn,
thị trường hàng hóa… để gia tăng tính thanh khoản của các tài sản nói chung và
tài sản bảo đảm của các NHTM nói riêng.
- Kiến nghị Tồ án các cấp có những cải cách về thủ tục và thời gian thụ lý vụ án

kinh tế.
 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước:
- NHNN cần sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo đảm tiền vay như hoàn thiện
cơ sở pháp lý về cho vay cầm cố , cho vay thế chấp…. NHNN phải kip̣ thời ban
hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy phạm pháp luật tới các NHTM .
Để ta ̣o sự chủ động hơn cho các ngân hàng trong hoạt động cho vay thì NHNN
phải nhanh chóng phổ biến sự thay đổi , điề u chin̉ h tới NHTM . Bên ca ̣nh đó ,
NHNN cũng cầ n giao quyề n tự quyế t nhiề u hơn trong hoa ̣t đơ ̣ng kinh doanh
của mình cho các NHTM.
- NHNN cầ n tăng cường công tác kiể m soát , xây dựng hê ̣ thố ng thanh tra đủ lớn
về số lươ ̣ng và đủ ma ̣nh về chấ t lươ ̣ng để đảm bảo thực hiê ̣n hoa ̣t đô ̣ng kiể m
sốt ngân hàng một cách có hiệu quả nhất , xử lý nghiêm túc các sai sót do vi
phạm quy chế.


- Để thuâ ̣n lơ ̣i hơn cho các ngân hàng trong viê ̣c sử du ̣ng hình thức cho vay có
bảo đảm bằng tài sản do tổ chức tín dụng tự lựa chọn và cho vay theo chỉ định
của Chính phủ thì NHNN cần ban hành các quy chế mơ ̣t cách đầ y đủ , có hướng
dẫn cu ̣ thể .
- NHNN nên phối hợp với các cơ quan có liên quan hơn nữa để tạo điều kiện cho
các NHTM kinh doanh. NHNN cần chủ động phối hợp với các cơ quan có liên
quan như tồ án nhân dân, viện kiểm soát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ
công an…. để nghiên cứu soạn thảo, ban hành các văn bản nhằm hoàn thiện cơ
sở pháp lý, tạo thuận lợi, an tồn và tạo sự thơng thống cho hoạt động bảo đảm
tiền vay của ngân hàng.
 Kiến nghị đối với Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam:
- “Trong những năm qua, đã có nhiề u văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động
cho vay nói chung và hoạt động bảo đảm tiền vay nói riêng được các cơ quan
nhà nước ban hành, VCB đã có văn bản chỉ đa ̣o nhưng nhìn chung là còn châ ̣m.
Do vâ ̣y, VCB cầ n phải triể n khai kip̣ thời, ban hành thêm mô ̣t số văn bản cu ̣ thể

hoá và hướng dẫn các văn bản pháp luật của Chính phủ

, NHNN và các bộ

ngành ban hành nhưng chưa rõ ràng để ta ̣o điề u kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i cho các chi
nhánh trong hệ thống VCB khi áp du ̣ng.”
- “VCB cầ n xây dựng chính sách bảo đảm tiề n vay chung hơ ̣p lý hơn và có biê ̣n
pháp triển khai áp dụng chính sách phù hợp với từng chi nhánh

, tránh áp đặt

chạy theo thành tích , đă ̣t ra các chỉ tiêu cứng nhắ c buô ̣ c các chi nhánh phải áp
dụng giống nhau.”
- “VCB cầ n có các kế hoa ̣ch đào ta ̣o phát triể n nguồ n nhân lực sẵn cho nhu cầ u
tương lai, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ.”
“VCB cầ n tính tốn và đưa ra các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các chi nhánh
một cách phù hợp, đặc biệt đối với các chi nhánh có quy mơ lớn như VCB – Chi
nhánh Sở giao dịch thì nên để chỉ tiêu tăng trưởng tương đối theo phần trăm ở mức
thấp hơn các chi nhánh mới thành lập hay chi nhánh có quy mơ nhỏ, để tránh tình


trạng áp lực tăng trưởng đối với VCB – Chi nhánh Sở giao dịch quá lớn sẽ ảnh hưởng
xấu đến chất lượng tín dụng và chất lượng tài sản bảo đảm của chi nhánh.”



×