GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH
TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP
TẠI MARITIME BANK THANH XUÂN
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG
Năm 2008, Maritime Bank Thanh Xuân phấn đấu tự cân đối được vốn
kinh doanh, nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo tảitợ an toàn và hiệu quả,
phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm
Mục tiêu phấn đấu của Maritime Bank Thanh Xuân là:
Tổng nguồn vốn huy động từ dân cư, các tổ chức kinh tế và các TCTD là
1200 tỷ đồng
Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế là 1200 tỷ đồng
Trong đó :
Dư nợ cho vay doanh nghiệp chiếm trên 55% tổng dư nợ
Dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm 40% tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu đối với nợ nhóm 3, 4, 5 là 0% đối với tổng dư nợ và nợ
nhóm 2 dưới 2% so với tổng dư nợ.
Tỷ lệ cho vay không có TSBĐ chiếm 45% tổng dư nợ
Lợi nhuận chưa trích dự phòng rủi ro là 60 tỷ đồng
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI MARITIME BANK.
3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tín dụng để nâng cao
trình độ nghiệp vụ và phân công các cán bộ tín dụng phụ trách các ngành nghề,
lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Có thể khẳng định trình độ năng lực của cán bộ
thẩm định là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng thẩm
định PASXKD và DAĐT. Mặt khác các cơ chế, chính sách, các quy định của
Nhà nước thay đổi thường xuyên nên các Ngân hàng phải tăng cường đào tạo và
phổ biến các quy định mới, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, bắt kịp xu
thế phát triển trong lĩnh vực Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.Bên
cạnh đó phải thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, nghiên cứu…giải đáp các
vấn đề vướng mắc trong chuyên môn. Tổ chức các cuộc thi cán bộ tín dụng giỏi,
khuyến khích và khen thưởng các cán bộ giỏi, đồng thời động viên các cán bộ
tín dụng còn non kém về nghiệp vụ chuyên môn. Truyền bá tư tưởng, đạo đức
nghề nghiệp đối với toàn thể CBTD. Nghiêm khắc kỷ luật các cán bộ có hành vi
vi phạm quy định, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vô trách nhiệm trong công
việc. Nâng cao tình thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật trong côngviệc của cán bộ.
Công tác kiểm tra, giám sát cũng cần được chú trọng để kịp thời phát hiện các
sai sót trong thẩm định tín dụng để không gây tổn thất cho Ngân hàng và khách
hàng.
3.2.2. Hoàn thiện quy trình thẩm định trong hoạt động cho vay khách
hàng doanh nghiệp.
CBTD cũng như khách hàng phải tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc các quy
trình nghiệp vụ thẩm định trong hoạt động cho vay doanhnghiệp của Ngân
hàng. Maritime Bank đã nghiên cứu và ban hành “ Sổ tay tín dụng” được coi là
cẩm nang cho các CBTD. Tuy nhiên nội dung trong cuốn sổ tay tín dụng còn
hướng dẫn một cách chung chung, dàn trải nên phần nào gây khó khăn cho việc
tra cứu và tham khảo của cán bộ tín dụng.
3.2.3. Giải pháp về nội dung thẩm định cho vay doanh nghiệp
3.2.3.1. Giải pháp về thẩm định tư cách khách hàng
Thông thường khi một khách hàng đến Ngân hàng vay vốn, danh mục các
hồ sơ bao gồm: hố sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ vay vốn
Ngân hàng quan tâm tới tính trung thực, đầy đủ và hợp lệ của các bộ hồ
sơ pháp lý. Bởi vì trên thị trường không ít những công ty lừa đảo thành lập nên
để vay vốn Ngân hàng. Để tránh gặp phải những truờng hợp khách hàng lừa
đảo, Ngân hàng cần yêu cầu doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin, xác minh
tính trung thực của các thông tin đó để tránh ra những quyết định sai lầm trong
cho vay
Việc thẩm định tư cách khách hàng cần thông qua phỏng vấn trực tiếp,
kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ cần thiết. Qua việc phân tích và
đánh giá về doanh nghiệp, Ngân hàng sẽ có được kết luận về phong cách làm
việc, quản lý điề hành, mức độ chính xác và trung thực của khách hàng. Ngân
hàng có thể lập ra một bản chi tiết các vấn đề hoặc các câu hỏi cần tìm hiểu về
khách hàng và đưa ra các phương án trả lời, câu trả lời của khách hàng sẽ được
đối chiếu và so sánh với tiêu chuẩn đánh giá có sẵn của Ngân hàng. Như vậy
CBTD sẽ có căn cứ để đưa ra kết luận về tư cách của khách hàng dễ dàng và
chủ động hơn
3.2.3.2. Giải pháp về thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp
Việc phân tích tình hình tài chính khách hàng thưuờng dựa trên các
BCTC của doanh nghiệp. Thông thường bộ hồ sơ tài chính gồm có: Báo cáo kết
qủa hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Tuy nhiên khi lập các báo cáo tài chính, doanh nghiệp thường cố ý làm đẹp các
báo cáo, sai lệch so với thực tế để được vay vốn Ngân hàng.
Nội dung chính cần thẩm định hồ sơ tài chính doanh nghiệp là:
Đối với Bảng cân đối kế toán: CBTD cần phải xem xét, đánh giá các khoản mục
bên Tài sản, bên nguồn vốn. Bên tài sản của Bảng cân đối kế toán phản ánh giá
trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và
sử dụng của doanh nghiệp bao gồm: Tài sản lưu động (tiền và các chứng khoán
ngắn hạn đẽ bán, các khoản phải thu, dự trữ), tài sản tài chính, tài sản cố định
hữu hình và vô hình. Bên nguồn vốn xem xét nợ ngắn hạn ( nợ phải trả nhà
cung cấp, các khoản phải nộp, nợ ngắn hạn ngân hang thương mại và các tổ
chức tín dụng khác), nợ dài hạn( nợ vay dài hạn ngân hang thương mại và các tổ
chức tín dụng khác, vay bằng cách phát hành trái phiếu), vốn chủ sở hữu( vốn
góp ban đầu, lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu mới)
Về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản,
bên nguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ, cơ cấu vốn cũng như khả năng độc lập
về tài chính của doanh nghiệp.
Nhìn vào Bảng cân đối kế toán, cán bộ thẩm định phân tích và đánh giá
để kết luận về loại hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của
doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho
cán bộ thẩm định biết được khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và
khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp
Báo cáo kết quả kinh doanh:
Báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển tiền trong quá trình
sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động
của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo kết qủa kinh doanh cung cấp những
thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao
động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Cán bộ thẩm định cần xem xét những khoản mục chủ yếu được phản ánh
trên báo cáo kết quả kinh doanh: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh,
doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu từ hoạt động bất thường và chi phí
tương ứng với từng hoạt động đó. Trên cơ sở đó, CBTD phân tích BCTC: doanh
thu ròng, giá vốn hàng bán, lãi gộp, chi phí lãi vay, lợi nhuận trước thuế và lợi
nhuận sau thuế; các thông số này sẽ được sử dụng để tính toán các tỷ số tài
chính làm cơ sở cho việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, là cơ sở để
Ngân hàng đưa ra quyết định tài trợ đúng đắn.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo được chi trả hay không,
CBTD cần tìm hiểu tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp
Đối với bản báo cáo lưu chhuyển tiền tệ, CBTD phải tiến hành:
Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ, bao gồm: dòng tiền nhập quỹ từ
hoạt động kinh doanh ( từ bán hang hoá hoặc dịch vụ); dòngtiền nhập quỹ từ
hoạt động đầu tư, tài chính; dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động bất thường
Xác định dòng tiền thực xuất quỹ, bao gồm: dòng tiền thực xuất quỹ thực hiện
sản xuất kinh doanh, dòng tiền thực xuất quỹ thực hiện hoạt động tài chính,
dòng tiền thực xuất quỹ thực hiện hoạt động bất thường
Trên cơ sở dòng tiền thực nhập quỹ và dòng tiền thực xuất quỹ, CBTD
thực hiện cân đối ngân quỹ với số dư ngân quỹ đầu kỳ để xác định số dư ngân
quỹ cuối kỳ. Từ đó có thể thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho doanh
nghiệp nhằm mục tiêu đảm bảo chi trả.
Để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, cán bộ thẩm định phải đọc
và hiểu được các BCTC, qua đó họ nhận biết được nên tập trung vào các chỉ
tiêu tài chính liên quan đến mục tiêu phân tích tài chính của họ, để từ đó có
nhận định đúng về khả năng hòan trả nợ vay của doanh nghiệp.
3.2.3.3. Giải pháp về thẩm định PASXKD, DADT của doanh nghiệp
Việc thẩm định PASXKD, DAĐT sẽ tập trung phân tích, đánh giá về khía
cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của PASXKD, DAĐT; hiệu quả về
mặt xã hội, kinh tế sẽ phụ thuộc vào đặc điểm và yêu cầu của PASXKD, DAĐT
Trong thẩm định phương án, dự án vay vốn thì CBTD cần tiến hành phân
tích , đánh giá:
Xem xét, đánh giá sơ bộ các nội dung chính của PASXKD, DADT
Nhu cầu sản phẩm của PASXKD, DAĐT trên thị trường
Đánh giá về khả năng cung cấp sản phẩm của doanhnghiệp
Đánh giá về thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm dự kiến của sản phẩm
Đánh giá về phương diện tổ chức, kỹ thuật của phương án, dự án
Đánh giá về hiệu quả dự tính của phương án, dự án
Thẩm định phương diện hiệu quả tài chính của doanh ngiệp rất quan
trọng, quyết định việc ngân hàng có nên tài trợ hay không. Việc đánh giá hiệu
quả tài chính có chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và
đưa ra các giả định ban đầu của cán bộ thẩm định
Đánh giá và phân tích rủi ro có thể xảy ra
3.2.3.4. Giải pháp về thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay
Đối với tài sản đảm bảo( kể cả tài sản của người bảo lãnh thứ ba) là máy
móc, thiết bị, nhà xưởng…cán bộ thẩm định phải thường xuyên kiểm tra trên hồ