Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đánh giá hiệu quả trồng cây dược liệu dong riềng đỏ trên địa bàn xã bình văn huyện chợ mới tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG THỊ HẠNH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU DONG RIỀNG ĐỎ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BÌNH VĂN - HUYỆN CHỢ MỚI - TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chun ngành

: Kinh tế nơng nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM



HỒNG THỊ HẠNH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU DONG RIỀNG ĐỎ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BÌNH VĂN - HUYỆN CHỢ MỚI - TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chun ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giáo viên hướng dẫn

: Chính Quy
: Kinh tế nông nghiệp
: K46 - Kinh tế & PTNT
: Kinh tế & PTNT
: 2014 - 2018
: Th.S Đỗ Hoàng Sơn

Thái Nguyên, năm 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và sự quan tâm của Phịng Đào Tạo, các thầy cơ giáo Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu

quả trồng cây dược liệu Dong riềng đỏ trên địa bàn xã Bình Văn – Huyện
Chợ Mới – Tỉnh Bắc Kạn”.
Đến nay tơi đã hồn thành đề tài của mình. Để có được kết quả như vậy,
trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo hướng dẫn,
Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, Phòng Đào
tạo, các tổ chức cá nhân liên quan đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn:
1. Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
2. ThS. Đỗ Hoàng Sơn – Giảng viên Khoa Kinh tế và phát triển nơng thơn.
3. Phịng Đào tạo, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, Trường Đại
học Nông Lâm.
4. Bạn bè, đồng nghiệp, gia đình.
Do cịn hạn chế về trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tế nên không
tránh khỏi thiếu sót, tơi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý kiến bổ sung của các
thầy cơ giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Ngun, tháng …. năm 2018
Sinh viên

Hoàng Thị Hạnh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Thống kê một số cây lương thực chính .......................................... 38
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất và sản lượng dong riềng của các hộ điều
tra tại thơn Khn Tắng – xã Bình Văn .......................................... 43

Bảng 4.3: So sánh chi phí sản xuất cho 1ha Dong riềng đỏ và chi phí sản
xuất cho 1ha lúa ............................................................................... 46
Bảng 4.4: So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế dong riềng đỏ và lúa năm 2017 ........ 47
Bảng 4.5: Ý kiến của các hộ được phỏng vấn về kết quả tập huấn ................ 50
Bảng 4.7: Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất 1ha dong riềng đỏ ..... 53
Bảng 4.8: Tính bền vững của việc sản xuất dong riềng đỏ ............................. 55


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV

: Bảo vệ thực vật

NN&PTNT

: Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

PCCCR

: Phịng cháy chữa cháy rừng

QLBVR

: Quản lý bảo vệ rừng

TCN

: Trước công nguyên


UBND

: Ủy ban nhân dân


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát............................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học................................ 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................. 4
Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................... 5
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 5
2.1.1. Các khái niệm có liên quan .............................................................. 5
2.1.2. Khái quát về cây dược liệu Dong riềng đỏ .................................... 12
2.1.3. Các chính sách phát triển cây dược liệu tại Việt Nam ................... 17
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 19
2.2.1. Tình hình nghiên cứu cây dược liệu trên thế giới và Việt Nam .... 19
2.2.2. Một số dự án nuôi trồng, bảo tồn, chế biến dược liệu trên địa bàn
tình Bắc Kạn ............................................................................................. 27

2.2.3. Khái quát về dự án: ........................................................................... 30
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 33
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 33
3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 33
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 33
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 33
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ............................................ 33


v
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 34
3.4.3.Phương pháp so sánh ....................................................................... 34
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 35
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Bình Văn .......................... 35
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 35
4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Bình Văn...................................... 38
4.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội của xã Bình Văn ...................................................................... 42
4.2. Thực trạng phát triển sản xuất cây Dong riềng đỏ ............................... 43
4.2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng Dong riềng đỏ trong năm 2017 43
4.2.2. Tình hình tiêu thụ dong riềng của xã Bình Văn ............................. 44
4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Dong riềng đỏ................................ 45
4.3.1. So sánh chi phí sản xuất của dong riềng đỏ với chi phí sản xuất lúa .. 46
4.3.2. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế dong riềng đỏ và lúa năm 2017.... 47
4.3.3. Đánh giá hiệu quả xã hội của việc sản xuất dong riềng đỏ ............ 48
4.4. Phân tích tác động và tính bền vững của việc sản xuất dong riềng đỏ. 52
4.4.1. Tác động của việc trồng dong riềng đỏ đến vấn đề xã hội ............ 52
4.4.2. Tác động của việc trồng dong riềng đỏ đến môi trường tự nhiên của
xã Bình Văn .............................................................................................. 53
4.4.3. Tính bền vững của việc sản xuất dong riềng đỏ ............................ 54

4.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn khi trồng dong riềng đỏ ............. 56
4.6. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất dong riềng đỏ. .... 57
4.6.1. Giải pháp chung ............................................................................. 57
4.6.2. Giải pháp cụ thể.............................................................................. 57
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 61
5.1. Kết luận ................................................................................................. 61
5.2. Kiến nghị............................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63


1

Phần 1

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Việt Nam hiện
nay, chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu hàng
hóa là một trong những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Việc lựa chọn cây
trồng phù hợp gắn với kỹ thuật trồng trọt, thu hái, chế biến theo hướng dẫn
GACP (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế
thế giới WHO) là một thách thức, đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa "bốn nhà"
(Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân) để tạo ra hướng phát
triển mới trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay.
Ngày 27-2-2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Dự án phát triển
cây dược liệu gắn với xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nơng thơn mới (NTM).
Ngồi việc giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, hồn thành xây dựng NTM,
cây dược liệu còn làm thay đổi cơ cấu cây trồng của vùng theo hướng sản
xuất hàng hóa, nâng cao trình độ sản xuất của người dân thông qua việc tăng

cường khả năng trao đổi, liên kết giữa các vùng miền nhằm từng bước đưa kinh
tế vùng núi phát triển bền vững.
Bắc Kạn được biết đến là địa phương có nhiều cây dược liệu quý. Tuy
nhiên những năm gần đây, tình trạng khai thác tràn lan khiến diện tích cây
dược liệu ngày càng bị thu hẹp, nhiều cây thuốc quý đứng trước nguy cơ bị
tận diệt... Cây dược liệu có ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh, trong
đó tập trung nhiều ở các huyện Ba Bể, Pác Nặm, Chợ Đồn, Na Rì… Đây là
điều kiện thuận lợi để phát triển nền y, dược cổ truyền ở địa phương, cũng là
nền tảng phát triển kinh tế cho nhiều hộ dân khi mở rộng diện tích trồng các
loại cây dược liệu có giá trị.


2
Thấy được tiềm năng và giá trị của cây dược liệu, vừa qua UBND tỉnh ban
hành kế hoạch phát triển y, dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm
2020, trong đó có mục tiêu phát triển nguồn tài nguyên dược liệu của tỉnh. Để
thực hiện được những mục tiêu đó, thì cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của nhiều
cấp, ngành trong việc quản lý, bảo tồn, phát triển cây dược liệu. Đồng thời, cần
chấn chỉnh hoạt động thu mua, khai thác cây dược liệu trong tự nhiên theo
hướng bảo tồn và phát triển; có những chính sách ưu đãi đối với việc quy hoạch
vùng chuyên canh, phát triển trồng cây dược liệu tại địa phương.
Dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” thực
hiện trong giai đoạn 2016 – 2019 đã chọn xã Bình Văn, huyện Chợ Mới, tỉnh
Bắc Kạn là điểm thử nghiệm trồng các mơ hình dược liệu với diện tích dự
kiến là 6,5 ha với 04 lồi cây: Ba kích tím, Hà thủ ơ đỏ, Dong riềng đỏ và
Hồi Sơn. Diện tích trồng cây Dong riềng đỏ tại xã Bình Văn là 02 ha trong
năm 2017, đây là cây dược liệu ngắn ngày được trồng thử nghiệm lần đầu tiên
tại địa phương. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả của cây dược liệu Dong riềng
đỏ để từ đó có những định hướng và giải pháp cho phát triển mở rộng loại cây
này là vô cùng cấp thiết.

Cây Dong riềng đỏ được lựa chọn trồng trên đất nông nghiệp trồng lúa một
vụ khó khăn về nước tưới. Kết quả thành cơng của mơ hình trồng cây dược liệu
Dong riềng đỏ là cơ sở quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên
đất nông nghiệp kém hiệu quả theo hướng sản xuất hàng hóa tại địa phương. Để
khuyến khích người dân tham gia phát triển mơ hình trồng dược liệu, dự án đã
có những chính sách như hỗ trợ giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật giúp cho
bà con có được kết quả cao trong việc trồng dong riềng đỏ, có thu nhập ổn định.
Tuy nhiên xã Bình Văn là một xã miền núi có địa hình khá phức tạp, đất đai
manh mún nhỏ lẻ, độ màu mỡ thấp, hệ thống kênh mương đã có nhưng chưa
được đảm bảo. Cùng với đó là khí hậu thất thường, mà năng suất chất lượng cây
trồng, vật nuôi chưa cao, đời sống người dân cịn gặp nhiều khó khăn.


3
Để dự án có thể triển khai thành cơng, cần có những đánh giá để trả lời các
câu hỏi như: Hiệu quả kinh tế cây dong riềng đỏ mang lại là như thế nào? Có
mang lại lợi ích kinh tế cao hơn các cây trồng khác hay khơng? Trong q
trình trồng dong riềng đỏ người dân gặp phải những khó khăn gì? Đề tài của
tơi tập trung trả lời các câu hỏi nêu trên và từ đó đưa ra những giải pháp giải
quyết những khó khăn phát sinh tronng quá trình xây dựng và phát triển cây
Dong riềng đỏ tại vùng trồng dược liệu xã Bình Văn, huyện Chợ Mới, tỉnh
Bắc Kạn. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
”Đánh giá hiệu quả trồng cây dược liệu Dong riềng đỏ trên địa bàn xã
Bình Văn - Huyện Chợ Mới – Tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả trồng cây dược liệu Dong riềng đỏ trên địa bàn xã
Bình Văn – Huyện Chợ Mới – Tỉnh Bắc Kạn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng sản xuất Dong riềng đỏ tại xã Bình Văn –

huyện Chợ Mới – tỉnh Bắc Kạn.
- Phân tích được hiệu quả của sản xuất Dong riềng đỏ tại xã Bình Văn –
huyện Chợ Mới – tỉnh Bắ Kạn.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn và làm rõ được tính bền vững của
việc phát triển sản xuất Dong riềng đỏ.
- Đề xuất được giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Dong riềng đỏ
trong thực tiễn sản xuất.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức cơ bản và
những kiến thức đào tạo tại nhà trường, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên
có cơ hội tiếp cận với những kiến thức ngoài thực tế.


4
- Nghiên cứu đề tài là cơ sở cho sinh viên vận dụng sáng tạo những kiến
thức đã học vào thực tiễn và là tiền đề quan trọng để sinh viên thấy được
những kiến thức cơ bản cần bổ sung để phù hợp với công việc thực tế sau này.
- Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập,
nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần tìm tịi, học hỏi, sáng tạo và khả
năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và định
hướng những ý tưởng trong điều kiện thực tế.
- Nghiên cứu đề tài là cơ hội để mỗi sinh viên vận dụng những kiến thức
đã học vào trong nghiên cứu khoa học, là cơ sở để hình thành các ý tưởng
nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển cây dược liệu bản địa sau này.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đưa ra những nhận xét về hiệu quả, tiềm
năng, thế mạnh và những khó khăn, trở ngại trong q trình sản xuất dong
riềng đỏ và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của cây dong riềng đỏ.
- Kết quả nghiên cứu góp phần đảm bảo sản xuất cây dược liệu, đóng

góp cho phát tiển bền vững kinh tế xã hội vùng núi và có thể làm tài liệu tham
khảo cho sinh viên các lớp khóa sau.


5

Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về mơ hình
Thực tiễn hoạt động của đời sống, kinh tế, xã hội rất phong phú, đa dạng
và phức tạp, người ta có thể sử dụng nhiều cơng cụ và phương pháp nghiên
cứu để tiếp cận. Mỗi công cụ và phương pháp nghiên cứu đều có ưu điểm
riêng được sử dụng trong điều kiện và hồn cảnh cụ thể. Mơ hình là một trong
những phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh
vực nghiên cứu khoa học.
Theo các cách tiếp cận khác nhau thì mơ hình có những quan niệm, nội
dung và cách hiểu riêng. Góc độ tiếp cận về mặt vật lý học thì mơ hình là
cùng hình dạng nhưng thu nhỏ lại. Khi tiếp cận sự vật để nghiên cứu thì coi
mơ hình là sự mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật thể để trình bày và
nghiên cứu.
Khi mơ hình hóa đối tượng nghiên cứu thì mơ hình sẽ được trình bày
đơn giản về một vấn đề phức tạp, giúp cho ta dễ nhận biết được đối tượng
nghiên cứu. Mơ hình cịn được coi là hình ảnh quy ước của đối tượng nghiên
cứu về một hệ thống các mối quan hệ hay tình trạng kinh tế.
Như vậy mơ hình có thể có các quan niệm khác nhau, sự khác nhau đó
tùy thuộc vào góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu, nhưng khi sử dụng mơ
hình người ta đều có chung một quan điểm là dùng để mô phỏng đối tượng
nghiên cứu.

Trong thực tế, để khái quát hóa các sự vật, hiện tượng, các quá trình, các
mối quan hệ hay một ý tưởng nào đó, người ta thường thể hiện dưới dạng mơ
hình. Có nhiều loại mơ hình khác nhau, mỗi loại mơ hình chỉ đặc trưng cho


6
một điều kiện sinh thái hay sản xuất nhất định nên khơng thể có mơ hình
chung cho tất cả các điều kiện sản xuất khác nhau.
Do đó, ở mỗi góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu riêng, tùy thuộc
vào quan niệm và ý tưởng của người người nghiên cứu mà mơ hình được sử
dụng để mơ phỏng và trình bày là khác nhau. Song khi sử dụng mơ hình để
mơ phỏng đối tượng nghiên cứu, người ta thường có chung một quan điểm và
đều được thống nhất đó là: Mơ hình là hình mẫu để mơ phỏng hoặc thể hiện
đối tượng nghiên cứu, nó phản ánh những đặc trưng cơ bản nhất và giữ
nguyên được bản chất của đối tượng nghiên cứu.
* Mơ hình sản xuất
Sản xuất là một hoạt động có ý thức, có tổ chức của con người nhằm tạo
ra nhiều của cải vật chất cho xã hội bằng những tiềm năng, nguồn lực và sức
lao động của chính mình. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng
minh sự phát triển của các công cụ sản xuất – yếu tố không thể thiếu trong
nền sản xuất. Từ những công cụ thô sơ nay đã được thay thế bằng những công
cụ sản xuất hiện đại làm giảm hao phí về sức lao động trên một đơn vị sản
phẩm, đó là mục tiêu quan trọng của nền sản xuất hiện đại.
Trong sản xuất, mơ hình sản xuất là một trong những nội dung kinh tế
của sản xuất, nó thể hiện được sự tác động qua lại của các yếu tố kinh tế,
ngồi những yếu tó kỹ thuật của sản xuất, do đó mà mơ hình sản xuất là hình
mẫu trong sản xuất thể hiện sự kết hợp của các điều kiện sản xuất trong điều
kiện sản xuất cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu về sản phẩm và lợi ích kinh tế.
* Mơ hình trồng trọt
Mơ hình trồng trọt là mơ hình tập trung vào các đối tượng cây trồng

trong sản xuất nông nghiệp, là mơ hình trình diễn các tiến bộ khoa học kỹ
thuật mới về cây trồng như: lúa, ngô, rau, khoai tây, lạc….
Mơ hình trồng trọt giúp hồn thiện q trình nghiên cứu của nhà khoa
học trong lĩnh vực nông nghiệp. Mà nông dân vừa là chủ thể sản xuất vừa là


7
nhà thực nghiệm, đồng thời nông dân là đối tượng tiếp thu trực tiếp các tiến
bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, và họ cũng là người truyền bá kỹ thuật này cho
các nông dân khác cùng làm theo. Mô hình trồng trọt cần được thực hiện trên
chính những thửa ruộng của người dân, trong đó người dân sẽ đóng vai trị
chính trong q trình thực hiện, cịn nhà nghiên cứu và các bộ khuyến nơng
đóng vai trị là người hỗ trợ thúc đẩy để giúp nông dân thực hiện và giải quyết
những khó khăn gặp phải.
* Vai trị của mơ hình
Mơ hình là cơng cụ nghiên cứu khoa học, phương pháp mơ hình hóa là
nghiên cứu hệ thống như một tổng thể. Nó giúp cho các nhà khoa học hiểu
biết và đánh giá tối ưu hóa hệ thống. Nhờ mơ hình mà ta có thể kiểm tra lại sự
đúng đắn của số liệu quan sát được và các giả định rút ra, giúp ta hiểu sâu hơn
các hệ thống phức tạp. Và một mục tiêu khác của mơ hình là giúp ta lựa chọn
quyết định tốt nhất về quản lý hệ thống, giúp ta chọn phương pháp tốt nhất để
điều khiển hệ thống.
Việc thực hiện mơ hình giúp cho nhà khoa học cùng người nơng dân có
thể đánh giá được sự phù hợp và khả năng nhân rộng của mơ hình cây trồng
vật ni tại một khu vực nào đó. Từ đó đưa ra quyết định tốt nhất nhằm đem
lại lợi ích tối đa cho nơng dân, phát huy hiệu quả những gì nơng dân đã có.
2.1.1.2. Khái niệm đánh giá mơ hình
- Đánh giá mơ hình là nhìn nhận và phân tích tịan bộ q trình triển khai
thực hiện mơ hình, các kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế đạt được của
mơ hình trong mối quan hệ với nhiều yếu tố, so sánh với mục tiêu ban đầu.

Đánh giá để khẳng định những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của thôn
bản và những hộ trợ từ bên ngồi với những gì thực sự đã đạt được.
Đánh giá là so sánh những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của thôn bản
và những hỗ trợ từ bên ngồi với những gì thực sự đã đạt được.
Trong đánh giá mơ hình người ta có thể hiểu như sau:


8
- Là q trình thu thập và phân tích thơng tin để khẳng định:
+ Liệu mơ hình có đạt được các kết quả và tác động hay không.
+ Mức độ mà mơ hình đã đạt được so với mục tiêu của mơ hình thơng
qua các hoạt động đã chỉ ra.
- Đánh giá sử dụng các phương pháp để điều tra một cách có hệ thống
các kết quả và hiệu quả của mơ hình. Nó cũng điều tra những vấn đề có thể
làm chậm tiến độ thực hiện mơ hình nếu như các vấn đề này không được giải
quyết kịp thời.
- Trong quá trình đánh giá yêu cầu phải lập kế hoạch chi tiết và có khoa
học, lấy mẫu theo phương pháp thống kê.
- Việc đánh giá sẽ tiến hành đo lường định kỳ theo giai đoạn.
- Việc đánh giá sẽ tập chung vào các chỉ số kết quả và đánh giá tác động.
Đánh giá có nhiều loại khác nhau. Phạm vi ở đây có thể sắp xếp thành 3
loại chính như sau:
* Đánh giá tiền khả thi/ khả thi
Đánh giá tiền khả thi là đánh giá tính khả thi của hoạt động hay mơ hình,
để xem xét xem liệu hoạt động hay mơ hình có thể thực hiện được hay không
trong điều kiện cụ thể nhất định. Loại đánh giá này thường do tổ chức tài trợ
thực hiện. Tổ chứ tài trợ sẽ phân tích các khả năng thực hiện của mơ hình hay
hoạt động để làm căn cứ cho phê duyệt xem mơ hình hay hoạt động có được
đưa vào thực hiện hay không.
* Đánh giá thực hiện

- Đánh giá định kỳ: Là đánh giá từng giai đoạn thực hiện, có thể là đánh
giá tồn bộ các cơng việc trong một giai đoạn, nhưng cũng có thể đánh giá
từng cơng việc ở từng giai đoạn nhất định.
Nhìn chung đánh giá định kỳ thường áp dụng cho mơ hình dài hạn. Tùy
theo mơ hình mà có thể định ra các khoảng thời gian để đánh giá định kỳ, có
thể là ba tháng, sáu tháng hay một năm một lần.


9
Mục đích của đánh giá định kỳ là tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu,
những khó khăn, thuận lợi trong một thời kỳ nhất định để có những thay đổi
hay điều chỉnh phù hợp cho những giai đoạn tiếp theo.
- Đánh giá cuối kỳ: Là đánh giá cuối cùng khi kết thúc mơ hình hay hoạt
động. Đây là đánh giá toàn diện tất cả các hoạt động và kết quả của nó. Mục
đích của đánh giá cuối kỳ nhằm nhìn nhận lại tồn bộ q trình thực hiện mơ
hình. Những điểm mạnh, điểm yếu, những thành công và hạn chế, nguyên
nhân của từng vấn đề, đưa ra những bài học cần phải rút kinh nghiệm và điều
chỉnh cho mơ hình hay hoạt động khác.
- Đánh giá tiến độ thực hiện: Là việc xem xét thời gian thực tế triển khai
thực hiện các nội dung của mơ hình hay nói cách khác là xét xem hoạt động
có đúng thời gian dự định hay không, nhanh hay chậm thế nào….
- Đánh giá tình hình chi tiêu tài chính: Là xem xét lại việc sử dụng kinh
phí chi tiêu có đúng theo ngun tắc đã được quy định hay khơng để có điều
chỉnh và rút kinh nghiệm.
- Đánh giá về tổ chức thực hiện: Đánh giá về việc tổ chức phối hợp thực
hiện giữa các thành phần tham gia. Ngồi ra có thể xem xét việc phối kết hợp
giữa các mơ hình hay hoạt động trên cùng một địa bàn và hiệu quả của sự
phối hợp đó.
- Đánh giá kỹ thuật mơ hình: Là xem xét lại các kỹ thuật mà mơ hình đã
đưa vào có phải là mới khơng, q trình thực hiện các khâu kỹ thuật có đảm

bảo theo đúng quy trình kỹ thuật đã đặt ra khơng.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường: Hiện nay vấn đề mơi
trường là một vấn đề bức xúc của tồn cầu, vì vậy chúng ta cần phải quan tâm
đến vấn đề môi trường.
- Đánh giá khả năng mở rộng: Là quá trình xem xét kết quả của mơ hình
có thể áp dụng rộng rãi hay khơng, nếu có áp dụng thì cần điều kiện gì khơng.


10
* Đánh giá tổng kết
Thông thường sau khi kết thúc một mơ hình hay hoạt động, người ta tổ
chức hội nghị tổng kết để cùng nhau nhìn lại quá trình thực hiện, đánh giá về
những thành công hay chưa thành cơng, phân tích các ngun nhân gây thất
bại, lấy đó làm các bài học để tránh vấp phải sai lầm cho các mơ hình sau này.
* Các loại tiêu chí dùng cho đánh giá
Các loại chỉ tiêu dùng cho hoạt động đánh giá là các chỉ tiêu mang tính
tồn diện hơn. Việc xác định các chỉ tiêu đánh giá phải căn cứ vào mục đích
và hoạt động của mơ hình, thường có các nhóm chỉ tiêu sau đây:
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động khuyến nông theo mục
tiêu đã đề ra: diện tích, năng xuất, cơ cấu, đầu tư, sử dụng vốn….
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của mơ hình hay hoạt động khuyến
nơng: tổng thu, tổng chi, thu – chi, hiệu quả lao động, hiệu quả đồng vốn.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của mơ hình hay hoạt động khuyến
nơng đến đời sống, văn hóa, xã hội: ảnh hưởng đến mơi trường đất (sói mịn,
độ phì, độ che phủ,…), ảnh hưởng đến đời sống (giảm nghèo, tạo cơng ăn
việc làm, bình đẳng giới,…).
- Các chỉ tiêu đánh giá phục vụ quá trình xem xét, phân tích hoạt động
khuyến nơng với sự tham gia của cán bộ khuyến nông và nông dân.
2.1.1.3. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng của

hoạt động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là q trình tăng
cường khai thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người, tự nhiên
để phục vụ cho lợi ích của con người.
Bản chất của hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội là thực hiện
những yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian lao động trong sử dụng các
nguồn lực xã hội. Điều đó chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác
định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng
hao phí bỏ ra.


11
Trên quan điểm tồn diện, có ý kiến cho rằng đánh giá hiệu quả kinh tế
không thể loại bỏ mục tiêu nâng cao trình độ về văn hóa, xã hội và đáp ứng
các nhu cầu xã hội ngày một tốt hơn cùng với việc tạo ra môi trường bền
vững. Điều đó thể hiện mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và
hiệu quả môi trường hiện tại và lâu dài. Đó là quan điểm đúng đủ trong kinh
tế vi mô và kinh tế vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay.
* Một số công thức nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế
+ Giá trị sản xuất: GO (Gross Output) là toàn bộ giá trị của cải và dịch
vụ được tạo ra trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm), đây là tổng thu
của hộ (Vũ Đình Thắng, 2006) [1].
GO =
Trong đó: Pi là đơn giá sản phẩm thứ i
Qi là khối lượng sản phẩm thứ i
+ Chi phí trung gian: IC (Intermediate Cost) là tồn bộ chi phí vật chất
thường xuyên và dịch vụ được sủ dụng trong quá trình sản xuất như: giống,
phân bó, thuốc BVTV, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong một vụ sản xuất.
IC =
Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i
+ Giá trị gia tăng: VA (Valua Added) là phần giá trị tăng thêm của doanh

nghiệp hay người sản xuất tính theo cơng thức:
VA = GO – IC
Những trường hợp đi thuê lao động thì phải trừ khoản th mướn đó.
+ Lợi nhuận:
TPr = GO – TC
Trong đó: GO là giá trị sản xuất
TC là tổng chi phí trong sản xuất


12
+ Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích: là tỷ lệ giũa tổng khối lượng
sản phẩm thu được chia cho một đơn vị diện tích (sào/ha).
GO/sào hoặc GO/ha
+ Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí: GO/TC
+ Giá trị sản xuất trên một công lao động: GO/CLĐ
+ Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích: VA/sào hoặc VA/ha
+ Giá trị gia tăng trên một đồng chi phí: VA/TC
+ Giá trị gia tăng trên một cơng lao động: VA/CLĐ
* Một số cơng thức tính hiệu quả kinh tế
+ Công thức 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa giá trị kết
quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó [11].
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được/Chi phí sản xuất
hay

H = Q/C

Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả thu được
C là chi phí sản xuất
+ Cơng thức 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá trị

kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được – Chi phí sản xuất
hay H = Q – C
2.1.2. Khái quát về cây dược liệu Dong riềng đỏ
2.1.2.1. Đặc điểm của cây Dong riềng đỏ
Tên khoa học: Canna edulis Kur, thuộc Họ Cannaceae.
Tên khác: Khoai đao, Khương vu, củ bột Dong riềng đỏ; Slim Khón, Aslim
(Tày, Cao bằng); Slim Tàu Tằng (Tày, Lạng sơn); Dong riềng đỏ (Kinh, Thái)
Thân của cây dong riềng gồm 2 loại là thân khí sinh và thân củ. Thân khí
sinh trung bình cao từ 1,2m đến 1,5m có những giống có thể cao trên 2,5m.


13
Thân cây màu đỏ. Củ cây dong riềng đỏ gần giống củ dong riềng thường,
nhưng bé hơn.
Năng suất cây dong riềng có thể thu được 20 – 30 tấn/ha.
Hoa: Hoa dong riềng xếp thành cụm, cụm hoa dạng chùm, hoa mọc ở
ngọn cây. Cây thường mang ít hoa lưỡng tính, không đều. Cụm hoa được bao
bởi một mo chung như hoa chuối. Chùm hoa thiết diện hình tam giác, có từ 6 –
8 đốt, mỗi đốt có 2 hoa, đốt dưới cùng và trên cùng có 1 hoa. Quả: Quả của cây
dong riềng thuộc dạng quả nang, hình trứng ngược, kích thước khoảng 3cm,
trên quả nang có nhiều gai mềm. Hạt: Hạt của cây dong riềng có màu đen, hình
trịn đường kính 3,5 - 5 mm. Khối lượng 1000 hạt khoảng 12 - 13g.
Dong riềng đỏ mọc ở mọi miền của nước ta, đặc biệt tập trung ở các
vùng núi đá vơi phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái nguyên,
Lạng Sơn.…
2.1.2.2. Kỹ thuật trồng cây dong riềng đỏ
- Thời vụ: Thời vụ trồng Dong riềng đỏ được trồng từ tháng 2 đến tháng
5, tốt nhất là từ cuối tháng 2 đầu tháng 3. Ngoài ra, theo kinh nghiệm của
nơng dân Thái Ngun thì Dong riềng đỏ có thể trồng quanh năm (khác với

các giống khác), trừ các tháng khô hạn hoặc mưa nhiều.
- Mật độ: Mật độ thích hợp cho trồng dong riềng đỏ là 30.000 – 35.000
cây/ha; khoảng cách thích hợp là 60 x 60cm hoặc 80 x 40cm.
- Làm đất: Cây dong riềng đỏ là cây chịu được bóng rợp, có thể trồng
dưới tán cây thưa, góc vườn, chân bờ rào, bờ ao, ngõ ra vào với diện tích nhỏ.
Nhưng trên đất xốp, nhiều mùn, nơi đủ ẩm, có nắng thì dong riềng đỏ phát
triển mạnh, cho năng suất cao, phẩm chất tốt. Chính vì vậy các vùng đất bãi,
phù sa ven sơng rất thích hợp. Nếu trồng tập trung với diện tích lớn nên cày
bừa, làm đất kỹ. Cày rạch hàng với khoảng cách hàng cách hàng 60 - 80cm
rồi rải phân chuồng, phân vi sinh để bón lót trên hàng với khoảng cách trồng
cây cách nhau 40- 60cm. Những vùng đất miền núi giàu mùn, nhiều chất hữu


14
cơ hoặc đất mới khai hoang lần đầu không cần bón phân lót mà chỉ cần bón
thúc khi cây đã lớn và vào thời kỳ xuống củ là đủ. Dong riềng đỏ phát triển củ
theo chiều ngang, rễ cây ăn sâu do vậy làm đất phải chú ý cày sâu 15 - 20cm,
bừa kỹ, nhặt sạch cỏ. Nếu trồng dong riềng trên đất đồi núi, đất đá, bãi thốt
nước thì không cần phải làm đất mà sau khi dọn cỏ, bổ hốc rộng khoảng 20 x
20cm, sâu khoảng 20 - 25cm rồi trồng. đất hót ra để phía trên dốc, gặp mưa,
màu dồn xuống hố, bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây. Nếu trồng trên đất
ruộng, vườn, bãi đọng nước thì cần lên luống rộng 1,2 – 1,4m.
- Chuẩn bị giống:
+ Trồng bằng mầm: Có thể trồng bằng mầm hoặc củ. Nếu bằng mầm thì
chặt ngọn chỉ để lại thân và gốc khoảng 30 – 35cm. Bằng củ thì mỗi củ ít nhất
phải có 3 đốt.
+ Trồng bằng hạt: Hạt dong riềng đỏ được phơi thật khô. Trước khi ủ
mầm cần xử lý bằng cách ngâm trong axit sulphuric (H2SO4) đậm đặc trong
vòng 25 phút. Đổ ra rá xối nước nhiều lần rồi rửa hạt đã xử lý bằng xà phịng
bột cho sạch axit. Dùng thúng hoặc rổ, lót vải và cho hạt vào. Tiếp tục phủ

bằng vải và tưới nước. Để trong bóng râm. Hàng ngày tưới nước giữ ẩm.
Khoảng 2 – 4 ngày hạt nứt nanh, đem gieo trong bầu đất. Tiếp tục chăm sóc
cây giống trong vườn ươm khoảng 1 – 2 tháng cây có 4 – 5 lá là trồng được.
- Phân bón: Dong riềng là cây dễ trồng nhưng do thời gian sinh trưởng
dài (280ngày) nên cần lượng phân lớn và bón rải và hợp lý theo từng
đợt. Lượng phân bón cho 1 ha: 10 – 15 tấn phân hữu cơ + 200 kg N + 120 kg
P205 + 160 kg K20
+ Bón lót: Tồn bộ phân hữu cơ và lân.
+ Bón thúc lần 1: Khi cấy 5 - 6 lá: Bón 1/3 đạm + 1/3 kali (Cây sinh
trưởng phát triển và đẻ nhánh nhanh).
+ Bón thúc lần 2: Sau lần 1 từ 45 - 60 ngày: Bón 2/3 lượng đạm, 2/3 kali.
-Kỹ thuật trồng và chăm sóc:


15
+ Cách trồng: Sau khi xẻ rãnh hoặc bổ hốc xong, bón phân hữu cơ đã
trộn với lân vào, phủ lớp đất mỏng, đặt cây/củ vào, phủ lên trên lớp đất mỏng.
Sau trồng nếu có rơm rạ phủ giữ ẩm mặt luống giữ ẩm là tốt nhất.
+ Chăm sóc: Khi cây 5 - 6 lá làm cỏ, xới xáo nhẹ kết hợp bón thúc đợt
1. Khi bón phân thúc thì bón cách gốc 10 - 15cm hoặc bón giữa 2 khóm.
Khơng bón phân trực tiếp vào gốc cây, làm cây chết. Khi cây được từ 45 - 60
ngày, làm cỏ, xới xáo, vun gốc chống đổ khi mưa bão.
- Phòng trừ sâu bệnh: Một số loại sâu bệnh hại chính trên cây dong riềng đỏ
như: sâu khoang, bệnh cháy lá, ngồi ra cịn xuất hiện sâu cấu, sâu róm, bọ nẹt….
+Sâu khoang: Gây hại trên nhiều loại cây trồng trong đó có dong riềng
đỏ hại ở giai đoạn đầu sinh trưởng của cây hại nặng nhất khi cây 5 - 10 lá.
Biện pháp phòng trừ:
Kiểm tra vườn dong riềng thường xuyên để phát hiện sâu bệnh hại kịp thời.
+ Dọn sạch cỏ dại là nơi trú ngụ của sâu bệnh hại.
+ Bón phân cân đối, khơng bón thừa đạm.

+ Dùng bả chua ngọt để bắt, diệt trưởng thành.
+ Diệt ổ trứng và sâu non bằng tay (sâu thường ẩn kín trong nõn lá);
+ Khi mật độ sâu cao, sâu non mới nở (tuổi nhỏ): Dùng thuốc Patox
95SP, Karate 2.5EC, SecSaigon 5EC... phun vào buổi chiều mát.
+ Bệnh khô lá: Bệnh khô lá ở dong riềng thường xuất hiện ở giai đoạn 150 180 ngày sau trồng.
Biện pháp phòng trừ:
+ Chọn giống sạch bệnh
+ Trồng mật độ thích hợp
+ Bón phân cân đối để cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.
+ Vệ sinh đồng ruộng
Khi cần thiết có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như: Tylsupe 300 EC
... phun thuốc ướt đều hai mặt lá.


16

- Thu hái, chế biến: Sau khi trồng 10 - 12 tháng có thể thu hoạch sản
phẩm. Cây dong riềng đỏ khi ra hoa rộ là thời điểm thu hoạch cho năng suất
cao nhất. Chặt gần sát gốc toàn bộ thân lá hoa. Dùng máy thái đơn giản thái
toàn bộ thân lá dài khoảng 4cm. Phơi khô dưới nắng khoảng 2 – 3 nắng hoặc
sấy khi lượng nước trong sản phẩm chỉ cịn khoảng 12% là được. Đóng bao 2
lớp, khối lượng khoảng 50kg.
2.1.2.3. Công dụng của cây dược liệu Dong riềng đỏ
Từ lâu nay trong nhân gian, nhất là trong cộng đồng người thiểu số đã
biết sử dụng các cây thuốc nam để chữa bệnh tim mạch, mà đặc biệt là cây
Dong riềng đỏ. Đồng bào thiểu số thường dùng củ cây dong riềng đỏ để chữa
các cơn đau thắt ngực, suy tim, suy mạch vành.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã cho ra đời nhiều
thuốc, phương tiện, kỹ thuật chữa bệnh tim mạch mới như thuốc hạ huyết áp,
thuốc hạ mỡ máu, máy tim phổi, kỹ thuật tim mạch can thiệp…song không

phải bất cứ người dân nào cũng đủ điều kiện để tiếp cận với y học hiện đại, do
bị hạn chế chi trả, nhận thức, địa lý…chính vì vậy các bác sỹ, các nhà khoa
học vẫn tiếp tục tìm kiếm các thảo dược tự nhiên có tác dụng chữa bệnh tim
mạch tương tự như các glycozid, trợ tim, coumarin, strophantin, thevetine…
đã tìm thấy trước đây.
Từ những lý do trên, năm 2005 Bác sỹ Hồng Cầm cùng nhóm nghiên
cứu là GS. Nguyễn Nghĩa Thìn, GS. Trịnh Bình, PGS.TS. Nguyễn Trọng
Thơng, PGS.TS. Phùng Quốc Việt, TS. Bác sỹ Nguyễn Khang Sơn, ThS.Ngô
Thành Trung, ThS. Mai Phương Giang…đã tiến hành thực hiện đề tài khoa
học cấp bộ trọng điểm B2005-04-46TĐ. Đề tài đã khảo sát tính đồng nhất về
thực vật, xác định tên khoa học, hình thái giải phẫu đại thể vi thể, định tính,
định lượng, cấu trúc phân tử các hoạt chất trong cây Dong riềng đỏ. Theo đó
độc tính cấp trên chuột, độc tính bán trường diễn của vị thuốc mới này cũng
được tiến hành song song bởi Bộ môn Vô phôi và Bộ môn dược lý của Đại


17
học Y Hà Nội (Hoàng Sầm, 2006) [2]. Kết quả cho thấy các tiêu chí được
khảo sát hồn tồn phù hợp với nhận định và kì vọng ban đầu: đây là cây
thuốc chữa bệnh mạch vành hiệu quả cao, an tồn tuyệt đối. Qua sử dụng điều
trị trên hàng nghìn người bệnh mạch vành chưa đặt stent và đã đặt stent nhận
thấy đây là cây thuốc mới chưa có trong dược điển nhưng hiệu quả điều trị rất
cao. Các nghiên cứu này đã được cấp quyền tác giả số 3764/2009/QTG và
948/2015/QTG.
Từ những thông tin trên cho thấy việc nghiên cứu xác định và phát triển
giống cây Dong riềng đỏ để làm thuốc chữa bệnh tim là một yêu cầu cấp bách
hiện nay, về việc triển khai nghiên cứu cũng như các kết quả nghiên cứu
thành mơ hình nhân rộng ở địa bàn các tỉnh miền núi là phù hợp không chỉ về
mặt cơ sở khoa học mà còn là định hướng phát triển của các địa phương trong
chương trình xóa đói giảm nghèo. Theo đó nhu cầu sử dụng nguyên liệu dong

riềng đỏ phục vụ cho sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng cho cả nước lên
tới hàng trăm tấn/năm.
2.1.3. Các chính sách phát triển cây dược liệu tại Việt Nam
Thời gian qua, Đảng, Nhà nước rất quan tâm việc phát triển dược liệu,
nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của Việt Nam và coi đó là một trong các
nhóm giải pháp của cơng tác xóa đói, giảm nghèo, nhất là vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn, do giá trị thu nhập của dược liệu mang lại. Ngày 3010-2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1976/QĐ-TTg về phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030, với quan điểm phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu
trên cơ sở sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội;
phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị
trường, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển dược
liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu [10].
Phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam trên cơ sở
sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội để phát


18
triển các vùng trồng dược liệu, gắn với bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn
dược liệu tự nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.
Phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị
trường, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng vùng trồng
dược liệu gắn với công nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm đa dạng bảo đảm an
toàn và chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng
dược liệu trong nước và xuất khẩu.
Nhà nước hỗ trợ đầu tư về nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật
và công nghệ trong việc bảo tồn nguồn gen, khai thác dược liệu tự nhiên,
trồng trọt, chế biến dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển trồng
dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu, góp

phần tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp dược trong tổng sản phẩm nội
địa (GDP).
Ngày 19-12-2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP
về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn,
trong đó có các doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp nói chung và gây trồng,
thu hái cây dược liệu nói riêng [10].
Quyết định số 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 1
năm 2014 phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành dược liệu Việt Nam
giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 [10].
Bộ Y tế ban hành ra nhiều nghị định, quyết định khuyến khích địa phương,
các cơng ty, doanh nghiệp tập trung đầu tư vào phát triển ngành dược.
Quyết định số 206/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 22 tháng 1 năm 2015 về việc
ban hành về danh mục cây dược liệu ưu tiên phát triển giai đoạn 2015-2010 [12].
Nhiều địa phương trong cả nước như: Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Kạn,
Bắc Giang, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Lâm Đồng, An Giang,… bước đầu
đã xây dựng định hướng và triển khai các mơ hình trồng dược liệu. Hầu hết


×