Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng phương pháp hiếu khí kết hợp với bãi lọc trồng cây tại công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản quảng ninh 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.65 KB, 50 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

VŨ HẢI ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN BẰNG
PHƢƠNG PHÁP HIẾU KHÍ KẾT HỢP VỚI BÃI LỌC TRỒNG CÂY TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẨU THỦY SẢN QUẢNG NINH 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chun ngành : Khoa học mơi trƣờng
Lớp
: K44 – KHMT – N01
Khoa
: Mơi trƣờng
Khóa học
: 2012 – 2016

Thái Ngun - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

VŨ HẢI ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN BẰNG


PHƢƠNG PHÁP HIẾU KHÍ KẾT HỢP VỚI BÃI LỌC TRỒNG CÂY TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẨU THỦY SẢN QUẢNG NINH 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chun ngành : Khoa học mơi trƣờng
Lớp
: K44 – KHMT – N01
Khoa
: Mơi trƣờng
Khóa học
: 2012 – 2016
Giáo viên hƣớng dẫn: TS. DƢ NGỌC THÀNH
Khoa Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên - 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Để có được điều kiện thực hiện Khóa luận Tốt nghiệp cũng như hồn
thành chương trình học 4 năm tại Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em đã
nhận được những sự chỉ dạy tận tình với những kinh nghiệm quý báu từ quý
thầy cô khoa Môi Trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Ban Giám Hiệu cùng quý Thầy (Cô) Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
đã tạo cho em một mơi trường học tập tích cực
- Q Thầy (Cô) khoa Môi trường đã truyền dạy cho em những kiến

thức chuyên môn quý báu là hành trang trong cuộc sống và công việc sau này.
- Thầy giáo T.S Dư Ngọc Thành bộ môn Công nghệ môi trường trường
Đại học Nơng Lâm Thái Ngun người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp
đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
- Gia đình và bạn bè đã ln động viên và là chỗ dựa vững chắc trong
suốt khoảng thời gian qua cũng như vượt qua những khó khăn trong khoảng
thời gian thực hiện khóa luận.
Mặc dù đã nỗ lực hết mình nhưng do khả năng, kiến thức và thời gian có
hạn nên em khơng thể tránh khỏi sai sót trong khi thực hiện đề tài. Em kính
mong quý thầy cơ chỉ dẫn, giúp đỡ em để ngày càng hồn thiện hơn vốn kiến
thức của mình và có thể tự tin bước vào cuộc sống với vốn kiến thức mình có
được trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm
Sinh viên

Vũ Hải Anh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các thành phần quan trọng trong nước để đánh giá công nghệ xử lý.....13
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu hóa lý của nước thải chế biến thủy sản tại công ty
AQUAPEXCO II ............................................................................ 31
Bảng 4.2. Chỉ số COD trước và sau xử lý của của 2 hệ thống ...................... 31
Bảng 4.3. Chỉ số BOD trước và sau xử lý của của 2 hệ thống ....................... 34
Bảng 4.4. Chỉ số TSS trước và sau xử lý của của 2 hệ thống ......................... 35
Bảng 4.5. Hiệu suất xử lý đạm tổng số của của 2 hệ thống ........................... 36
Bảng 4.6. Hiệu suất xử lý lân (PO43- ) của của 2 hệ thống ............................ 37

Bảng 4.7. Hiệu suất xử lý của của 2 hệ thống ................................................. 38


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Vị trí lắp đặt lưu lượng kế để đo lưu lượng nguồn cấp, nguồn thải ......16
Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống tiền xử lý hiếu khí của cơng ty AQUAPEXCO II ......22
Hình 4.2. Sơ đồ hệ thống bãi lọc trồng cây của công ty AQUAPEXCO II ..........27
Hình 4.3. Bãi lọc ngầm trồng cây có dịng chảy ngang của cơng ty
AQUAPEXCO II .......................................................................................28
Hình 4.4 Bãi lọc ngầm trồng cây có dịng chảy đứng của cơng ty
AQUAPEXCO II ............................................................................ 28


iv

DANH MỤC VIẾT TẮT
AQUAPEXCO II Công ty Cổ phần Xuất khẩu Thủy sản Quảng Ninh 2
BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi Trường

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

COD


Nhu cầu oxy hóa học

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

NQ

Nghị quyết

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuất quốc gia về chất lượng môi trường Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN

Tổng Ni tơ

TSS

Tổng Chất rắn lơ lửng


TDS

Độ dẫn điện của các ion khoáng chất trong nước


v

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài .................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài ............................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu .......................................................................... 3
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................. 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý hệ thống xử lý nước thải của bãi lọc
ngầm trồng cây ............................................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở khoa học hệ thống xử lý nước thải của bãi lọc ngầm trồng
cây ..................................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................... 5
2.2. Khái quát về thực trạng ngành xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam ............. 6
2.3. Các vấn đề môi trường liên quan tới hoạt động chế biến thủy sản ......... 8
2.3.1. Nguồn gốc phát sinh, thành phần chất thải từ chế biến thủy sản ..... 8
2.3.2. Các tác động của nước thải chế biến thủy sản tới mơi trường ......... 9
2.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới ................................ 10
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................. 10
2.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................... 12
2.5. Những thông số cơ bản để đánh giá chất lượng nước ......................... 12
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 15

3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 15
3.2. Phạm vi, thời gian nghiên cứu .............................................................. 15
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 15
3.4.1.Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................. 15


vi

3.4.2. Phương pháp khảo sát hiện trạng, đo đạc nguồn thải .................... 16
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu ..................................................................... 17
3.4.4. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm các thơng số về
môi trường theo các TCVN ..................................................................... 17
3.4.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả ..................................................... 17
3.4.6. Phương pháp so sánh ...................................................................... 18
PHẦN 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ............................................................... 19
4.1. Khái quát về cơ sở hạ tầng, hoạt động sản xuất của AQUAPEXCO II 19
4.1.1. Tình hình hoạt động sản xuất chung của công ty .......................... 19
4.1.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của công ty AQUAPEXCO II .. 21
4.1.3. Quá trình và thời gian vận vận hành ............................................... 29
4.2. Một số đặc điểm của nước thải chế biến thủy sản cảu công ty
AQUAPEXCO II ......................................................................................... 31
4.3. Đánh giá hiệu suất xử lý nước thải tại AQUAPEXCO II của hệ thống
hiếu khí tiền xử lý và bãi lọc ngầm trồng cây .............................................. 31
4.3.1. Hiệu suất xử lý chất hữu cơ thông qua chỉ số COD ....................... 31
4.3.2. Hiệu suất xử lý chất hữu cơ thông qua chỉ số BOD ....................... 34
4.3.3. Hiệu suất xử lý chất huyền phù lơ lửng thông qua chỉ số TSS ...... 35
4.3.4. Hiệu suất xử lý đạm tổng số của 2 hệ thống ................................... 36
4.3.5. Hiệu suất xử lý lân dạng PO43- của 2 hệ thống ............................... 37
4.3.6. Hiệu suất xử lý của hệ thống bãi lọc ngầm trồng cây..................... 38

4.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải
tại công ty AQUAPEXCO II ....................................................................... 38
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 39
5.1. Kết luận ................................................................................................. 39
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành công nghiệp chế biến thủy, hải sản đã và đang đem lại những lợi
nhuận khơng nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và của người nơng dân
ni trồng thủy sản nói riêng. Nhưng bên cạnh những lợi ích đã mang lại như
giảm đói nghèo, tăng trưởng GDP cho quốc gia thì ngành công nghiệp chế
biến thủy sản cũng để lại những hậu quả đối với mơi trường sống của chúng
ta. Đó là các con sông, kênh rạch nước bị đen bẩn và bốc mùi do việc sản xuất
và chế biến thủy hải sản đã thải ra một lượng lớn nước thải có mùi hôi tanh
vào môi trường mà không qua bất kỳ giai đoạn xử lý nào. Chính điều này đã
gây ảnh hưởng rất lớn đối với con người và hệ sinh thái gần các khu vực có
lượng nước thải này thải ra.
Nước ta có vùng biển rộng lớn (thềm lục địa có diện tích gấp 3 lần diện
tích đất liền), lại có nhiều sơng ngịi nên sản lượng thủy sản hàng năm rất lớn.
Ngành chế biến thủy sản ở nước ta vì vậy mà ngày càng phát triển và đang dần
trở thành một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam. Nhưng
bên cạnh lợi ích đó cũng sinh ra rất nhiều vấn đề về mơi trường. Q trình chế
biến thủy sản đòi hỏi một lượng nước lớn, ước tính để chế biến 1 tấn thủy sản
cần đến gần 10m3 nước. Nước thải trong quá trình chế biến thủy sản chứa hàm

lượng chất hữu cơ cao, ngồi ra cịn có các chất sát trùng và tẩy rửa, do đó cần
phải xử lý triệt để nhằm loại bỏ các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Công nghệ xử lý nước thải hiện nay cịn sử dụng nhiều năng lượng, hóa
chất nhằm tiếp cận mục tiêu kiểm sốt mơi trường, trong khi đó ít để ý tới sự
phát triển bền vững của hệ sinh thái tổng thể.Tình trạng đó gây khó khăn rất
lớn cho việc đảm bảo quá trình phát triển bền vững của quốc gia trong q
trình thực hiện cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa.


2

Trong số các phương pháp xử lý thân thiện với mơi trường được phát
triển trong thời gian gần đây thì phương pháp xử lý nước thải bằng thảm thực
vật, cụ thể là bãi lọc trồng các loại thực vật sống trong nước đã và đang được
áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới. Với những ưu điểm nổi bật là rẻ tiền, dễ
vận hành, đồng thời mức độ xử lý ô nhiễm cao, loại bỏ được vi sinh vật gây
bệnh. Phương pháp bãi lọc trồng cây cũng thích hợp để xử lý nguồn nước bị ô
nhiễm chất hữu cơ và các loại chất ơ nhiễm khác. Đứng trước những địi hỏi
về một môi trường sống trong lành của người dân, cũng như quy định về việc
sản xuất đối với các doanh nghiệp khi nước ta gia nhập WTO, mỗi một đơn vị
sản xuất kinh doanh cần phải có một hệ thống xử lý nước thải nhằm giảm
thiểu ảnh hưởng đến mơi trường xung quanh. Do đó ở Cơng ty Cổ phần Xuất
Khẩu Thủy sản Quảng Ninh 2 đã lắp đặt hệ thống xử lý nước thải bằng
phương pháp hiếu khí và kết hợp với hệ thống bãi lọc trồng cây theo dự án
hợp tác giữa Đại Học Quốc Gia Hà Nội và Đại học Barcelona – Tây Ban Nha.
Trên cơ sở đó dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS. Dƣ Ngọc Thành
em quyết định thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải chế biến
thủy sản bằng phương pháp hiếu khí kết hợp với bãi lọc trồng cây tại Công
ty Cổ phần Xuất khẩu Thủy sản Quảng Ninh 2”.
1.2. Mục tiêu, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài

1.2.1. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được thành phần, tính chất nước thải của Công ty Cổ phần
Xuất khẩu Thủy sản Quảng Ninh 2 (AQUAPEXCO II)
- Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng phương pháp
hiếu khí kết hợp với bãi lọc trồng cây tại AQUAPEXCO II
- Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu suất của hệ thống xử lý nước thải tại
công ty Cổ phần Xuất khẩu Thủy sản Quảng Ninh II


3

1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu
- So sánh các kết quả sau xử lý của hệ thống với QCVN 11:2008/

BTNMT (cột B)
- Đề xuất các giải pháp quản lý, vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng.

1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu khoa học:
- Tạo cho em cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, cách thức tiếp cận
và thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng tổng hợp, phân tích số liệu và những kinh
nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.
- Giúp ta hiểu được chế độ vận hành và quá trình xử lý nước thải của
trạm xử lí.
- Là nguồn tài liệu cho học tập và nghiên cứu khoa học.
* Ý nghĩa trong thực tiễn :
- Đánh giá được hiện trạng môi trường nước thải sau khi xử lý qua hệ
thống xử lý của trạm xử lý nước thải từ đó tăng cường trách nhiệm của ban
lãnh đạo công ty trước hoạt động đến mơi trường và có những hoạt động tích cực

trong việc xử lý nước thải.
- Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm môi trường do nước thải gây
ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải đến môi trường và bảo
vệ sức khỏe của người dân xung quanh và công nhân hoạt động tại nhà máy.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý hệ thống xử lý nƣớc thải của bãi lọc
ngầm trồng cây
2.1.1. Cơ sở khoa học hệ thống xử lý nước thải của bãi lọc ngầm trồng cây
1. Nước thải thủy sản nói chung có các thơng số ơ nhiễm cao, tuy nhiên
hồn tồn có thể xử lý bằng phương pháp sinh học vì chủ yếu các chất thải xuất
xứ từ thủy sản chính là nguồn dinh dưỡng của con người và sinh vật nói chung.
2. Các chất độc hại như các chất tẩy trùng thường là nước gia ven,
cloramin hoặc các chất sát trùng khác, các chất tẩy rửa như sà phòng, sút,...,
tuy được sử dụng trong quá trình sản xuất nhưng nồng độ các chất này không
quá cao nên không ảnh hưởng nhiều cho quá trình phân giải tự nhiên nhờ vi
sinh vật.
3. Hệ thống bãi lọc trồng cây ngập nước cũng là phương pháp xử lý nước
thải theo nguyên tắc sinh học, tức là dựa vào sự phân giải các chất hay còn
gọi là khống hóa các chất hữu cơ nhờ các vi sinh vật yếm khí, tùy tiện và
hiếu khí do oxy từ khơng khí được khuếch tán hoặc được vận chuyển qua
đường rễ của thực vật. Các vi sinh vật được phát triển tạo thành các màng bao
quanh các chất mang và rễ cây sử dụng nước thải như nguồn dinh dưỡng để
sinh trưởng và sinh sản. Hoạt động sinh lý của cây dựa theo nguyên tắc rễ cây
hút nước và dinh dưỡng từ đất, đó là phân bón đa lượng và vi lượng: N,P, K,
Fe, Mn, Zn, Mg, Cu, Bo, Co, Mo,... vận chuyển lên lá cây để quang hợp sinh

trưởng và phát triển.
4. Các cây trồng trên bãi lọc cần có sự lựa chọn về khả năng thích ứng,
tồn tại và phát triển của chúng trong điều kiện nồng độ các khoáng chất tương
đối cao. Các thực vật này cần phải sử dụng tốt nguồn dinh dưỡng (thường là


5

quá cao) cho việc tạo ra sinh khối và trong chừng mực có thể, nếu sinh khối
của chúng lại được sử dụng như một nguồn nguyên liệu cho sản xuất thì cịn
mang lại những lợi ích về kinh tế.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
Một số văn bản pháp lý có liên quan đến môi trường và chất lượng nước:
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đc Quốc hội nước Cộng hịa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 23/6/2014;
- Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị
về bảo vệ mơi trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa;
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc: “Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường”;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc
“Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày
09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật bảo vệ môi trường”;
- Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 28/4/2011 của Chính phủ quy định
đánh giá môi trường chiến lước, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo
vệ môi trường;
- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 06/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính
phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình;

- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị
định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng cơng trình;
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về việc
thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải;


6

- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, gồm:
+ 08:2008/QCVN - BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt;
+ 09:2008/QCVN - BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước ngầm;
+ 40: 2011/QCVN – BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp;
+ QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước biển ven bờ
+ QCVN 11:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp chế biến thuỷ sản
- Các bộ tiêu chuẩn ngành như :
+ TCN 51 – 84 về thiết kế, tính tốn các cơng trình xử lý nước thải
+ TCN 51 – 2006 về thiết kế, tính tốn các cơng trình xử lý nước thải
+ TCVN 6773:2000 Chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi
2.2. Khái quát về thực trạng ngành xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam
Những thành tựu kinh tế của công nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam
gắn liền với hoạt động xuất khẩu. Công nghiệp chế biến thủy sản ngày càng
tạo được nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cho xuất khẩu, tạo ra nhiều dạng
sản phẩm thủy sản có chất lượng cao, phù hợp với thị trường nước ngoài.

Đồng thời thị trường nội địa cũng được cung ứng ngày càng nhiều các loại
hàng thủy sản chế biến. Ở Việt Nam, công nghiệp chế biến thủy ngày càng
phát triển cả về số lượng, cơng suất và trình độ cơng nghệ.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 6/2013 ước đạt 600 triệu USD, đưa
tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng ñầu năm 2013 ước đạt 2,96 tỷ USD, tăng
2,42% so với cùng kỳ năm 2012.
Từ đầu năm, xuất khẩu thủy sản không thực sự thuận lợi. Kim ngạch
xuất khẩu liên tiếp sụt giảm trong 3 tháng đầu năm 2013. Tuy nhiên, trong


7

hai tháng 4 và 5/2013, xuất khẩu thủy sản đang có dấu hiệu phục hồi. Theo
tổng hợp của hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, sau khi có
mức tăng khá 11,1% so với cùng kỳ vào tháng 4/2013, giá trị xuất khẩu thủy
sản tháng 5/2013 tiếp tục có mức tăng 8,3% so với cùng kỳ, đạt 591,6 triệu
USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2013, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt trên
2,36 tỷ USD, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu vào Mỹ, sau
khi giảm liên tục trong các tháng trước, đã tăng trở lại với mức 7,5% so với
cùng kỳ. Một số thị trường khác như Trung Quốc (kể cả Hồng Kơng), Đơng
Nam Á và Brazin vẫn duy trì mức tăng tốt so với cùng kỳ (tăng tương ứng là
18%, 17,2% và 67,4%). Một số thị trường quan trọng như Châu Âu, Nhật
Bản, Hàn Quốc vẫn giảm so với cùng kỳ, nhưng mức giảm đã chậm lại, trong
đó xuất khẩu vào Nhật Bản giảm 1%, Châu Âu giảm 8,5% và Hàn Quốc
giảm 19%. Sức mua của thị trường nhập khẩu giảm, rào cản tiêu chuẩn hàng
hóa cũng như các chính sách thuế từ nước sở tại là yếu tố chính khiến thủy
sản xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn trong những tháng đầu năm
Xuất khẩu tôm của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2013 đạt 864 triệu USD,
tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2012. Đây là dấu hiệu đáng mừng, vì đến hết
tháng 3/2013, xuất khẩu tơm vẫn đang có xu hướng giảm (giảm 2,6%) so với

cùng kỳ năm ngoái. Ngày 29/5/2013, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ra quyết
định sơ bộ vụ kiện chống trợ cấp tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó, DOC
cho rằng các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam đã được
Chính phủ trợ cấp về nhiều mặt. Từ đó, DOC quyết định áp mức thuế chống
trợ cấp lên các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam ở mức cao 6,7%.
Mức thuế này đã, đang và sẽ tạo tâm lý nặng nề lên các nhà xuất khẩu tôm
Việt Nam và cả các nhà nhập khẩu tôm Mỹ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc
thơng tin Nhật Bản dỡ bỏ quy định kiểm tra Trifluralin với tôm Việt Nam sẽ
giúp cho xuất khẩu tôm sang Nhật Bản thuận lợi hơn.5 tháng đầu năm 2013,


8

xuất khẩu cá tra ước đạt 709 triệu USD, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân của sự sụt giảm trong xuất khẩu cá tra là do xuất khẩu sang một
số thị trường giảm mạnh trong đó thị trường EU là một trong hai thị trường
lớn nhất giảm tới hơn 17% so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên, giá cá tra và
thị trường cá tra tại châu Âu hy vọng sẽ ổn định trở lại khi các nhà cung cấp
và các nhà nhập khẩu quay lại thị trường sau Hội chợ thủy sản châu Âu. Dự
báo trong những tháng sắp tới, xuất khẩu cá tra vẫn chưa thể tăng trưởng do
ảnh hưởng bởi rào cản thuế từ thị trường Mỹ và những khó khăn từ thị trường
châu Âu. Xuất khẩu cá tra sang châu Âu khó có thể tăng trưởng trong tương
lai gần vì tình hình nợ công tại châu Âu vẫn chưa được khắc phục hiệu quả,
trong khi tình hình tài chính, tiêu dùng chưa có những chuyển biến tích cực.
Ngồi ra, việc đồng Euro mất giá so với đồng USD cũng khiến các nhà nhập
khẩu châu Âu bị giảm lơi nhuận do thiệt về tỷ giá trong việc thanh toán.
Về xuất khẩu cá ngừ, tháng 5 có xu hướng giảm. Tuy vậy, xuất khẩu 5
tháng đầu năm vẫn có mức tăng 8,77%, đạt hơn 248 triệu USD (cùng kỳ năm
ngối tăng 28,9%). (Trung tâm thơng tin thủy sản, 2013) [10].
2.3. Các vấn đề môi trƣờng liên quan tới hoạt động chế biến thủy sản

2.3.1. Nguồn gốc phát sinh, thành phần chất thải từ chế biến thủy sản
Các thành phần chính gây ơ nhiễm mơi trường từ chế biến thủy sản gồm
phế liệu và chất thải rắn, chất thải lỏng, khí thải và mùi trong chế biến, môi
chất lạnh và nhiều chất thải nguy hại khác. Đáng kể nhất là phế liệu và chất
thải rắn như đầu, xương, da, vây, vảy, vỏ tôm…. chất thải lỏng như nước thải
chế biến thủy sản, những phế liệu dễ lên men thối rữa và phân hủy. Các chất
thải này có khả năng làm xuống cấp nghiêm trọng chất lượng môi trường
sống xung quanh.
Điều tra mới đây của Viện nghiên cứu hóa sinh cho thấy, trong chế biến
thủy sản đơng lạnh, cứ sản xuất được 1 tấn thành phẩm tôm sẽ thải ra môi


9

trường 0,75 tấn phế thải, cá tra philê là 1,8 tấn, nhuyễn thể chân đầu là 0,45
tấn, nhuyễn thể hai mảnh vỏ là 8 tấn. Tỷ lệ phế liệu và chất thải rắn phụ thuộc
vào mặt hàng sản xuất, vào loài, cũng như chất lượng nguyên liệu…
Chất thải lỏng từ chế biến thủy sản được coi là vấn đề nghiêm trọng nhất
hiện nay, có chỉ số ơ nhiễm cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn nước thải công
nghiệp loại B dùng cho nuôi trồng thủy sản (QCVN 11/2008 cột B) như
BOD5 vượt từ 10-30 lần, COD từ 9-19 lần, nitơ tổng có nơi cao gấp 9 lần.
Bên cạnh đó cịn có một lượng lớn nước thải là các chất tẩy rửa và khử trùng
trong vệ sinh nhà xưởng và thiết bị chế biến.
Khí thải và mùi trong chế biến bao gồm các loại như khí SO2, CO2,
NO2, NH3 , H2S… phát thải từ các cơ sở chế biến hàng khơ và bột cá. Một
phần khí thải khác là mơi chất lạnh rò rỉ từ hệ thống lạnh của nhà máy.
(Phương Mai, 2012) [8].
2.3.2. Các tác động của nước thải chế biến thủy sản tới môi trường
Các chất hữu cơ chứa trong nước thải chế biến thuỷ sản chủ yếu là dễ bị
phân hủy. Trong nước thải chứa các chất như cacbohydrat, protein, chất

béo,… khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong
nước do vi sinh vật sử dụng ơxy hịa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng
độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của sinh vật
sống trong nước. Oxy hịa tan giảm khơng chỉ gây suy thối tài ngun thủy
sản mà cịn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm
chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp. Các chất rắn lơ lửng làm
cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu
xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu… Chất rắn lơ
lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng
thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng
lịng sơng, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè…


10

Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phú dưỡng tức là
hiện tượng phát triển bùng nổ của các loài tảo. Đến mức độ giới hạn, tảo sẽ bị
chết và phân hủy, gây nên hiện tượng thiếu oxy nghiêm trọng. Nếu nồng độ
oxy giảm tới 0 mg/l, gây ra hiện tượng thủy vực chết ảnh hưởng tới chất
lượng nước. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng
khiến cho bên dưới khơng có ánh sáng. Quá trình quang hợp của các thực vật
tầng dưới bị ngưng trệ. Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất
lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thuỷ sinh, nghề nuôi trồng thuỷ sản, du lịch và
cấp nước.
Khí Amoniac là sản phẩm phân hủy của các hợp chất hữu cơ có Nitơ. Nó
rất độc cho tơm, cá dù ở nồng độ rất nhỏ. Nồng độ làm chết tôm, cá từ 1- 3
mg/l. Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thủy sản của nhiều quốc gia yêu
cầu nồng độ Amoni không vượt quá 1mg/l.
Các vi sinh vật đặc biệt là các vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán có
trong nguồn nước là tác nhân gây ơ nhiễm nghiêm trọng. Con người trực tiếp

sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn
các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, đường tiết niệu,
tiêu chảy cấp (Trịnh Lê Hùng và cs., 2012) [3].
2.4. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Năm 1991, bãi lọc trồng cây dòng chảy ngầm xử lý nước thải sinh hoạt
đầu tiên đã được xây dựng ở Na Uy. Ngày nay, tại những vùng nông thôn ở
Na Uy và Đan Mạch, phương pháp này đã trở nên rất phổ biến để xử lý nước
thải sinh hoạt. Mơ hình quy mơ nhỏ được áp dụng phổ biến là hệ thống bao
gồm bể tự hoại, tiếp đó là bể lọc sinh học hiếu khí dịng chảy thẳng đứng và
một bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang. Bể lọc sinh học hiếu khí được


11

thiết kế trước bãi lọc ngầm để giảm BOD, COD và thực hiện q trình nitrat
hóa trong điều kiện thời tiết lạnh
Các nghiên cứu khác tại Đức, Thái Lan, Cộng hòa Séc, Thụy Sỹ, Bồ Đào
Nha, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ cho thấy bên cạnh việc xử lý có hiệu
quả các chất ơ nhiễm hữu cơ và vơ cơ, bãi lọc trồng cây cịn có thể loại bỏ vi
sinh vật gây bệnh trong nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị, xử lý phân
bùn bể phốt và xử lý nước thải cơng nghiệp, nước rị rỉ bãi rác… Không
những thế, thực vật từ bãi lọc trồng cây cịn có thể được chế biến, sử dụng
làm phân bón cho đất, làm bột giấy và là nguồn năng lượng thân thiện với
mơi trường. Tại Cộng Hịa Séc bãi lọc trồng cây được thiết kế lần đầu tiên vào
năm 1989, đến năm 1999 đã có hơn 100 bãi lọc trồng cây đã được thiết kế,
chủ yếu theo cơng nghệ dịng chảy ngang với các loài thực vật sử dụng là sậy
và cỏ mèo. Các bãi lọc này chủ yếu được dùng để xử lý nước thải sinh hoạt,
với hiệu suất xử lý chất hữu cơ tính theo BOD5 lên đến hơn 80%. Các nhà
khoa học tại Trung tâm nghiên cứu môi trường tại Leipzig - Halle, CHLB

Đức đã nghiên cứu một cách hệ thống công nghệ bãi lọc trồng cây để xử lý
các chất ô nhiễm vô cơ, hữu cơ (Nguyễn Thị Loan, 2007) [7].
Một bãi lọc trồng cây áp dụng cho xử lý nước thải của khu dân cư thuộc
ngoại ô Bayawan City, Philippines với 336 hộ dân và 3380 nhân khẩu được
hoàn thành vào năm 2006, với sự trợ giúp của Trung tâm nghiên cứu môi
trường Leizig - Halle, CHLB Đức. Diện tích tổng cộng của bãi lọc trồng cây
là 2680m2, đáp ứng yêu cầu xử lý là 150m3 nước thải/ ngày đêm. Loại thực
vật được sử dụng trong bãi lọc là cỏ sậy. Khả năng tách loại chất hữu cơ tính
theo BOD của hệ thống này đạt đến 97% (Nguyễn Thị Loan, 2007) [7].
Các nghiên cứu thử nghiệm trên thế giới cho thấy, công nghệ bãi lọc
trồng cây có thể áp dụng cho ngành cơng nghiệp chế biến thủy sản. Nhóm
các nhà khoa học Thái Lan tại King Mongkut’s University hợp tác với các
nhà khoa học của Tulane University, Hoa Kỳ, tiến hành khảo sát khả năng sử


12

dụng bãi lọc trồng cây để xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản tại Thái
Lan. Với thời gian lưu thủy lực là 5 ngày, hiệu suất tách loại đạt đến 91 - 99%
đối với BOD, 52 - 90% đối với chất rắn lơ lửng, 72 - 92% đối với tổng nitơ,
và đối với tổng photpho là 72 - 77%. Kết quả cũng cho thấy trong trường hợp
hàm lượng chất hữu cơ quá cao cần phải có quá trình pha lỗng hoặc tiền xử
lý (Trịnh Lê Hùng và cs., 2012) [4].
2.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, phương pháp xử lý nước thải bằng các bãi lọc ngầm trồng
cây đã và đang được một số trung tâm nghiên cứu và trường Đại học áp dụng
thử nghiệm, chủ yếu xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải bệnh viện. Các đề
tài nghiên cứu mới đây nhất về áp dụng phương pháp này tại Việt Nam như:
“Xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy thẳng đứng
trong điều kiện Việt Nam” của Trung tâm Kỹ thuật Môi trường đô thị và khu

công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội hợp tác với Đại học
Linkoeping, Thụy Điển; “Xây dựng mơ hình hệ thống đất ngập nước nhân tạo
để xử lý nước thải sinh hoạt tại xã Minh Nơng, Bến Gót, Việt Trì”… của Đại
học Quốc gia Hà Nội;… đã cho thấy hoàn tồn có thể áp dụng phương pháp
này trong điều kiện của Việt Nam. Đây là công nghệ xử lý nước thải trong điều
kiện tự nhiên, thân thiện với môi trường, cho phép đạt hiệu suất cao, chi phí thấp
và ổn định, đồng thời làm tăng giá trị đa dạng sinh học, cải tạo cảnh quan môi
trường, hệ sinh thái của địa phương. Sinh khối thực vật và bùn phân hủy sau xử
lý từ bãi lọc trồng cây cịn có giá trị sử dụng (Nguyễn Thị Loan, 2007) [7].
2.5. Những thông số cơ bản để đánh giá chất lƣợng nƣớc
Để đánh giá chất lượng cũng như mức độ ô nhiễm của nguồn nước hay
khả năng hoạt động của hệ thống (trong xử lý sinh học hiếu khí, yếm khí,…)
người ta dựa vào rất nhiều các thông số khác nhau như: pH, độ màu, độ đục,
BOD, COD, DO, TSS, hàm lượng các chất dinh dưỡng (hàm lượng Nitơ,


13

phốt pho, sunfat,..), chỉ thị về chất lượng vi sinh của nước (chỉ số E.coli,
Coliform), các tác nhân độc hại và các hợp chất liên quan về mặt sinh thái
(kim loại nặng, các chất bảo vệ thực vật), … (Trịnh Lê Hùng, 2006) [2].
Bảng 2.1. Các thành phần quan trọng trong nƣớc để đánh giá
công nghệ xử lý
Thành phần

Ghi chú
Các chất rắn lơ lửng có thể dẫn đến tăng khả

Các chất rắn lơ lửng


năng lắng bùn và điều kiện kỵ khí khi thải nước
thải khơng qua xử lý vào mơi trường.
Gồm Protein, Cacbohydrat và chất béo. Các chất
hữu cơ phân hủy sinh học được đo bằng chỉ tiêu

Các chất hữu cơ dễ

BOD và COD. Nếu thải các chất này trực tiếp vào

phân hủy

mơi trường, q trình ổn định sinh học của chúng có
thể dẫn đến giảm lượng oxy trong nước tự nhiên và
là nguyên nhân gây màu, mùi, vị

Các nhân tố gây bệnh
(Các lồi vi khuẩn,

Rất nhiều bệnh có thể lan truyền qua các vi khuẩn

virut, nguyên sinh

lan truyền trong nước thải (tả, lị, thương hàn,…)

động vật)
Cả nitơ, photpho và cacbon là những chất dinh
dưỡng chính cho sự phát triển của vi sinh vật.
Các chất dinh dưỡng

Khi thải vào trong nước, các chất dinh dưỡng này

có thể dẫn đến sự phát triển của các sinh vật
ngồi ý muốn trong mơi trường nước. Ngoài ra khi
thải với một lượng dư vào đất sẽ làm ô nhiễm nước
ngầm.


14

Thành phần

Ghi chú
Các chất hữu cơ này không bị phân hủy bởi các

Các chất hữu cơ trơ

phương pháp xử lý nước thải thơng thường. Ví dụ
điển hình: chất hoạt động bề mặt, phenol và một số
chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp,..
Các kim loại nặng thường nhiễm vào nguồn nước
do các hoạt động công nghiệp. Với nồng độ vượt

Kim loại nặng

quá giới hạn cho phép sẽ ảnh hưởng lớn tới sự sinh
trưởng, phát triển của sinh vật, vì vậy cần được loại
ra khỏi nước thải.
Các thành phần vô cơ như canxi, natri,sunfat,..có

Các chất rắn vơ cơ


trong nước thải sinh hoạt qua q trình sử dụng

hịa tan

nước. Nếu nước thải muốn sử dụng lại thì cần phải
loại bỏ chúng.


15

Phần 3
ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Hệ thống xử lý hiếu khí và hệ thống bãi lọc ngầm trồng cây tại Công ty
Cổ phần Xuất khẩu Thủy sản Quảng Ninh 2.
3.2. Phạm vi, thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2015 – 12/2015

- Phạm vi nghiên cứu:
Các phân xưởng sản xuất của AQUAPEXCO II
Các bể tập trung nước thải đầu vào, bể hiếu khí, bể lắng, bể tập trung nước
thải đầu ra của hệ thống hiếu khí (đầu vào bãi lọc), bể bãi lọc trồng cây, các bể
nước thải đầu ra của từng loại bãi lọc, miệng ống thải đầu ra cuối cùng
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Khái quát về cơ sở hạ tầng, hoạt động sản xuất của AQUAPEXCO II
- Nghiên cứu đặc điểm xả thải, thành phần và tính chất của nước thải của
AQUAPEXCO II
- Đánh giá hiệu quả của quy trình xử lý hiếu khí kết hợp với hệ thống bãi
lọc trồng cây
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả xử lý

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1.Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Các tài liệu liên quan đến quá trình sản xuất, sản lượng, cơ sở hạ tầng,
báo cáo sản xuất của AQUAPEXCO II năm 2012 – 2015, các báo cáo quan
trắc môi trường định kỳ về hiện trạng môi trường của AQUAPEXCO II, báo
cáo hiện trạng xả thải vào nguồn nước của AQUAPEXCO II, các tài liệu kỹ
thuật về quy trình xử lý.


16

3.4.2. Phương pháp khảo sát hiện trạng, đo đạc nguồn thải
- Khảo sát trực tiếp hiện trạng sản xuất và môi trường của công ty xác
định rõ nguồn thải ra ngồi mơi trường.
Em tiến hành theo dõi nước thải trước và sau xử lý tại AQUAPEXCO II
vào các ngày 05/09/2015, 12/09/2015, 26/09/2015, 20/10/2015.
Ở các cơng đoạn sản xuất có phát sinh nước thải như : bảo quản, sơ chế,
phân cỡ, mạ băng,… lượng nước thải đầu vào và đầu ra của mỗi công đoạn
được xác định bằng các lưu lượng kế lắp ngay trên đường ống nguồn nước
cấp và đường ống nguồn nước thải. Lưu lương kế được đặt ở mức từ 5 ÷ 40 l/
phút tùy thuộc vào lượng dịng thải, tính theo giờ làm việc.
Vnguồn thải = Định mức lưu lượng × số giờ làm việc.

Nước

Tiếp nhận
nguyên liệu

L1


Đá xay

Nước, đá xay
Nước mạ băng

Bảo quản

Nước thải

L2

L2

L1

Sơ chế

L2

L1

Mạ băng

L2

Nước thải

Nước thải
Nước thải


có nhiệt độ t = 20C
Sản phẩm
Hình 3.1: Vị trí lắp đặt lƣu lƣợng kế để đo lƣu lƣợng nguồn cấp,
nguồn thải
Ghi chú :

L1

Lưu lượng kế được lắp đặt ở nguồn nước cấp vào

L2

Lưu lượng kế được lắp đặt ở nguồn nước thải


17

3.4.3. Phương pháp lấy mẫu
Số điểm phân tích: Vào năm 2015 để đánh giá được hiệu quả của hệ
thống xử lý hiếu khí và bãi lọc trồng cây, bên cạnh đó để so sánh hiệu quả
giữa các dạng bãi lọc thẳng đứng và bãi lọc nằm ngang, giữa 2 loại cây cói và
cây sậy, số điểm phân tích được lấy là 7 điểm
3.4.4. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm các thông số về môi
trường theo các TCVN
Chỉ tiêu TSS theo TCVN 6625 –2000
Chỉ tiêu COD theoTCVN 6491- 1999
Chỉ tiêu BOD5 theo TCVN 6001 -1- 2008
Chỉ tiêu PO4 theo TCVN 6202 – 1996
Chỉ tiêu NO3 theo TCVN 6180 – 1996
Chỉ tiêu NH4 theo TCVN 6179 – 1996

Chỉ tiêu tổng Nitơ theo TCVN 6638 - 2000
Chỉ tiêu pH, DO đo bằng máy đo trực tiếp ngoài hiện trường.
3.4.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả
Hiệu quả của quá trình xử lý được đánh giá dựa trên hiệu suất xử lý của
mỗi q trình
Tính hiệu suất xử lý theo cơng thức:
T 2  T1
x100
T2

Trong đó T là tải lượng được tính theo công thức : T = Q*N
T2: tải lượng đầu vào, T1: tải lượng đầu ra
N: là nồng độ của thông số (mg/l; mg SiO2/l)
Q: Lưu lượng dịng thải (m3/ngày)
Ngồi ra cịn đối chiếu nồng độ của các thơng số trong nước thải đầu ra
với QCVN 11:2008/ BTNMT (B) đánh giá có đảm bảo quy chuẩn hay khơng.


×