Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Phân tích cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN. Chỉ ra những ưuđiểm và hạn chế của hình thức tự chứng nhận xuất xứ so với cấp chứng nhậnxuất xứ ASEAN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.88 KB, 8 trang )

MỤC LỤC
Trang

1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á

ATIGA

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN

AWSC

Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
trong ASEAN theo quy định tại Nghị
định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định
Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)

C/O

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

2


MỞ BÀI


Để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thương mại hàng hóa
ASEAN, hiện tại các nước ASEAN đang hướng tới việc áp dụng một cơ chế cho
phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ mà khơng cần phải thơng qua
một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Để làm rõ những đặc điểm và
những hạn chế còn tồn tại của cơ chế này, bài tiểu luận được thực hiện với chủ
đề “Phân tích cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN. Chỉ ra những ưu
điểm và hạn chế của hình thức tự chứng nhận xuất xứ so với cấp chứng nhận
xuất xứ ASEAN.” Do nhận thức còn chưa đầy đủ, bài làm cịn thiếu sót, rất
mong nhận được sự đánh giá và góp ý của thầy cơ để bài làm được hồn thiện
nhất. Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
1. Khái quát về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN
Về bản chất, tự chứng nhận xuất xứ là cho phép nhà sản xuất, nhà xuất
khẩu, nhà nhập khẩu được tự khai báo hàng hóa thuộc sở hữu của mình, hoặc
được ủy quyền khai báo hàng hóa và tự chịu trách nhiệm về xuất xứ hàng hóa.
Theo cơ chế này, doanh nghiệp được chủ động khai nhận xuất xứ cho hàng hóa
của mình nhưng cũng đồng thời phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc
khai nhận đó.1
Hiện đã có hai dự án thí điểm về Tự chứng nhận xuất xứ đang được các
nước ASEAN thực hiện theo các Biên bản ghi nhớ giữa các quốc gia thành viên,
1 Vietnambiz.vn, Tự chứng nhận xuất xứ là gì, < />%20phép,cấp%20chứng%20nhận%20xuất%20xứ> , Truy cập ngày 15/11/2020.

3


theo đó các nhà xuất khẩu đủ điều kiện sẽ được tự chứng nhận xuất xứ trên hóa
đơn thương mại cho hàng xuất khẩu.2

2. Phân tích cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN

2.1. Một số tiêu chí cần đáp ứng để thực hiện tự chứng nhận xuất xứ
trong ASEAN
Để có thể đề nghị được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thương nhân cần
đáp ứng một số điều kiện sau đây:
- Điều kiện 1: Là nhà xuất khẩu đồng thời là nhà sản xuất;
- Điều kiện 2: Không vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa trong 02 năm
gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
- Điều kiện 3: Có cán bộ được đào tạo về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào
tạo đã được Bộ Công Thương hoặc được Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công
Thương) chỉ định.3
Bên cạnh các quy định nêu trên, thương nhân đề nghị được tự chứng nhận
xuất xứ hàng hóa theo cơ chế AWSC nếu đáp ứng các quy định sau:
- Đã được cấp C/O ưu đãi đối với hàng hóa cùng nhóm HS (4 số) trong 02
năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Văn bản chấp thuận.
- Trong trường hợp nhà xuất khẩu không phải là nhà sản xuất, nhà xuất
khẩu phải được nhà sản xuất cam kết bằng văn bản về xuất xứ của hàng hóa xuất
khẩu và sẵn sàng hợp tác trong trường hợp kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận
2 Trướng Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Pháp luật cộng đồng ASEAN, Hà Nội, 2016, tr. 204.
3 Khoản 4 Điều 3 Thông tư 19/2020/TT-BCT

4


xuất xứ hàng hóa và kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất.4
2.2. Thủ tục thực hiện việc tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN
a. Cơ quan có thẩm quyền: Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)
b. Cách thức thực hiện:
Thương nhân đáp ứng điều kiện đề nghị cấp Văn bản chấp thuận và đính
kèm hồ sơ qua Hệ thống eCoSys - Hệ thống Quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ
điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ .5

Thương nhận không cần nộp hồ sơ qua đường bưu điện như trước đây.
c. Hồ sơ đề nghị cấp Văn bản chấp thuận bao gồm:
1- Đơn đề nghị cấp Văn bản chấp thuận;
2- Danh sách kèm theo mẫu chữ ký của người có thẩm quyền ký nội dung
khai báo xuất xứ hàng hóa: 01 bản sao;
3- Báo cáo năng lực sản xuất, cơ sở sản xuất đối với từng mặt hàng đăng ký
tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 01 bản sao.
d. Quy trình xử lý: được sửa đổi theo hướng tối ưu hóa thời gian và trình tự,
thủ tục cho doanh nghiệp (quy định cụ thể trong Thông tư 19/2020/TT-BCT)6

3. Đánh giá ưu và nhược điểm của hình thức tự chứng nhận xuất xứ so
với cấp chứng nhận xuất xứ ASEAN
3.1. Ưu điểm
4 Khoản 4 Điều 3 Thông tư 19/2020/TT-BCT
5 Khoản 5 Điều 3 Thông tư 19/2020/TT-BCT
6 Khoản 5 Điều 3 Thông tư 19/2020/TT-BCT

5


Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN có nhiều ưu điểm.
* Về phía doanh nghiệp:
Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian chờ đợi cơ quan nhà nước xét
duyệt theo cơ chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thơng thường.
Nhà sản xuất có thể cung cấp chứng từ về xuất xứ hàng hóa ngay cho nhà nhập
khẩu khi có thể. Từ việc đơn giản hóa thủ tục, chi phí giao dịch cũng giảm đáng
kể. Không chỉ vậy, cơ chế này cũng tăng khả năng hưởng ưu đãi về thuế, đảm
bảo lợi ích của doanh nghiệp. Ngồi ra, việc thực hiện với cơng nghệ và hệ thống
quản lý trực tuyến cịn có tác dụng tránh được những lỗi sai sót nhất định khi
thực hiện thủ tục như lỗi chính tả hay những lỗi thực hiện sai so với biểu mẫu

thơng thường.
* Về phía cơ quan quản lý Nhà nước:
Cơ quan nhà nước có thể tiết kiệm được đáng kể chi phí, thời gian và cơng
sức vì đây là hệ thống chứng nhận đơn giản, tự tổ chức, đánh giá, xác định xuất
xứ hàng hóa...7 Đồng thời, việc thực hiện theo cơ chế này có thể đảm bảo sự
minh bạch, rõ ràng và giúp ngăn chặn tối đa khả năng gian lận và chứng nhận
xuất xứ khơng hợp lệ với mục đích hưởng ưu đãi thuế quan tại quốc gia thành
viên.8 Khi phát hiện gian lận trong xuất xứ hàng hóa thì có thể truy cứu trách
nhiệm hoặc rút giấy phép hoạt động của nhà xuất/nhập khẩu, truy thu để đảm
bảo tuân thủ đúng quy định hiện hành.
3.2. Nhược điểm

7 Ngọc Khanh, Hàng xuất khẩu có dễ “tự vượt rào” xuất xứ?!, < truy cập ngày 17/11/2020
8 Nguyễn Hịa, Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Những thách thức với Chính phủ và doanh nghiệp, Tạp
chí Pháp lý, Kỳ phát hành tháng 12, 2019, tr. 42-43.

6


Tuy nhiên, cơ chế này cũng vẫn còn tồn tại nhiều điểm hạn chế so với cơ
chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ ASEAN.
Thứ nhất, doanh nghiệp sản xuất là chủ thể nắm rõ nhất quy trình sản xuất
về hàng hóa nhưng lại thiếu những kiến thức cần thiết về các quy tắc xuất xứ
hàng hóa và kinh nghiệm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, dẫn tới tỉ lệ vận dụng
cơ chế tự chứng nhận xuất xứ khi thực hiện chương trình thí điểm là rất thấp, chỉ
có hai doanh nghiệp được phép tự chứng nhận sau 3 năm thực hiện.
Thứ hai, trong trường hợp không hiểu rõ các quy định về tự chứng nhận
xuất xứ dẫn đến việc thực hiện khơng hợp lệ có thể khiến cho doanh nghiệp phải
nộp phạt hoặc chịu những hình phạt nặng từ quốc gia nhập khẩu nếu khơng
chứng minh được hành hóa của mình có xuất xứ đúng với việc tự chứng nhận.

Ngoài ra, những rủi ro phát sinh khả năng gian lận thương mại về xuất xứ
đối với hàng hóa vẫn cịn tồn tại. Do đó, uy tín doanh nghiệp và ngành hàng có
nguy cơ bị ảnh hưởng, gây rủi ro mất thị trường xuất khẩu và thậm chí doanh
nghiệp cịn bị truy cứu trách nhiệm tùy theo mức độ của hành vi.9

KẾT LUẬN
Hiện tại, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ đã khẳng định được ưu thế của mình
so với cơ chế cấp chứng nhận xuất xứ ASEAN và được các quốc gia áp dụng.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế khi thực hiện và vì vậy, cần phải
được các quốc gia thành viên thảo luận và đưa ra giải pháp để khắc phục những
nhược điểm để cơ chế này phát huy hiệu quả trong thời gian tới./.

9 Nguyễn Hịa, Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Những thách thức với Chính phủ và doanh nghiệp, Tạp
chí Pháp lý, Kỳ phát hành tháng 12, 2019, tr. 42-43.

7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20/8/2015 quy định việc thực hiện
thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định thương mại hàng hóa
ASEAN;
2. Thơng tư 19/2020/TT-BCT ngày 14/8/2020 sửa đổi, bổ sung các Thông
tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại
hàng hóa ASEAN (ATIGA);
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Pháp luật cộng đồng ASEAN,
Hà Nội, 2016;
4. Nguyễn Hòa, Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Những thách thức với
Chính phủ và doanh nghiệp, Tạp chí Pháp lý, Kỳ phát hành tháng 12, 2019;
5. Ngọc Khanh, Hàng xuất khẩu có dễ “tự vượt rào” xuất xứ?!,

< />6. Vietnambiz.vn, Tự chứng nhận xuất xứ là gì, < />%20nhận%20xuất%20xứ%20là%20cơ%20chế%20cho%20phép,cấp%20chứng
%20nhận%20xuất%20xứ>.

8



×