TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
o0o
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Đề tài: Phân #ch cơ bản mã chứng khoán CII
của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh
Giáo viên hướng dẫn : TS. Phan Trần Trung Dũng
H Ni, tháng 4 năm 2014
MỤC LỤC
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
!"#$%&'()*+
,-.+
/0123+
+43567
789:9#;#<
=>?;01 @2A#B9AC2C:BC<
/=>?;01 @2D
/%23@15ED
//01@15D
/+%23'2D
//FB9AC2#G
/+5>$CAC2H
/+IAC2'E5H
/+/IAC23$H
/++IAC2JBCKL3EMH
/+7IAC2J5$AC-H
=>?NO#'P.M @2A#C9B
#2Q6 RAS
+=>?RTE$UCS
+$3UC@2V
+/UC;W"V
++UC#EMV
+/XRTE$.M23V
+/FY#EM
+//FYF$AEZ
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
++XRTE$E;W
++[;.;Q\4/
++/[EL;W"C:F$AEZ/
+++[EL;W"C:#EM)I]^*+
+7=>?RTE$25+
+7_MU25;Q7
+7/_MU257
+<XRTE$B59<
+<"C:`\=a<
+</TE$=b\<
+<+TE$=b4<
+Dc9B#29D
_9;"G
de#;. M2H
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Lời mở đầu
Cùng với những thăng trầm của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam những năm
quatrong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều bất lợi từ mặt bằng lãi suất ở mức
cao.
Năm 2013 đầy khó khăn đã qua đi nhưng kinh tế vĩ mô trong nước vẫn tiềm ẩn
không ít bất ổn. Vừa qua, Chính phủ cũng đã khẳng định định hướng chính sách tiền tệ
và chính sách tài khoá tiếp tục theo hướng chặt chẽ và linh hoạt với mục tiêu ổn định
kinh tế vĩ mô. Với kỳ vọng rằng mục tiêu này sẽ được thực thi một cách kiên quyết và
mạnh mẽ; việc tái cấu trúc nền kinh tế nhiều khả năng sẽ được đẩy mạnh thông qua qua
các giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tăng hiệu
quả đầu tư công, minh bạch và đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Những thay đổi trên được đánh giá khá tích cực cho nền kinh tế nhưng có lẽ vẫn là
trong dài hạn. Dự báo trong ngắn hạn nền kinh tế sẽ có những xáo trộn và thay đổi nhất
định, theo đó thị trường chứng khoán có thể phải hứng chịu những tác động xấu không
mong muốn nhưng bù lại điều này là cần thiết cho một nền tảng phát triển bền vững và
lâu dài.
Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (CII) với tư cách
là một tổ chức đầu tư tài chính hoạt động với mô hình là một công ty cổ phần đại chúng,
thu hút vốn đầu tư cho các dự án góp phần xã hội hóa hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng
của Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhằm mục tiêu đưa ra các chiến lược đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán,
qua nghiên cứu và tìm hiểu tôi quyết định tìm hiểu đề tài “Phân tích cơ bản mã chứng
khoán CII của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh”
nhằm đưa ra kết luận cá nhân về khả năng phát triển của công ty từ năm 2005 đến nay và
đánh giá hiệu quả đầu tư nếu nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp này.
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Ngoài phần Mở đầu và kết luận, Tiểu luận được chia thành các phần chính:
Chương I: Tổng quan về Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố
Hồ Chí Minh (CII)
Chương II: Phân tích lĩnh vực kinh doanh của công ty CII và vị thế của công ty
trong trên thị trường.
Chương III: Phân tích tình hình tài chính - hiệu quả kinh doanh của công ty
CII và đưa ra quyết định đầu tư vào mã chứng khóa CII của công ty
/
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Chương I: Tổng quan về Công ty cổ phần đầu tư hạ
tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (CII)
1.1 Giới thiệu chung về công ty
Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh(CII) được thành lập
tháng 12/2011 với ba cổ đông sáng lập 3 cổ đông sáng lập là: Quỹ Đầu tư phát triển đô
thị thành phố nay là Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh (HFIC),
Công ty Sản xuất, Kinh doanh, Thương mại và Dịch vụ Xuất nhập khẩu Thanh niên
Xung phong nay là Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Công ích Thanh niên Xung
phong và Công ty Đầu tư và Dịch vụ thành phố Hồ Chí Minh nay là Công ty Cổ phần và
Đầu tư Dịch vụ thành phố Hồ Chí Minh (Invesco). Địa bàn kinh doanh của công ty chủ
yếu là Thành phố Hồ Chí Minh.
Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
Tên giao dịch đối ngoại: Ho Chi Minh City Infrastructure Investment Joint Stock
Company
Tên viết tắt: CII
Vốn điều lệ hiện nay: 1.129,275 tỷ đồng
Sau hơn 10 năm thành lập, đến nay CII đã vững vàng làm chủ đầu tư một số dự án
cơ sở hạ tầng mang tính cấp thiết góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ đời sống
của người dân thành phố. Trong những thành tựu phát triển hạ tầng giao thông - công
chính giai đoạn 2000 - 2010 mà UBND thành phố Hồ Chí Minh đã tổng kết, CII vinh dự
được tham gia đầu tư một số dự án trọng điểm như: Dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội, Dự án
cầu đường Bình Triệu 2, Dự án xây dựng Liên tỉnh lộ 25B, Dự án nhà máy BOO nước
Thủ Đức, Dự án cầu Rạch Chiếc …
1.2 Lĩnh vực hoạt động
• Đầu tư xây dựng, khai thác, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật đô thị theo phương thức hợp
đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng- chuyển giao
(BT);
• Nhận quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê, đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng theo quy hoạch, xây dựng nhà ở để chuyển quyền sử dụng đất;
+
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
• Sản xuất, mua bán các thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực thu phí giao thông và xây
dựng;
• Dịch vụ thu phí giao thông;
• Kinh doanh nhà ở;
• Tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính;
• Xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công
trình đường ống cấp thoát nước, san lắp mặt bằng;
• Dịch vụ thiết kế, trồng, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, hòn non bộ;
• Thu gom rác thải, kinh doanh nhà vệ sinh công cộng, nhà vệ sinh lưu động;
• Cung cấp nước sạch;
• Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng và rửa xe ô tô, xe gắn máy;
• Đại lý kinh doanh xăng, dầu, nhớt;
• Cho thuê kho, bãi.
1.3 Bộ máy tổ chức:
Họ và tên Chức vụ T/G gắn bó
• Ông Lê Vũ Hoàng CTHĐQT 2001
• Ông Đặng Ngọc Thanh Phó CTHĐQT 2012
• Ông Dominic Scriven TVHĐQT n/i
• Ông Dương Trường Hải TVHĐQT 2012
• Ông Gerardo C. Ablaza, Jr. TVHĐQT 2012
• Ông Lê Quốc Bình TGĐ/TVHĐQT 2001
• Bà Nguyễn Mai Bảo Trâm TVHĐQT/Phó TGĐ 2002
• Ông Đoàn Minh Thư TBKS 2002
• Bà Trần Thị Tuất Thành viên BKS n/i
• Bà Trịnh Thị Ngọc Anh Thành viên BKS 2007
7
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.4 Thông tin cổ phiếu niêm yết và lưu hành
- Mã cổ phiếu: CII
- Ngày niêm yết 18/05/2006
- Giá ngày GD đầu tiên 50,000
- KL Niêm yết lần đầu 30,000,000
- KL Niêm yết hiện tại 112,801,500
- KL Cổ phiếu đang lưu hành 112,801,500
Nguồn: finance.vietstock.vn
Chương II: Phân tích lĩnh vực kinh doanh của công ty
CII và vị thế của công ty trong trên thị trường
<
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
2.1 Phân tích lĩnh vực kinh doanh:
2.1.1 Hoạt động đầu tư dự án cơ sở hạ tầng
Việt Nam là quốc gia đang phát triển với nhu cầu vô cùng lớn trong việc thiết lập hệ
thống hạ tầng. Hạ tầng cầu đường hiện đang đảm nhận 60% khối lượng vận tải trong
nước. Tăng trưởng kinh tế, lưu lượng giao thông tại các vùng đô thị cùng với khối lượng
hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng đã dẫn đến nhu cầu vô cùng cấp thiết về xây
dựng hệ thống cầu đường tại Việt Nam. Do đó, hạ tầng là lĩnh vực được ưu tiên đầu tiên
của đất nước. Với nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp, việc tham gia của doanh nghiệp tư
nhân vào đầu tư hạ tầng đang được khuyến khích nhằm cải thiện chất lượng và hiệu quả
đầu tư cho các dự án hạ tầng. Công ty CII phát triển hoạt động đầu tư vào các dự án hạ
tầng kỹ thuật và xã hội ngoài lĩnh vực giao thông có nguồn thu như: cấp thoát nước, viễn
thông, xây dựng hạ tầng khu đô thị mới, khu công nghiệp, cơ sở y tế, trường học, thể
thao…
Công ty CII tham gia làm chủ đầu tư hoặc đồng chủ đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật
và xã hội trọng điểm của Thành phố Hồ Chí Minh bằng các hình thức: Thành lập các đơn
vị dưới dạng công ty TNHH hoặc công ty cổ phần để đầu tư vận hành dự án BO, BOT,
BOO, BT
2.1.2 Lĩnh vực đầu tư dự án
Do tình hình kinh tế trong những năm gần đây có nhiều biến động, công ty xác định
lại mục tiêu trở thành “nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng”,
từ năm 2012 Công ty chỉ tập trung vốn để đầu tư cho các dự dự án, từng bước rút khỏi
việc đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác.
2.1.3 Hoạt động thu phí giao thông
Với nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng rất lớn trong khi ngân sách còn hạn chế nên từ
khá sớm, TPHCM đã đề ra nhiều chính sách thông thoáng nhằm thu hút nhiều nguồn lực
xã hội đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Theo đó, hình thức thu phí giao thông là hoạt
động nhằm huy động vốn cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của Thành phố Hồ Chí
Minh.
Công ty CII tập trung khai thác các dự án có nguồn thu từ phí giao thông theo hình
thức:
D
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
- Mua lại quyền thu phí giao thông dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách đã được
hoàn thành – dự án chuyển giao quyền thu phí giao thông 2 tuyến đường Điện Biên
Phủ, Kinh Dường Vương. Sau khi tiếp nhận dự án, CII đã đề ra nhiều biện pháp
nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành hoạt động thu phí giao thông. CII là đơn
vị đầu tiên của cả nước sử dụng công nghệ hồng ngoại và công nghệ mã vạch thay
cho phương thức thu phí thủ công trước đây.
- Đầu tư vốn xây dựng hạ tầng giao thông và thu hồi vốn bằng thu phí giao thông theo
hình thức xây dựng - kinh doanh- chuyển giao (BOT) như: dự án mở rộng Xa lộ Hà
Nội, dự án cầu đường BÌnh Triệu.
- Tham gia là cổ đông sáng lập hình thành các công ty cổ phần để làm chủ đầu tư dự
án cơ sở hạ tầng như: dự án BOO nước Thủ Đức, Nhà máy nước Kênh Đông, Nhà
máy nước Đồng Tâm,…
2.2 Vị thế của công ty trong ngành
Sau 11 năm hoạt động, CII đã trở thành công ty đầu tư tư nhân lớn nhất trong lĩnh
vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Hoạt động đầu tư tập trung vào 3 mảng chính, bao gồm:
Lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng (chiếm 80% tổng vốn đầu tư);
Vị thế của CII trong lĩnh vực hạ tầng giúp doanh nghiệp luôn giành được những dự
án hấp dẫn, với nhiều ưu đãi như thu phí giao thông để hoàn trả vốn đầu tư cầu Bình
Triệu 2 tháng 11/ 2006 và đến tháng 3/2009 ký hợp đồng BOT, CII làm chủ đầu tư dự án
BOT cầu đường Bình Triệu phần 1 giai đoạn 2, chủ đầu tư Dự án xây dựng đường Liên
tỉnh lộ 25B - giai đoạn 2.
Ngoài những dự án CII trực tiếp làm chủ đầu tư, hiện nay CII còn tham gia góp vốn
đầu tư cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm khác như dự án BOT cầu Phú Mỹ,
Dự án BOT cầu Đồng Nai mới, ứng vốn đầu tư cầu Rạch Chiếc mới trên XLHN
CII cũng là đơn vị đi tiên phong triển khai các dự án sản xuất nước sạch áp dụng
công nghệ xử lý nước hiện đại, tiên tiến nhất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các
tỉnh lân cận. Xác định được nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân tại Thành phố, các
khu công nghiệp, khu dân cư mới rất bức thiết và luôn có chiều hướng tăng theo thời gian
nên CII đã mạnh dạn tham gia vào lĩnh vực sản xuất nước sạch với 3 dự án chính: dự án
Nhà máy BOO nước Thủ Đức, Nhà máy BOO nước Đồng Tâm (Tiền Giang), Nhà máy
cấp nước Kênh Đông (Củ Chi).
G
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Cổ đông sáng lập của CII là Quỹ Đầu tư Phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh
(HIFU) nay là Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh (HFIC). HFIC
là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn,
được tổ chức theo mô hình công ty mẹ-con trên cơ sở tổ chức lại HIFU vốn đã hoạt động
được 12 năm. HFIC có vốn điều lệ 5.000 tỉ đồng và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
HIFU luôn sẵn sàng hỗ trợ CII rất nhiều trong việc lấy dự án và tìm nguồn tín dụng ưu
đãi.
2.3 Các nhân tố rủi ro
2.3.1 Rủi ro chính sách
Mức thu phí giao thông không phải do công ty chủ động mà phụ thuộc vào chính
sách của UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, điều này được khắc phục bởi điều
khoản các hợp đồng BOT của CII cho phép công ty điều chỉnh thời gian thu phí nếu
doanh thu thu phí hàng năm bị ảnh hưởng đến khả năng hoàn vốn đầu tư.
2.3.2 Rủi ro huy động vốn
Do quy mô vốn đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng thường rất lớn, trong khi đó, thị
trường tài chính Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập nên công ty có những khó khăn trong
việc huy động nguồn vốn. Công ty vẫn cố gắng lựa chọn các dự án phụ hợp để duy trì
hoạt động đầu tư để nâng cao kinh nghiệm vai trò chủ đầu tư và tạo ra uy tín đối với
thành phố cũng như củng cố thương hiệu cho công ty. Công ty đã chủ động phát hành trái
phiếu chuyển đổi và hợp tác có hiệu quả với một số tập đoàn tài chính.
2.3.3 Rủi ro từ thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản ngày một khó khăn nên công ty có một số biện pháp để hạn
chế ảnh hưởng của rủi ro này như dừng đầu tư ở một số dự án khu dân cư và giãn tiến độ
triển khai cao ốc 152 Điện Biên Phủ.
2.3.4 Rủi ro từ các đối thủ cạnh tranh mới
Hiện nay với việc Chính phủ đang kêu gọi các thành phần kinh tế tư nhân cùng tham
gia đầu tư cơ sở hạ tầng, trong tương lai sẽ có nhiều đơn vị tư nhân và các doanh nghiệp
nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này. Do đó dài hạn có thể xuất hiện thêm đối thủ cạnh
tranh với CII. Tuy nhiên, với kinh nghiệm đầu tư cũng như kinh nghiệm huy động vốn để
H
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
thực hiện dự án, cùng với sự am hiểu về các chính sách đầu tư, mối quan hệ với các tổ
chức tín dụng,… sẽ giúp được CII giữ được lợi thế cạnh tranh của mình.
Chương III: Phân tích tình hình tài chính - hiệu quả
kinh doanh của công ty CII và đưa ra quyết định
đầu tư vào mã chứng khóa CII của công ty
3.1 Phân tích nhóm chỉ số tăng trưởng
Nhóm chỉ số tăng trưởng
ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Doanh thu thuần % 0.00% -0.28% 6.48% 29.10% -11.55% -2.25% 0.41% 19.26%
Lợi nhuận gộp % 0.00% -0.17% 6.54% 4.27% 1.76% -7.37% -3.52% 0.19%
Lợi nhuận trước thuế % 0.00% 89.22% 98.15% 36.57% 143.70% 29.33%
-
70.57% 361.86%
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công
ty mẹ % 0.00% 67.57% 100.92% 38.57% 137.92% 19.35%
-
58.86% 168.57%
Tổng tài sản % 0.00% 24.86% 56.75% 17.57% 24.51% 41.30% 41.30% 32.76%
Nợ dài hạn % 0.00% 28.65% 49.83% 24.93% 16.25% 43.57% 86.46% 12.89%
S
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Nợ phải trả % 0.00% 40.98% 27.68% 25.05% 11.68% 61.76% 80.41% 32.99%
Vốn chủ sở hữu % 0.00% 2.21% 107.94% 1.18% 54.36% 16.28%
-
13.41% 21.54%
3.1.1 Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần
Tăng trưởng doanh thu thuần =
Doanh thu thuần của kỳ này – Doanh thu thuần của kỳ trước
Doanh thu thuần của kỳ trước
Tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp năm 2008 đạt những số liệu tốt xong
đến năm 2009 giảm mạnh và được phục hồi năm 2010 và 2011 sau đó tăng mạnh vào
năm 2012 (19,26%) và tiếp tục tăng trong năm 2013 do hoạt động thu phí giao thông
vẫn tiếp tục được duy trì hoạt động tốt.
3.1.2 Tăng trưởng lợi nhuận
Lợi nhuận tăng mạnh vào năm 2012 và tiếp tục ổn định trong năm 2013 do thu nhập
từ hoạt động đầu tư tài chính tăng đáng kể. Trong năm 2012, CII đã hoàn tất 2 giai đoạn
của Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và Công ty con là
Công ty Cổ phần Đầu tư xấy dựng cầu đường Bình Triệu đã chuyển nhượng thành công
10% cổ phiếu CII cho nhà đầu tư nước ngoài. Lợi nhuận từ khoản đầu tư này góp phần
gia tăng lợi nhuận đáng kể cho CII trong năm 2012 so với các năm trước ( lợi nhuận
trước thuế tăng 362% so với năm 2011). Bên cạnh đó là việc thoái vốn thành công cho
các khoản đầu tư của công ty. Điều này chứng minh cho khả năng của CII trong việc
nghiên cứu các dự án tiềm năng.
3.1.3 Tăng trưởng tổng tài sản
Tổng tài sản của công ty tăng mạnh từ năm 2010 đến năm 2012 và tới ngày
30/9/2013 đạt 8.078.088 tr đồng do việc phát hành cổ phiểu thưởng cho cổ đông cho lợi
nhuận kinh doanh chưa phân phối.
3.2 . Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động
Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Vòng quay tài sản cố định vòng 0.22 0.27 0.33 0.40 0.31 0.21 0.12 0.08
Vòng quay tổng tài sản vòng 0.19 0.17 0.13 0.12 0.09 0.07 0.05 0.04
Vòng quay vốn chủ sở hữu vòng 0.45 0.45 0.31 0.29 0.20 0.15 0.15 0.18
V
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
3.2.1 Vòng quay tổng tài sản
Công thức tính Vòng quay tổng tài sản:
Vòng quay Tổng tài sản = Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân
Chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, cho
thấy 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu.
Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao và
ngược lại. Chỉ số vòng quay tổng tài sản giảm do quy mô tổng tài sản của doanh nghiệp
tăng mạnh trong những năm gần đây.
3.2.2 Vòng quay Vốn chủ sở hữu
Công thức tính:
Vòng quay Vốn chủ sở hữu (Equity turnover) = Doanh thu thuần/Vốn chủ sở hữu
bình quân
Chỉ số này đo lường mối quan hệ giữa doanh thu thuần và VCSH bình quân của
doanh nghệp; cho biết 1 đồng VCSH tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng VCSH của doanh nghiệp càng cao và
ngược lại. Chỉ số này tăng so với năm 2010 và 2011 do Doanh thu thuần của công ty tăng
khá lơn trong năm 2012.
3.3 Nhóm chỉ số sinh lợi
Nhóm chỉ số sinh lợi
ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tỷ suất lợi nhuận gộp
biên % 100% 100% 100% 80.59% 92.72% 87.86% 84.43% 70.93%
Tỷ lệ lãi EBIT % 41.97% 55.29% 85.51% 79.15% 193.45% 287.60% 149.71% 328.68%
Tỷ suất sinh lợi trên
doanh thu thuần % 17.03% 28.62% 54.01% 57.97% 156.10% 190.55% 65.79% 205.95%
Tỷ suất lợi nhuận trên
Vốn chủ sở hữu(ROE) % 7.83% 12.84% 12.40% 16.99% 26.21% 26.90% 10.77% 33.08%
Tỷ suất lợi nhuận trên
Tổng tài sản(ROA) % 3.26% 4.37% 5.60% 6.60% 12.63% 10.66% 2.62% 7.36%
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
3.3.1 Tỷ lệ lãi EBIT
Công thức tính:
Tỷ lệ lãi EBIT = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)/Doanh thu thuần.
Tỷ lệ lãi EBIT được tính bằng cách lấy Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) chia
cho Doanh thu thuần. Tỷ lệ lãi EBIT cho biết khả năng sinh lời trước chi phí lãi vay và
chi phí thuế. Tỷ lệ lãi EBIT của CII tăng mạnh giữa năm 2012 và năm 2011 do lợi nhuận
của công ty tăng đáng kể như đã phân tích.
3.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu
Công thức tính:
Tỷ suất sinh lợi trên Vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công
ty mẹ / Vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lợi trên Vốn chủ sở hữu (ROE) được tính bằng cách lấy Lợi nhuận sau
thuế của cổ đông công ty mẹ chia cho Vốn chủ sở hữu.
Đây là chỉ tiêu mà nhiều nhà đầu tư quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lợi nhuận
của 1 đồng vốn bỏ ra để đầu tư vào công ty. Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ công ty sử
dụng càng hiệu quả đồng vốn của cổ đông. ROE của CII ở mức cao trong năm 2009,
2010 sau đó giảm mạnh vào năm 2011 và tăng tới 33,08 % trong năm 2012.
Sử dụng phân tích Dupont 3 thành phần để phân tích ROE:
Phân tích Dupont ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tỷ số Lợi nhuận ròng/
Doanh thu % 17.03% 28.62% 54.01% 57.97% 156.10% 190.55% 65.79% 205.95%
Tỷ số Doanh thu/ Tổng
tài sản % 19.12% 15.27% 10.37% 11.39% 8.09% 5.60% 3.98% 3.57%
Tỷ số Tổng tài sản/
Vốn chủ sở hữu % 240% 294% 221% 257% 208% 252% 412% 450%
ROE % 7.83% 12.84% 12.40% 16.99% 26.21% 26.90% 10.77% 33.08%
Nhìn vào năm 2012 ta nhận thấy tỷ số lợi nhận ròng trên doanh thu ở mức khá cao
(205.95%) tuy nhiên tỷ số Doanh thu/ Tổng tài sản ở mức thấp do đã phân tích ở trên
Tổng tài sản của công ty tăng mạnh trong năm 2012, bên cạnh đó Tỷ số Tổng tài sản/
Vốn chủ sở hữu ở mức rất cao lên đến 450%. Lý giải điều này là công ty sử dụng một
lượng vốn vay đáng kể, do đặc thù kinh doanh của công ty đầu tư vào các dự án cơ sở hạ
tâng nên tổng mức đầu tư thường rất lớn, trong đó cơ cấu vốn vay thường chiếm khoảng
/
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
80% tổng mức đầu tư. Để nhăm đa dạng hóa hoạt động, công ty CII còn tham gia vào
việc góp vốn thành lập các tổ chức tài chính, doanh nghiệp khác với tư cách là cổ đông
sáng lập hoặc cổ đông lớn như: góp vốn vào công ty Cổ phần đầu tư Hạ tầng Nước Sài
Gòn, Công ty cổ phần Cơ khí điện Lữ Gia, Công ty cổ phần Bến bãi Vận tải Sài Gòn,
Công ty cổ phần chứng khoán TP Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng và đô
thị Dầu khí (Petroland) và một số công ty có tiềm năng phát triển khác. Đặc biệt trong
năm 2012 đánh dấu một bước tiến của CII khi thành lập công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng
VinaPhil liên kết với đối tác chiến lược Ayala nhằm nhắm tới các dự án cơ sở hạ tầng có
tính khả thi cao ở tầm cỡ quốc gia theo chủ trương phát triển hình thức hợp tác công tư
PPP của chính phủ. Thông qua đầu tư vào các dự án trên, Công ty đã hình thành được
một danh mục dự án đầu tư tương đối ổn định và lâu dài. Hầu hết các dự án trên sẽ khai
thác trong một vài năm tới và hứa hẹn mức lợi nhuận đạt được tương đối khá.
Công ty CII được xếp vào nhóm ngành Xây dựng và Bất động sản (theo
cophieu68.vn), ROE của CII năm 2012 cao hơn chỉ số ROE trung bình ngành là 3.8%
3.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng tài sản (ROA)
Công thức tính:
Tỷ suất sinh lợi trên Tổng tài sản (ROA) = LNST của cổ đông công ty mẹ/Tổng tài
sản
ROA cho biết khi đầu tư 1 đồng vào tài sản thì sẽ có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận. ROA của CII ở mức cao trong năm 2009 và 2010 nhưng sụt giảm mạnh trong
năm 2011, đến năm 2012 tăng ở mức 7,36%, cao hơn mức trung bình ngành (0.1%).
3.4 Phân tích nhóm chỉ số thanh toán
Nhóm chỉ số thanh toán ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Chỉ số thanh toán bằng tiền
mặt lần 0.06 0.05 0.08 0.08 0.42 0.24 0.92 0.25
Chỉ số thanh toán nhanh lần 0.09 0.09 0.39 0.62 1.91 1.39 1.70 0.68
Chỉ số thanh toán hiện hành lần 0.09 0.09 0.46 0.63 1.92 1.63 1.86 0.79
Khả năng thanh toán lãi vay lần 1.69 2.42 3.40 5.18 11.08 5.25 1.84 5.10
+
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
3.4.1 Khả năng thanh toán lãi vay:
Công thức tính:
Khả năng thanh toán lãi vay (Interest coverage ratio) = Lợi nhuận trước thuế và lãi
vay (EBIT)/Lãi vay
Tỷ số này dùng để đo lường mức độ mà lợi nhuận phát sinh có thể đảm bảo khả năng
trả lãi vay. Như đã phân tích ở trên công ty sử dụng một lượng vốn vay khá lớn để đầu tư
cho các dự án mà CII tham gia vì vậy chỉ tiêu này rất quan trọng vì nó đánh giá khả năng
trả lãi vay của công ty. Khả năng thanh toán lãi vay của công ty trong năm 2012 tăng
mạnh so với năm 2011 là do lợi nhuận của công ty tăng. Cùng với đó, trong năm 2011,
công ty phát hành một lượng trái phiếu chuyển đổi dài hạn khoảng gần 900 tỷ làm cho hệ
số nợ dần dần được điều chỉnh.
3.4.2 Khả năng thanh toán nhanh
Công thức tính:
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn
hạn
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh (Quick ratio/Acid test) cho biết khả năng thanh
toán của doanh nghiệp đến từ các tài sản có thanh khoản cao sau khi đã loại trừ Hàng tồn
kho – một khoản mục có mức độ chuyển thành tiền mặt thấp.
Nói cách khác, tỷ số này đo lường mối quan hệ của các Tài sản ngắn hạn có khả
năng chuyển đổi thành tiền nhanh so với Nợ ngắn hạn.
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 cho thấy tài chính của doanh nghiệp
đang trong tình trạng suy yếu nghiêm trọng, có khả năng không thể đáp ứng các nhu cầu
thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn. Tỷ số thanh toán nhanh của CII giảm tử năm
2011(1,7 lần) xuống còn 0,68 lần vào năm 2012. Nguyên nhân là do các dự án mà công
ty đầu tư đang trong quá trình thi công dự án làm cho tài sản cố định tăng mạnh. Bên
cạnh đó, công ty tiếp tục thực hiện góp vốn điều lệ vào các công ty con- là các công ty
thực hiện dự án mà CII làm chủ đầu tư nên các khoản đầu tư tài chính dài hạn năm 2012
tăng khoảng 216 tỷ đồng so với năm 2011. Tổng tài sản năm 2012 của CII tăng lên mức
6637745tr đồng trong khi đó tài sản ngắn hạn giảm hơn 250 tỷ còn tải sản dài hạn tăng
mạnh ở mức 57% lên đến 5 239,860 tr đồng.
7
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
3.5 Nhóm chỉ số định giá cổ phiếu
Nhóm chỉ số định giá ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Thu nhập trên mỗi cổ
phần (EPS) VNĐ NI NI 3.794
3.320 3.51 6.026 2.065 4.618
Giá trị sổ sách của cổ
phiếu (BV) VNĐ NI NI 25.75 19.54 24.11 18.69 16.17 13.09
Chỉ số giá trị thị trường
trên thu nhập (P/E) Lần NI NI 21.11 8.05 7.33 6.90 10.45 4.66
Chỉ số giá trị thị trường
trên giá trị số sách (P/B) Lần NI NI 3.31 1.34 2.45 1.93 1.33 1.78
3.5.1 Thu nhập trên mỗi cổ phần EPS
Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được
lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi
nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức:
EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu
thông
EPS của công ty CII vào năm 2012 tăng gấp đôi so với năm 2011 và ở mức cao so
với binh quân ngành Xây dựng và bất động sản (653đ)
3.5.2 Chỉ số P/E
Tỉ số P/E hay hệ số thị giá thu nhập cổ phiếu - là tỉ lệ quan trọng nhất để phân tích
các cổ phiếu được giao dịch công khai trên thị trường chứng khoán. Nhờ vào tỉ số PE, các
nhà đầu tư có thể so sánh các công ty khác nhau và tính "giá trị đồng tiền" của cổ phiếu
cá nhân.
Công thức tính:
P/E= Giá cổ phiếu trên thị trường/EPS
P/E năm 2012 của công ty giảm so với năm 2011 tuy nhiên tính đến quý III năm 2013, tỷ
số P/E lên tới mức 27,99 cho thấy công ty đang có tốc độ tăng trưởng cao.
3.5.3 Chỉ số P/B
Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio – Giá/Giá trị sổ sách) là tỷ lệ được sử dụng để so
sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán
bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất
của cổ phiếu đó.
<
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Công thức tính:
P/B= Giá cổ phiếu/( Tổng giá trị tài sản- giá trị tài sản vô hình- nợ)
Chỉ số P/B của CII luôn ở mức lớn hơn 1 cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập
trên tổng tài sản cao.
3.6 Quyết định đầu tư vào cổ phiếu
Dựa vào những phân tích ở trên chúng ta nhận thấy Công ty CII có tình hình tài chính
và tăng trưởng kinh doanh rất khả quan, đặc biệt là trong năm 2012 và 2013.
Hơn nữa, Ban quản trị công ty còn có những quyết định rất đúng đắn trong việc thoái
vốn ở các dự án không hiệu quả và tập trung đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
là thế mạnh chính của công ty như: góp vốn vào công ty Cổ phần đầu tư Hạ tầng Nước
Sài Gòn, Công ty cổ phần Cơ khí điện Lữ Gia, Công ty cổ phần Bến bãi Vận tải Sài Gòn,
Công ty cổ phần chứng khoán TP Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng và đô
thị Dầu khí (Petroland) và một số công ty có tiềm năng phát triển khác. Đặc biệt trong
năm 2012 đánh dấu một bước tiến của CII khi thành lập công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng
VinaPhil liên kết với đối tác chiến lược Ayala nhằm nhắm tới các dự án cơ sở hạ tầng có
tính khả thi cao ở tầm cỡ quốc gia theo chủ trương phát triển hình thức hợp tác công tư
PPP của chính phủ. Với danh mục đầu tư như vậy sẽ đảm bảo nguồn lợi nhuận khá ổn
định trong tương lai.
Ngoài ra, như đã phân tích ở trên , đứng sau công ty CII là Quĩ đầu tư HIFU luôn sẵn
sàng hỗ trợ CII rất nhiều trong việc lấy dự án và tìm nguồn tín dụng ưu đãi. Như vậy
trong tương lai, công ty CII vẫn sẽ giữ được vị thế đi đầu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng.
Như vậy, dựa vào việc phân tích tình hình tài chính – tăng trưởng kinh doanh cũng
như các quyết định chiến lược của Ban quản trị và vị thế của công ty trong lĩnh vực đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tôi quyết định đầu tư vào cổ phiếu CII.
D
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Kết luận
Phân tích chứng khoán là nhu cầu không thể thiếu trong đầu tư chứng khoán. Tùy
theo khả năng trình độ, thời gian cũng như nhu cầu sử dụng, có thể có rất nhiều cách tiếp
cận nghiên cứu, phân tích và ra các quyết định đầu tư khác nhau đối với từng chứng
khoán riêng lẻ hoặc đối với cả danh mục đầu tư nói chung.
Cổ phiếu là một loại chứng khoán chủ yếu cần phân tích phục vụ đầu tư. Phân tích
cơ bản là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng
có tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm chỉ ra giá trị nội tại
(intrinsic value) của cổ phiếu trên thị trường. Cụ thể, các nhân tố cần chú trọng trong
phân tích cơ bản về cổ phiếu là:
• Hoạt động kinh doanh của công ty
G
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
• Mục tiêu và nhiệm vụ của công ty
• Khả năng lợi nhuận (hiện tại và ước đoán)
• Nhu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty
• Sức ép cạnh tranh và chính sách giá cả
• Kết quả sản xuất kinh doanh theo thời gian
• Kết quả SXKD so sánh với công ty tương tự và với thị trường
• Vị thế trong ngành
• Chất lượng quản lý
Trong khuôn khổ một bài tiểu luận tuy chưa thể phân tích đầy đủ các nhân tố trong
phân tích cơ bản đã nêu ở trên nhưng với các chỉ tiêu chính đã được tỉm hiểu hy vọng có
thể đưa ra cái nhìn đúng đắn về việc quyết định đầu tư vào Cổ phiếu CII của công ty Cổ
phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Website
-
-
-
-
- />2. Tài liệu:
- Giáo trình Phân tích và Đầu tư chứng khoán.NXB Tài Chính 2009. PGS.TS.
Nguyễn Đăng Nam; TS. Hoàng Văn Quyền
H
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
- Báo cáo thường niên Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh CII năm 2007- năm 2012
- Báo cáo tài chính hợp nhất Quí III năm 2013 Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh CII.
S