Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích phương pháp trị giá suy luận theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và nêu ưu, nhược điểm của phương pháp này.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.91 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
NỘI DUNG............................................................................................................2
I. Khái quát chung về trị giá hải quan................................................................2
1.1. Khái niệm trị giá hải quan.......................................................................2
1.2. Các phương pháp xác định trị giá hải quan.............................................2
II. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về phương pháp trị giá suy
luận.....................................................................................................................3
2.1. Cơ sở pháp lý của phương pháp trị giá suy luận.....................................3
2.2. Nội dung quy định về phương pháp trị giá suy luận...............................4
III. Ưu – Nhược điểm của phương pháp trị giá suy luận...................................8
3.1. Ưu điểm của phương pháp trị giá suy luận.............................................8
3.2. Nhược điểm của phương pháp trị giá suy luận.....................................10
KẾT LUẬN..........................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................12


1
MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, các quốc gia khi tham
gia vào hoạt động thương mại quốc tế buộc phải tuân thủ những thông lệ và
những nguyên tắc chung bắt buộc. Cùng với đó, các quốc gia cũng phải xây
dựng một hệ thống pháp luật quốc gia tương thích để phù hợp với thế giới. Trị
giá hải quan cũng là một quy định được điều chỉnh bởi pháp luật quốc tế, cụ thể
là trong Hiệp định Trị giá, là một nội dung đã được Việt Nam áp dụng và từng
bước hoàn thiện về mặt pháp lý. Bài tiểu luận xin được thực hiện để phần nào
làm rõ vấn đề này về một phương diện được bao gồm trong đó, với tiêu đề “Phân
tích phương pháp trị giá suy luận theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành và nêu ưu, nhược điểm của phương pháp này.” Do còn nhiều hạn chế về
mặt kinh nghiệm thực tế cũng như kiến thức chuyên môn, bài làm khơng thể


tránh khỏi những thiếu sót. Em xin được kính mong thầy cơ xem xét và đánh giá
để bài làm được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!


2

NỘI DUNG
I. Khái quát chung về trị giá hải quan
1.1. Khái niệm trị giá hải quan
Hiệp định trị giá (CVA) đã đưa ra một định nghĩa đầy đủ và hoàn chỉnh về
trị giá hải quan như sau: “trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là trị giá giao
dịch, đó là giá thực tế đã thanh tốn hay sẽ phải thanh tốn cho những hàng hóa
được bán theo nghiệp vụ xuất khẩu cho nước nhập khẩu…”1
Dựa trên những quy định đã có, Viêt Nam đã kế thừa và nội luạt hóa vào
pháp luật quốc gia và cho đến hiện nay trong Luật Hải quan 2014 có định nghĩa:
“Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục
đích tính thuế, thống kê hải quan.”2;
“1. Trị giá hải quan được sử dụng làm cơ sở cho việc tính thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu và thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là giá bán của hàng hóa
tính đến cửa khẩu xuất, khơng bao gồm phí bảo hiểm và phí vận tải quốc tế.
3. Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính
đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc
tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”3
1.2. Các phương pháp xác định trị giá hải quan
Để xác định các phương pháp để xác định trị giá hải quan, các quốc gia trên
thế giới đã dựa vào hai nguồn luật chủ yếu đó là điều ước quốc tế và pháp luật
1 Nguyễn Thanh Thủy, Hiệp định trị giá GATT 1994 về định giá hải quan và thực tiễn định giá hải quan ở
Việt Nam: Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội, 2010, tr. 7
2 Khoản 24 Điều 4 Luật Hải quan 2014

3 Điều 86 Luật Hải quan 2014


3
quốc gia. Trong đó, Hiệp định trị giá hải quan GATT 1994 là điều ước quốc tế
quy định cụ thể và toàn diện nhất về trị giá hải quan. 4 Hiệp định này đã nêu ra 6
phương pháp xác định trị giá hải quan, bao gồm 1 phương pháp chuẩn và 5
phương pháp thay thế sử dụng theo thứ tự ưu tiên trong trường hợp phương pháp
chuẩn không được áp dụng.Tuy nhiên, trật tự ưu tiên có thể được thay đổi giữa
phương pháp thứ 4 và phương pháp thứ 5 dựa trên yêu cầu của nhà nhập khẩu.5
Các phương pháp xác định trị giá hải quan bao gồm:
1. Phương pháp trị giá giao dịch
2. Phương pháp trị giá giao dịch đối với hàng hóa nhập khẩu giống hệt nhau
3. Phương pháp trị giá giao dịch đối với hàng hóa nhập khẩu tương tự
4. Phương pháp khấu trừ
5. Phương pháp trị giá tính tốn
6. Phương pháp diễn giải hợp lý (suy luận)6
II. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về phương pháp trị giá suy
luận
2.1. Cơ sở pháp lý của phương pháp trị giá suy luận
Luật hải quan số 54/2014/QH13 đã được Quốc hội thông qua vào ngày
23/6/2014 trong đó quy định về trị giá hải quan. Tiếp sau đó, Nghị định
08/2015/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành ngày 21/01/2015 đã có quy định
về nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan tuy nhiên các phương
pháp xác định trị giá hải quan trong Nghị định 08 vẫn chưa được quy định cụ
thể. Cho đến khi Bộ Tài chính ban hành Thơng tư 39/2015/TT-BTC có hiệu lực
4 Nguyễn Thanh Thủy, Hiệp định trị giá GATT 1994 về định giá hải quan và thực tiễn định giá hải quan ở
Việt Nam: Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội, 2010, tr. 24
5 Trần Thị Lan Anh, Những quy định của pháp luật về trị giá hải quan và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam:
Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội, 2006, tr. 34

6 Điều VII Hiệp định GATT 1994


4
thi hành từ ngày 01/4/2015 thì 6 phương pháp xác định trị giá hải quan tương tự
như Hiệp định trị giá đã được hướng dẫn chi tiết. Đối với phương pháp trị giá
suy luận được quy định tại Điều 12 Thơng tư 39/2015/TT-BTC, Thơng tư
60/2019/TT-BTC của Bộ tài chính có hiệu lực thi hành ngày 30/8/2019 đã có sự
sửa đổi, bổ sung.
2.2. Nội dung quy định về phương pháp trị giá suy luận
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 39/2015/TT-BTC, đầu tiên, phương pháp suy
luận được áp dụng khi “…không xác định được trị giá hải quan theo các phương
pháp quy định tại Điều 6, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thơng tư này thì trị
giá hải quan được xác định theo phương pháp suy luận, căn cứ vào các tài liệu,
số liệu có sẵn tại thời điểm xác định trị giá hải quan.” 7 Như vậy, đây sẽ là
phương pháp dự phòng cuối cùng trong trường hợp 5 phương pháp trên đã được
áp dụng nhưng vẫn không xác định được trị giá hải quan của hàng hóa nhập
khẩu.
Dù là phương pháp xác định sau cùng nhưng thực chất việc áp dụng phương
pháp này có nghĩa là bằng một cách thức linh hoạt áp dụng 5 phương pháp trên
để đi đến kết quả cần có. Theo đó, “[T]rị giá hải quan theo phương pháp suy luận
được xác định bằng cách áp dụng tuần tự và vận dụng các phương pháp xác định
trị giá hải quan quy định tại Điều 6, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư
này và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá hải quan, với điều kiện
việc áp dụng phù hợp với các quy định tại khoản 3 Điều này.” 8 Trên thực tế,
phương pháp này được thực hiện như bất kỳ phương pháp nào nhằm đảm bảo sẽ
đem lại một trị giá tính thuế được xác định của hàng nhập khẩu dựa trên nguyên

7 Khoản 1 Điều 12 Thông tư 39/2015/TT-BTC
8 Khoản 2 Điều 12 Thông tư 39/2015/TT-BTC



5
tắc chủ yếu vẫn là tôn trọng giá thực tế ở mức cao nhất mà thanh toán hay sẽ
phải thanh tốn của hàng hóa nhập khẩu.9
Tiêp theo trong Điều 12, quy định được ban hành bao gồm cả các trị giá mà
không được sử dụng khi xác định trị giá hải quan, cụ thể như sau:
“ Khi xác định trị giá hải quan theo phương pháp này, người khai hải quan
và cơ quan hải quan không được sử dụng các trị giá dưới đây để xác định trị giá
hải quan:
a) Giá bán trên thị trường nội địa Việt Nam của mặt hàng cùng loại được
sản xuất tại Việt Nam;
b) Giá bán hàng hóa ở thị trường nội địa nước xuất khẩu;
c) Giá bán hàng hóa để xuất khẩu đến nước khác, khơng phải Việt Nam;
d) Chi phí sản xuất hàng hóa, trừ trường hợp sử dụng các chi phí sản xuất
hàng hóa nhập khẩu để xác định trị giá tính tốn trong phương pháp trị giá tính
tốn;
đ) Giá tham chiếu trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu có rủi ro về trị giá
hải quan;
e) Trị giá do người khai hải quan khai báo khi chưa có hoạt động mua bán
hàng hóa để nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam;
g) Sử dụng trị giá cao hơn trong hai trị giá thay thế để làm trị giá hải quan.”
Nhìn chung, những trị giá từ điểm a tới điểm g nêu trên xuất phát từ nguyên
tắc chung của cơ quan lớn nhất của Thế giới về Thương mại là Tổ chức Thương
mại Thế giới WTO.10 Khi các trị giá trên được sử dụng, chúng sẽ phần nào làm
9 Nguyễn Việt Cường, Xác định trị giá hải quan theo Hiệp định Trị giá và thực tiễn áp dụng hiệp định này
ở Việt Nam: Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội, 2018, tr. 52
10 Nguyễn Việt Cường, Xác định trị giá hải quan theo Hiệp định Trị giá và thực tiễn áp dụng hiệp định
này ở Việt Nam: Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội, 2018, tr. 52



6
giảm hoặc mất đi tính cơng bằng, thậm chí cịn dẫn tới tình trạng phân biệt đối
xử giữa các chủ thể tham gia có hàng hóa cần xác định trị giá hải quan. Hoặc,
các trị giá đó có thể bị xác định sai, không đúng với mức quy định theo nguyên
tắc của việc xác định nhẳm xác định thuế nhập khẩu cho hàng hóa. Như vậy sẽ
dẫn tới nhiều hệ quả tiêu cực có thể kể đến như thất thu thuế cho ngân sách, hoặc
nếu xác định cao hơn mức cần thu thì tổ chức, cá nhân sẽ chịu thiệt hại khi phải
nộp thuế cao hơn mức cần nộp.
Tiếp theo, điều luật đã đưa ra một cách cụ thể và chi tiết cách xác định khi
sử dụng phương pháp suy luận như sau:
“a) Vận dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu:
Trường hợp khơng xác định trị giá hải quan cho hàng hóa theo phương pháp trị
giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu do khơng có chứng từ, tài liệu, số liệu
định lượng về khoản điều chỉnh cộng hoặc khoản điều chỉnh trừ theo quy định
tại Điều 13, Điều 15 Thơng tư này thì sử dụng số liệu về khoản đó do người
cung cấp xác nhận bằng văn bản cho người khai hải quan.”
Phương pháp 1 được vận dụng khi giao dịch khơng có hợp đồng mua bán
nhưng được thỏa thuận thông qua các thư tín thương mại hợp pháp, thể hiện
được các điều kiện giao dịch cơ bản (đối tượng mua bán, số lượng, giá cả, quy
cách, phương thức giao nhận hàng…). Nếu người mua khơng có đủ quyền định
đoạt, sử dụng hàng hóa do điều kiện từ phía người bán, nhưng những điều kiện
đó khơng làm ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa thì vẫn xác định trị giá theo trị
giá giao dịch.11
Cách vận dụng linh hoạt phương pháp 2 và phương pháp 3 như sau:

11 Nguyễn Việt Cường, Xác định trị giá hải quan theo Hiệp định Trị giá và thực tiễn áp dụng hiệp định
này ở Việt Nam: Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội, 2018, tr. 53



7
“b) Vận dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu
giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự. Nếu khơng có hàng hóa nhập
khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự được xuất khẩu đến Việt Nam
vào cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau
ngày xuất khẩu của lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan thì
lựa chọn những hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương
tự được xuất khẩu trong khoảng thời gian dài hơn, nhưng không quá 90 ngày
trước hoặc 90 ngày sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá
hải quan.”
Tiêp đến phương pháp thứ 4 được thực hiện như sau:
“c) Vận dụng phương pháp xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị
giá khấu trừ bằng một trong các cách sau đây:
c.1) Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập khẩu mà không xác định được
đơn giá dùng để khấu trừ thì lựa chọn đơn giá được bán ra với số lượng lũy kế
lớn nhất trong vòng 120 ngày kể từ ngày nhập khẩu của lô hàng được lựa chọn
để khấu trừ;
c.2) Nếu khơng có đơn giá bán lại của chính hàng hóa nhập khẩu hoặc
hàng hóa nhập khẩu giống hệt hay hàng hóa nhập khẩu tương tự cho người
khơng có quan hệ đặc biệt với người nhập khẩu thì lựa chọn đơn giá bán lại
hàng hóa cho người mua có quan hệ đặc biệt với người nhập khẩu, với điều kiện
mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến đơn giá bán lại.”
Cuối cùng, phương pháp 2 hoặc phương pháp 3 có thể được vận dụng kết
hợp với phương pháp 4 hoặc 5:


8
“d) Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng trị giá
hải quan của hàng hóa nhập khẩu giống hệt đã được xác định theo phương pháp
trị giá khấu trừ hoặc phương pháp trị giá tính tốn.

đ) Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng trị giá hải
quan của hàng hóa nhập khẩu tương tự đã được xác định theo phương pháp trị
giá khấu trừ hoặc phương pháp trị giá tính toán.”
Sau khi các cách vận dụng trên được áp dụng nhưng vẫn khơng xác định
được thì điều luật cịn dự liệu và đưa ra biện pháp dự phịng đó là:
“e) Trường hợp không xác định được trị giá theo quy định từ điểm a đến
điểm đ khoản này, việc vận dụng các phương pháp xác định trị giá hải quan
được thực hiện dựa vào cơ sở dữ liệu trị giá hải quan, nhưng không được vi
phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”12
Phần cuối cùng của điều luật quy định chứng từ, tài liệu để xác định trị giá
hải quan theo phương pháp này bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản chụp):
“a) Chứng từ, tài liệu do người cung cấp xác nhận khoản điều chỉnh đối
với trường hợp vận dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập
khẩu;
b) Tờ khai hải quan của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc tương tự đối
với trường hợp vận dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu
giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự;
c) Hóa đơn bán hàng của người nhập khẩu đối với trường hợp vận dụng
phương pháp trị giá khấu trừ;
đ) Các chứng từ, tài liệu khác có liên quan đến việc xác định trị giá hải
quan theo phương pháp này (nếu có)”.13
12 Khoản 4 Điều 12 Thông tư 39/2015/TT-BTC
13 Khoản 5 Điều 12 Thông tư 39/2015/TT-BTC


9
III. Ưu – Nhược điểm của phương pháp trị giá suy luận
3.1. Ưu điểm của phương pháp trị giá suy luận
Phương pháp trị giá suy luận nói riêng hay các phương pháp xác định trị giá
hải quan nói chung đều có một số ưu điểm như sau:

- Người mua khơng bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau
khi nhập khẩu;
- Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các
khoản thanh tốn mà vì chúng khơng xác định được trị giá của hàng hóa cần xác
định trị giá hải quan;
- Sau khi bán, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu, người
mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định
đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại;
- Người mua và người bán khơng có mối quan hệ đặc biệt. Hoặc nếu có thì
mối quan hệ đặc biệt đó khơng ảnh hưởng đến trị giá giao dịch;
- Tốc độ thông quan nhanh (sử dụng chữ ký số);
- Không bị hạn chế hồ sơ giấy;
- Không cần phải khai riêng tờ khai trị giá;
- Giảm bớt số loại hình xuất nhập khẩu;
- Khơng phân biệt loại hình mậu dịch và phi mậu dịch.14
Ngồi những ưu điểm kể trên, phương pháp suy luận cịn có những ưu điểm
riêng so với 5 phương pháp còn lại đó là:

14 Khơng có tên tác giả, Thảo luận nghiệp vụ hải quan (hoạt động xác định trị giá hải quan ở việt nam
hiện nay), tr. 21 – 22

10
- Khả năng áp dụng đạt hiệu quả cao hơn vì thực chất, khi áp dụng phương
pháp này có nghĩa là vận dụng linh hoạt bất kỳ phương pháp nào trong 5 phương
pháp trên. Do vậy, trị giá sẽ có thể xác định được nếu như khi đã sử dụng 5
phương pháp trên mà chưa có kết quả cần đạt nên sẽ giúp ích rất nhiều cho cơng
tác hải quan và tạo ra sự thuận lợi và lợi ích cho các chủ hàng và cả các chủ thể
liên quan khác.
- Cơ quan hải quan có thể chủ động lựa chọn vận dụng linh hoạt như thế

nào để đem lại kết quả và giúp cho việc xác định trị giá hải quan chính xác, tiết
kiệm thời gian, cơng sức và khơng làm tốn kém về mặt kinh tế trên mức cần
thiết.
- Tính chắc chắn của phương pháp đem lại sẽ cao hơn, nhà nhập khẩu sẽ
giảm đi sự băn khoăn liệu rằng phương pháp được áp dụng có đúng khơng hay
mình có phải chịu thiệt khơng khi thực hiện xác định trị giá theo phương pháp
này.
3.2. Nhược điểm của phương pháp trị giá suy luận
Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp trị giá suy luận cũng có những điểm
hạn chế khi áp dụng, trước hết là nó cũng có những nhược điểm chung của cả 6
phương pháp:
- Nhận thức của doanh nghiệp còn hạn chế;
- Hiện tượng gian lận thương mại trị giá hải quan;
- Doanh nghiệp khó tiếp cận cơ sở dữ liệu giá;
- Ấn định giá hàng hóa nhập khẩu gây khó khăn cho doanh nghiệp;
- Về cơng chức hải quan…15
15 Khơng có tên tác giả, Thảo luận nghiệp vụ hải quan (hoạt động xác định trị giá hải quan ở việt nam
hiện nay), tr. 23 – 25

11
Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có những điểm cịn chưa thực sự hồn
thiện đó là:
- Đơi khi việc sử dụng phương pháp suy luận cũng như áp dụng linh hoạt 5
phương pháp được quy định nêu trên sẽ khiến cho các chủ thể gặp khó khăn khi
xác định bởi tính phức tạp và đa dạng của các phương pháp đó. Mỗi phương
pháp sẽ có điều kiện và cách áp dụng khác nhau, do đó, người thực hiện sẽ cần
phải hiểu sâu và hiểu rõ từng phương pháp, hiểu và vận dụng đúng quy định
pháp luật và đánh giá chính xác cần phải áp dụng thế nào cho hiệu quả.
- Trong nhiều trường hợp, nếu như không hiểu rõ hoặc hiểu sai bản chất dẫn

tới áp dụng sai hoặc tùy tiện, áp đặt làm cho trị giá tính thuế của Hải quan không
phản ánh đúng bản chất của hàng hóa được mang đi bán trong kỳ kinh doanh
bình thường của Nhà sản xuất.16
KẾT LUẬN
Trên đây là những phân tích về phương pháp trị giá suy luận trong việc xác
định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu. Từ những phân tích đó, bài làm đã
đưa ra những ưu và nhược điểm của phương pháp này. Như vậy, có thể nhận thấy
phương pháp này là phương pháp cuối cùng được sử dụng nếu không áp dụng
hiệu quả 5 phương pháp trên và rất ít được sử dụng trên thực tế tuy nhiên khi cần
thì việc áp dụng cần phải hiểu sâu và hiểu kĩ quy định về cách thức thực hiện để
đem lại hiệu quả cao nhất./.

16 Eurocham, Cục hải quan TP.HCM là đối tác tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu luôn đồng
hành để cùng phát triển năm 2018: Kỷ yếu hội thảo, TP.HCM, 2018, > truy cập ngày 10/2/2021.


12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản quy phạm pháp luật:
1. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT 1994
2. Hiệp định trị giá GATT/WTO 1994
3. Luật Hải quan số 54/2014/QH13;
4. Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 21/01/2015 quy
định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra,
giám sát, kiểm sốt hải quan;
5. Thơng tư 39/2015/TT-BTC ban hành ngày 23/5/2015 quy định về trị giá
hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
6. Thơng tư 60/2019/TT-BTC ban hành ngày 30/8/2019 sửa đổi, bổ sung
một số điều của thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của bộ

trưởng bộ tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu.
B. Tài liệu tham khảo khác (Bài viết, kỷ yếu hội thảo):
1.Trần Thị Lan Anh, Những quy định của pháp luật về trị giá hải quan và
thực tiễn áp dụng tại Việt Nam: Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội, 2006;
2. Nguyễn Thanh Thủy, Hiệp định trị giá GATT 1994 về định giá hải quan
và thực tiễn định giá hải quan ở Việt Nam: Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội,
2010;
3. Nguyễn Việt Cường, Xác định trị giá hải quan theo Hiệp định Trị giá và
thực tiễn áp dụng hiệp định này ở Việt Nam: Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội,
2018;


13
4. Khơng có tên tác giả, Thảo luận nghiệp vụ hải quan (hoạt động xác định
trị giá hải quan ở việt nam hiện nay), tr. 23 – 25 truy cập ngày 16/2/2021;
5. Eurocham, Cục hải quan TP.HCM là đối tác tin cậy của cộng đồng
doanh nghiệp châu Âu luôn đồng hành để cùng phát triển năm 2018: Kỷ yếu hội
thảo,

TP.HCM,

2018,


web:

/>/cd39fa96-2e78-481b-a0bc-cc271432371f.pdf > truy cập ngày 10/2/2021.




×