Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về trình tự, thủ tục giải thể Công ty TNHH.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.26 KB, 13 trang )

Bộ t pháp
trờng đại học luật hà nội
-------------------------------------------------
Bài TậP lớn cuối kỳ
MÔN: luật thơng mại I
Đề Số 2 :
Phõn tớch nhng quy nh ca phỏp lut Vit Nam hin hnh v trỡnh
t, th tc gii th Cụng ty TNHH.
Sinh viên : Nguyễn Ngọc Phơng
MSSV : 341024
Nhóm : 02
Lớp : NO1. TL2
Hµ Néi 2011–
LỜI NÓI ĐẦU
Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là sự kết hợp hoàn hảo những ưu
điểm của công ty hợp danh và công ty cổ phần, ngay từ khi mới xuất hiện, công
ty TNHH đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của các nhà kinh doanh. Trong
những năm gần đây, số lượng công ty TNHH được thành lập ngày một nhiều.
Trong năm 2008 là 77.647 công ty trên tổng số 155.771 doanh nghiệp tại Việt
Nam thì đến năm 2009 số lượng công ty TNHH đã tăng lên 103.092 công ty trên
205.732 doanh nghiệp
(1)
. Thành lập nhiều nhưng chấm dứt hoạt động (giải thể
và phá sản) cũng không ít. Do đó, việc nghiên cứu về trình tự, thủ tục giải thể
công ty TNHH phần nào sẽ làm sáng tỏ hơn những quy định của pháp luật và
giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn khi có ý muốn giải thể.
NỘI DUNG
I. Khái quát về công ty TNHH.
1. Khái niệm cơ bản công ty TNHH theo pháp luật Việt Nam.
Trên thế giới, người ta chia ra hai loại hình công ty phổ biến là: công ty đối
nhân và công ty đối vốn. Công ty TNHH là một loạt hình công ty đối vốn – loại


hình công ty khi thành lập không quan tâm đến nhân than người góp vốn mà chỉ
quan tâm đến phần vốn góp của thành viên. Công ty TNHH xuất hiện đầu tiên ở
Đức vào năm 1892, sau đó được công nhận và phát triển ở Pháp, Italy, Tây Ban
Nha, các nước khác ở Châu Âu lục địa và Nam Mỹ… Còn tại Việt Nam, năm
1990, Quốc hội nước ta đã ban hành Luật công ty nhằm điều chỉnh các hình thức
kinh doanh trong nước và hình thức đầu tiên ghi nhận là công ty TNHH và công
ty cổ phần.
Luật công ty 1990 định nghĩa như sau:
“Công ty TNHH và công ty cổ phần, gọi chung là công ty, là doanh nghiệp
trong đó các thành viên đều góp vốn, cùng nhau chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ
2
tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công
ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty”.
Luật doanh nghiệp năm 1999 không đưa ra định nghĩa chung về công ty,
công ty theo quy định tại Luật này đã được mở rộng và được hiểu bao gồm công
ty cổ phần, công ty TNHH và công ty hợp danh. Trong công ty TNHH bao gồm
công ty TNHH một thành viên là tổ chức và công ty TNHH hai thành viên trở
lên (Khoản 1 Điều 1 Luật doanh nghiệp 1999).
Và hiện tại, Luật doanh nghiệp 2005 đã kế thừa và bổ sung Luật doanh
nghiệp 1999 cũng không đưa ra một định nghĩa chung nào về công ty TNHH mà
đưa ra các khái niệm cụ thể về từng loại hình công ty TNHH.
“Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một
cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong
phạm vi số vốn điều lệ của công ty”. (Khoản 1 Điều 63 Luật doanh nghiệp
2005).
“Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:
Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá
năm mươi;
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của

doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các
điều 43, 44 và 45 của Luật này”.
2. Những đặc trưng cơ bản của công ty TNHH.
Thứ nhất, công ty TNHH là một pháp nhân độc lập. Địa vị pháp lý này
quyết định chế độ trách nhiệm của công ty.
Thứ hai, thành viên công ty không nhiều và thường là những người quen
biết nhau.
Thứ ba, vốn điều lệ chia thành từng phần, mỗi thành viên có thể góp nhiều,
ít khác nhau. Trong Điều lệ công ty phải ghi rõ vốn ban đầu. Nếu khi thành lập
3
công ty mà các thành viên chưa đóng đủ phần vốn góp thì công ty bị coi là vô
hiệu. Công ty phải bảo toàn vốn ban đầu. Nguyên tắc này thể hiện rõ trong quá
trình góp vốn, sử dụng vốn và phân chia lợi nhuận nhằm để bảo đảm an toàn cho
chủ nợ và cho chững người góp vốn.
Thứ tư, phần vốn góp không thể hiện dưới hình thức cổ phiếu và rất khó
chuyển nhượng ra bên ngoài (quy định tại điều 44 Luật Doanh nghiệp 2005 đối
với công ty TNHH hai thành viên trở lên và khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 64
Luật doanh nghiệp 2005 đối với công ty TNHH một thành viên). Như vậy, các
thành viên công ty TNHH dù đã góp đủ phần vón góp của mình vẫn không được
cấp một thứ chứng khoán nào cả. Muốn chứng tỏ quyền lợi của mình, thành viên
chỉ có cách xuất trình hợp đồng thành lập công ty. Pháp luật các nước thường
quy định như vậy vì trong công ty TNHH cũng như trong công ty hợp danh, sự
tín nhiệm giữa các thành viên là một yếu tố quan trọng. Thành viên là những
người quen biết nhau, tín nhiệm lẫn nhau. Nếu các thành viên được cấp chứng
khoán về phần vốn góp của mình, họ sẽ có khả năng chuyển nhượng vốn góp
này cho một người xa lạ không quen biết. Phần vốn góp của các thành viên chỉ
có thể được chuyển nhượng ra bên ngoài trong khuôn khổ những điều kiện do
luật định. Ví dụ: phải được ¾ số thành viên đồng ý…
Các thành viên của công ty có thể góp vốn bằng tiền hoặc hiện vật. Nếu

góp vốn bằng hiện vật thì phải xác định giá trị của chúng.
Thứ năm, trong quá trình hoạt động, công ty TNHH không được quyền
phát hành cổ phiếu ra công chúng, khi cần có thể huy động vốn thông qua việc
xin phép phát hành trái phiếu để đáp ứng nhu cầu về vốn cho kinh doanh.
II. Trình tự, thủ tục giải thể công ty TNHH theo pháp luật Việt Nam
hiện hành.
Giải thể công ty TNHH được hiểu là trong quá trình hoạt động, vì những lý
do, nguyên nhân khác nhau khiến hoạt động của công ty TNHH không hiệu quả,
rơi vào tình trạng khó khăn mà không có cách nào khắc phục và đưa hoạt động
4
của công ty đi vào quỹ đạo ổn định nên công ty buộc phải chấm dứt sự tồn tại và
hoạt động của mình trên thị trường kinh tế.
Pháp luật quy định rất chi tiết về các trường hợp giải thể công ty TNHH.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 157 luật doanh nghiệp năm 2005, công ty
TNHH có thể bị giải thể vào một trong các trường hợp: (a) Kết thúc thời hạn
hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; (b)
Theo quyết định của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty
TNHH; (c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định
của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục; (d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là căn cứ pháp lý không thể thiếu cho
sự tồn tại và hoạt động của công ty. Khi công ty kinh doanh vi phạm các quy
định của pháp luật và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty
không thể tiếp tục tồn tại và hoạt động. Công ty phải giải thể theo yêu cầu của
cơ quan đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, công ty TNHH chỉ được tự giải thể khi đảm bảo thanh toán hết
các khoản nợ và những nghĩa vụ tài sản khác.
Trình tự, thủ tục giải thể công ty TNHH được quy định tại Điều 158 Luật
doanh nghiệp và tại Khoản 3 Điều 40 Nghị định 102/2010 NĐ – CP hướng dẫn
chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp. Cụ thể, việc giải thể công

ty TNHH được tiến hành như sau:
1. Thông qua quyết định giải thể công ty.
Quyết định giải thể công ty phải có các nội dung chủ yếu như: (a) Tên, địa
chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; (b) Lý do giải thể; (c) Thời hạn, thủ tục thanh
lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, thời hạn thanh toán
nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáu tháng, kể từ ngày thông qua
quyết định giải thể; (d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao
động; (e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
2. Thẩm quyền quyết định việc giải thể.
5

×