Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Ảnh hưởng của phương tây trong nghệ thuật kiến trúc việt nam triều nguyễn (1802 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 61 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI

ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG TÂY TRONG NGHỆ THUẬT
KIẾN TRÚC VIỆT NAM TRIỀU NGUYỄN (1802 – 1945)

GVHD

: TS. NGUYỄN DUY PHƯƠNG

SVTH

: NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG

LỚP

: 15CLS

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2019


MỤC LỤC
MỤC LỤC BẢNG
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề ........................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................ 2


3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
3.3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 4
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................... 4
4.1. Nguồn tƣ liệu .................................................................................................. 4
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
5. Đóng góp của đề tài ............................................................................................... 5
6. Cấu trúc của đề tài ................................................................................................. 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUÁ TRÌNH TIẾP XÚC VỚI PHƢƠNG TÂY
CỦA KIẾN TRÚC VIỆT NAM TRIỀU NGUYỄN .................................................... 6
1.1.Tổng quan dƣới thời Nguyễn và bối cảnh đất nƣớc đầu thế kỷ XIX .................. 6
1.2. Sự xâm nhập của phƣơng tây đến Việt Nam trong các thế kỷ XVII-XIX ....... 11
1.3. Thái độ ứng xử của triều Nguyễn đối với phƣơng Tây.................................... 18
CHƢƠNG 2 KIẾN TRÚC VIỆT NAM TRIỀU NGUYỄN VỚI NHỮNG ẢNH
HƢỞNG CỦA PHƢƠNG TÂY ................................................................................. 23
2.1.Kiến trúc thành lũy ............................................................................................ 23
2.2. Kiến trúc nhà ở ................................................................................................. 33
2.3.Cơng trình kiến trúc khác .................................................................................. 38
2.3.1.Cung An Định ............................................................................................. 38
2.3.2.Lăng Khải Định .......................................................................................... 41
2.3.3.Đấu trƣờng Hổ Quyền ................................................................................ 43
2.4.Đánh giá chung ................................................................................................. 45
2.4.1.Tích cực ...................................................................................................... 45
2.4.2.Hạn chế ....................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 49


MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê các thành đƣợc xây dƣới triều Nguyễn trong thế kỷ XIX

Bảng 2.2: Những đặc diểm cơ bản của nhà ở thị dân Hà Nội qua các giai đoạn


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đƣợc bài khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của phương Tây
trong nghệ thuật kiến trúc Việt Nam triều Nguyễn Năm (1802 – 1945), em xin bày
tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến đến thầy cô khoa Lịch Sử Trƣờng Đại học
Sƣ phạm Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho em tham gia làm bài khóa luận và đặc biệt là
cơ Nguyễn Duy Phƣơng đã trực tiếp hƣớng dẫn, diều dắt, giúp đỡ em với những chỉ
dẫn tài liệu khoa học quý giá trong suốt q trình triển khai nghiên cứu và hồn thành
khóa luận.
Với điều kiện thời gian cũng nhƣ kinh nghiệm cịn hạn chế bài khóa luận này
khơng thể tránh đƣợc những thiếu sót em rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo đóng góp ý
kiến của các thầy cơ để bài khóa luận đƣợc hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Đà Nẵng ngày 23 tháng 04 năm 2019
Sinh viên
Nguyễn Thị Quỳnh Trang


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề
Mỗi một quốc gia đều có những đặc điểm riêng, những nền văn hóa mang bản
sắc dân tộc riêng, đƣợc thể hiện rõ qua nếp sống cùng với môi trƣờng sinh hoạt. Một
trong những yếu tố thể hiện một cách rõ nét nền văn hóa riêng của mỗi dân tộc đó
chính là kiến trúc, nhà ở, nơi diễn ra các hoạt động sống chủ yếu của con ngƣời.
Qua mỗi một giai đoạn khác nhau, kiến trúc lại chịu nhiều ảnh hƣởng từ các
yếu tố khác nhau, nhƣ là: ảnh hƣởng từ các nền văn hóa khác, sự phát triển của xây
dựng, đặc trƣng vùng miền…. Và cũng nhƣ thế, kiến trúc Việt Nam qua các thời đại
lại có những biến chuyển khác nhau.

Kiến trúc là một bộ phận của văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc theo định
nghĩa của UNESCO: " Tổng thể sống động các hoạt động sang tạo của con ngƣời đã
diễn ra trong quá khứ cũng nhƣ đang diển ra trong hiện tại. Qua hàng thế kỷ, các hoạt
động sáng tạo ấy đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thị hiếu,
thẩm mỹ. Nền văn minh Việt Nam là sự tổng hợp của gần một ngàn năm văn hóa
Trung Hoa, gần chín trăm năm văn hóa Việt Nam và gần một trăm năm văn hóa từ
Pháp.
Gần một thế kỷ hiện diện của ngƣời Pháp ở Việt Nam (1859-1954) đã đặt một nét
đậm ảnh hƣởng tới lịch sử, văn hóa và kiến trúc Việt. Song song với giai đoạn này là
sự tồn tại và trị vì của triều Nguyễn.
Triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam kéo dài gần một thế
kỷ (1802 – 1945), để lại cho đất nƣớc Việt Nam hình dáng lãnh thổ hơm nay, những
di sản văn hố đã đƣợc cả thế giới công nhận, những thành tựu khoa học, văn hố
nghệ thuật đồ sộ…. triều Nguyễn xứng đáng đƣợc nhìn nhận lại, đƣợc xem nhƣ bất
kỳ một triều đại phong kiến nào của đất nƣớc ta, có thịnh có suy.
Tuy nhiên, hiện nay nghiên cứu về những ảnh hƣởng của phƣơng Tây trên
lĩnh vực kiến trúc vào Việt Nam trong giai đoạn này vẫn còn thiếu vắng những
nghiên cứu mang tính tồn diện và hệ thống, tƣ liệu để nghiên cứu về vấn đề này còn
rất hạn chế. Tất cả những ảnh hƣởng trên phƣơng diện kiến trúc với phƣơng Tây diễn
ra trên đất nƣớc Việt Nam chỉ đƣợc ghi chép tóm lƣợc trong sử sách nhƣ các sự việc,
1


thiếu hẳn sự miêu tả cụ thể phản ánh một cách cụ thể. Xuất phát từ những nguyên
nhân trên, mặc khác, từ mong muốn cá nhân muốn tìm hiểu sâu hơn về những nội
dung lịch sử văn hóa triều Nguyễn, tôi chọn đề tài “ Ảnh hưởng của phương Tây đối
với nghệ thuật kiến trúc Việt Nam triều Nguyễn (1802-1945)”.
2. Lịch sử vấn đề
Lịch sử triều Nguyễn là mảng đề tài thú vị, thu hút nhiều nhà nghiên cứu Việt
Nam và trên thế giới. Nhiều cơng trình, bài viết đã cơng bố trên các phƣơng tiện

truyền thơng khác nhau.
Có hàng trăm tác giả nƣớc ngoài là các nhà dân tộc học, văn hóa học, sử học
thuộc các quốc tịch khác nhau nghiên cứu về triều Nguyễn. Nhiều cơng trình nghiên
cứu của các học giả nƣớc ngồi đƣợc cơng bố dịch sang tiếng Việt nhƣ Tyoshiriru
Tsuboi với cơng trình Nƣớc đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa (1992), Nola
Kole (1994) với Nineteenth Century Vietnamese confucianization in Historial
perspective: Evidence from the Palace examinations (1463-1883) (Nho giáo hóa ở
Việt Nam thế kỷ XIX trong tiến trình lịch sử: bằng chứng từ các cuộc thi đình (14631883), Li Tana (1999) với Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ
XVII và XVIII,.... Một điểm chung của các cơng trình nghiên cứu kể trên là các học
giả nƣớc ngồi về triều Nguyễn là có một hệ thống tài liệu tham khảo rất phong phú,
cơng phu. Bên cạnh đó, cịn có các tham luận của các học giả nƣớc ngồi về các vấn
đề liên quan đến văn hóa triều Nguyễn tại các hội thảo quốc tế về Việt Nam học
(1998 và 2004) và Hội thảo về Chúa Nguyễn và vƣơng triều Nguyễn 2008).
Ở trong nƣớc, hàng loạt các cuộc hội thảo đã đƣợc tổ chức đã tập hợp đƣợc
đông đảo ý kiến của giới nghiên cứu về nhà Nguyễn nói chung văn hóa triều Nguyễn
nói riêng.
Liên quan đến vấn đề văn hóa, nghệ thuật có một số cơng trình nghiên cứu về
mĩ thuật, kiến trúc, âm nhạc, văn chƣơng, nghệ thuật của triều Nguyễn. Đáng chú ý là
các công trình Mỹ thuật Huế (Nguyễn Tiến Cảnh chủ biên), Từ Ngọ Mơn đến Thái
Hịa Điện (Huỳnh Minh Đức, dịch và chú giải), Bảo tồn và phát huy giá trị khu di
tích cố đơ Huế nhằm giữ gìn bản sắc dân tộc (Phan Tiến Dũng 1997), Âm nhạc cung
đình triều Nguyễn (Trần Kiều lại Thủy, 1997), Nhã nhạc triều Nguyễn (Vĩnh Phúc,

2


2010), Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn (Trần Đức Anh Sơn, 2008), triều Nguyễn một
cách nhìn (Trần Đức Anh Sơn, 2008),…
Liên quan đến vấn đề tôn giáo dƣới triều Nguyễn có các cơng trình: Sự du
nhập của đạo Thiên Chúa vào Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX (Nguyễn

Văn Kiểm, 2001), công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn (1802-1883) (Nguyễn
Quang Hƣng, 2007), chính sách tơn giáo thời Tự Đức (Nguyễn Ngọc Quỳnh,
2009)…
Liên quan đến vấn đề quan hệ tiếp xúc với văn hóa bên ngồi dƣới triều
Nguyễn có các cơng trình: Bang giao Đại Việt - Chúa Nguyễn (Nguyễn Thế Long,
2005), Ngoại giao giữa Việt Nam và các nƣớc phƣơng Tây triều Nguyễn (18021858) (Trần Nam Tiến, 2006),…
Có thể nói việc nghiên cứu về triều Nguyễn đã đạt đƣợc những thành tựu đáng
ghi nhận. Đây là những tham khảo hết sức quý giá đối với bài nghiên cứu, tuy nhiên,
đa số các học giả, các công trình kể trên đều tiếp cận triều Nguyễn dƣới góc độ sử
học, vì vậy ngƣời đọc tiếp nhận ở đó trƣớc tiên và chủ yếu là những sự kiện những
kiến giải cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của triều đại này. Những vấn đề liên
quan đến lĩnh vực kiến trúc cũng đƣợc bàn tới ở các mức độ khác nhau nhƣng về cơ
bản các nhà nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc trình bày những cơng trình kiến trúc
của triều Nguyễn, chƣa đi sâu vào cách xây dựng và đặc điểm kiến trúc của những
công trình đó. Nghiên cứu một cách cụ thể, hệ thống về sự ảnh hƣởng của phƣơng
Tây đối với nghệ thuật kiến trúc Việt Nam dƣới triều Nguyễn vẫn còn là vấn đề bỡ
ngỡ mà chƣa có học giả, nhà nghiên cứu, cơng trình khoa học nào nói đến, đây cũng
chính là nội dung chủ yếu mà bài nghiên cứu sẽ tập trung vào giải quyết.
3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là sự ảnh hƣởng phƣơng Tây trong kiến trúc
ngƣời Việt xây dựng dƣới triều Nguyễn (1802-1945).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 1802 đến năm 1945. Đây là thời kì tồn tại của
triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.

3


Không gian nghiên cứu: đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu ảnh hƣởng của

phƣơng Tây đối với nghệ thuật kiến trúc Việt Nam dƣới triều Nguyễn. Xuất phát từ
nguồn tài liệu, thời gian và năng lực còn hạn chế nên tôi chỉ nêu đƣợc sự ảnh hƣởng
trên một số phƣơng diện kiến trúc thành lũy, kiến trúc nhà ở, …
3.3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu sự ảnh hƣởng của phƣơng Tây đối với nghệ thuật kiến trúc Việt
Nam dƣới triều Nguyễn, đƣa đến cái nhìn tồn diện sâu sắc hơn về kiến trúc nƣớc
nhà lúc bấy giờ. Từ đó đề xuất những giải pháp bảo tồn những di sản kiến trúc có yếu
tố phƣơng Tây của triều Nguyễn trong giai đoạn hiện nay.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tƣ liệu
Nguồn tƣ liệu chính mà đề tài khai thác là cuốn Lịch sử kiến trúc Việt Nam
của Ngơ Huy Quỳnh, đồng thời cịn có các bộ địa chí, sử sách thời nhà Nguyễn là
nguồn tƣ liệu gián tiếp đề cập đến sự ảnh hƣởng của phƣơng Tây đến nghệ thuật kiến
trúc dƣới triều Nguyễn.
Thành quả của các cơng trình nghiên cứu của các bậc tiền bối, học giả đi trƣớc
nhƣ phần lịch sử nghiên cứu vấn đề đã trình bày.
4.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
Phƣơng pháp chung bài nghiên cứu vận dụng chủ yếu theo phƣơng pháp lịch
sử dựa theo quan điểm duy vật biện chứng của học thuyết Mác-Lênin, các hiện tƣợng
giao lƣu văn hóa đƣợc xem xét theo một trật tự thời gian cùng với những tác động
của nó đến với đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và đứng trên lập trƣờng
chủ nghĩa Mác-Lênin để xem xét đánh giá sự vật hiện tƣợng.
Phƣơng pháp cụ thể : Tiến hành phƣơng pháp lịch sử là chủ yếu, tôi sẽ kết hợp
vận dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, sau đó tiến hành phƣơng pháp sƣu
tầm, thu thập và xử lý thông tin qua sách báo, tạp chí, cơng trình nghiên cứu để làm
sáng tỏ vấn đề.


4


5. Đóng góp của đề tài
Về mặt khoa học: đây là cơng trình nghiên cứu có tính chất hệ thống cụ thể và
hồn chỉnh về các vấn đề văn hóa dƣới triều Nguyễn. Nghiên cứu đề tài này giúp tôi
hệ thống hóa, đi sâu vào tìm hiểu kiến thức mang tính cơ bản, góp phần làm rõ nét
hơn sự đa dạng phong phú của kiến trúc nƣớc nhà lúc bấy giờ, sự ảnh hƣởng của
phƣơng tây đối với kiến trúc Việt Nam dƣới triều Nguyễn.
Về mặt tƣ liệu từ nhiều nguồn tƣ liệu khác nhau để đề tài phục dựng lên bức
tranh văn hóa nghệ thuật và tác động của văn hóa đối với các mặt của đất nƣớc. Đồng
thời tôi hi vọng đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo cho quá trình học tập, cho những ai
quan tâm đến vấn đề này.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung
nghiên cứu chia làm 2 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở hình thành quá trình tiếp xúc với phƣơng Tây của kiến trúc
Việt Nam triều Nguyễn
Chƣơng 2: Kiến trúc Việt Nam triều Nguyễn với những ảnh hƣởng của
phƣơng Tây

5


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUÁ TRÌNH TIẾP XÚC VỚI PHƢƠNG
TÂY CỦA KIẾN TRÚC VIỆT NAM TRIỀU NGUYỄN
1.1.Tổng quan dƣới thời Nguyễn và bối cảnh đất nƣớc đầu thế kỷ XIX
Triều Nguyễn đƣợc thành lập trong một bối cảnh lịch sử đầy biến động. Trên
thế giới, cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tƣ bản là những hoạt động ráo riết tranh

giành thị trƣờng và xâm chiếm thuộc địa của các nƣớc thực dân phƣơng Tây. Điều đó
đã đe dọa trức tiếp đến chủ quyền của các quốc gia phƣơng Đơng, trong đó có Việt
Nam. Hơn nữa, trong quá trình xâm chiếm thuộc địa, các nƣớc tƣ bản còn đem đến
vùng đất mới những sản phẩm của nền văn minh phƣơng Tây. Đó khơng chỉ là tàu
đồng, súng trƣờng, đại bác mà cịn có cả những tri thức khoa học, những công nghệ,
kỹ thuật mới, lối sống mới và cả những luồng tƣ tƣởng mới, dẫn đến sự “va chạm
của các nền văn minh”, giữa văn minh nông nghiệp của phƣơng Đông và văn minh
công nghiệp của phƣơng Tây. Ở trong nƣớc, sự tranh giành quyền lực giữa các tập
đoàn phong kiến Lê – Mạc, Trịnh – Nguyễn, Tây Sơn – Nguyễn đã đƣa đến những hệ
quả hết sức bất lợi cho sự phát triển của một quốc gia: loạn ly và chia cắt, cát cứ và
phân lập, nội chiến và chống ngoại xâm,…
Đặc biệt, cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã chia cắt đất nƣớc thành Đàng
Trong và Đàng Ngoài tạo nên một sự khác biệt khá lớn về thể chế chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội. Đây là một thử thách lớn đối với các vị vua đầu triều Nguyễn, khi
mà lãnh thổ cƣơng vực, tiền tệ, đơn vị đo lƣờng… thống nhất từ mục Nam Quan đến
mũi Cà Mau nhƣng phng tục tập quán, lối sống, nếp sống thì lại khác biệt.
Sau hơn 200 năm đất nƣớc chia cắt trong cục diện “Đàng Trong, Đàng
Ngoài”, Việt Nam từ đầu thế kỷ XIX thực sự là một quốc gia thống nhất với sự hoàn
chỉnh cƣơng vực quốc gia, thống nhất thị trƣờng tiền tệ, có thể xây dựng kinh tế xã
hội mạnh mẽ, mở rộng những quan hệ giao thƣơng quốc tế, canh tân đất nƣớc, vƣợt
qua sự can thiệp xâm lƣợc của các thế lực thực dân phƣơng Tây...
Nhƣng ngay từ đầu, triều Nguyễn đã bộc lộ điểm yếu cơ bản về chính trị là:
khác với các triều đại trƣớc thƣờng đƣợc thiết lập trên cơ sở thắng lợi của những
cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, hoặc sau khi hồn thành những nhiệm vụ chống
ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia... ;còn triều Nguyễn, vƣơng triều cuối
cùng lại đƣợc dựng lên bằng một cuộc nội chiến mà kẻ thắng đã dựa vào thế lực
ngoại bang, và nhƣ vậy về khách quan là đi ngƣợc lại nguyện vọng và quyền lợi của
6



dân tộc. Do vậy, triều Nguyễn không chỉ phải đối diện, giải quyết những vấn đề hậu
chiến tƣơng tự các chính quyền phong kiến trƣớc đó mà vấn đề cịn mới mẻ, phức tạp
hơn nhiều, thậm chí chƣa có tiền lệ trong lịch sử Việt Nam, đó là: xóa bỏ những mặc
cảm về sự chia cắt đất nƣớc gần hai thế kỉ để tạo nên sự hòa hợp dân tộc; quan hệ,
ứng xử bang giao không chỉ với những nƣớc láng giềng quen thuộc nhƣ: Xiêm La,
Vạn Trƣợng, Ai Lao hay Trung Hoa nữa… mà cịn có các nƣớc phƣơng Tây nhƣ
Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ… là những nƣớc có hệ tƣ tƣởng khác biệt, có trình độ
văn minh cao hơn, và đang đầy dã tâm xâm lƣợc, mở rộng thuộc địa.
Chính vì thế, nhìn tồn cục bức tranh kinh tế, chính trị, xã hội dƣới triều
Nguyễn là đa dạng, phức tạp, đôi khi nhƣ tự mâu thuẫn giữa cái tiến bộ và bảo thủ,
lạc hậu, giữa cái mạnh và cái yếu...
Về tình hình kinh tế: kinh tế nơng nghiệp dĩ nhiên vẫn đƣợc coi là nền tảng.
Quỹ ruộng đất công là một vấn đề nan giải của triều Nguyễn, nó ảnh hƣởng
đến thu nhập quốc khố, Gia Long đã ra lệnh cấm bán ruộng đất công và quy định
chặt chẽ việc cầm cố loại công điền công thổ này để đảm bảo nơng dân ai cũng có đất
cày. Khi nhân dân liên tục thất thu, triều đình thƣờng phải giảm thuế, miễn thuế và
phát chẩn. Vua Minh Mạng đã định lại phép quân cấp ruộng khẩu phần, quan lại,
binh lính, cơng tƣợng (thợ làm quan xƣởng) cùng các hạng dân đinh, phẩm trật cao
thấp đều có khẩu phần nhƣng quan lại, cƣờng hào giành đƣợc những phần tốt hơn.
Ngƣời già, ngƣời tàn tật thì đƣợc nửa phần. Cơ nhi, quả phụ đƣợc một phần ba [1,
tr.457].
Tại miền Nam, nhà Nguyễn vẫn tiếp tục việc khai hoang và phục hóa, từ thời
các chúa Nguyễn để lại nhƣ việc khẩn hoang, mở rộng, phát triển nông nghiệp.
Ruộng đất tƣ ở Nam Kì rất lớn nhƣng chính quyền khơng thể chạm tay vào bởi lực
lƣợng đại địa chủ Gia Định đã từng ủng hộ Nguyễn Ánh trong thời kì nội chiến. Vấn
đề khẩn hoang ta không thể không nhắc đến hai tên tuổi Nguyễn Công Trứ và
Nguyễn Tri Phƣơng. Đồn điền xuất hiện nhiều nhất ở vùng Gia Định. Đợt lập đồn
điền lớn nhất do Kinh lƣợc sứ Nam Kì là Nguyễn Tri Phƣơng tổ chức vào năm 18531854, lập đƣợc 21 cơ, 124 ấp phân phối ở cả 6 tỉnh. Doanh điền là hình thức khai
hoang có sự kết hợp giữa triều đình và nhân dân, thực hiện di dân để lập ấp mới.
Hình thức này bắt đầu đƣợc thực hiện từ năm 1828 dƣới thời vua Minh Mạng theo đề


7


nghị của Nguyễn Công Trứ. Bản thân Nguyễn Công Trứ cũng là cha đẻ của hai
huyện Tiền Hải (Thái Bình), và Kim Sơn (Ninh Bình).
Năm Minh Mạng thứ 21(1840), theo sổ đinh, nƣớc ta có 711510 suất đinh với
4063892 mẫu ruộng. Năm 1847, sổ đinh tăng lên 925184, sổ điền là 4279013 mẫu,
bình quân 4 mẫu ruộng một suất đinh [23, tr 425]. Nhƣng với sự thắng thế của giai
cấp địa chủ cƣờng hào, ruộng tƣ ngày càng lấn ruộng công làng xã, khiến cho số dân
mất đất phải đi lƣu tán ngày càng đông và trở thành một hiện tƣợng xã hội trầm
trọng. Để khắc phục những khó khăn này, thực ra nhà Nguyễn cũng có những chính
sách tích cực, tiêu biểu là chính sách khẩn hoang. Nhà Nguyễn cũng lƣu ý việc đào
thêm một số con kênh, nhƣng điều đó khơng bù đắp đƣợc việc chểnh mãng đê điều
khiến cho nạn vỡ đê liên tiếp xảy ra.
Với chế độ phong kiến, địa tô luôn là nguồn lợi hàng đầu của quốc gia. Chính
sách địa tơ của nhà Nguyễn có lợi cho bọn địa chủ cƣờng hào, ruộng cơng bị đánh
thuế nặng, mất ý nghĩa truyền thống loại ruộng này ở làng xã. Mức tô Bắc và Trung
quá cao so với Nam Kỳ. Có thể ở Nam Kỳ, vùng đất mới, Nhà nƣớc đang khuyến
khích khẩn hoang, mức tơ phải nhẹ hơn nhƣng đây lại quá chênh lệch, lộ rõ ý đồ
chính trị của nhà Nguyễn. Tổng thu về địa tơ của nhà Nguyễn quả là khơng ít, cùng
với thuế đinh tạo nên sức mạnh kinh tế cho giai cấp thống trị.
Về công thương nghiệp: Triều Gia Long, Minh Mạng, công thƣơng nghiệp
tƣơng đối phát triển. Nhà nƣớc đã cho phép tƣ nhân đúc vàng bạc, trong số những
chủ mỏ khai mỏ, thấp thống đã có tên ngƣời Việt. Nhƣng về cơ bản, xu hƣớng độc
quyền công thƣơng của nhà nƣớc vẫn chế ngự, đại thƣơng không thể phát triển đƣợc.
Nếu nói về chủ tƣ nhân trong ngành này, chỉ có một số Hoa kiều là có thể lực mà
thơi....
Thủ cơng nghiệp nhân dân khơng có tính bứt phá, sáng tạo bởi kĩ thuật lạc
hậu, nhà nƣớc lại trƣng thu thợ giỏi về phục vụ triều đình, đặc biệt trong các ngành

nhƣ khảm xà cừ, kim hoàn, thêu thùa… tới làm việc để cung cấp đồ dùng cho Hoàng
gia, nên tạo ra hai mảng đối lập.
Chính quyền Trung ƣơng đã tập trung xây dựng hệ thống các xƣởng thủ công
Nhà nƣớc, nhất là ở kinh đô và các vùng phụ cận. Năm 1803, Gia Long thành lập
xƣởng đúc tiền Bắc Thành tiền cục ở Thăng Long. Nhà Nguyễn cũng lập các Ti trông
coi các ngành thủ công, nhƣ ti Vũ khố chế tạo quản lý 57 cục (làm đất, đúc, kim
8


hồn, vẽ tranh, làm ngói, làm đồ pha lê, khắc chữ, đúc súng, làm trục xe, luyện
đồng,…). Ti Thuyền đảm nhiệm các loại thuyền công và thuyền chiến, gồm 235 sở
trong phạm vi cả nƣớc . Bên cạnh đó là các ti Doanh kiến, ti Tu tạo, ti Thƣơng bác
hoả dƣợc [17, tr 450].
Nghề đóng tàu rất phát triển, sản phẩm có cả thuyền gỗ lẫn các loại tàu lớn
bọc đồng. Một sĩ quan ngƣời Hoa Kỳ, tên John White đã công nhận: “ Ngƣời Việt
Nam quả là những ngƣời đóng tàu thành thạo. Họ hồn thành cơng trình của họ với
một kỹ thuật hết sức chính xác”.
Dù chậm tiến so với thế giới nhƣng nhiều máy móc tiên tiến đã đƣợc ra đời và
ứng dụng vào thời đó, có thể điểm tên nhƣ máy cƣa xẻ gỗ, máy tƣới ruộng… và cả
máy hơi nƣớc. Trong ngành khai mỏ, đến nửa đầu thế kỉ XIX, triều đình đã quản lý
139 mỏ, và năm 1833 có 3.122 nhân cơng trong các mỏ Nhà nƣớc.
Thế kỷ XIX đƣợc coi là thế kỷ bản lề với xã hội châu Á. Lúc đó, trƣớc áp lực
của chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây, việc mở cửa, khai phóng những nhân tố kinh tế
tƣ bản chủ nghĩa là con đƣờng duy nhất đúng để tăng sức mạnh bảo vệ nền độc lập.
Nhà Nguyễn ở phƣơng diện kinh tế cũng đã khơng làm đƣợc việc đó.
Về tình hình chính trị xã hội: ngay từ khi thiết lập vƣơng triều, Gia Long đã
bộc lộ quyết tâm xây dựng một nhà nƣớc phong kiến tập quyền, chuyên chế mạnh.
Trong sự thắng thế của nhà Nguyễn với nhà Tây Sơn đã ngầm chứa đựng những
mầm mống suy sụp của vƣơng triều này.
Tuy nhiên, triều Nguyễn khá mạnh so với các quốc gia phong kiến khác ở khu

vực Đông Nam Á nên trong chính sách đối ngoại, bên cạnh việc xin phƣơng Bắc
phong vƣơng, chịu cống nạp, nhà Nguyễn không ngại đối đầu với các nƣớc Xiêm
trong vấn đề “bảo hộ” Cao Miên (1811) và biến Cao Miên thành một tỉnh (1835) đổi
tên Nam Vang thành Trấn Tây thành. Năm 1827, nhà Nguyễn cũng đã buộc Lào thần
phục...
Những xung đột xã hội đan cài và ngày càng căng thẳng đã dẫn tới hiện tƣợng
xã hội nổi bật ngay đầu triều Nguyễn là sự bùng nổ liên tục của các phong trào nông
dân khởi nghĩa mà tiêu biểu là khởi nghĩa của Phan Bá Vành. Bên cạnh những xung
đột xã hội thời Nguyễn là những mƣu toan chính trị của các thế lực chống đối trong
triều thì cịn có các thế lực bên ngoài...

9


Về quân sự: nhà Nguyễn coi trọng việc binh bị. Nét mới trong nghệ thuật
quân sự thời Nguyễn là đã bắt đầu có ảnh hƣởng của tƣ tƣởng phƣơng Tây. Một
ngƣời Pháp lúc đó nhận xét: “những cuộc hành quân của vua xứ Nam kỳ giống kỳ lạ
với các cuộc hành binh thời Đệ nhất Cộng hòa Pháp, giống kỳ lạ về việc tổ chức và
vũ khí, nhất là chịu ảnh hưởng của các nhà quân sự Pháp cuối thế kỷ XVIII...”. Quân
đội tuy đông nhƣng kém về luyện tập, vũ khí thiếu và lạc hậu.
Một trong những thành quả Gia Long đạt đƣợc sau nhiều năm nội chiến với
Tây Sơn là quân đội tƣơng đối mạnh với trang bị và tổ chức kiểu phƣơng Tây.
Đến thời Minh Mạng, ông tổ chức quân đội theo kiểu mẫu phƣơng Tây, hƣớng
đến tiêu chí “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”, số lƣợng ngƣời cầm cờ từ 40 ngƣời giảm
xuống 2 ngƣời trong đội ngũ đơn vị 1 vệ (500 ngƣời). Vua còn thuê các sĩ quan huấn
luyện Tây Dƣơng nên phƣơng thức tác chiến đƣợc các học giả Mãn Thanh ghi nhận
là giống hệt kiểu Pháp. Quân đội Nguyễn triều thời điểm đó, có thể coi là lực lƣợng
quân sự tân tiến hiện đại nhất ở khu vực Đông Á, hơn hẳn các nƣớc lân bang nhƣ
Trung Hoa, Thái Lan, Campuchia.
Sang thời Tự Đức, cơng tác quốc phịng bắt đầu có dấu hiệu đi xuống. Một

nguyên nhân quan trọng là vấn đề tài chính. Bộ binh đƣợc trang bị thơ sơ: 50 ngƣời
mới có 5 súng, mỗi năm chỉ tập bắn 1 lần 6 viên đạn. Chất lƣợng bảo trì vũ khí cũng
kém. Về thuỷ binh, khơng có thêm tàu hơi nƣớc mới nào, thuỷ quân yếu ớt đến mức
không đủ khả năng bảo vệ bờ biển chống hải tặc. Đời sống qn lính khơng đƣợc
quan tâm thoả đáng, lƣơng thực lại bị ăn bớt. Bởi vậy nhuệ khí của quân sĩ suy giảm.
Quan điểm khoa học quân sự của vua quan nhà Nguyễn không hề vƣợt quá khuôn
khổ của khoa học quân sự phong kiến. Việc giảng dạy binh pháp không hƣớng tới
học hỏi phƣơng Tây nữa mà quay về Binh thƣ yếu lƣợc của Hƣng Đạo Đại vƣơng.
Chính vì Pháp bỏ xa Đại Nam về khoảng cách vũ khí tân tiến, quân đội thiện chiến,
nên nhà Nguyễn dần dà trở nên sợ hãi.
Về tình hình văn hóa tư tưởng: Do nhiều lý do chủ quan và khách quan,
trong sinh hoạt văn hóa, thời Nguyễn cũng đã có nhiều thành tựu độc đáo phát huy
truyền thống văn hiến Việt Nam. Nhƣng trong lĩnh vực tƣ tƣởng, chủ yếu là Tống
Nho vẫn đƣợc đề cao, thậm chí đƣợc coi là hệ tƣ tƣởng chính thống, vua nhà Nguyễn
nói chung là hệ quy chiếu duy nhất, “xƣa hơn nay”, “nội Hạ ngoại Di”...

10


Do sự thâm nhập ngày càng mạnh của Thiên Chúa Giáo từ thế kỷ XVI, truyền
thống “Tam giáo đồng quy” bị đe dọa nghiêm trọng. Trong thời Nguyễn, đặc biệt
khi cuộc chiến tranh xâm lƣợc của thực dân Pháp đã nổ ra, có ba vấn đề tƣ tƣởng chi
phối từ cung đình xuống dân chúng đó là các vấn đề: Chính đạo hay Tà giáo (Nho
giáo hay Thiên Chúa Giáo?), Chiến hay Hòa (đánh Pháp hay đầu hàng?), Duy tân
hay Thủ cựu (ủng hộ cải cách hay không?). Tiếc rằng, nhiều sĩ phu yêu nƣớc quay
lƣng lại với xu hƣớng cải cách và ủng hộ việc “cấm” đạo của triều đình, đƣợc thi
hành ngày càng gay gắt từ thời Minh Mạng, một chính sách tui có hạt nhân hợp lý và
có ý nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia, nhƣng lợi bất cập hại trong thực tiễn.
Nhƣ vậy, triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam dù đã có những mặt phát
triển, có những thành tựu mở mang kinh tế và văn hóa theo sự lớn mạnh về tầm vóc

lịch sử dân tộc đầu thế kỷ XIX, nhƣng nó không giải quyết đƣợc xu thế khủng hoảng
của chế độ phong kiến Việt Nam từ thế kỉ XVIII, đặc biệt khi làm sóng thực dân
phƣơng Tây ngày càng đến gần.
1.2. Sự xâm nhập của phƣơng tây đến Việt Nam trong các thế kỷ XVII-XIX
Đến trƣớc các cuộc phát kiến địa lý thế kỷ XV, hai nền văn hóa Đơng Tây bị
khu biệt một cách tƣơng đối. Bao quanh Phƣơng Tây lúc đó là biển cả, phía đơng bị
chặn lại bởi thế giới Hồi Giáo ở Bán đảo Tiếu Á mênh mơng u sa mạc, vì sa mạc
mang lại cho họ sự tự do và nhiều thứ lợi nhuận do cƣớp bóc từ các thƣơng đồn của
mạch đƣờng tơ lụa trên đất liền. Sự nhận thức của Phƣơng Tây về thế giới Phƣơng
Đông xa xôi rất mơ hồ.
Phải đến thế kỷ XV, khi mà nhiều cuộc phát kiến địa lý lớn diễn ra rất thành
công, cơ hội tiếp xúc và giao lƣu giữa Đông và Tây mới thật sự mở ra. Khoa học kỹ
thuật phát triển mạnh, cung cấp những phƣơng tiện cơ bản, cần thiết cho các chuyến
thám hiểm, cũng nhƣ cho các thƣơng – giáo đồn tới phƣơng Đơng, tạo tiền đề và cơ
sở vật chất quan trọng giúp cho “hai nửa” văn hóa đó xích lại gần nhau.
Trên phƣơng diện kinh tế, ngay từ giữa thế kỷ XV, những mầm mống kinh tế
tƣ bản đã manh nha xuất hiện trong lòng nền kinh tế phong kiến Tây Âu. Sự phát
triển kinh tế hàng hóa tƣ bản trong giai đoạn đầu tự do cạnh tranh khiến thị trƣờng
truyền thống của các thƣơng nhân nơi đây trở lên chật hẹp, thúc đẩy họ tìm kiếm thị
trƣờng mới ở phƣơng Đơng.

11


Trên phƣơng diện tôn giáo, sự chia rẽ của đạo Ky tô, khiến Giáo hội La Mã bị
mất dần vai trị ở châu Âu. Vì vậy, nhu cầu hƣớng ra vùng đất rộng lớn ngồi châu
Âu, mong muốn tìm lại vị thế đang mất dần của mình, thúc đây các Giáo hội Âu châu
tìm đến phƣơng Đơng truyền bá đức tin.
Trong khi đó, phƣơng Đơng – một vùng đất rộng lớn, có vị trí địa lý thuận lợi
nằm trên con đƣờng hàng hải thế giới, cũng với nền văn hóa hài hòa, cởi mở, tạo điều

kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc Đông – Tây diễn ra.
Thế kỷ thứ XVII và XVIII, đặc biệt là thế kỷ thứ XVII, là thời gian hình thành
của giai cấp tƣ sản Âu Tây. Sau các cuộc phát kiến địa lý, tìm ra những đất mới ở
Mỹ, Á, Phi, tƣ sản Âu Tây càng phát triển mạnh mẽ. Giai cấp tƣ sản thành hình, lấn
vào chính quyền, xây dựng chế độ quân chủ độc đoán và chuẩn bị cho cuộc cách
mạng tƣ sản. Tùy tƣơng quan lực lƣợng giữa tƣ sản và quý tộc bấy giờ trong mỗi
nƣớc mà phong trào tƣ tƣởng chống Giáo hội, xây dựng một hệ thống lý tính khoa
học có tính chất quyết liệt hoặc dung hịa với tƣ tƣởng tôn giáo. Đồng thời, thế kỷ
XVII-XVIII ở phƣơng Tây cũng thừa hƣởng thành quả rực rỡ của khoa học kỹ thuật
sau thời kỳ trung cổ.
Trong khi đó ở phƣơng Đơng nói chung và Việt Nam nói riêng, chế độ phong
kiến bƣớc vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng. Ở Việt Nam, sự tranh giành quyền
lực của các thế lực phong kiến đã dẫn đến kết cuộc Nam – Bắc phân tranh. Mà kéo
theo đó là chiến tranh tƣơng tàn, nhân dân ly tán, sống trong bần cùng, khổ cực.
Trong hồn cảnh đó, ý thức hệ Nho giáo – ý thức hệ chủ đạo của chế độ phong kiến
và xã hội Việt Nam thời điểm đó, đã trở nên lạc hậu, khơng cịn phù hợp với sự phát
triển của lịch sử. Đây là cơ hội và thuận lợi cho sự giao lƣu tiếp xúc văn hóa càng
xuất hiện rộng rãi. Việt Nam có vị trí địa lý nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dƣơng, là
ngã tƣ đƣờng giao thoa các nền văn hóa lớn, là một nhịp cầu nối chính yếu giữa
Đơng Nam Á lục địa và Đơng Nam Á hải đảo… Là quốc gia ven biển, vùng đất tiếp
xúc đầu tiên với các tác nhân của cuộc tiếp xúc Đơng – Tây. Đồng thời, ở Việt Nam
cịn có yếu tố thuận lợi, xuất phát từ đặc tính văn hóa của ngƣời Việt là văn hóa mở,
sẵn sàng đón nhận yếu tố mới.
Bối cảnh lịch sử Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII cũng là một nhân tố thuận lợi
cho cuộc tiếp xúc với văn hóa phƣơng Tây đƣợc diễn ra liên tục và mạnh mẽ. Sự
tranh giành quyền lực của các thế lực phong kiến Việt Nam thế kỷ XVII, thúc đẩy cả
12


chúa Trịnh và chúa Nguyễn tích cực, chủ động giao thƣơng và thiết lập quan hệ với

các giá trị của phƣơng Tây, đặc biệt là về quân sự và khoa học kỹ thuật.
Từ thế kỷ XV, đã có những ngƣời phƣơng Tây đầu tiên đến Việt Nam. Ngay
từ đầu công nguyên, song chỉ từ thế kỷ XVI, XVII trở đi thì q trình giao lƣu và tiếp
xúc văn hóa mới thực sự đƣợc bắt đầu. Trong những thế kỷ đầu của q trình giao
lƣu này, vai trị chủ yếu thuộc về các nhà buôn và các giáo sĩ ngƣời châu Âu.
Đối với Bồ Đào Nha: Thời điểm ngƣời Bồ Đào Nha có mặt ở Việt Nam là lúc
chính quyền phong kiến Việt Nam đang bị chia rẽ bởi ba thế lực là nhà Mạc, vua Lê
và họ Trịnh. Vì thế, dù ngƣời Bồ có đến miền Bắc vào năm 1523, đó là chuyến đi của
Duatre Coelho nhƣng các thƣơng nhân chƣa có điều kiện tiếp xúc và thiết lập quan
hệ giao thƣơng với chính quyền phong kiến Việt Nam, vì lúc này Việt Nam khơng có
một nhà nƣớc phong kiến tập quyền mạnh để có thể thiết lập mối quan hệ chính thức
với bên ngồi.
Theo Li Tana thì ngƣời phƣơng Tây đầu tiên đến với Đàng Trong có thể là
ngƣời Bồ Đồ Nha. Theo GS. Lê Văn Hảo có viết: "Năm 1516 Fernand Perez, năm
1524 Duatre Coelho ngƣời Bồ đã lần lƣợt đến Đại Việt để khảo sát một số vùng biển.
Năm 1535, Antonio De Faria cho tàu tiến vào vịnh Hàn rồi chú ý ngay đến vị trí ƣu
tú của vùng biển Cửa Đạ. De Faria là ngƣời đầu tiên nói đến Faifo (Hội An)". Đầu
thế kỷ XVI, tàu buôn người Bồ đã đến và thiết lập buôn bán với người Việt. Năm
1524, Duarte Coelho ngƣời Bồ đƣợc cử làm đại diện để thiết lập thƣơng mại với
ngƣời Việt.
Năm 1535, Antonie de Faria cũng đã vào cửa Hàn, và đã để ý đến Hội An.
Sau đó, khoảng năm 1540, thƣơng nhân Bồ Đào Nha từ Macao hoặc Nam Dƣơng đến
Hội An vào tháng chạp hoặc tháng giêng bán, mua hàng nhƣ tơ, lụa, hồ tiêu, gỗ quý,
qua tay các đại lý Hoa kiều hay Nhật kiều ở Hội An rồi quay thuyền về các căn cứ
trên. Năm 1555, ngƣời Bồ lập trụ sở thƣơng mại ở Áo Môn (Macao), liên lạc buôn
bán lại càng tiến triển ở cửa Hàn (Đà Nẵng) và cửa Hội An. Nguyễn Hoàng từ khi
vào trấn thủ đất Thuận Hóa, và sau khi chiếm cả trấn Quảng Nam, muốn thế lực
mạnh để đƣơng đầu với họ Trịnh, đã tìm cách lơi cuốn ngƣời Bồ đem đạn dƣợc, khí
giới vào bán cho mình.
Trong q trình giao thƣơng với nƣớc ta, Bồ Đào Nha không tiến hành lập thƣơng

điếm, tuy không để lại ngƣời buôn bán thƣờng trực, nhƣng họ rất muốn độc quyền
13


bn bán với nƣớc ta. Năm 1584, đã có nhiều ngƣời Bồ Đào Nha sống ở Đàng
Trong, việc buôn bán giữa ngƣời Bồ Đào Nha và Đàng Trong phụ thuộc vào quan hệ
buôn bán giữa Macao và Nhật Bản. Về phía ngƣời Bồ, việc bn bán với Đàng
Trong trở nên quan trọng từ 1640, khi họ giảm bớt việc buôn bán với Nhật và hƣớng
về Đơng Nam Á. Về phía họ Nguyễn, việc bn bán với họ Nguyễn chỉ có ý nghĩa
thực sự khi xảy ra chiến tranh với họ Trịnh bởi vì đại bác là mặt hàng quan trọng
nhất trong việc trao đổi với hai bên. Hội An là trung tâm tập trung và phân phối hàng
hóa, Hội An xuất khẩu một số sản phẩm của địa phƣơng đứng đầu là kỳ nam hƣơng
và vàng. Các thƣơng nhân Bồ Đào Nha chỉ thông qua các trung gian để gom hàng
hóa hoặc giao dịch. Họ mua nhiều hàng hóa rẻ ở Việt Nam và bán ở các nƣớc châu
Âu. Với tƣ cách là những ngƣời phƣơng Tây đầu tiên đến Việt Nam, ngƣời Bồ Đào
Nha đã cậy có một nền hàng hải khỏe vào bậc nhất và hung hăng đến chiếm đất để
buôn bán. Sau khi thành lập trung tâm buôn bán ở Hội An, ngƣời Bồ Đào Nha đã
phát triển bn bán với Đàng Ngồi. Ngƣời Bồ Đào Nha luôn muốn độc quyền ở
Đàng Trong, nhƣng vào đầu thế kỷ XVII, ngƣời Bồ Đào Nha đã dần suy yếu nên
hoạt động thƣơng mại của Bồ Đào Nha ở Đại Việt cũng chấm dứt khi mà ngƣời Hà
Lan thiết lập thƣơng điếm của mình ở cả Hội An, Phố Hiến và Thăng Long-Kẻ Chợ
của cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Về hoạt động truyền giáo, vào năm 1523, những cuộc tiếp xúc truyền giáo
giữa ngƣời Việt và ngƣời Bồ Đào Nha đã diễn ra, nhƣng chỉ là những ý định bƣớc
đầu, mãi đến năm 1544 một giáo sĩ ngƣời Bồ là Fernão Mander Pinto đi qua xứ Bắc
để tham khảo tình hình, đến năm 1556, Fernão Mander Pinto lại đi qua bờ biển Việt
Nam và tiến hành cắm cột thánh giá ở Cù Lao Chàm (thuộc Quảng Nam ngày nay).
Dƣới thời vua Lê Anh Tông, nhà vua cởi mở cho việc truyền đạo của các giáo sĩ, và
cũng trong thời gian này, các giáo sĩ dóng thánh Phanxico đã gửi thƣ lên nhà vua để
xin truyền giảng, tuy nhiên, việc thiếu hụt các thừa sai khiến các giáo sĩ chần chừ,

khất lại một thời gian nên việc truyền đạo không đƣợc tiến hành nhanh chóng và “bắt
nhịp” cùng ý muốn của nhà vua. Dù vậy, theo một số tài liệu thì ngƣời ta vẫn tìm
thấy những cột thánh giá ở Thanh Hóa. Cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ thứ XVII, các
giáo sĩ ngƣời Bồ còn truyền giáo ở cả Thăng Long, nhƣng trong thời gian này, việc
truyền giáo ở Macao và Philippines, Trung Quốc có nhiều bƣớc tiến triển, và công
cuộc truyền giáo ở Đại Việt thƣờng xuyên liên lạc với các nơi này.
14


Cũng chính từ cơng cuộc truyền giáo, các giáo sĩ phải tiến hành học tiếng địa
phƣơng, phiên âm và truyền giảng tiếng địa phƣơng, đó là lý do để giáo sĩ Alexandre
de Rhodes – một giáo sĩ ngƣời Pháp, hoạt động truyền giáo dƣới danh nghĩa là giáo
phận của Bồ Đào Nha đã dần hoàn thiện cuốn từ điển Việt-Bồ-La để dễ dàng trong
việc truyền đạo, về sau, ngƣời Việt Nam từ nền tảng đó làm chữ Quốc Ngữ hồn
thiện nhƣ ngày hôm nay.
Đối với Hà Lan: So với Bồ Đào Nha thì Hà Lan có nhiều thuận lợi cho việc
buôn bán với Đại Việt. Công ty Đông Ấn Hà Lan đƣợc thành lập năm 1602, có tiềm
lực lớn lao và đƣợc chính phủ bảo trợ mạnh mẽ. Trong những năm 1601, 1613 và
1617 đã có những thuyền bn đầu tiên của VOC cập bến, thăm thú vùng Đàng
Trong. Nhƣng, phải đến năm 1633, Hà Lan mới chính thức có quan hệ buôn bán với
Đàng Trong sau sự kiện Paulus Traudenius ở Batavia cử đại diện của mình đến Hội
An thƣơng thuyết. Kết quả là một thƣơng điếm của Hà Lan đƣợc thành lập ở Hội An
do Duijcker đứng đầu và C.Caesar làm phụ tá.
Ngƣời Hà Lan đã xây dựng cho các Chúa Nguyễn một xƣởng đúc súng ở vùng
phụ cận Huế vào thế kỷ XIX. Ở miền Bắc Việt Nam, ngƣời Hà Lan là những ngƣời
châu Âu chiếm vị trí thống trị trong giai đoạn đầu tiếp xúc này. Vào năm 1637, họ
Trịnh đã mời họ mở mộtb trung tâm xuất nhập khẩu ở Phố Hiến (gần thị xã Hƣng
Yên, tỉnh Hƣng Yên ngày nay). Các thƣơng nhân ngƣời Nhật, Trung Quốc và Xiêm
đã kéo đến Phố Hiến thành lập trung tâm thƣơng mại quốc tế ở nơi này. Tuy nhiên
mối quan hệ giữa Chúa Nguyễn và ngƣời Hà Lan có nhiều mâu thuẫn vì một số hành

động qn sự của ngƣời Hà Lan với Đàng Trong nên thƣơng gia Hà Lan đã bị các
chúa Nguyễn trục xuất nhiều lần.
Đối với Anh: Ngay từ đầu thế kỷ XVII, nằm chung trong chiến lƣợc thăm dị
Đơng Á, ngƣời Anh đã chú ý tới việc đặt quan hệ với Việt Nam. Nền thƣơng mại bạc
Nhật Bản đổi tơ lụa Trung Hoa đã lôi cuốn các hoạt động thƣơng mại của thƣơng
nhân phƣơng Tây vì lợi nhuận cao. Tuy nhiên, vì khơng đƣợc phép buôn bán trực
tiếp với Trung Quốc, nên ngƣời Anh thƣờng phải tới một số hải cảng Đông Nam Á,
trong đó có Hội An của Đàng Trong Việt Nam để thu mua tơ lụa do các Hoa thƣơng
đem tới đó. Năm 1613, Tempest Peacock và Walter Cawarden đƣợc cử từ thƣơng
điếm Hirado tới Hội An mang theo một bức thƣ của vua James I (1603-1625) gửi
chúa Đàng Trong và hàng hóa. Tuy nhiên, chuyến đi đã khơng thu đƣợc kết quả.
15


Năm 1672, ngƣời Anh đƣợc chính quyền Đàng Ngồi chính thức cho phép lập
thƣơng điếm tại Phố Hiến. Công việc kinh doanh của thƣơng điếm ít thuận lợi dù sau
đó đƣợc chuyển lên Kẻ Chợ (1683). Việc chấm dứt hoạt động của thƣơng điếm Anh
tại Kẻ Chợ (1697) có nhiều nguyên nhân từ cả phía Việt Nam và phía Anh cũng nhƣ
chịu tác động của tình hình ngoại thƣơng khu vực và quốc tế.
Từ việc coi Việt Nam là một mắt xích trực tiếp của hệ thống thƣơng mại Đơng
Á trong thế kỷ XVII, thì từ giữa thế kỷ XVIII, Việt Nam chỉ đóng vai trị là một thị
trƣờng trung chuyển, một khu vực “ngoại vi” của nền thƣơng mại với Trung Quốc.
Trên thực tế, Anh không đủ thực lực để trải rộng ra trên toàn khu vực Ấn Độ và
Đơng Á. Về phía Việt Nam, sự đề kháng của chính quyền nhà Nguyễn chính là
nguyên nhân quan trọng để Anh khơng thể chính thức bƣớc chân vào đất nƣớc. Dƣới
tác động của hồn cảnh, Anh đã nhìn nhận Việt Nam và Đơng Á bằng một tƣ duy
chính trị - chiến lƣợc nhiều hơn là bằng quan điểm đặt ƣu tiên cho những vấn đề kinh
tế - thƣơng mại
Đối với Pháp, với Pháp thì “những việc mua bán tham gia đầu tiên chỉ đƣợc
thực hiện sau khi thành lập các giáo đƣờng Gia Tô”. Những hoạt động truyền giáo

của ngƣời Pháp ít nhiều đe dọa sự tồn tại của các nguyên lý đạo đức - chính trị Nho
giáo, cơ sở vững chắc của xã hội cổ truyền Việt Nam. Do vậy vào năm 1630 Chúa
Trịnh đã trục xuất giáo sĩ Alexandre de Rhodes và thực hiện cấm đạo.
Bƣớc sang đầu thế kỷ XIX, việc thâm nhập truyền giáo của Pháp đƣợc đánh
giá trên vai trò của Pigneau de Béhaine, mặc dù việc liên hệ giữa giáo sĩ này với
Nguyễn Ánh đã diễn ra ngay từ những năm cuối của thế kỷ XVIII, đến đầu thế kỷ
XIX, việc can thiệp ngày càng sâu của giáo sĩ này với Nguyễn Ánh, sau này là giám
mục Adran. Một điều phải thừa nhận rằng là các giáo sĩ đã một phần mang khoa học
kỹ thuật phƣơng Tây đến Việt Nam nhƣ việc xây dựng kinh thành Huế với lối kiến
trúc Vauban của Pháp, xƣởng đúc tiền, các chiến hào quân sự và cách đúc súng đồng,
mà ngày nay ta có Cửu vị thần cơng ở Huế, các tàu chiến, súng và kỹ thuật quân sự
của Pháp...
Ngƣời Pháp cũng tiến hành hoạt động thƣơng mại với Việt Nam, ngƣời Pháp
đến Việt Nam muộn so với các nƣớc phƣơng Tây khác (Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh),
nhƣng việc buôn bán của ngƣời Pháp không phải là sự buôn bán theo mùa nhƣ ngƣời
Bồ Đào Nha, mà họ buôn bán thông qua hoạt động của Công ty Đông Ấn Pháp (La
16


Compagnie Franỗaise dExtrờme-Orient CIO), din ra t na cui thế kỷ XVII đến
đầu thế kỷ XIX. Các thƣơng nhân Pháp đƣợc chính quyền Lê – Trịnh đón tiếp nồng
nhiệt, đƣợc phép mở và xây dựng thƣơng điếm nhƣ những ngƣời Hà Lan trƣớc đó.
Nhƣng, việc thiết lập quan hệ ngoại giao của CIO với Đàng Ngoài cũng gặp nhiều trở
ngại vì những thƣơng nhân của CIO gặp phải sự chống đối cạnh tranh của ngƣời Hà
Lan và gặp phải thời tiết khó khăn, một số chiếc tàu do CIO cử đến đã khơng cập bến
an tồn. Kết quả là phải mất một thời gian sau (kể từ năm 1669) thì CIO mới đến
đƣợc Đàng Ngồi. Trong thời gian đầu thì việc bn bán cũng diễn ra ít ỏi, một số
mặt hàng mang đến chỉ là hàng mẫu, biếu tặng cho chính quyền Lê – Trịnh và quan
lại địa phƣơng là phần nhiều.
Đến thế kỷ XVIII, CIO đã chuyển trọng tâm thƣơng mại từ Đàng Ngoài vào

Đàng Trong – lúc này là vùng đất mới khai phá, có nhiều ngành nghề thủ cơng phát
triển, nhân dân ở đây có cuộc sống ấm no, phồn thịnh. Chúa Nguyễn ở Đàng Trong
lại cởi mở trong việc tiếp nhận các thƣơng nhân nƣớc ngồi. Chính điều đó, Đàng
Trong đƣợc đánh giá nhƣ một vùng đất giàu có và trở thành một trung tâm thƣơng
mại phát triển của Đông Nam Á.
Đến những năm của nửa sau thế kỷ XVIII, việc buôn bán với Đàng Ngồi
khơng cịn mặn mà với ngƣời phƣơng Tây, khơng chỉ riêng ngƣời Pháp, tuy thế,
ngƣời Pháp vẫn giữ lại những đại diện của mình ở Đàng Ngồi và vạch ra kế hoạch
chuyển hƣớng thƣơng mại vào Đàng Trong. Việc chuyển hƣớng vào Đàng Trong
cũng phản ánh một thực tế là Pháp không giành nhiều thắng lợi trong việc buôn bán
với Trung Quốc. Kế hoạch của ngƣời Pháp là muốn xây dựng thƣơng điếm ở Đàng
Trong và phá vỡ thế độc quyền buôn bán của ngƣời Hà Lan. Nhƣng trong giai đoạn
này, chúa Nguyễn đang ra lệnh trục xuất hết các giáo sĩ vào năm 1750, vì vậy kế
hoạch bn bán với Đàng Trong của CIO không mấy thành công. Tuy khơng có
nhiều hoạt động bn bán ở Đàng Trong, nhƣng CIO cũng thiết lập đƣợc một thƣơng
điếm ở Tourance (Đà Nẵng) vào những năm 1750.
Đến cuối thế kỷ XVIII, tình hình bn bán giữa Đại Việt và CIO ngày càng
khan hiếm, mặc khác, chính quyền nơi đây ngày càng cảnh giác với các đồn thuyền
bn phƣơng Tây. Đến cuối thế kỷ XVIII, CIO đã dần dần rút lui những hoạt động
thƣơng mại của mình ở cả Đàng Trong và Đàng Ngồi. Thay vào đó là những kế
hoạch mới trong việc đánh chiếm Đàng Trong.
17


Đến đầu thế kỷ XIX, tình hình chính trị - xã hội Đại Việt có nhiều biến chuyển
quan trọng, việc lên ngôi của Nguyễn Ánh – Gia Long cùng với sự tham gia chính sự
của Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc), sự thất bại của Nguyễn Ánh trong việc cầu cứu
quân Xiêm trong việc tranh giành ngôi báu khiến Nguyễn Ánh càng quyết định gắn
kết chặt chẽ với vị giám mục này. Việc xuất hiện ngày càng nhiều vai trò của ngƣời
Pháp đối với triều đình Gia Long đã mở ra một trang mới trong quan hệ thƣơng mại

hai nƣớc, và về sau là việc Pháp nổ súng xâm lƣợc Việt Nam, để lại những hệ lụy
lịch sử cho đến ngày nay.
Nhìn chung, trong bn bán với các nƣớc phƣơng Tây, những mặt hàng Việt
Nam nhập khẩu chủ yếu là chế phẩm kỹ nghệ hay hàng công nghiệp tƣ bản, còn hàng
xuất khẩu là sản phẩm thiên nhiên hay sản phẩm từ nông nghiệp và hàng thủ công
mỹ nghệ. Cơ cấu hàng hóa xuất - nhập cảng trên cho thấy nền ngoại thƣơng Việt
Nam tiến hành với các nƣớc phƣơng Tây là ngoại thƣơng giữa một nƣớc phong kiến
nông nghiệp với các nƣớc công nghiệp TBCN.
Các phƣơng thức buôn bán theo mùa vụ, lập thƣơng điếm, vấn đề tiền tệ, giá
cả… áp dụng trong thƣơng mại với các thƣơng thuyền phƣơng Tây chứng tỏ rằng,
ngoại thƣơng Việt Nam các thế kỷ XVII - XIX đã có những bƣớc tiến triển vƣợt bậc
nhƣng vẫn chƣa có cơ sở vững vàng.
1.3. Thái độ ứng xử của triều Nguyễn đối với phƣơng Tây
Đầu thế kỷ XIX, Việt Nam khơng có nhiều những mối quan hệ rộng rãi với
phƣơng Tây. Đối với nƣớc Pháp thì việc quan hệ có phần đặc biệt. Sau khi Gia Long
lên ngôi vào năm 1802, liên minh Pháp đã cùng với Gia Long tiến vào Huế. Trƣớc
1802, do vị hoàng đế Gia Long tƣơng lai đã thực sự cần đến sự trợ giúp của ngƣời
châu Âu nên đã dựng mối thiện cảm với ngƣời khác thông qua một giám mục ngƣời
Pháp. Ngoài ra, Gia Long cũng liên hệ với ngƣời Bồ Đào Nha qua thuộc địa của họ,
Gia Long rất niềm nở ân cần trong mối quan hệ với các giáo sĩ Pháp. Đã có khoảng
gần 400 ngƣời Pháp sang giúp Gia Long trong thời gian từ những năm 80 của thế kỉ
XVIII đến năm 1820. Hầu hết những ngƣời Pháp này đều lấy tên Việt Nam và tự coi
là bề tơi của hồng đế. Thành tựu đáng kể của họ là xây dựng các bức tƣờng thành
xung quanh Huế và các vùng lân cận nhƣ Sài Gòn, Vĩnh Long, Hà Tiên, Châu Đốc,
Biên Hòa, Bà Rịa, Diên Khánh. Theo Dore Le Brun (kiến trúc sƣ ngƣời Pháp) đã

18


thiết kế và Victor Olivier là ngƣời thực trực tiếp đắp công xây dựng theo lối Vauban

(một kiến trúc của Pháp)….
Về thƣơng mại, so với yêu cầu và xu thế của thời kỳ đầu thế kỷ XIX là mở
cửa để giao thƣơng trên cơ sở đảm bảo độc lập, tự chủ nƣớc nhà, thì vua Gia Long đã
khơng “ức thƣơng” một cách nghiệt ngã. Dƣới triều Gia Long, thƣơng nhân các
nƣớc, kể cả thƣơng nhân Pháp có thể tới mọi hải cảng để thông thƣơng, nhƣng họ
phải đến Hội An hoặc Đà Nẵng để làm thủ tục nhập cảng.
Những chuyến đi của thƣơng nhân Pháp đến Việt Nam đều đƣợc Gia Long
hoan nghênh giúp đỡ. Trƣờng hợp tàu Henry và tàu Lapaix khi đến Đà Nẵng và Sài
Gòn đều đƣợc vua Gia Long phái hai ngƣời Pháp trong triều là Vannier và Chaigeau
đến giúp đỡ, vua còn cho các quan địa phƣơng giúp thủy thủ đoàn mua bán, cho họ
tới Huế. Gia Long lại miễn thuế hoàn toàn cho thu bn Pháp, con trai của Chaigeau
cũng thừa nhận thiện chí của vua Gia Long “Ngài thấy buổi đầu mà làm việc bn
bán khơng đƣợc may mắn thì Ngài lấy làm tiếc lắm, vậy Ngài xá thuế cho hai chiếc
tàu ấy, vả lại Ngài cũng không nhận những đồ đã dem dâng Ngài… Rồi Ngài hứa
rằng Ngài lại thu tiếp tử tế cho xứng là dân một nƣớc giao hiếu với nƣớc Nam” [6, tr
77]. Gia Long luôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán của thƣơng nhân Pháp.
Ngay ngƣời Pháp cũng thừa nhận quan hệ của thƣơng nhân Pháp với triều Nguyễn
Gia Long là rất tốt đẹp “Thái độ Gia Long niềm nở đón tiếp, hàng hóa mang qua bán
hết và đƣợc thanh tốn sịng phẳng, đến lúc ra về còn cho thêm nhiều hàng quý nhƣ:
đƣờng, trà, bạc nén…” [26 tr 519].
Đối với việc truyền đạo – đạo Thiên Chúa, Gia Long không cấm đạo mà ông
đề nghị theo hƣớng “Đạo này nên dung nạp thêm lễ tục thờ cúng tổ tiên…”. Ơng u
cầu các tín đồ Thiên Chúa giáo nên gần gũi với dân chúng bên trong hơn nƣã, Gia
Long nói với giám mục Pháp “Lƣu ý các điều đó và cho phép các tín đồ Thiên Chúa
giáo gần gũi với thần dân của tôi hơn nữa” [6, tr 79]. Gia Long không chống lại các
giá trị vật chất – tinh thần của phƣơng Tây, nhƣng ông cần thiết phải bảo vệ truyền
thống dân tộc Việt Nam.
Thực chất đƣờng lối chính sách ngoại giao của Gia Long là “không phƣơng
Tây”, không thƣơng ƣớc với bất kỳ một nƣớc phƣơng Tây nào nhƣng mềm dẻo, khôn
khéo, ôn hòa với Pháp và các nƣớc tƣ bản Âu – Mỹ. Chủ trƣơng khơng quan hệ chính

thức với Pháp trên mọi lĩnh vực (kinh tế - chính trị), nhƣng vẫn thân thiện với ngƣời
19


Pháp. Tuy vậy cũng không che dấu đƣợc những mâu thuẫn trong thái độ và suy nghĩ
của ông đối với Pháp, những hành động của ơng mang tính đối phó tạm thời và ngƣời
Pháp không thể không nhận thấy “Mặc dầu Ngài vẫn đối xử luôn luôn nhƣ bạn,
nhƣng tôi không đồng ý về cách phát biểu của Ngài về thánh đạo của chúng ta…” [6,
tr 79].
Năm 1817, chính phủ Pháp phái tới Việt Nam chiếc tàu Cybèle để thăm dị
bang giao. Thuyền trƣởng là Achille De Kergariou nói rằng vua Louis XVIII sai sang
xin thi hành những điều ƣớc do Bá Đa Lộc ký năm 1787 về việc nhƣờng cửa Đà
Nẵng và đảo Côn Lôn. Vua Gia Long sai quan ra trả lời rằng những điều ƣớc ấy nƣớc
Pháp trƣớc đã khơng thi hành thì nay bỏ, khơng nói đến nữa.
Trƣớc sự bành trƣớng của Châu Âu ở Đông Nam Á khiến Gia Long e ngại,
nhất là sau khi nƣớc Anh chiếm đƣợc Singapore. Nhà vua thấy rằng cần phải giao
hảo với ngƣời Tây phƣơng nhƣng không thể biệt đãi một quốc gia đặc biệt nào. Năm
1819, John White, một thƣơng gia Hoa Kỳ tới Gia Định và đƣợc hứa hẹn sẽ dành cho
mọi sự dễ dàng khi buôn bán ở Việt Nam.
Vua Minh Mạng khơng có cảm tình với ngƣời Pháp nhƣ thái độ chung của
ngƣời Á Đông lúc đó, coi ngƣời Âu Châu là bọn man di, là qn xâm lƣợc. Ngồi ra
ơng cũng khơng thích cả Công giáo của châu Âu. Trong thời kỳ Minh Mạng nắm
quyền, tín đồ Cơng giáo bị đàn áp quyết liệt và các giáo sĩ nƣớc ngồi đã so sánh ơng
với hoàng đế Nero của Đế quốc La Mã - một hồng đế từng tàn sát hàng loạt giáo
dân Cơng giáo.
Minh Mạng về cơ bản vẫn trung thành với đƣờng lối chính trị của cha mình
nhƣng vì triều Minh Mạng hồn cảnh quốc tế và trong nƣớc thay đổi, các áp lực từ
phƣơng Tây gia tăng, trong nƣớc có nhiều biến động,… nên sau khoảng 5 năm đi
theo chính sách ơn hịa của Gia Long, đã chuyển dần từ chính sách mềm dẻo, hịa
hỗn sang chính sách cứng rắn trong quan hệ với Pháp. Những ngƣời Pháp đã từng

giúp vua Gia Long, Minh Mạng tỏ thái độ lạnh nhạt nên khi Chaigeau trở lại Việt
Nam không đƣợc trọng dụng nữa. Minh Mạng cho Chaigeau hay rằng không cần
phải ký thƣơng ƣớc giữa hai chính phủ, ngƣời Việt Nam vẫn đối xử tốt đẹp với ngƣời
Pháp là đủ, ông chỉ thỏa thuận mua bán với ngƣời Pháp nhƣng không chấp nhận xây
dựng đặt quan hệ ngoại giao chính thức với nƣớc Pháp, quốc thƣ của Pháp xin cho
ông Chaigeau làm Lãnh sự Pháp ở Việt Nam không đƣợc nhà vua đếm xỉa đến.
20


Cũng theo đƣờng lối của hai triều Minh Mạng và Thiệu Trị, vua Tự Đức
khƣớc từ mọi việc giao thiệp với các nƣớc ngoài, dầu việc giao thiệp chỉ nhằm phục
vụ thƣơng mại. Năm 1850 có tàu của nƣớc Mỹ vào cửa Hàn có quốc thƣ xin thơng
thƣơng nhƣng khơng đƣợc tiếp nhận.
Đối với nƣớc Anh, năm 1803, vua nƣớc Anh cử sứ thần là Robert sang Việt
Nam thông hiếu, đƣa quà tặng và xin đƣợc mở cửa hiệu buôn bán ở vịnh Trà Sơn
(cửa Hàn) - Đà Nẵng. Vua Gia Long không đồng ý và cũng không nhận quà tặng. Về
sự kiện này, sách Đại Nam thực lục viết: “ Hồng Mao sai sứ đến hiến phƣơng vật,
dâng biểu xin lập phố buôn ở Trà Sơn dinh Quảng Nam. Vua nói rằng: Hải cƣơng là
nơi quan yếu, sao lại cho ngƣời ngoài đƣợc” [19, tr 134]. Một năm sau năm 1804,
vua Anh lại cử sứ sang đƣa thƣ quà tặng và xin mở cửa hiệu buôn ở Đà Nẵng, nhƣng
một lần nữa Gia Long lại từ chối. Hơn thế nữa ngay từ đầu năm 1804, Gia Long đã
tuyên bố trƣớc triều đình rằng ngƣời Anh xảo quyệt và dối trá, họ “không thuộc
chủng tộc của chúng ta”. Do vậy họ không đƣợc phép cƣ trú tại Việt Nam.
Năm 1817, có thuyền bn của ngƣời phƣơng Tây (sử cũ khơng ghi rõ nƣớc
nào) tới Đà Nẵng, họ tặng vua Gia Long bản đồ Hoàng Sa của ta do họ vẽ. Vua Gia
Long đã tặng họ 20 lạng bạc.
Năm1822, tàu buôn của Anh đến cảng Đà Nẵng đƣa quốc thƣ và quà tặng để
xin thông thƣơng, nhƣng Minh Mệnh cũng đã từ chối. Sách Đại Nam thực lục viết:
“Tổng đốc Manh – Nha - Bố (tên đất) nƣớc Anh Cát Lợi là Hà - Sĩ - Định sai Cá La - Khoa - Thắc mang thƣ đến dâng phƣơng vật (500 khẩu súng tay, một đôi đèn
pha lê lớn). Trong thƣ chỉ xin thông thƣơng cũng nhƣ các ngoại quốc khác khơng

dám xin lập phố để ở…
Vua nói: “Hắn là ngƣời của Tổng đốc phái, đi không phải do mệnh của quốc
vƣơng. Không cho. Những phẩm vật dâng biếu cũng không nhận. Sai hữu ty bàn định
điều lệ về việc các nƣớc đến buôn bán” [20, tr 85,86].
Năm 1835, Minh Mệnh ra lệnh cho các tỉnh ven biển: Khi thấy có tàu ngoại
quốc ghé đậu bến nào thì quan coi bến phải đem thông ngôn tới xét hỏi tàu từ đâu tới,
tàu chiến hay tàu bn và báo về triều đình ngay. Nếu là tàu chiến thì một mặt tâu về
triều, một mặt cho quân cảnh giới nghiêm ngặt và thông báo đi các tỉnh lân cận để đề
phòng bất trắc. Ngày nào tàu đi hoặc ở lại làm gì để phải theo dõi và tâu trình. Minh

21


×