ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG
VÕ THỊ KIM THOA
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN
NƯỚC NGẦM TẠI XÃ HÒA SƠN HUYỆN HÒA VANG,
TP. ĐÀ NẴNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đà Nẵng – Năm 2019
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG
VÕ THỊ KIM THOA
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN
NƯỚC NGẦM TẠI XÃ HÒA SƠN HUYỆN HÒA VANG,
TP. ĐÀ NẴNG
Chun ngành: Quản lý Tài ngun và Mơi trường
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
ThS. TRẦN NGỌC SƠN
Đà Nẵng – Năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước ngầm tại
xã Hòa Sơn huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng là kết quả nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu nghiên cứu, kết quả điều tra, kết quả điều tra, kết quả phân tích trung
thực và chưa từng được công bố, các số liệu liên quan được trích dẫn có ghi chú.
Đà Nẵng, ngày tháng
năm 2019
Sinh viên thực hiện
Võ Thị Kim Thoa
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là kết quả của cả quá trình học tập, nghiên cứu của em,
nhưng trong đó khơng thể thiếu đi sự giúp đỡ của mọi người. Đặc biệt, em xin gửi lời
cảm ơn chân thành nhất đến thầy Trần Ngọc Sơn – người đã luôn tận tình chỉ bảo,
động viện tinh thần trong suốt thời gian em thực hiện đề tài. Em cũng xin bày tỏ lịng
biết ơn đến các thầy cơ trong khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư phạm, Đại
học Đà Nẵng nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em học tập, nghiên cứu và hồn
thành bài khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các bạn lớp
15CTM đã luôn động viên, giúp đỡ em hết mình trong thời gian em thực hiện đề tài.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học đề tài ............................................................................................... 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
1.1. Tổng quan về nước ngầm ....................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm............................................................................................................ 3
1.1.2. Sự hình thành ...................................................................................................... 3
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến trữ lượng nước ngầm ............................................ 4
1.1.4. Các chỉ tiêu chất lượng nước ngầm phục vụ sinh hoạt ...................................... 4
1.2. Tổng quan về đánh giá rủi ro sức khỏe ................................................................... 7
1.2.1. Khái niệm về đánh giá rủi ro sức khỏe .............................................................. 7
1.2.2. Đối với rủi ro gây ung thư chỉ số ILCR ............................................................. 7
1.2.3. Đối với rủi ro không gây ung thư chỉ số HQ...................................................... 7
1.3. Hiện trạng tài nguyên nước ngầm của huyện Hòa Vang và xã Hòa Sơn ............... 8
1.4. Điều kiện tự nhiên huyện Hòa Vang và vùng nghiên cứu xã Hòa Sơn .................. 9
1.4.1. Vị trí địa lý, quan hệ lãnh thổ ............................................................................. 9
1.4.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 10
1.4.3. Tài nguyên ........................................................................................................ 11
1.5. Các nghiên cứu trong nước và ngoài nước về chất lượng nước ngầm ................. 12
1.5.1. Một số nghiên cứu ở ngoài nước ...................................................................... 12
1.5.2. Một số nghiên cứu trong nước ......................................................................... 12
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG , PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 14
2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 14
2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 14
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 15
2.4.1. Phương pháp hồi cứu tài liệu .............................................................................. 15
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu điều tra ..................................................... 15
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu bảo quản mẫu.................................................................. 15
2.4.4. Phương pháp phân tích mẫu trong phịng thí nghiệm ......................................... 15
2.4.5. Phương pháp xác định hàm lượng Cr, Cu ....................................................... 16
2.4.6. Phương pháp xử lý và thống kê số liệu .............................................................. 16
2.4.7. Phương pháp xây dựng bản đồ............................................................................ 16
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ................................................................ 17
3.1. Chất lượng nước ngầm tại xã Hòa Sơn ................................................................ 17
3.1.1. Độ cứng ............................................................................................................ 18
3.1.2. pH ...................................................................................................................... 18
3.1.3. TDS ..................................................................................................................... 19
3.1.4. Độ đục................................................................................................................. 20
3.1.5. NH4+.................................................................................................................... 21
3.1.6. NO2- .................................................................................................................... 22
3.1.7. NO3- .................................................................................................................... 23
3.1.8. Cu........................................................................................................................ 24
3.1.9. Cr ........................................................................................................................ 25
3.2. Kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro sức khỏe của Nitrit, Nitrat gây ra trong nước
giếng….. ........................................................................................................................ 26
3.3. Kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro sức khỏe kim loại nặng (Cu, Cr) gây ra trong
nước giếng. .................................................................................................................... 28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 31
I. Kết luận ..................................................................................................................... 31
II. Kiến nghị ................................................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 32
PHIẾU KHẢO SÁT ...................................................................................................... 35
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
3.1
Giá trị chất lượng nước giếng tại khu vực nghiên cứu
18
3.2
Chỉ số HQ của Nitrit tại điểm khảo sát
27
3.3
Chỉ số HQ của Nitrat tại điểm khảo sát
28
3.4
Chỉ số ILCR của kim loại Crom tại điểm khảo sát
29
3.5
Chỉ số HQ của kim loại Đồng tại điểm khảo sát
30
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu hình ảnh
Tên hình ảnh
Trang
1.1
Mặt cắt đứng của mạch nước ngầm
3
1.2
Bản đồ hành chính huyện Hịa Vang
10
1.3
Bản đồ hành chính xã Hịa Sơn
11
2.4
Bản đồ lấy mẫu tại các thơn của xã Hịa Sơn
15
3.5
Biểu đồ thể hiện độ cứng
19
3.6
Biểu đồ thể hiện giá trị tổng chất rắn hòa tan
20
3.7
Biểu đồ thể hiện độ đục
21
3.8
Biểu đồ thể hiện nồng độ Amoni
22
3.9
Biểu đồ thể hiện nồng độ Nitrit
23
3.10
Biểu đồ thể hiện nồng độ Nitrat
24
3.11
Biểu đồ thể hiện nồng độ đồng
25
3.12
Biểu đồ thể hiện nồng độ Crom
26
3.13
Biểu đồ thể hiện HQ của Nitrit
30
3.14
Biểu đồ thể hiện HQ của Nitrat
31
3.15
Biểu đồ thể hiện ILCR của Crom
32
3.16
Biểu đồ thể hiện chỉ số HQ của Đồng
33
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT
Bộ Tài nguyên Môi trường
BYT
Bộ Y Tế
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết đề tài
Nước là nhu cầu khơng thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, phục
vụ cho nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là nhu cầu sinh hoạt, ăn uống. Nước sạch
mang muối khoáng và một số chất vi lượng cần thiết cho cơ thể, sử dụng nước sạch
giúp đào thải cặn bã và các chất độc ra khỏi cơ thể. Do đó, nước sạch góp phần trong
việc phịng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe. Ngồi nước mặt ra thì nước ngầm
cũng là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt,công nghiệp và nông nghiệp [14]. Ở các
nước trên thế giới nước ngầm cung cấp gần 50% lượng nước uống, sinh hoạt và nước
tưới tiêu cho nông nghiệp. Tại Việt Nam, nguồn nước ngầm chiếm 35-50% tổng lượng
nước cấp sinh hoạt cho đô thị trên toàn quốc. Hiện nay trong thời kỳ phát triển nơng
nghiệp, cơng nghiệp hóa làm cho chất lượng nước ngầm đang suy giảm chất lượng.
Vấn đề đáng báo động là nguồn nước này ở nước ta đã và đang đối mặt với vấn đề
xâm ngập mặn diện rộng, nhiễm phèn, ô nhiễm vi sinh và đặc biệt nghiêm trọng là ô
nhiễm kim loại nặng và Nitrat. Ngoài việc khai thác nước ngầm khơng đúng thì nước
thải từ các khu cơng nghiệp, các nhà máy chưa qua xử lý và việc lạm dụng thuốc trừ
sâu và phân bón hóa học trong sản xuất cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm
nước ngầm [22] .
1.
Hiện nay trên thế giới cũng như tại các thành phố lớn ở Việt Nam, vấn đề về
đánh giá rủi ro sức khỏe cho người dân khi sử dụng nước ngầm ngày nay càng được
chú trọng. Việc sử dụng nước ngầm bị ô nhiễm kim loại nặng sẽ gây hại cho sức khỏe
do các kim loại nặng thường tích lũy lâu dài và gây ra các bệnh liên quan đến ngộ độc,
ung thư, tổn thương thận và hệ thần kinh [19]. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn nước
bị ô nhiễm Nitrat sẽ gây ra rủi ro ung thư dạ dày, khuyết tật bẩm sinh và tăng huyết áp.
Nghiên cứu về chất lượng nước ngầm đã được quan tâm và tiến hành tại một số địa
phương như: nghiên cứu của Vũ Trọng Nam “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước
ngầm dùng trong sinh hoạt và sản xuất tại Từ Liêm thành phố Hà Nội”; Nguyễn Đình
Trung, “ Phân tích và đánh giá mức độ ơ nhiễm Asen trong nước ngầm tại huyện Cát
Tiên tỉnh Lâm Đồng”. Tuy nhiên, gần như chưa có nghiên cứu về việc đánh giá mức
độ ô nhiễm kim loại nặng trong nước ngầm cũng như rủi ro cho sức khỏe của người
dân tại Đà Nẵng.
Hòa Sơn là một xã thuộc huyện Hòa Vang tại đây chủ yếu tập trung việc phát
triển nông nghiệp và khai thác mỏ đá nên tìm ẩn nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến
chất lượng nước ngầm. Đồng thời, tại khu vực nước giếng được người dân sử dụng
2
nhiều trong sinh hoạt và sản xuất hằng ngày. Vì vậy việc đánh giá chất lượng nước
giếng tại xã Hòa Sơn là một vấn đề cần thiết.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi tiến hành chọn đề tài “Đánh giá
hiện trạng chất lượng nguồn nước ngầm tại xã Hòa Sơn huyện Hòa Vang thành
phố Đà Nẵng”.
2.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá chất lượng nguồn nước ngầm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của
người dân tại xã Hòa Sơn huyện Hòa Vang.
Đánh giá rủi ro đến sức khỏe người dân khi sử dụng nguồn nước ngầm tại khu
vực.
3.
Ý nghĩa khoa học đề tài
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp nguồn số liệu đáng tin cậy về chất lượng nguồn
nước ngầm tại khu vực xã Hòa Sơn cho chính quyền và các hộ dân trên địa bàn.
3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về nước ngầm
1.1.1. Khái niệm
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích
bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxto dưới bề mặt trái đất, có
thể khai thác cho các hoạt động sống của con người.
Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng mặt và
nước ngầm tầng sâu. Đặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh
trong các lớp đất xốp, tạo thành dịng chảy ngầm theo địa hình. Nước ngầm tầng mặt
thường khơng có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt. Do vậy, thành phần và mực nước
biến đổi nhiều, phụ thuộc vào trạng thái của nước mặt. Loại nước ngầm tầng mặt rất dễ
bị ô nhiễm. Nước ngầm tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn cách bên
trên và phía dưới bởi các lớp khơng thấm nước. Ðây là loại nước ngầm có chất lượng
tốt và lưu lượng ổn định [4].
1.1.2. Sự hình thành
Hình 1.1 Mặt cắt đứng của mạch nước ngầm [10]
Hình thành nước ngầm do nước trên bề mặt ngấm xuống, do khơng thể ngấm
qua tầng đá mẹ nên trên nó nước sẽ tập trung trên bề mặt, tùy từng kiến tạo địa chất
mà nó hình thành nên các hình dạng khác nhau, nước tập trung nhiều sẽ bắt đầu di
chuyển và liên kết với các khoang, túi nước khác, dần dần hình thành mạch ngước
ngầm lớn nhỏ, tuy nhiên việc hình thành nước ngầm phụ thuộc vào lượng nước ngấm
xuống và phụ thuộc vào lượng mưa và khả năng trữ nước của đất [4].
4
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến trữ lượng nước ngầm
Trữ lượng nước ngầm dao động lớn theo mùa, vào mùa mưa mực nước ngầm
dâng cao làm tăng đáng kể trữ lượng của nước ngầm. Ngược lại, mùa khô mực nước
ngầm hạ thấp làm giảm đáng kể trữ lượng của nước ngầm. Điều này cho thấy lượng
mưa là nguồn cung cấp và cũng là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến trữ lượng và chất
lượng của nước ngầm.
Ngoài ra hơi nước của khí quyển cũng cung cấp một phần cho quá trình ngưng
tụ nước ngầm, đặc biệt trong những vùng có khí hậu khơ hạn. Nhưng một phần lượng
nước bị hao hụt bởi q trình bốc hơi. Do đó nó được xem là một thành phần quan
trọng của cán cân cân bằng nước và ảnh hưởng đến trữ lượng và chất lượng nước dưới
đất.
Nhân tố địa hình, địa mạo có tác động làm thay đổi những đặc điểm địa chất
thuỷ văn, dẫn đến thay đổi trữ lượng, chất lượng và động thái của nước ngầm. Chẳng
hạn như chiều dày của đới thơng khí càng lớn tức mực nước ngầm càng sâu thì lượng
nước ngầm được cung cấp sẽ giảm đi.
Bên cạnh đó con người cũng là một trong những nhân tố gây ảnh hưởng trực
tiếp và gián tiếp đến trữ lượng nước ngầm thông qua các hoạt động khai thác không
hợp lý: đào và khoan giếng không đúng cách, đồng thời việc chặt phá rừng, khai thác
đá, xây dựng hồ chứa, kênh đập…đã làm cho trữ lượng nước ngầm bị suy giảm [9].
1.1.4. Các chỉ tiêu chất lượng nước ngầm phục vụ sinh hoạt
pH
Giá trị pH là một trong những yếu tố quan trọng để xác định nước về mặt hóa
học. pH là chỉ tiêu quan trọng đối với mỗi giai đoạn trong môi trường, là một chỉ tiêu
cần phải kiểm tra đối với chất lượng nước. Trong nước uống, pH hầu như rất ít ảnh
hưởng tới sức khỏe, trừ khi cho trẻ nhỏ uống trực tiếp trong thời gian tương đối dài
(ảnh hưởng đến hệ men tiêu hóa ). Khi pH < 6,5 nước có tính axit, ăn mòn gây tác hại
đối với đường uống, các vật liệu chứa nước, có thể gây nguy cơ hịa tan các kim loại
vào trong nước như sắt, đồng, kẽm,.. có trong các vật chứa nước, đường ống nước. Khi
pH > 8 làm giảm hiệu suất diệt khuẩn bằng Clo.
Độ đục
Độ đục của nước là mức độ ngăn cản ánh sáng xuyên qua nước. Độ đục của
nước do nhiều loại chất lơ lửng bao gồm các loại có kích thước hạt keo đến những hệ
phân tán thô gây nên như các chất huyền phù, các hạt cặn đất cát, các vi sinh vật,... và
chứa nhiều thành phần hố học : vơ cơ, hữu cơ [6].
Khi độ đục cao :
+ Biểu thị nồng độ nhiễm bẩn trong nước cao.
5
+ Ảnh hưởng đến q trình lọc vì lỗ thốt nước sẽ bị bịt kín.
Tổng chất rắn hịa tan (TDS)
Tổng chất rắn hoà tan là tổng số các ion mang điện tích bao gồm khống chất,
nitrat, canxi, magie, muối bicacbonat, clorua, sulfat, ion natri hữu cơ và các ion khác.
Một số chất hòa tan trong nước là các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể khi ở
hàm lượng nhỏ, nếu hàm lượng các chất này vượt quá ngưỡng cho phép có thể gây ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe con người. Vì vậy, TDS thường được lấy làm cơ sở ban đầu
để xác định mức độ sạch của nguồn nước [6].
Độ cứng (mg/l)
Độ cứng của nước là đại lượng đo tổng các cation đa hóa trị có trong nước,
nhiều nhất là ion canxi và magie.
Độ cứng tổng số là nồng độ tổng số của Ca và Mg.
Độ cứng được chia thành :
+ Độ cứng toàn phần biểu thị tổng hàm lượng các ion canxi và magiê có trong
nước.
+ Độ cứng tạm thời biểu thị tổng hàm lượng các ion Ca2+, Mg2+ trong các
muối cacbonat và hydrocacbonat canxi, hydrocacbonat magiê có trong nước.
+ Độ cứng vĩnh cửu biểu thị tổng hàm lượng các ion Ca2+, Mg2+ trong các
muối axit mạnh của canxi và magie.
Khi sử dụng nguồn nước cứng để dùng trong sinh hoạt ăn uống sẽ gây nhiều trở
ngại, tốn nhiên liệu khi đun nấu. Nước cứng là nguyên nhân gây ra các bệnh sỏi thận
và một trong các nguyên nhân gây tắc mạch máu, rối loạn tiêu hóa, các bệnh về đường
ruột và có thể dẫn đến ung thư.
Nồng độ Amoni (mg/l) ,Nitrit (NO2- (mg/l)) và Nitrat (NO3- (mg/l))
Amoni có cơng thức hóa học NH3, là chất khí khơng màu và có mùi khai. Trong
nước, Amoni tồn tại dưới 2 dạng là NH3 và NH4+. Tổng NH3 và NH4+ được gọi là tổng
Amoni tự do. Đối với nước uống, tổng Amoni sẽ bao gồm amoni tự do,
monochloramine (NH2Cl), dichloramine (NHCl2) và trichloramine. Bản thân Amoni
không quá độc với cơ thể, nhưng nếu tồn tại trong nước với hàm lượng vượt quá tiêu
chuẩn cho phép, nó có thể chuyển hóa thành các chất gây ung thư và các bệnh nguy
hiểm khác. Các nghiên cứu cho thấy, 1g amoni khi chuyển hóa hết sẽ tạo thành 2,7 g
nitrit và 3,65 g nitrat. Trong khi hàm lượng cho phép của nitrit là 0,1 mg/lít và nitrat là
10-50 mg/lít [24] .
Trong chu trình nitơ nitrate là dạng oxy hóa cao nhất, Nitrat được tìm thấy
trong thủy vực nước mặt và vùng nước ngầm nông, trong các giếng nước. Việc ô
nhiễm Nitrat hiện nay là hậu quả của việc sử dụng phân bón vơ cơ, phân chuồng, các
hệ thống tự hoại gần nguồn nước ngầm, xử lý nước thải,…Hàm lượng Nitrat trong
6
nước cao có thể gây độc đối với con người và sinh vật, vì trong điều kiện thích hợp thì
Nitrat có thể chuyển hóa thành Nitrit.
Muối của axit nitơ gọi là nitrit, muối nitrit bền hơn axit rất nhiều và hầu hết các
muối nitrit đều không màu. Trong môi trường axit muối nitrit có tính oxi hóa và tính
khử như axit nitơ . Hằng ngày thông qua nguồn nước và thực phẩm thì nitrit gây ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Khi đi vào cơ thể nitrit kết hợp với
Hemoglobin hình thành methaemoglobin làm giảm quá trình vận chuyển oxi trong
máu. Đặc biệt nguy hiểm hơn là cơ thể trẻ em khơng có đủ enzyme trong máu để
chuyển hóa methemoglobin trở lại thành hemoglobin, nên khi bị ảnh hưởng lâu ngày
của Nitrit trẻ sẽ mắc các bệnh da xanh, dễ nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt đối với
trẻ dưới 6 tháng tuổi, làm chậm quá trình phát triển của trẻ, tích lũy trong cơ thể gây ra
các bệnh về đường hơ hấp. Do trong hệ tiêu hóa của người trưởng thành có khả năng
hấp thụ và thải loại Nitrit nên ít bị ảnh hưởng bởi methemoglobin hơn. Khi bị ngộ độc
Nitrit cơ thể sẽ bị giảm chức năng hơ hấp, có các biểu hiện như khó thở, ảnh hưởng
đến hệ hơ hấp. Nitrit là chất có tính độc hại tới sinh vật và con người bởi nó có thể
chuyển hóa thành các dạng sản phẩm có thể gây ung thư cho con người. Nitrit được
khuyến cáo là có khả năng gây bệnh ung thư ở người do Nitrit kết hợp với các axit
amin trong thực phẩm mà con người ăn uống hàng ngày hình thành một hợp chất
nitrosamine-1 là hợp chất tiền ung thư. Hàm lượng nitrosamin đã tích lũy đủ cao khiến
cơ thể khơng kịp đào thải, tích tụ dần trong gan có thể gây ra hiện tượng nhiễm độc
gan, ung thư gan hoặc dạ dày [21], [22].
Hàm lượng Cu (mg/l)
Đồng là một nguyên tố hóa học xuất hiện trong tự nhiên ở dạng kim loại thường
tồn tại ở trạng thái oxy hóa +1 và +2. Đồng là một nguyên tố rất cần thiết cho sự sống
và sự phát triển của động thực vật, con người. Nếu cơ thể con người thiếu đồng sẽ ảnh
hưởng đến sức khỏe gây ra thiếu máu, nhưng nếu nồng độ đồ cao hơn mức độ cho
phép sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của động vật và con người. Chế độ cung cấp
đồng phù hợp và an toàn là 2mg/người/ngày [11].
Đồng hiện diện trong nước do hiện tượng ăn mòn trên đường ống và các dụng
cụ thiết bị làm từ đồng. Đồng thời có trong các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật,
nước thải từ các nhà máy luyện kim, xi mạ, thuộc da, sản xuất phim cũng góp phần
làm tăng lượng đồng trong nguồn nước.
Hàm lượng đồng cho phép trong nước sinh hoạt là 1mg/l.
Hàm lượng Crom (mg/l)
Crom là nguyên tố phổ biến thứ 21 trong vỏ trái đất với nồng độ trung bình
100ppm. Crom là một kim loại cứng, mặt bóng, màu xám thép với độ bóng cao và
7
nhiệt độ nóng chảy cao. Nó là chất khơng mùi, khơng vị và dễ rèn. Các trạng thái ơxi
hóa phổ biến của crom là +2, +3 và +6, với +3 là ổn định nhất. Các trạng thái +1, +4
và +5 là khá hiếm. Các hợp chất của crom với trạng thái ơxi hóa +6 là những chất có
tính ơxi hóa mạnh .Khối lượng trung bình của Crơm trong vỏ trái đất là 122ppm, trong
đất sự có mặt của Crơm dao động từ 11 - 22ppm, trong nước mặt Crơm có khoảng
1ppb và trong nước ngầm có khoảng 100ppb.
Trong nước tự nhiên Crôm tồn tại ở dạng là Cr(III) và Cr(VI), Cr(III) thường
tồn tại ở dạng Cr(OH)2+, Cr(OH)2+ và Cr(OH)4 . Cr(VI) thường tồn tại ở dạng CrO42và Cr2O72- Crôm là nguyên tố vi lượng không cần thiết lắm cho cây trồng nhưng nó lại
là nguyên tố cần thiết cho động vật ở một giới hạn nhất định, nếu hàm lượng của nó
vượt quá giới hạn nhất định nó sẽ gây độc hại. Crom hóa trị ba ( Cr (III) hay Cr3+ ) là
yêu cầu với khối lượng rất nhỏ trong quá trình trao đổi chất của đường trong cơ thể
người và sự thiếu hụt nó có thể sinh ra bệnh. Ngược lại crom hóa trị 6 lại rất độc hại và
gây đột biến gen khi hít phái , gây viêm da ,dị ứng, các bệnh về mắt. Crơm có mặt
trong nguồn nước khi bị nhiễm nước thải công nghiệp khai thác mỏ, xi mạ, thuộc da,
thuốc nhuộm, sản xuất giấy và gốm sứ [9].
Theo tổ chức y tế thế giới WHO hàm lượng cho phép tối đa của crom (VI)
trong nước uống là 0,05mg.
1.2. Tổng quan về đánh giá rủi ro sức khỏe
1.2.1. Khái niệm về đánh giá rủi ro sức khỏe
Đánh giá rủi ro sức khỏe là tiến trình sử dụng các thông tin thực tế để xác định
sự phơi nhiễm của cá thể hay quần thể đối với vật liệu nguy hại hay hoàn cảnh nguy
hại. Đánh giá rủi ro sức khỏe có 3 nhóm chính:
- Rủi ro do các nguồn vật lý (được quan tâm nhiều nhất là những rủi ro về bức
xạ từ các nhà máy hạt nhân hoặc các trung tâm nghiên cứu hạt nhân).
- Rủi ro do các hóa chất
- Rủi ro sinh học ( Đánh giá rủi ro đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm, hoặc
đánh giá rủi ro đối với những sinh vật biến đổi gen) [12].
1.2.2. Đối với rủi ro gây ung thư chỉ số ILCR
Nếu ILCR < 1, Người sử dụng nước ngầm (nước giếng khoan) khơng có hoặc
có ít rủi ro từ chất có khả năng gây ra ung thư.
ILCR=CDI x CSF
CSF (Carcinogebic Slope Factor): Hệ số độc chất gây ung thư(mg/kg/ngày) ;
CSFCr = 1.5
1.2.3. Đối với rủi ro không gây ung thư chỉ số HQ
Nghiên cứu tiến hành vào quá trình nhận diện và đánh giá rủi ro ô nhiễm kim
loại nặng đồng (Cu) và đánh giá rủi ro ô nhiễm nitơ (Nitrit, Nitrat) đối với sức khỏe
người dân khu vực xã Hòa Sơn.
8
Sử dụng phương pháp đánh giá rủi ro sức khỏe dựa trên hệ số nguy hại HQ để
đánh giá.
Liều lượng phơi nhiễm ban đầu được tính theo phương trình:
CDI= ( C x IR x EF x ED) / (BW x AT)
Trong đó:
CDI : Liều lượng hóa chất vào cơ thể (mg/(kg thể trọng.ngày))
C : Nồng độ hóa chất trong môi trường tại điểm phơi nhiễm ( mg/l)
IR : Tốc độ phơi nhiễm (l/ngày)
EF : Mức phơi nhiễm thường xuyên (ngày/năm)
ED : Khoảng thời gian phơi nhiễm (năm)
BW : Trọng lượng cơ thể (kg)
AT : Thời gian phơi nhiễm trung bình (ngày)
Tính tốn chỉ số rủi ro:
HQ= CDI / RfD [8]
Trong đó:
CDI : Liều lượng hóa chất vào cơ thể liên tục mỗi ngày (mg/(kg thể
trọng.ngày))
RfD : Liều lượng tham chiếu (mg/(kg thể trọng.ngày))
Chỉ số độc:
HQ<1: khơng có ảnh hưởng gì.
HQ>1: có khả năng ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe khi phơi nhiễm với nó.
1.3. Hiện trạng tài nguyên nước ngầm của huyện Hòa Vang và xã Hòa Sơn
Hiện nay, nước ngầm từ hệ thống giếng khoan là nguồn cung cấp nước sinh
hoạt cho người dân, nguồn nước này chưa được đánh giá đảm bảo yêu cầu nước sạch:
nước sinh hoạt theo QCVN 02:2009/BYT và nước dùng ăn, uống theo (QCVN
01:2009).
Hiện trạng nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt tại xã Hòa Sơn có những nét
tương đồng với tình hình chung của huyện Hòa Vang. Nguồn nước ngầm dồi dào vào
mùa mưa và có phần sụt giảm vào mùa khơ. Song song với đó thì mức độ nhiễm phèn
của các giếng cũng tăng dần từ mùa mưa sang mùa khơ. Ngồi ra một số giếng tại khu
vực có sự thay đổi về màu nước cũng như có mùi gây ảnh hưởng đến quá trình sử
dụng của người dân khu vực nghiên cứu.
Hiện tại, việc quan trắc chất lượng nước ngầm phục vụ sinh hoạt tại địa phương
chưa được tổ chức hằng năm hoặc định kỳ. Chỉ một vài hộ được lấy mẫu nước phân
tích theo đề án của thành phố và kết luận là nguồn nước hợp vệ sinh và chưa phải là
nước sạch. Vì vậy, vấn đề chất lượng nguồn nước phục vụ sinh hoạt đang nhận được
sự quan tâm rất lớn của người dân cũng như chính quyền địa phương [13].
9
1.4. Điều kiện tự nhiên huyện Hòa Vang và vùng nghiên cứu xã Hịa Sơn
1.4.1. Vị trí địa lý, quan hệ lãnh thổ
Huyện Hòa Vang là huyện duy nhất của thành phố Đà Nẵng với vị trí nằm bao
bọc quanh phía Tây khu vực nội thành của thành , có tọa độ 15055' đến 16013' độ vĩ
Bắc và 107049' đến 108013' độ kinh Đơng.
- Với phía Bắc giáp: tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phía Nam giáp: Điện Bàn và huyện Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam
- Phía Đơng giáp: Quận Cẩm Lệ và quận Liên Chiểu
- Phía Tây giáp: Huyện Đơng Giang của tỉnh Quảng Nam
( Nguồn: Trang thông tin điện tử huyện hịa Vang, Đà Nẵng)
Hình 1.2 Bản đồ hành chính huyện Hịa Vang
Xã Hịa Sơn là một xã trung tâm giao lưu của huyện Hòa Vang, cách trung tâm
thành phố Đà Nẵng khoảng 15 km, giao thông đi lại thuận lợi, phía Đơng giáp phường
Hịa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, phía Tây giáp với xã Hịa Ninh, phía Nam giáp
với xã Hòa Nhơn và một phần của Phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, phía
Bắc giáp với xã Hịa Liên.
Xã có diện tích 24,26 km2, dân số năm 1999 là 9522 người, mật độ dân số đạt
392 người/km2.
Phía Nam xã là vùng đồi, núi có các mỏ đá với trữ lượng lớn, phục vụ cho việc
sản xuất đá chẻ, giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều người lao động tại địa
phương. Bên cạnh đó đất đồi được khai thác để làm vật liệu sang lấp mặt bằng các khu
10
tái định cư. Tuy nhiên việc khai thác và sự quản lý chưa chặt chẽ dẫn đến gây ra ô
nhiễm mơi trường.
Hình 1.3 Bản đồ hành chính xã Hịa Sơn
1.4.2. Điều kiện tự nhiên
a. Địa hình
Huyện Hịa Vang là huyện ngoại thành duy nhất nằm trên vùng đất liền của
thành phố Đà Nẵng.
Địa hình trải rộng cả ba vùng đồi núi, trung du, đồng bằng. Địa hình nghiêng từ
Tây sang Đơng, có nhiều đồi núi, cao nhất là đỉnh Bà Nà (1.847m). Địa hình có nhiều
dốc lớn bị chia cắt bởi hai sông là sông Cu Đê và sông Yên.
Vùng đồi núi : Phân bố ở phía Tây, có diện tích khoảng 56.476,6 ha, bằng
79,84% tổng diện tích đất tự nhiên tồn huyện. Bốn xã miền núi bao gồm Hịa Bắc,
Hịa Ninh, Hịa Phú, Hịa Liên có độ cao khoảng từ 400 – 500m, độ dốc > 40 độ.
Vùng trung du chủ yếu là đồi núi thấp có độ cao trung bình từ 50 đến 100m,
xen kẽ là những cánh đồng hẹp bao gồm các xã Hòa Phong, Hòa Khương, Hịa Nhơn
và Hịa Sơn với diện tích 11.170 ha, chiếm 15,74% diện tích tồn huyện, phần lớn đất
bị bạc màu.
Vùng đồng bằng gồm xã Hòa Châu, Hòa Tiến, Hòa Phước với tổng diện tích là
3.087 ha chiếm 4,37% diện tích đất tự nhiên. Đây là vùng nằm ở độ cao thấp 2 đến
10m, hẹp nhưng tương đối bằng phẳng.
11
Huyện Hịa Sơn thuộc vùng trung du, địa hình xã đan xen giữa đồi núi và đồng
bằng; có khoảng 40% diện tích đồi núi, cịn lại là vùng đồng bằng.
b. Khí hậu
Đặc điểm khí hậu của huyện Hịa Vang nói chung và xã Hịa Sơn nói riêng đều
nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa , nhiệt độ cao và ít biến động. Nhiệt độ
trung bình hàng năm là 25,9 °C. Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ . Độ
ẩm trung bình là 83,4%.
Khí hậu phân hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô : mùa mưa kéo dài từ
tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét
đơng nhưng khơng kéo dài [13].
c. Thủy văn
Trên địa bàn có hai con sơng chính chảy qua đó là sơng Cu Đê và sơng n.
Ngồi ra còn một số mương, khe, ao hồ tạo ra nguồn nước ngọt cho tới tiêu, sinh hoạt
hơn 2,3 tỷ m3/năm.
1.4.3. Tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Huyện Hòa Vang là huyện nơng nghiệp của thành phố Đà Nẵng, diện tích đất tự
nhiên là 73.488 ha (chiếm 74,8% diện tích của thành phố Đà Nẵng), Trong đó Đất
nơng nghiệp 65.316 ha, đất phi nông nghiệp 7.271 ha và đất chưa sử dụng 901,7 ha.
Tại xã Hịa Sơn diện tích đất nơng nghiệp: 1622,88 ha chiếm 67,7% diện tích tự
nhiên của xã, trong đó diện tích đất sản xuất nơng nghiệp: 432,89 ha ( bao gồm diện
tích đất trồng cây hằng năm: 295,53 ha, đất trồng cây lâu năm 137,35 ha ).
b.Tài nguyên nước
Trữ lượng nước ngọt lớn trên các sông Túy Loan, sông Cu Đê, sông Yên…là
một trong số nguồn cung cấp nước cho nhà máy nước thành phố và cung cấp nước cho
sinh hoạt sản xuất tại huyện Hịa Vang nói chung và xã Hịa Sơn nói riêng.
Ở xã Hịa Sơn nguồn nước ngầm được nhân dân khai thác và sử dụng thơng qua
giếng đào, giếng khoan. Tồn xã có 1172 giếng đào và 291 giếng khoan.
c.Tài nguyên rừng
Khu vực có nguồn tài nguyên rừng phong phú, đây cũng là một trong những thế
mạnh của khu vực. Diện tích đất nơng nghiệp hiện có là 3.851,4 ha chiếm gần
50%.Trong đó tổng diện tích rừng riêng của xã Hịa Sơn là 1119,33 ha.
d.Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản được phát hiện tại khu vực chủ yếu là các khoáng sản làm vật
liệu xây dựng, bao gồm các loại đá. Phía nam xã Hịa Sơn là vùng đồi núi có các mỏ
đá với trữ lượng lớn, phục vụ cho việc sản xuất đá chẻ giải quyết được công ăn việc
làm cho người dân địa phương.
12
1.5.
Các nghiên cứu trong nước và ngoài nước về chất lượng nước ngầm
1.5.1. Một số nghiên cứu ở ngồi nước
Ơ nhiễm nước ngầm hiện nay là mối quan tâm của nhiều nước trên thế giới bởi
việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.
Nhiều dự án được tiến hành nghiên cứu ở các nước như: Thái Lan, Mỹ, Ấn Độ nhằm
đánh giá Chất lượng nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt và ăn uống hằng ngày.
Năm 2009, Rima Chatterjee và cộng sự đã thực hiện đề tài đánh giá chất lượng
nước ngầm của quận Dhanbad, Jharkhand, Ấn Độ với các chỉ tiêu độ cứng, pH, TDS,
HCO3, SO4, NO3, Ca, Mg, Cl và F. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu pH, TDS, HCO3,
SO4, NO3, Ca, Mg, Cl và F nằm trong giới hạn cho phép về nước uống, ngoại trừ chỉ
tiêu độ cứng vượt quá giới hạn cho phép [18].
Năm 2010, M Ince và các cộng sự đã tiến hành đánh giá nhanh chất lượng nước
uống tại cộng hòa liên bang Nigeria thông qua các chỉ tiêu Độ Đục, Độ dẫn ,Coliform,
Liên cầu khuẩn, Asen, Flo, Nitrat, Sắt, và pH theo hướng dẫn của sổ tay RADWQ
(đánh giá nhanh chất lượng nước uống). Qua kết quả khảo sát tại các giếng ở khu vực
nghiên cứu cho thấy 51% giếng đào và 86% giếng khoan có các chỉ tiêu đánh giá đều
nằm trong quy định cho phép [15]. Cùng với Nigeria, năm 2010 các nước: Ethiopia,
Jordan, Nicaragua, Tajikistan cũng đã tham gia chương trình RADWQ (đánh giá
nhanh chất lượng nước uống).
Năm 2013, Sarala Thambavani D và cộng sự đã thực hiện đề tài đánh giá ô
nhiễm kim loại trong nước ngầm ở Tamilnadu với các chỉ tiêu Kẽm, Đồng, Cadmium,
Sắt và Chì. Kết quả cho thấy nguồn nước ngầm ở đây không ô nhiễm kim loại nặng
[20].
1.5.2. Một số nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, hằng năm có nhiều nghiên cứu về chất lượng nguồn nước cung cấp
cho sinh hoạt của người dân đặc biệt là ở những nơi chưa có hệ thống nước sạch thủy
cục, đối tượng mà nhiều nghiên cứu hướng tới đó là nguồn nước ngầm từ hệ thống
giếng khoan và giếng đào, là nguồn cấp nước rất phổ biến ở vùng nông thôn Việt
Nam.
Năm 2008, Đỗ Thị Mai Dung thuộc đại học Cần Thơ đã thực hiện đề tài: Đánh
giá chất lượng nước giếng khoan tại ấp Nhơn Thuận IA, xã Nhơn Nghĩa A, huyện
Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Kết quả phân tích các mẫu nước giếng khoan cho thấy
giá trị của pH, độ cứng, lân phosphat, clorua, sulphate nằm trong tiêu chuẩn cho phép
(TCVN 5944 – 1995); đạm Nitrat (NO3-) rất thấp dao động từ 0.04 – 0.15 mg/l. Đặc
biệt, hàm lượng Fe tổng dao động trong khoảng 1.59 – 2.50 mg/l và độ đục khoảng 9.1
– 26.3 NTU vượt giới hạn cho phép của nước sinh hoạt (TCBYT 505 – 1992 sắt là 0,5
mg/l và độ đục nhỏ hơn 5 NTU) và chất lượng nước giếng khoan khơng có sự khác
biệt giữa độ tuổi của giếng [5].
13
Nghiên cứu của Hà Lê (2014) đã thực hiện khảo sát hiện trạng chất lượng nước
ngầm tại thành phố Cần Thơ thông qua 10 giếng khoan được chọn ngẫu nhiên trên địa
bàn phường thuộc quận Cái Răng với các chỉ tiêu chất lượng nước ngầm như: pH, độ
cứng, SO42-, Fe, Cl-, NO3-, E.coli. Qua hai đợt thu mẫu và đánh giá kết quả cho thấy
kết quả khơng có sự chênh lệch giữa hai đợt thu mẫu. Kết quả còn cho thấy nguồn
nước ở đây có pH ổn định, độ cứng nằm trong khoảng 150 – 300 mg/l không vượt quá
giới QCVN 09:2008/BTNMT về nước ngầm là 500mg/l. Nồng độ Cl- dao động từ
17.73 – 325.08 mg/l trong đó có 1 mẫu vượt mức giới hạn cho phép (đợt 1 là
319.1.mg/l, đợt 2 là 325.08 mg/l), các chỉ tiêu NO3- dao động từ 0 – 1mg/l, Fe từ 0.04
– 1.64 mg/l và SO42- từ 125 – 352 mg/l đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN
09:2008/BTNMT. Riêng chỉ tiêu E.Coli từ 0 – 490MPN/100ml đã vượt quá giới hạn
cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT (3MPN/100ml). Qua kết quả cho thấy chất
lượng nước tại khu vực nghiên cứu an toàn cho việc sử dụng của người dân [7] .
Qua các nghiên cứu trong và ngoài nước cho ta thấy, nguồn nước ngầm đang bị
đối mặt với ô nhiễm nguyên nhân bởi các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người
cũng như hiện trạng mơi trường xung quanh. Vì vậy, cần tìm hiểu các nguồn có nguy
cơ gây ơ nhiễm để từ đó lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá phù hợp. Tại địa điểm nghiên
cứu, xã Hòa Sơn, nguồn nước giếng khoan là nguồn nước chủ yếu được người dân sử
dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Biểu hiện nhìn thấy của nguồn nước này là nhiễm
phèn nặng và có mùi hơi, nguồn nước nằm ven khu vực sản xuất nông nghiệp, đặc biệt
là cơng trình vệ sinh, hệ thống thốt nước cũng như chuồng ni gia súc, gia cầm gần
vị trí khoan, đào giếng rất dễ ảnh hưởng đến chất lượng nước. Vì vậy, thực hiện
nghiên cứu là một điều rất cần thiết, giúp bổ sung cơ sở dữ liệu về chất lượng nguồn
nước ngầm và đề xuất được giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng.
14
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG , PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nguồn nước giếng tại xã Hòa Sơn huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 10 thôn: thôn Đại La (DL1, DL2, DL3), Tùng
Sơn (TS1, TS2), Phú Thượng(PT1, PT2, PT3), Phú Hạ (PH1, PH2, PH3), Hòa Khê
(HK1, HK2, HK3), Xuân Phú (XP1, XP2), An Ngãi Đông (AND1, AND2), An Ngãi
Tây 1 (ANT1), An Ngãi Tây 2 (ANT2-1, ANT2-2), An Ngãi Tây 3 (ANT3) thuộc xã
Hòa Sơn huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng.
Hình 2.4 Bản đồ lấy mẫu tại các thơn của xã Hịa Sơn
2.3. Nội dung nghiên cứu
Xây dựng bản đồ thu mẫu nước giếng tại các thôn thuộc xã Hịa Sơn.
Đánh giá chất lượng nước giếng thơng qua các chỉ tiêu (pH, nhiệt độ, độ đục,
độ dẫn điện, Amôni(NH4+), Nitrit (NO2-), Nitrat (NO3-) độ cứng tổng số, Đồng (Cu),
Crom (Cr).
Đánh giá rủi ro sức khỏe của người dân khi sử dụng nguồn nước giếng bằng chỉ
số HQ (Đồng, Nitrit, Nitrat) , ILCR (Crom).
15
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp hồi cứu tài liệu
Thu thập tài liệu, thông tin liên quan đến vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và kinh
tế - xã hội, môi trường và đặc điểm nguồn nước giếng tại khu vực xã Hòa Sơn huyện
Hòa Vang.
Tài liệu về thói quen sử dụng nguồn nước giếng của người dân tại khu vực
nghiên cứu.
Tìm hiểu một số nghiên cứu trong và ngoài nước về đánh giá chất lượng nước
ngầm dùng cho sinh hoạt hằng ngày của người dân.
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu điều tra
Phỏng vấn các hộ dân sử dụng nước giếng (nước ngầm) tại xã Hòa Sơn thông
qua phiếu điều tra (36 hộ).
Nội dung phỏng vấn : mục đích sử dụng nước giếng, biểu hiện nước giếng
(mùi, vị, màu, độ đục), chiều sâu giếng, lượng nước giếng sử dụng hàng ngày, các
bệnh xảy ra ở khu vực gần đây.
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu bảo quản mẫu
Mẫu nước ngầm được thu và tiến hành bảo quản theo:
TCVN 6000:1995 (ISO 5667-11:1992) Lấy mẫu –Hướng dẫn lấy mẫu nước
ngầm.
TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) Chất lượng nước – Lấy mẫu. Phần 1:
hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu.
Mẫu được bảo quản theo TCVN 5993:1995 (ISO 5667 – 3: 1985) – Chất lượng
nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý.
2.4.4. Phương pháp phân tích mẫu trong phịng thí nghiệm
Đối với các chỉ tiêu pH, độ đục, TDS, EC, nhiệt độ: Sử dụng máy đo đa chỉ
tiêu YSi - 6920V2 của phịng Mơi trường để đo trực tiếp đối với mẫu nước.
Phương pháp xác định độ cứng tổng số:
- Theo hướng dẫn của TCVN 2672 – 78 - phương pháp chuẩn độ complexon.
Dựa trên việc tạo hợp chất phức bền vững của EDTA (TrilonB) với các ion Ca2+ và
Mg2+ (viết tắt là Me2+) có trong mẫu nước ở mơi trường pH= 9 ÷ 10
H2Y2- + Me2+ MeY2- + 2H+
- Số đương lượng ion Ca2+và Mg2+ được quy về số gam CaCO3 theo TCVN.
Độ cứng tổng số của nước (X) tính bằng mg đương lượng/l theo cơng thức:
X = (l.0,05.K.1000)/V
Trong đó: l – lượng dung dịch trilon B tiêu tốn trong phép chuẩn độ, tính bằng
ml;
K – hệ số hiệu chỉnh về độ chuẩn của dung dịch trilon B;
V – thể tích nước lấy để xác định, tính bằng ml.
16
Độ cứng của nước biểu thị bằng mg/l (1mgđl/l = 50 mg/l) (tính theo CaCO3):
- Độ cứng của nước từ 0-75 mg/l CaCO3: Nước mềm.
- Độ cứng của nước từ 75 - 150 mg/l CaCO3: Nước hơi cứng.
- Độ cứng của nước từ 150 - 300 mg/l CaCO3: Nước cứng.
- Với độ cứng của nước lớn hơn 300 mg/l CaCO3: Nước rất cứng.
Phương pháp xác định Amoni: theo hướng dẫn của tiêu chuẩn EPA 350.2 –
xác định N – NH4+ trong nước bằng thuốc thử Nessler. Thuốc thử Nessler là K2(HgI4)
trong dung dịch kiềm có khả năng phản ứng với NH4+ trong môi trường kiềm tạo thành
hợp chất iotdua thủy ngân amoni có màu vàng nâu. So màu với bước sóng 425nm.
Phương pháp xác định Nitrit: theo hướng dẫn của TCVN 5942 – 1995 – xác
định Nitrit trong nước bằng thuốc thử Griess. Ion Nitrit sẽ tạo kết hợp giữa axit
sunfanilic diazo với napthtylamin cho sản phẩm màu hồng đỏ. Đo mật độ quang của
dung dịch ở bước sóng 520nm, sử dụng phương pháp đường chuẩn để xác định nồng
độ ion Nitrit.
Phương pháp xác định Nitrat: theo hướng dẫn của TCVN 6180 – 1996 (ISO
7890 – 3- 1988) – phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic. Đo phổ của hợp chất
màu vàng được hình thành bởi phản ứng của axit sunfosalixylic (được hình thành do
việc thêm natri salixylat và axit sunfuric vào mẫu) với Nitrat và tiếp theo xử lý với
kiềm ở bước sóng 420nm.
2.4.5. Phương pháp xác định hàm lượng Cr, Cu
Mẫu nước sau khi được lấy tại điểm thu mẫu sẽ được bảo quản bằng HNO3 1%
trước khi đem mẫu về phịng thí nghiệm phân tích. Vì trong mẫu nước kim loại nặng
thường tồn tại ở dạng hợp chất khó tan nên cần tiến hành vơ cơ hóa mẫu trước khi đo.
+ Lấy 10ml mẫu ngâm trong 20ml dung dịch nước cường toan.
+ Mẫu được đậy kín và ngâm mẫu trong 16h đến 24h ở nhiệt độ phòng.
+ Mẫu nước sau khi ngâm sẽ được đêm vô cơ hóa tại trại thực nghiệm: mẫu
được đỗ vào các ống Kjeldahl và đun từ 30 – 40 phút để mẫu khơ cạn lại.
+ Sau đó tiến hành lọc mẫu và định mức đến 50ml bằng axit HNO3 0,5%.
+ Mẫu được bảo quản vơ cơ hóa trong tủ lạnh trước khi đo bằng quang phổ hấp
thụ nguyên tử (AAS) ngọn lửa.
2.4.6. Phương pháp xử lý và thống kê số liệu
Các số liệu được phân tích thống kê và vẽ biểu đồ đánh giá chất lượng bằng
phần mềm MS.Excel 2010.
2.4.7. Phương pháp xây dựng bản đồ
Sử dụng công cụ Mapinfo 11.0 để xây dựng bản đồ hành chính và bản đồ phân
bố mẫu.