Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nghiên cứu xác định thành phần hóa học của tinh dầu sả và ứng dụng làm tác nhân khử trong tổng hợp nano bạc từ dung dịch bạc nitrat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA HỌC

NGUYỄN TRẦN THIÊN ÂN

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA
HỌC CỦA TINH DẦU SẢ VÀ ỨNG DỤNG LÀM
TÁC NHÂN KHỬ TRONG TỔNG HỢP NANO
BẠC TỪ DUNG DỊCH BẠC NITRAT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. LÊ TỰ HẢI

Đà Nẵng - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN TRẦN THIÊN ÂN

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA
HỌC TINH DẦU SẢ VÀ ỨNG DỤNG LÀM TÁC
NHÂN KHỬ TRONG TỔNG HỢP NANO BẠC TỪ
DUNG DỊCH BẠC NITRAT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN HÓA HỌC

Đà Nẵng - Năm 2019




LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Lê Tự Hải, người
đã quan tâm hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn q thầy cơ trong tại phịng thí nghiệm Hóa Lí, phịng
máy đo UV-VIS và phịng Xử lí mẫu thuộc Khoa Hóa Học đã giúp đỡ tận tình, chia sẽ
kiến thức cũng như hỗ trợ em trong suốt quá trình thực nghiệm.
Em xin được gửi đến gia đình lịng biết ơn và tình cảm u thương đã ln động
viên, tạo cơ hội cho em được học tập, nghiên cứu trên giảng đường Đại học.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 23 tháng 04 năm 2019

Nguyễn Trần Thiên Ân


TÓM TẮT
Trong đề tài này, dung dịch nano bạc được tổng hợp theo phương pháp tổng hợp
xanh với chất khử là tinh dầu Sả, muối bạc được sử dụng là bạc nitrat (AgNO 3), chất ổn
định là PVA. Kích thước và hình thái của các hạt nano bạc có thể được kiểm sốt bởi các
thơng số như: tỉ lệ giữa chất khử và muối bạc, nồng độ bạc nitrat và thời gian phản ứng.
Quang phổ hấp thụ UV-Vis được sử dụng để xác định sự hiện diện của nano bạc
trong dung dịch sau phản ứng. Đỉnh hấp thụ cực đại của nano bạc sẽ nằm trong khoảng từ
420-480 nm.
Kết quả chụp TEM và EDX giúp xác định được hình dáng cũng như kích thước của
các hạt nano tạo thành.


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...............................................................3
CHƯƠNG 1..............................................................................................................4
TỔNG QUAN............................................................................................................4
1.1. Giới thiệu về cây sả chanh và tinh dầu cây sả chanh..........................................4
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố................................................................................4
1.1.2 Đặc tính sinh thái........................................................................................4
1.1.3 Giá trị thực tiễn...........................................................................................6
1.1.4. Các loài sả khác..........................................................................................8
1.1.5. Tinh dầu sả...............................................................................................10
1.2. Sơ lược về cơng nghệ nano và vật liệu nano.....................................................13
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới...........................................................13
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.............................................................14
1.2.3. Công nghệ nano.......................................................................................15
1.2.4. Vật liệu nano............................................................................................18
1.3. Khái quát về hạt nano kim loại và hạt nano bạc...............................................19
1.3.1. Hạt nano kim loại.....................................................................................19
1.3.2. Hạt nano bạc.............................................................................................21
CHƯƠNG 2............................................................................................................27
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................27
2.1. Nguyên liệu.......................................................................................................27


2.1.1. Hóa chất...................................................................................................27
2.1.2. Trang thiết bị............................................................................................27
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................27

2.2.1. Phương pháp phổ tử ngoại khả kiến (UV – VIS).....................................28
2.2.2. Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)...................................................28
2.2.3. Phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX)........................................................30
2.3. Thực nghiệm.....................................................................................................31
2.3.1. Xác định thành phần hóa học của tinh dầu Sả chanh bằng phương pháp
sắc ký

ghép khối phổ.............................................................................................32

2.3.2. Tổng hợp nano bạc...................................................................................33
CHƯƠNG 3............................................................................................................36
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................................36
3.1. Kết quả xác định thành phần hóa học của tinh dầu Sả......................................36
3.2. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo nano bạc.................42
3.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ dịch chiết lên quá trình tạo nano bạc.........42
3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng lên quá trình tạo nano bạc. 43
3.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dung dịch bạc nitrat............................45
3.3. Đánh giá kết quả................................................................................................47
3.3.1. Điều kiện phản ứng..................................................................................47
3.3.2. Đặc tính hạt nano bạc tạo thành...............................................................48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................51


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GC – MS

: Sắc ký khí ghép khối phổ

Tm


: Nhiệt độ nóng chảy

CTPT

: Công thức phân tử

CTCT

: Công thức cấu tạo

E. coli

: Vi khuẩn Escherichia coli

EDX

: Phổ tán sắc năng lượng tia X

DNA

: Deoxyribonucleic acid

HIV/AIDS

: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

PVA

: Polyvinyl alcohol


PVP

: Polyvinyl pyrrolidone

PEG

: Polyethylene glycol

TEM

: Kính hiển vi điện tử truyền qua

UV

: Tia cực tím

UV-Vis
EDX

: Quang phổ hấp thụ phân tử
: Phổ tán sắc năng lượng tia X


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
1.1
1.2
1.3
3.1

3.2
3.3
3.4

Tên bảng
Số nguyên tử và năng lượng bề mặt của hạt nano hình
Độ dài đặc trưng của một số tính chất của vật liệu
Số nguyên tử bạc trong một đơn vị thể tích
Kết quả thử cảm quan
Kết quả phân tích GC/MS tinh dầu Sả.
So sánh thành phần hóa học của tinh dầu Sả thu được với đồ
án với các cơng trình nghiên cứu khác.
Điều kiện tối ưu khảo sát sự tạo thành nano bạc

Trang
21


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

1.1
1.2
1.3
1.4
1.5

1.6
1.7
1.8
1.9
1.10
1.11
1.12
1.13
1.14
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5

Thân Sả
Lá Sả
Tinh dầu Sả chanh
CTCT của Geranial (Citral A) và Neral (Citral B)
CTCT của Geraniol và Nerol
Cốc Lycurgus (Roman, thế kỷ IV TCN)
Tác động của ion bạc lên vi khuẩn
Ion bạc vơ hiệu hóa enzym chuyển hóa oxy của vi khuẩn
Ion bạc liên kết với các base của DNA
Bình sữa làm bằng nhựa có pha thêm nano bạc
Tất làm bằng sợi nilon có pha nano bạc
Điều hòa sử dụng bộ lọc nano bạc
Khẩu trang nano bạc do viện môi trường sản xuất
Ảnh SEM của các hạt nano bạc kết hợp với film polyolefin
Cân phân tích

Máy khuấy từ
Máy đo UV – VIS
Sơ đồ mơ phỏng cấu tạo máy đo UV – VIS
Phổ chuẩn của các hạt nano bạc ứng với các đường kính khác

5
5
10
11
12
20
22
23
23
25
25
25
26
26
27
27
27
28
29

2.6
2.7

nhau
Nguyên lý của kính hiển vi điện tử truyền qua

Kính hiển vi điện tử quét JMS 5410 có kèm thêm phụ kiện

30
31

2.8
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8

EDX
Sơ đồ quy trình thực nghiệm
Phổ MS của α-Citral (Geranial)
Phổ MS của β-Citral (Netral)
Phổ MS của Ocimene
Phổ MS của β-Pinene
Phổ UV – VIS của hạt nano tại các nồng độ khảo sát.
Sự thay đổi màu sắc của các dung dịch nano bạc theo tỉ lệ thể tích.
Phổ UV – VIS của hạt nano tại các thời gian khảo sát
Sự thay đổi màu sắc của các dung dịch nano bạc theo thời gian

32
38
39
40

41
42
43
44
45

3.9
3.10

phản ứng.
Phổ UV – VIS của hạt nano tại các nồng độ khảo sát.
Sự thay đổi màu sắc của các dung dịch nano bạc theo nồng độ bạc

46
47

3.11

nitrat.
Ảnh chụp TEM và EDX của mẫu nano bạc.

49



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam ta có thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi cho một số lượng lớn các

loại thực vật phong phú, đa dạng có thể phát triển được và trong đó lại có nhiều lồi thực
vật có ứng dụng nhiều trong đời sống. Cây sả chanh cũng là một loài cây như vậy, tinh
dầu sả chanh là một loại tinh dầu có ứng dụng tốt trong đời sống hàng ngày. Qua nghiên
cứu, ta đã biết trong tinh dầu của cây sả chanh có chứa một tỉ lệ lớn các hợp chất tecpen
và tecpenoit như citral, geraniol, nerol, citronellal, citronellol, …
Vì có thành phần như trên nên tinh dầu sả chanh có nhiều cơng dụng vượt trội mà
các hợp chất tổng hợp khó có thể bằng được như tinh dầu sả chanh là chất liệu khử mùi
hồn tồn tự nhiên lại có thể giúp xua đuổi muỗi, chuột, gián và các loại côn trùng đáng
ghét khác. Ngoài ra tinh chất sả chanh cũng giúp giảm căng thẳng, bớt lo lắng, được dùng
trong các chất tẩy uế, xà phịng, thuốc diệt cơn trùng, nước hoa, dầu gội đầu có tác dụng
thơng trung tiện, chống nôn, giảm đau, chữa đầy bụng, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Lợi
ích tinh dầu sả chanh cũng bao gồm giảm đau cải thiện lưu thơng máu, và do đó có thể
làm giảm co thắt cơ, đau lưng, bong gân, và chuột rút. Ở một số nước châu Âu, nước sả
có đường là một loại đồ uống giải khát, thanh nhiệt được nhiều người ưa thích. Ở
Indonesia, rễ sả phối hợp với nhiều vị thuốc khác chữa bệnh vàng da dưới dạng nước sắc;
dùng nước này súc miệng hằng ngày để chữa đau răng. Nếu dùng ngoài, tinh dầu sả phối
hợp với nhiều loại tinh dầu khác để xoa bóp làm giảm đau xương, đau mình, nhức mỏi.
Với mùi thơm dễ chịu tinh dầu sả cịn được dùng trong cơng nghiệp mỹ phẩm và hương
liệu. Ngoài ra, tinh dầu sả còn cung cấp geraniol là chất dùng làm chất thơm, nguyên liệu
để sản xuất chất thơm (citronelal...), dùng làm chất sát trùng, hạ huyết áp...
Mặt khác, nano là một lĩnh vực khá mới tại Việt Nam việc nghiên cứu và chế tạo
vật liệu nano mới được tiến hành trong thời gian gần đây, mặc dù thế giới đã có nhiều
nghiên cứu sản xuất ứng cơng nghệ này.
Khi đạt đến kích cỡ nano tới hạn, các kim loại chuyển tiếp có khả năng hoạt động
rất mạnh. Những hoạt tính ở kích cỡ thông thường kim loại không thể hiện, nhưng khả
năng diệt khuẩn, khả năng xúc tác cho nhiều phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường hoặc ở
nhiệt độ âm, và quan trọng nữa là tính dẫn thuốc thơng minh trong y học, hơn nữa nó có


2


khả năng phát quang khi chiếu tia sáng vào, mà không cần đến chất phát quang gây độc
tới các tế bào như một số hóa chất sử dụng để tạo phát huỳnh quang trong cơng nghệ sinh
học,…Lợi dụng các tính chất này, rất nhiều nano của kim loại ứng dụng vào thực tế cuộc
sống và trong công nghiệp.
Việc tổng hợp nano kim loại hiếm (Au, Ag, Pt, …) đã và đang thu hút sự quan tâm
của nhiều nhà khoa học trên thế giới bởi những ứng dụng rộng rãi của chúng trong nhiều
lĩnh vực như vật lí, hóa học, khoa học vật liệu, khoa học y sinh, dược phẩm,… Trong số
các vật liệu nano, nano bạc được quan tâm hàng đầu do có nhiều ứng dụng giá trị thực
tiễn như làm xúc tác cho các phản ứng hữu cơ, sensor trong y học để phá hiện và hỗ trợ
điều trị ung thư, trong công nghiệp chế tạo thiết bị và linh kiện điện tử, xử lí mơi trường,
… Hiện nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu tổng hợp thành bạc nano bằng nhiều
phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, nhiều hóa chất độc hại được u cầu xử lí sau quá
trình tổng hợp. Vì vậy, việc sử dụng phương pháp hóa học xanh là cần thiết để giải quyết
vấn đề về môi trường, chẳng hạn như việc giảm thiểu chất phản ứng hoặc dung mơi.
Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu với nội dung “Nghiên cứu
xác định thành phần hóa học tinh dầu Sả và ứng dụng làm tác nhân khử trong tổng
hợp nano bạc từ dung dịch bạc nitrat”.

2. Mục tiêu nghiên cứu
˗ Nghiên cứu xác định thành phần hóa học có trong tinh dầu Sả.
˗ Xây dựng quy trình điều chế hạt nano bạc từ dung dịch AgNO 3 bằng dịch chiết
Sả và phân tích một số đặc tính của hạt nano bạc tạo thành, hướng tới việc giảm thiểu sử
dụng hóa chất trong tổng hợp nano bạc.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Cây Sả chanh thu mua ở chợ Hòa Khánh – Đà Nẵng.

4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết

- Thu thập các thông tin tài liệu liên quan đến đề tài.
- Xử lý các thông tin về lý thuyết để đưa ra các vấn đề cần thực hiện trong quá trình
thực nghiệm.
Phương pháp thực nghiệm


3

˗ Phương pháp xác định các thông số ảnh hưởng đến quá trình tạo nano bạc: thời
gian, tỉ lệ và nồng độ bạc nitrat.
˗ Xác định thành phần hóa học của tinh dầu Sả chanh bằng sắc ký khí ghép khối
phổ (GC-MS).
˗ Phương pháp phân tích cơng cụ: phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử (UVVis), kính hiển vi điện tử TEM, EDX.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Nghiên cứu này giúp cho chúng ta hiểu biết rõ hơn về phương pháp điều chế hạt
nano bạc bằng phương pháp hóa học xanh, lành tính, ít độc hại.
- Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có rất nhiều ở nước ta là cây Sả, để tổng hợp
hạt nano bạc.
- So với các phương pháp khử trùng truyền thống, nano bạc có tính kháng khuẩn
cao, khơng tạo sản phẩm phụ gây độc với môi trường và con người. Có khả năng ứng
dụng trong xử lí mơi trường.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về cây sả chanh và tinh dầu cây sả chanh
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố

˗ Cây Sả chanh có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm của lục địa Á – Âu –
Phi.
˗ Loài Sả này phân bố ở Ấn Độ, Sri Lanka, các nước Đông Nam Á như Malaysia,
Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, một số nước châu Phi và vùng Caribê.
˗ Ở nước ta, cây Sả chanh được trồng hầu hết ở khắp các tỉnh phía Bắc nước ta,
tập trung ở một số nơng trường như Việt Trung (Quảng Bình), Thạch Ngọc (Nghệ Tĩnh
cũ ), Cửu Long (Hà Sơn Bình cũ), Bắc Sơn (Bắc Thái cũ ), v.v… Sau năm 1975, cây Sả
còn được nghiên cứu và trồng trọt ở các tỉnh phía Nam như miền Đơng Nam Bộ, Tây
Ngun, v.v…

1.1.2 Đặc tính sinh thái
a. Tên gọi
˗
˗
˗
˗

Tên gọi thơng thường: Sả chanh, Cỏ sả, Cỏ chanh, Hương mao…
Tên tiếng Anh: Lemongrass, Oil grass, Citronella grass...
Tên khoa học: Cymbopogon citratus.
Tên đồng nghĩa: Andropogon citratus.

b. Phân loại khoa học

c. Hình thái, đặc điểm

Giới

:


Plantae

Bộ

:

Poales

Họ

:

Poaceae (Hoà thảo)

Chi

:

Cymbopogon

Loài

:

C. citratus


5

Hình 1.1: Thân Sả


Hình 1.2: Lá Sả

Sả chanh là cây thân cỏ, sống được lâu năm. Sả thường mọc thành bụi rậm, thân sả
cao khoảng 80 -150 cm. Thân sả hình trịn và được tạo thành bởi các bẹ lá ôm sát vào
nhau. Phần gốc sả có nhiều đốt màu tím. Củ sả thực ra là thân sả phình to ra và nổi lên
trên mặt đất. Củ sả có màu xanh nhạt, thuôn dài. Lá sả hẹp, dài giống như lá lúa, mép lá
có răng cưa nhỏ, đầu lá cong. Hoa sả có nhiều bơng nhỏ, khơng có cuống. Cụm hoa gồm
nhiều bơng nhỏ khơng cuống. Tồn cây có mùi thơm đặc biệt mùi chanh. Mùa hoa sả
thường nằm vào khoảng tháng 3 tới tháng 4 nhưng ở Việt Nam chưa thu được quả. Sả có
thể sống lâu năm nhờ vào bộ rễ. Rễ sả phát triển khoẻ.
Sả là cây chịu hạn nhưng chịu ngập úng kém. Nhiệt độ thích hợp đối với cây Sả là
24-28 0C. Cây Sả phát triển kém khi nhiệt độ dưới 10 0C. Trên 35 0C Sả cũng sinh trưởng
kém. Lượng mưa thích hợp là 1500 – 2000 mm/năm.
Về rễ: Rễ là rễ chùm, mọc tập trung ở đốt thân đầu tiên của cây và có khả năng phát
sinh trên tất cả các đốt của thân, nhánh. Trong điều kiện đất tơi xốp giàu chất hữu cơ, bộ
rễ có thể phân bố rộng tới hơn 20 cm và ăn sâu xuống mặt đất từ 15 tới 20 cm. Mặc dù là
loài cây hoà thảo nhưng cây sả chanh lại có bộ rễ có khả năng chịu hạn khá hơn một số
loài hoà thảo khác; tuy nhiên ẩm độ cao, đất tơi xốp vẫn là điều kiện tốt cho rễ phát sinh,
phát triển. Ẩm độ đất thấp (55%) hoặc quá cao (> 80 %) đều rất bất lợi cho rễ phát triển.
Về thân, nhánh: Thân cây sả có nhiều đốt, các gốc có đốt rất ngắn chỉ từ 0,2 tới 3
cm, các đốt ở phía trên dài dần nhưng khơng q 2 cm. Vì vậy chiều cao cây biến động từ
10 tới 20 cm. Trên mỗi đốt mang một mầm lá, một mầm ngủ mọc so le và đai rễ có thể
phát sinh nhiều rễ, nên các đốt của đoạn thân trên cũng phát sinh rễ bất định. Các mầm
ngủ phát sinh trên thân khoẻ tạo thành nhánh cấp I, các nhánh cấp I cũng phát sinh ra
nhiều nhánh cấp II. Do vậy ban đầu trồng một cây sả về sau sẽ phát triển thành bụi sả.


6


Trung bình một cây có thể phát sinh 80 - 100 nhánh. Đất tốt đủ dinh dưỡng, đủ ẩm có thể
đạt tới 130 - 150 nhánh. Do bẹ lá ôm gần vịng thân và xếp sít nhau nên thân sả phía trên
có màu trắng ngà, đoạn gốc thân có màu nâu vàng.
Về lá: Lá là bộ phận để chưng cất tinh dầu. Lá gồm có bẹ lá ơm sát thân, có gốc lá
và phiến lá dài, mềm hơn bẹ. Chiều dài phiến lá gấp 1,5 tới 2 lần bẹ lá. Chiều dài lá biến
động rất lớn từ 0,5 tới 0,7 m cá biệt có thể lên tới 1,3 tới 1,6 m. Khi thu hoạch thì người ta
thường cắt phần phiến lá. Số lá trên thân, cành tương ứng với số đốt. Trong kỹ thuật chăm
sóc chúng ta cần chú ý để cho cây có tán lá rộng, phiến lá phát triển tốt để năng suất và tỷ
lệ tinh dầu trong lá cao[1].

1.1.3 Giá trị thực tiễn
a. Trong ẩm thực
˗ Sả chanh được dùng làm gia vị trong nền ẩm thực lâu đời của các quốc gia châu
Á. Nó có thể được dùng tươi hoặc sấy khô và xay thành bột mịn.
˗ Ở Việt Nam, cây sả là nguyên liệu không thể thiếu trong các món mắm, món nấu
với thịt…
˗ Ở Ấn Độ, nó được dùng trong các món súp, trà, cà ri…
˗ Ở các nước châu Phi (Togo, Congo…) và các nước vùng Trung Mỹ thì lại được
dùng như trà uống.
b. Trong y học
˗ Theo Đơng Y: Sả chanh có tên là Hương mao, có vị cay the, mùi thơm, tính ấm,
có tác dụng làm ra mồ hơi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thơng tiểu, tiêu đờm để chữa
đầy bụng, khó tiêu, đái rắt, phù nề, chữa ho do cảm cúm…
˗ Ở Thái Lan, thân rễ cây sả được dùng để trị bạch đới, dùng diệt muỗi.
˗ Ở Trung Quốc lại được dùng làm thuốc khử trùng, trừ giun.
˗ Ở Indonesia thì dùng rễ kết hợp với nhiều vị thuốc khác nhằm chữa bệnh vàng
da.
˗ Ở các quốc gia Nam Mỹ, tinh dầu sả được cho là có khả năng giải toả lo âu,
căng thẳng, chống co giật nhưng khơng ảnh hưởng tới sức khoẻ.
˗ Tinh dầu sả cịn có tác dụng chống viêm, chống oxi hố nên có tiềm năng ngăn

ngừa ung thư.
˗ Một số bài thuốc cổ truyền có dùng cây sả:
+ Trị chứng đầy bụng: Lá sả, vỏ bưởi, hồi hương, trạch tả, mộc thông, cỏ bấc, mỗi
vị 10g; quế 5g; bồ hóng, diêm tiêu, mỗi vị 2g; xạ hương 0,05g. Tất cả sắc cách thủy với


7

200ml nước trong 15 - 30 phút, chia uống làm hai lần trong ngày. Nên uống sau bữa ăn
trưa và tối. Uống trong 2 ngày. Lưu ý: Trong quá trình điều trị không nên đồ nếp và muối
mặn.
+ Thuốc xông giải cảm: Lá sả, lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu hoặc lá bạch
đàn (có thể thêm tía tơ, bạc hà, kinh giới), mỗi thứ 50g, cho vào nồi, đậy kín, đun sơi
trong 5-10 phút. Lấy ra, mở vung, trùm chăn xông hơi cho ra mồ hôi, lau khô, rồi uống
một bát nước thuốc, đắp chăn, nằm nghỉ.
+ Chữa tiêu chảy do lạnh bụng: Rễ sả 10g; củ gấu, vỏ rụt, mỗi vị 8g; vỏ quýt, hậu
phác, mỗi vị 6g tất cả đem sắc với 3 bát nước còn 1 bát, uống khi thuốc còn ấm nên uống
vào buổi sáng. Dùng trong 2 ngày. Hoặc rễ sả 10g, búp ổi 8g, củ riềng già 8g, thái nhỏ,
sao qua, sắc với 200ml nước còn lại 50ml, uống sau bữa ăn.
+ Chữa ho do cảm cúm: Rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, mỗi vị 200g, tất cả giã
nát, ngâm với rượu 40 độ (200ml rượu); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô 400g; mạch
môn bỏ lõi 200g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200g, 3 vị thuốc này đem sắc cô đặc lại
thành 250ml cao lỏng. Trộn lẫn cao lỏng và rượu ngâm thuốc. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần
5-10ml. Uống trong 3 ngày[2].
d. Trong những lĩnh vực khác
˗ Ở các quốc gia Đông Nam Á, người ta dùng tinh dầu sả chanh làm chất bảo
quản, ngoài ra cịn dùng để đuổi muỗi, cơn trùng.
˗ Mặc dù dầu sả có khả năng xua đuổi cơn trùng, tuy nhiên dầu sả có tác dụng hấp
dẫn và được sử dụng như "mồi nhử" để thu hút ong mật. Vì một trong những
chất pheromone từ ong chúa tiết ra giống như một chất có mùi của tinh dầu sả. Do đó

trong kỹ thuật ni ong mật người ta dùng dầu sả như chất gọi đàn khi đàn ong mới được
chuyển vùng.
˗ Ở Việt nam cây sả được trồng khắp, nhân dân trồng cây sả quanh nhà, ngoài
vườn, xung quanh nhà vệ sinh để xua đuổi ruồi, muỗi, dĩn, bọ chét vừa làm sạch mơi
trường, vừa có tác dụng phịng bệnh. Ngồi ra, tinh dầu sả cịn khử mùi hơi trong công tác
vệ sinh.Kinh nghiệm dân gian Nam Bộ cho biết khi trồng sả rắn độc không dám đến gần
để trú ẩn hay làm hang.
˗ Ở Ấn Độ, theo kinh nghiệm dân gian, người ta dùng thân là sả đặt trên ngọn cây
dầu cọ để xua đuổi các loài bọ cánh cứng hại cây cọ.


8

˗ Tinh dầu sả được khai thác trong công nghiệp với mức độ ngày càng cao, hiện
nay chúng được dùng trong các sản phầm dầu thơm y học, dầu thơm mỹ phẩm, xà phòng
y tế, hương liệu thực phẩm[3]…

1.1.4. Các loài sả khác
Chi sả thuộc họ Poaceae hiện nay bao gồm 55 loài, chúng phân bố khắp thế giới,
chủ yếu ở các quốc gia có khí hậu ấm áp. Sau đây xin nói thêm về một số lồi sả khác.
a. Sả Java – Sả đỏ - Sả xoè
˗ Tên khoa học: Cymbopogon winterianus
˗ Phân bố ở các nước Đông dương, Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc. Ngồi ra cịn
được trồng ở nhiều nơi như Đài Loan, Goatemala, Ghinê, Madagascar, Thái Lan… Tại
Việt Nam thì sả Java được nhập trồng ở các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên... Sau năm
1975 lại đã được đưa trồng tại nhiều nơi ở Tây Nguyên và miền Đông Nam.
˗ Sả Java thuộc họ cây thân thảo, sống lâu năm, mọc thành bụi, có chiều cao từ 80
cm đến trên 1m. Đốt ngắn, được bao bọc bởi các bẹ, các lá bẹ ôm chặt với nhau. Bẹ lá có
vân sọc, màu vàng nhạt hoặc đỏ tía, nhẵn. Phiến lá hình dải, thn, nhọn, kích thước 11,2m x 1,5(-5) cm; nhẵn; đầu thuôn nhọn, mặt trên màu xanh nhạt, bóng; mặt dưới hơi
ráp, có màu mốc phấn, mép lá hơi gợn răng cưa mảnh.

˗ Lá hẹp, dài giống như lá lúa, mép lá hơi nhám, đầu lá thường uốn cong xuống.
Rễ cây phát triển khỏe ăn sâu ở lớp đất 20 - 25 cm, chồi mọc từ nách lá tạo thành dảnh sả.
Nhiều dảnh sả tạo thành bụi sả.
˗ Cụm hoa dạng chùm, dài 60-100cm, phân nhiều chùm nhánh, mảnh và kết thúc
là những chùm đơi; lá bắc hình đường, thn hay hình mác, dài 1-2,5 cm; nhiều gân, màu
đỏ nhạt. Chùm đôi dài 1-2 cm, gồm một hoa đực hoặc vơ tính, có cuống và một hoa lưỡng
tính, nhỏ, khơng cuống. Quả dĩnh, hình trụ hay gần hình cầu.
˗ Sả Java được trồng phổ biến ở cả ba vùng Bắc – Trung - Nam của Việt Nam và
thường dùng dược liê êu (Sả Java không ăn được).
b. Sả Úc – Sả Australia
˗ Tên khoa học: Cymbopogon ambiguous
˗ Phân bố ở Úc và Đơng Timor.
˗ Lồi sả này có lá thơm, màu xám xanh lá cây và có hạt giống mịn. Đây là loài
cây tự thụ phấn.


9

˗ Sả Úc khi phát triển cần nhiều nắng nhưng lại có thể chịu khơ tốt do đó nó có
thể trồng ở các vùng đất khô hạn và không cần tưới nước nhiểu – rất thích hợp với địa
hình thổ nhưỡng Úc.
˗ Sả Úc khi phát triển đầy đủ có thể cao tới 1,8 mét.
c. Sả lam – Sả hôi
˗ Tên khoa học: Cymbopogon casein
˗ Phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc, Afghanistan, Ả Rập và Việt Nam.
˗ Đa số mọc hoang ở vùng đồi núi hoặc được trồng để lấy tinh dầu dùng làm
hương liệu. Ngoài ra lá và thân cũng được dùng làm thuốc như sả chanh.
d. Sả hoa hồng – Sả rộng
˗ Tên khoa học: Cymbopogon martini
˗ Được trồng nhiều ở Ấn Độ. Bắt đầu du nhập vào nước ta từ năm 1982 và hiện

nay được trồng nhiều ở Đắc Lắk.
˗ Sả hoa hồng thuộc bộ cây thảo sống nhiều năm, thân rễ ngắn. Thân trung bình
cao từ 1,2 tới 1,8 m. Cây trưởng thành trung bình có 10 – 20 đốt, lóng dài 10 – 13 cm,
rộng chừng 3 mm, hơi dài hơn bẹ. Ở các đốt thấp gần mặt đất có có rễ bất định. Phiến lá
có gốc hình tim hay trịn, dài từ 10 – 15 cm đến 25 – 40 cm, bẹ lá khơng có lơng. Chuỳ
hoa ít hoa, cao 10 cm, lúc khơ có màu đỏ nhạt, bơng khơng có cuống, có mày dưới lõm ở
trong. Cây thường ra hoa từ tháng 10 tới tháng 11.
˗ Hiện nay người ta hay dùng tinh dầu sả hoa hồng thay thế cho tinh dầu hoa hồng
trong việc sản xuất xà phòng thơm và trong kỹ nghệ hương liệu.
e. Sả Sri Lanka
˗ Tên khoa học: Cymbopogon nardus
˗ Phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka và một số nơi khác trong đó có
Việt Nam.
˗ Đây là cây cỏ sống dại, mọc thành bụi, cao từ 0,8 tới 2,1m. Thân rễ to, lát cắt
ngang có màu đỏ. Lá phẳng, dài tới 1m, rộng 0,5 – 1,5cm, có mép sắc, lưỡi bẹ mỏng.
Chuỳ hoa cũng cao 80cm, xoè rộng nhưng mang nhiều chum mọc đứng. Bơng chét dài 35mm, có cuống và khơng cuống, cuống màu tím hay đỏ. Bơng chét lưỡng tính khơng
cuống dài 4-4,5mm, hình ngọn giáo nhọn, mày 1 dài 4-4,5mm, mỏng, có lườn với cánh
hẹp, nguyên hay chia 2 ren nhỏ ở đỉnh, 2-4 gân giữa ở đỉnh, 2-4 gân giữa các lườn, mày
nhỏ 1 ngắn hơn, hình dải, chia hai rất ngắn. Bơng chét có cuốn là bơng đực, dài 3,8-4,3
mm, hình ngọn giáo nhọn.


10

˗ Tinh dầu của lồi sả này cũng có mùi chanh nhưng hàm lượng không cao và
chất lượng kém hơn so với sả thường.
f. Sả tía
˗ Tên khoa học: Cymbopogon pendulus
˗ Phân bố ở Ấn Độ, Indonesia, Australia. Ở nước ta hay trồng ở Ninh Bình, Cơn
Đảo và một số tỉnh Nam Bộ.

˗ Có đặc điểm hình thái gần giống với sả Sri Lanka nhưng lại khác ở chỗ thân cây
rất cao (tới 2,5m), lá dài tới 1m, có đường gân giữa rất dày ở gần gốc, mo dài đến 2cm,
dài hơn cuống chung của hoa. Cụm hoa dài 30 – 50cm, thuôn, thưa và phân nhánh tới 3
bậc, các nhánh sơ cấp dài, mảnh, có đốt xa nhau.
˗ Tinh dầu chiết ra từ cây sả tía được gọi là tinh dầu Bengal có thành phần chính
là citral.

1.1.5. Tinh dầu sả

Hình 1.3: Tinh dầu Sả chanh
Ở nhiệt độ thường, tinh dầu sả là chất lỏng màu vàng khá đậm, có mùi thơm giống
với mùi chanh, không tan trong nước và nhẹ hơn nước, có độ nhớt tương tự nước. Thành
phần chính của tinh dầu sả là citral và geraniol.
a. Citral
˗
˗
˗
˗

Cơng thức phân tử : C10H16O ≡ C9H15CHO
CTCT là (CH3)2C=CH-CH2-CH2-(CH3)C=CH-CHO
Danh pháp IUPAC: 3,7-dimethylocta-2,6-dienal
Là hợp chất thuộc loại andehit không no và là một trong những andehit quan

trọng nhất của tinh dầu sả chanh.
˗ Citral là hỗn hợp của hai đồng phân hình học: dạng E là geranial (citral A) và
dạng Z là neral (citral B).


11


Hình 1.4: CTCT của Geranial (Citral A) và Neral (Citral B)
˗ Citral cịn có nhiều trong tinh dầu quả màng tang, tinh dầu vỏ chanh...
˗ Citral thiên nhiên là chất dầu màu vàng nhạt, tS = 2290C. Không tan trong nước,
tan trong etanol hoặc ete
˗ Geranial (citral A) có mùi chanh mạnh; tS ở 2,6 mmHg là 92-930C ; khối lượng
riêng ở 200C là 0,8888g/cm3; chiết xuất với tia D ở 200C là 1,48982.
˗ Neral (citral B) có mùi chanh nhưng dịu hơn, không mạnh bằng geranial; t s ở ở
2,6 mmHg là 91-920 C ; khối lượng riêng ở 200C là 0,8869 g/cm3; chiết xuất với tia D ở
200C là 1,48690.
b. Geraniol
˗
˗
˗
˗
˗

Công thức phân tử: C10H18O ≡ C9H15-CH2OH
CTCT: (CH3)2C=CH-CH2-CH2-C(CH3)=CH-CH2OH
Danh pháp IUPAC: (Z)-3,7-dimethyl-2,6-octadien-1-ol
Hợp chất thuộc loại ancol khơng no có hai nối trong phân tử mạch khơng vịng.
Geraniol là hỗn hợp của hai đồng phân hình học: dạng Z là geraniol, dạng E là

nerol.

Hình 1.5: CTCT của Geraniol và Nerol


12


˗ Chất lỏng không màu, ts = 2290C, khối lượng riêng D = 0,8894g/cm 3. Không tan
trong nước, tan trong etanol hoặc ete
˗ Geraniol cịn có trong tinh dầu các loại hoa hồng, khuynh diệp, cải hương...
c. Công dụng
˗ Geraniol được dùng rộng rãi trong công nghiệp hương liệu và mỹ phẩm.
˗ Geraniol phối hương dùng trong công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm.
˗ Geraniol giúp điều chỉnh cho các lơ tinh dầu thơ xuất khẩu có hàm lượng
geraniol đồng đều.
˗ Geraniol nguyên liệu để sản xuất chất thơm (xitronelal...)
˗ Geraniol dùng làm chất sát trùng, hạ huyết áp...
˗ Citral được dùng trong công nghiệp mỹ phẩm, thực phẩm, trong y học.
˗ Citral có tác dụng làm giảm huyết áp, là một thành phần của thuốc nhỏ mắt
( khử khuẩn và chống viêm nhiễm).
˗ Citral dùng điều chế vitamin A: Nguyên liệu cơ bản của sản xuất Vitamin A
bằng tổng hợp hóa học là β-ionon, một tecpen vịng dùng làm hương liệu. β-ionon sản
xuất từ Citral trong sả.
˗ Citral dùng điều chế ionon và metylinon.
˗ Geraniol và citral đều là chất khử trùng vì thế tinh dầu sả được dùng trong các
chất tẩy uế, xà phòng, thuốc trừ muỗi.
˗ Tinh dầu sả chanh diệt ký sinh trùng ngoài da, trị nấm chân, khử mùi hôi , làm
hết ngứa vết côn trùng cắn.
˗ Tinh dầu sả chanh có khả năng kháng khuẩn mạnh, làm sát khuẩn đừong hô hấp,
chống viêm họng, ho.
˗ Tinh dầu sả dùng trong công nghệ sản xuất hương chanh dùng trong nước giải
khát (tinh dầu sả chanh cung cấp 70-90% citral).
˗ Tinh dầu sả hỗ trợ tiêu hóa, chữa ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nơn và kích thích
trung tiện.
˗ Tinh dầu sả giúp điều hồ các chức năng sinh lí, tăng cường sức đề kháng, duy
trì sự khỏe mạnh cho cơ thể, làm giảm sự mỏi mệt, kích thích các giác quan.
˗ Tinh dầu sả chanh có tác dụng kích thích, được dùng làm thuốc giải cảm.

˗ Tinh dầu sả chanh làm tinh thần phấn chấn, giải tỏa stress, chữa đau nhức đầu,
chống nhờn và mụn của da dầu.
˗ Chữa đau nhức xương, đau cơ.
˗ Tinh dầu sả chanh giúp cầm máu, chữa kinh nguyệt không đều, phù sau khi sinh.

1.2. Sơ lược về công nghệ nano và vật liệu nano
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới


13

Công nghệ nano là một hướng mới đang phát triển rất nhanh chóng và được ứng
dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như điện tử, hóa học, y sinh, … Trong
đó, nano bạc rất được chú ý vì nó có hoạt tính diệt khuẩn cao, khơng độc hại với con
người và mơi trường.
Một số tính chất và ứng dụng của nano bạc đã được nghiên cứu và ứng dụng trong
những năm gần đây như: dung dịch keo nano bạc được áp dụng vào quá trình sản xuất vải
cotton, các loại vải có chứa hạt nano bạc có tính chất kháng khuẩn và độ bền cao. Bênh
cạnh đó, dựa vào hoạt động kháng khuẩn, nano bạc còn được nghiên cứu ứng dụng làm
chất bảo quản trong lĩnh vực mĩ phẩm. Nghiên cứu cho thấy các hạt nano bạc giúp ổn
định chống lắng trong khoảng thời gian dài, chống lại các loại vi khuẩn và nấm mốc hiệu
quả, đặc biệt khơng thâm nhập vào da người. Ngồi ra, với đặc tính kháng khuẩn và
kháng nấm tự nhiên, hạt nano bạc được xem là hướng trị liệu mới để trị các vết thương
trong thực hành lâm sàng, giúp chữa trị nhanh chóng và cải thiện diện mạo thẩm mĩ.
Nghiên cứu cho thấy các hạt nano bạc phát huy các thuộc tính kháng sinh chống viêm
nhiễm vết thương và điều biến một số chức năng gan, thận trong khi da lành vết thương.
Nano bạc có thể được sử dụng để phát hiện các bất thường khác nhau và các bệnh trong
cơ thể con người bao gồm cả ung thư, …
Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu đánh giá độc tính của bạc. Các nghiên cứu
cho thấy nano bạc không thể phân biệt giữa các chủng vi khuẩn khác nhau và do đó có thể

tiêu diệt các vi khuẩn có lợi. Bạc từ chất thải công nghiệp được thải vào môi trường với số
lượng lớn, các ion này trong nước gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe
con người và sinh vật như: gây đổi màu xanh-xám của da hoặc mắt, gây độc gan và tổn
thương thận, mắt, da, đường hơ hấp và kích thích đường ruột, gây những biến đổi bất lợi
trong tế bào máu, … Các thí nghiệm trên chuột cho thấy bạc gây độc hại đối với các tế
bào tinh trùng của chuột trong ống nghiệm như suy giảm chức năng của ty lạp thể. Nano
bạc gây độc với tế bào hơn so với amiăng. Nano bạc cũng có tác dụng độc hại đối với
động vật thủy sản bởi vì các ion bạc có thể tương tác với mang cá gây ức chế các enzyme
và ion, gây ức chế osmoregulation trong cá, … Mặc dù những nghiên cứu này có xu
hướng hạn chế sử dụng nano bạc vì có độc tính đối với sinh vật nhưng các nghiên cứu


14

được thực hiện trong phạm vi in vitro là khác biệt so với trong điều kiện cơ thể và ở nồng
độ các hạt nano bạc khá cao.

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam trong những năm gần đây, công nghệ nano bắt đầu được đầu tư và thu
hút sự chú ý của các nhà khoa học như thành lập trung tâm nghiên cứu Vật liệu cấu trúc
nano và phân tử (Trung tâm MANAR, Đại học Quốc gia TP.HCM). Tuy nhiên cho đến
nay số lượng cơng trình nghiên cứu về kim loại nano được cơng bố trên tạp chí khoa học
trong nước còn hạn chế.
Một số nghiên cứu chế tạo nano và ứng dụng của nó được cơng bố tại Việt Nam
được trong những năm gần đây như: nghiên cứu chế tạo thành công nano bạc bằng
phương pháp chiếu xạ tia gamma và ứng dụng chế tạo chai xịt khử mùi, chế tạo nano bạc
bằng phương pháp hóa ướt ứng dụng diệt khuẩn E.Coli, chế tạo nano bạc bằng phương
pháp chiếu xạ, sử dụng Polyvinylpyrrolidone/ chitosan làm chất ổn định, nghiên cứu tổng
hợp và đánh giác khả năng khử khuẩn của vật liệu nano bạc mang trên than hoạt tính,
nghiên cứu và chế tạo thử nghiệm màng lọc có tính sát khuẩn cao sử dụng trong xử lí

nước sinh hoạt hộ gia đính từ compozit polyuretan/nano bạc, chế tạo vật liệu nano bạc
mang trên mút xốp polyurethane ứng dụng lọc nước uống nhiễm khuẩn, …

1.2.3. Công nghệ nano
a. Khái niệm
Công nghệ nano, (tiếng Anh: nanotechnology) là ngành công nghệ liên quan đến
việc thiết kế, phân tích, chế tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng việc
điều khiển hình dáng, kích thước trên quy mơ nanomet (nm, 1 nm = 10−9 m). Ở kích thước
nano, vật liệu sẽ có những tính năng đặc biệt mà vật liệu truyền thống khơng có được đó
là do sự thu nhỏ kích thước và việc tăng diện tích mặt ngồi.
Cơng nghệ nano cũng có thể hiểu là ngành cơng nghệ dựa trên các hiểu biết về các
quy luật, hiện tượng, tính chất của cấu trúc vật lý có kích thước đặc trưng ở thang nano.
b. Cơ sở khoa học của công nghệ nano[5]
Khoa học và công nghệ nano là một trong những thuật ngữ được sử dụng rộng rãi
nhất trong khoa học vật liệu ngày nay là do đối tượng của chúng là vật liệu nano có những
tính chất khác hẳn với các tính chất của vật liệu khối của những nghiên cứu trước đây.


15

Sự khác biệt về tính chất của vật liệu nano so với vật liệu khối dựa trên 2 hiện tượng:

 Hiệu ứng bề mặt
Khi vật liệu có kích thước nm, các số nguyên tử nằm trên bề mặt sẽ chiếm tỉ lệ đáng
kể so với tổng số nguyên tử. Chính vì vậy các hiệu ứng có liên quan đến bề mặt, gọi tắt là
hiệu ứng bề mặt sẽ trở nên quan trọng làm cho tính chất của vật liệu có kích thước
nanomet khác biệt so với vật liệu ở dạng khối.
Ví dụ, xét vật liệu tạo thành từ các hạt nano hình cầu. Nếu gọi n s là số nguyên tử
nằm trên bề mặt, n là tổng số nguyên tử thì ta có mối liên hệ sẽ là:
ns = 4.n2/3

Tỉ số giữa số nguyên tử trên bề mặt và tổng số nguyên tử sẽ là:
f = ns/n = 4/n1/3 = 4ro/r
Trong đó: ro là bán kính của ngun tử
r là bán kính của hạt nano
Như vậy, nếu kích thước của vật liệu giảm (r giảm) thì tỉ số f tăng lên. Do ngun tử
trên bề mặt có nhiều tính chất khác biệt so với tính chất của các nguyên tử ở bên trong
long vật liệu nên khi kích thước vật liệu giảm đi thì hiệu ứng có liên quan đến các nguyên
tử bề mặt, hay còn gọi là hiệu ứng bề mặt tăng lên do tỉ số f tăng. Khi kích thước vật liệu
giảm đến nm thì giá trị f tăng lên đáng kể. Sự thay đổi về tính chất có liên quan đến hiệu
ứng bề mặt khơng có tính đột biến theo sự thay đổi về kích thước vì f tỉ lệ nghịch với r.
Bảng 1.1: Số nguyên tử và năng lượng bề mặt của hạt nano hình cầu.
Đường
kính hạt

Tỉ số nguyên
Số nguyên tử

nano
(nm)
10
5
2
1

40.000
3.000
250
30

Năng lượng bề Năng lượng bề


tử trên bề mặt

mặt

mặt/Năng

(%)

(erg/mol)

lượng tổng

20
40
80
90

11

4,8.10
8,6.1011
2,04.1011
9,23.1012

(%)
7,6
14,3
14,3
82,2


 Hiệu ứng kích thước
Các tính chất vật lí, hóa học của các vật liệu đều có một giới hạn về kích thước. Nếu
vật liệu mà nhỏ hơn kích thước này thì tính chất của nó hồn toàn bị thay đổi. Người ta


×