Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến hiệu quả chuỗi cung ứng tại các dự án xây dựng nhà xưởng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 151 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

--------------------

LÊ VINH ĐIỀN

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ RỦI RO ĐẾN HIỆU
QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG
NHÀ XƯỞNG Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 8580302

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2021


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học 1: TS. Phạm Thanh Hải
Cán bộ hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Lương Đức Long
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Đinh Công Tịnh
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 30 tháng 01 năm 2021.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: TS. Đỗ Tiến Sỹ
2. Thư ký: PGS.TS. Trần Đức Học
3. Ủy viên: TS. Nguyễn Hoài Nghĩa
4. Phản biện 1: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn


5. Phản biện 2: TS. Đinh Công Tịnh
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA

TS. ĐỖ TIẾN SỸ

PGS.TS. LÊ ANH TUẤN


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

…………………………..

……………………………….

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên

: Lê Vinh Điền

MSHV : 1870114


Ngày tháng năm sinh : 29/11/1993

Nơi sinh : Quảng Ngãi

Chuyên ngành

Mã số

: Quản lý xây dựng

: 8580302

I. TÊN ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ RỦI RO ĐẾN HIỆU QUẢ CHUỔI CUNG ỨNG
TẠI CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG Ở VIỆT NAM.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
- Xác định và phân nhóm các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả chuỗi cung ứng
tại các dự án dựng xây dựng nhà xưởng ở Việt Nam
- Phân tích mối ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đối với hiệu quả chuỗi cung ứng.
- Đưa ra các kết luận và kiến nghị hỗ trợ các nhà quản lý đề ra được các giải pháp
để quản lý và vận hành tốt chuỗi cung ứng, đóng góp vào sự thành cơng của dự án.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

: 21/09/2020

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 03/01/2021
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

:


- Giảng viên hướng dẫn 1: TS. Phạm Thanh Hải
- Giảng viên hướng dẫn 2: PGS.TS. Lương Đức Long
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng năm 2021

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2

TS. PHẠM THANH HẢI

PGS.TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

CHỦ NHIỆM BỘ MƠN

TRƯỞNG KHOA

TS. LÊ HỒI LONG

PGS.TS. LÊ ANH TUẤN


LỜI CẢM ƠN
Để đi đến luận văn thạc sĩ như ngày hơm nay khơng chỉ là q trình cố gắng, phấn
đấu của bản thân mà còn là sự hỗ trợ nhiệt tình, kịp thời của gia đình, thầy cơ và bạn
bè.
Trước hết tôi xin gửi lời tri ân đến TS. Phạm Thanh Hải và PGS.TS. Lương Đức
Long. Các thầy đã quan tâm, hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tơi trong suốt quá trình

thực hiện luận văn. Những kiến thức mà các thầy mang đến khơng chỉ gói gọn trong
luận văn mà cịn có thể áp dụng thực tế cho công việc sau này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong bộ môn Thi công và Quản lý xây
dựng đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên ngành xây dựng, quản lý, tài
chính, nghiên cứu khoa học,… Những kiến thức đã và đang giúp ích cho tôi trong đề
tài này cũng như cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn các anh em đồng nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, công ty
cổ phần xây dựng CBC đã hỗ trợ tạo điều kiện và chia sẽ những kinh nghiệm, giúp
tơi có được những số liệu khảo sát để hồn chỉnh luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, gia đình đã ln ở bên cạnh tôi, động
viên và sẵn sàng giúp đỡ về mọi mặt để tơi vượt qua những khó khăn. Đó đều là
những hành trang q giá để tơi hồn thành tốt luận văn.
Trong q trình thực hiện đề tài, khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận
được sự góp ý nhiệt tình từ các thầy cơ để luận văn này được hồn thiện.
Kính chúc q thầy cơ mãi giữ được ngọn lửa và ngày càng thành đạt, nhiều sức
khỏe để cống hiến cho sự nghiệp trồng người.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021
Học viên thực hiện luận văn

Lê Vinh Điền


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến hiệu quả chuỗi cung ứng tại các
dự án xây dựng nhà xưởng ở Việt Nam” được thực hiện với hai mục tiêu chính là
nhận diện các yếu tố rủi ro và đo lường mức độ tác động của các yếu tố rủi ro đó đến
hiệu quả chuỗi cung ứng tại các dự án xây dựng nhà xưởng ở Việt Nam. Trên cơ sở
lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan, mơ hình nghiên cứu được hình thành
cùng với các giả thuyết.

Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên
cứu định lượng chính thức. Nghiên cứu định lượng sơ bộ: khảo sát bằng bảng câu hỏi
với 30 mẫu là các chuyên gia trong ngành xây dựng. Nghiên cứu định lượng chính
thức: khảo sát 231 mẫu và tiến hành sàn lọc mẫu trước khi đưa vào mơ hình phân
tích. Dữ liệu thu thập được sử dụng để đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của thang đo
thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá
EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và kiểm định mơ hình nghiên cứu cùng với
các giả thuyết thơng qua phương pháp phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM.
Phần mềm dùng để xử lý dữ liệu SPSS và AMOS được dùng trong bước này.
Kết quả phân tích nhân tố đã khám phá ra 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng chính đến
hiệu quả chuỗi cung ứng tại các dự án nhà xưởng ở Việt Nam bao gồm (1) Rủi ro
cung ứng, (2) Rủi ro hoạt động, (3) Rủi ro hành vi/sự phối hợp, (4) Rủi ro môi trường,
(5) Rủi ro kỹ thuật. Dựa trên 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng chính và nhóm hiệu quả
chuỗi cung ứng, nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa các nhóm nhân tố và đánh giá
mức độ tác động của các nhóm nhân tố đến hiệu quả chuỗi cung ứng.
Nghiên cứu này giúp các Bên tham gia dự án xây dựng cái nhìn tổng quan về chuỗi
cung ứng, nhận diện được các yếu tố rủi ro ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả chuỗi
cung ứng tại các dự án nhà xưởng, các khía cạnh tác động cần phải quan tâm. Từ đó
có thể giúp nhà quản lý đưa ra các giải pháp phù hợp và chiến lược hiệu quả đối với
chính Cơng ty mình để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong q trình cung ứng.


ABSTRACT
Studying "Effects of risk factors on supply chain efficiency in factory construction
projects in Vietnam" was conducted with two main objectives of identifying risk
factors and measuring the impact of those risk factors on supply chain performance
in factory construction projects in Vietnam. On the basis of theories and related
previous studies, research models are formed with hypotheses.
Research is done through two steps: preliminary quantitative research and official
quantitative research. Preliminary quantitative research: questionnaire survey with 30

samples of experts in the construction industry. Official quantitative research:
surveyed for 231 samples and filtered samples before putting them into an analytical
model. Collected data are used to evaluate the reliability and the value of the scale
through Cronbach's Alpha reliability coefficient method, EFA discovery factor
analysis, CFA confirmation factor analysis and researched model testing with
hypotheses through SEM linear structure model analysis method. Software used to
process in this step are SPSS and AMOS.
Factor analysis results have discovered 5 main groups of factors affecting supply
chain efficiency in factory projects in Vietnam, including (1) Supply risk, (2)
Operational risk, (3) Behavioral / coordination risk, (4) Environmental risk, (5)
Technical risk. Based on the 5 main groups of factors that influence the supply chain
performance, the research has shown the relationship between the groups of factors
and evaluating the impact of the groups of factors on supply chain performance.
This reseach helps project’s Parties to have an overview of the supply chain, then
identify risk factors that significantly affect supply chain performance in factory
projects, figure out the aspects need attention. Therefore, it is possible to help
managers come up with suitable solutions and effective strategies for their own
companies to minimize possible risks in the supply process.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này hồn tồn do tơi tự nghiên cứu và thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Thanh Hải và PGS.TS. Lương Đức Long. Tôi xin
cam đoan các thông tin trong luận văn được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng, các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hồn tồn trung thực khơng sao chép.
Nếu có gì sai sót tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021
Học viên thực hiện luận văn

Lê Vinh Điền



MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 
1.1. Giới thiệu chung: ............................................................................................... 1 
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 2 
1.3. Mục tiêu nghiên cứu: ......................................................................................... 2 
1.4. Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................................... 2 
1.5. Bố cục luận văn ................................................................................................. 3 
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN.................................................................................... 4 
2.1. Các định nghĩa, khái niệm ................................................................................. 4 
2.1.1. Rủi ro và quản lý rủi ro ................................................................................ 4 
2.1.2. Chuỗi cung ứng ............................................................................................ 5 
2.1.3. Khái niệm chuỗi cung ứng xây dựng ........................................................... 6 
2.1.4. Quản lý chuỗi cung ứng xây dựng ............................................................... 7 
2.1.5. Khái niệm nhà xưởng................................................................................... 8 
2.1.6. Hiệu quả chuỗi cung ứng ............................................................................. 8 
2.2. Tóm tắt các nghiên cứu trước liên quan đến chuỗi cung ứng ........................... 9 
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 18 
3.1. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 18 
3.2. Thu thập dữ liệu............................................................................................... 20 
3.3. Thiết kế bảng câu hỏi ...................................................................................... 20 
3.4. Xác định kích thước mẫu................................................................................. 21 
3.5. Phân phối và thu thập bảng câu hỏi khảo sát .................................................. 22 
3.6. Phương thức duyệt bảng trả lời khảo sát ......................................................... 22 
3.7. Cơng cụ phân tích ............................................................................................ 22 
3.7.1. Trị trung bình, xếp hạng nhân tố ............................................................... 23 
3.7.2. Phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha ................................... 23 
3.7.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA .............................................................. 24 
3.7.4. Phân tích nhân tố khẳng định CFA ............................................................ 26 

3.7.5. Mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM.............................................................. 28 
CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH DỮ LIỆU.................................................................. 30 


4.1. Khảo sát thử nghiệm ........................................................................................ 30 
4.1.1. Thống kê mô tả dữ liệu khảo sát thử nghiệm ............................................ 30 
4.1.2. Mã hóa các yếu tố ...................................................................................... 34 
4.1.3. Trị trung bình Mean ................................................................................... 37 
4.1.4. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha khảo sát thử
nghiệm.................................................................................................................. 40 
4.2. Khảo sát chính thức ......................................................................................... 46 
4.2.1. Kiểm tra dữ liệu khảo sát ........................................................................... 46 
4.2.2. Thống kê mơ tả dữ liệu khảo sát chính thức .............................................. 47 
4.2.3. Mã hóa các yếu tố ...................................................................................... 52 
4.2.4. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha ..................... 54 
4.2.5. Phân tích nhân tố khám phá EFA .............................................................. 62 
4.2.6. Phân tích nhân tố khẳng định CFA ............................................................ 69 
4.2.7. Kiểm định mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết ..................................... 76 
4.2.8. Ước lượng mơ hình nghiên cứu bằng Bootstrap........................................ 90 
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................ 92 
5.1. Kết luận ........................................................................................................... 92 
5.2. Đóng góp của nghiên cứu ................................................................................ 92 
5.2.1. Đóng góp về mặt học thuật ........................................................................ 92 
5.2.2. Đóng góp về mặt thực tiễn ......................................................................... 93 
5.3. Hạn chế của nghiên cứu .................................................................................. 93 
5.4. Đề xuất các giải pháp ...................................................................................... 93 
5.5. Kiến nghị các nghiên cứu tương lai................................................................. 95 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 96 
PHỤ LỤC 1. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT THỬ NGHIỆM............................ 99 
PHỤ LỤC 2. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ...................................................... 105 

PHỤ LỤC 3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CRONBACH’S ALPHA KHẢO SÁT
THỬ NGHIỆM ...................................................................................................... 111 
PHỤ LỤC 4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CRONBACH’S ALPHA KHẢO SÁT
CHÍNH THỨC ...................................................................................................... 114 


PHỤ LỤC 5. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA ....................................................... 118 
PHỤ LỤC 6. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CFA ....................................................... 125 
PHỤ LỤC 7. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SEM ...................................................... 130 
PHỤ LỤC 8. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH BOOTSTRAP ...................................... 136 
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG .................................................................................. 138 


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tổng hợp các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả chuỗi cung ứng ...... 11 
Bảng 2.2. Tổng hợp các tiêu chí đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng ........................ 17
Bảng 3.1. Các công cụ nghiên cứu ............................................................................ 23 
Bảng 3.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo với các tiêu chuẩn theo Trọng và Ngọc (2008)
................................................................................................................................... 24 
Bảng 3.3. Bảng giá trị Factor Loading ...................................................................... 25 
Bảng 3.4. Mức độ phù hợp của mơ hình đo lường với dữ liệu thực tế ..................... 27
Bảng 4.1. Kinh nghiệm làm việc của chuyên gia......................................................30 
Bảng 4.2. Đơn vị công tác của chun gia ................................................................31 
Bảng 4.3. Trình độ chun mơn của chun gia .......................................................31 
Bảng 4.4. Vai trị/vị trí cơng tác của chuyên gia .......................................................32 
Bảng 4.5. Chức vụ công tác hiện tại của chuyên gia ................................................33 
Bảng 4.6. Loại hình dự án chuyên gia đã và đang tham gia .....................................33 
Bảng 4.7. Quy mô dự án lớn nhất chuyên gia đã thực hiện .....................................34 
Bảng 4.8. Tổng hợp các yếu tố rủi ro và hiệu quả chuỗi cung ứng sau khi mã hóa
(khảo sát thử nghiệm)................................................................................................34 

Bảng 4.9. Xếp hạng các biến quan sát trong trường hợp khảo sát sơ bộ ..................37 
Bảng 4.10. Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm rủi ro cung ứng .....................................40 
Bảng 4.11. Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm rủi ro chiến lược/tổ chức ......................41 
Bảng 4.12. Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm rủi ro mơi trường ..................................42 
Bảng 4.13. Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm rủi ro hoạt động ....................................43 
Bảng 4. 14. Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm rủi ro kỹ thuật ......................................43 
Bảng 4.15. Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm rủi ro hành vi/sự phối hợp ....................45 
Bảng 4.16. Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm hiệu quả chuỗi cung ứng ......................46 
Bảng 4.17. Kinh nghiệm làm việc của người khảo sát .............................................47 
Bảng 4.18. Đơn vị cơng tác của người khảo sát........................................................48 
Bảng 4.19. Trình độ chuyên môn của người khảo sát ..............................................48 
Bảng 4.20. Vai trị/vị trí cơng tác của người khảo sát...............................................49 
Bảng 4.21. Chức vụ công tác hiện tại của người khảo sát ........................................50 
Bảng 4.22. Loại hình dự án người khảo sát đã và đang tham gia .............................51 
Bảng 4.23. Quy mô dự án lớn nhất người khảo sát đã thực hiện ..............................51 


Bảng 4.24. Tổng hợp các yếu tố rủi ro và hiệu quả chuỗi cung ứng sau khi mã hóa
(khảo sát chính thức) .................................................................................................52 
Bảng 4.25. Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm rủi ro cung ứng .....................................54 
Bảng 4.26. Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm rủi ro chiến lược/tổ chức ......................55 
Bảng 4.27. Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm rủi ro mơi trường ..................................56 
Bảng 4.28. Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm rủi ro mơi trường lần 2 .........................57 
Bảng 4.29. Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm rủi ro hoạt động ....................................57 
Bảng 4.30. Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm rủi ro hoạt động lần 2 ...........................58 
Bảng 4.31. Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm rủi ro kỹ thuật .......................................59 
Bảng 4.32. Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm rủi ro hành vi/sự phối hợp ....................60 
Bảng 4.33. Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm rủi ro hành vi/sự phối hợp lần 2 ...........61 
Bảng 4.34. Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm hiệu quả chuỗi cung ứng ......................62 
Bảng 4.35. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test ........................................................63 

Bảng 4.36. Phương sai trích ......................................................................................63 
Bảng 4.37. Ma trận xoay các biến quan sát ..............................................................64 
Bảng 4.38. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test lần 2 ...............................................66 
Bảng 4.39. Phương sai trích lần 2 .............................................................................66 
Bảng 4.40. Ma trận xoay các biến quan sát lần 2......................................................67 
Bảng 4.41. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test ........................................................69 
Bảng 4.42. Kết quả Communalities – Extraction biến phụ thuộc .............................69 
Bảng 4.43. Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của mơ hình CFA biến độc lập..............72 
Bảng 4.44. Hệ số hồi quy chuẩn hóa của mơ hình CFA biến độc lập ......................73 
Bảng 4.45. Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của mơ hình CFA biến phụ thuộc .........75 
Bảng 4.46. Hệ số hồi quy chuẩn hóa của mơ hình CFA biến phụ thuộc ..................75 
Bảng 4.47. Độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích ................................................76 
Bảng 4.48. Hệ số ước lượng hồi quy khi phân tích SEM lần 1 ................................80 
Bảng 4.49. Hệ số ước lượng hồi quy chuẩn hóa khi phân tích SEM lần 1 ...............82 
Bảng 4.50. Biện luận và giải thích nhóm Rủi ro chiến lược/tổ chức (VTC) ............83 
Bảng 4.51. Hệ số ước lượng hồi quy khi phân tích SEM cuối cùng.........................86 
Bảng 4.52. Hệ số ước lượng hồi quy chuẩn hóa khi phân tích SEM cuối cùng .......88 
Bảng 4.53. Kết quả kiểm định Bootstrap ..................................................................91 


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Cấu hình một SC trong sản xuất (Vrijhoef và Koskela, 2000) ...................6 
Hình 2.2. Cấu hình điển hình của chuỗi cung ứng xây dựng truyền thống (Vrijhoef
và Koskela, 2000)........................................................................................................6
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................19 
Hình 3.2. Mơ hình SEM gồm hai mơ hình phụ.........................................................29 
Hình 3.3. Quy trình phân tích SEM ..........................................................................29
Hình 4.1. Kết quả phân tích mơ hình CFA chuẩn hóa ..............................................71 
Hình 4.2. Kết quả phân tích mơ hình CFA biến phụ thuộc ......................................74 
Hình 4.3. Mơ hình đề xuất nghiên cứu......................................................................77 

Hình 4.4. Mơ hình nghiên cứu đề xuất (Phân tích lần 1) ..........................................79 
Hình 4.5. Mơ hình phân tích SEM cuối cùng ...........................................................85 


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. PHẠM THANH HẢI
CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU

1.1. Giới thiệu chung:
Đối với Việt Nam, trong năm 2019, vốn FDI đăng ký từ Trung Quốc tăng 17% so
với năm trước, cao hơn so với mức tăng chung là 7,2%, và là mức tăng cao nhất trong
số các đối tác đầu tư lớn của Việt Nam (Hồng Kông tăng 9,1%, Singapore tăng 6,4%,
Hàn Quốc tăng 3,7%, Nhật Bản tăng 2,12%) (Theo Tạp chí tài chính, 2020).
Việc gia nhập vào thị trường thế giới và sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư FDI mang
đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và đặc biệt có tác động rất lớn đối
với ngành xây dựng. Khi đó các cơng ty xây dựng Việt Nam không những phải cạnh
tranh với các cơng ty trong nước mà cịn phải cạnh tranh với các cơng ty xây dựng
nước ngồi. Do đó, nó tạo ra áp lực đối với các bên liên quan đến dự án xây dựng để
hoàn thành các dự án trong thời gian nhất định, đảm bảo chất lượng, chi phí và tiến
độ.
Một trong những lý do chính dẫn đến năng suất thấp trong các dự án là sự xuất
hiện của các rủi ro. Mỗi con người đều phải đối mặt với các rủi ro. Tương tự như vậy
đối với các dự án, rủi ro cũng đóng một phần chính. Một khi rủi ro xảy ra, nó để lại
ảnh hưởng rất lớn đến các cơng trình xây dựng. Theo nghiên cứu của Rudolf và
Sprinler (2018), rủi ro xảy ra đã tăng lên đáng kể trong mười năm qua, những rủi ro
này được xếp vào loại khủng hoảng tài chính tồn cầu, lỗi sản phẩm, mơi trường thảm
họa, giá hàng hóa tăng đột biến và những thay đổi quy định bất ngờ. Tất cả những rủi
ro này tác động đến chuỗi cung ứng xây dựng. Rudolf và Sprinler (2018) tuyên bố
rằng các tổ chức xây dựng đang trở nên tích cực hơn trong quản lý rủi ro chuỗi cung

ứng để tăng lợi thế cạnh tranh. Các yếu tố rủi ro xảy ra trong chuỗi cung ứng của các
dự án xây dựng làm gián đoạn dòng chảy của dự án gây chậm trễ và vượt chi phí.
Khái niệm chuỗi cung ứng thường chỉ được xem xét trong ngành sản xuất và tiêu
dùng nhanh. Nhưng trong những năm gần đây, nhu cầu nghiên cứu về quản lý chuỗi
cung ứng đã tăng lên rất nhiều và được quan tâm đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng.
Tuy nhiên tại Việt Nam, việc thực hiện các nghiên cứu này còn rất hạn chế và đi sâu
hơn nữa đó là các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực xây dựng nhà xưởng. Đối với
chuỗi cung ứng tại các dự án xây dựng nhà xưởng, khách hàng, nhà thầu chính, nhà
LÊ VINH ĐIỀN - 1870114

1


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. PHẠM THANH HẢI

thiết kế, sản xuất, vận chuyển và nhà thầu phụ lắp ráp thường xuyên tương tác bằng
nhiều luồng thơng tin trong suốt q trình thiết kế, sản xuất, vận chuyển và lắp ráp.
Vì vậy, nghiên cứu này với mục tiêu xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng,
tác động của các yếu tố rủi ro đến hiệu quả chuỗi cung ứng. Nghiên cứu về các rủi ro
chuỗi cung ứng tại các dự án nhà xưởng ở Việt Nam.
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu
Từ những vấn đề trên, với mong muốn tìm kiếm/khẳng định thêm sự liên kết giữa
các yếu tố rủi ro và hiệu quả chuỗi cung ứng tác giả đã hình thành đề tài: “Ảnh hưởng
của các yếu tố rủi ro đến hiệu quả chuỗi cung ứng tại các dự án xây dựng nhà xưởng
ở Việt Nam” nhằm tiến hành giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:
-

Có những yếu tố rủi ro chuỗi cung ứng nào tại các dự án xây dựng nhà xưởng ở

Việt Nam?

-

Mức độ ảnh hưởng của các yếu rủi ro đến hiệu quả chuỗi cung ứng như thế nào?

1.3. Mục tiêu nghiên cứu:
-

Nghiên cứu tổng quan về hiệu quả chuỗi cung ứng trong ngành xây dựng;

-

Xác định và phân nhóm những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả chuỗi cung
ứng tại các dự án xây dựng nhà xưởng ở Việt Nam;

-

Phân tích, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả
chuỗi cung ứng tại các dự án xây dựng nhà xưởng ở Việt Nam;

1.4. Phạm vi nghiên cứu:
-

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09/2020 đến tháng 01/2021

-

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả chuỗi cung ứng
tại các dự án xây dựng nhà xưởng ở Việt Nam, các yếu tố thuộc các nhóm sau:

+ Nhóm rủi ro cung ứng
+ Nhóm rủi ro chiến lược/tổ chức
+ Nhóm rủi ro mơi trường
+ Nhóm rủi ro hoạt động
+ Nhóm rủi ro kỹ thuật
+ Nhóm rủi ro hành vi/sự phối hợp

LÊ VINH ĐIỀN - 1870114

2


LUẬN VĂN THẠC SĨ
-

TS. PHẠM THANH HẢI

Đối tượng khảo sát: những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, đặc
biệt là xây dựng nhà xưởng.

-

Địa điểm khảo sát: Thành phố Hồ Chí Minh.

-

Giới hạn nghiên cứu: Các dự án xây dựng nhà xưởng ở Việt Nam.

1.5. Bố cục luận văn
Chương 1. Mở đầu: Nội dung chính nhằm giới thiệu lý do hình thành đề tài, đưa ra

các thơng tin tổng quan liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đề ra mục tiêu và phạm vi
thực hiện nghiên cứu
Chương 2. Tổng quan: Trình bày các cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu,
định nghĩa các khái niệm có trong nghiên cứu, thống kê các nghiên cứu trước có liên
quan đến đề tài.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu: Trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu
bao gồm quy trình nghiên cứu, cách thức thu thập dữ liệu, cách thức xử lý dữ liệu và
các cơng cụ phân tích dữ liệu.
Chương 4. Phân tích dữ liệu: Nội dung trình bày các kết quả kiểm định mơ hình thang
đo từ bộ dữ liệu định lượng chính thức bằng phần mềm thống kê SPSS 22, AMOS
22. Thảo luận về các kết quả đạt được sau nghiên cứu.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị: Trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu, đưa ra
kết luận và kiến nghị cho nghiên cứu. Ngoài ra, nội dung cịn trình bày những hạn
chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

LÊ VINH ĐIỀN - 1870114

3


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. PHẠM THANH HẢI
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN

Mục đích chương này đưa ra cơ sở lý thuyết, để từ đó đưa ra mơ hình nghiên cứu
và hình thành các giả thuyết thể hiện mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu.
Nội dung chương này bao gồm các khái niệm nghiên cứu về rủi ro, nhà xưởng, chuỗi
cung ứng, hiệu quả chuỗi cung ứng,… Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan trước đó
và đưa ra bảng tổng hợp các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả chuỗi cung ứng

tại các dự án xây dựng nhà xưởng ở Việt Nam.
2.1. Các định nghĩa, khái niệm
2.1.1. Rủi ro và quản lý rủi ro
Rủi ro là một khái niệm khá phổ biến trong các lĩnh vực. Rủi ro thường gắn liền
những sự kiện không chắc chắn, những mối nguy hiểm hay những thiệt hại, hay những
kết quả khơng mong muốn. Tuy vậy, nó vẫn là một khái niệm trừu tượng và được các
tác giả đưa ra các nhận định khác nhau. Những định nghĩa này có thể được kể đến
như:
-

Theo Crichton (1999): Rủi ro là xác suất tạo nên sự mất mát, và phụ thuộc vào ba
yếu tố “mối nguy hiểm” (hazard) “điểm yếu” (vulnerability) và “sự mất mát tài
chính” (exposure)

-

Allan Willett (2012) cho rằng: “Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất
hiện một biến cố không mong đợi”. Quan điểm này nhận được sự ủng hộ của một
số học giả như Hardy, Blanchard, Crobough và Redding, Klup, Anghell,…

-

Trong một nghiên cứu của John Haynes (2005), và được nhắc lại một lần nữa
trong cuốn Lý thuyết Bảo hiểm và Kinh tế của Irving Pfeffer (1956) thì rủi ro là:
“khả năng xảy ra tổn thất, là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được
bằng xác suất”.

-

Tuy nhiên, quan điểm được xem là hiện đại và nhận được sự đồng tình cao là của

Frank H. Knight khi ông cho rằng: “Rủi ro là sự khơng chắc chắn có thể đo lường
được”. Cuốn Kinh tế học hiện đại của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia cũng có đề
cập đến quan điểm này.
Các định nghĩa trên dù có ít hay nhiều sự khác nhau song đều có các đặc điểm cơ

bản, đó là: “Rủi ro là khả năng xảy ra của một biến cố mà ta hồn tồn khơng chắc
LÊ VINH ĐIỀN - 1870114

4


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. PHẠM THANH HẢI

chắn (xác xuất xảy ra < 1). Hay nói cách khác, rủi ro là khả năng có sai lệch giữa sự
kiện thực tế với những điều đã được dự kiến từ trước, mà sai lệch này lớn đến mức
khó có thể chấp nhận được và mang lại tổn thất hay thiệt hại cho đối tượng gặp rủi
ro.”
Để quản lý rủi ro, Hallikas và cộng sư (2004) đã đề xuất quy trình bốn bước để
quản lý rủi ro: 1) Xác định rủi ro; 2) Đánh giá rủi ro; 3) Lựa chọn và thực hiện những
hành động để giảm khả năng xảy ra rủi ro và giảm thiểu tác động nếu chúng xảy ra;
4) Giám sát rủi ro.
Quản lý rủi ro là một chiến lược mạnh mẽ cho các nhà hoạch định dự án để phân
tích các rủi ro liên quan đến một dự án (Caddell, 2004). Bằng cách hiểu các rủi ro của
dự án, những người ra quyết định có thể tránh, giảm thiểu hoặc lập kế hoạch cho các
tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với chi phí và lịch trình, đồng thời họ có thể tận
dụng các cơ hội tiềm năng. Bằng cách quản lý rủi ro một cách hiệu quả, các nhóm dự
án có lợi thế hơn để tận dụng lợi thế của việc giảm thiểu các mối đe dọa liên quan
đến dự án của họ (Molenaar và cộng sự, 2006).

2.1.2. Chuỗi cung ứng
Christopher (2005) cho rằng: Chuỗi cung ứng là một mạng lưới kết nối các tổ chức
phụ thuộc lẫn nhau và cộng tác làm việc với nhau để kiểm sốt, quản lý và nâng cao
dịng vật liệu và thông tin từ các nhà cung cấp đến người dùng cuối cùng.
Theo Nguyễn Kim Anh (2006), tác giả giáo trình “Quản lý chuỗi cung ứng” thì
chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp nhằm
thỏa mãn nhu cầu của khác hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất,
nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ, và khách
hàng. Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các phòng ban và sự lựa chọn phân phối
nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu; biến đổi nguyên vật liệu thành
bán thành phẩm và thành phẩm; phân phối sản phẩm đến nơi.

LÊ VINH ĐIỀN - 1870114

5


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. PHẠM THANH HẢI

Hình 2.1. Cấu hình một chuỗi cung ứng trong sản xuất (Vrijhoef và Koskela, 2000)
2.1.3. Khái niệm chuỗi cung ứng xây dựng
Grilec và Mikulic (2016) cho rằng chuỗi cung ứng xây dựng là sự tích hợp của các
q trình xây dựng như nhà cung cấp vật liệu, cơ sở sản xuất và những người tham
gia vào dự án, tất cả điều này được kết hợp thơng qua dịng chảy vật liệu và thơng tin
trong suốt vòng đời dự án xây dựng. Theo một định nghĩa khác của Utomo và
Hatmoko (2008), chuỗi cung ứng trong xây dựng bao gồm luồng thông tin, vật liệu,
lao động, thiết bị, v.v.. bắt nguồn từ các bên liên quan đến dự án như nhà tư vấn,
người dùng cuối (khách hàng), nhà thầu phụ và nhà thầu chính. Do đó, chuỗi cung

ứng đóng một vai trị quan trọng trong ngành công nghiệp AEC (Kiến trúc, Kỹ thuật
& Xây dựng) và các dự án xây dựng.

Hình 2.2. Cấu hình điển hình của chuỗi cung ứng xây dựng truyền thống
(Vrijhoef và Koskela, 2000)

LÊ VINH ĐIỀN - 1870114

6


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. PHẠM THANH HẢI

Kể từ đầu những năm 1990, rất nhiều nhà nghiên cứu đã phát triển mối quan tâm
ngày càng tăng đối với chuỗi cung ứng của ngành xây dựng để phát triển các lý thuyết
quản lý chuỗi cung ứng và hiểu được những điểm yếu trong đó để đưa ra các ý tưởng
phối hợp giữa các nhà thiết kế, nhà thầu, nhà thầu phụ và nhà cung cấp.
Nhiều ý kiến cho rằng ngành xây dựng khác với các ngành khác về chuỗi cung
ứng. Kể từ khi khái niệm về chuỗi cung ứng được khởi xướng từ ngành công nghiệp
sản xuất để tăng hiệu quả trong các mục tiêu của tổ chức. Theo giải thích của Aloini
et al. (2012) rằng nguyên lý của chuỗi cung ứng là tăng hiệu lực và hiệu quả trong
việc đạt được các mục tiêu và có sự hiệp đồng tốt hơn trong ngành sản xuất. Khái
niệm này được Segerstedt và Olofsson (2010) đồng ý rằng tất cả các ngành (sản xuất
và xây dựng) bằng cách này hay cách khác đều trùng lặp. Trong khi Ahmed (2017)
bác bỏ ý tưởng bằng cách giải thích rằng sự khác biệt giữa chuỗi cung ứng sản xuất
và xây dựng. Trong chuỗi cung ứng sản xuất, vật liệu di chuyển từ nơi này đến nơi
khác và lao động/công nhân thực hiện các hành động cần thiết. Trong chuỗi cung ứng
xây dựng, sản phẩm được cố định và công nhân thực hiện các hành động cần thiết

xung quanh nó. Điều này có nghĩa là trong chuỗi cung ứng xây dựng, sản phẩm cuối
cùng trở nên quá lớn để có thể chuyển đi bất cứ đâu. Tuy nhiên, mục tiêu có một
chuỗi cung ứng vẫn khơng đổi.
2.1.4. Quản lý chuỗi cung ứng xây dựng
Một sự khác biệt chính giữa xây dựng và sản xuất là ngành xây dựng dựa trên các
dự án và mang tính chất khơng liên tục, trong khi ngành sản xuất bao gồm các quá
trình và mối quan hệ liên tục. Ngành xây dựng là một trong những ngành khá phức
tạp vì quá trình phát triển tổng thể của một dự án thường bao gồm nhiều giai đoạn
đòi hỏi nhiều loại dịch vụ riêng biệt và sự góp mặt của nhiều bên tham gia. Vì vậy,
sẽ khó kiểm sốt và quản lý các dự án xây dựng một cách hiệu quả. Sản xuất trong
xây dựng tương đối rời rạc do cách tổ chức hệ thống cung và cầu trong xây dựng theo
truyền thống.
Theo Vrijhoef và Koskela (2000), trong một quá trình xây dựng điển hình
như hình, nguyên tắc khởi xướng dự án xây dựng và thành lập tổ chức dự án xây
LÊ VINH ĐIỀN - 1870114

7


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. PHẠM THANH HẢI

dựng với tư vấn, vì khách hàng khơng phải là chun gia. Dựa trên chỉ dẫn của nguyên
tắc, kiến trúc sư và các nhà tư vấn khác chuẩn bị các bản vẽ và hồ sơ mời thầu. Khi
các hợp đồng và thủ tục đã sẵn sàng và thơng tin đã có, nhà thầu bắt đầu thực hiện dự
án xây dựng. Quá trình xây dựng bao gồm khai thác vật liệu, sản xuất các bộ phận,
kỹ thuật và lắp ráp các phần tử và xây dựng cuối cùng trên cơng trường. Thơng
thường, nhà thầu chính lo việc tuyển dụng các nhà thầu phụ và mua nguyên vật liệu
từ các nhà cung cấp.

Do đó, chuỗi cung ứng xây dựng bao gồm tất cả các quy trình kinh doanh xây
dựng, từ khởi đầu của khách hàng, thiết kế và xây dựng khái niệm và tiếp theo đến
bảo trì, thay thế và cuối cùng là ngừng hoạt động của tịa nhà, trong đó một số bên
liên quan như khách hàng, kiến trúc sư, nhà tư vấn, nhà thầu, nhà thầu phụ , nhà cung
cấp, v.v. có liên quan. Xue và cộng sự (2007) đã tuyên bố rằng “chuỗi cung ứng xây
dựng không phải là một chuỗi các doanh nghiệp xây dựng với các mối quan hệ giữa
doanh nghiệp với doanh nghiệp, mà là một mạng lưới bao gồm nhiều tổ chức và mối
quan hệ, bao gồm luồng thông tin, luồng vật liệu, dịch vụ hoặc sản phẩm và dòng vốn
giữa khách hàng, nhà thiết kế, nhà thầu và nhà cung cấp ”. Các tác giả còn định nghĩa
quản lý chuỗi cung ứng xây dựng là “sự tích hợp các quy trình kinh doanh xây dựng
chính, từ nhu cầu của khách hàng, thiết kế đến xây dựng, và các thành viên chính của
chuỗi cung ứng xây dựng, bao gồm khách hàng/chủ sở hữu, nhà thiết kế, nhà thầu,
nhà thầu phụ và nhà cung cấp”.
2.1.5. Khái niệm nhà xưởng
Nhà xưởng là loại nhà dùng để làm địa điểm tập trung nhân lực, trang thiết bị,
nguyên vật liệu... nhằm phục vụ q trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển hàng hóa
trong ngành cơng nghiệp. So với cửa hàng, văn phịng hay nhà ở..., nhà xưởng được
thiết kế với sức chứa và quy mô quản lý lớn hơn nhiều. Mỗi nhà xưởng chỉ phục vụ
cho một quy trình sản xuất nhất định (Long Hậu, 2020)
2.1.6. Hiệu quả chuỗi cung ứng
Trong nền kinh tế ngày nay, thị trường đang chuyển từ hiệu quả hoạt động của
từng công ty sang một môi trường chung, cái mà chúng ta gọi là “Hiệu quả chuỗi
cung ứng”. Hiệu quả chuỗi cung ứng đề cập đến các hoạt động mở rộng của chuỗi
LÊ VINH ĐIỀN - 1870114

8


LUẬN VĂN THẠC SĨ


TS. PHẠM THANH HẢI

cung ứng trong việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cuối, bao gồm tính sẵn có
của sản phẩm, giao hàng đúng thời hạn, tất cả hàng tồn kho cần thiết và năng lực
trong chuỗi cung ứng để đáp ứng một cách hiệu quả.
Hiệu quả chuỗi cung ứng vượt qua ranh giới của cơng ty vì nó bao gồm các vật
liệu cơ bản, các thành phần, cụm lắp ráp con, sản phẩm và phân phối thông qua các
kênh khác nhau đến khách hàng cuối cùng. Nó cũng vượt qua các dây chuyền tổ chức
có chức năng truyền thống như mua sắm, sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán hàng,
nghiên cứu và phát triển. Để giành chiến thắng trong môi trường mới, chuỗi cung ứng
cần cải tiến liên tục. Và để đạt được điều này, cần các thước đo hiệu suất, hỗ trợ cải
tiến Hiệu quả chuỗi cung ứng thay vì chỉ số hẹp dành riêng cho công ty hoặc theo
chức năng cụ thể ngăn cản các cải tiến trên tồn chuỗi.
Theo đó Hiệu quả chuỗi cung ứng được định nghĩa qua nhiều khía cạnh khác nhau:
Giao hàng gồm đúng giờ, chính xác, đáng tin cậy và tốc độ (Huo và cộng sự; 2014);
dịch vụ khách hàng gồm đáp ứng khách hàng, sự thỏa mãn của khách hàng (Kim
2013) và hỗ trợ khách hàng (Vickery, 2003; Germain, 2016; Yu, 2013); chi phí sản
xuất bao gồm tiết giảm chi phí (Devaraj, 2007); chi phí sản xuất chung và giá thành
(Wong, 2011); chất lượng của sản phẩm gồm tuổi thọ sản phẩm, hư hỏng và sự phù
hợp (Wong, 2011; Lotfi, 2013); độ linh hoạt của sản phẩm hỗn hợp gồm đặc tính mở
rộng, sự đa dạng và khả năng thay đổi nhanh (Flynn, 2010; Wong, 2013); độ linh hoạt
trong cải tiến sản phẩm gồm thời gian phát triển, thời gian giới thiệu và thời gian chờ
(Wong, 2013); kết quả kinh doanh bao gồm lợi nhuận, ROA, ROS (Flynn, 2010;
Zhao, 2015); thị trường gồm thị phần, tăng trưởng thị phần, tăng trưởng doanh thu
(Flyn, 2010; Yu, 2013 và Zhao, 2015).
Trong đề tài này, hiệu quả chuỗi cung ứng sẽ được đo lường qua khả năng điền
đầy đơn hàng, sự tin cậy trong giao hàng, sự hài lòng khách hàng, tốc độ giao hàng,
dựa trên thang đo chính từ Wagner and Bode (2008).
2.2. Tóm tắt các nghiên cứu trước liên quan đến chuỗi cung ứng
Nhiều học giả đã nghiên cứu về các đề tài liên quan đến chuỗi cung ứng dựa trên

định nghĩa về các khái niệm. Sau đây là phần tóm tắt một vài nghiên cứu chính của
các tác giả có các luận điểm làm tiền đề cho việc hình thành đề tài:
LÊ VINH ĐIỀN - 1870114

9


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. PHẠM THANH HẢI

Theo Canbakis và cộng sự (2018), đề cập đến “Mơ hình đánh giá rủi ro cho chuỗi
cung ứng”. Nghiên cứu đề xuất một phương pháp luận tổng hợp để đánh giá rủi ro
chuỗi cung ứng. Về tầm quan trọng của quản lý rủi ro chuỗi cung ứng, một mơ hình
tích hợp bao gồm Phân tích chế độ lỗi và hiệu ứng FMEA (Failure mode and effects
analysis), Quy trình phân tích thứ bậc (AHP) và Mơ hình sản phẩm có trọng số WPM
(Weighted product model) được đề xuất. Trong phạm vi phương pháp luận được đề
xuất, rủi ro chuỗi cung ứng được xác định bằng cách thu thập từ tài liệu và khảo sát
giữa các chuyên gia bao gồm các học giả và những người có kinh nghiệm trong ngành.
5 yếu tố rủi ro được đề cập đến là Rủi ro nguồn cung, Rủi ro nhu cầu, Rủi ro hoạt
động, Rủi ro tài chính và Rủi ro hậu cần. Nhưng khác với FMEA thông thường; AHP
và WP cũng được nhúng vào FMEA để cung cấp cấu trúc có trọng số. Theo kết quả
của phương pháp được đề xuất, rủi ro phụ quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng được
tìm thấy là '' Nhu cầu của khách hàng không lường trước hoặc thay đổi được ''. Tương
tự, các xếp hạng rủi ro khác cũng được thu thập.
Theo Hong Ke và cộng sư (2015), đề cập đến “Tác động của quản lý theo hợp
đồng và sự tin tưởng đối với các dự án EPC trong việc thực hiện chuỗi cung ứng xây
dựng”. Trong nghiên cứu này, SEM mô tả cấu trúc của các biến thể hiện tác động của
quản trị theo hợp đồng đối với hợp tác, quản trị theo hợp đồng đối với hiệu suất, tin
tưởng đối với hợp tác, tin cậy đối với hiệu suất và hợp tác đối với hiệu suất. Nghiên

cứu xác định hiệu quả của quản trị hợp đồng và sự tin tưởng vào các dự án EPC trong
quản lý chuỗi cung ứng xây dựng. Sử dụng các dự án EPC ở Trung Quốc làm bối
cảnh thực nghiệm, bốn phát hiện chính được nêu ra. 1) Quản trị theo hợp đồng cho
thấy tác động tích cực trực tiếp đến các dự án EPC trong việc thực hiện chuỗi cung
ứng xây dựng, nhưng tác động đến hành vi hợp tác là không đáng kể. 2) Niềm tin cho
thấy ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu suất thông qua hợp tác và một số ảnh hưởng là trực
tiếp. 3) So với ủy thác, quản trị theo hợp đồng có ảnh hưởng tích cực đáng kể hơn
đến hiệu quả hoạt động. 4) Các khía cạnh khác nhau của niềm tin có ảnh hưởng khác
nhau.
Nguyễn Nguyên Vi (2016), đề cập đến “Xác định các yếu tố gây hạn chế áp dụng
quản lý chuỗi cung ứng vào ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam”. Thông qua
LÊ VINH ĐIỀN - 1870114

10


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. PHẠM THANH HẢI

bảng khảo sát, tác giả xác định được các yếu tố gây hạn chế áp dụng SCM vào ngành
công nghiệp xây dựng Việt Nam theo quan điểm của nhà thầu chính trong giai đoạn
thi cơng. Phương pháp trị trung bình và phân tích nhân tố khám phá EFA cũng được
sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy có 7 nguyên nhân chính gây hạn chế
áp dụng SCM: 1) Do đặc tính ngành xây dựng, 2) Do khả năng tiếp cận SCM của
công ty; 3) Do thiếu nhận thức về tầm quan trọng của việc phối hợp và hỗ trợ lẫn
nhau giữa các bên tham gia dự án, 4) Do hệ thống hỗ trợ xây dựng chuỗi cung ứng
không phù hợp, 5) Do việc duy trì mối quan hệ hợp tác kém, 6) Do thiếu kinh nghiệm
ứng dụng những đổi mới, 7) Do thiếu hệ thống công nghệ thông tin phù hợp.
Lê Tiến Tùng (2015), đề cập đến “Yếu tố thành công của quản lý chuỗi cung ứng

trong xây dựng nhà thép tiền chế”. Thông qua bảng khảo sát và công cụ nghiên cứu
phân tích thành tố chính PCA, nghiên cứu đã tìm ra được 17 nhân tố chính ẩn sau các
yếu tố thành công, đại diện cho 50 yếu tố thành công của quản lý chuỗi cung ứng xây
dựng nhà thép tiền chế theo từng nhóm. Nghiên cứu thể hiện mức độ thực hiện của
các yếu tố thành công của các Nhà thầu thép tại TP. Hồ Chí Minh, từ đó đánh giá
được tình hình thực hiện thơng qua biểu đồ mạng nhện dựa theo trị trung bình đánh
giá.
Bảng 2.1. Tổng hợp các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả chuỗi cung ứng
STT

CÁC YẾU TỐ RỦI RO CHUỖI

NGUỒN

CUNG ỨNG
Rủi ro cung ứng

1

Tích hợp khơng đầy đủ thơng tin về vật liệu
và số lượng

Darko and Pärn (2016)
Luo, Shen, Xu, et al. (2019)
Tazehzadeh (2014)
Aloini et al. (2012)

2

Sự quản lý hàng tồn kho không phù hợp của Kumar, Nandhini and Jeya

nhà cung cấp

(2017)
Tazehzadeh (2014)

LÊ VINH ĐIỀN - 1870114

11


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. PHẠM THANH HẢI

CÁC YẾU TỐ RỦI RO CHUỖI

STT

Sự chậm trễ của các bên liên quan trong
3

việc đồng thời giải quyết các vấn đề kỹ
thuật
Lựa chọn nhà cung cấp khơng phù hợp, tìm

4

nguồn cung ứng và mua hàng khơng mang
tính chiến lược


5

NGUỒN

CUNG ỨNG

Thiếu các thủ tục giải quyết xung đột

Aloini et al. (2012)
Rudolf and Spinler (2018)
Darko and Pärn (2016)
Rao and Goldsby (2009)
Rudolf and Spinler (2018)
Tazehzadeh (2014)
Darko and Pärn (2016)
Tazehzadeh (2014)
Aloini et al. (2012)

6

Khơng có hệ thống quản lý hợp đồng

Kumar, Nandhini and Jeya
(2017)
Rao and Goldsby (2009)

7

Thiếu giao tiếp giữa nhà cung cấp, nhà thầu


Darko and Pärn (2016)

và nhà tư vấn

Tazehzadeh (2014)
Aloini et al. (2012)

8

Kinh nghiệm của nhà tư vấn không đầy đủ

Darko and Pärn (2016)
Kumar, Nandhini and Jeya
(2017)
Aloini et al. (2012)

9

Lựa chọn vật liệu muộn do thị trường có sẵn Kumar, Nandhini and Jeya
rất nhiều

(2017)
Rao and Goldsby (2009)

10

Lựa chọn sai phương thức vận tải

11


Các cấu kiện đúc sẵn được phân phối nhầm

LÊ VINH ĐIỀN - 1870114

Tham khảo ý kiến chuyên
gia
Luo, Shen, Xu, et al. (2019)

12


×