Tải bản đầy đủ (.docx) (135 trang)

Luận văn thạc sĩ kế toán kiểm toán (FULL) ảnh hưởng của quản trị công ty đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 135 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Ảnh hưởng của quản trị công ty đến
chất lượng thơng tin kế tốn trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” là cơng trình
nghiên cứu của riêng tơi.
Những thông tin và tài liệu sử dụng được chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh
mục tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào từ trước đến nay và tơi hồn tồn chịu trách nhiệm
về tính xác thực của luận văn.
TP.HCM, ngày ….tháng…..năm 2016
Tác giả

Trương Thị Kim Thủy


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC PHỤ LỤC
TĨM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................... 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 2
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 2


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 3
1.6. Đóng góp của luận văn................................................................................ 4
1.7. Kết cấu của luận văn................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU........5
2.1. Cơ sở lý thuyết............................................................................................ 5
2.1.1. Các lý thuyết nền được sử dụng nhằm xác định các nhân tố thuộc cơ chế
QTCT có ảnh hưởng đến CLTTKT trên BCTC................................................. 5
2.1.1.1. Lý thuyết đại diện (Agency theory)............................................... 5
2.1.1.2. Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymmetric information).........6
2.1.1.3. Lý thuyết thơng tin hữu ích (Decision usefulness theory)..............7
2.1.1.4. Vận dụng các lý thuyết vào nội dung nghiên cứu..........................7


2.2. Cơ sở lý thuyết về quản trị công ty............................................................. 8
2.2.1. Khái niệm quản trị công ty................................................................... 8
2.2.2. Phân biệt quản trị công ty và quản lý công ty....................................... 9
2.2.3. Nguyên tắc cơ bản của quản trị công ty.............................................. 10
2.2.4. Khuôn khổ pháp lý về quản trị công ty tại Việt Nam.......................... 11
2.3. Chất lượng thơng tin kế tốn..................................................................... 13
2.3.1. Chất lượng thơng tin........................................................................... 13
2.3.2. Thơng tin kế tốn................................................................................ 14
2.3.3. Chất lượng thơng tin kế tốn............................................................... 15
2.3.3.1. Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế tốn tài chính quốc tế... 16
2.3.3.2. Quan điểm hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ.........17
2.3.3.3. Quan điểm hội tụ IASB – FASB.................................................. 18
2.3.3.4. Quan điểm của chuẩn mực kế toán Việt Nam.............................. 18
2.4. Tổng quan các nghiên cứu trước............................................................... 20
2.4.1. Nghiên cứu về CLTTKT trên BCTC.................................................. 20
2.4.2. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT trên BCTC.......26

2.4.3. Nghiên cứu về ảnh hưởng của QTCT đến CLTTKT trên BCTC........30
2.5. Nhận xét về các nghiên cứu trước và xác định vấn đề cần nghiên cứu.....37
2.5.1. Nhận xét các cơng trình nghiên cứu nước ngồi................................. 37
2.5.2. Nhận xét các cơng trình nghiên cứu trong nước.................................38
2.5.3. Xác định khe hổng nghiên cứu........................................................... 38
2.6. Các đặc điểm thuộc cơ chế QTCT ảnh hưởng đến CLTTKT trên BCTC. 39
2.6.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu về sự tác động của QTCT đến CLTTKT 39
2.6.2. Nhận diện các nhân tố thuộc QTCT ảnh hưởng đến CLTTKT trên BCTC.....39
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 42
3.1. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 42
3.1.1 Khung nghiên cứu................................................................................ 42
3.1.2. Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính.................................. 43
3.1.3. Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng.......................45
3.2. Thiết kế nghiên cứu.................................................................................. 45


3.2.1..................................Phương pháp đo lường CLTTKT trên BCTC
45
3.2.2. Xây dựng giả thuyết về các nhân tố thuộc QTCT ảnh hưởng đến CLTTKT
trên BCTC của các DN niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM 47
3.2.2.1. Việc kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT và CEO.....................47
3.2.2.2. Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập................................................... 48
3.2.2.3. Quy mô HĐQT............................................................................ 49
3.2.2.4. Tỷ lệ thành viên ban kiểm sốt có chun mơn về kế tốn..........50
3.2.2.5. Tỷ lệ cổ phần của ban giám đốc................................................... 51
3.2.2.6. Tỷ lệ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.................................... 52
3.2.2.7. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước............................................. 52
3.2.2.8. Các biến kiểm sốt....................................................................... 53
3.2.3. Mơ hình hồi quy các nhân tố thuộc QTCT đến CLTTKT trên BCTC 54 3.3.
Quy trình chọn mẫu nghiên cứu................................................................... 56

3.4. Thu thập dữ liệu........................................................................................ 58
3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu.................................................................. 59
3.5.1. Thống kê mơ tả................................................................................... 59
3.5.2. Phân tích hồi quy đa biến................................................................... 59
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................64
4.1. Kết quả hồi quy mơ hình đo lường chất lượng thơng tin kế tốn..............64
4.2. Phân tích ảnh hưởng của QTCT đến CLTTKT trên BCTC.......................65
4.2.1. Mơ tả mẫu nghiên cứu........................................................................ 65
4.2.2. Phân tích thống kê mơ tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu....................66
4.2.3. Phân tích hồi quy................................................................................ 68
4.2.3.1. Lựa chọn mơ hình thích hợp cho phân tích hồi quy.....................68
4.2.3.2. Kiểm định vi phạm giả thiết hồi quy........................................... 70
4.2.3.3. Kiểm định hệ số hồi quy.............................................................. 72
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................... 77
5.1. Kết luận..................................................................................................... 77
5.2. Kiến nghị.................................................................................................. 79


5.2.1. Một số kiến nghị nhằm cải thiện tình hình QTCT qua đó nâng cao CLTTKT
trên BCTC đối với các DN niêm yết............................................................ 79
5.2.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp niêm yết..................................... 81
5.3. Những hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu trong tương lai..........81
5.3.1. Hạn chế của luận văn.......................................................................... 81
5.3.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai...................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT

Viết tắt
BCTC

Tên tiếng Việt
Báo cáo tài chính

BKS
BTC

Ban kiểm sốt
Bộ Tài chính

DN

Doanh nghiệp

HĐQT

Hội đồng quản trị

QTCT

Quản trị cơng ty

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TIẾNG NƯỚC NGỒI
Viết tắt

CEO
FASB
IASB
IFC
IFRS
OECD
ROA

Tên tiếng Anh
Chief Executive Officer

Tên tiếng Việt
Giám đốc điều hành

Financial Accounting Standard Hội đồng chuẩn mực kế tốn
Board

tài chính Hoa Kỳ

International Accounting

Hội đồng chuẩn mực kế toán

Standard Board

quốc tế

International Finance
Corporation


Tổ chức Tài chính quốc tế

International Financial

Chuẩn mực báo cáo tài chính

Reporting Standard

quốc tế

Organization for Economic

Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Cooperation and Development

kinh tế

Return On Assets

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên
tổng tài sản


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các bộ luật và quy định chính ảnh hưởng đến QTCT.........................12
Bảng 2.2. Các thuộc tính chất lượng thơng tin....................................................13
Bảng 3.1. Mô tả cách đo lường các biến nghiên cứu...........................................55
Bảng 4.1. Kết quả hồi quy mơ hình (1) theo các phương pháp...........................64

Bảng 4.2. Thống kê mẫu nghiên cứu theo ngành................................................65
Bảng 4.3. Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu...........................66
Bảng 4.4. Kết quả hồi quy mơ hình (2) theo các phương pháp...........................69
Bảng 4.5. Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu.............71
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định hệ số hồi quy theo mơ hình FEM..........................72

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Khung nghiên cứu của luận văn.........................................................42

HÌNH VẼ
Hình 2.1. Quan hệ kiểm sốt quản trị....................................................................6
Hình 2.2. Hệ thống QTCT.....................................................................................9
Hình 2.3. Sự khác biệt giữa QTCT và quản lý cơng ty........................................10
Hình 3.1. Mơ hình nghiên cứu.............................................................................44


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Tóm tắt các kết quả nghiên cứu chính liên quan đến luận văn
Phụ lục 02: Danh sách chuyên gia
Phụ lục 03: Phiếu phỏng vấn chuyên gia
Phụ lục 04: Danh sách 101 DN niêm yết trong mẫu nghiên cứu
Phụ lục 05: Dữ liệu các biến trong mơ hình nghiên cứu
Phụ lục 06: Kết quả hồi quy mơ hình (1) theo Pooled OLS
Phụ lục 07: Kết quả hồi quy mơ hình (1) theo mơ hình FEM
Phụ lục 08: Kết quả hồi quy mơ hình (1) theo mơ hình REM
Phụ lục 09: Kết quả kiểm định Likelihood giai đoạn 1
Phụ lục 10: Kết quả kiểm định Hausman giai đoạn 1
Phụ lục 11: Kết quả thống kê mô tả các biến nghiên
cứu
Phụ lục 12: Kết quả hồi quy mơ hình (2) theo Pooled OLS

Phụ lục 13: Kết quả hồi quy mơ hình (2) theo mơ hình FEM
Phụ lục 14: Kết quả hồi quy mơ hình (2) theo mơ hình REM
Phụ lục 15: Kiểm định Likelihood giai đoạn 2
Phụ lục 16: Kiểm định Hausman giai đoạn 2
Phụ lục 17: Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu
Phụ lục 18: Kiểm định phương sai sai số thay đổi (kiểm định Wald)
Phụ lục 19: Kiểm định tự tương quan (kiểm định Wooldridge)
Phụ lục 20: Kết quả hồi quy mơ hình FEM theo phương pháp
GLS


TĨM TẮT
Luận văn tìm hiểu ảnh hưởng của cơ chế quản trị cơng ty đến chất lượng
thơng tin kế tốn trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng
khoán TP.HCM. Với dữ liệu được thu thập từ 101 doanh nghiệp niêm yết trên
sàn chứng khoán TP.HCM giai đoạn 2010 – 2014, tác giả đã sử dụng mơ hình
chất lượng dồn tích của Kothari và cộng sự (2005) nhằm đo lường chất lượng
thơng tin kế tốn trên BCTC như nghiên cứu của Ran và cộng sự (2015). Luận
văn đã tìm thấy mối tương quan thuận giữa tỷ lệ sở hữu cổ phần của ban giám
đốc và chất lượng thông tin kế toán trên BCTC; mối tương quan nghịch giữa
việc kiêm nhiệm đồng thời hai chức danh chủ tịch HĐQT - tổng giám đốc điều
hành, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập và chất lượng thơng tin kế tốn trên BCTC.
Ngoài ra, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cũng có
mối tương quan nghịch với chất lượng thơng tin kế tốn trên BCTC.


10

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Thơng tin kế tốn có vai trị hết sức quan trọng đối với công tác quản lý ở cấp
độ vi mô cũng như ở cấp độ vĩ mơ. Nó cung cấp thông tin cho các cấp quản lý,
HĐQT, các cơ quản quản lý Nhà nước, chủ nợ, khách hàng và là cơng cụ hỗ trợ
đắc lực giúp nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp. Để thể hiện
được vai trò quan trọng này đòi hỏi thơng tin kế tốn mà DN cung cấp cho các
đối tượng sử dụng nói chung và nhà đầu tư nói riêng phải có chất lượng. Theo
Kann
& Strong (1998) thì việc đo lường chất lượng thơng tin có tính chất cảm tính và
sự khác biệt giữa thơng tin u cầu và thơng tin đạt được càng nhỏ thì chất
lượng thơng tin càng cao. Thơng tin kế tốn nói chung và đặc biệt là thơng tin
kế tốn được cơng bố trên thị trường chứng khoán đang thể hiện nhiều vấn đề
bất cập như thiếu minh bạch, mang nặng tính hình thức hơn nội dung, sai lệch số
liệu kế toán đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận trước và sau kiểm toán và chủ yếu
phục vụ cho việc thanh tra, quyết toán thuế (Lê Hoàng Phúc, 2011; Phạm Thị
Kim Yến, 2014) làm giảm khả năng cạnh tranh và uy tín của các DN Việt Nam.
Nguyên nhân nào dẫn đến sự sai lệch và thiếu minh bạch của thơng tin kế
tốn? Liệu rằng cơ chế QTCT có ảnh hưởng đến CLTTKT trên BCTC hay
khơng? QTCT tốt tăng cường khả năng tiếp cận của DN với các nguồn vốn bên
ngoài, giúp nâng cao giá trị DN (Nguyễn Trường Sơn, 2010). Mối quan hệ giữa
QTCT và CLTTKT trên BCTC đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngồi nước có thể kể đến như: Cao Nguyễn Lệ Thư, 2014;
Phan Minh Nguyệt, 2014; Nguyễn Trọng Nguyên, 2015; Lê Thị Hương Giang,
2015; Đoàn Thị Mỹ Thương, 2015; Byard et al, 2006; Klai và Omri, 2011; Qin
và Wenyao, 2011; Holtz và Sarlo Neto, 2014; Ran et al, 2015. Tuy nhiên, các
nghiên cứu được thực hiện trong nước đo lường CLTTKT trình bày trên BCTC
theo nhiều cách thức khác nhau và còn giới hạn về số lượng mẫu nghiên cứu
dẫn đến giữa các kết quả nghiên cứu còn nhiều điểm khác biệt.


Với mong muốn tìm hiểu ảnh hưởng của QTCT đến CLTTKT trên BCTC

cũng như đóng góp vào kho tài liệu nghiên cứu về vấn đề này, tác giả đã chọn
đề tài “Ảnh hưởng của quản trị công ty đến chất lượng thơng tin kế tốn
trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của đề tài là xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
thuộc QTCT đến CLTTKT trên BCTC của các DN niêm yết trên sàn chứng
khoán TP.HCM.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định các nhân tố thuộc QTCT có ảnh hưởng đến CLTTKT trên BCTC của
các DN niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc QTCT ảnh hưởng đến
CLTTKT trên BCTC.
- Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm cải
thiện cơ chế QTCT qua đó góp phần nâng cao CLTTKT trên BCTC.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả đã đặt ra một số câu hỏi
nghiên cứu như sau:
- Câu hỏi nghiên cứu 1: Các nhân tố nào thuộc QTCT có ảnh hưởng đến CLTTKT
trên BCTC?
- Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc QTCT đến
CLTTKT trên BCTC như thế nào?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ảnh hưởng của QTCT đến CLTTKT trên
BCTC của các DN niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM.


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tìm hiểu ảnh hưởng của QTCT đến chất lượng thơng tin kế tốn tài
chính được trình bày trên BCTC năm đã được kiểm tốn của các DN niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM. Số liệu sử dụng trong phân tích được
thu thập từ BCTC năm đã kiểm toán trong giai đoạn 2009 – 2014 và báo cáo
thường niên trong giai đoạn 2010 – 2014. Tuy nhiên, CLTTKT trên BCTC chỉ
được nghiên cứu dưới góc độ tính trung thực của thơng tin trên báo cáo kết quả
kinh doanh của DN. Tính trung thực của thông tin trên báo cáo kết quả kinh
doanh được đo lường theo mơ hình dồn tích của Kothari và cộng sự (2005).
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, cụ thể:
- Phương pháp định tính: thực hiện các phương pháp cụ thể như nghiên cứu tài
liệu, tổng hợp, phân tích, so sánh, lấy ý kiến chuyên gia để tổng quát hóa cơ sở lý
thuyết về QTCT và CLTTKT và xác định các nhân tố thuộc QTCT có ảnh hưởng
đến CLTTKT. Tác giả phân loại, đánh giá và chọn lọc nhiều nghiên cứu chuyên
sâu có liên quan trực tiếp đến đề tài đã được thực hiện trong và ngồi nước, các
quy định, thơng lệ được chấp nhận chung và các thông tin thứ cấp có liên quan
đến BCTC và báo cáo thường niên của các DN niêm yết trên sàn chứng khoán
TP.HCM để tiến hành phân tích, tổng hợp, làm rõ vấn đề nghiên cứu. Kết quả
của các nghiên cứu trước cũng là căn cứ để tác giả lựa chọn và vận dụng mơ
hình phù hợp nhằm đo lường CLTTKT trên BCTC cũng như nhận diện các nhân
tố thuộc QTCT đến CLTTKT.
- Phương pháp định lượng: thu thập dữ liệu thứ cấp từ BCTC năm đã kiểm toán và
báo cáo thường niên của các DN niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM, xây
dựng mơ hình hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là CLTTKT trên BCTC và các
biến độc lập thể hiện các đặc điểm của cơ chế QTCT. Tác giả lựa chọn mơ hình
ước lượng hồi quy phù hợp với dạng dữ liệu thu thập, kiểm định giả thuyết, đo
lường mức độ ảnh hưởng của QTCT đến CLTTKT trên BCTC của các DN niêm
yết trên sàn chứng khoán TP.HCM.



Ngoài ra, trên cơ sở xem xét các yếu tố thuộc QTCT có ảnh hưởng đến
CLTTKT trên BCTC, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp và suy luận để
kiến nghị một số giải pháp cải thiện tình hình QTCT qua đó góp phần nâng cao
CLTTKT trên BCTC của các DN niêm yết trên sàn chứng khốn TP.HCM.
1.6. Đóng góp của luận văn
- Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc QTCT đến
CLTTKT trong trường hợp các DN niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM. Tác
giả đã đo lường CLTTKT dựa theo mơ hình chất lượng dồn tích của Kothari và
cộng sự (2005) - mơ hình có hiệu quả cao trong việc nhận diện gian lận trên
BCTC trong nghiên cứu của Jones và cộng sự (2008).
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo đối với các cơ quan hữu
quan của Nhà nước, các DN niêm yết, đối tượng sử dụng thơng tin kế tốn nói
chung và các nhà đầu tư nói riêng.
1.7. Kết cấu của luận văn
Luận văn được thực hiện bao gồm tổng cộng 83 trang (chưa kể phần tóm tắt,
danh mục, phụ lục và tài liệu tham khảo). Luận văn được kết cấu thành 5 chương
như sau:
- Chương 1: Giới thiệu
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Các lý thuyết nền được sử dụng nhằm xác định các nhân tố thuộc cơ chế
QTCT có ảnh hưởng đến CLTTKT trên BCTC
2.1.1.1. Lý thuyết đại diện (Agency theory)
QTCT được xây dựng và phát triển dựa trên lý thuyết được cho là nền tảng và

phổ biến nhất là lý thuyết đại diện. Lý thuyết đại diện thể hiện mối quan hệ giữa
người chủ (cổ đông) và người đại diện quản lý phụ trách việc điều hành, giám sát
các hoạt động hàng ngày của công ty. Theo lý thuyết này chính sự phân tách giữa
quyền sở hữu và quản lý, có thể dẫn đến việc nhà quản lý hành động khơng nhằm
mục tiêu tối đa hóa giá trị của cổ đơng, do đó cần một cơ chế kiểm sốt nhằm
bảo vệ lợi ích hợp pháp của cổ đông (Jensen và Meckling, 1976). Lý thuyết đại
diện đề cập đến mối quan hệ hợp đồng giữa một bên là người chủ sở hữu vốn
của công ty và một bên khác là người quản lý - người đại diện thực hiện các
quyết định của cơng ty. Vấn đề chính là làm thế nào để người đại diện làm việc
vì lợi ích cao nhất cho người người chủ khi họ có lợi thế về thơng tin hơn người
chủ và có những lợi ích khác với lợi ích của những ơng chủ này. Những người
chủ sở hữu luôn mong muốn người đại diện của họ tối đa hóa giá trị DN nhằm
mang lại lợi ích cao nhất cho mình nhưng đây có thể khơng phải là mục tiêu của
người đại diện. Sự xung đột về lợi ích này thường được ví như mối quan hệ giữa
Ông chủ - Người làm thuê. Vấn đề này liên quan tới cách mà các ông chủ
khuyến khích người làm th hành động vì lợi ích của các ơng chủ. Nhưng đơi
khi vì mục tiêu vụ lợi, người làm thuê có thể hành động một cách thiếu trung
thực, thậm chí thiếu năng lực gây ra các loại chi phí tác nhân làm giảm giá trị
của DN (Tricker, 2012).
Ngồi ra, những xung đột về lợi ích có thể tồn tại ngay trong mỗi bộ phận
quản trị của công ty như giữa các cổ đông với nhau (cổ đơng đa số và thiểu số,
kiểm sốt và khơng kiểm soát, cá nhân và tổ chức), giữa các thành viên của
HĐQT (điều hành và không điều hành, bên trong và bên ngoài, độc lập và phụ
thuộc) (IFC, 2010). Mối quan hệ kiểm sốt quản trị được thể hiện trong hình 1.1
dưới đây


Người chủ (cổ đông)
Ký hợp đồng với


Hưởng lợi từ

Người đại diện (thành viên
Hình 2.1. Quan hệ kiểm sốt quản trị
Nguồn: Tricker (2012, trang 396)
2.1.1.2. Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymmetric information)
G.A. Akerlof là người đầu tiên giới thiệu về lý thuyết bất cân xứng thông tin

vào năm 1970. Ơng cơng bố nghiên cứu của mình trong bài viết “The
Market for ‘Lemons’: Quality Uncertainly and the Market Machanism” được coi
là nền tảng cho lý thuyết bất cân xứng thông tin. Bất cân xứng thông tin xảy ra
khi các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thơng tin, người mua khơng có
thơng tin xác thực, đầy đủ và kịp thời dẫn tới trả giá thấp hơn giá trị thực của
hàng hóa. Hậu quả là người bán khơng cịn động lực để sản xuất hàng hóa có giá
trị và có xu hướng cung cấp những sản phẩm trung bình trên thị trường. Bất cân
xứng thơng tin cịn gây ra rủi ro đạo đức và độc quyền về thông tin. Bất cân
xứng thơng tin trên thị trường chứng khốn xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu
tư sở hữu thông tin riêng hoặc khi DN hoặc những người quản lý DN có nhiều
thơng tin hơn so với các nhà đầu tư. Vì vậy có thể dẫn tới hiện tượng che đậy các
thông tin bất lợi, thổi phồng các thông tin có lợi hoặc cung cấp thơng tin một
cách khơng cơng bằng đối với các nhóm nhà đầu tư khác nhau. Do bất cân xứng
thông tin làm cho giá cổ phiếu khơng phản ánh đúng tình hình hoạt động của DN
dẫn đến các nhà đầu tư không thể xác định được lợi nhuận kỳ vọng một cách
chính xác khi tham gia đầu tư. Một số nhà đầu tư có được nhiều thông tin hơn sẽ
thu được lợi nhuận cao hơn trong khi một số nhà đầu tư khác sẽ phải bỏ ra chi
phí cao hơn so với chi phí thị trường do việc thiếu hụt những thông tin tốt. Điều
tất yếu là những nhà đầu tư có ít thơng tin khơng thành cơng trên thị trường và có
xu hướng rời bỏ thị trường. Bất cân xứng thông tin sẽ dẫn đến hai hệ quả phổ
biến nhất là sự lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức. Nếu tình



trạng bất cân xứng thông tin diễn ra liên tục và kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường và sự sụp đổ thị trường chứng
khốn là hồn tồn có thể xảy ra.
2.1.1.3. Lý thuyết thơng tin hữu ích (Decision usefulness theory)
Lý thuyết thơng tin hữu ích ra đời vào những năm 1960 định hướng cho việc
sử dụng thông tin kế tốn hữu ích phục vụ cho việc ra quyết định. Trong những
năm 1980, lý thuyết này được xem là lý thuyết nền tảng trong quá trình xây
dựng các chuẩn mực BCTC quốc tế. Lý thuyết hướng đến tính hữu ích của thông
tin đối với người sử dụng hơn là đáp ứng các yêu cầu pháp luật. Trên cơ sở của
lý thuyết thì mục đích của BCTC là cung cấp thơng tin kế tốn hữu ích và thích
hợp cho các đối tượng sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế. Ngồi ra, lý
thuyết thơng tin hữu ích cũng đề cập đến các khái niệm về cân bằng lợi ích – chi
phí, một trong những khía cạnh quan trọng cần xem xét khi thiết lập các tiêu
chuẩn (Godfrey và cộng sự, 2003). Theo lý thuyết thơng tin hữu ích, thơng tin kế
tốn tài chính được thiết lập dựa trên các giả thiết:
- Tồn tại sự mất cân xứng thông tin giữa người lập BCTC và người sử dụng
thông tin.
- Nhu cầu của người sử dụng thơng tin kế tốn là khơng được xác định trước và
cần được xác định thông qua các dẫn chứng cụ thể.
- Tính hữu ích của thơng tin được đánh giá trong mối tương quan lợi ích - chi phí
khi cung cấp thơng tin kế tốn.
2.1.1.4. Vận dụng các lý thuyết vào nội dung nghiên cứu
Lý thuyết đại diện có vai trị xem xét cơ cấu quản trị của công ty nhằm hạn
chế xung đột xảy ra giữa chủ sở hữu vốn – nhà quản lý và là lý thuyết nền tảng
cho nghiên cứu về QTCT (Jensen và Meckling, 1976). Một trong những vấn đề
mà lý thuyết đại diện đặt ra đó là việc thiết lập một HĐQT như thế nào nhằm
đạt được mục tiêu bảo vệ lợi ích của các cổ đơng – người chủ thực sự của
công ty. Khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lý thuyết đại diện, nhà nghiên
cứu không cần thâm nhập vào phòng họp HĐQT hay tiếp cận với từng thành

viên HĐQT mà hầu hết nghiên cứu sử dụng thông tin về các thông lệ QTCT và
hiệu quả hoạt động có


sẵn trên các website như báo cáo của HĐQT, BCTC đã được kiểm toán (Tricker,
2012). Mặt khác, theo lý thuyết bất cân xứng thông tin, ban giám đốc với lợi thế
trong việc điều hành các hoạt động của DN và khả năng tiếp cận thơng tin tương
đối dễ dàng có làm cho họ có nhu cầu tư lợi, điều chỉnh số liệu báo cáo theo ý
kiến chủ quan của mình? Sự bất cân xứng về thơng tin có thể dẫn đến sự thiếu
minh bạch của thơng tin kế tốn cơng bố trong khi đó các đối tượng sử dụng
BCTC ln mong muốn được cung cấp các thơng tin kết tốn hữu ích, thích
hợp và kịp thời cho việc ra quyết định. Tóm lại, việc tìm hiểu lý thuyết đại diện,
lý thuyết bất cân xứng thông tin và lý thuyết thông tin hữu ích giúp tác giả có
thêm cơ sở cho việc nhận diện các nhân tố thuộc QTCT có ảnh hưởng đến
CLTTKT trên BCTC.
2.2. Cơ sở lý thuyết về quản trị cơng ty
2.2.1. Khái niệm quản trị cơng ty
Khơng có một định nghĩa duy nhất về QTCT có thể áp dụng cho mọi trường
hợp và mọi thể chế.
Theo IFC (2010) thì QTCT là “những cơ cấu và những quá trình để định
hướng và kiểm sốt cơng ty”. Năm 1999, tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD) đã xuất bản một tài liệu mang tên “Các nguyên tắc QTCT” và đưa ra
định nghĩa chi tiết hơn về QTCT: QTCT là những biện pháp nội bộ để điều hành
và kiểm sốt cơng ty, liên quan tới các mối quan hệ giữa ban giám đốc, HĐQT
và các cổ đông của một cơng ty với các bên có quyền lợi liên quan. QTCT cũng
tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty, và xác định các phương tiện
để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động của
công ty. Vào năm 2004, trong tài liệu “Các nguyên tắc QTCT của OECD năm
2004” đưa ra khái niệm về QTCT tương tự khái niệm trước đó “QTCT liên quan
tới một tập hợp các mối quan hệ giữa ban giám đốc, HĐQT, cổ đông và các bên

có quyền lợi liên quan khác. QTCT cũng thiết lập cơ cấu qua đó giúp xây dựng
mục tiêu của công ty, xác định phương tiện để đạt được các mục tiêu đó, và giám
sát hiệu quả thực hiện mục tiêu.” Theo Quyết định 12/2007/QĐ-BTC về việc
ban hành các quy chế QTCT áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao
dịch Chứng khoán/Trung tâm Giao dịch Chứng khoán “QTCT là hệ thống các
quy tắc để đảm bảo cho công ty được


định hướng điều hành và được kiểm soát một cách có hiệu quả vì quyền lợi của
cổ đơng và những người liên quan đến cơng ty.”
Nhìn chung các khái niệm về QTCT dù được diễn đạt cụ thể hay khái quát đều
có một số điểm chung và có thể tóm lược như sau: QTCT là một hệ thống các
mối quan hệ, được xác định bởi các cơ cấu và quy trình. Những mối quan hệ này
có thể liên quan tới các bên có lợi ích khác nhau nhưng tất cả các bên đều liên
quan đến việc định hướng và kiểm sốt cơng ty. Hệ thống QTCT cơ bản và các
mối quan hệ giữa những thể chế quản trị trong công ty được mơ tả trong Hình
2.2

Các cổ đơng (Đại hội đồng cổ đông)
Bổ nhiệm và miễn nhiệm

C
ấp
vố
n

Đại diện và báo cáo

Các thành viên HĐQT
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, chỉ đạo, giám sát


Báo cáo và trả lời

B
áo

o
m
ột

ch
mi
nh
bạ

Các thành viên Ban giám đốc
Hình 2.2. Hệ thống QTCT
Nguồn: Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), tháng 3 năm 2004
2.2.2. Phân biệt quản trị công ty và quản lý công ty
QTCT và quản lý công ty là hai khái niệm không thể bị nhầm lẫn. QTCT tập
trung vào các cơ cấu và quy trình của cơng ty nhằm đảm bảo sự cơng bằng, tính
minh bạch, tính trách nhiệm và tính giải trình. QTCT xác định quyền hạn và
trách nhiệm giữa các nhóm lợi ích, các thành viên khác nhau trong công ty bao
gồm: các cổ đơng, HĐQT, ban điều hành, ban kiểm sốt và những người liên
quan khác như người lao động, nhà cung cấp. Trong khi đó, quản lý cơng ty chỉ
tập trung vào các công cụ cần thiết để điều hành công ty. Như vậy, QTCT được
đặt ở một tầm cao hơn nhằm đảm bảo rằng công ty sẽ được quản lý để có thể
phục vụ tốt nhất lợi ích của các cổ đơng. Tuy nhiên, có một mảng chung giữa
hai lĩnh vực này là mảng chiến lược, bởi nó được xem xét ở cấp độ quản lý công
ty lẫn cấp độ QTCT.



Giải trình
và giám
sát

QTCT

Quản trị chiến lược

Quản lý điều hành
Quyết định và Kiểm
sốt Quản lý hoạt động

Quản lý cơng ty

Hình 2.3. Sự khác biệt giữa QTCT và quản lý công
ty
Nguồn: Robert I. Tricker, 1984
Nếu quản lý công ty thiên về vấn đề điều hành, kiểm soát và xử lý các vấn đề
hàng ngày tại cơng ty trong q trình triển khai thực hiện các chiến lược đã được
hoạch định từ trước thì QTCT nằm ở vị thế cao hơn là tập trung vào chiến lược,
định hướng phát triển công ty và kiểm soát việc thực hiện chiến lược cũng như
đánh giá các kết quả đạt được. Trong sơ đồ tổ chức của một cơng ty, HĐQT đại
diện cho quản trị cịn ban giám đốc có thể được xem là đại diện cho cấp quản lý.
2.2.3. Nguyên tắc cơ bản của quản trị cơng ty
Trên thế giới, có hơn 200 bộ quy chế QTCT được xây dựng cho hơn 72 quốc
gia và vùng lãnh thổ. Phần lớn những quy tắc này tập trung vào vai trò của BKS
hoặc HĐQT. Trong số những quy tắc này, chỉ có “Các nguyên tắc QTCT của
OECD” là có hướng dẫn cho cả nhà hoạch định chính sách lẫn các DN, đề cập

một cách khá đầy đủ các lĩnh vực trong phạm vi QTCT: quyền của các cổ đơng,
các bên có quyền lợi liên quan, việc cơng bố thông tin và các thông lệ trong hoạt
động của HĐQT (IFC, 2010). Các nguyên tắc QTCT của OECD đã được chấp
nhận rộng rãi trên thế giới như là một khuôn khổ chuẩn mực và là một tài liệu
tham khảo chuẩn trong lĩnh vực QTCT. Bộ nguyên tắc này được xuất bản lần
đầu vào năm 1999, sau đó được chỉnh sửa vào năm 2004. Khuôn khổ QTCT
của OECD được xây dựng dựa trên bốn giá trị cốt lõi: sự công bẳng, tính trách
nhiệm, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Sáu nguyên tắc QTCT của
OECD gồm:


- Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ QTCT hiệu quả: khn khổ QTCT cần
thúc đẩy tính minh bạch và hiệu quả của thị trường, phù hợp với quy định của
pháp luật và phân định rõ ràng trách nhiệm giữa các cơ quan giám sát, quản lý và
cưỡng chế thực thi.
- Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản: khuôn khổ QTCT bảo vệ và
tạo điều kiện thực hiện quyền của cổ đông.
- Đối xử bình đẳng đối với cổ đơng: khn khổ QTCT cần đảm bảo sự đối xử
bình đẳng với mọi cổ đơng, trong đó có cổ đơng thiểu số và cổ đơng nước ngồi.
Mọi cổ đơng phải có cơ hội khiếu nại hiệu quả khi quyền của họ bị vi phạm.
- Vai trị của các bên có quyền lợi liên quan trong QTCT: khuôn khổ QTCT phải
công nhận quyền của các bên liên quan đã được pháp luật hay quan hệ hợp đồng
quy định và phải khuyến khích sự hợp tác tích cực giữa cơng ty và các bên có
quyền lợi liên quan trong việc tạo dựng tài sản, việc làm và ổn định tài chính cho
cơng ty.
- Cơng bố thơng tin và tính minh bạch: khn khổ QTCT phải đảm bảo việc
cơng bố thơng tin kịp thời và chính xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến
công ty, bao gồm tình hình tài chính, tình hình hoạt động, sở hữu và QTCT.
- Trách nhiệm của HĐQT: khuôn khổ QTCT cần đảm bảo định hướng chiến
lược của công ty, giám sát có hiệu quả cơng tác quản lý của HĐQT và trách

nhiệm của HĐQT đối với công ty và cổ đông.
2.2.4. Khuôn khổ pháp lý về quản trị công ty tại Việt Nam
Để QTCT mang lại hiệu quả cao thì nguyên tắc đầu tiên theo khuyến nghị của
OECD là cần đảm bảo khuôn khổ QTCT được xây dựng phù hợp với quy định
của pháp luật, minh bạch, phân định rõ ràng giữa quyền lợi và trách nhiệm của
cơ quan giám sát và thực thi trong cơ chế quản trị của cơng ty. Có thể nói rằng,
dù vẫn cịn nhiều vấn đề cần phải được cải thiện, khuôn khổ pháp lý về QTCT
đã có nhiều thay đổi và đã được cải thiện một cách đáng kể trong những năm
gần đây ở Việt Nam (Nguyễn Thị Hải Vân, 2014). Khuôn khổ pháp lý về
QTCT dần được cải thiện nhằm tạo cơ sở cho việc thực hiện các nguyên tắc
QTCT theo thông lệ quốc tế cũng như đánh giá chất lượng QTCT tại các DN.


Bảng 2.1. Các bộ luật và quy định chính ảnh hưởng đến QTCT
Luật/ Quy định

Phạm vi áp dụng

Diễn giải
Điều chỉnh việc thành lập, cấp phép, thanh

Luật đầu tư

Tất cả các hoạt động lý các dự án được triển khai bởi tất cả các
đầu tư

loại hình DN và đầu tư trực tiếp nước
ngồi.

Tất cả các cơng ty

Luật DN 2005

và hoạt động của
công ty

Điều chỉnh việc thành lập, hoạt động, tái
cơ cấu đối với tất cả các loại hình cơng ty

Luật chứng
khốn, Luật sửa
đổi bổ sung một
số điều của Luật

Các công ty cổ phần
và các nhà đầu tư

Điều chỉnh việc phát hành, chào bán, mua
bán chứng khoán, các dịch vụ liên quan tới
chứng khốn và việc cơng bố thơng tin

chứng khốn
Bắt buộc áp dụng đối với các công ty niêm
Quy chế QTCT

Các công ty niêm yết yết, không bắt buộc nhưng nên áp dụng
đối với các công ty cổ phần không niêm

Các yêu cầu

Các công ty niêm yết


niêm yết tại các

yết tại Sở giao dịch Điều chỉnh việc tiếp cận giao dịch của

Sở giao dịch

chứng

chứng khốn

TP.HCM và Hà Nội

Thơng tư

Các cơng ty đại Bắt buộc áp dụng đối với các công ty đại

09/2010/ TT-

chúng và công ty chúng và công ty niêm yết về việc cơng bố

BTC

niêm yết

Thơng tư
52/2012/TTBTC

khốn cơng chúng đầu tư và các tổ chức phát


thông tin trên thị trường chứng khốn

Cơng ty đại chúng,
cơng

hành

ty

chứng

khốn, sở giao dịch
chứng khốn

Quy định chi tiết về việc công bố thông tin
trên thị trường chứng khốn, thay thế
thơng tư 09/2010/TT-BTC.


Quy định về QTCT áp dụng đối với công

Thông tư

Các cơng

121/2012/ TT-

ty đại ty đại chúng. Thơng tư này có hiệu lực từ

chúng


BTC

ngày 17/9/2012, thay

thế quyết định

12/2007/QĐ-BTC
Quy định về việc thành lập, tổ chức quản
Tất cả các công ty lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên
và hoạt động của quan của DN gồm công ty TNHH, công ty

Luật DN 2014

công ty

cổ phần, công ty hợp danh, DN tư nhân và
nhóm cơng ty.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa trên Cẩm nang QTCT, IFC (2010)
2.3. Chất lượng thơng tin kế tốn
2.3.1. Chất lượng thơng tin
Hiện nay, tồn tại rất nhiều quan điểm và tiêu chuẩn khác nhau về chất lượng
thơng tin. Thơng tin có ý nghĩa hay hữu dụng đối với những đối tượng sử dụng
cụ thể và với từng mục đích sử dụng cụ thể. Việc đo lường chất lượng thơng tin
có tính cảm tính và sự khác biệt giữa thông tin yêu cầu và thông tin đạt được
càng nhỏ thì chất lượng thơng tin càng cao.
Theo Kahn, Strong và Wang (2002) chất lượng thông tin được định nghĩa là
thơng tin phù hợp cho mục đích sử dụng của người sử dụng thông tin, hoặc là các
đặc tính của thơng tin giúp đạt được các u cầu hay sự mong đợi của người sử

dụng thông tin.
Bảng 2.2. Các thuộc tính chất lượng thơng tin
Các thuộc tính
Khả năng truy cập

Định nghĩa
Thông tin đã sẵn sàng hoặc việc truy cập dễ dàng và
nhanh chóng

Khối lượng thơng tin

Khối lượng thông tin phù hợp với mục tiêu đang thực

phù hợp

hiện

Đáng tin cậy

Thông tin được xem như là đúng và đáng tin cậy


Tính đầy đủ

Thơng tin khơng bị thiếu và đủ rộng và sâu cho các
mục tiêu đang thực hiện

Trình bày ngắn gọn

Thơng tin được trình bày một cách súc tích


Trình bày nhất qn

Thơng tin được thể hiện cùng một cách trình bày

Dễ dàng sử dụng
Chính xác
Có thể giải thích được
Tính khách quan
Sự thích hợp
Uy tín
Bảo mật
Kịp thời
Tính có thể hiểu được
Giá trị gia tăng

Thông tin dễ dàng sử dụng và ứng dụng cho các công
việc khác
Thông tin đúng và đáng tin cậy
Thông tin ở dạng ngôn ngữ, ký hiệu và đơn vị thích
hợp và những định nghĩa phải rõ ràng
Thơng tin không thiên vị, không thành kiến và công
bằng
Thông tin hữu ích và phù hợp với mục tiêu thực hiện
Thông tin được đánh giá cao về nguồn gốc hoặc nội
dung của nó
Việc truy cập thơng tin bị hạn chế một cách thích hợp
để duy trì bảo mật
Thơng tin được cập nhật hàng ngày một cách đầy dủ
cho các mục tiêu đang thực hiện

Thơng tin có thể được hiểu một cách dễ dàng
Thơng tin có ích và cung cấp sự thuận lợi từ việc sử
dụng
Nguồn: Kahn và cộng sự, 2002

Tuy khác nhau về cách thức và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thơng tin nhưng
nhìn chung có thể nhận thấy rằng: thơng tin có chất lượng hay khơng là tùy thuộc
vào cảm nhận của đối tượng sử dụng thông tin. Khi đánh giá thơng tin có chất
lượng hay khơng cần xem xét trong bối cảnh phù hợp và mục đích sử dụng cụ
thể.
2.3.2. Thơng tin kế tốn
Thơng tin kế tốn rất quan trọng cho tất cả các công ty trong việc cạnh tranh
để có được nguồn lực cả về thị trường vốn hoặc nợ vay. Thơng tin kế tốn chất
lượng


cao cũng được đánh giá cao bởi những người tham gia thị trường vì nó làm giảm
hiện tượng thơng tin bất cân xứng, tăng tính minh bạch (Nguyễn Bích Liên, 2012
theo Watts & Zimmerman, 1986). Thơng tin kế tốn hữu ích khi đáp ứng được
yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin, giúp họ đưa ra các quyết định phù
hợp. Các đối tượng sử dụng thông tin kế tốn có thể là các chủ thể bên trong
và bên ngồi DN bao gồm:
- Nhà quản lý: Phân tích hoạt động, vị trí của DN và đưa các biện pháp thích hợp
nhằm cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh.
- Nhân viên: Đánh giá hiệu quả hoạt động của DN từ đó đề xuất vấn đề lương
bổng và bảo đảm việc làm trong tương lai.
- Chủ sở hữu: Phân tích khả năng tồn tại của DN, lợi nhuận của hoạt động sản
xuất kinh doanh cũng như định hướng chiến lược phát triển DN trong tương lai.
- Các chủ nợ: Xác định uy tín của DN đi vay nhằm có cơ sở thiết lập các điều
khoản tín dụng. Các chủ nợ bao gồm các nhà cung cấp và các tổ chức tài chính

như ngân hàng, cơng ty tài chính.
- Cơ quan thuế: Xác định độ tin cậy của các báo cáo thuế của DN.
- Chủ đầu tư: Phân tích tính khả thi và hiệu quả của việc đầu tư vào DN.
- Khách hàng: Đánh giá tình hình tài chính của DN , làm cơ sở cho việc duy trì
mối quan hệ lâu dài với DN.
2.3.3. Chất lượng thơng tin kế tốn
Giá trị của thông tin được xem xét thông qua sự hữu ích của nó trong việc
giúp các nhà quản lý ra những quyết định phù hợp nhằm đạt được mục tiêu của
tổ chức. Thơng tin có giá trị có thể giúp các nhà quản lý, nhân viên thực hiện
nhiệm vụ của họ một cách hiệu quả nhất (Nguyễn Bích Liên, 2012). Hơn nữa,
thơng tin chất lượng cao, có nghĩa là, thơng tin có những đặc điểm, thuộc tính,
hoặc phẩm chất hữu ích đối với đối tượng sử dụng chúng. CLTTKT đề cập đến
(a) tính hữu ích của các số liệu được báo cáo, (b) mức độ công bố thông tin và
(c) mức độ phù hợp với các chuẩn mực kế tốn được chấp nhận chung. Tuy
nhiên trong số các khía cạnh nhằm đánh giá CLTTKT kể trên thì tính hữu ích
của thơng tin kế tốn được báo


cáo mà đặc biệt là số liệu về lợi nhuận báo cáo đóng vai trị quan trọng nhất
(Schipper và Vincent, 2003).
Theo các tổ chức nghề nghiệp kế toán như Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc
tế, Hội đồng chuẩn mực kế tốn tài chính Hoa Kỳ và đặc biệt là chuẩn mực kế
toán Việt Nam, CLTTKT được đánh giá qua chất lượng BCTC với mục tiêu giải
thích tình hình tài chính của DN cho các đối tượng sử dụng khác nhau tương
ứng với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Ngồi ra do đặc tính có thể so sánh
được của thơng tin kế tốn địi hỏi phải lựa chọn các phương pháp ghi chép,
hạch toán kế toán phù hợp theo các chuẩn mực được chấp nhận chung nhằm
giúp nâng cao khả năng so sánh được thơng tin tài chính của các DN thuộc các
quốc gia khác nhau. Để lựa chọn các đặc tính chất lượng nào của thơng tin kế
tốn được nghiên cứu trong đề tài cũng như đặc tính đó có thật sự quan trọng khi

đánh giá CLTTKT trên BCTC hay không, tác giả sẽ liệt kê các quan điểm đánh
giá CLTTKT đang tồn tại
trên thế giới cũng như theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.
2.3.3.1. Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế tốn tài chính quốc tế
Theo khn mẫu lý thuyết về việc lập và trình bày BCTC của IASB (2000),
các đặc điểm chất lượng của thông tin kế tốn trình bày trên BCTC bao gồm: có
thể hiểu được, thích hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh.
- Có thể hiểu được: Chất lượng thiết yếu của thơng tin kế tốn thể hiện trên
BCTC là phải được hiểu một cách dễ dàng bởi người sử dụng. Tuy nhiên, người
sử dụng được giả định rằng có kiến thức nhất định về DN, về các nghiệp vụ kinh
tế và kế toán và đọc BCTC một cách nghiêm túc.
- Thích hợp: Thơng tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định của người sử dụng thì
thơng tin mới hữu ích. Thơng tin là thích hợp khi nó giúp người đọc đánh giá
quá khứ, hiện tại, tương lai hoặc xác nhận hay điều chỉnh các đánh giá trước đây.
Tính thích hợp chịu ảnh hưởng của nội dung và tính trọng yếu thơng tin.
- Đáng tin cậy: Thơng tin khơng có sự sai sót hay thiên lệch một cách trọng yếu
và phải phản ánh trung thực vấn đề cần trình bày. Để đáp ứng u cầu đáng tin
cậy thì thơng tin phải trình bày trung thực các sự kiện hay nghiệp vụ kinh tế, cần
xem trọng nội dung hơn là hình thức, thông tin phải trung lập không bị thiên
lệch


×