Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

GlobalProspectsV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.49 KB, 7 trang )

David Dapice 1
Điểm lại viễn cảnh toàn cầu: Trời nhiều mây và có thể xảy ra bão

Dẫn nhập

Xuất khẩu là nguồn phát triển kinh tế chủ yếu của Việt Nam và đã tăng trưởng hơn 70%
từ năm 2000 đến 2004, với kim ngạch tính theo đô-la tăng gấp 12 lần kể từ 1991! Hơn
một nửa lượng hàng xuất khẩu này được bán ở các nước giàu (hay nhóm các nước giàu)
như Nhật, EU và Mỹ. Trung Quốc và ASEAN cũng là những thị trường quan trọng, như
có thể thấy trong bảng 1. Trong khi Vi
ệt Nam luôn có khả năng giành được thị phần so
với các nước khác, thì điều này sẽ dễ hơn nếu các nước khách hàng của Việt Nam có nền
kinh tế tăng trưởng nhanh. Liệu khả năng này có xảy ra hay không?

Có nhiều dự báo tăng trưởng khác nhau và những dự báo này thường được điều chỉnh
theo các số liệu và sự kiện mới. Do đó, không nên quá chú trọng vào một tập hợp số liệu
nào
đó. Hơn nữa, sự bất trắc có khả năng đưa đến những kết cục rất khác nhau nếu có bất
kỳ biến cố nào xảy ra. Đơn cử mối quan ngại lớn nhất hiện nay là khả năng giá trị đồng
đô-la giảm mạnh. Phần này sẽ được thảo luận ở bên dưới. Những biến cố khác cũng
không thể không xét đến, chẳng hạn Trung Quốc bất ngờ phát triển chậm lại, một cuộc
tấn công khủng bố gây cản trở hoạt động vận tải biển, hay sự gián đoạn về phía cung dầu
lửa trên thế giới. Có thể nói hầu như không thể nào vạch kế hoạch cho những biến cố
này, ngoài những thứ như lượng dự trữ các sản phẩm dầu lửa. Cách ứng phó tốt nhất là có
một nền kinh tế đa dạng và linh hoạt – đây chính là cái mà Việt Nam đang có.

Bảng 1 – Vùng địa lý tiếp nhận hàng xuất khẩu từ Việt Nam năm 2003

US 20% ASEAN 15% Hàn Quốc và Đài Loan 4%
EU* 20% Trung Quốc + Hồng Kông 10% Nga, Ukraine, Cuba 1%
Nhật 14% Úc 7% Nơi khác trên thế giới 9%



*EU gồm cả các thành viên Đông Âu mới gia nhập năm 2004. Số liệu của Trung Quốc không tính một số
hoạt động thương mại biên giới.

Triển vọng tăng trưởng trong năm 2005 và 2006 đã trở nên u ám bởi những bất trắc về
giá dầu, mà trong phần lớn quí tư năm 2004 đã giao động từ 40 đến 50 đô-la. Nếu giá dầu
vẫn giữ nguyên ở mức đó, nó sẽ trì kéo tăng trưởng nhưng chưa hẵn sẽ gây ra suy thoái
toàn diện. Còn nếu giá dầu tăng cao hơn mức này và duy trì ở đó, tác động tiêu cực có thể
hiện rõ. Có nhi
ều ý kiến khác nhau về việc giá dầu sẽ tăng cao bao nhiêu và kéo dài trong
bao lâu, nhưng nhiều người cho rằng tốc độ tăng trưởng toàn cầu sẽ hơi chậm đi và cung
sẽ tăng - nếu OPEC cho phép - để kéo giá dầu xuống thấp hơn 40 đô-la một thùng, mà xét
theo các nguyên lý căn bản thì giá dầu phải thấp hơn 35 đô-la một thùng. Ngay lúc này,
“yếu tố lo ngại” đã góp phần tăng giá dầu.

Viễn cảnh thươ
ng mại và tăng trưởng của các nước lớn

Theo IMF, ADB và những tổ chức khác, viễn cảnh tăng trưởng xuất khẩu từ các nước
đang phát triển sẽ tiếp tục với tốc độ 10 – 12%/năm như đã đạt được kể từ năm 2003,
trong khi tăng trưởng thương mại sẽ chậm hơn ở các nước giàu. Nếu đúng như vậy thì
David Dapice 2
đây là một bức tranh thuận lợi. Mối đe dọa chủ yếu xuất phát từ những cú sốc do các diễn
biến ở một số nước cụ thể. Phần tiếp theo sẽ tóm lược bối cảnh chung của các nước khác
nhau.

Nhật: Những dự báo chuẩn cho thấy tốc độ tăng trưởng là 2% trong năm 2005 và 2006.
Tuy nhiên, sản lượng công nghiệp giảm mạnh (-1,6%) trong tháng 10 đã kéo một số dự
báo tăng trưởng GDP xuống còn 1% cho năm tới, thậm chí một vài dự báo khác còn đề
cập đến khả năng suy thoái. Sự suy giảm trong tháng 10 có thể một phần do các cơn bão

và động đất gây ra, nên có tính chất tạm thời. Tăng trưởng chậm hơn ở Trung Quốc và
đồng đô-la yếu đi có vẻ như đang trì kéo cầu xuất khẩu. Việc tái cơ cấu các ngân hàng đã
giúp cải thiện viễn cảnh kinh doanh, nhưng sự lão hóa dân số, sự thận trọng của doanh
nghiệp khi thuê mướn lao động và sự rớt giá bất động sản, đang triệt tiêu một phần sự cải
thiện này. Với lãi suất đồng Yên gần bằng 0 và thâm hụt ngân sách ở mức 6-7% GDP, thì
khả năng tiếp tục kích thích hiệu quả nền kinh tế là giới hạn trừ khi có nỗ lực mới để giữ
đồng Yên không tăng giá so với đô-la.

EU: Người ta cho rằng các nước khác nhau trong Liên minh châu Âu sẽ có những kinh
nghiệm khác nhau. Vương Quốc Anh với đồng bảng thả nổi, dự kiến sẽ tăng trưởng
khoảng 2,5% trong giai đoạn 2004-05. Nước Đức, nạn nhân của các khoản chi nặng gánh
cho khu vực Đông Đức cũ và của bộ luật lao động cứng nhắc, được kỳ vọng chỉ tăng
trưởng khoảng 1,5% năm 2005 trước khi vực dậy trong năm 2006. Tuy nhiên, nếu đồng
Euro tiếp tục mạnh lên, hàng xuất khẩu của Đức sẽ bị thiệt hại nặng hơn. Pháp ước tính
tăng trưởng khoảng 2% một năm trong năm 2004 và hơn một chút vào năm 2006, nhưng
chỉ cải thiện được tình trạng việc làm một cách khiêm tốn. Nhìn chung, tăng trưởng của
EU sẽ cao hơn, từ 1,8% năm 2004 lên 1,9% năm 2005 và có thể là 2,5% năm 2006, tùy
vào diễn biến của đồng tiền chung và giá dầu. Tuy nhiên, thất nghiệp sẽ vẫn đeo đẳng ở
mức 8-9%.

Mỹ: Mức tăng trưởng 4,4% trong năm 2004 sẽ giảm mạnh còn khoảng 3,5% trong giai
đoạn 2005-06, vẫn còn cao hơn mức tăng trưởng dài hạn. Thị trường lao động tiến triển
chậm chạp và tăng trưởng việc làm kém có thể khiến chi tiêu tiêu dùng giảm. Các doanh
nghiệp có lợi nhuận cao và tiền mặt để
đầu tư, nhưng khả năng lãi suất dài hạn tăng mạnh
do đồng đô-la đang giảm giá sẽ hạn chế đầu tư kinh doanh trong khi gây cản trở nghiêm
trọng cho ngành xây dựng, vốn được xem là nguồn sức mạnh trong thời gian gần đây.
Qui mô thâm hụt ngân sách cũng rất đáng ngại, mặc dù mức ước tính từ 3% đến 4% GDP
trong năm tài khóa hiện nay vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên thâm hụt tài khoản
vãng lai lại rất lớn (hơn 5% GDP) và ngày càng tăng. Vấn đề trên có thể chuyển thành

khủng hoảng nếu đồng đô-la tiếp tục suy yếu nhanh chóng. (Xem phần kế tiếp).

Trung Quốc: Mức tăng trưởng hơn 9% trong cả hai năm 2003 và 2004 sẽ chậm lại còn 8
- 8,5% một năm trong 2005 và 2006. Sự gia tăng lãi suất gần đây, những biện pháp hạn
chế đầu tư quá mức hay theo kiểu đầu cơ, cùng với sự trì kéo do giá dầu tăng cao hơn, sẽ
là nguyên nhân của mức tăng trưởng chậm hơn này. Hơn nữa, tình trạng thiếu năng lượng
và khan hiếm lao động ở một số tỉnh sẽ có tác động cản trở phía cung. Câu hỏi lớn nhất
nhắm vào các quyết định liên quan tới đồng nội tệ. Nếu Trung Quốc vẫn giữ chính sách
chốt giá hiện nay (tỉ lệ cố định theo đồng
đô-la), nước này sẽ phải tích lũy lượng lớn trái
David Dapice 3
phiếu kho bạc mệnh giá đô-la, để rồi tự đặt mình trước nguy cơ tổn thất nếu đồng đô-la
mất giá nghiêm trọng. Còn nếu Trung Quốc thay đổi tỉ giá và củng cố đồng nội tệ, thì e
rằng hàng xuất khẩu sẽ bị thiệt hại và sẽ xuất hiện các dòng vốn đầu cơ gây bất ổn các
ngân hàng vốn đã yếu kém. Sẽ có khả năng điề
u chỉnh đồng tiền, chẳng hạn sử dụng rổ
tiền tệ, nhưng còn khá lâu.

Đồng Đô-la


Mỹ đang có thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, ngày càng tăng và đã đến lúc không thể duy
trì được. Khoản thâm hụt sẽ hơn 600 tỉ đô-la năm 2004 và cao hơn trong năm 2005.
Nguồn tiết kiệm từ các hộ gia đình là gần bằng 0, vì giai đoạn lãi suất thấp đã khiến nhiều
chủ nhà tái vay thế chấp nhà ở với số lượng lớn hơn khoản vay ban đầu, mà thực chất là
họ đang tiêu dùng phần giá trị tăng thêm của ngôi nhà. Chính phủ liên bang cũng đang
phải gánh khoản thâm hụt 3-4% GDP, đó là chưa kể phần thặng dư quỹ an sinh xã hội
(dùng để mua nợ đặt biệt của chính phủ) không được tính như một phần thâm hụt (mà lẽ
ra phải được tính
1

). Trong vài năm tới khi số lao động về hưu tăng lên cao, các khoản tiết
kiệm an sinh xã hội sẽ ít đi và thậm chí sẽ phải ăn dần vào phần tiết kiệm tích lũy. Lúc đó
sẽ hiện rõ áp lực giảm phúc lợi, tăng thuế, và/hoặc cắt giảm những khoản chi tiêu khác
của liên bang. Những điều chỉnh qui mô lớn như thế sẽ rất khó khăn.

Trong khi các khoản thâm hụt tài khoản vãng lai tương đối lớn của năm 2000 đã được các
dòng vốn tư nhân tài trợ, thì trong những năm gần đây nhờ thiện ý của các ngân hàng
trung ương châu Á đã mua những khoản nợ bằng đô-la, nên đồng đô-la mới không bị rớt
giá nhanh chóng so với những đồng tiền khác. Hiện có nguy cơ các dòng vốn tư nhân rút
khỏi tài sản Mỹ, các ngân hàng trung ương ngần ngại mua thêm nợ đô-la hoặc chuyển
sang loại tiền khác, và mức độ thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ ngày càng tăng. Nếu
các nguy cơ này đồng loạt xảy ra, đồng đô-la sẽ đột ngột giảm giá mạnh và kéo theo
những sự sụp đổ. Lãi suất Mỹ theo đó sẽ tăng mạnh, khiến cả đầu tư lẫn giá nhà ở giảm
và tiếp đến là tiêu dùng. (Các khoản vay thế chấp sẽ bằng hoặc lớn hơn giá trị nhà ở, do
đó người tiêu dùng sẽ chi tiêu ít hơn để gây dựng lại của cải). Suy thoái ở Mỹ có thể sẽ
lan sang các nước khác, vì hàng xuất khẩu của các nước này sang Mỹ sẽ bị thiệt hại do
đồng đô-la mất giá cũng như thu nhập của dân Mỹ giảm đi. Để tránh được kết cục này
đòi hỏi phải kiểm soát ngay sự trượt dốc của đồng đô-la, cùng với quyết tâm cắt giảm
thâm hụt của chính phủ và gia tăng nguồn tiết kiệm tư nhân. Những điều này có thể xảy
ra trong một chừng mực nào đó nhưng có lẽ sẽ không đạt được qui mô cần thiết.

Yếu tố dân số

Phần lớn EU và Nhật đều có mức sinh thấp trong một thời gian dài, và chẳng bao lâu nữa
dân số và lực lượng lao động của các nước này sẽ thực sự sụt giảm. Dù không có nhiều
kinh nghiệm về điều này nhưng các nhà kinh tế e rằng các nước này sẽ có mức tăng
trưởng và đổi mới thấp. Khi tuổi thọ gia tăng và ngày càng có nhiều người sống tới tuổi
90, thì độ tuổi trung bình ở những nước này sẽ tăng lên, đặc biệt khi mức sinh vẫn duy trì

1

Khoản thâm hụt cộng thêm nợ anh sinh xã hội là 560 tỉ đô-la vào năm ngoái và trong một vài năm tới sẽ
là 4% đến 5% GDP. Đây là mức cao so với nhu cầu chi trả cho những người về hưu sinh ra trong thời kỳ
“bùng nổ dân số”.
David Dapice 4
ở mức thấp hơn 1,5 con cho mỗi cặp vợ chồng. Các nước này sẽ có tỷ lệ người lao động
trên số người về hưu thấp, do đó việc chi trả các khoản lương hưu và phúc lợi y tế như đã
cam kết sẽ rất khó khăn. Đây chủ yếu là những vấn đề dài hạn nhưng đã bắt đầu được
cảm nhận ở một ch
ừng mực nhất định, và sẽ trở nên rõ rệt hơn trong một hoặc hai thập
niên tới. Nhập cư có thể phần nào giảm nhẹ những vấn đề này, nhưng các quan điểm hiện
nay có xu hướng từ chối giải pháp này
2
. Nhìn chung, yếu tố này có khả năng trì kéo tăng
trưởng kinh tế của EU, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Trung Quốc cũng có khả năng
rơi vào tình trạng này sau năm 2030. Mỹ sẽ ít có khó khăn hơn do mức sinh của mỗi cặp
vợ chồng xấp xỉ 2 con và số lượng nhập cư lớn hơn.

Khía cạnh thú vị của sự biến động dân số này là hiện tượng thuê ngoài, một vấn đề rất
được quan tâm hiện nay và bị chỉ trích ở các nước tương đối giàu, nhưng có thể được coi
là một cứu cánh. Khi lực lượng lao động giảm và người già đòi hỏi có nhiều dịch vụ hơn,
thì khả năng thuê nước ngoài làm một số công việc được xem là một phản ứng cần thiết
cho phép các công ty hoạt động với chi phí hợp lý.

Các cú sốc từ Trung Quốc và những nơi khác

Một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ gặp những khó khăn nghiêm trọng do thiếu
năng lượng, chi phí môi trường, những khó khăn tài chính (ngân hàng yếu kém), hay đơn
giản là bất ổn xã hội vì tham nhũng và bất bình đẳng. Nếu tốc độ tăng trưởng của Trung
Quốc giảm mạnh hoặc nếu sản lượng giảm, các nước láng giềng bán hàng sang thị trường
phát triển nhanh chóng này sẽ cảm nhận được ngay. Chính những nước này sẽ bị thiệt hại

nếu các nhà máy ở Trung Quốc, do cầu trong nước không còn bình thường, bắt đầu bán
rẻ sản phẩm và làm tê liệt sản xuất nội địa của các nước khác.

Mặc dù chắc chắn những diễn biến trên có thể xảy ra, Trung Quốc vẫn có thể tránh được
hầu hết những vấn đề thật sự tồi tệ nhờ sự quản lý tài tình, đầu tư tăng thêm và sự phối
hợp các biện pháp thị trường và hành chính. Xác suất xảy ra một cú sốc tích cực từ sự
tăng giá đồng nhân dân tệ so với đô-la cũng tương tự như xác suất xảy ra cú sốc tiêu cực.
Trong trường hợp đó, nước láng giềng nào có thể giữ nội tệ cố định so với đồng đô-la sẽ
có ưu thế về chi phí so với Trung Quố
c.

Nhưng xét rộng hơn thì chính khả năng chuyển đổi sản xuất từ hàng hóa này sang hàng
hóa khác của các doanh nghiệp Việt Nam mới là sự bảo hiểm tốt nhất trước các cú sốc
khác nhau. Hơn nữa, nếu Việt Nam có thể thu hút nhiều FDI hơn, kèm theo công nghệ
sản xuất, những kết nối với thị trường và hệ thống quản lý tốt, thì tổn thất từ thị trường
này sẽ đượ
c bù lại bằng lợi ích thu được ở thị trường khác. Ví dụ, hàng xuất khẩu sang
Mỹ tăng từ 1,1 tỉ lên gần 4 tỉ đô-la giai đoạn 2001 đến 2003, chiếm gần 60% tổng tăng
trưởng xuất khẩu của giai đoạn này. Nhật và ASEAN nhập khẩu từ Việt Nam trong cùng
thời kỳ chỉ tăng 8% mỗi năm, trong khi thị trường EU tăng 13% một năm. Tuy nhiên
trong năm 2004, khi tăng trưởng nhập khẩu vào thị trường Mỹ của Việt Nam giảm còn

2
Một khả năng “xuất khẩu” của các nước nghèo có thể là hình thành những thị trấn an dưỡng cho người
nước ngoài cao tuổi. Ngoại hối từ những đối tượng này rất được hoan nghênh và họ có thể thuê mướn nhiều
lao động địa phương.
David Dapice 5
dưới 10%, thì các thị trường khác đã bù vào phần giảm sút này và nhìn chung tăng trưởng
xuất khẩu đã thật sự được cải thiện.


Tương tự, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đã bắt đầu được đa dạng hóa, từ một số
ít nguyên liệu thô, quần áo may sẵn và giày dép cho đến những mặt hàng khác như điện
tử, nội thất, phần mềm, thủ công mỹ nghệ, thủy sản và than đá. Sự gia tăng của mặt hàng
cà phê từ năm 1995 nhanh đến mức đã kéo giá cà phê thế giới xuống! Khi có thêm nhiều
hàng xuất khẩu thì có nghĩa là Việt Nam không quá phụ thuộc vào một thị trường nào,
cũng giống như Trung Quốc hiện nay.

Chính phủ không cần lên kế hoạch cho tất cả hoặc thậm chí phần lớn những điều chỉnh
này. Thông qua việc tạo điều kiện dễ dàng cho hoạt động kinh doanh (một phần nhờ Luật
Doanh nghiệp), có được quyền sử dụng đất, vay vốn, thuê mướn lao động đồng thời tự do
xuất nhập khẩu, Việt Nam đang tạo điều kiện để nhiều sản phẩm và doanh nghiệp có thể
đáp ứng những cơ hội thị trường mới. Điều đó không hề loại bỏ vai trò phải tập trung hơn
nữa vào việc đào tạo, tiếp thị, khảo sát công nghệ hay cơ sở hạ tầng đối với một số ngành
"mũi nhọn", mà nó cho thấy rằng những biện pháp bao quát thuận lợi cho hoạt động kinh
doanh sẽ tiến rất xa để hướng tới mục tiêu gia tăng tính linh hoạt.

Giá dầu cao và không ổn định

Phần lớn ở châu Á đều có vấn đề đặc biệt liên quan đến giá dầu cao và không ổn định. Đa
số các nước trong khu vực này lệ thuộc vào dầu lửa và dễ bị thiệt hại. Tuy nhiên, với
lượng dự trữ quốc tế đầy đủ, lạm phát thấp, tỉ phần thu nhập chi tiêu cho dầu lửa thấp hơn
so với thập niên 80 và đà phát triển mạnh, mối đe dọa này là không nghiêm trọng xét theo
các mức giá và những điều kiện hiện nay. Miễn là cung vẫn có sẵn như từ trước đến nay,
thì vấn đề dầu lửa vẫn còn trong tầm kiểm soát.
3


Trong trường hợp Việt Nam, giá dầu cao thật ra không phải là vấn nạn. Việt Nam sản
xuất dầu nhiều gấp đôi số lượng tiêu dùng trong nước, do đó giá dầu cao – đối với người
tiêu dùng là gánh nặng – cũng là nguồn tăng thêm ngân sách cho chính phủ. Thật vậy,

“vấn nạn” giá dầu cao với Việt Nam là khá mơ hồ. Người ta thường nói đến “lời nguyền
của tài nguyên” xuất phát từ thực tế đơn giản rằng nhiều nước xuất khẩu dầu có kết quả
tăng trưởng và phát triển chung rất kém (Nigeria, Venezuela, Công Gô, và có lẽ là
Ecuador. Ả rập Saudi cũng từng có hai thập niên tăng trưởng thu nhập bình quân đầu
người âm). Nguyên nhân là khá phức tạp nhưng có thể qui thành hai vấn đề. Một là khu
vực xuất khẩu hàng hóa không phải dầu lửa thường không phát triển nếu dầu là mặt hàng
xuất khẩu chủ lực. Rõ ràng Việt Nam không gặp phải vấn đề này. Hai là tâm lý phân chia
của cải sẽ lấn át tâm lý tạo ra của cải. Điều đó được mô tả giống như sự khác biệt về ý
thức hệ giữa “những người nông dân và những tên cướp biển”. Có nghĩa là bọn cướp biển
tìm kiếm kho báu cất giấu và tranh nhau để giành phần chia. Nông dân thì đầu tư vào đất
đai, máy cày, hạt giống, kiến thức v.v. và nhận thức được rằng của cải xuất phát từ lao


3
Việt Nam có thể đối phó bằng cách sử dụng nguồn khí LPG hiện có trong nước cho ô tô như Bangkok đã
làm. Chỉ cần một điều chỉnh nhỏ trong động cơ, sẽ giúp giảm ô nhiễm và dành dầu mỏ cho thị trường xuất
khẩu có lợi hơn. Từ đó tránh sự cạnh tranh giữa các nguồn cung ứng hạn hẹp về nhiên liệu lỏng dùng cho
nhiều loại xe cộ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×