Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Tự học văn 12: Lưu ý khi đọc văn nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.38 KB, 2 trang )

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC-Lớp 12: Những lưu ý khi đọc văn nghị luận
1 Khái lược về thể loại nghị luận
- Nghị luận là một thể loại văn học dùng lập luận, lý lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn
luận về một vấn đề nào đó thuộc các lĩnh vực chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết
học, đạo đức...trong đó luận là bàn bạc, trao đổi, tỏ thái độ khẳng định hoặc phủ định,
bộc lộ chính kiến của người viết về vấn đề được bàn tới đúng hay sai; đúng đến mức độ
nào, sai đến mức độ nào. Nghị là đánh giá, đề xuất ý kiến của cá nhân người viết về vấn
đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe tin vào lẽ phải, chân lý.
- Vẻ đẹp của văn nghị luận được bộc lộ ở sự sâu sắc của tư tưởng, sự mạch lạc, sáng rõ
trong lập luận, sự sắc sảo, chặt chẽ trong lý lẽ, sự xác thực trong chứng cứ, sự chính
xác, hàm súc trong ngôn từ .
- Xét theo tiêu chí nội dung luận bàn, người ta chia nghị luận thành hai thể : văn chính
luận ( luận bàn về các vấn đề triết học, chính trị, xã hội, đạo đức...) và văn phê bình văn
học nghệ thuật ( luận bàn các vấn đề thuộc phạm trù văn học và nghệ thuật ). Văn chính
luận thời trung đại gồm có : chiếu, cáo, hịch, bình sử, điều trần, bài luận,...Thí dụ :
Chiếu dời đô
của Lý Công Uẩn,
Hịch tướng sĩ
của Trần Quốc Tuấn,
Đại cáo bình Ngô
của
Nguyễn Trãi,
Chiếu cầu hiền
của Ngô Thời Nhậm...Văn nghị luận hiện đại bao gồm các :
tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài bình luận, bút chiến, phê bình, xã luận, thời luận, ý kiến...Thí
dụ :
Tuyên ngôn độc lập

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
của Hồ Chí Minh,
Đạo đức


và luân lý Đông Tây
của Phan Châu Trinh
, Một thời đại trong thi ca
của Hoài Thanh...
2.Những điều cần lưu ý khi đọc văn nghị luận
- Tìm hiểu tiểu sử, thân thế sự nghiệp, tư tưởng của tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác
phẩm để hiểu được vì sao tác giả lại quan tâm tới vấn đề đó, tầm quan trọng và ý nghĩa
của vấn đề được bàn tới trong thời điểm tác giả đưa ra và bàn luận.
- Văn nghị luận hấp dẫn trước hết ở vấn đề được bàn tới. Có những vấn đề gây bất ngờ,
thú vị ở sự mới mẻ; có những vấn đề tuy không mới và không lớn nhưng vì tác giả bàn
tới nó ở chiều sâu nên vẫn thú vị, hấp dẫn và có ích cho người đọc. Văn nghị luận còn
hấp dẫn ở hệ thống lập luận của bài viết. Một tác giả có kiến thức sâu rộng, có phương
pháp tư duy khoa học sẽ có cách lập luận sắc bén, giúp ta có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn
đề đang được bàn tới mà còn giúp ta có cái nhìn sâu sắc hơn về mọi vấn đề của đời
sống. Cần nắm được hệ thống luận điểm chính của bài viết để hiểu cách thể hiện quan
điểm, thái độ và tư tưởng, tình cảm của tác giả để có thể phân tích được giá trị của lập
luận, lý lẽ, cách nêu chứng cứ, cách sử dụng ngôn từ từ đó tiến tới đánh giá được những
đóng góp cơ bản của tác phẩm về nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật biểu hiện.
- Văn nghị luận hấp dẫn còn ở nhịp điệu, ở hơi văn, khí văn và hình ảnh mà tác giả sử
dụng. Một bài văn nghị luận đặc sắc bao giờ cũng toát lên ở đó vẻ đẹp của trí tuệ và tâm
huyết của tác giả.
*Lời bàn : Trong trường học người ta gọi là văn nghị luận. Còn trong làng văn chương thì người ta
gọi là lý luận phê bình. Câu chữ to tát hơn, nhưng đúng hơn. Cái thú vị thật lớn khi đọc văn nghị
luận đó là: người viêt giúp cho người đọc tìm thấy được cái hay, cái mới, nhất là những diểm sáng
trong các tác phẩm văn học( thậm chí cả trong phim ảnh, hội họa, âm nhạc... mà người đọc chưa
cảm thụ hết.
Đọc văn nghị luận không chỉ thấy tác giả viết nghị luận mà còn thấy được những cái sâu xa hơn đó
là sự dung nạp của xã hội đối với dòng tư tưởng của người viết và những tác phẩm được nghị luận.
Nhiếu khi có những tác phẩm ra đời, dư luận xôn xao, đúng có, sai có, thì văn nghị luận có công
hướng dư luận đến cái đúng, cái chân, thiện, mỹ của một tác phẩm văn học.

DM sưu tầm

×