Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

bai tim hieu truyen thong trung doan 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.52 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI THI TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG TRUNG ĐOÀN 7</b>


Họ và tên:
Năm sinh:
Chức vụ:
Đơn vị:


TRẢ LỜI CÂU HỎI


<i><b>Câu 1: Trung Đồn 7 Cơng binh được thành lập ngày tháng năm nào? Ở đâu?</b></i>
<i><b>Đã có bao nhiêu đồng chí làm Trung đồn trưởng? Ai là người Trung đồn</b></i>
<i><b>trưởng đầu tiên? Đồng chí cho biết những hiểu biết của mình về đồng chí Trung</b></i>
<i><b>đồn trưởng đầu tiên?</b></i>


<i>Trả lời:</i>


- Trung đồn 7 cơng binh được thành lập vào ngày 13 tháng 12 năm 1965 tại
Trường bổ túc Công nông (ngay thuộc quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội).
Từ năm 1965 đến năm 2005 đã có 12 Trung đồn trưởng đó là:


- Đ/c Lê Văn Xương 1965 – 1968
- Đ/c Nguyễn Thuận 1968 – 1972


- Đ/c Trần Đình Thiện 1972 – 1974 (1977 – 1979)
- Đ/c Lê Hữu Công 1975 – 1977


- Đ/c Nông Quang Lộc 1979 – 1981
- Đ/c Nguyễn Khắc Tuẫn 1981 – 1982
- Đ/c Đào Đăng Đệ 1982 – 1986
- Đ/c Nguyễn Văn Duyệt 1986 – 1988
- Đ/c Nguyễn Xuân Quý 1988 – 1992


- Đ/c Thiệu Khắc Thái 1992 – 2003
- Đ/c Nguyễn Văn Tiến 2003 – 2004
- Đ/c Trần Mạnh Quyết 2004 …


- Đồng chí Lê Văn Xương là người Trung đoàn trưởng đầu tiên.


<i><b>Câu 2: Quân đồn 3 thành lập ngày, tháng, năm nào? Đồng chí cho biết</b></i>
<i><b>những chiến cơng và thành tích nổi bậc của Quân đoàn 3? Truyền thống 12 chữ</b></i>
<i><b>vàng của Quân đoàn 3 có nội dung thế nào? Ý nghĩa?</b></i>


<b>Ngày 26 - 3 – 1975</b> Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
ra quyết định ( số 54/QP-QĐ ) thành lập Quân đoàn 3 - Binh đoàn Tây Nguyên.
Nếu tính cả tiền thân của mình là Mặt trận Tây Nguyên, đến nay, lịch sử Binh đoàn
đã được hơn một phần ba thế kỷ.Trong suốt hơn 30 năm xây dựng và liên tục chiến
đấu, dưới sứ lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ
đại, mà trực tiếp là Đảng uỷ quân sự Trung ương Bộ Quốc phịng, Binh đồn đã
cùng với qn dân Tây Nguyên và cả nước tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước


* Những chiến công và thành tích của Qn đồn 3


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

vấn Mỹ, 1 thiếu tá, 1 đại úy và 1 trung úy ngụy; bắt sống 29 tên, thu 200 súng các
loại.


Các đơn vị tham gia trận đánh được Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam
tặng thưởng hn chương Qn cơng giải phóng hạng ba. Đây là tấm huân chương
Quân công đầu tiên của bộ đội chủ lực Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ
cứu nước.


- Từ ngày 6 tháng 2 đến ngày 1 tháng 4 năm 1965, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây


Ngun mở đợt tiến cơng mùa xn với mục đích nhằm tiêu diệt thật nhiều sinh lực
địch, phá ấp, giành dân, mở rộng vùng giải phóng, tạo bước chuyển biến lớn cho
chiến trường…; đồng thời phối hợp chặtchẽ với bộ đội chủ lực Khu 5 mở chiến
dịch Đèo Nhông – Dương Liễu (Bình Định) và tiến cơng diệt chi khu Việt An
(Quảng Nam).


Kết quả đợt tiến công mùa xuân, bộ đội chủ lực Mặt trận đã đánh 28 trận (2
trận tấn công cứ điểm, 2 trận đặc công, 12 trận phục kích, 9 trận phá ấp, 3 trận pháo
kích phá hoại). Loại khỏi vịng chiến đấu 490 tên (có 2 sĩ quan Mỹ), làm bị thương
166 tên, bắt sống 144 tên, phá hủy 3 máy bay, 23 xe quân sự, thu gần 100 súng các
loại và 19 máy thông tin.


- Từ ngày 28 tháng 5 đến ngày 19 tháng 8 năm 1965, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây
Nguyên mở đợt tiến cơng mùa hè với mục đích tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch, hỗ
trợ phong trào cách mạng địa phương, phối hợp chiến trường và rèn luyện bộ đội.


Kết quả: Bộ đội chủ lực Mặt trận đã đánh 42 trận, loại khỏi vòng chiến đấu
981 tên địch, làm bị thương 836 tên, bắt sống 437 tên, bắn rơi 18 máy bay, thu 780
súng các loại. Ta hy sinh 264 đồng chí và bị thương 588 đồng chí.


- Từ ngày 19 tháng 10 đến ngày 26 tháng 11 năm 1965, Chiến dịch tiến cơng
Plei Me với mục đích tiêu diệt một bộ phận quan trọng quan Mỹ - ngụy, mở rộng
vùng giải phóng, phát triển chiến tranh du kích, rèn luyện và nâng cao trình độ tổ
chức chỉ huy của cán bộ các cấp và khả năng tác chiến của bộ đội.


Kết quả: Trong suốt 38 ngày đêm chiến đấu liên tục, ta đánh 17 trận, loại
khỏi vòng chiến đấu 2.974 tên địch. Tiêu diệt tiểu đoàn 2 và đánh thiệt hại nặng tiểu
đoàn 1 lữ đoàn kỵ binh 3 của Mỹ; tiêu diệt chiến đoàn 3 thiết giáp, tiểu đoàn 21 biệt
động quân, một đại đội bộ binh ngụy, đánh thiệt hại nặng lực lượng biệt kích trong
đồn Plei Me. Bắn rơi 59 máy bay các loại, phá hủy 88 xe quân sự.



Với chiến thắng này, các đơn vị tham gia Chiến dịch Plei Me đã được Đảng
và Nhà nước, quân ủy trung ương và Bộ tổng tư lệnh tặng thưởng hai Huân chương
Quân công hạng nhất, 2 đơn vị và 13 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Chiến
cơng giải phóng hạng hai, ….


- Từ ngày 15 tháng 2 đến ngày 7 tháng 4 năm 1966, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây
Nguyên mở đợt tiến công mùa xuân với mục đích tiêu diệt và cầm chân một bộ
phận quân Mỹ, ngụy; hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng và
phối hợp với chiền trường tồn miền Nam.


Kết quả: Loại khỏi vịng chiến đấu gần 600 tên địch, diệt gọn 1 đại đội, 1 chi
đội xe bọc thép, bẻ gãy cuộc càn quét của địch ra khu vực buôn Ia Vầm và Chư
Pông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

lượng mở chiến dịch ở cánh Bắc, nhưng do chuẩn bị không đầy đủ nên chuyển
xuống cánh Nam với mục đích cụ thể là “ tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực
địch. Thông qua thực tế chiến đấu, tranh thủ rèn luyện, xây dựng bộ đội thành đơn
vị giỏi. Phối hợp với các chiến trường khác, căng địch ra để đánh. Giữ vững và mở
rộng vùng giải phóng”


Kết quả: Loại khỏi vòng chiến đầu một bộ phận quan trọng sinh lực địch:
3.813 tên, diệt gọn 2 tiểu đoàn, 3 đại đội và 10 trung đội quân Mỹ, 2 đại đội quân
ngụy. Phá hủy 48 xe quân sự, 10 pháo cối lớn, bắn hạ 35 máy bay, thu 153 súng các
loại. Bộ đội chủ lực Tây Nguyên đã hạ uy thế sư đồn 1 kỵ binh khơng vận, lữ đoàn
3 sư đoàn 25, lữ đoàn dù 101 Mỹ; giam chân một lực lượng cơ động quan trọng của
địch ở Tây Nguyên.


- Từ ngày 18 tháng 10 đến ngày 6 tháng 12 năm 1966, Chiến dịch tiến công
Sa Thầy (Kon Tum). Với mục đích tiêu diệt và tiêu hao một bộ phận sinh lực quân


Mỹ, ngụy; hỗ trợ phong trào phá ấp giành dân và phát triển chiến tranh du kích của
địa phương; phối hợp với các chiến trường trên tồn miền Nam đánh bại cuộc phản
cơng chiến lược mùa khô lần thứ 2 của địch; đồng thời rèn luyện bộ đội, xây dựng
các trung đoàn đánh giỏi, đánh liên tục.


Kết quả: ta đánh 73 trận lớn nhỏ, loại khỏi vịng chiến đấu 2.410 tên địch;
diệt gọn 1 tiểu đồn và 8 đại đội Mỹ, 5 đại đội và 2 trung đội ngụy. Tiêu hao nặng 1
tiểu đoàn Mỹ khác; phá hủy 25 pháo lớn, 17 xe quân sự, bắn rơi 20 máy bay, thu 71
súng các loại.


- Từ ngày 15 tháng 2 đến ngày 30 tháng 4 năm 1967, Bộ tư lệnh chiến trường
Tây Nguyên mở đợt tiến công mùa xuân. Mục đích: tiêu diệt, tiêu hao sinh lực và
phương tiện chiến đấu của địch, mở rộng vùng giải phóng; hỗ trợ phong trào đấu
tranh chính trị và phát triển chiến tranh du kích địa phương; phối hợp với các chiến
trường toàn miền Nam; rèn luyện và nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy, chiến đấu
của cán bộ, chiến sĩ.


Kết quả: ta đánh 140 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 4.941 tên địch, tiêu diệt
10 đại đội, 1 trung đội Mỹ và 1 tiểu đoàn, 3 đại đội, 3 trung đội ngụy. Tiêu hao 1
tiểu đoàn, 14 đại đội, 1 lữ đoàn bộ Mỹ và 4 đại đội, 1 trung đội ngụy. Bắn rơi 61
máy bay, phá hủy 180 xe quân sự và 20 khẩu pháo, thu 129 súng các loại và 17 vô
tuyến điện.


- Từ ngày 3 đến ngày 23 tháng 11 năm 1967, Chiến dịch tiến cơng Đak Tơ 1.
Mục đích: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực quân Mỹ, buộc địch phải điều
động lực lượng cơ động lên Tây Nguyên “càng nhiều càng tốt”. Tiêu diệt và làm tan
rã đại bộ phận quân ngụy, phối hợp chặt chẽ với chiến trường toàn miền Nam.


Kết quả: sau 20 ngày đêm liên tục chiến đấu, ta đánh 78 trận, loại khỏi vòng
chiến đấu 3.670 tên địch (nếu tính cả giai đoạn nghi binh chiến dịch, có 4.570 tên


địch bị loại khỏi vịng chiến đấu), phá hỏng nặng 3 sân bay, bắn rơi và phá hủy 70
máy bay, phá hủy 18 pháo lớn, 52 xe quân sự…Về đơn vị, đánh quỵ lữ đoàn dù
173, lữ đoàn 1 Mỹ; tiêu diệt gần hết 2 tiểu đoàn Mỹ và đánh thiệt hại 6 tiểu đoàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

lượng Mỹ lên hướng đường 18 – Plei Kần, kéo chủ lực địch ra ngoài các thị xã, tạo
điều kiện cho ngày nổ súng mở đầu Tổng cơng kích – tổng khởi nghĩa.


Kết quả: toàn chiến trường đã đánh 36 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 2.366
tên địch, diệt gọn 7 đại đội và 1 chi khu; bắt 88 tên, phá hủy 361 xe quân sự, 17
pháo lớn, trên 3.000 tấn bom đạn xăng dầu, bắn rơi và phá hủy 198 máy bay, thu
205 súng các loại.


- Từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 25 tháng 5 năm 1968, Tổng cơng kích – khởi
nghĩa ở Tây Ngun. Nhiệm vụ được giao: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh
lực Mỹ, ngụy; thu hút, kiềm chế địch, phối hợp với chiến trường tồn miền Nam;
giải phóng thị xã Kon Tum và Bn Mê Thuộc, khi có thời cơ và điều kiện thuận
lợi thì giải phóng thị xã Plei Ku.


Kết quả: sau 115 ngày Tổng cơng kích – tổng khởi nghĩa của Chiến trường
Tây Nguyên: ta tiến hành 4 đợt tấn công lớn, loại khỏi vòng chiến đấu 15.223 tên
địch, bắt 144 tên, bắn rơi và phá hủy 451 máy bay, phá 1.332 xe quân sự, 65 pháo
cối lớn, 15 cầu, trên 50 kho với hơn 3.000 tấn bom đạn và hàng triệu lít xăng dầu;
thu 520 súng và 55 máy vơ tuyến. Giải phóng 3 nhà lao với 2.000 người, giải phóng
107 làng, ấp lới 55.000 dân.


- Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1968, Bộ tư lệnh chiến trường Tây Ngun mở
đợt tiến cơng hè thu. Mục đích: “trên cơ sở thắng lợi đã giành được qua 2 đợt Tổng
tiến công (30.1 – 10.6) ra sức thực hiện đợt hoạt động thường xuyên cho tốt. Chuẩn
bị điều kiện thật tốt cho Đông Xuân tiến công mãnh liệt hơn, quyết cùng toàn Miền
giành thắng lợi quyết định”.



Kết quả: ta đánh 126 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 4.114 tên địch, bắt 99 tên,
bắn rơi và phá hủy 89 máy bay, 424 xe quân sự, 15 pháo, 6 cầu, 2 cống, 50 lô cốt,
81 nhà, 7 kho xăng, 3 kho đạn, 1 kho súng, phá 14 ấp chiến lược, giải phóng trên
6.000 dân, thu 91 súng và 4 vô tuyến điện.


- Từ ngày 10 tháng 1 đến ngày 8 tháng 2 năm 1969, Chiến thắng Chư Pảh,
đòn phủ đầu đánh vào âm mưu “phi Mỹ hóa” chiến tranh của địch trên chiến trường
Tây Nguyên.


+ Đánh bại cuộc hành quân “Bình tây 48” của địch (10 – 20.01).
+ Đánh bại cuộc hành quân “Bình tây 49” của địch (21 – 27.01).
+ Đánh bại cuộc hành quân “Bình tây 50” của địch (28.01 – 08.02).


Kết quả: trong gần 1 tháng liên tục chiến đấu ở Chư Pa, ta loại khỏi vòng
chiến đấu gần 2.000 tên, diệt 1 tiểu đoàn Mỹ, đánh thiệt hại nặng liên đoàn 2 biệt
động quân và 4 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 42 và 47 của ngụy, bắn rơi và phá hủy
24 máy bay, 9 khẩu pháo cối lớn, 1 kho đạn và thu nhiều tài liệu, súng đạn.


- Từ ngày 22 tháng 2 đến ngày 31 tháng 3 năm 1969, Bộ tư lệnh chiến trường
Tây Nguyên mở đợt tiến cơng mùa xn. Mục đích: tiêu diệt, tiêu hao, giam chân
và thu hút một bộ phận quan trọng quân Mỹ, ngụy và phương tiện chiến tranh của
địch. Mở rộng vùng giải phóng nơng thơn, hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị,
binh vận và phát triển chiến tranh du kích. Bảo vệ hành lang chiến lược. Phối hợp
với đợt tiến cơng đầu xn của tồn miền Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

đại đội Mỹ; diệt gọn 8 đại đội, 18 trung đội ngụy, đánh thiệt hại nặng nhiều sở chỉ
huy và sân bay địch.


- Từ ngày 5 tháng 5 đến ngày 20 tháng 6 năm 1969, Chiến dịch Đak Tơ 2


(Chiến dịch mùa hè 1969). Mục đích: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch
và cơ sở vật chất phục vụ chiến tranh của chúng. Tích cực phối hợp với chiến
trường. Đẩy mạnh chiến tranh du kích, phá ấp, giành dân. Đánh phá làm tê liệt hệ
thống giao thông của địch ở Tây Nguyên.


Kết quả: ta đánh 659 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu 12.997 tên địch,
bắt 168 tên, phá hủy 1.151 xe quân sự, 7 pháo cối, 317 nhà, 392 lô cốt, hầm ngầm…
Tiêu diệt 4 tiểu đoàn và 12 đoàn xe, đánh thiệt hại nặng 6 tiểu đoàn, tiêu hao 10 đại
đội.


- Từ ngày 18 tháng 10 đến ngày 5 tháng 12 năm 1969, Chiến dịch Bu Prăng –
Đức Lập (Chiến dịch đông 1969). Mục đích: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh
lực quân Mỹ, ngụy và cơ quan đầu não, lực lượng kìm kẹp ác ơn; phá hủy một số cơ
sở vật chất và phương tiện chiến tranh, phá ấp, giành dân và giữ dân, mở rộng vùng
giải phóng, thu hút và giam chân địch.


Kết quả: ta đánh 675 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 9.202 tên địch, bắt 82 tên,
bắn rơi và phá hủy 163 máy bay, phá hủy 618 xe quân sự, 48 pháo cối lớn, 368 nhà,
212 lô cốt, 65 kho. Diệt 4 đại đội, 10 trung đội, đánh thiệt hại nặng chiến đoàn 220,
tiêu hao chiến đoàn hỗn hợp, chiến đoàn 53 và tiểu đoàn 2 trung đoàn 8 bộ binh cơ
giới ngụy. Với chiến thắng này, lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng Tây
Nguyên được Bộ chỉ huy LLVTNDGP miền Nam Việt Nam tặng Huân chương
Quân công hạng hai và thường vụ Khu ủy Khu 5 điện khen ngợi.


- Từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 27 tháng 6 năm 1970, Chiến dịch tiến công Đak
Xiêng. Mục đích: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch ở Tây Nguyên; đẩy
mạnh phá ấp, giành dân; thu hút, cầm chân địch, phối hợp với các chiến trường.


Kết quả: ta đánh 1.519 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 13.715 tên địch. Diệt
gọn 5 tiểu đoàn, 5 đại đội, 30 trung đội địch, đánh thiệt hại nặng 5 tiểu đoàn và 5


đại đội. bắn rơi và phá hủy, phá hỏng 316 máy bay, 771 xe quân sự, 68 pháo lớn,
629 nhà, 211 lô cốt… Thu 1.867 súng các loại và 62 vơ tuyến điện. Ta giúp bạn giải
phóng các tỉnh Atơpơ, Ratanakiri, Prếtvihia, Stungtreng, giải phóng được 21.666
người dân ở ba tỉnh Tây Nguyên. Với chiến thắng này, quân dân Tây Nguyên được
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh gửi
điện khen ngợi và tặng Huân chương Quân công hạng nhất.


- Từ ngày 5 đến ngày 31 tháng 5 năm 1970, Đánh bại các cuộc càn quét lớn
của địch vào Binh trạm Trung, Binh trạm Nam và Binh trạm 4.


- Từ ngày 29 tháng 8 đến ngày 20 tháng 10 năm 1970, Đợt tiến công mùa thu
ở Tây Nguyên(chiến dịch thu). Mục đích: tiêu điệt và tiêu hao một bộ phận sinh lực
địch, phá hủy phương tiện chiến tranh, cơ sở vật chất và hậu cần. Đánh bại âm mưu
bình định của địch; đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích và rèn luyện lực lượng
vũ trang địa phương ở 3 tỉnh Tây Nguyên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Từ ngày 28 tháng 11 đến ngày 28 tháng 12 năm 1970, Đợt tiến công mùa
đông ở Tây Nguyên (chiến dịch đông). Mục đích: đánh mạnh vào sau lưng địch, kết
hợp với bộ đội chủ lực chống các cuộc càng quét của địch.


- Từ ngày 27 tháng 2 đến ngày 16 tháng 6 năm 1971, Chiến dịch xuân hè năm
1971 (chiến dịch Ngọc Tô Ba – Ngọc Ring Rua hay chiến dịch Nam đường 18).
Mục đích: tiêu diệt một số tiểu đồn, đánh thiệt hại nặng một số tiểu đoàn khác, thu
hút và giam chân nhiều lực lượng cơ động của địch ở hướng Nam đường 18, hỗ trợ
lực lượng các hướng khác phá ấp, giành dân, đẩy mạnh chiến tranh du kích; đập tan
âm mưu đánh ra đường 18.


Kết quả: ta đánh 1.107 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 11.152 tên địch. Tiêu
diệt 6 tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng 8 tiểu đoàn, đánh tiêu hao 12 tiểu đoàn địch.
Bắn rơi, phá hủy, phá hỏng 110 máy bay, 600 xe quân sự, 57 pháo cối lớn 25 súng


cối nhỏ.


- Từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 5 tháng 6 năm 1972, Chiến dịch Bắc Tây
Nguyên (Chiến dịch xuân hè 1972). Mục đích: tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực
lượng của quân đồn 2 và tổng dự bị của địch, giải phóng phần lớn tỉnh Kon Tum,
phối hợp với hướng tiến công chủ yếu ở Trị - Thiên trong cuộc tiến công chiến lược
năm 1972.


Kết quả: ta đánh 1.454 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 27.953 tên địch, diệt và
làm bị thương 19.749 tên. Bắt 2.034 tên, làm tan rã 6.170 tên cảnh sát, bảo an, dân
vệ. Tiêu diệt sư đoàn 22 thiếu, đánh thiệt hại nặng sư đoàn 23 và sư đoàn dù 2, 2
liên đoàn biệt động quân…


- Từ ngày 4 tháng 3 đến ngày 3 tháng 4 năm 1975, Chiến dịch Tây Nguyên.
Mục đích: nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; giải phóng phần
lớn hoặc hoàn toàn các tỉnh Đak Lak, Phú Bổn, Quảng Đức; phát triển xuống Cheo
reo, Gia Nghĩa, có thời cơ giải phóng Plei Ku, Kon Tum, tiến xuống Phú n,
Khánh Hịa; tạo thế chia cắt chiến lược, thực hiện kế hoạch chiến lược giải phóng
miền Nam trong 2 năm (1975 – 1976).


Kết quả: ta đã diệt và làm tan rã quân đoàn 2, một bộ phận lực lượng dự bị
chiến lược, toàn bộ lực lượng địch ở Tây Nguyên và hai tỉnh Phú n, Khánh hịa:
diệt sư đồn 23, lữ đồn dù 3, 7 liên đoàn biệt động quân, 4 trung đoàn thiết giáp,
11 tiểu đoàn và 11 đại đội pháo. Tiêu diệt và làm tan rã trung đoàn 40 của sư đồn
22, một liên đồn cơng binh và 1 liên đồn biệt động qn 24. Loại khỏi vịng chiến
đấu 28.514 tên lính chủ lực ngụy; bắn rơi 44 máy bay, thu và phá 110 chiếc khác;
thu và phá 17.183 súng các loại, 767 máy thông tin, 1.095 xe quân sự và toàn bộ hệ
thống kho tàng, thiết bị chỉ huy, cơ sở kỹ thuật, hậu cần của quân đoàn 2 và hai tỉnh
Phú n, Khánh Hịa. Giải phóng địa bàn chiến lược Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Gia
Lai, Kon Tum, Đak Lak, Phú Bổn, Quảng Đức và hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa với


khoảng 1.600.000 dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

triển hiệp đồng với quân bạn đánh chiếm bộ tổng tham mưu ngụy, đánh chiếm và
làm chủ Quận 3, phát triển sang Quận 1, hiệp đồng với quân bạn đánh chiếm dinh
Độc lập, phát triển sang Quận 10 hiệp đồng với quân bạn đánh chiếm biệt khu Thủ
đô ngụy.


Kết quả: từ ngày 21 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, Quân đoàn đã diệt, bắt
và gọi hàng 19.084 tên địch. Tiêu diệt sư đoàn 25, thiết đoàn xe tăng 10, 3 liên đoàn
biệt động quân. Quân đoàn đã bắn rơi 6 máy bay, phá hủy và phá hỏng 1.063 súng
các loại, 63 xe tăng, xe bọc thép, 136 xe ô tô; thu 6.830 khẩu súng. <i>“Quân đoàn 3</i>
<i>đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, có thể nói là hồn thành nhiệm vụ đặc biệt xuất</i>
<i>sắc”</i> – Đánh giá của Đại tướng Văn Tiến Dũng.


- Ngày 30 tháng 6 năm 1976. Tiền phương Bộ quốc phong giao nhiệm vụ truy
quét FULRO tại tỉnh Lâm Đồng cho Quân đoàn 3.


- Từ tháng 8 năm 1976 đến năm 1977 Quân đoàn đã sử dụng một lực lượng
thích hợp, kết hợp với Quân khu 5 và chính quyền địa phương tiến hành phát động
quần chúng truy quét FULRO.


Kết quả: tuyên truyền đường lối chính sách cho 30.405 người, tiêu diệt hơn 200
tên địch, bắt gần 400 tên, hơn 300 tên ra hàng; thu hàng trăm khẩu súng và hàng
chục máy vô tuyến và hàng chục ngàn viên đạn. Phá tan các tổ chức phản động,
truy quét tận hang ổ của bọn đầu sỏ FULRO ở các tỉnh Nam Khu 5; tiêu diệt cơ
quan chỉ huy tiền phương vùng 4 chiến thuật ở Lâm Đồng, bắt tên tỉnh trưởng
FULRO Chàm Nam Lương ở Thuận Hải, tiểu đồn 2 FULRO phải nộp vũ khí xin
hàng, xóa sổ “trung đoàn 64” FULRO ở Đak Lak. Đáng chú ý là trận đánh xuất sắc
của Đại đội 3 tiểu đoàn 4 trung đoàn 24 Sư doàn 10 vào “sở chỉ huy” tiền phương
của vùng 4 FULRO ở đông bản Ta Ni ngày 8 tháng 5 năm 1977 diệt tên “đại tá” Hà


Sáu A và 3 “sĩ quan” khác.


Tháng 10 năm 1976 ta phát hiện và giải tán kịp thời vụ âm mưu nổi loạn cướp
chính quyền ở 2 xã Quảng Thiện Và Tân Mỹ (Phan Rang).


- Cuối tháng 9 năm 1977, tập đồn phản động Pơn Pốt (Campuchia) dùng 2 sư
đoàn đánh chiếm 2 huyện Bến Cầu và Tân Biên tỉnh Tây Ninh, gây ra tội ác man rợ
đối với đồng bào ta. Ngày 6 tháng 10 năm 1977, Tiền phương Bộ Quốc phịng
chính thức ra mệnh lệnh chiến đấu cho Quân đoàn 3.


Từ ngày 23 tháng 10 đến ngày 23 tháng 11 năm 1977, Quân đoàn 3 thực hiện
đợt hoạt động A8 với mục đích: Đánh địn trừng trị, quét sạch quân địch (Khơ me
đỏ) xâm chiếm đất ta ra khỏi biên giới, đồng thời tiến công triệt phá các vị trí bàn
đạp của các cuộc tiến cơng xâm lược trên đất đối phương.


Kết quả: ta đánh bại và quét sạch quân địch ra khỏi biên giới, cùng các lực lượng
bạn thu hồi toàn bộ đất đai khu vực Tà Nốt – Kà Tum. Đã đánh thiệt hại trung đoàn
156, một số tiểu đoàn địa phương, phá hủy căn cứ vùng 20, loại khỏi vòng chiến
đấu 596 tên địch, bắt 4 tù binh, thu 95 súng các loại và một số tài liệu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Kết quả: qua 25 ngày chiến đấu, Quân đoàn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đánh
thiệt hại nặng sư đoàn 4, sư đoàn 117 và lực lượng vùng 20, đánh thiệt hại một bộ
phận cánh bắc quân khu 203 và sư đoàn 5 của Pơn Pốt. Loại khỏi vịng chiến đấu
2.461 tên địch, bắt 362 tên; thu 520 súng các loại, 10 xe quân sự 58 tấn đạn; phá
hủy 3 xe tăng thiết giáp; giải phóng hàng nghìn dân.


- Từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 28 tháng 2 năm 1978, tiến hành Đợt hoạt động
A18. Mục đích: Mở đợt phản cơng đánh bại các cuộc tiến công của địch xâm lấn,
cướp phá tàn sát nhân dân ở vùng Bắc Tây Ninh; tiêu diệt lực lượng tiến công chủ
yếu, làm thất bại ý đồ hành động lấn chiếm biên giới của chúng; rút kinh nghiệm


xây dựng tổ chức và chiến đấu của ta.


Kết quả: Qn đồn đánh 88 trận, loại khỏi vịng chiến đấu 667 tên địch, bắt 2
tên, thu 188 súng, giữ vững phòng tuyến phòng ngự biên giới.


- Từ ngày 1 tháng 3 đến ngày 4 tháng 4 năm 1978, ta tiếp tục thực hiện Đợt hoạt
động A28. Mục đích: Mở đợt hoạt động có giới hạn, lập chốt, buộc địch đưa lực
lượng ra phản kích để ta tiêu diệt, đẩy chúng vào thế đối phó bị động, lúng túng, ta
giành thế chủ động trên địa bàn.


Kết quả: Quân đoàn đánh 136 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 1.686 tên địch, thu
289 súng các loại.


- Từ ngày 5 đến ngày 30 tháng 4 năm 1978, thực hiện Đợt hoạt động A38. Mục
đích: Chống lại sự tấn công của quân Pôn Pốt đánh phá ngày càng ác liệt tồn tuyến
phịng thủ biên giới do Quân đoàn 3 đảm nhiệm.


Kết quả: ta đánh 176 trận nhỏ lẻ, loại khỏi vòng chiến đấu 1.059 tên địch, thu 90
súng các loại.


- Từ ngày 1 đến ngày 29 tháng 5 năm 1978, Đợt hoạt động A48. Mục đích: tiến
cơng địch ở hướng mới để phối hợp chiến trường bạn, đồng thời tiêu diệt và đánh
thiệt hại nặng quân chủ lực địch, bắt tù binh, thu vũ khí, làm tương quan lực lượng
buộc địch phải bị động dối phó. Giành và giữ thế chủ động trên tồn tuyến.


Kết quả: ta đánh 160 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 1.474 tên địch, bắt 9 tên, thu
220 súng, phá 26 súng. Diệt gọn 2 đại đội, 4 trung đội và 6 tiểu đội địch.


- Từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 20 tháng 7 năm 1978, Đợt tiến công A68. Mục
đích: tiêu diệt và làm tan rã sư đồn 5, sư đoàn 657 (vùng 20), đánh thiệt hại nặng


sư đoàn 310 quân Pôn Pốt; giúp lực lượng cách mạng Campuchia.


Kết quả: Loại khỏi vòng chiến đấu 2.487 tên địch, bắt 18 tên. Diệt gọn 1 tiểu
đoàn, 2 đại đội và 1 trung đội địch. Thu 168 súng, phá hủy 109 súng; giải phóng
được một khu vực rộng lớn có giá trị về quân sự và kinh tế, làm gia tăng thêm mâu
thuẫn trong nội bộ địch, trực tiếp hỗ trợ cho lực lượng kháng chiến Campuchia.


- Từ ngày 12 đến 15 tháng 8 năm 1978, Đợt hoạt động A781. Mục đích: Chủ
động tiến cộng tiêu diệt một bộ phận quan trọng của sư đoàn 450 và sư đoàn 280,
làm suy yếu “mặt trận đường 7” quân Pôn Pốt; mở rộng địa bàn, củng cố thế dừng
chân của Quân đoàn trong mùa mưa thêm vững chắc.


Kết quả: loại khỏi vòng chiến đấu 287 tên địch, bắt 3 tên, thu 104 súng các loại
và 6 máy vô tuyến điện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Kết quả: loại khỏi vòng chiến đấu 498 tên địch, bắt 16 tên, thu 135 súng các loại,
phá hủy 6 xe tăng thiết giáp.


- Từ ngày 31 tháng 12 năm 1978 đến ngày 14 tháng 1 năm 1979, Chiến dịch tiến
công A88. Mục đích: Giải phóng vùng đơng sơng Mê Cơng, tham gia giải phóng
thủ đo Phnơn Pênh và các tỉnh Bắc, tây Bắc Campuchia, giúp Mặt trận Đoàn kết
dân tộc cứu nước Campuchia đánh đổ chế độ Pôn Pốt, giải phóng hồn tồn đất
nước.


Kết quả: loại khỏi vịng chiến đấu 4.807 tên, phá hủy 12 xe tăng và 57 ô tô; thu
16.799 súng các loại, 10 xe tăng thiết giáp, 2 máy bay vận tải, 499 máy thông tin,
25 kho; giải phóng hàng chục vạn dân.


- Từ ngày 22 tháng 3 đến ngày 24 tháng 4 năm 1979, Chiến dịch truy quét tây
Bát Tam Băng. Mục đích: truy quét, tiêu diệt cơ quan trung ương của tàn quân


“Khơ Me Đỏ” Pôn Pốt Iêng Xa Ry, cùng các đơn vị bạn thực hiện “Chiến dịch 3”
của Tiền phương Bộ Quốc phòng giao.


Kết quả: đập tan cơ quan trung ương của tàn quân Pôn Pốt, gây cho địch tổn thất
nặng nề; giải phóng 7 vạn dân và hầu hết vùng biên giới Campuchia – Thái Lan.
Loại khỏi vòng chiến đấu 3.958 tên địch, thu và phá hàng nghìn khẩu súng, hàng
trăm xe cộ, hàng nghìn tấn đạn dược, lương thực, quân dụng.


- Từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 30 tháng 5 năm 1979, Chiến dịch làm trong sạch
địa bàn tây Pua Sát. Mục đích: truy quét tàn quân địch, triệt phá tồn bộ cơ sở hậu
cần chiến lược của Pơn Pốt ở thung lũng Kra Vanh, cùng các đơn vị bạn thực hiện
“Chiến dịch 4” của Tiền phương Bộ Quốc phòng giao.


Kết quả: triệt phá hoàn toàn căn cứ Kra Vanh, giải phóng vùng biên giới phía tây
tỉnh Pua Sát. Loại khỏi vòng chiến đấu 4.645 tên địch, thu 6.121 súng các loại,
nhiều xe cộ, đạn dược, quân dụng, tài liệu….


* Truyền thống 12 chữ vàng của Qn đồn 3 có nội dung: " QUYẾT THẮNG,
SÁNG TẠO, ĐOÀN KẾT, THỐNG NHẤT, NGHIÊM TÚC, TỰ LỰC ".


Ý nghĩa: kế tục truyền thống vẻ vang đó, trong những năm xây dựng, chiến đấu
bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả, Binh
đoàn đã lập nên những kỳ tích mới, góp phần bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.


<i><b>Câu 3: Bác Hồ tặng danh hiệu “Mở đường thắng lợi” cho binh chủng công</b></i>
<i><b>binh ở đâu? Thời gian nào? Ý nghĩa của danh hiệu đó? Phát huy truyền thống</b></i>
<i><b>ấy, Trung đồn đã mấy lần được nhà nước tuyên dương “đơn vị anh hùng</b></i>
<i><b>LLVTND”, vào những thời gian nào? Bởi thành tích gì?</b></i>



<i>Trả lời: </i>


Bác Hồ tặng danh hiệu “ Mở đường thắng lợi” cho Binh chủng công binh ở
Tây Bắc, sau khi bộ đội Cơng binh hồn thành xuất sắc nhiệm vụ: làm đường cơ
động và xuất kích cho 4 đại đồn và 1 trung đồn chủ lực, bảo đảm giao thơng và
đảm bảo bến vượt thắng lợi trong điều kiện địch đánh phá ác liệt để ngăn chặn ta
đảm bảo cho chiến dịch vào cuối năm 1952.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Phát huy truyền thống ấy, Trung đoàn đã 3 lần được tặng danh hiệu “đơn vị
anh hùng LLVTND”.


1. Trung đoàn được tuyên dương đơn vị Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân
Dân lần thứ nhất vào ngày 25 tháng 8 năm 1970 trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước.


2. Trung đoàn được tuyên dương đơn vị Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân
Dân lần thứ hai vào ngày 20 tháng 12 năm 1979 trong việc làm nhiệm vụ ở Biên
giới Tây Nam và Giúp bạn Campuchia đánh tan tập đoàn phản động Pơn Pốt
Ieng Xa Ry.


3. Trung đồn được tun dương đơn vị Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân
Dân thời kỳ đổi mới (lần thứ 3) vào ngày 13 tháng 01 năm 2003.


<b>Câu 4: Truyền thống của Trung đoàn 7 có nội dung như thế nào? Ý nghĩa</b>
<i><b>của truyền thống ấy? Trung đồn 7 có bao nhiêu cá nhân được tuyên dương</b></i>
<i><b>“AHLLVTND”? Đồng chí cho biết hiểu biết của mình về những đồng chí ấy?</b></i>
<b>Trả lời:</b>


<i>* Nội dung truyền thống của Trung đoàn 7:</i>
<b>“Anh dũng mở đường</b>


<b> Cơ động tiến cơng</b>
<b> Đồn kết một lịng</b>
<b> Lập cơng tập thể”</b>


Ý nghĩa: Phát huy truyền thống vẻ vang của đơn vị ba lần được phong tặng
danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, thế hệ cán bộ chiến sỹ hiện nay
tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng, viết tiếp những trang sử mới.


<i>* Những cá nhân được tun dương AHLLVTND:</i>
<i><b>1. Anh Hùng Nơng Văn Việt</b></i>


Đồng chí Nông Văn Việt sinh năm 1938, dân tộc Tày, Quê ở xã Phong Châu,
huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Nhập ngũ tháng 4 năm 1962. Ngày 1 tháng 1
năm 1967, đồng chí được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu
AHLLVTND. Khi được tuyên dương AHLLVTND đồng chí là thượng sĩ, trung đội
trưởng thuộc Đại đội 6, tiểu đoàn 2, Trung đoàn 7 Bộ tư lệnh công binh, đảng viên
Đảng Cộng sản Việt Nam.


Năm 16 tuổi, Nông Văn Việt đã tham gia hoạt động thanh niên, dân quân ở
địa phương. Năm 1962 vào bộ đội, đồng chí chịu khó học tập và ren luyện, khơng
sợ hy sinh gian khổ. Đồng chí là người đầu tiên tìm ra cách tháo gỡ bom bi, dũng
cảm đến những nơi nguy hiểm để phá bom nổ chậm.


<i><b>2. Anh Hùng Bùi Ngọc Dương (liệt sĩ).</b></i>


Đồng chí Bùi Ngọc Dương sinh năm 1943, dân tộc Kinh, Quê ở số 13 Trần Nhân
Tông, quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội. Nhập ngũ tháng 10 năm 1966. Khi hy
sinh đồng chí là Chuẩn úy, trung đội phó cơng binh Trung đồn 7 Binh chủng Công
Binh, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

tiến đánh địch ở sâu trong vị trí của chúng. Đồng chí bình tĩnh đứng trên xe quan sát
địch, dùng súng 12,7mm, bắn các hỏa điểm, bắn máy bay địch, tạo thuận lợi cho xe
tăng phát triển đột kích sâu hơn. Một mãnh bom của địch phạt vào cánh tay trái,
cánh tay gần như đứt hẳn, máu chảy ướt một bên người. Đồng chí yêu cầu đồng đội
giúp cắt đứt hẳn cánh tay, băng bó để tiếp tục chiến đấu. Hành động dũng cảm của
Bùi Ngọc Dương đã động viên khí thế tiêu diệt qn thù của tồn đơn vị. Do vết
thương quá nặng, đồng chí Bùi Ngọc Dương đã hy sinh tại bệnh viện.


<i><b>Câu 5: Đồng chí cho biết trong kháng chiến chống Mỹ, làm nhiệm vụ biên</b></i>
<i><b>giới Tây Nam và giúp bạn Campuchia, biên giới Bắc, Trung đoàn được tặng</b></i>
<i><b>những phần thưởng gì?(Từ bằng khen trở lên).</b></i>


Trả lời:


<b>* Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước:</b>


- 3 Huân chương Qn cơng hạng Ba:


 Đại đội 4 Tiểu đồn 2 vào năm 1967.
 Trung đoàn 7 vào năm 1972.


 Trung đồn 7 vào năm 1975.


- 18 Hn chương Qn cơng Giải phóng hạng Nhì, hạng ba (cho tập thể và cá
nhân từ năm 1966 – 1975).


- Một Huân chương chiến cơng Hạng nhất cho Trung đồn ngày 10 tháng 12
năm 1974.


- 245 Huân chương Chiến công các loại (cho các cá nhân).


- 3 Đại đội được tặng danh hiệu “Thành Đồng”.


- 47 lượt đại đội, tiểu đoàn Quyết thắng.
- 32 lượt cá nhân Quyết thắng.


<b>* Trong làm nhiệm vụ ở biên giới Tây Nam và giúp bạn Campuchia:</b>


- 1 Huân chương Qn cơng hạng ba (Cho Trung đồn vào năm 1979).
- 1 Huân chương Chiến công hạng Nhất.(cá nhân).


- 1 Hn chương Chiến cơng hạng Nhì.(cá nhân).
- 10 Hn chương Chiến công cho các cá nhân.
- 6 Đại đội Quyết thắng.


- 131 lượt cá nhân đạt chiến sĩ thi đua.
- 5 Chiến sĩ Quyết thắng.


- 816 lượt cá nhân được tặng bằng khen.


<b>* Làm nhiệm vụ trên biên giới phía Bắc.</b>


- 1 Huân chương Quân công hạng Nhất, 3 Huân chương Quân công hạng Ba, 2
Huân chương Chiến công hạng Nhất (cho trung đoàn vào các năm 1979,
1981, 1982,1984).


- 5 lượt cá nhân được tặng Huân chương Chiến công các loại.
- 5 đại đội Quyết thắng.


- 108 lượt cá nhân đạt chiến sĩ thi đua.
- 5 lượt cá nhân Quyết thắng.



- 895 lượt cá nhân được tặng Bằng khen.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>* Thành tích từ năm 1987 đến 1995.</b>


- Hồn thành xuất sắc nhiệm vụ 4-87: Hành quân từ Bắc vào an tồn – được
tặng Hn chương Chiến cơng hạng Nhì.


- Cờ thưởng ln lưu của Bộ quốc phịng, là đơn vị khá nhất trong năm 1993.
- Cờ thưởng luân lưu của Trung ương Đoàn Thanh Niên cộng sản Hồ Chí


Minh, là đơn vị có phong trào thanh niên khá nhất năm 1993.


- Cờ tặng của Bộ tư lệnh công binh, giải Nhì hội thi mơ hình, học cụ năm
1992.


- Cờ tặng của Bộ từ lệnh công binh, giải Nhất hội thi cán bộ huấn luyện giỏi.
- 3 bằng khen của Bộ tư lệnh Quân đoàn 3 về các phong trào thi đua đảm bảo


kĩ thuật.


<b>* Thành tích từ năm 1996 đến 2005.</b>


- Trung đoàn được tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
trong thời kỳ đổi mới (ngày 13 tháng 1 năm 2003).


- 1 Huân chương chiến cơng hạng ba vì đã có thành tích xuất sắc trong thực
hiện nhiệm vụ phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt năm 1996.


- 1 Huân chương chiến cơng hạng nhì năm 2002 vì có thành tích xuất sắc trong


xây dựng đơn vị (1997 – 2001).


- Một cờ thưởng luân lưu cho đơn vị khá nhất của Bộ quốc phòng năm 2002.
- 3 cờ luân lưu đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Chính phủ (2000 –


2001).


- 1 Cờ thưởng của Tổng cục chính trị tặng Đoàn cơ sở xuất sắc (1997 – 2002)
- 1 Cờ thưởng của Tổng cục chính trị tặng Đồn cơ sở xuất sắc nhất năm 1999.
- Sơ kết 5 năm thực hiện cuộc vận động 50 (1996 – 2000) được Thủ tướng


Chính phủ tặng Bằng khen.


- Từ năm 2000 – 2002 Trung đoàn được Bộ tư lệnh quân đoàn 3 tặng cờ vì đã
có thành tích xuất sắc trong thực hiện cuộc vận động 50.


- 1 cờ thưởng cho đơn vị có thành tích xuất sắc trong thực hiện cuộc vận động
xây dựng mơi trường văn hóa 10 năm (1992 – 2002).


- Từ năm 1996 đến 2005, năm nào cũng được Bộ quốc phịng tặng Bằng khen.
- Tổng cục chính trị tặng Bằng khen vì cơng tác dân vận năm 2005.


- Bộ quốc phòng tặng cờ đơn vị huấn luyện thể lực giỏi năm 2004, huấn luyện
giỏi 2005.


- 11 cá nhân được tặng Hn chương Chiến cơng hạng nhất, nhì, ba (ngày 20
tháng 05 năm 2005).


</div>

<!--links-->

×