Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Gián án phương tiện dạy học_Thầy Chu Trọng Thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.88 KB, 15 trang )

Mở đầu
Thực trạng dạy học bộ môn Toán ở trường phổ thông, cho thấy còn chú trọng rất
nhiều đến PPDH vấn đáp và gợi mở, chính vì điều đó đã làm hạn chế khả năng tư duy
trừu tượng, tư duy hình học, khả năng mô phỏng hình học cuả học sinh. Người học,
học trong trạng thái chấp nhận các ký hiệu, khái niệm của hình học, từ đó đã làm cho
người học phần nào hạn chế khả năng tư duy trừu tượng của mình. Do đó, dẩn đến việc
học sinh gặp khó khăn trong việc giải các bài tập hình học, và làm hạn chế khả năng vẽ
hình hình học . Từ thực trạng đó, cho thấy việc dạy học bô môn Toán ở trường phổ
thông chưa thật sự xem phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong đổi mới
Phương pháp dạy học. Chúng ta cần nhìn lại rằng Phương tiện dạy học có một vai trò
quan trọng không thể thiếu trong các tiết học Toán nói chung và tiết học hình học nói
riêng. Phương tiện dạy học không chỉ giúp cho người dạy góp phần truyền đạt hết
những kiến thức của bài học, mà nó còn có vai trò làm cho tiết học trở nên sinh động,
học sinh cảm thấy thích thú, tích cực hơn, mà còn làm tăng khả năng phát triển trí tuệ
cho học sinh.Từ những vấn đề trên, cho chúng ta thấy sự cần thiết của phương tiện dạy
học và vai trò của trực quan trong dạy học nói chung và dạy học bộ môn Toán nói
riêng. Chính vì những lí do trên nên tôi chọn đề tại “THIẾT KẾ MỘT SỐ PHƯƠNG
TIỆN DẠY HỌC HÌNH CHÓP VÀ HÌNH LĂNG TRỤ” nhằm qua đó có thể sử dụng
nó như một phương tiện trực quan trong khi dạy phần này
- 1 -
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
1.1. Khái niệm về PTDH.
PTDH là toàn bộ sự vật, hiện tượng trong thới giới, tham gia vào quá trình DH,
đóng vai trò là công cụ hay điều kiện để GV và người học sử dụng làm khâu trung gian
tác động vào đối tượng DH. PTDH có chức năng khơi dậy, dẫn truyền và làm tăng sức
mạnh tác động của người dạy và người học.
Khi đề cập đến PTDH, ít nhất cần lưu ý các điểm sau:
Thứ nhất: Một vật (hoặc một hiện tượng) nào đó được coi là PTDH khi và chỉ
khi nó được đặt trong mối quan hệ giữa nó với đối tượng dạy. Đó là mối quan hệ
phương tiện - mục đích.
Thứ hai: Một vật nào đó có thể trở thành PTDH nếu nó đảm nhận vai trò là


công cụ hay là điều kiện để GV hoặc HS tác động vào đối tượng DH.
Thứ ba: PTDH có chức năng khơi dậy, dẫn truyền và làn tăng sức mạnh tác
động của GV hoặc HS tới đối tượng DH. Một PT trở thành PTDH theo đúng nghĩa của
nó khi và chỉ khi người GV – HV biết cách sử dụng nó.
Thứ tư: Trong quá trình dạy học tồn taị hai hoạt động vừa độc lập vừa phụ
thuộc lẫn nhau và quan hệ biện chứng vơí nhau là hoạt động dạy và hoạt động học. Vì
vậy, trong thực tế có các phương tiện dạy của GV và phương tiện học của HS. Hai loại
phương tiện này vừa độc lập vừa phụ thuộc lẫn nhau và quan hệ chuyển hoá cho nhau.
Thứ năm: Theo C.Mac “yếu tố quyết định trình độ hoạt động không phải là tạo
ra cái gì, mà là tạo ra cái đó bằng cách nào và bằng phương tiện nào?” chuyển luận
điểm này vào trong dạy học sẽ là: Yếu tố quyết định trình độ hoạt động dạy học không
phải ở chổ dạy và học cái gì, mà là dạy và học cái đó bằng phương pháp và phương
tiện nào.
1.2. Phân loại PTDH.
Các PTDH có phổ rất rộng và đa dạng. Bất kỳ cái gì, hiện tượng nào cũng có thể
trở thành PTDH: một khái niệm khoa học, một kinh nghiệm đã có của HS khi được
- 2 -
dùng để tiếp thu kiến thức mới; một cành cây, con vật, đồ dùng trong sinh hoạt…Vì
vậy, việc phân loaị các phương tiện dạy học rất phức tạp và tùy thuộc vào các tiêu chí
để phân loại chúng:
1.2.1. Phân loại theo nguồn gốc, xuất xứ của sự vật, hiện tượng khi trở
thành PTDH:
Các PTDH có nguồn gốc từ chính nội dung HĐDH: Đó là các khái niệm khoa
học, kinh nghiệm xã hội… được hiện thực hóa trong các sách giáo khoa, tài liêụ giảng
dạy. Ngay chính bản thân phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp nhận thức
của người học khi tiếp nhận kiến thức mới cũng là các phương tiện dạy học. Đây là các
PTDH quan trọng nhất, là một trong những nhân tố quyết định trình độ và hiệu quả
DH.
Các phương tiện có nguồn gốc từ chính người dạy và người học, đó là ngôn ngữ
tư duy, kinh nghiệm, các thao tác, các kỹ năng DH, các hành vi. cử chỉ phi ngôn ngữ,

tác phong…
Các PTDH có nguồn gốc từ sự chế tác của con người, được đưa vào trong quá
trình DH.
Các PTDH có xuất xứ từ tự nhiên, được con người khai thác và sử dụng vào
trong QTDH. Chẳng hạn, các mẩu khoáng vật, đất đá, sông ngòi, ao hồ, núi non, cây
cỏ…
1.2.2. Phân loại theo chức năng của các phương tiện trong QTDH.
Có hai loại: phương tiện thay thế và phương tiện hổ trợ:
Các phương tiện thay thế: là các phương tiện có chức năng đại diện, thay thế
cho đối tượng mà ngưòi dạy và ngưòi học phải tác động. Loại phương tiện này có vai
trò to lớn trong DH. Bởi lẻ, nguyên tắc quan trọng nhất trong việc tối ưu hoá quá trình
dạy học hiện đại là người học phải được làm việc trực tiếp vơí đối tượng học tập, lợi
thế của loại phương tiện này ở chổ, vừa là đại diện trực quan cho đối tượng học tập,
vừa có tính khái quát.
- 3 -
Các phương tiện hổ trợ trong QTDH: đó là các phương tiện có chức năng là giá
đỡ, dẫn truyền và làm tăng cường sức mạnh tác động của hoạt động dạy và học lên đối
tượng, giúp cho người dạy và người học thuận lợi hơn, tiện lợi hơn khi tác động lên đôí
tượng DH. Tuy nhiên, mặt trái của nó là nếu lạm dụng hoặc sử dụng không đúng mục
đích, chức năng của các phương tiện sẽ thụ động hóa, đơn điệu hóa các hoạt động dạy
và học dẫn đến “lợi bất cập hại”.
1.2.3. Phân loại theo đối tượng tác động của PTDH.
Nhóm PTDH theo lứa tuổi học viên.
Nhóm các phương tiện theo nôị dung môn học: Do đặc thù của các bộ môn khoa
học khác nhau, đòi hỏi phải có những phương tiện thay thế hoặc hổ trợ; chẳng hạn
ngôn ngữ dạy Toán phải khác ngôn ngữ dạy Văn hay các môn học khác…
Nhóm các PTDH theo chiều hướng tác động chủ đạo.
1.3. Phương tiện trực quan trong DH
1.3.1. Khái niệm về PTTQ
Khái niệm TQ: Hiện nay trong DH, Ta thấy có hai quan niệm về trực quan, và

tạm quy ước là quan niệm truyền thống và quan niệm hiện đại:
Quan niệm truyền thống: Theo quan niệm này, TQ là chủ thể sử dụng một hay
nhiều giác quan để quan sát, từ đó tạo ra các hình ảnh bên ngoài cuả đối tượng nhận
thức . Công thức chung là: quan sát trực tiếp đối tượng để tạo ra hình ảnh cảm tính về
chúng → khái quát hóa (trừu tượng hóa) các hình ảnh đó trở thành biểu tượng chung
(tức là khái niệm về một lớp các biểu tượng cùng loại được xét theo những tiêu chí xác
định). Quan niệm này được hình thành dựa trên hai cơ sở chủ yếu là xã hội và triết học.
Mặc dù mang tính duy cảm, nhưng cách hiểu TQ và PPTQ theo quan niệm truyền
thống là một tiến bộ so với dạy học kinh viện trước đây. Theo đó, học tập được bắt đầu
từ quan sát thế giới bên ngoài. Thông qua quan sát người học thu được những bằng
chứng về sự vật, hiện tượng , tạo ra niềm tin đối với tri thức được truyền thụ, chống lại
lối dạy học giáo điều, theo kiểu nhồi nhét tri thức cho người học.
- 4 -
Quan niệm hiện đại: trực quan theo đúng nghĩa của nó không đơn giản chỉ là
quan sát sự vật bằng các giác quan, mà là bằng những hành động, tác động lên sự vật,
làm biến đổi các dấu hiệu bên ngoài của chúng, làm cho cái bản chất các mối liên hệ,
quan hệ có tính quy luật của chúng được bộc lộ, được phơi bày một cách cảm tính, mà
nếu không có sự tác động đó thìchúng mãi còn là bí ẩn đối với nhận thức của con
người. Quan điểm về trực quan như vậy có ý nghĩa to lớn đối với HĐDH. Nó là cơ sở
để xác định rõ vai trò trực quan trong DH.
Khái niệm về PTTQ: PTTQ là những phương tiện được sử dụng trong hoạt động
dạy và học, có vai trò là công cụ để giáo viên và học viên tác động vào đối tượng; có
chức năng khơi dậy, dẫn truyền, làm tăng khả năng hoạt động của các giác quan, góp
phần tạo nên chất liệu cảm tính của đối tượng nhận thức nhằm đạt được các mục đích
dạy học cụ thể.
Ví dụ: Trong trường hợp các sự vật quá nhỏ như (những nguyên tố, điện từ, vi
sinh vật…hay các vật ở quá xa đối với tri giác của mắt)…thì con người không thể trực
tiếp cảm nhận được chúng. Khi đó, chủ thể nhận thức phải dựa vào các phương tiện
trung gian, thông qua các phương tiện này mà chủ thể có được hình ảnh trực quan về
đối tượng.

1.3.2. Phân loại PTTQ.
Để phân loại PTTQ trong DH, cần phải dựa vào chức năng của nó trong mối
quan hệ với mục đích và nội dung DH, ta có thể phân chúng thành hai loại:
a. Phương tiện thay thế: là các vật (vật thật, tranh ảnh, mô hình…)đóng vai trò
là vật đại diện, thay thế cho đối tượng hoạt động nhận thức, mà người học không thể
tiếp xúc trực tiếp.
vd: GV có thể sử dụng sa bàn để dạy bài chiến thắng Điện Biên Phủ, dùng bản
đồ hoặc quả địa cầu khi dạy địa lý các châu lục,…Trong những trường hợp trên các sơ
đồ, mô hình giữ vai trò thay thế cho đối tượng nhận thức. Như vậy, để tìm hiểu một sự
- 5 -
vật, ta nhận thức qua vật thay thế nó, qua vật thay thế này ta nắm được chính đối tượng
cần lĩnh hội.
b. PTTQ dẫn truyền: là các vật (vật thật, tranh ảnh, mô hình…)đóng vai trò
khơi gợi, chỉ để dẫn chủ thể đến đối tượng nhận thức.
1.4. Sự cần thiết trong việc sử dụng PTTQ làm PTDH.
1.4.1. Xuất phát từ mục tiêu của bộ môn Toán ở trường THCS.
Mục tiêu của môn toán ở trường THCS gồm những nội dung yêu cầu cụ thể về
kiến thức, kỹ năng và thái độ.
a.Về kiến thức: những kiến thức mở đầu về hình học phẳng: quan hệ vuông góc,
song song, quan hệ bằng nhau và đồng dạng giữa hai hình phẳng, quan hệ giữa các yếu
tố lượng giác, một số vật thể trong không gian.
b. Hình thành và rèn luyện kỹ năng: tính toán, vẽ hình, đo đạc, ước lượng…
Bước đầu hình thành khả năng vận dụng kiến thức toán học vào đời sống và các môn
học khác.
c. Rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và logic, khả năng quan sát dự đoán, phát
triển trí tưởng tượng không gian; Rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, bồi
dưỡng các phẩm chất tư duy như: linh hoạt, độc lập và sáng tạo. Bước đầu hình thành
thói quen tự học, diễn đạt chính xác ý tưởng của mình, và hiểu được ý tưởng của người
khác.
1.4.2. Xuất phát từ nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục.

Nghị quyết TW II khóa VIII quy định nhiệm vụ và mục tiêu GD như sau:
“nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế
hệ… là chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng
thực hành giỏi…”
Tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành; nghĩa là người học mang một tư duy độc
lập sáng tạo, có khả năng tạo ra ý tưởng, có khả năng quan sát được một sự vật hiện
- 6 -

×