Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Gián án Phương pháp dạy Tiếng Anh Th

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.34 KB, 9 trang )

Đổi mới phương pháp dạy tiếng Anh tiểu học
NỘI DUNG
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
CÁC PHƯƠNG PHÁP
1. Lấy học sinh làm trung tâm
2. Phát huy phương pháp thảo luận nhóm
3. Giúp trẻ thoải mái trong giờ học
4. Dựa vào tâm lý vui chơi của trẻ
5. Kết hợp khăng khít nhà trường và gia đình
6. Áp dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học tiếng Anh:
7. Sáng tạo trong phương pháp dạy học tiếng Anh của hội đồng Anh.
KẾT LUẬN
Đổi mới phương pháp dạy
tiếng Anh tiểu học
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhằm bắt kịp với xu thế hội nhập toàn cầu, ngành giáo dục Việt Nam
đang ngày một hội nhập cùng thế giới. Hiểu rỏ tầm quan trọng của giáo dục
hiện đại là đào tạo ra những con người có thể bắt kịp xu thế hội nhập toàn cầu.
Ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng là công cụ đắc lực cho qúa trình hội
nhập. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam đã, đang không ngừng nâng cao
chất lượng dạy và học ngoại ngữ thông qua việc đổi mới toàn diện. Ngay ở
bậc tiểu học trong đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc
dân giai đoạn 2006 – 2015 đã được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo trình chính phủ.
Dạy và học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng đang tồn tại một hiện
tượng kỳ lạ là học sinh học xong không thể sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp.
1
Đổi mới phương pháp dạy tiếng Anh tiểu học
Theo PGS-TS Nguyễn Lộc Tấn có những tồn tại trên là sự tổng hợp của nhiều
nguyên nhân.
Trong đó, căn bản nhất là việc dạy và học ngoại ngữ ở các cấp học và


trình độ đào tạo chưa có định hướng mục tiêu cụ thể về năng lực ngoại ngữ,
thiếu tính liên tục và liên thông. Nhận thức của cơ quan chỉ đạo, quản lý việc
dạy và học ngoại ngữ còn hạn chế, đều cho rằng là môn có – thì phải học. Hai
lần trình bày đề án trước chính phủ, phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đều nhấn
mạnh tới việc thay đổi tư duy, nhận thức về vai trò, vị trí của việc dạy và học
ngoại ngữ.
Đề án dạy và học ngoại ngữ mà Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (Bộ GD-ĐT)
đã trình Chính phủ sẽ đổi mới toàn bộ hệ thống giảng dạy ngoại ngữ từ trước
tới nay, từ chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá đến việc bảo đảm đủ đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ dạy
và học ngoại ngữ…Việc dạy ngoại ngữ sẽ bắt đầu từ lớp 3 với thời lượng 4
tiết trên tuần. Để đáp ứng cho việc đổi mới này và thực hiện đúng ý nghĩa mà
đề án đổi mới dạy học ngoại ngữ của Bộ GD-ĐT đề ra đòi hỏi mỗi giáo viên
cần có sự đổi mới trong cách dạy của chính mình.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thực hiện đề án của Bộ GD-ĐT các trường tiểu học đang tập trung đổi
mới chương trình dạy và học Tiếng Anh. Là một giáo viên dạy Tiếng Anh
hưởng ứng tính tích cực, thiết thực của đề án, tôi xin được đóng góp một vài ý
tưởng cho việc dạy tốt môn Tiếng Anh. Theo phương pháp cũ, việc giáo viên
độc thoại, còn các em thì hụi ghi chép từ và mẫu câu rồi sau đó về nhà học
thuộc lòng sẽ không tạo khả năng tư duy và sáng tạo phong phú của các em.
Chính vì thế bên cạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy,
việc thiết kế chương trình giảng dạy cũng phải phù hợp cho từng đối tượng
2
Đổi mới phương pháp dạy tiếng Anh tiểu học
của từng bậc học. Như vậy, mới tạo được khả năng tư duy và phát triển khả
năng học tập một cách độc lập, tạo niềm say mê, thích thú cho cả thầy và trò
trong quá trình giảng dạy và học tập môn tiếng Anh.
Nhiều phương pháp dạy - học được đưa ra trong nghành giáo dục nhằm
khắc phục những hạn chế mà ngành đang đối mặt. Song các vấn đề đã đưa ra

còn mang nặng lý thuyết chung chung và tập trung phần lớn ở các cấp học cao
như Đại học. Quan tâm tới phương pháp dạy - học của bậc tiểu học đang là
vấn đề cấp thiết mang tính nền tảng lâu dài cho việc học lên các cấp học sau
này. Để trẻ tiểu học học tốt môn tiếng Anh và quan trọng là vận dụng được
để trẻ phát triển khả năng giao tiếp tiếng anh tốt trong các cấp học sau này.
Chúng ta cần hiểu rỏ tâm lý trẻ trước khi áp dụng một phương pháp dạy mới.
Học sinh tiểu học trẻ còn ham chơi, đang ở tuổi ăn, tuổi ngủ, tưổi chơi. Dựa
vào tâm lý này của trẻ, hãy làm cho trẻ thấy việc học tiếng Anh như một trò
chơi hay nói cách khác lồng vui chơi trong việc dạy – học tiếng Anh. Dưới
đây là những phương pháp dạy - học tiếng Anh cho cấp tiểu học.
CÁC PHƯƠNG PHÁP
Là một giáo viên tâm huyết mấy chục năm trong nghề giảng dạy tôi thấy
vấn đề này rất cần sự quan tâm đúng mức hơn của các thầy cô, các bậc phụ
huynh và các cấp giáo dục. Riêng bản thân cá nhân tôi, để đóng góp tích cực
cho việc giảng dạy môn tiếng Anh tiểu học thiết nghĩ cần có một số đổi mới
trong phương pháp dạy học, cả về tư duy lẫn phương pháp và không ngừng
trao đổi kinh nghiệm giữa các thầy cô giáo. Bản thân các thầy cô cần có những
đổi mới, không ngừng tìm hiểu và học tập những phương pháp giảng dạy
nhằm trau dồi kỹ năng dạy môn tiếng Anh của mình. Các phương pháp tôi đưa
ra dưới đây cần có sự kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh - học sinh và thầy
cô giáo.
3
Đổi mới phương pháp dạy tiếng Anh tiểu học
1. Lấy học sinh làm trung tâm: Nhìn ra các nước phát triển, cách dạy
học theo phương pháp “lấy người học làm trung tâm” đã được áp dụng từ lâu.
Với phương pháp này, người học sẽ là người tự khai phá tri thức, thầy cô giáo
chỉ là người hướng dẫn và cung cấp thông tin. Những thắc mắc phát sinh trong
quá trình học, cũng tự phải tìm hiểu, thầy cô giáo chỉ đóng vai trò làm “trọng
tài”, làm “cố vấn”. Vai trò của người thầy lúc này là dẫn dắt, khơi gợi, truyền
cảm hứng cho người học. Để có thể là người hướng dẫn, người cung cấp

thông tin…các thầy cô giáo phải có hiểu biết sâu sắc về những kiến thức cơ
bản mình đảm nhiệm, đồng thời phải tự bổ sung vốn kiến thức của mình
thường xuyên và có định hướng rõ ràng qua các tài liệu, sách báo.
Dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo học sinh sẽ phải tích cực hơn,
tự giác hơn trong việc tham gia vào việc học, vận dụng cũng như học hỏi kiến
thức mới. Mỗi học sinh sẽ phải tự tìm ra phương pháp học tối ưu cho mình,
phải độc lập sử dụng các tài liệu được thầy cô giáo gợi ý, chuẩn bị bài vở, từ
đó tính độc lập và sáng tạo ngày một phát huy.
Trường của chúng ta đã ứng dụng phương pháp “lấy người học làm
trung tâm” như thế nào? Các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh có suy nghĩ gì
về ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này? Vai trò của thầy và trò? Ở
Việt Nam, có thể thực hiện thành công “lấy người học làm trung tâm” không?
… nền giáo dục Việt Nam và cụ thể là con em chúng ta rất mong chờ những ý
kiến đóng góp thay đổi tích cực từ các cấp lãnh đạo cũng như sự góp sức của
các thầy cô và các bậc phụ huynh và sự hợp tác của các em học sinh.
2. Phát huy phương pháp thảo luận nhóm: Học nhóm có sự dẫn dắt
của giáo viên là cách dạy mới mà một số trường tiểu học đã đi đầu tại Việt
Nam, phương pháp học nhóm rất tích cực. Trẻ được phân nhóm nhỏ từ 3 đến 5
4
Đổi mới phương pháp dạy tiếng Anh tiểu học
em cùng thảo luận một vấn đề nhỏ trong việc học môn tiếng Anh hoặc trẻ có
thể bắt cặp đôi, trẻ tự do trao đổi chủ đề mà giáo viên vừa đưa ra. Kết thúc
thảo luận trẻ trình bày lại bằng tiếng Anh, tất nhiên là với khả năng của trẻ.
Ví dụ: Cô giáo đưa ra chủ đề: các nhóm thi nhau viết về các từ tiếng Anh
chỉ đồ dùng trong lớp học, hay các bộ phận trên cơ thể người, các con vật em
yêu thích bằng tiếng Anh. Các nhóm thi nhau xem ai viết được nhiều hơn và
cho các nhóm đọc to kết quả của mình. Sau đó các nhóm lắng nghe và nhận
xét cách đọc của nhóm vừa trình bày. Giáo viên chỉ là người khuyến khích sự
tham gia của trẻ và chỉnh những thiếu sót của các em không nên nhận xét đúng
sai rõ ràng. Trong quá trình thảo luận nhóm giáo viên tránh việc chê trẻ trước

nhóm bạn, làm trẻ xấu hổ và lần sau ngại tham gia.
3. Giúp trẻ thoải mái trong giờ học: Hay nói cách khác là giúp trẻ say
mê việc học, bằng cách lôi cuốn trẻ bằng những câu chuyện thú vị. Giáo viên
thường xuyên đọc những câu chuyện tiếng Anh mà trẻ thích cho trẻ nghe. Chú
ý trước khi đọc giáo viên phải quảng bá tính hấp dẫn của câu chuyện sau đó
mới đọc mẫu chuyện ngắn bằng tiếng Anh. Giáo viên gọi hai em đứng cách xa
nhau đứng lên đọc lại mẫu chuyện ngắn. Một em đọc câu tiếng Anh em kia
đọc một câu giải nghĩa ra tiếng Việt cho cả lớp nghe. Đôi khi có thể kết hợp
một em học sinh cùng với giáo viên để gia tăng sự chú ý cho học sinh.
4. Dựa vào tâm lý vui chơi của trẻ: Hãy để trẻ cùng vui chơi ca hát với
tiếng Anh. Để trẻ nghe từng câu, từng câu trong bài hát tiếng Anh và dạy trẻ
hát lại câu hát đó. Bài hát nên ngắn gọn dễ nhớ và giải nghĩa tiếng Việt để trẻ
hiểu. Việc dạy trẻ hát và nghe các bài hát tiếng Anh rèn luyện kỹ năng nghe
cho trẻ rất tốt. Lồng ghép các bài hát tiếng Anh vào trong những tiết dạy âm
nhạc là rất thiết thực. Việc giúp trẻ nghe tốt tiếng Anh như đã nói ở trên là cần
sự kết hợp giữa các giáo viên với nhau, giữa thầy cô và học trò, giữa gia đình
5

×