Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Bước đầu nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch chiết từ cây chó đẻ răng cưa (phyllanthus urinaria l ) đến sự thay đổi một số chỉ số sinh lý máu của chuột nhắt trắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 49 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH
----------

NGUYỄN THỊ KIM TIẾN

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CHIẾT TỪ CÂY CHÓ
ĐẺ RĂNG CƯA (Phyllanthus urinaria L.) ĐẾN SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ
SINH LÝ MÁU CỦA CHUỘT NHẮT TRẮNG (Mus musculus Var.Albino)”.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cơ thể con người, máu là một thành phần khơng thể thiếu và đóng vai trị
rất quan trọng trong việc duy trì sự sống. Máu khơng chỉ tham gia vào việc vận chuyển
chất dinh dưỡng và trao đổi khí giữa các cơ quan trong cơ thể mà cịn mang các chất thải
của q trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết, đồng thời bảo vệ cơ thể chống lại sự
xâm nhập của các yếu tố độc hại. Máu cịn có ý nghĩa đặc biệt duy trì sự ổn đinh thân
nhiệt và góp phần chống lại bệnh tật.
Trong thành phần cấu trúc của máu thì bên cạnh huyết tương cịn có các yếu tố
hữu hình là các TB hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Hàm lượng các yếu tố này được xem
như là những chỉ tiêu sinh lý quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe cơ
thể. Vì những ý nghĩa đặc biệt đó mà ngày càng có những nghiên cứu về máu, một trong
những hướng nghiên cứu mới là việc tìm ra các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng
tốt đến máu.
Cây chó đẻ răng cưa là một trong những cây thuốc đã được sử dụng từ lâu trên
thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong Y học dân tộc cây này được sử dụng làm thuốc để


chữa nhiều loại bệnh như đau viêm họng, mụn nhọt, viêm da, lở ngứa, sản huyết đau
bụng, trẻ em tưa lưỡi, chàm má, bệnh viêm gan… rất có hiệu quả. Tuy nhiên, những
chứng minh cụ thể về liều lượng của dịch chiết từ cây chó đẻ răng cưa ảnh hưởng ra sao
đối với từng chỉ số máu là chưa được chú ý nghiên cứu.
Trong nghiên cứu y sinh các động vật thực nghiệm như: chuột, thỏ, chó, khỉ...
được sử dụng phổ biến, mỗi năm có khoảng 17 đến 23 triệu con vật được sử dụng để
nghiên cứu. Trong số đó, chuột chiếm đến 95% các nghiên cứu trên mơ hình động vật.
Sở dĩ số lượng chuột được sử dụng nhiều trong nghiên cứu y sinh là do kích thước nhỏ,
dễ ni, sinh sản nhanh, đặc biệt đời sống ngắn (2-3 năm) nên có thể theo dõi được hết
đời sống và có thể theo dõi được cả vài thế hệ. Nhưng điểm quan trọng và quý giá nhất là
đặc điểm sinh lý và di truyền học của chuột rất gần với con người, bộ gen của chuột có
98% giống bộ gen của người.
Xuất phát cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành chọn đề tài

2


“BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CHIẾT TỪ CÂY CHÓ
ĐẺ RĂNG CƯA (Phyllanthus urinaria L.) ĐẾN SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ
SINH LÝ MÁU CỦA CHUỘT NHẮT TRẮNG (Mus musculus Var.Albino)”.
Mục tiêu đặt ra cho đề tài:
-

Bước đầu nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch chiết từ cây chó đẻ răng cưa
(Phyllanthus urinaria L.) đến sự thay đổi một số chỉ số sinh lý máu của cơ thể
chuột nhắt trắng.

-

Góp phần làm cơ sở để nghiên cứu tác dụng của cây chó đẻ răng cưa đến hiệu

quả điều trị và phòng bệnh ở con người

-

Giúp bản thân làm quen với công tác nghiên cứu khoa học
Nhiệm vụ cụ thể của đề tài:

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch chiết từ cây chó đẻ răng cưa đến:
-

Số lượng các yếu tố hữu hình: hồng cầu, bạch cầu trong máu chuột nhắt trắng.

-

Hàm lượng Hemoglobin trong máu chuột nhắt trắng.

-

Thời gian máu đông, thời gian máu chảy của chuột nhắt trắng.

3


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ CÂY CHÓ ĐẺ RĂNG CƯA (Phyllanthus urinaria L.)
1.1.1. Tên gọi Cây chó đẻ răng cưa:
Tên khoa học

: Phyllanthus urinaria L.


Thuộc Chi Phyllanthus, Họ Euphorbiaceae, Bộ Malpighiales, Lớp Magnoliopsida,
Ngành Magnoliophyta. [5], [7],[14]
Tên gọi khác: Diệp hạ châu (Cây có hạt trịn xếp thành hàng dưới lá), Trân châu
thảo, Diệp hạ châu đắng, Diệp hịe thái, Lão nha châu .. [1], [5], [7]
Hình thái và phân bố cây chó đẻ răng cưa:
 Mơ tả hình thái
Cây thảo sống hàng năm (đơi khi lâu năm). Thân cứng màu hồng, lá thn hay
hình bầu dục ngược, cuống rất ngắn. Lá kèm hình tam giác nhọn. Cụm hoa đực mọc ở
nách gần phía ngọn, hoa có cuống rất ngắn hoặc khơng có, đài 6 hình bầu dục ngược,
nhị 3 chỉ nhị rất ngắn, dính nhau ở gốc. Hoa cái mọc đơn độc ở phía dưới các cành, dài
6 hình bầu dục mũi mác, các vịi nhụy rất ngắn xẻ đơi thành 2 nhánh uốn cong, bầu
hình trứng. Quả nang khơng có cuống, hạt hình 3 cạnh.
Bộ phận dùng: Lá và thân

Hình 1.1 Cây chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L., Euphorbiaceae)
 Phân bố: ở Việt Nam, cây chó đẻ răng cưa thường thấy mọc hầu hết các tỉnh
trong cả nước, điển hình như: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Nghệ An, Hà Giang… Trên thế
giới loại cây này mọc nhiều ở các nước Châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia,
Philippin, Indonexia, Myanma, Thái Lan…Chây Mỹ như: Brazil, Argentin… [1], [5]

4


1.1.2. Tác dụng dược lý:
 Điều trị bệnh gan: Tại Việt Nam, khá nhiều cơng trình nghiên cứu về tác dụng
điều trị viêm gan của Diệp hạ châu đã được tiến hành, chẳng hạn: nhóm nghiên cứu
của Lê Võ Định Tường (Học Viện Quân Y - 1990 - 1996) đã thành cơng với chế phẩm
Hepamarin từ Phyllanthus amarus; Nhóm nghiên cứu của Trần Danh Việt, Nguyễn
Thượng Dong (Viện Dược Liệu) với bột Phyllanthin (2001).
 Tác dụng trên hệ thống miễn dịch: Vào năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản

cũng đã khám phá tác dụng ức chế sự phát triển HIV-1 của cao lỏng Phyllanthus niruri
thơng qua sự kìm hãm quá trình nhân lên của virus HIV. Năm 1996, Viện nghiên cứu
Dược học Bristol Myezs Squibb cũng đã chiết xuất từ Diệp hạ châu được một hoạt chất
có tác dụng này và đặt tên là “Nuruside”.
 Tác dụng giải độc: Người Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc dùng Diệp hạ châu để
trị các chứng mụn nhọt, lở loét, rắn cắn, giun. Nhân dân Java, Ấn Độ dùng để chữa
bệnh lậu. Theo kinh nghiệm dân gian Malaysia, Diệp hạ châu có thể dùng để trị các
chứng viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai, viêm âm đạo.
 Điều trị các bệnh đường tiêu hóa: Cây thuốc có khả năng kích thích ăn ngon.
Người Ấn Độ dùng để chữa các bệnh viêm gan, vàng da, kiết lỵ, táo bón, thương hàn,
viêm đại tràng. Nhân dân vùng Haiti, Java dùng cây thuốc này trị chứng đau dạ dày, rối
loạn tiêu hóa.
 Bệnh đường hô hấp: Người Ấn Độ sử dụng Diệp hạ châu để trị ho, viêm phế
quản, hen phế quản, lao. .
 Tác dụng giảm đau: Kenneth Jones và các nhà nghiên cứu Brazil đã khám phá
tác dụng giảm đau mạnh và bền vững của một vài loại Phyllanthus, trong đó có cây
Diệp hạ châu - Phyllanthus niruri. Tác dụng giảm đau của Diệp hạ châu mạnh hơn
indomethacin gấp 4 lần và mạnh hơn 3 lần so với morphin. Tác dụng này được chứng
minh là do sự hiện diện của acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid (beta sitosterol
và stigmasterol) có trong Diệp hạ châu.
 Tác dụng lợi tiểu: Y học cổ truyền một số nước đã sử dụng Diệp hạ châu làm
thuốc lợi tiểu. Ở Việt Nam, Diệp hạ châu được dùng sớm nhất tại Viện Đông y Hà Nội

5


(1967) trong điều trị xơ gan cổ trướng. Một nghiên cứu của trường Đại học Dược Santa
Catarina (Brazil-1984) đã phát hiện một alkaloid của Diệp hạ châu có tác dụng chống
co thắt cơ vân và cơ trơn, các nhà khoa học đã nhờ vào điều này để giải thích hiệu quả
điều trị sỏi thận, sỏi mật của cây thuốc.

 Điều trị tiểu đường: Tác dụng giảm đường huyết của Diệp hạ châu đã được kết
luận vào năm 1995, đường huyết đã giảm một cách đáng kể trên những bệnh nhân tiểu
đường khi cho uống thuốc này trong 10 ngày. [1], [5], [7]
1.1.3. Thành phần hóa học: [2], [5], [11], [14]
Bảng 1.1. Thành phần hóa học các chất trong cây chó đẻ răng cưa
Hợp chất hóa học
Flavonoid

Lignan

Tinh dầu

Chất béo

Tỉ lệ (%)
Kaempferol

0.9

Hypophyllanthin

0.05 – 0.17

Phyltetralin

0.14

Phyllanthin

0.18


Cymene

11

Limonine

4.5

Axít béo

Axit Linolenic

51.4

Axit Linoleic

21

Axit Ricinoleic

1.2

Vitamin

Vitamin C

0.41

Tanin


Geranin

0.23

 Chất béo:
Chất béo hay cịn gọi Lipid là một nhóm chất hữu cơ không đồng nhất (hỗn hợp
của nhiều este glyxerol và các axit béo), có độ nhớt cao, khơng tan trong nước, tan
trong các dung môi hữu cơ như ether, chlorphorm, benzene, rượu nóng .
Chất béo là một nhóm chất dinh dưỡng chính trong khẩu phần thức ăn hàng
ngày, nó là nguồn cung cấp nhiều chất cần thiết đối với cơ thể như lecitin, các axit béo
chưa no: linoleic, ricinoleic và linolenic.
6


Đặc biệt, chất béo có tác dụng sinh học cao đối với hệ mạch máu như:
-

Ngăn ngừa xơ vữa động mạch

-

Điều hịa tính bền vững của thành mạch: nâng cao tính đàn hồi và hạ thấp tính
thấm của thành mạch

-

Cung cấp các acid béo thiết yếu không no đa nối đôi, chuỗi dài. Các acid béo

này là tiền chất của một loạt các chất có hoạt tính sinh học cao như omega 3, omega 6

có tác dục làm giảm chất béo khơng có lợi triglycerides và cholesterol; có tác dụng
chống đơng tụ giúp ngăn ngừa hiện tượng máu vón cục và giảm huyết áp ở những
người bị huyết áp cao.
 Flavonoid:
Hiện nay người ta đã biết có gần 4.000 chất flavonoid có phổ biến trong thực vật
và có ở phần lớn các bộ phận của các loài thực vật bậc cao. Các chất này có tác dụng
củng cố, nâng cao sức chống đỡ và hạ thấp tính thẩm thấu các hồng cầu qua thành
mạch thông qua tác dụng lên các cấu trúc màng TB của nó. Flavonoid cịn giúp tích lũy
vitamin C trong các mô tổ chức.
* Các dẫn xuất của flavonoid: Vitamin P, Kaempferol
- Vitamin P có tính khử mạnh có thể vơ hiệu hóa các gốc tự do, "khóa" giữ chúng
lại bằng phản ứng ơxy hóa - khử, không cho các gốc tự do hoạt động phá hoại các tổ
chức. Với người bệnh xuất huyết thành mạch, vitamin P có thể giúp bảo vệ được màng
TB khỏi sự phá hoại bởi các gốc tự do, nhờ đó tăng được tính bền của thành mao mạch
chống được sự xuất huyết.
Vitamin P thường được chỉ định dùng trong chứng giãn mao mạch, hội chứng
xuất huyết do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thấp khớp, viêm cầu thận, tăng huyết
áp, quá liều các thuốc chống đông máu và quá liều salicylat và còn dùng trong điều trị
và dự phòng bệnh scorbut.
- Kaempferol
Kaempferol là một chất rắn kết tinh màu vàng với điểm nóng chảy của 276-278°
C, khó hịa tan trong nước nhưng hịa tan trong ethanol nóng và diethyl ether

7


Đối với hệ tim mạch, Kaempferol giúp củng cố mao mạch, có tác dụng tăng tuần
hồn máu trong động mạch, tĩnh mạch và mao mạch, giảm nguy cơ bệnh tim.
 Vitamin:
Vitamin là những chất hữu cơ có phân tử thấp cần thiết cho q trình đồng hóa và

sử dụng các chất dinh dưỡng cũng như tham gia xây dựng TB và tổ chức cơ thể.
Vitamin phần lớn không tổng hợp được trong cơ thể mà phải vào theo thức ăn
nguồn gốc động vật và thực vật. Nhu cầu về vitamin ít nhưng bắt buộc phải có
- Vitamin C:
Vitamin C (Acid ascorbic) là loại có lượng cung cấp lớn nhất trong các loại
vitamin. Acid ascorbic tồn tại trong thiên nhiên dưới hai dạng là dạng L và dạng D.
Dạng L khi oxy hoá sẽ tạo thành dehydro-ascorbic acid (acid ascorbic khử hydro), loại
chưa được oxy hố gọi là acid ascorbic hồn nguyên. Cả hai loại hoàn nguyên và loại
khử hydro đều có cùng hoạt tính sinh học
Acid ascorbic tham gia vào sự hydro hoá prolin thành hydroxyprolin, là giai đoạn
quan trọng trong sự tổng hợp collagen, hợp phần của mô liên kết. Vì thế nếu acid
ascorbic khơng đủ sẽ ảnh hưởng đến sự tổng hợp collagen làm cho vết thương lâu lành,
thành mao mạch yếu mà dẫn đến xuất huyết ở các mức độ khác nhau.
Vitamin C có ảnh hưởng đến sự tạo thành hemoglobin, sự hấp thu sắt từ ruột và
sự sử dụng sắt trong mô gan.
 Lignan:
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy lignan gián tiếp có nhiều hoạt tính sinh học
như ngăn ngừa vi khuẩn, trị nấm, kháng virus, chống ung thư, chống viêm khớp và
hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Đối với hệ mạch, Lignan giúp cản trở sự hình thành các
mạch máu mới có tác dụng giúp TB ung thư hấp thu chất dinh dưỡng và tạo nên các
TB ung thư khác. Lignans cịn đóng vai trị như chất chống oxy hố có trong máu, hạn
chế mỡ máu và hạn chế bệnh tim mạch. Các ligans phyllanthin và hypophyllanthin có
thể điều chỉnh sức căng mạch máu thông qua cơ chế độc lập với nội mạc.

8


1.1.4. Một vài cách sử dụng Diệp hạ châu
 Chữa khô cổ trướng trong xơ gan:
Diệp hạ châu được dùng sớm nhất tại Bệnh viện Ðông y Hà Nội năm 1967. Cơng

thức: Cây chó đẻ 80g, cỏ mần trầu 10g, tinh tre 20g, lá chanh 20g, phèn chua 16g, nhân
trần 60g, chi tử 40g, hà thủ ô 60g. Dùng 3 lít nước sắc đặc lấy 1/2 lít, chia đều uống
trong 6 ngày. Gần đây năm 2002, Bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội có dùng Liv 94
(gồm cây chó đẻ răng cưa quả tròn, cây chua ngút và cỏ nhọ nồi) để điều trị cho 75
bệnh nhân viêm gan B đạt kết quả tốt, có 6 bệnh nhân sạch HBSAg (chiếm tỷ lệ 8%).
 Chữa viêm gan siêu vi.
Diệp hạ châu đắng 16g, Nhân trần nam 16g, Vỏ bưởi (phơi khô, sao) 4g, Hậu phác
8g, Thổ phục linh 12g.
Nếu cơ thể quá suy nhược có thể gia thêm rễ Đinh lăng 12g, nhiệt nhiều gia thêm
Rau má 12g, Hạt dành dành 12g, báng tích nhiều gia Vỏ đại 8g. Sự phối hợp giữa
Diệp hạ châu, Nhân trần và Thổ phục linh tăng tác dụng giải độc, chống siêu vi.
 Chữa suy gan do rượu, sốt rét, nhiễm độc do môi trường hoặc các trường hợp
hay nổi mẩn, nổi mụn do huyết nhiệt.
Diệp hạ châu đắng 12g, Cam thảo đất 12g. Sắc nước uống hàng ngày thay trà.
 Chữa sạn mật, sạn thận.
Diệp hạ châu đắng 24g. Sắc uống, sắc làm 2 nước để vừa tận dụng được hoạt chất
vừa uống thêm nhiều nước. Nếu đầy bụng, ăn kèm thêm Gừng sống hoặc Hậu phác. Để
ngăn chận sỏi tái phát, thỉnh thoảng nên dùng Diệp hạ châu dưới hình thức hãm uống
thay trà, liều khoảng 8 đến 10g mỗi ngày.
 Chữa sốt rét.
Diệp hạ châu đắng 16g, Thảo quả 12g, Thường sơn 16g, Hạ khô thảo 12g, Binh
lang 8g, Đinh lăng 12g. Sắc uống.
Lưu ý: - Diệp hạ châu khơng có độc tính, độ an tồn cao ngoại trừ một số trường
hợp đau cơ, co giật trong khi điều trị sỏi thận hoặc sỏi mật do quá trình tống xuất sỏi.
Tuy nhiên, Diệp hạ châu có tính mát có thể gây trệ tỳ, đầy bụng ở những người có tỳ.

9


Do đó, những trường hợp này nên phối hợp với những vị thuốc có tính cay ấm để dung

hồ bớt tính mát của Diệp hạ châu.
- Gần đây có một số thơng tin cho rằng uống Diệp hạ châu có thể gây vơ sinh.
Điều này có lẻ bắt nguồn từ 1 nghiên cứu về tác dụng ngừa thai của Diệp hạ châu trên
trên loài chuột của các nhà khoa học trường Đại học Gujaret ở Ấn độ. Kết quả nghiên
cứu cho thấy khi cho chuột uống cao toàn thân cây Diệp hạ châu liều 100mg/kg thể
trọng đối với chuột cái hoặc 500mg/kg thể trọng đối với chuột đực có thể tạm thời ức
chế khả năng sinh sản trong thời gian thí nghiệm 30 ngày (chuột cái) hoặc 45 ngày
(chuột đực). Sau khi ngưng uống Diệp hạ châu, khả năng này phục hồi bình thường.
Điều này khác với vơ sinh. Hơn nữa chỉ mới là thử nghiệm ban đầu trên loài vật. Tuy
nhiên, những người đang muốn có con khơng nên dùng Diệp hạ châu. [1],[5]
1.2. Đại cương về máu
1.2.1. Ý nghĩa sinh học của máu:
Máu là một mơ lỏng có màu đỏ, vị mặn, được hình thành cùng với mơ mạch.
Cũng như các loại mô khác, mô máu bao gồm các TB máu là hồng cầu, bạch cầu, tiểu
cầu và dịch ngoại bào là huyết tương.
Máu cùng với các dịch thể là môi trường sống của các TB trong cơ thể được gọi
là nội môi. Sự ổn định và cân bằng của các chỉ tiêu trong nội môi đảm bảo cho các quá
trình sống được thực hiện bình thường và do đó cơ thể mới tồn tại, sinh trưởng và phát
triển.[4]
1.2.2. Chức năng sinh học của máu:
Vận chuyển: Máu vận chuyển chất dinh dưỡng, O2, CO2, các hormon do các
tuyến nội tiết tiết ra, các sản phẩm thừa của quá trình trao đổi chất.
Cân bằng nước và muối khống: máu tham gia điều hịa pH nội mơi thơng qua hệ
thống đệm, điều hịa lượng nước trong TB thơng qua áp suất thẩm thấu máu.
Bảo vệ: chức năng này chủ yếu do TB bạch cầu đảm nhiệm.
Thống nhất cơ thể: máu lưu thông trong hệ mạch đồng thời chạy đến tất cả các
đơn vị cấu tạo trong cơ thể để cung cấp mọi dạng vật chất cần thiết đồng thời thu nhận
các sản phẩm thừa, cặn bã của quá trình trao đổi chất.

10



Điều hoà nhiệt độ cơ thể: [3],[4]
1.2.3. Các thành phần của máu:
Máu gồm hai phần: huyết tương và các TB máu
1.2.3.1. Huyết tương
Huyết tương là phần lỏng của máu, chiếm 55-56% thể tích máu tồn phần. Huyết
tương là dịch trong, hơi vàng, sau khi ăn có màu sữa, vị hơi mặn và có mùi đặc biệt của
các acid béo.
Thành phần của huyết tương: Nước (90 – 92%), chất khô (8 – 10%).
1.2.3.2. Hồng cầu:
 Hình dạng và kích thước:
Ở thú và người, hồng cầu là TB không nhân và không có khả năng sinh sản, có
hình đĩa, lõm hai mặt, được tạo thành trong tủy xương.
Đường kính hồng cầu khoảng 7 - 8 µm (1000.000µm = 1m), độ dày 2,5 µm ở chỗ
dày nhất và không quá 1µm ở trung tâm. Thể tích trung bình của hồng cầu vào khoảng
77±5 m3.
 Thành phần hồng cầu:
Thành phần chung của hồng cầu gồm có: Nước (63 – 67%), chất khơ (33 – 37%)
Trong dịch nội bào, hồng cầu có ít cơ quan tử mà chủ yếu là hemoglobin. Chính
những phân tử hemoglobin này thực hiện chức năng vận chuyển O2 và CO2 của hồng
cầu. [3],[4],[8],[12]
● Số lượng hemoglobin
Hàm lượng hemoglobin trung bình của người Việt Nam là 14,6 ± 0,6 g/100ml
máu toàn phần ở nam và 13,2 ± 0,55 g/ 100ml máu tồn phần ở nữ.
Mỗi hồng cầu có khoảng 34,6 – 35 microgam hemoglobin.
● Cấu tạo hemoglobin
Hemoglobin là một hợp chất protein, dễ hịa tan trong nước. Thành phần cấu tạo
có bốn chuỗi polypeptid tạo thành phân tử globin (chiếm 96%) kết hợp với bốn phân tử
Heme (chiếm 4%).


11


- Heme là một sắc tố giống nhau ở tất cả các động vật. Nó gồm một vịng có 4
nhóm pyrrol kết lại được gọi là porphin và trên vòng porphin gắn những gốc methyl,
vinyl và propinyl gọi là vòng porphyrin. Ở chính giữa của vịng có một ngun tử sắt
luôn ở dạng ferrous (Fe ++). Mỗi phân tử hemoglobin có 4 heme.
- Globin là một protein, cấu trúc thay đổi tùy loài. Globin gồm bốn chuỗi
polypeptid giống nhau từng đơi một.

Hình 1.2. Hemoglobin
A.

Hình thái hemoglobin

B. Nhóm heme chứa sắt

Tỷ lệ phần trăm tính theo trọng lượng các thành phần của hemoglobin như sau:
Globin: 95%
Sắt: 0,34%

Hemoglobin
4 hem

Porphyrin: 4,66%

 Các chất cần thiết cho sự thiết lập hồng cầu
Để tạo thành hồng cầu, trong cơ thể có hai q trình song song: Sự tạo thành TB
hồng cầu và sự tổng hợp hemoglobin. Đây là những q trình rất phức tạp, địi hỏi

nhiều nguyên liệu như protein, cholin, thymidin, acid nicotinic, thiamin, pyridoxin,
acid folic, vitamin B12, Fe ++, nhiều enzim và chất xúc tác cho quá trình tổng hợp này.
- Vitamin B12 :
Vitamin B12 cần thiết để biến đổi ribonucleotit thành deoxyribonucleotit, một
trong những giai đoạn quan trọng trong sự thành lập AND. Do đó, thiếu vitamin B12 sẽ

12


ngăn chặn sự phân chia TB và không trưởng thành được. Trong trường hợp này các
nguyên hồng cầu trong tủy xương có kích thước lớn hơn hồng cầu bình thường, được
gọi là nguyên bào khổng lồ. TB to ra vì lượng AND không đủ nhưng lượng ARN lại
tăng dần lên hơn bình thường, TB tăng tổng hợp hemoglobin hơn và các bào quan cũng
nhiều hơn. Hồng cầu trưởng thành có hình bầu dục khơng đều, màng mỏng hơn, dễ vỡ
và đời sống ngắn hơn (chỉ bằng 1/3 – 1/2 thời gian của hồng cầu bình thường). Gây nên
bệnh thiếu máu ác tính.
Bệnh thiếu máu ác tính khơng phải do thiếu vitamin B12 trong thức ăn mà do cơ
thể không hấp thụ được vitamin B12 vì dạ dày thiếu sự bài tiết yếu tố nội tại (là chất tiết
ra từ phần đáy và thân dạ dày, bản chất là mucopolysacarit hay mucopolypeptit). Yếu
tố nội tại này kết hợp với vitamin B12 để tạo thành phức hợp, phức hợp này gắn với
receptor màng TB niêm mạc hồi tràng và vitamin B12 được hấp thụ theo cơ chế ẩm bào.
Vitamin B12 vào máu, dự trữ ở gan. Nhu cầu vitamin B12 là 1 – 3 mg/24h. Trong
khi đó sự dự trữ vitamin B12 của gan có thể gấp 1000 lần nhu cầu của cơ thể trong một
ngày.
- Chất sắt
Sắt là một chất quan trọng trong sự thành lập Hb, sắt được hấp thu ở phần trên
của bộ máy tiêu hóa, chủ yếu là tá tràng. Sắt được hấp thu bằng cơ chế chủ động. Sắt
được hấp thu dưới dạng nhị (Fe++) hơn là dạng tam (Fe +++).
Sắt tham gia vào thành phần của heme, thiếu sắt sẽ gây bệnh thiếu máu nhược sắt
- Axit folic (vitamin L1, vitamin B9)

Axit folic là một vitamin tan trong nước, có nhiều trong rau cải xanh, ốc, gan,
thịt. Hằng ngày cần 50 – 100 mg.
Axit folic cần thiết cho sự trưởng thành các hồng cầu do sự tăng sự methyl hóa
q trình thành lập AND.
Sự hấp thu axit folic ở ruột nhưng chủ yếu diễn ra ở hỗng tràng.
- Erthropoietin

13


Erthropoietin là yếu tố điều hòa sự nhân lên của TB gốc trong tủy xương, kích
thích sự trưởng thành của hồng cầu non và giải phóng hồng cầu khỏi tủy xương đi vào
tuần hồn. Yếu tố này có cấu trúc protein gồm 165 acid amin, phân tử lượng 30400
Erthropoietin được tạo ra từ yếu tố tạo hồng cầu của thận (REF) phản ứng với
một globulin của huyết tương, kích thích tủy xương tạo hồng cầu.
- Cholin và Thymidin
Cholin và Thymidin cần để tạo thành chất nền và màng hồng cầu. [2],[3],[4],[12]
1.2.3.3. Bạch cầu
Bạch cầu là những TB có nhân được tạo thành trong tủy xương và các hạch bạch
huyết. Chúng có khả năng di động trong mạch máu, giúp cơ thể chống lại các tác nhân
gây nhiễm khuẩn và nhiễm độc bằng quá trình thực bào và quá trình miễn dịch. Kích
thước khác nhau tùy từng loại bạch cầu nhưng nói chung lớn hơn hồng cầu, trung bình
đường kính 8 – 15 µm.
 Các loại bạch cầu
Có hai loại bạch cầu: bạch cầu đa nhân và bạch cầu đơn nhân.
- Bạch cầu đơn nhân: TB mono (monocyte), TB lympho (lymphocyte).
- Bạch cầu đa nhân: gồm bạch cầu đa nhân trung tính (neutrophil), bạch cầu đa
nhân ưa acid (eosinophil), bạch cầu đa nhân ưa bazo (basophil).
 Chức năng bạch cầu
Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách sau:

- Thực bào là khả năng mà bạch cầu sẽ ăn những chất lạ hoặc các vi khuẩn xâm
nhập vào cơ thể, tạo cho cơ thể có sức đề kháng tự nhiên dẫn tới hình thành sự miễn
dịch bẩm sinh.
- Đáp ứng miễn dịch: kháng nguyên và những chất lạ khi đưa vào cơ thể sẽ gây ra
một đáp ứng miễn dịch bằng cách sản sinh ra các kháng thể tương ứng đặc hiệu với
kháng nguyên để bảo vệ cơ thể.
- Tạo interferon do bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính sản sinh ra khi có
các kháng ngun xâm nhập vào cơ thể. Interferon có tác dụng ức chế sự sản sinh ra
các virut, hạn chế hiện tượng ung thư. [3],[4],[8],[12]

14


 Các bệnh lý liên quan đến bạch cầu
Ung thư bạch cầu hay cịn có tên gọi ngắn gọn là bệnh ung thư máu hay bệnh
bạch cầu, thuộc loại ung thư ác tính. Căn bệnh này là hiện tượng khi bạch cầu trong cơ
thể người bệnh tăng đột biến. Bạch cầu trong cơ thể vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ
thể nên chúng cũng khá "hung dữ", đặc biệt khi loại TB này bị tăng số lượng một cách
đột biến sẽ làm chúng thiếu "thức ăn" và có hiện tượng ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị
phá hủy dần dần, vì vậy người bệnh sẽ có dấu hiệu bị thiếu máu dẫn đến chết.
Bệnh lý gia tăng các bạch cầu non: xuất hiện khi tình trạng nhiễm trùng quá nặng
làm tiêu hủy nhiều bạch cầu trưởng thành, khi ấy các bạch cầu mới được sản xuất chưa
đủ lớn đã được tung ra chiến đấu với tác nhân gây nhiễm.
HIV: virus gây ra tình trạng tấn cơng hủy diệt các bạch cầu lymphocytes. Nhiễm
HIV dẫn đến bệnh lý AIDS, làm cho hệ miễn dịch khơng cịn khả năng chống chọi lại
bệnh tật, cho dù đó là bệnh thơng thường nhất. [9],[10].
1.2.3.4. Tiểu cầu
Tiểu cầu là những thể nhỏ, hình dáng khơng ổn định, khơng có nhân, đường
kính từ 2- 4 micromet, số lượng 200.000 - 400.000/mm3 máu, tăng khi bữa ăn có nhiều
thịt, lúc chảy máu và khi bị dị ứng. Tiểu cầu giảm trong bệnh thiếu máu ác tính, ban

xuất huyết, chống, khi bị phóng xạ.
 Chức năng của tiểu cầu
Tiểu cầu giải phóng tromboplastin để gây đơng máu. Tiểu cầu cịn có đặc tính
ngưng lại thành cục khi gặp vật thơ ráp và vật lạ, nhờ đó góp phần đóng các vết
thương. Khi vỡ , tiểu cầu giải phóng serotonin gây co mạch để cầm máu.
 Đơi nét về sự đơng máu
Sự đơng máu là sự thích nghi tiến hóa cho sự sửa chữa cấp thời của hệ tuần hoàn
và để ngăn cản sự mất qúa độ dịch cơ thể khi mạch máu bị tổn thương. Sự đáp ứng tức
thời bằng cách mạch máu khép lại, làm cho máu chảy chậm, các tiểu cầu ở vùng này
dính vào nhau và dính vào mơ tổn thương, tạo 1 đám tiểu cầu bị ngưng kết. Ðám tiểu
cầu được ổn định bằng 1 mạng lưới các sợi được tạo ra quanh tiểu cầu, các TB khác có
thể đan xen vào các sợi làm căng cục máu.

15


Q trình đơng máu diễn ra với sự tham gia của 13 yếu tố và trải qua 3 giai
đoạn chính.
- Giai đoạn 1: hình thành tromboplastin nội sinh và ngoại sinh.
- Giai đoạn 2: hoạt hóa protrombin thành trombin.
- Giai đoạn 3: tạo thành sợ fibrin. [3],[4],[8],[12]
 Bệnh lý do tiểu cầu và do các yếu tố đông máu khác
Thiếu tiểu cầu là bệnh lý thường gặp gây ra các chứng xuất huyết bất thường.
Nguyên nhân có thể do tác dụng phụ của thuốc, do nhiễm trùng, ung thư bạch cầu.
Bệnh Hemophilia: Do cơ thể thiếu yếu tố đông máu số VIII, một chấn thương
nhẹ cũng có thể gây ra các vết bầm tím, sưng nề, chảy máu liên tục.
Bệnh Von Willebrand: đây cũng là chứng bệnh do thiếu hụt yếu tố đông máu.
Protrombin, một yếu tố quan trọng do gan sản xuất. Nếu gan bị tổn thương
(viêm, xơ, teo cấp tính) sẽ làm máu khó đơng.
Vitamin K kích thích tạo protrombin. Khi cơ thể không hấp thu đủ vitamin K,

hoặc khi gan bị bệnh hay tắc ống dẫn mật sẽ làm giảm sự hấp thu vitamin K, làm máu
khó đông.
Yếu tố chống đông máu Anti hemophilia (yếu tố VIII) do thành mạch máu tạo
ra, nếu thiếu, làm máu khó đông. Nguyên nhân chủ yếu là do di truyền liên kết với
giới tính và gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X (ở nam giới thường mắc
bệnh này nhiều hơn). [9],[10],[12]
1.2.4.Vài nét về bệnh thiếu máu:
1.2.4.1. Định nghĩa:
Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay huyết sắc tố dưới mức bình
thường so với người cùng tuổi, cùng giới sức khỏe.
Đối với nam được coi là thiếu máu khi: số lượng hồng cầu dưới 4 triệu hay
hemoglobin dưới 12g/100ml
Đối với nữ được coi là thiếu máu khi: số lượng hồng cầu dưới 3,5 triệu hay
hemoglobin dưới 10g/100ml.

16


1.2.4.2. Nguyên nhân gây thiếu máu
- Thiếu máu do thiếu sắt:
+ do mất sắt vì kinh nguyệt nhiều, xuất huyết đường tiêu hóa, điều trị dài ngày
với aspirine và thuốc kháng viêm khơng steroid, nhiễm giun móc, xuất huyết đường
niệu.
+ giảm cung cấp sắt ở người bị cắt dạ dày, khấu phần ăn không đủ sắt ở người già
thiếu dinh dưỡng, nhịn ăn. Nhu cầu sắt cao ở phụ nữ và trẻ em.
- Thiếu máu do mất máu: trong trường hợp: chấn thương, xuất huyết tiêu hóa.
Ngồi ra cịn do trĩ, rong kinh, giun….
- Thiếu máu do huyết tán: hồng cầu vỡ sớm, tích tụ lại trong cơ thể Fe++ và các
sản phẩm của sự hủy hoại hồng cầu. Do đời sống hồng cầu ngắn nhưng tủy xương
thường ở trạng thái hoạt động mạnh gây tăng số lượng hồng cầu lưới trong máu. Ngồi

biểu hiện thiếu máu cịn biểu hiện vàng da.
- Khiếm khuyết ở màng hồng cầu
Bệnh hồng cầu hình cầu di truyền có sự bất thường của protein màng hồng cầu
(chất spectin), sự rối loạn về cấu trúc và chức năng của men ATPase, chất phospholipid
ở màng hồng cầu giảm. các rối loạn về cấu trúc màng làm cho màng hồng cầu tăng tính
thấm đối với Na+ làm cho hồng cầu phình lên ở dạng cầu vận chuyển được oxi nhưng
dễ vỡ khi đi qua xoang tĩnh mạch và tuần hồn ở lách. Di truyền mang tính trội, nhiễm
sắc thể thường.
- Huyết tán do các nguyên nhân ngoài hồng cầu:
Một số yếu tố mắc phải, ngoại sinh đối với hồng cầu gây tan máu bởi tác động
trực tiếp gây tổn thường màng hồng cầu hoặc bởi kháng thể bao gồm: thuốc, chất hóa
học, nộc rắn, vi khuẩn, sốt rét, ngồi ra cịn có các yếu tố cơ học như: van tim nhân tạo,
phỏng, viêm mạch máu
Thiếu máu huyết tán do nhiễm khuẩn: tổn thương hồng cầu có thể theo các cơ
chế:
+ Do tác động trực tiếp của độc tố vi khuẩn như Clostridium pefringens tiết
lecithinase tác động lên lipoprotein gây vỡ hồng cầu.

17


+ Do cơ chế miễn dịch: polysaccharide từ vi khuẩn được gắn lên bề mặt hồng
cầu, cơ thể tạo kháng thể chống lại gây vỡ hồng cầu.
+ Kí sinh trùng tác động trực tiếp gây vỡ hồng cầu.
+ Động mạch nội mạch rải rác: gây tan máu do hồng cầu qua lòng mạch bị hẹp
- Thiếu máu do tủy xương kém hoặc không hoạt động
Sự sinh hồng cầu giảm nếu tủy xương bị cốt hóa hoặc xơ tủy: tủy xương bị xâm
lấn bởi ác tính; tủy xương bị ngộ độc bởi thuốc, hóa chất; thiếu hormon
eryhtroppoieine như suy thận, bất sản tủy khơng rõ ngun nhân.
1.2.4.3. Phịng chống thiếu máu:

Nhiều kiểu thiếu máu khơng phịng ngừa được. Tuy nhiên, có thể phòng tránh
thiếu máu thiếu sắt và thiếu máu thiếu vitamin bằng cách dùng chế độ ăn lành mạnh,
luôn thay đổi, chứa các thực phẩm giàu sắt, folat và vitamin B12.
Nguồn sắt tốt nhất là thịt bò, thịt lợn và thịt cừu. Các thực phẩm khác giàu sắt là
đậu đỗ, ngũ cốc, lúa mì tồn hạt và mì sợi, rau lá xanh thẫm, trái cây khô, hạt quả hạch
và các loại hột. Folat và các dạng tổng hợp của nó, acid folic có trong dịch quả chanh,
rau và quả tươi, thịt, sản phẩm từ sữa, hạt ngũ cốc và đỗ. Thịt và các sản phẩm từ sữa
đều chứa nhiều vitamin B12. Ngoài ra, thực phẩm chứa vitamin C giúp tăng hấp thu
sắt.[2], [3],[6].
1.3. Những nghiên cứu thực nghiệm: [6],[13],[15]
Năm 1982, tác giả Dương Thị Tuyết Mai với cơng trình nghiên cứu “ phấn ong
ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu sinh lý của chuột nhắt trắng (Mus musculus). Kết quả
cho thấy phấn ong tác dụng tốt đối với một số chỉ tiêu sinh lý máu: hồng cầu, bạch cầu
Năm 2003, tác giả Nguyễn Phương Dung đã khảo sát ảnh hưởng của một số
phương pháp dân gian dùng chế biến Thục địa lên tác dụng hồi phục số lượng hồng cầu
của chuột nhắt trắng gây thiếu máu.
Năm 2005, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh trong cơng trình “nghiên cứu ảnh hưởng
của phương pháp bào chế đối với tác dụng bổ huyết của Hà thủ ô đỏ (polygonum
multiflorum thunb) trên chuột nhắt trắng gây thiếu máu. Kết quả cho thấy Hà thủ ô đỏ
có tác dụng tăng các chỉ tiêu sinh lý máu.

18


Năm 2005, tác giả Lê Thị Phương Thảo đã nghiên cứu tác dụng của trứng kiến
thủy phân và rượu trứng kiến lên một số chỉ số sinh học trên động vật thực nghiệm. Kết
quả cho thấy viên nang trứng kiến thủy phân làm tăng số lượng hồng cầu và bạch cầu
của chuột cống trắng.
Năm 2006, tác giả Nguyễn Thị Hoàn Mỹ đã nghiên cứu, khảo sát sự ảnh hưởng
của Vừng (Sesamum orientale) lên một số chỉ tiêu sinh lý của chuột nhắt trắng bằng

phương pháp cho uống. Kết quả cho thấy nước Vừng có tác dụng tốt đến sự sản sinh
hồng cầu, làm tăng bạch cầu và hàm lượng hemoglobin trong máu chuột nhắt trắng.
Năm 2007, tác giả Nguyễn Phương Dung đã nghiên cứu ảnh hưởng của phương
pháp bào chế đối với tác dụng bổ huyết của Hà thủ ô đỏ trên chuột nhắt trắng thiếu
máu thực nghiệm. Nghiên cứu trên 50 con chuột nhắt trắng, được gây thiếu máu bằng
APH, theo dõi 14 ngày. Đánh giá số lượng hồng cầu, bạch cầu, Hb, Hct, trọng lượng
lách chuột. Kết quả sau 7 ngày điều trị bằng 2 loại cao lỏng Hà thủ ô (20g/kg chuột
nhắt), trọng lượng, số lượng hồng cầu, Hb, Hct và số lượng bạch cầu đều được cải
thiện. Dạng hà thủ ơ đã chế biến có tác dụng tốt hơn dạng chư chế biến. Phương pháp
bào chế Hà thủ ơ có ảnh hưởng đến tác dụng bổ huyết trên thực nghiệm.
Năm 2008, tác giả Đồng Thị Hải Yến đã tiến hành đề tài nghiên cứu sự thay đổi
một số chỉ số máu của chuột nhắt trắng dưới tác dụng của Hà thủ ô đỏ. Kết quả cho
thấy Hà thủ ơ đỏ có tác dụng làm tăng cường các chỉ số sinh lý máu trên cơ thể chuột
nhắt trắng: Hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin.
Năm 2009, tác giả Nguyễn Thị Trâm đã nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số
máu ở chuột nhắt trắng dưới tác dụng của thành phần thức ăn có bổ sung bột lạc. Kết
quả cho thấy bột lạc có tác dụng làm tăng cường các chỉ số sinh lý máu trên cơ thể
chuột nhắt trắng: hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin.

19


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, DƯỢC LIỆU, MƠ HÌNH BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Chuột nhắt trắng (tên khoa học: Mus musculus Var.Albino - chi Mus - họ Muridae
- bộ Rodentia - lớp Mammalia - ngành Chordata) do trung tâm kiểm nghiệm dược –
mỹ phẩm Huế cung cấp gồm 60 con, không phân biệt đực cái, độ tuổi từ 7 – 9 tuần
tuổi, trọng lượng trung bình từ 20-30g/con, khỏe mạnh.
Tồn bộ số chuột trên được nuôi trong cùng điều kiện, cùng chế độ dinh dưỡng

trong suốt q trình nghiên cứu tại phịng thí nghiệm “Sinh lý – Giải phẫu – Di truyền
học” thuộc khoa Sinh – Môi Trường, Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng
2.2. Dược liệu được sử dụng trong nghiên cứu:
Thân và lá của cây chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L.) được bào chế thành
dịch chiết toàn phần bằng kỹ thuật chiết Soxhlet, dung môi được sử dụng là cồn 90 0,
khi dùng pha với nước cho chuột uống theo các liều thích hợp với thể trọng.
2.3. Mơ hình bố trí thí nghiệm:
Chuột nhắt trắng được chia thành 2 nhóm:
- 01 nhóm uống dịch chiết liên tục trong vịng 15 ngày
- 01 nhóm uống dịch chiết liên tục trong vịng 30 ngày.
Mỗi nhóm gồm 5 lơ:
 Lơ ĐC âm: Uống nước bình thường
 Lơ 1: Uống dịch chiết liều: 0.05ml/20g thể trọng/1 ngày
 Lô 2: Uống dịch chiết liều: 0.1ml/20g thể trọng/1 ngày
 Lô 3: Uống dịch chiết liều: 0.15ml/20g thể trọng/1 ngày
 Lô 4: Uống dịch chiết liều: 0.2ml/20g thể trọng/1 ngày
Chuột uống dịch chiết một lần trong ngày vào lúc 9h sáng
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp xác định số lượng hồng cầu

20


Số hồng cầu được xác định bằng phương pháp pha lỗng máu và đếm dưới
kính hiển vi trong buồng đếm USA.
 Phương pháp tiến hành:
- Bắt chuột vào lúc 9h sáng và cho chuột vào ống nhốt chuột
- Vuốt nhẹ đuôi theo chiều dài đuôi.
- Sát trùng đuôi chuột bằng cồn và để cho da khô.
- Dùng kéo cắt đoạn ngắn khoảng 2 cm đuôi chuột, vuốt nhẹ cho máu chảy ra.

- Hút máu vào ống trộn hồng cầu đến vạch 0.5. Sau đó hút thêm dung dịch pha
lỗng hồng cầu đến vạch 101. Máu lúc này được pha loãng 200 lần.
- Đưa dung dịch vào buồng đếm, quan sát.
- Số lượng hồng cầu được xác định trong 5 ô lớn gồm 4 ơ lớn ở 4 góc và 1 ô lớn
ở giữa. Mỗi ô lớn gồm 16 ô nhỏ.
X

X

X

X

X

Hình 2.1. Mô tả cách đếm hồng cầu trong buồng đếm
- Gọi N là tổng số lượng hồng cầu trong 1mm3 máu. A là tổng số hồng cầu trong
80 ô nhỏ. Số hồng cầu trung bình trong mỗi ơ nhỏ là A/80.
- Thể tích mỗi ơ nhỏ là v = 1/20m*1/20m*1/10m=1/4000m3
- Máu được pha loãng 200 lần. đếm số lượng hồng cầu 2 lần ở hai buồng đếm
khác nhau nên A = (A1 + A2)/2
- Cơng thức tính số lượng hồng cầu / mm3 máu là:
N = 4000 * 200 * A/80 = A * 10000 (TB/mm 3 máu)
2.4.2. Phương pháp xác định số lượng bạch cầu
Số bạch cầu được xác định bằng phương pháp pha loãng máu và đếm dưới kính
hiển vi trong buồng đếm USA.
 Phương pháp tiến hành:

21



- Bắt chuột vào lúc 9h sáng và cho chuột vào ống nhốt chuột
- Vuốt nhẹ đuôi theo chiều dài đuôi.
- Sát trùng đuôi chuột bằng cồn và để cho da khô.
- Dùng kéo cắt đoạn ngắn khoảng 2 cm đuôi chuột, vuốt nhẹ cho máu chảy ra.
- Hút máu vào ống trộn bạch cầu đến vạch 0.5. Sau đó hút thêm dung dịch pha
loãng bạch cầu đến vạch 11. Máu lúc này được pha loãng 20 lần.
- Đưa dung dịch vào buồng đếm, quan sát.
- Số lượng bạch cầu được xác định trong 25 ô lớn.
- Gọi M là tổng số bạch cầu trong 1mm3 máu. B là tổng số bạch cầu trong 25 ô
lớn. Đếm số lượng bạch cầu ở hai buồng đếm khác nhau nên:
B = (B1 + B2)/2.
- Khi đếm bạch cầu người ta đếm ở 25 ô lớn tức là: 25 * 16 = 400 ô nhỏ.
- Số bạch cầu trong 1mm3 máu là:
M = B/400 * 4000 * 20 = B* 200/mm3
2.4.3. Phương pháp xác định hàm lượng Hemoglobin
Hàm lượng Hemoglobin được xác định bằng huyết sắc kế Sali.
 Phương pháp tiến hành:
- Bắt chuột vào lúc 9h sáng và cho chuột vào ống nhốt chuột
- Vuốt nhẹ đuôi theo chiều dài đuôi.
- Sát trùng đuôi chuột bằng cồn và để cho da khô.
- Dùng kéo cắt đoạn ngắn khoảng 2 cm đuôi chuột, vuốt nhẹ cho máu chảy ra.
- Dùng pipet hút một cột máu liên tục cho đến vạch 0.02ml (không bị lẫn bọt
khí)
- Cho pipet vào đáy ống nghiệm rồi thổi nhẹ để máu ra từ từ nằm gọn ở đáy.
Nâng phần đầu pipet lên phần axit không lẫn máu, hút nhẹ axit vào pipet rồi thổi ra để
tráng rửa hết máu.
- Lắc ống nghiệm để vào giá, chờ 5 phút cho phản ứng tạo thành chlohydrat
hematin (lúc này dung dịch có màu đen).


22


- Dùng ống hút nhỏ nước cất vào để pha loãng dung dịch ở ống nghiệm, đồng
thời dùng đũa thủy tinh trộn dung dịch máu và quan sát, so sánh màu nâu trong ống
nghiệm với màu nâu ở hai ống mẫu hai bên cho đến khi đồng màu thì đọc kết quả.
2.4.4. Phương pháp xác định thời gian máu đông, máu chảy.
Thời gian máu đông, máu chảy được xác định bằng phương pháp Pin và Ly-uây.
 Phương pháp tiến hành:
- Bắt chuột vào lúc 9h sáng và cho chuột vào ống nhốt chuột
- Vuốt nhẹ đuôi theo chiều dài đuôi.
- Sát trùng đuôi chuột bằng cồn và để cho da khô.
- Bắt chuột vào ống nhốt chuột và vuốt nhẹ đuôi theo chiều dài đuôi
- Sát trùng đuôi chuột bằng cồn và để cho da khơ.
- Tính thời gian máu đông:
Dùng kéo cắt đoạn ngắn khoảng 2 cm đuôi chuột, vuốt nhẹ cho máu chảy ra, loại
bỏ giọt máu đầu.
Đặt một giọt lên lam kính sao cho giọt trịn đều và có đường kính khoảng 5-7
mm. cứ 10 giây lại nghiên lam kính một lần cho đến khi giọt máu khơng thay đổi hình
dạng lệch về phía nghiêng là được. Thời gian máu đơng tính bằng giây.
- Tính thời gian máu chảy
Dùng dao chà sát nhẹ vào đuôi chuột cho đến khi có máu chảy ra, để máu chảy tự
nhiên.
Cứ 10 giây lại dùng giấy thấm nhẹ lên chỗ máu chảy ra một lần cho đến khi máu
không chảy nữa. Thời gian máu chảy được tính bằng giây.
2.4.5. Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý số liệu theo phương pháp thống kê trên phần mềm Excel.

23



Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của dịch chiết cây chó đẻ răng cưa đến số lượng hồng cầu
Kết quả nghiên cứu về số lượng hồng cầu của chuột nhắt trắng sau khi sử dụng
dịch chiết từ cây chó đẻ răng cưa được trình bày trong bảng 3.1, hình 3.1, hình 3.2 và
hình 3.3.
Bảng 3.1: Số lượng hồng cầu của chuột nhắt trắng (Triệu TB/mm3)
Liều lượng

Thời gian uống
dịch chiết

Phân lô

(ml/ 20g /ngày)

Số lượng hồng

Độ tin cậy (p)

cầu( triệu TB/
Giữa các lô

mm3 )

So với ĐC

ĐC âm

Uống nước


8.025± 0.16

1

0.05

8.27 ± 0.37

2

0.1

8.59 ± 0.17

P(2/1) >0.05

P2 <0.05

3

0.15

8.67 ± 0.39

P(3/2) > 0.05

P3 <0.05

4


0.2

8.7 ± 0.44

P(4/3) > 0.05

P4 <0.05

ĐC âm

Uống nước

8.02 ± 0.22

1

0.05

8.4 ± 0.12

2

0.1

8.68 ± 0.3

P(2/1) <0.05

P2 <0.05


3

0.15

9.01 ± 0.05

P(3/2) < 0.05

P3 <0.05

4

0.2

8.92 ± 0.34

P(4/3) > 0.05

P4 <0.05

P1 >0.05

15 ngày

30 ngày

Số lượng hồng cầu

Triệu TB/mm3

8.8

8.59

8.6
8.4

P1 <0.05

8.67

8.7

Lô 3

Lô 4

8.27

8.2
8

8.025

7.8

Lô chuột

7.6
Lô ĐC (-)


Lô 1

Lô 2

Hình 3.1. Số lượng hồng cầu của chuột nhắt trắng sau 15 sử dụng dịch chiết từ cây
chó đẻ răng cưa

24


Số lượng hồng cầu

Triệu TB/mm3
9.2

9.01

9
8.8

8.92

8.68

8.6
8.4

8.4
8.2

8

8.02

7.8

7.6

Lô chuột

7.4
Lô ĐC(-)

Lô 1

Lô 2

Lô 3

Lô 4

Hình 3.2. Số lượng hồng cầu của chuột nhắt trắng sau 30 sử dụng dịch chiết từ cây
chó đẻ răng cưa

Hình 3.3. So sánh kết quả số lượng hồng cầu ở hai nhóm chuột được uống dịch chiết từ cây

Hình 3.3. Biểu đồ so sánh kết quả số lượng hồng cầu ở hai nhóm chuột được uống
dịch chiết từ cây chó đẻ răng cưa trong 15 ngày và 30 ngày

25



×