Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Các kiểu câu có tác dụng tu từ nổi bật trong truyện ngắn nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.68 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

CAO THỊ ÁI NHI

CÁC KIỂU CÂU CÓ TÁC DỤNG TU TỪ NỔI
BẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mỗi lần đọc Nam Cao là mỗi lần trong tôi lại rưng rưng xúc động và
ám ảnh. Những trang đời, những trang văn nóng hổi của Nam Cao vẫn cịn
mãi như một cảm xúc khơng thể ngi n trong lịng độc giả. Trong dòng
văn học hiện thực phê phán, người ta sẽ nhớ mãi một Nguyên Hồng - nhà văn
của chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, một Vũ Trọng Phụng- nhà văn châm
biếm trào lộng mỉa mai…Và người ta cũng không thể qn được một Nam
Cao cháy bỏng tình u thương, ln quan tâm đến nhân phẩm con người.
Nam Cao là một tài năng lớn, một nhà văn xuất sắc đã góp phần cách
tân và hiện đại hóa nền văn xi quốc ngữ. Ơng đóng một vai trị quan trọng
trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Cả cuộc đời Nam Cao là một q trình
phấn đấu khơng khoan nhượng cho một nhân cách cao đẹp - nhân cách trong
cuộc đời và nhân cách trong sáng tạo nghệ thuật. Ông đã để lại trong kho tàng
văn chương dân tộc một gia tài không đồ sộ về số lượng nhưng ẩn chứa sức
sống, sức bền lâu của một giá trị văn chương vượt lên trên “bờ cõi và giới


hạn”, có được những tri kỉ, tri âm.
Có thể nói, truyện ngắn là một mảng lớn chiếm vị trí quan trọng trong
tồn bộ sáng tác của Nam Cao. Trong truyện ngắn của ông ,vai nhân vật
người kể chuyện luôn luôn linh hoạt, với một kết cấu mạch ngầm khó bị phá
vỡ và một phong cách ngơn ngữ đặc biệt hấp dẫn. Ơng đã mang vào trong văn
học hiện đại Việt Nam một thế giới nghệ thuật riêng biệt, mới lạ, độc đáo.
Vì vậy để hiểu hơn về truyện ngắn cũng như phong cách nhà văn Nam
Cao thì một phương diện cần đặc biệt quan tâm là yếu tố ngôn ngữ, chất liệu
cơ bản để sáng tạo nên các tác phẩm văn học. “Cái làm nên sự kì diệu của
ngơn ngữ đó chính là các phương tiện, biện pháp tu từ”.[7, tr.4], chính vì

2


hiểu được điều này, nhà văn Nam Cao đã khai thác tác dụng tu từ vào trong
câu văn của mình để tạo nên tính thẫm mĩ cũng như phong cách truyện ngắn
của ơng.
Đề tài “Các kiểu câu có tác dụng tu từ nổi bật trong truyện ngắn Nam
Cao” sẽ là hướng tiếp cận không chỉ giúp chúng tôi hiểu sâu hơn nội dung,
giá trị của các tác phẩm mà còn giúp chúng tôi đi vào thế giới nghệ thuật của
Nam Cao, tìm hiểu tài năng sử dụng ngơn ngữ của Nam Cao, tạo điều kiện
cho quá trình học tập và làm việc sau này. Đồng thời đây cũng là cơ hội giúp
chúng tôi nắm rõ hơn về cách vận dụng phương tiện, biện pháp tu từ vào
trong hành văn để mang lại tính thẫm mĩ, hiệu quả tác động đối với người
đọc.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Từ nhiều chục năm nay, con người và tác phẩm Nam Cao đã trở thành
đối tượng nghiên cứu phê bình của nhiều thế hệ độc giả. Từ những năm bốn
mươi đến nay có tới hơn 200 bài báo, các cơng trình viết về Nam Cao. Giới
nghiên cứu phê bình hiện nay khi đọc lại Nam Cao không chỉ dừng lại ở

những kết luận có sẵn mà cố gắng khơi sâu vào những “địa tầng” mới của văn
chương Nam Cao.
Nam Cao là một tác gia có biệt tài về truyện ngắn. Nhà văn Nguyên
Hồng đã nhận xét : “Qua những truyện ngắn, con mắt nhìn của Nam Cao đặt
cho chúng ta, những ý nghĩ của Nam Cao gợi dậy trong tâm trí chúng ta, và
tinh thần trách nhiệm Nam Cao đề ra với chúng ta, càng ngày ta càng thấy rõ
hơn… Đó là ý thức tích cực của một con người trước quần chúng, trước dân
tộc, trước lịch sử. ” [16, tr. 83]. Cũng một thái độ trân trọng như vậy, Vũ
Tuấn Anh trong bài nghiên cứu “Phong cách truyện ngắn Nam Cao’” đã nhận
định “Nam Cao tiếp nhận những gì mà nhà văn đi trước đã làm. Ơng khơng
phải là nhà cách tân truyện ngắn, ơng chỉ bồi đắp thêm cho nó, nhưng sự bồi

3


đắp ấy phong phú đến nỗi cho đến ông, truyện ngắn giàu có thêm nhiều cách
thăm dị ở những chiều sâu mới, khẳng định thêm sự hàm súc của nó.”[16,
tr.363]
Riêng đối với phương diện nghệ thuật của Nam Cao, các nhà nghiên
cứu và cả những người trong giới sáng tác có một sự quan tâm đặc biệt. Các
nhà nghiên cứu đã khai thác nhiều khía cạnh trong sáng tác của Nam Cao như
cốt truyện và kết cấu, không- thời gian, nhịp điệu, giọng điệu….Khi nói về
cốt truyện trong truyện ngắn Nam Cao, Trần Đăng Suyền đã viết “Cốt truyện
trong nhiều tác phẩm của Nam Cao được hư cấu rất đơn giản, dường như
không cần đến tổ chức, sắp xếp.”[12, tr.43]. Nguyễn Hồnh Khung cũng nhận
xét: “Nam Cao ít lơi cuốn người đọc bằng một cốt truyện hấp dẫn, ly kỳ và
đầy kịch tính mà thường hướng họ theo chiều sâu suy nghĩ”. Hay nghiên cứu
về chất giọng Nam Cao, tác giả Nguyễn Thái Hịa đã góp một phần cơng lao
vào việc khai phá tài năng của Nam Cao : “Cấu trúc chất giọng Nam Cao
trong tác phẩm dựa trên sự vận động liền mạch của những suy nghiệm tính

tốn mà sự phân bố từ một giọng căng tiếp đến một giọng chùng theo hình
làn sóng cho đến khi kết thúc.” [16, tr.244].
Tuy nhiên đi vào vấn đề nghiên cứu về câu trong truyện ngắn của Nam
Cao, chúng tôi thấy rằng các nhà nghiên cứu văn học cũng như tu từ học chưa
có dịp nghiên cứu đầy đủ, nhất là các kiểu câu có tác dụng tu từ nổi bật trong
truyện ngắn Nam Cao. Có chăng thì đó cũng là một nhận xét nhỏ trong một
bài nghiên cứu lớn.
Trong bài “Phong cách truyện ngắn Nam Cao”, tác giả Vũ Tuấn Anh
đã đề cập đến câu văn của Nam Cao : “Câu văn Nam Cao cũng chỉ là thứ câu
văn “bị xé rách”về ngữ điệu và chúng nhấm nhẳn, đứt nối, cắn rứt. chì chiết,
nghẹn ngào đầy kịch tính” [16, tr.366]. Cũng nghiên cứu về Phong cách
truyện ngắn Nam Cao tác giả Bùi Công Tuấn nhận định : “Nam Cao thường

4


viết những câu rất ngắn và cộc, dường như không thể rút ngắn hơn” [16, tr
369]. Cũng trong bài viết này, tác giả đã phân tích và đưa ra những ví dụ
minh họa cho kiểu câu ngắn của Nam Cao. Câu ngắn làm cho mạch văn đi
nhanh, giọng văn đanh lại, nó có vẻ cộc và khơ gần như bốp chát. Và chính
những kiểu câu ngắn này là một đặc điểm phong cách ngôn ngữ của Nam
Cao.
Vũ Bằng, bạn viết cùng thời với Nam Cao khi đọc “Đôi lứa xứng đôi
(1941)” chia sẻ : “May mắn làm sao tôi lại được một truyện của Nam Cao và
ngay mấy câu đầu tơi đã thích thú vì lối hành văn với những câu kệch cỡm,
nghịch ngợm, có khi dớ dẩn nhưng đậm đà có dun”.[16, tr.12].
Có thể nói, các cơng trình, chun luận nghiên cứu về Nam Cao vô
cùng phong phú, tuy nhiên những cơng trình nghiên cứu dưới góc độ ngơn
ngữ học cịn khá hiếm. Ngơn ngữ trong sáng tác của Nam Cao chủ yếu được
tìm hiểu qua ngơn ngữ nhân vật, ngôn ngữ người kể chuyện… Câu trong

truyện ngắn Nam Cao chưa được chú ý quan tâm xác đáng. Vì vậy, nghiên
cứu đề tài này : “Các kiểu câu có tác dụng tu từ nổi bật trong truyện ngắn của
Nam Cao” chúng tơi ít nhiều gặp khó khăn về tài liệu tham khảo, tuy nhiên
đây cũng là một lợi thế để chúng tơi có thể chủ động trong việc khám phá và
tiếp nhận, và đó cũng là một ưu thế tạo nên sức hấp dẫn của đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của đề tài: Các kiểu câu có tác dụng tu từ nổi bật trong
truyện ngắn Nam Cao như: câu dưới bậc, câu đặc biệt, câu tỉnh lược, câu hỏi
tu từ, câu danh - là - danh, câu nhắc lại chủ ngữ, câu đẳng thức, câu hỏi phủ
định, câu có trúc chủ ngữ- gì mà –vị ngữ, và câu trùng ngôn.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu khảo sát 5 truyện ngắn: Chí Phèo,
Lão Hạc, Trẻ con khơng được ăn thịt chó, Từ ngày mẹ chết, Đời thừa trong
cuốn Tuyển tập Nam Cao của NXB Văn học năm 2005.

5


4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học
với phương pháp nghiên cứu văn học bao gồm: phương pháp thống kê,
phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, đối
chiếu nhằm đưa ra kết quả mang tính chính xác và thuyết phục nhất.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần nội dung bao gồm ba chương:
Chương I: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
Chương II: Khảo sát và miêu tả các câu có tác dụng tu từ nổi bật trong
truyện ngắn của Nam Cao
Chương III: Vai trị của câu có tác dụng tu từ trong thế giới nghệ thuật
truyện ngắn Nam Cao


6


CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Các kiểu câu có tác dụng tu từ cao
Theo Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hịa thì các kiểu câu giàu màu
sắc tu từ bao gồm:
- Những kiểu câu thường gặp trong khẩu ngữ và ngôn ngữ nghệ thuật
[6, tr. 223 - 228]
+ Câu đặc biệt
+ Kiểu câu lược chủ ngữ
+ Kiểu câu ẩn chủ ngữ có màu sắc tu từ
- Những kiểu câu chuyển đổi tình thái
Hai tác giả đã nghiên cứu các dạng chuyển đổi tình thái, trong các hoàn
cảnh giao tiếp khác nhau. Sự chuyển đổi này khá phức tạp. Sau đây là một số
dạng chính:
+ Câu hỏi- khẳng định
+ Câu nghi vấn - cảm thán
+ Câu hỏi phủ định
+ Câu hỏi - gợi ý
+ Câu khẳng định – nghi vấn
+ Kiểu câu đẳng thức [6, tr. 228 - 232]
- Theo bài giảng của thầy Bùi Trọng Ngỗn, một số kiểu câu có giá trị tu
từ nổi bật được tập hợp thành hai nhóm là: nhóm “một số kiểu câu có tác
dụng khẳng định” và nhóm “một số kiểu câu có tác dụng phủ định”. Trong
đó:
- Kiểu câu có tác dụng khẳng định
+ Câu hỏi khẳng định
+ Kiểu câu danh - là - danh
+ Kiểu câu đẳng thức


7


+ Kiểu câu nhắc lại chủ ngữ
+ Kiểu câu trùng ngôn
+ Kiểu câu phủ định của phủ định [11, tr. 39 - 40]
- Một số kiểu câu có tác dụng phủ định:
+ Câu hỏi phủ định:
+ Chủ ngữ- gì mà- vị ngữ [11, tr. 40]
- Từ các ý kiến trên, chúng tơi tập hợp những kiểu câu có tác dụng tu từ
nổi bật như sau:
a. Câu đặc biệt
* Khái niệm:
“Câu đơn đặc biệt là kiến trúc có một trung tâm cú pháp chính
(khơng thêm trung tâm cú pháp phụ), khơng chứa hay không hàm ẩn một
trung tâm cú pháp thứ hai có quan hệ với nó như là quan hệ giữa chủ ngữ với
vị ngữ. [5, tr 152]
* Phân loại:
Câu đặc biệt thường được phân loại theo bản tính của từ loại của
từ - thành tố chính. Theo đó có thể chia ra các kiểu lớn:
- Câu đặc biệt danh từ có trung tâm cú pháp chính là danh từ
hoặc cụm từ (đẳng lập và chính phụ). [5, tr 154]
Ví dụ :
Một thứ im lặng ghê người.
(Nam Cao)
- Câu đặc biệt vị từ có trung tâm cú pháp chính là động từ, tính
từ hay cụm động từ, cụm tính từ. [5, tr 155]
Ví dụ:
Ở làng này, khó lắm.

(Nam Cao)

8


- Câu đặc biệt từ loại khác là loại câu có trung tâm cú pháp
chính khơng phải là danh từ, động từ hay tính từ mà là các từ loại khác đảm
nhiệm như thán từ, phó từ…
Ví dụ:
Chao ơi!
Khơng!
* Giá trị tu từ:
Câu đơn đặc biệt có những giá trị tu từ khác nhau trong những
trường hợp sử dụng dưới đây:
- Miêu tả sự tồn tại, hiển hiện của vật hoặc sự kiện nhằm đưa
người đọc vào cương vị người chứng kiến, nhằm làm sống lại những vật,
những cảm xúc, hoặc những trạng thái, hành động cần làm sống lại.
Ví dụ:
Nhơ nhớp, hơi hám, ngứa ngấy, bức rứt, bực mình. Chửi tục, cạu
nhạu, thở dài.
(Nam Cao)
- Đưa thông tin bối cảnh thời gian, không gian vào văn bản một
cách ngắn gọn, rõ ràng. Bối cảnh là những biến cố lịch sử hay những sự kiện
thiên nhiên gắn liền với thời gian.
Ví dụ:
Đình chiến. Các anh bộ đội nón lưới có gắn sao, kéo về đây nhà
Út….
(Nguyễn Thi)
Huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An, đồn kịch lưu động chúng tơi
đóng lại…

(Nguyễn Tn)

9


- Đưa chủ đề vào văn bản một cách sinh động, đầy cảm xúc, với
dấu than kết thúc.
Ví dụ:
Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhẹn, ngay thẳng, thủy
chung, can đảm,….
(Thép Mới)
- Miêu tả tính dồn dập, diễn biến nhanh chóng của các sự vật.
Ví dụ:
Chửi. Kêu. Đấm đá. Thụi. Bịch. (Nguyễn Công Hoan)
b. Câu dưới bậc
* Khái niệm:
Câu dưới bậc là biến thể của câu, có ngữ điệu kết thúc, tự lập,
nhưng không tự lập về cấu tạo ngữ pháp và về ngữ nghĩa. [5, tr. 192]
* Phân loại:
- Câu dưới bậc tương đương bổ ngữ.
Ví dụ:
Tơi nghĩ đến sức mạnh của thơ. Chức năng và vinh dự của thơ.
(Phạm Hổ)
Câu thứ 2 có quan hệ cấu trúc với câu đi trước nó trong chức vụ cú
pháp bổ ngữ cho động từ “nghĩ”. Về phương diện nghĩa, trong ví dụ trên, câu
sau có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho câu trước, và có thể phân tích như sau:
Nhờ dấu chấm sau câu đứng trước mà tác giả đã nêu được mối quan hệ hai
chiều giữa một bên là sức mạnh với bên kia là chức năng và vinh dự. Sức
mạnh của thơ chi phối chức năng và vinh dự của thơ, đồng thời chức năng và
nhiệm vụ của thơ đã làm nên những mức độ khác nhau cho cái sức mạnh ấy.

- Câu dưới bậc tương đương trạng ngữ câu
Ví dụ:

10


Sáng hôm sau. Lan dậy thật sớm để nhặt những cánh hoa nhài rơi đem
vào đặt trong rổ. Cô sờ lên mái tóc và cảm thấy ươn ướt. Nhìn lên cành nhà
cô thấy những giọt sương long lanh nữa muốn rời cành, nữa như cố víu lấy
để được tồn tại. Bây giờ, mẹ cơ vẫn cịn nằm nghỉ trên chiếc giường xiêu vẹo.
Trong ví dụ này, phần gia ngữ bậc câu “ Sáng hôm sau.” được tách ra
thành câu riêng với dụng ý rất rõ. Tất cả những sự việc xảy ra dẫn trên đây
cho đến hết truyện đều diễn ra trong cái buổi “Sáng hôm sau”. ấy.
Nếu cho câu Sáng hôm sau sáp nhập với câu “Lan dậy thật sớm để nhặt
những cánh hoa nhài rơi đem vào đặt trong rổ.” với chức năng một gia ngữ
câu đích thực thì giá trị của khoảng thời gian “Sáng hơm sau.” đó khơng lan
tỏa ra được tồn phần văn bản với bao nhiêu sự việc. Tách “Sáng hôm sau” ra
thành câu riêng, với tư cách câu dưới bậc cịn có tác dụng chuẩn bị chỗ hợp lý
trước cho những từ như “Bây giờ” trong phần tiếp theo: Sáng hôm sau là
cách nhìn của người kể chuyện, cịn “Bây giờ” là cách nhìn của cơ và đó cũng
chính là cách nhìn của chính nhân vật được tác giả .
- Câu dưới bậc tương đương đề ngữ
Ví dụ:
Bác chắt chiu để dành được hai trăm Đơng Dương, định về tổ chức cho
nó cưới caí Soan xong bác hẵng về hậu phương mà tăng gia, nộp thuế nuôi
đồng đội.
Về hậu phương…
Cấp trên cho bác về mấy lượt bác còn chần chừ.
Câu dưới bậc Về hậu phương có thể sáp nhập với câu ghép đứng sau
với chức năng đề ngữ của nó. Tách về hậu phương ra thành một câu riêng với

dấu ba chấm đứng cuối và dành cho nó một đoạn văn, tác giả muốn nói thêm
rằng đây là một vấn đề nổi cộm lên đối với nhân vật trong truyện , nó day dứt
nhân vật , và trở đi trở lại như một sự ám ảnh khơng ngừng nghỉ. Sự giải thích

11


này được xác nhận bằng những tiếng mấy lượt, còn chần chừ ở câu tiếp theo.
Đó chính là giá trị tu từ mà câu dưới bậc đem lại cho văn bản này.
- Câu dưới bậc tương đương liên tố
Trong lời nói nghệ thuật người ta cũng sử dụng câu dưới bậc tương
đương với liên tố mặc dù khơng nhiều.
Ví dụ:
Anh càng hết sức để hát, để đàn, và để…không ai nghe.
Bởi vì…
Đường càng vắng ngắt.
Rõ ràng Bởi vì có thể nhập với câu tiếp theo như một liên tố có tác
dụng câu sau liên tố với câu trên nó. Nó được tách ra thành một câu, và hơn
nữa nó được tách ra thành một đoạn văn, với dụng ý tạo ra một sự chờ đợi:
gặp bởi vì là gặp sự giải thích về nguyên nhân thế nhưng lời giải thích khơng
xuất hiện ngay sau bởi vì , cũng tức là phải chờ đợi. Và cái gì quan trọng đến
mức bắt người đọc phải chờ đợi, và không chỉ chờ đợi cho qua khỏi dấu ba
chấm, mà đến đó người đọc lại gặp một sự hụt hẫng mới: sự xuống dòng. Với
sự xuống dòng, nỗi mong chờ lại càng thêm lớn, cái được chờ đợi giá trị càng
gia tăng. Thế mà cái được chờ đợi là cái quá giản đơn : sự vắng lặng, khơng ai
nghe chỉ vì khơng có ai cả. Bằng thủ pháp dùng câu dưới bậc, bằng thủ pháp
tạo đoạn văn bất thường, tác giả đã thực hiện phép tu từ đột giáng mà không
hề dùng từ ngữ nào mang nghĩa đột giáng.
* Giá trị tu từ
Câu dưới bậc là một bộ phận của một câu trọn vẹn được tách ra vì

những lí do nghệ thuật. Câu dưới bậc khơng tồn tại một cách tự lập, nó chỉ có
giá trị nghệ thuật và có ý nghĩa hiểu được xét trong mối quan hệ của nó với
câu mà từ đó nó được tách ra. Giá trị tu từ của loại câu này thể hiện ở chỗ nó
tạo nên sự lan tỏa cho phần nó được tách ra trước đó. Trong nhiều trường hợp

12


khác, nó tạo nên sự bất ngờ cho người đọc, làm tăng giá trị nội dung cần diễn
đạt.
c. Câu tỉnh lược
* Khái niệm:
Câu tỉnh lược là loại câu có một hay hai thành phần chính của câu bị
lược bỏ mà ý nghĩa thành phần bị tỉnh lược vẫn có thể được khơi phục dễ
dàng nhờ vào hồn cảnh hay ngữ cảnh.[7, tr. 85]
*Phân loại:
- Câu tỉnh lược chủ ngữ: là câu trong đó vật đáng lẽ được nêu ra để
làm chủ ngữ trong câu thì lại vắng mặt. [3,tr .280]
Một số kiểu câu tỉnh lược chủ ngữ thường gặp: Câu tỉnh lược chủ ngữ
là câu cầu khiến, câu tỉnh lược chủ ngữ chứa có thể, cần, nên, phải, câu tỉnh
lược chủ ngữ là khẩu hiệu hành động, câu tỉnh lược chủ ngữ là tục ngữ, lời
cầu chúc, cầu mong, lời chào…
- Câu tỉnh lược vị tố: là câu trong đó có vị tố bị tỉnh lược. Vị tố được
làm thành từ động từ, tính từ, và các hư từ quây quần chung quanh chúng.
- Câu tỉnh lược bổ ngữ: là câu trong đó bổ ngữ tỉnh lược thay thế bằng
(0).
* Tác dụng tu từ:
Câu tỉnh lược thường được sử dụng trong hội thoại thường ngày hơn là
dùng trong văn bản nghệ thuật. Vì dạng câu ngắn gọn phù hợp với trí nhớ
ngắn hạn của con người. Tuy nhiên, trong ngơn ngữ có tính chất nghệ thuật

thì câu tỉnh lược mang giá trị tu từ cao. Nó biểu thị sắc thái cầu khiến, hay sắc
thái trung hịa, thân mật, kính trọng…v..v..Đơi khi, câu tỉnh lược cịn có tác
dụng liệt kê, nhấn mạnh hay tự bộc lộ tâm trạng góp phần làm cho câu văn
nói riêng và văn bản nói chung đạt đến một giá trị nhất định.
d. Câu hỏi tu từ

13


* Khái niệm:
Câu hỏi tu từ là câu về hình thức là câu hỏi mà về thực chất là câu
khẳng định hoặc phủ định có cảm xúc. Nó có dạng khơng địi hỏi câu trả lời
mà chỉ nhằm tăng cường tính diễn cảm của phát ngơn. [7, tr 194]
Ví dụ:
Vì sao ngày một thanh tân?
Vì sao người lại mến thân hơn nhiều?
(Tố Hữu)
* Tác dụng tu từ:
Câu hỏi tu từ thường có ý nghĩa khẳng định làm cho hình tượng văn
học thêm đẹp đẽ lên gấp bội. Nhiều khi câu hỏi tu từ nhằm biểu lộ tâm tư, tình
cảm xúc của người nói, có khi có ý nghĩa mời mọc, gợi ý thiết tha. Câu hỏi tu
từ ở dạng đòi hỏi câu trả lời thì nó có tác dụng hấp dẫn sự chú ý và khêu gợi
trí tưởng tượng của người nghe, nâng cao giọng điệu cảm xúc của phát ngơn,
thay đổi hơi văn, điều hịa âm điệu, khiến cho việc trình bày, diễn giải trở nên
rõ ràng, dễ hiểu.
đ. Câu hỏi phủ định
* Khái niệm: Là kiểu câu dùng hình thức hỏi nhưng mục đích là để phủ
định.[11, tr. 40]
Ví dụ:
Thì làm gì được nữa?

Có trời biết?
* Tác dụng tu từ
Câu hỏi phủ định là một trong số những loại câu thường được sử dụng
để bộc lộ cảm xúc, nỗi lòng hoặc ngạc nhiên hoặc là chán nản, mỉa mai… và
đó là cách biểu thị tình thái mang lại hiệu quả cao trong văn bản nghệ thuật.
e. Câu nhắc lại chủ ngữ

14


* Khái niệm:
Câu nhắc lại chủ ngữ là loại câu mà chủ ngữ bao gồm danh ngữ và đại
từ hồi chỉ. [11, tr.40].
* Tác dụng tu từ
Câu nhắc lại chủ ngữ là sự đi chệch khỏi chuẩn mực cú pháp, thay đổi
cấu trúc bình thường của câu và bằng cách đó tạo nên hiệu lực tu từ. Nó có
tác dụng biểu cảm, nhấn mạnh cảm xúc, đồng thời nêu bật được ý nghĩa logic
ở từ đặt đầu câu. Đồng thời nó dùng để làm sáng rõ, cụ thể hóa các ý tưởng,
dùng để tăng cường tính diễn cảm về nghĩa và về cảm xúc lời nói và được nêu
đặc trưng ở sự dư thừa của hình thức diễn đạt.
Ví dụ:
Anh Cốc ơi! Tây nó đánh chết thằng Năng rồi.
(Nguyễn Đình Thi)
f. Câu trùng ngôn
* Khái niệm:
Kiểu câu trùng ngôn là loại câu có chủ ngữ và vị ngữ trùng nhau.[11,
tr. 40]
Ví dụ:
- Sự thật là sự thật.
- Đi thì đi.

- Làm thì làm.
* Tác dụng tu từ:
Kiểu câu trùng ngơn thường dùng với mục đích nhấn mạnh điều trình
bày là hiển nhiên, tất yếu, hoặc nhượng bộ, thách thức. Do vậy, kiểu câu này
sẽ mang sắc thái cảm xúc lớn trong văn bản nghệ thuật nhất là trong ngữ cảnh
hội thoại của văn bản đó.
g. Câu danh - là - danh

15


* Khái niệm:
Kiểu câu danh - là - danh là kiểu câu có cấu trúc C là V (C: danh từ, V:
là danh từ, hoặc cụm danh từ). [11, tr 39]
Ví dụ:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta.
* Bị chú: Trong sáng tác của Nam Cao khơng có các kiểu câu đẳng thức, câu
phủ định của phủ định, câu chủ ngữ - gì mà – vị ngữ, nên trong phần cơ sở lí
luận này chúng tơi khơng trình bày lí thuyết về ba dạng câu trên.
1.2 Nam Cao và truyện ngắn của ông
1.2.1. Nam Cao- nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn
Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh ngày 29 tháng 10 năm
1917 trong một gia đình trung nơng tại làng Đại Hồng, tổng Cao Đà, huyện
Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân,
tỉnh Hà Nam). Bút danh Nam Cao là do ghép hai chữ đầu tên huyện và tổng
mà thành.
Nam Cao xuất hiện trên văn đàn từ năm 1936, khi trào lưu hiện thực
chủ nghĩa đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, Nam Cao ý thức sâu sắc rằng:
“Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tịi, khơi

những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có” (Đời thừa). Và
Nam Cao đã thực sự tìm được cho mình một hướng đi riêng trong việc tiếp
cận và phản ánh hiện thực. Nếu như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng,
Ngô Tất Tố - những nhà văn hiện thực xuất sắc thời kỳ Mặt trận dân chủ
(1936 - 1939) đều tập trung phản ánh trực tiếp những mâu thuẫn, xung đột xã
hội thì sáng tác của Nam Cao - đại biểu ưu tú nhất của trào lưu hiện thực
chặng đường cuối cùng (1940 - 1945), trừ truyện ngắn Chí Phèo trực tiếp đề
cập tới xung đột giai cấp, còn các tác phẩm khác đều tập trung thể hiện xung

16


đột trong thế giới nội tâm của nhân vật. Hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ không
tạo điều kiện cho Nam Cao đi thẳng vào những vấn đề cấp bách nhất của xã
hội, không trực tiếp miêu tả những sự kiện có ý nghĩa xã hội lịch sử rộng lớn.
Nhiều tác phẩm của ơng được dệt lên bằng tồn những “cái hàng ngày” chủ
yếu liên quan đến cuộc sống riêng tư của các nhân vật, những sự kiện vặt
vãnh, nhỏ nhoi, tủn mủn mà nhà văn gọi là “những chuyện khơng muốn viết”.
Chỉ có tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng cũng đủ sức lôi tuột văn sĩ Điền
đang nhởn nhơ trên chín tầng mây với ánh trăng giống như “cái vú mịn tròn
đầy” xuống mặt đất với biết bao cực khổ lầm than (Giăng sáng). Cả lý tưởng
nhân đạo cao cả, cả hồi bão nghệ thuật chân chính đều có nguy cơ chết
mịn trước sự tấn cơng quyết liệt, dai dẳng và tàn bạo của cái đói (Đời
thừa)…v..v..Từ những chuyện vụ vặt đời thường, Nam Cao đã thực sự động
chạm đến vấn đề có tính chất nhân bản, đã đặt ra những vấn đề sâu sắc về
cuộc sống, về thân phận của con người, về vấn đề cải tạo xã hội, về tương lai
của dân tộc và nhân loại. Bi kịch của đời thường, của những cái vặt vãnh hàng
ngày, qua ngòi bút đầy tài năng của Nam Cao đã trở thành những bi kịch vĩnh
cửu.
Nam Cao là nhà văn của chủ nghĩa hiện thực tâm lý. Điều đó có quan

hệ mật thiết tới quan niệm về con người của ơng. Nam Cao viết trong Sống
mịn: “Sống tức là cảm giác và tư tưởng. Sống cũng là hành động nữa, nhưng
hành động chỉ là phần phụ: có cảm giác, có tư tưởng mới sinh ra hành động”.
Một quan niệm về con người như thế đã chi phối thủ pháp chủ nghĩa hiện
thực tâm lý của Nam Cao. Đối với Nam Cao, cái quan trọng hơn cả trong
nhiệm vụ phản ánh chân thật cuộc sống là cái chân thật của tư tưởng, của nội
tâm nhân vật. Xét tới cùng, cái quan trọng nhất trong tác phẩm không phải là
bản thân sự kiện, biến cố tự thân mà là con người trước sự kiện, biến cố. Vì
vậy, trong sáng tác của Nam Cao, hứng thú của những chi tiết tâm lý thường

17


thay thế cho hứng thú của chính bản thân các sự kiện, biến cố. Cho nên, trước
khi bán một con chó, lão Hạc phải trải qua biết bao băn khoăn, day dứt, dằn
vặt và khi buộc phải bán nó thì lão vô cùng ân hận, tột cùng đau đớn, tuổi già
mà khóc hu hu như con nít..v..v.. Nam Cao chẳng những miêu tả sinh động
những chi tiết, những biểu hiện tâm lý nhỏ nhặt nhất mà cịn theo dõi, phân
tích q trình tích tụ của chúng dẫn tới sự nảy sinh những phẩm chất mới
trong tâm hồn con người. Không chỉ dừng lại ở những khoảnh khắc, Nam Cao
đã miêu tả thành cơng những q trình tâm lý của nhân vật. Ngịi bút của ơng
tỏ ra có biệt tài trong khi miêu tả những trạng thái tâm lý phức tạp, những
hiện tượng lưỡng tính dở say, dở tỉnh, dở khóc, dở cười, mấp mé ranh giới
giữa thiện với ác, giữa hiền với dữ, giữa con người với con vật. Qua ngịi bút
của ơng, tâm lý con người được thể hiện một cách phong phú đa dạng với
nhiều sắc thái tinh vi.
Nam Cao mong muốn khai thác những vấn đề của cuộc sống không
phải ở bề rộng mà là ở bề sâu. Nhà hiện thực chủ nghĩa Nam Cao đã mở
rộng việc phản ánh hiện thực bằng cách khai thác sâu sắc thế giới tâm hồn
của con người. Qua ngòi bút ông, thế giới bên trong của con người, kể cả

những “con người bé nhỏ”, thậm chí cả những kẻ khốn khổ tủi nhục nhất như
Chí Phèo và Thị Nở cũng là cả một vũ trụ bao la. Đối với Nam Cao, việc
phân tích tâm lý nhân vật khơng tách rời việc phân tích cuộc sống xã hội nói
chung. Thơng qua việc miêu tả, phân tích tâm lý để thể hiện những mâu
thuẫn, xung đột xã hội, Nam Cao đã mở ra một khuynh hướng phân tích
mới cho phương pháp hiện thực chủ nghĩa trong văn học Việt Nam. Có thể
nói, cảm hứng phân tích phê phán thấm nhuần trong tồn bộ sáng tác của
Nam Cao. Nó là một đặc điểm nổi bật, trở thành “linh hồn”, “cốt tuỷ” chủ
nghĩa hiện thực của Nam Cao.

18


Cái gốc, nền tảng vững chắc của chủ nghĩa hiện thực của Nam Cao là
chủ nghĩa nhân đạo.
Trong mỗi trang văn của Nam Cao đều bộc lộ tấm lòng của một con
người đau đời và thương đời da diết. Trái tim nhân đạo và cái nhìn sắc sảo
của ơng đã thấu hiểu những hồn cảnh thiếu nhân tính làm cho con người bị
tha hóa. Viết về những con người dưới đáy của xã hội, Nam Cao đã bộc lộ sự
cảm thông lạ lùng của một trái tim nhân đạo lớn. Thế giới, cuộc đời con
người, mối quan hệ giữa những con người được nhìn nhận bằng những con
mắt của chính họ. Nhà văn, trong những đánh giá và nhận xét, đã xuất phát từ
lợi ích và yêu cầu của chính những con người cùng khổ nhất, khơng có quyền,
bị xã hội áp bức, chà đạp xuống tận bùn đen. Nam Cao đã bảo vệ, bênh vực,
minh oan, cho những con người thấp cổ bé họng, bị cuộc đời xua đuổi, hắt
hủi, khinh bỉ một cách bất công. Với trái tim đầy yêu thương của mình, Nam
Cao vẫn tin rằng trong tâm hồn của những người khơng cịn được là người,
những con người bề ngoài được miêu tả như những con vật vẫn cịn nhân
tính, vẫn cịn những khát khao nhân bản. Ơng nhận ra đằng sau những bộ mặt
xấu xí đến “ma chê quỷ hờn” của Thị Nở (Chí Phèo) của mụ Lợi (Lang Rận)

của Nhi (Nửa đêm). v.v… vẫn là một con người, một tâm tính người thật sự,
cũng khao khát yêu thương. Có thể nói, cùng với việc lên án gay gắt những
thành kiến, định kiến tồi tệ, những sự nhục mạ danh dự và phẩm giá con
người, chính việc phát hiện ra cái phần con người cịn sót lại trong một kẻ lưu
manh trân trọng những khao khát nhân bản và miêu tả những rung động trong
sáng của những tâm hồn tưởng chừng đã bị cuộc đời làm cho cằn cỗi, u mê đã
làm cho Nam Cao trở thành một trong số những nhà văn nhân đạo lớn nhất
trong nền văn học hiện đại Việt Nam.
1.2.2. Truyện ngắn, thể loại mang dấu ấn phong cách nghệ thuật độc đáo
của Nam Cao.

19


Bước chân vào con đường sự nghiệp, Nam Cao đã thử bút qua nhiều
thể loại như làm thơ, viết kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết. Nhưng ông thực sự
tạo được tiếng vang và tên tuổi của mình khi đến với thể loại truyện ngắn.
Nam Cao bắt đầu cầm bút vào giữa những năm 30 của thế kỉ XX.
Nhưng phải đến năm 1941 khi truyện ngắn “Đôi lứa xứng đôi” được xuất bản,
thì lúc đó Nam Cao mới được người đọc chú ý. Với truyện ngắn này bút danh
Nam Cao đã xuất hiện trên văn đàn và ơng chính thức bước vào làng văn và
sánh bước bên các nhà văn đã nổi danh như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,
Nguyên Hồng…Bắt đầu từ đây, văn học Việt Nam có thêm đóng góp đặc sắc
kiểu Nam Cao và chỉ có ở Nam Cao.
Nam Cao được coi là đại diện của văn học hiện thực phê phán trong
giai đoạn cuối. Điều đó càng đúng theo ý nghĩa này: chính ơng là người đặt
những mảng màu cuối cùng hoàn chỉnh bức tranh của văn học hiện thực cả
về mặt phản ánh xã hội cũng như khả năng biểu hiện nghệ thuật. Nam Cao
tiếp nhận những gì mà nhà văn đi trước đã làm. Ơng khơng phải là nhà cách
tân thể loại truyện ngắn mà là bồi đắp thêm cho nó, nhưng sự bồi đắp ấy

phong phú đến nỗi cho đến ông, truyện ngắn giàu thêm rất nhiều cách thăm
dò những chiều sâu mới, khẳng định thêm sự hàm súc của nó. Trước Nam
Cao, đã có một Vũ Trọng Phụng tả chân sắc xảo, một Nguyễn Công Hoan
trào phúng đôi khi pha chút kịch hề, một Thạch Lam trầm lặng tinh tế… Ơng
góp vào đây một phong cách riêng, một chất giọng riêng khó có thể xác định
bằng một vài định ngữ gần nghĩa. Văn Nam Cao là phức hợp, là tổng hòa
những cực đối nghịch: bi và hài, trữ tình và triết lí, cự thể và khái quát.
Phong cách Nam Cao được định hình rất sớm. Truyện ngắn “Chí Phèo”
như một quả lạ của một phong cách đã chín ngay từ đầu. Nó mang giống cho
những gì nảy nở tiếp cho những truyện ngắn sau. Truyện ngắn sau này của
Nam Cao dù rất phong phú, đa dạng nhưng vẫn nằm dưới bóng của Chí Phèo,

20


trong các phạm vi khám phá nghệ thuật mà Chí Phèo đạt đến. Nếu Nam Cao
có lần vượt qua được thì đó là trường hợp truyện ngắn Lão Hạc. Truyện này
là một đỉnh cao khác, một độ chín khác của phong cách Nam Cao - những gì
sâu sắc, cảm động nhất của Nam Cao lại được hội tụ lại tạo ra sự ngưng tụ
mới, mở ra thăm thẳm một chiều sâu nhân bản.
Cái hiện thực hằn dấu vết trên những trang viết của Nam Cao là một
hiện thực cụ thể, đặc thù: xã hội Việt Nam vào những năm 40 đang xáo trộn,
quằn quại trong chặng cuối của quá trình bần cùng hóa. Những cơn đói triền
miên, những xóm làng vật vờ, những số phận tàn lụi, những mối quan hệ tan
tác của con người, sự tuyệt vọng đỗ vỡ của mỗi cá nhân, sự tha hóa nhân
cách… Trong cái tâm niệm còn nguyên vị đắng của cuộc đời quẫn bách, ta
thấy được cả sự nghiệm trải đớn đau của chính nhà văn, và một lần nữa sự
chiến thắng của chủ nghĩa hiện thực. Tính khách quan vẫn là lẽ sống của chủ
nghĩa hiện thực, đến Nam Cao đã thấm đẫm chất trữ tình, vì thế ơng khơng
khai thác mối quan hệ giai cấp, những cảnh đối lập giàu nghèo, ông chăm chú

và kinh hoàng nhận ra cái chết của thể xác và tinh thần con người. Có một
tiếng kêu cứu âm thầm cất lên từ những trang viết của Nam Cao. Nó trở thành
âm điệu chủ đạo trong các trang viết của Nam Cao. Chủ âm này lan tỏa vào
mọi cấp độ, liên kết mọi yếu tố nội dung và hình thức, quy định cả thi pháp,
cấu trúc và sựu lựa chọn chi tiết trong truyện ngắn Nam Cao. Trong hầu khắp
các truyện ngắn của Nam Cao có cả các chi tiết trở đi trở lại như một ám ảnh:
miếng ăn, cái đói, cái chết và nước mắt. Chúng là những nốt nhấn thê thảm
trong chuỗi văn buồn của Nam Cao. Nhiều khi không chỉ là những chi tiết,
chúng trở thành hình tượng, thành mơ tiếp truyện.
Thi pháp truyện ngắn Nam Cao xây dựng trên nỗi ám ảnh cái tàn rụi và
cái tan rã. Khơng một kết thúc có hậu, khơng một mảnh đời n lành, khơng
một cuộc tình êm ả. Tất cả đã đến và đang đến điểm tận cùng của cái chết thể

21


xác lẫn tinh thần. Ngay trong hình thức truyện Nam Cao cũng đọng lại bóng
dáng của thời đại. Tư duy nghệ thuật của Nam Cao đã diễn đạt một cách thật
chân xác và nhất quán dạng vận động của thời đại của ông. Với Nam Cao,
cuộc đời là một tấm áo cũ bị xé rách tả tơi – từ cái làng Vũ Đại đến mỗi gia
đình, mỗi số phận. Cái làng xã Việt Nam trì trệ cũng chia ra năm bà bảy cánh,
lưu tán bốn phương: đi tù, đi lính Tây, chửa hoang bỏ đi…Những người nông
dân gốc ra đi rồi lại trở về, như một thứ dị vật cấy ghép vào, làm rữa thêm cái
cơ thể làng xã - chúng phá nốt phần yên ổn theo kiểu Chí Phèo hoặc nhào lộn
tất cả theo kiểu Trạch Văn Đoành. Các đơn vị cơ bản của xã hội là gia đình
cũng đang tan tác chi lìa: Từ ngày mẹ chết, Điếu văn..cho đến Một đám cưới
cũng là cảnh xẻ đàn tan nghé, và Làm tổ thì lại mang một vị chua chát về lẽ
đời hợp khó mà dễ tan.
Thi pháp truyện Nam Cao tập trung làm nổi lên sự biến dạng của hoàn
cảnh, của con người - cả nhân dạng, nhân tính lẫn nhân cách. Dường như

khơng có gì ngay ngắn, tròn trịa, đẹp đẽ trong văn Nam Cao. Trong văn ông
xuất hiện cả một hệ thống về hình tượng về cái méo mó, xấu xí, dị dạng. Từ
tên người (Đĩ Chuột, Lang Rận..) cho đến mặt người (Chí Phèo, Thị Nở..)…
Câu văn Nam Cao cũng chỉ là thứ câu văn bị “xé rách” về ngữ điệu,
chúng đứt nối, cắn rứt, chì chiết, nghẹn ngào đầy kịch tính. Dường như khơng
phải ông viết mà ông sống cùng với mỗi câu chuyện được viết ra.
Cấu trúc truyện ngắn Nam Cao có nhiều nét khác lạ và mới mẻ so với
truyện ngắn trước đó và đương thời. Truyện ngắn Thạch Lam gần như thơ
(Dưới bóng hồng lan, Cơ hàng xén..), Nguyễn Cơng Hoan gần với kịch (Đào
kép mới, Ngựa người và Người ngựa..), còn truyện Nam Cao là một dòng
xám buồn của chất văn xuôi đời thường. Cấu trúc truyện Nam Cao thường
nương theo trục thời gian, dõi theo cuộc đời nhân vật hoặc một chặng dài của
đời. Ông cũng là người xây dựng thành cơng loại truyện khơng có cốt truyện.

22


Có thể khái qt ba loại hình cấu trúc, ba kiểu dẫn quen thuộc của Nam Cao:
Cấu trúc theo số phận nhân vật (Chí Phèo, Dì Hảo); cấu trúc theo tâm lí nhân
vật (Trăng sáng, Đời thừa) hoặc cấu trúc quay quanh một triết lý, một tính
cách (Ở hiền, Tư cách mỏ..)
Truyện của Nam cao tiềm ẩn nhiều lớp ngữ nghĩa. Mỗi cảnh, mỗi
người mỗi tâm trạng đều có đời sống cụ thể và rất cá thể, nhưng ảnh chiếu cuả
chúng lên những tầng triết lý và cảm xúc phía sau khiến chúng mang nhiều
tầm kích và ln có tầm vóc phổ quát của những trạng thái nhân thế. Nam
Cao luôn là người mở đầu mà cũng chưa ai thành công được nhu ông trong
việc dồn chất tiểu thuyết vào truyện ngắn.
Có thể nhận ra rằng kinh nghiệm của truyện ngắn Nam Cao đang sống
lại, lặng lẽ bồi bổ cho truyện ngắn mấy năm gần đây, rõ nhất trong các truyện
“Sám hối”, “Tự vấn”, “Bước qua lời nguyền”. Ở đây ta bắt gặp những tiểu

thuyết nhỏ vừa tự sự, vừa hồi cổ, vừa suy ngẫm, cố dồn nén cả một cuộc đời
vào khuôn khổ của một truyện ngắn: ta lại nhận ra sự chú tâm đến số phận
con người với nhiều day dứt, trăn trở về nỗi bát trắc và nỗi bất hạnh của con
người trước những biến đổi thăng trầm. Từ đó mà mở ra những ngẫm nghĩ về
lẽ đời, về hôm qua và hôm nay.

23


CHƯƠNG II: KHẢO SÁT VÀ MIÊU TẢ CÁC CÂU CÓ TÁC DỤNG
TU TỪ TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO
Trong quá trình khảo sát năm truyện ngắn của Nam Cao, chúng tôi
không thấy xuất hiện các kiểu câu sau: Câu đẳng thức, câu phủ định của phủ
định, câu chủ ngữ - gì mà – vị ngữ. Do vậy, chúng tôi chỉ khảo sát và miêu tả
các kiểu câu: câu đặc biệt, câu tỉnh lược, câu dưới bậc, câu trùng ngôn, câu
danh - là – danh, câu hỏi tu từ, câu hỏi phủ định.
2.1. Khảo sát và miêu tả câu đặc biệt
Trong tác phẩm của mình Nam Cao tránh lối miêu tả cầu kì, ước lệ.
Ơng khơng để cho chữ nghĩa, ngơn ngữ che lấp sự vật được miêu tả. Văn ông
bật lên từ cuộc sống thực. Nó khỏe khoắn, mộc mạc, chính xác, gợi cảm và
nhiều khi xót xa, chua xót. Cái tài của nhà văn là biết cách đưa ngôn ngữ của
người dân lao động vào trang văn một cách tự nhiên. Trong đó việc sử dụng
kiểu câu đặc biệt là một hình thức đơn giản, phổ biến nhất, giúp nhà văn có
thể truyền đạt dụng ý đến người đọc một cách cụ thể nhất mà vẫn giàu sức
biểu cảm.
Theo thống kê của chúng tơi, trong năm truyện ngắn “Chí Phèo”, “Từ
ngày mẹ chết”, “Trẻ con khơng được ăn thịt chó”, “Lão Hạc”, “Đời thừa” thì
Nam Cao đã có 207 lần sử dụng câu đặc biệt, như vậy trung bình cứ mỗi
truyện lại có hơn 34 câu đặc biệt.
Bảng thống kê sau sẽ cho thấy vai trò của câu đặc biệt trong các truyện

ngắn của Nam Cao:
Tên truyện ngắn

STT

Số lần xuất hiện

1

Chí Phèo

70

2

Trẻ con khơng được ăn thịt chó

39

3

Từ ngày mẹ chết

34

4

Lão Hạc

35


24


Đời thừa

5

29

Tổng

207

2.1.1. Câu đặc biệt danh từ
Đây là loại câu có ý nghĩa tồn tại khái quát, chỉ sự tồn tại hiển hiện của
vật, nêu lên vật, hiện tượng đang bày ra trước mắt hay xuất hiện tại thời điểm
đó. Có khi nêu hồn cảnh khơng thời gian – là nền để nhân vật thể hiện cảm
xúc. Nam Cao đã nắm bắt lợi thế của loại câu này để thỏa sức đưa ngòi bút
theo những cảm xúc “lặng” của nhà văn, của nhân vật.
Theo như thống kê của chúng tôi, thì số lượng loại câu này được sử
dụng trong các truyện như sau:
Tên truyện ngắn

STT

Số lần xuất hiện

1


Chí Phèo

2

2

Trẻ con khơng được ăn thịt chó

10

3

Từ ngày mẹ chết

5

4

Lão Hạc

10

5

Đời thừa

7

Tổng


34

Như vậy, xét về mặt tổng thể, câu đặc biệt danh từ không chiếm số ưu
trong tổng số câu đặc biệt. Tuy nhiên, nó là loại câu có tác dụng tu từ rất lớn
trong truyện ngắn Nam Cao nói chung và trong nghệ thuật xây dựng hồn
cảnh, tính cách nhân vật nói riêng.
Ví dụ:
Khi phân tích về sự thay đổi tâm lý của Chí Phèo, Nam Cao đã viết về
sự cảm nhận của Chí về tuổi tác chính nhân vật: “Bốn mươi tuổi đầu.” [16, tr.
55]. Dường như có một nỗi buồn về sự cảm nhận thời gian bởi Chí hiểu rằng
đó khơng phải là cái tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Nam Cao không

25


×