Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
Trần thị hiền
Cách sử dụng thành ngữ trong
truyện ngắn nam cao và nguyên hồng
giai đoạn 1930 - 1945
Luận văn thạc sĩ ngữ văn
Nghệ An 2012 2012
LI CM N
Thc hin lun vn này, chúng tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết
ơn sâu sắc tới GS.TS. Đỗ Thị Kim Liên - người đã trực tiếp tận tình hướng
dẫn chúng tơi. Xin được chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo thuộc
chuyên ngành Ngôn ngữ học, trường Đại học Vinh; những người thân
trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến
q báu cho chúng tơi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Vinh, tháng 10 năm 2012
Tác giả
Trần Thị Hiền
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu..............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề..............................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................5
7. Dự kiến đóng góp của đề tài.......................................................................5
Chương 1: Những giới thuyết liên quan đến đề tài......................................6
1.2. Khái quát về thành ngữ...........................................................................6
1.3. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn...........................................................15
1.4. Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp của Nam Cao và Nguyên Hồng.........23
Chương 2: Cách sử dụng thành ngữ trong truyện ngắn 1930 -1945 của
Nam Cao và Nguyên Hồng xét trên bình diện ngữ pháp.......................... 31
2.1. Cách sử dụng thành ngữ trong truyện ngắn Nam Cao và Nguyên
Hồng xét trên bình diện cấu tạo...................................................................31
2.2. Cách sử dụng thành ngữ trong truyện ngắn Nam Cao và Nguyên
Hồng xét trên bình diện cú pháp..................................................................58
2.3. So sánh nét tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng thành ngữ
vào truyện ngắn của Nam Cao và Nguyên Hồng xét trên bình diện ngữ
pháp................................................................................................................72
2.4. Tiểu kết chương 2...................................................................................80
Chương 3: Cách sử dụng thành ngữ trong truyện ngắn 1930 -1945 của
Nam Cao và Nguyên Hồng xét trên bình diện ngữ nghĩa .........................82
3.1. Khái niệm ngữ nghĩa..............................................................................82
3.2. Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Nam Cao và Nguyên
Hồng xét trên trên bình diện ngữ nghĩa......................................................83
3.3. So sánh nét tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng thành ngữ
vào truyện ngắn của Nam Cao và Nguyên Hồng xét trên bình diện ngữ
nghĩa.............................................................................................................101
3.4. Hiệu quả nghệ thuật sử dụng thành ngữ trong truyện ngắn 1930 1945 của Nam Cao và Nguyên Hồng.........................................................115
3.5. Tiểu kết chương 3.................................................................................115
Kết luận........................................................................................................123
Tài liệu tham khảo.......................................................................................125
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nam Cao và Nguyên Hồng luôn được xem là hai trong số những nhà
văn tiêu biểu cho nền văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Hai
nhà văn đã để lại những tác phẩm có giá trị với nhiều thể loại khác nhau, trong
đó nổi bật nhất là truyện ngắn. Điểm gặp gỡ lớn nhất trong những truyện ngắn
của Nam Cao và Nguyên Hồng chính là ở quan điểm sáng tác, chủ trương bám
sát đời sống gần gũi với nông dân cùng khổ, với lời ăn tiếng nói hàng ngày, thốt
bỏ mọi quan điểm khn sáo ước lệ tượng trưng, cách điệu của ngôn từ văn học
thời trung đại, bảo tồn và phát triển mọi giá trị truyền thống. Ngôn ngữ được tác
giả sử dụng, do đó, thường rất dung dị, tự nhiên mang đậm hơi thở của cuộc
sống. Trong đó, chất liệu của văn học dân gian, mà tiêu biểu là thành ngữ được
hai nhà văn sử dụng dày đặc, đem lại hiệu quả cao, góp phần làm nên thành cơng
cho tác phẩm. Việc đi sâu tìm hiểu thành ngữ trong tác phẩm của hai ông là hết
sức cần thiết.
1.2. Thành ngữ tiếng Việt là một đơn vị có cấu tạo riêng trong ngôn ngữ,
cũng như trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Thành ngữ phong phú về số lượng,
đa dạng về hình thức cấu tạo và ngữ nghĩa. Nghiên cứu thành ngữ chính là
nghiên cứu tiếng Việt, tìm hiểu những nét đẹp của tiếng Việt, đồng thời góp
phần giữ gìn phát huy sự trong sáng của tiếng Việt. Việc lí giải nghĩa thành ngữ
nào đó là cơng việc đã từng được nhiều người tiến hành. Kết quả tuy thiết thực
và thú vị, song vẫn chưa đủ. Thành ngữ tuy là một cụm từ cố định nhưng lại
được biến đổi một cách linh hoạt, uyển chuyển, phù hợp với từng cách ngữ cảnh
khác nhau, vì thế nó là một phương tiện ngôn ngữ rất đắc lực trong hoạt động tạo
lời khi giao tiếp và trong các tác phẩm văn chương. Việc nghiên cứu tổng quát
cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của hai ông là một vấn đề hết sức quan
trọng.
1
1.3 .Trong chương trình Ngữ văn ở phổ thơng hiện nay, các tác phẩm của
Nam Cao và Nguyên Hồng trước 1945 đã được đưa vào giảng dạy khá kỹ.
Trong các tác phẩm đó, thành ngữ được tác giả sử dụng chiếm số lượng lớn và
hiệu quả đáng kể trong việc khắc họa hình ảnh nhân vật, miêu tả cuộc sống hiện
thực. Trong khi đó, cách sử dụng thành ngữ của các tác giả lại chưa được chú ý
nghiên cứu đúng mức, chưa có sự so sánh một cách đầy đủ, có hệ thống về cách
sử dụng thành ngữ giữa Nam Cao và Nguyên Hồng. Vì thế, việc nghiên cứu
cách sử dụng thành ngữ của hai tác giả này sẽ ít nhiều góp phần nâng cao hiệu
quả của việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường, đồng thời sẽ là tư liệu quý giá
cho những người nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này.
Từ những lí do thiết thực ấy, chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài: Cách sử
dụng thành ngữ trong truyện ngắn Nam Cao và Nguyên Hồng giai đoạn 1930 1945.
2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay, số lượng cơng trình, bài viết nghiên cứu về thành ngữ là rất
lớn, chia làm nhiều mảng khác nhau. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, chúng
tôi chỉ nêu bật đóng góp của những cơng trình có liên quan đến vấn đề ngôn ngữ
và cách sử dụng thành ngữ vào các tác phẩm cụ thể.
Những đề tài nghiên cứu thành ngữ, có thể kể đến một số cơng trình tiêu
biểu như:
- Về ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ (1972) của tác giả Nguyễn Văn
Mệnh, tạp chí Ngơn ngữ, số 3. Tác giả bài viết đã đi tìm sự khác nhau giữa thành
ngữ và tục ngữ xét ở hai phương diện nội dung và hình thức: “Có thể nói, nội
dung của thành ngữ mang tính chất hiện tượng, cịn nội dung của tục ngữ nói
chung là mang tính chất qui luật… Về hình thức ngữ pháp, nói chung mỗi thành
ngữ chỉ là một cụm từ chưa phải là một câu hồn chỉnh. Tục ngữ thì khác hẳn.
Mỗi tục ngữ tối thiểu là một câu” [34, 13]. Bài viết của tác giả đã có những đóng
góp nhất định, làm cơ sở cho những bước nghiên cứu thành ngữ và tục ngữ sau
này.
2
Tiếp sau bài viết của Nguyễn Văn Mệnh là bài Góp ý kiến về phân biệt
thành ngữ với tục ngữ (1973) của Cù Đình Tú, tạp chí Ngơn ngữ, số 1. Theo tác
giả, bài viết của Nguyễn Văn Mệnh có đơi chỗ chưa thật chính xác. Ơng cho
rằng: “Sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ là sự khác nhau về chức
năng. Thành ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức năng định danh… Tục ngữ
đứng về mặt ngơn ngữ học, có chức năng khác hẳn so với thành ngữ. Tục ngữ
cũng như các sáng tạo khác của dân gian như ca dao, truyện cổ tích, đều là các
thông báo” [53, 40 - 41].
Vũ Ngọc Phan (1978), trong cuốn Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội đã phân biệt tục ngữ với thành ngữ dựa trên hai tiêu chí
nội dung và hình thức ngữ pháp: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý,
một nhận xét, một kinh nghiệm, một ln lí, một cơng lí, có khi là một sự phê
phán. Còn thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà
nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó khơng diễn được một ý trọn vẹn”
[42, 31].
Ngoài ra, một số giáo trình ngơn ngữ như của : Hồ Lê, Vấn đề cấu tạo từ
của tiếng Việt hiện đại [29] ; Nguyễn Văn Tu, Từ và vốn từ tiếng Việt [52] ; Đỗ
Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt [8] ; Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học
tiếng Việt [14]… đều dành một phần để bàn về cụm từ cố định nói chung và
thành ngữ nói riêng. Các tác giả đều cho rằng thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ
tương đương từ nhưng có những đặc điểm riêng về cấu tạo, ngữ nghĩa và khả
năng vận dụng tạo câu.
Nghiên cứu về vấn đề vận dụng của thành ngữ trong tác phẩm, có thể nhắc
đến bài viết: Hồng Anh, Về cách sử dụng thành ngữ - tục ngữ trên báo chí [1] ;
Nguyễn Thái Hịa, Tìm hiểu cách dùng thành ngữ, tục ngữ trong các bài nói bài
viết của Hồ Chủ tịch [22]; Nguyễn Đức Dân, Ngữ nghĩa thành ngữ và tục ngữ, sự
vận dụng [11]; Đặng Thanh Hòa, Thành ngữ và tục ngữ trong thơ nôm Hồ Xuân
Hương [21]...Một số luận văn Thạc sỹ cũng đề cập đến vấn đề sử dụng thành ngữ,
tục ngữ trong các tác phẩm của các nhà văn cụ thể như: Nguyễn Thị Thúy Hòa,
Cách sử dụng thành ngữ trong các bài nói bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh
3
[23], Nguyễn Thị Bích Hạnh, Cách sử dụng thành ngữ trong lời thoại nhân vật
qua tiểu thuyết của Tơ Hồi; Đinh Thị Quyền, Tìm hiểu sự sử dụng thành ngữ,
tục ngữ trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm [58]…
Với vị trí đáng kể trong văn học Việt Nam, hai nhà văn Nam Cao và
Nguyên Hồng đã được giới nghiên cứu phê bình tìm hiểu trên rất nhiều phương
diện. Về vấn đề sử dụng thành ngữ trong các sáng tác của hai tác giả đã được
nhắc đến nhưng chưa trở thành một vấn đề nghiên cứu riêng, và chưa có tác giả
nào đi sâu vào nghiên cứu thành ngữ dưới góc nhìn dụng học - thể hiện qua cách
sử dụng của nhà văn Nam Cao và Nguyên Hồng trong truyện ngắn giai đoạn
1930 -1945.
3. Mục đích nghiên cứu
Thành ngữ có cấu tạo ngun dạng được nhiều tác giả quan tâm từ nhiều
bình diện khác nhau, tuy vậy thành ngữ đi vào hành chức trong lời nhân vật của
tác phẩm văn chương thì chưa được nghiên cứu nhiều. Vì vậy, mục đích của
chúng tơi khi nghiên cứu đề tài này, đó là khảo sát cách sử dụng thành ngữ trong
truyện ngắn Nam Cao, Nguyên Hồng, từ đó phân tích hiệu quả sử dụng của
thành ngữ trong ngôn ngữ truyện ngắn trước 1945; đồng thời, so sánh một cách
toàn diện về cách vận dụng thành ngữ trong tác phẩm giữa Nam Cao với
Nguyên Hồng, qua đó làm nổi bật một vài nét riêng trong phong cách ngôn ngữ
của mỗi nhà văn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài hướng đến các nhiệm vụ sau:
a. Thống kê và phân loại những thành ngữ trong hành chức qua lời các
nhân vật và lời tác giả trong truyện ngắn Nam Cao và Nguyên Hồng.
b. Chỉ ra những đặc điểm về cấu tạo, hoạt động ngữ pháp, ngữ nghĩa, của
thành ngữ trong sử dụng, qua đó giúp chúng ta có thể xem xét thành ngữ một
cách hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn.
c. Rút ra một số nhận xét về sự tương đồng và khác biệt về cách sử dụng
thành ngữ của hai nhà văn cũng như những đóng góp của Nam Cao, Nguyên
Hồng trong việc sử dụng chất liệu thành ngữ trong truyện ngắn của mình.
4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Ở đề tài này, chúng tôi chỉ chọn mảng truyện ngắn của hai tác giả Nam
Cao và Nguyên Hồng viết trong giai đoạn 1930 - 1945 làm đối tượng nghiên
cứu, đó là những truyện ngắn trong Nguyên Hồng toàn tập (Tập 1), Nxb Văn
học, 2010 và Nam Cao toàn tập (Tập 1, 2), Nxb Văn học, 2010.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu
sau:
6.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, phân loại các lớp thành ngữ
theo 2 tiêu chí cấu tạo và ý nghĩa.
6.2. Phương pháp phân tích diễn ngơn
Trên cơ sở thống kê, phân loại, chúng tơi đã phân tích và miêu tả từng nhóm
thành ngữ cụ thể trong các ngữ cảnh về phương diện ngữ pháp - ngữ nghĩa.
6.3. Phương pháp tổng hợp
Kết quả thống kê, phân loại, miêu tả chỉ mới dừng lại ở các sự kiện riêng
lẻ, dàn trải. Vì vậy, chúng tơi đã sử dụng thêm phương pháp tổng hợp để khái
quát các vấn đề thành các qui luật mang tính chung, điển hình.
6.4. Phương pháp so sánh
So sánh cách sử dụng thành ngữ trong truyện ngắn Nam Cao với Nguyên
Hồng nhằm mục đích làm nối bật đặc điểm chung, cũng như những đóng góp
riêng của mỗi tác giả trên văn đàn.
7. Dự kiến đóng góp của đề tài
Đây là đề tài đầu tiên tìm hiểu tương đối đầy đủ so sánh đặc điểm trong
cách sử dụng thành ngữ qua các tác phẩm truyện ngắn của Nam Cao với Nguyên
Hồng, chỉ ra sự tương đồng, nét khác biệt, sự sáng tạo, dụng ý nghệ thuật của mỗi
nhà văn và hiệu quả của việc sử dụng thành ngữ đó đối với tác phẩm cũng như
một số nét dấu ấn về văn hóa qua cách sử dụng các thành ngữ của mỗi tác giả.
5
CHƯƠNG 1
NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.2. Khái quát về thành ngữ
1.2.1. Khái niệm thành ngữ
Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong vốn từ của một ngơn ngữ,
là di sản văn hố q giá của một dân tộc. Tiếng Việt có một khối lượng thành
ngữ rất lớn, phong phú và đa dạng. Cùng phát triển với tiếng nói dân tộc,
thành ngữ dần dần hình thành, được nhân dân sử dụng như một công cụ giao
tế chung. Xét về mặt tu từ, thành ngữ đã góp phần làm giàu, làm đẹp cho tiếng
Việt trên nhiều phương diện. Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân ta
và trong các tác phẩm thơ văn, thành ngữ thường được vận dụng một cách
sáng tạo làm cho những lời nói, những câu văn, bài thơ trở nên sinh động, giàu
hình tượng, đậm đà màu sắc dân tộc.
Thành ngữ là một đơn vị khá phức tạp, đa diện. Theo Hoàng Văn Hành:
“Thành ngữ là hiện tượng trung gian nằm ở khu đệm, giữa một bên là từ,
thuộc từ vựng; một bên là ngữ, thuộc cú pháp; và một bên nữa là các hiện
tượng thuộc văn học dân gian (tục ngữ, ca dao)...” [18, 22]. Do đó, nó là đối
tượng của các ngành có liên quan như từ vựng học, ngữ pháp học, văn học dân
gian. Vì vậy, việc tìm ra những tiêu chí cụ thể, xác đáng để xác định khái niệm
về thành ngữ, đó khơng phải là việc làm đơn giản. Hơn thế nữa, các nhà
nghiên cứu lại thường xuất phát từ những tiêu chí, những bình diện khác nhau
để nhìn nhận những thuộc tính cơ bản của thành ngữ. Với những lý do đó, việc
đưa ra những khái niệm khác nhau về thành ngữ là điều dễ hiểu. Từ trước đến
nay, các nhà nghiên cứu vẫn đưa ra những định nghĩa khác nhau:
Dương Quảng Hàm - tác giả đầu tiên đề cập đến thành ngữ tiếng Việt,
trong Việt Nam văn học sử yếu (1951), quan niệm: "Thành ngữ là những lời
6
nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý gì hoặc một trạng thái gì cho có
màu mè"[15, 15].
Năm 1976, với cơng trình Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, tác giả
Nguyễn Văn Tu định nghĩa: Thành ngữ là cụm từ cố định mà các từ trong
đó đã mất đi tính độc lập đến một trình độ cao về nghĩa, kết hợp làm một
khối vững chắc, hồn chỉnh. Nghĩa của chúng khơng phải do nghĩa của
từng thành tố tạo ra. Có thể có tính hình tượng cũng có thể khơng có.
Nghĩa của chúng đã khác nghĩa của những từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa
bằng từ nguyên học [52, 189].
Trong cuốn Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, Hồ Lê lại đưa ra
một quan niệm về thành ngữ như sau: "Thành ngữ là những tổ hợp từ (gồm
nhiều từ hợp lại) có tính vững chắc về cấu tạo và tính bóng bẩy về ý nghĩa
dùng để miêu tả một hình ảnh, một hình tượng, một tính cách hay một trạng
thái nào đó"[29, 97].
Đái Xuân Ninh trong Hoạt động của từ tiếng Việt cũng đã quan niệm:
"Thành ngữ là cụm từ cố định mà các yếu tố tạo thành đã mất tính độc lập ở
cái mức độ nào đó, và kết hợp lại thành một khối tương đối vững chắc và
hoàn chỉnh"[41, 212].
Tác giả Nguyễn Văn Mệnh (1987), trong khi so sánh thành ngữ với tục
ngữ cũng nói: "Mỗi thành ngữ chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn
chỉnh"[36, 12].
Trong khi đặt ra các tiêu chí cho việc xác định và lựa chọn thành ngữ,
các tác giả cuốn Thành ngữ tiếng Việt là Nguyễn Lực - Lương Văn Đang quan
niệm về thành ngữ có chỗ gần với Nguyễn Thiện Giáp. Họ cho rằng: “Thành
ngữ Tiếng Việt phổ biến thuộc loại cụm từ cố định” [32, 7] ; Về mặt biểu hiện,
nghĩa của thành ngữ là nghĩa bóng và xem đây là vấn đề “có tầm quan trọng
hơn cả, nghĩa bóng là đặc tính bản chất của thành ngữ” [32, 8] ; Về mặt chức
năng: “ Thành ngữ là một cụm từ cố định, có giá trị tương đương như từ, khi
7
thành ngữ được sử dụng như một mệnh đề, một ngữ cố định nào đó trong câu
phức hợp thì nó có giá trị như một cụm từ chủ vị” [32, 7].
Theo Từ điển tiếng Việt (1997), thành ngữ là "tập hợp từ cố định đã
quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn giản
bằng nghĩa của các từ tạo nên nó" [44, 882].
Nguyễn Thiện Giáp trong Từ vựng học tiếng Việt đã đưa ra một khái
niệm ngắn gọn về thành ngữ như sau: “Thành ngữ là những cụm từ cố định
vừa có tính hồn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm"[14, 12].
Cịn GS. Đỗ Hữu Châu (1999) trong cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng
Việt đã nêu chung khái niệm thành ngữ (trong loại lớn là ngữ cố định), ơng
xác định thành ngữ ở đặc tính tương đương với từ của chúng như sau: "Nói
ngữ cố định là các cụm từ cố định hố là nói chung… Bởi vậy cái quyết
định để xác định các ngữ cố định là tính tương đương với từ của chúng về
chức năng tạo câu. Chúng ta nói ngữ cố định tương đương với từ khơng
phải chỉ vì chúng có thể thay thế cho một từ, ở vị trí các từ, hoặc có thể kết
hợp với từ để tạo câu"[8, 73].
Các tác giả trong cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học
(2003) cho rằng: "Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố định có tính ngun khối về
ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác với tổng
số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là khơng có nghĩa đen và hoạt
động như một từ riêng biệt ở trong câu"[57, 271].
Hoàng Văn Hành trong sách Thành ngữ học tiếng Việt cho rằng:
“Thành ngữ là một loại tổ hợp cố định, bền vững về hình thái - cấu trúc, hồn
chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt
là khẩu ngữ ” [18, 27].
Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (do Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi,
Trần Đình Sử đồng chủ biên) đưa ra định nghĩa về thành ngữ tiếng Việt như
sau: “ Thành ngữ là những đoạn câu, những cụm từ sẵn có tương đối cố định,
bền vững, không nhằm diến đạt trọn một ý, một nhận xét như tục ngữ mà
8
nhằm thể hiện một quan niệm dưới một hình thức sinh động, hấp dẫn, được sử
dụng tương đương như từ nhưng là từ đã được tô điểm và nhấn mạnh nghĩa
bằng sự diễn đạt sinh động, có nghệ thuật” [16, 249]. Cách trình bày như vậy,
nội dung của thành ngữ khơng được định hình một cách rõ nét, có giá trị khu
biệt với đơn vị gần nó.
Như vậy, có rất nhiều cách hiểu về khái niệm thành ngữ; nhìn chung,
các nhà nghiên cứu khi bàn luận về thành ngữ đã cố gắng đưa ra một sự hình
dung về khái niệm thành ngữ trên cơ sở phát hiện những đặc điểm, thuộc tính
của nó. Trên cơ sở các định nghĩa của những nhà nghiên cứu đi trước, chúng
ta có thể hiểu một cách chung nhất về khái niệm thành ngữ như sau: thành
ngữ là cụm từ cố định, có kết cấu vững chắc, có chức năng định danh và
mang ý nghĩa biểu trưng, được sử dụng tương đương như từ.
1.2.2. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ
Thành ngữ được xem là một đơn vị ngôn ngữ đặc biệt - đơn vị có tính
chất trung gian giữa bậc từ vựng và bậc cú pháp. Nghĩa là, một mặt, thành ngữ
được cấu tạo theo những mơ hình cú pháp, mặt khác, nó lại hoạt động như một
đơn vị từ vựng. Do đó, cần phân biệt nó với các đơn vị có quan hệ gần gũi,
đặc biệt là phân biệt với tục ngữ. Thành ngữ và tục ngữ là hai đơn vị ngôn ngữ
được sử dụng nhiều trong lời nói, chúng có tính cố định và cũng mang tính có
sẵn … Chính những điểm chung này đã gây khơng ít khó khăn trong việc
nhận diện thành ngữ và tục ngữ. Điều này cũng giải thích vì sao chúng thường
được nhắc tới đồng thời như một thuật ngữ kép trong hệ thống cấu trúc của
tiếng Việt. Tuy nhiên, giữa hai đơn vị này có những đặc điểm riêng xét về
phương diện hình thức cấu tạo, chức năng ngôn ngữ và về phương diện hoạt
động hành chức.
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu thành ngữ và tục ngữ, các nhà
nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực, xét trên nhiều phương diện khác nhau đã đưa ra
nhiều tiêu chí để phân biệt hai đơn vị khá gần gũi này.
9
Tác giả Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu (in lần 2, Hà
Nội, 1951) đã phân biệt thành ngữ với tục ngữ như sau: “Một câu tục ngữ tự
nó phải có một ý nghĩa đầy đủ hoặc khun răn, hoặc chỉ bảo điều gì. Cịn
thành ngữ chỉ là những lời sẵn để ta tiện dùng và diễn đạt một ý gì hoặc tả
một trạng thái gì cho có màu mè” [15, 15].
Trong cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam (Nxb Khoa học Xã hội,
1978) Vũ Ngọc Phan đã có sự bổ sung và phát triển thêm ý kiến của Dương
Quảng Hàm : “Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn ven một ý, một nhận
xét, một kinh nghiệm, một lý luận, một công lý, có khi là một sự phong phú,
thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà người đã
quen dùng, nhưng tự nó khơng diễn đạt một ý trọn vẹn” [42, 30]. Ta thấy sự
phân biệt tục ngữ và thành ngữ đã rõ ràng hơn bởi dựa trên hai tiêu chí: nội
dung và kết cấu ngữ pháp. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những băn khoăn là có
những thành ngữ có cấu tạo ngữ pháp là câu trong khi khơng ít tục ngữ có cấu
tạo là cụm từ. Nếu vậy thì việc phân biệt tục ngữ với thành ngữ khơng chỉ dựa
ở mặt hình thức.
Các tác giả trong cuốn Tục ngữ Việt Nam lại đưa ra tiêu chí phân biệt
mới: “Sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ sẽ được phát hiện như
là sự khác nhau về nội dung của hai hình thức tư duy khác nhau, là khái niệm
và phán đoán” [11, 27- 28] và “sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là ở
chỗ cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự
vật và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri
thức của nhân dân. Sự khác nhau là ở chỗ những tri thức ấy, khi được rút lại
thành những khái niệm thì ta có thành ngữ, cịn khi được trình bày, được diễn
giải thành những phán đốn thì ta có tục ngữ” [11, 73].
Trong cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, Hồng Tiến Tựu đã
đưa ra hai tiêu chí nội dung và hình thức để phân biệt: “Xét về chức năng ngữ
pháp và nội dung, ý nghĩa thì dù ngắn, mỗi câu tục ngữ đều diễn trọn một ý
(một phán đốn) cịn thành ngữ, dù dài cũng chỉ diễn đạt một khái niệm tương
10
đương với một từ hoặc một cụm từ (giống như những tấm “bê tông đúc
sẵn”)” [55, 130].
Nhà nghiên cứu văn học dân gian Nguyễn Xuân Kính đã dẫn ra câu tục
ngữ của người Nga để làm rõ hai khái niệm thành ngữ và tục ngữ: “Thành
ngữ là hoa còn tục ngữ là quả. Câu này muốn nói thành ngữ là một cái gì
chưa hồn chỉnh trong một phán đốn, cịn tục ngữ thì đã là một câu, một
phán đốn trọn vẹn” [27, 49].
Chưa hài lòng với những kiến giải trên, các nhà nghiên cứu ở các ngành
khoa học khác nhau đã đi sâu hơn vào việc phân biệt rạch ròi ranh giới giữa
tục ngữ và thành ngữ.
Trong khi phân biệt thành ngữ với tục ngữ, Nguyễn Văn Mệnh cho
rằng: Về nội dung “ Thành ngữ giới thiệu một hình ảnh, một hiện tượng, một
trạng thái, một tính cách, một thái độ”, cịn “ tục ngữ thì khác hẳn, nó khơng
dừng lại ở mức độ giới thiệu một hình ảnh, một hiện tượng như thành ngữ mà
đi đến một nhận định cụ thể, một kết luận chắc chắn, một kinh nghiệm sâu
sắc, một lời khuyên răn, một bài học về tư tưởng, đạo đức” [34, 12]. Và tác
giả còn khẳng định: “ về hình thức ngữ pháp, nói chung mỗi thành ngữ chỉ là
một cụm từ, chưa phải là một câu hồn chỉnh. Tục ngữ thì khác hẳn, mỗi tục
ngữ tối thiểu là một câu” [34, 12]. Ý kiến của ông được xem là cột mốc trong
việc đưa ra tiêu chí cụ thể (trên bình diện ngơn ngữ) để tách tục ngữ khỏi
thành ngữ, xem đó là hai đối tượng khác nhau.
Cù Đình Tú đã hồn thiện thêm cách tiếp cận để nhận diện hai đơn vị này
khi khẳng định rằng: “Sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ là ở sự
khác nhau về chức năng. Thành ngữ là những đơn vị có sẵn, mang chức năng
định danh, nói khác đi, dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động. Về mặt này
mà nói, thành ngữ tương đương từ…Tục ngữ đứng về mặt ngơn ngữ học có chức
năng khác hẳn so với thành ngữ. Tục ngữ cũng như các sáng tạo khác của dân
gian như ca dao, truyện cổ tích đều là các thơng báo…Do vậy, mỗi tục ngữ đọc
lên là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt một ý tưởng trọn vẹn” [53, 41].
11
Còn Hồ Lê trong Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại (Nxb
KHXH, Hà Nội, 1976) cho rằng: “Thành ngữ là những cụm từ cố định, còn
tục ngữ là những câu cố định mang một nội dung đúc kết kinh nghiệm sản
xuất hoặc đối nhân xử thế” [29, 26]. Đây là quan niệm gây nhiều rắc rối, lẫn
lộn vì đã tách nội dung ra khỏi hình thức, đồng thời lại đưa thêm nhiều khái
niệm khi phân biệt các khái niệm.
Nguyễn Thiện Giáp trong giáo trình Từ vựng học tiếng Việt” khẳng định:
“Tục ngữ là mang chức năng thông báo, phân biệt với thành ngữ là những ngữ
mang chức năng định danh” [14, 25]. Ơng cịn viết: “Nhưng khác với thành
ngữ ở chỗ là nghĩa của tục ngữ bao giờ cũng là một phán đoán. Về mặt nội
dung, nghĩa của tục ngữ gần với cụm từ tự do, bởi vì nó khơng biểu thị một
khái niệm như thành ngữ mà biểu thị một tổ hợp các khái niệm” [14, 87].
Các tác giả Nguyễn Lực và Lương Văn Đang trong sách Thành ngữ
tiếng Việt cũng đã phân biệt khá rõ về hai thể loại này.
- Về mặt ý nghĩa: Tục ngữ là những câu chuyện về đối nhân xử thế, là
những bài học về lao động sản xuất, những nhận thức về giới tự nhiên và xã
hội bằng những câu súc tích ngắn gọn. Tục ngữ là những phán đốn. Còn
thành ngữ là sự miêu tả những hiện tượng tự nhiên và xã hội, là những khái
niệm, những đơn vị nghĩa sẵn có, được cơ đúc chặt chẽ. Thành ngữ có nghĩa
bóng bẩy" [32, 21].
- Về kết cấu và chức năng ngữ pháp: Thành ngữ là cụm từ cố định, là
mệnh đề nằm trong câu. Trong tục ngữ có cả thành ngữ. Có khi thành ngữ dùng
tương đương như một từ. Thành ngữ có chức năng định danh. Tục ngữ là một
câu với ý trọn vẹn và hoàn chỉnh. Tục ngữ có chức năng thơng báo" [32, 22].
Tác giả Hồng Văn Hành cũng đã đưa ra những tiêu chí về hình thái
cấu trúc, về chức năng biểu hiện nghĩa định danh, về chức năng biểu hiện
hình thái nhận thức, về đặc trưng ngữ nghĩa, để nhận diện thành ngữ trong sự
phân biệt với tục ngữ. Theo ông: “Thành ngữ là những tổ hợp từ “đặc biệt”,
biểu thị những khái niệm một cách bóng bẩy, cịn tục ngữ là những câu –
ngơn bản đặc biệt, biểu thị những phán đốn một cách nghệ thuật” [32, 27].
12
Như vậy, có thể thấy giữa thành ngữ và tục ngữ có nhiều điểm tương
đồng cũng như nhiều điểm phân biệt. Việc đi sâu vào phân biệt thành ngữ và
tục ngữ tuy có khó khăn, nhưng lại có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu
thành ngữ. Để phân biệt thành ngữ và tục ngữ, các nhà nghiên cứu đã đưa ra
nhiều cách khác nhau. Kế thừa ý kiến của những người đi trước, chúng tơi xin
nêu các tiêu chí cụ thể để thấy rõ sự giống nhau và khác biệt giữa thành ngữ
và tục ngữ.
Về nội dung ý nghĩa: Nội dung của tục ngữ là nội dung phán đoán. Nó
thường nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, công lý hay một
lời khuyên hoặc một lời phê bình được đúc rút từ trong thực tế đời sống của
nhân dân. Vì vậy, ý nghĩa của tục ngữ có thể suy ra từ nghĩa của các thành tố.
Nghĩa của tục ngữ bao gồm: nghĩa hiển ngôn (tường minh, nghĩa đen), nghĩa
hàm ngơn (hàm ẩn, nghĩa bóng) và đa nghĩa. Ví dụ: tục ngữ thường nêu lên
một nhận xét về hiện tượng tự nhiên: Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa;
hay tục ngữ nêu lên một kinh nghiệm sản xuất: Nhất nước, nhì phân, tam cần,
tứ giống; rút ra những kinh nghiệm sống: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng;
rồi tục ngữ nêu lên cơng lý, ln lý: Ác giả, ác báo; Đói cho sạch, rách cho
thơm… Còn nội dung của thành ngữ là nội dung của khái niệm. Nghĩa của
thành ngữ là nghĩa bóng, nghĩa khái qt tốt ra từ tồn bộ kết cấu chứ khơng
phải nghĩa từng thành tố riêng lẻ. Ví dụ: nước đổ đầu vịt; nước đổ lá khoai;
công dã tràng. Những thành ngữ này biểu thị nội dung khái niệm “sự uổng
công”. Hay để biểu thị nội dung khái niệm “cảnh nghèo khổ, thiếu thốn”,
thành ngữ có: nghèo rớt mồng tơi; nhà tranh vách đất; ăn đói mặc rách…
Về hình thức: Tục ngữ có cấu tạo ngữ pháp của câu, cịn thành ngữ có
cấu tạo ngữ pháp của cụm từ cố định (tương đương như từ), có kết cấu bền
vững. Như vậy, sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ là sự khác biệt
về cấp độ. Tục ngữ thuộc cấp độ cao hơn từ, thực tế cho thấy một số câu tục
ngữ chứa thành ngữ: Đẹp như tiên, lo phiền cũng xấu; Ếch ngồi đáy giếng coi
trời bằng vung; Chồng yêu, xỏ chân lỗ mũi…
13
Cũng dựa vào tiêu chí hình thức, ta có thể nhận diện tục ngữ và thành
ngữ qua số lượng âm tiết. Tục ngữ chủ yếu là câu có số lượng âm tiết là 6 âm
tiết. Ngồi ra, tục ngữ có số lượng âm tiết là 4, 8, 14 cũng chiếm một số lượng
đáng kể. Câu tục ngữ dài nhất có tới 28 âm tiết thậm chí là 32 âm tiết. Còn
thành ngữ chủ yếu là 4 âm tiết. Những thành ngữ có số lượng âm tiết lớn là rất
ít (dài nhất cũng chỉ 9 âm tiết).
Về chức năng: Vì tục ngữ có cấu tạo là câu nên nó mang chức năng
thơng báo, diễn đạt một ý trọn vẹn. Ví dụ: Con có mẹ như măng ấp bẹ diễn đạt
ý “con có mẹ thì được n ấm”; hay Con người có tổ có tơng / Như cây có cội
như sơng có nguồn diễn đạt ý “con cháu phải nhớ đến ông bà tổ tiên”. Cịn
thành ngữ do có cấu tạo là cụm từ cố định nên nó mang chức năng định danh
(gọi tên một sự vật, khái niệm, hình ảnh, thuộc tính…) và chỉ là bộ phận cấu
tạo nên câu. Ví dụ: há miệng chờ sung diễn tả khái niệm “lười biếng”; ba hoa
chích ch diễn tả khái niệm “nói nhiều, khoe khoang, khoác lác”.
Tuy cả thành ngữ và tục ngữ đều là những đơn vị có sẵn, có tính ổn
định và bền vững, song có một bộ phận rất dễ lẫn lộn đó là có những câu tục
ngữ có cấu tạo là cụm từ, và ngược lại, có những thành ngữ lại có cấu tạo là
câu. Vì thế, ranh giới này chỉ mang tính chất tương đối. Ở bộ phận này, chúng
ta khơng thể dựa vào tiêu chí hình thức để nhận diện tục ngữ mà cần phải dựa
vào tiêu chí nội dung ý nghĩa và chức năng để phân biệt. Ví dụ: thành ngữ có
cấu tạo hình thức tương đương như câu: cá nằm trên thớt; chuột sa chĩnh gạo;
chim sa cá lặn. Mặc dù chúng có cấu tạo hình thức là câu, nhưng nội dung của
nó chỉ tương ứng với một bộ phận của câu (một trung tâm) nên khơng thể là
tục ngữ vì nó chưa phải là một thơng báo trọn vẹn, một phán đốn. Chẳng hạn
chim sa cá lặn khi đọc lên, nó chỉ cho ta một hình ảnh về sự hoạt động, chứ nó
chưa mang một nội dung thơng báo, một phán đốn độc lập, bởi trước những
đơn vị này là những tiền giả định vắng mặt. Cho nên, trong hành chức, người
ta phải thêm những thành phần khác vào thì mới diễn đạt đầy đủ một thơng
báo, ví dụ: Cơ ấy có vẻ đẹp chim sa cá lặn. Ngược lại, tục ngữ lại có cấu tạo
tương đương với cụm từ: Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn; Bố gậy tre,
14
mẹ gậy vơng. Mặc dù có cấu tạo là cụm từ nhưng nó lại biểu hiện một nhận
định mang tính khái quát. Ví như ở câu tục ngữ Nhút Thanh Chương, tương
Nam Đàn, ta hiểu rằng nhút là đặc sản của Thanh Chương, tương ngon nhất là
ở Nam Đàn. Câu tục ngữ Bố gậy tre, mẹ gậy vông phải được hiểu: khi đưa
đám tang cha thì con trai phải chống gậy tre, đưa đám tang mẹ thì con trai phải
chống gậy vông.
Như vậy, thành ngữ và tục ngữ đều được hình thành trong hiện thực đời
sống của nhân dân và là sản phẩm của trí tuệ dân gian. Giữa thành ngữ và tục
ngữ, bên cạnh những điểm giống nhau nhất định thì chúng có sự khác nhau cơ
bản về nội dung, hình thức và chức năng.
Tóm lại, tổng hợp tất cả những tiêu chí như đã phân tích ở trên chúng
tơi có bảng sau:
Đơn vị
Nét khu biệt
Tiêu chí
Cấu trúc
Ngữ âm
Ngữ nghĩa
Chức năng
Cấp độ
Cố định
Khơng cố định
Hài hồ
Khơng hài hồ
Nghĩa đen
Nghĩa bóng
Định danh
Thơng báo
Ngữ
Câu
Thành
ngữ
Tục
ngữ
+
+
+
+
+
-
+
+
+
+
+
1.2.3. Đặc điểm thành ngữ trong sử dụng
Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong vốn từ của một ngôn ngữ.
Đặc biệt, trong tiếng Việt, thành ngữ chiếm một số lượng rất lớn, phong phú,
đa dạng, nhưng cũng rất phức tạp. Đồng thời, thành ngữ cũng là đơn vị từ
vựng được dùng phổ biến, khá thông dụng trong lời ăn tiếng nói của nhân dân,
thể hiện thói quen sử dụng ngôn ngữ của người Việt.
15
Khác với từ, thành ngữ được vận dụng rất linh hoạt trong các hoạt động
ngơn ngữ. Nó có thể biến đổi về mặt hình thức cấu trúc, cũng có thể thay đổi
về chức năng ngữ nghĩa theo những mức độ khác nhau và bằng những cách
thức khác nhau. Sự vận dụng thành ngữ như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào
phong cách ngơn ngữ và trình độ ngơn ngữ của người sử dụng. Ngồi ra nó
cịn chịu sự chi phối của các yếu tố khác như ngữ cảnh, môi trường văn hoá,
dụng ý giao tiếp, …
Thành ngữ là nơi thể hiện rõ nhất thói quen, lối nói ưa sử dụng hình
ảnh khoa trương, bóng bẩy, rất điển hình của người Việt. Chẳng hạn, khi nghe
một câu nhận xét “thật là châu chấu đá voi”, ta không thể hiểu là con châu
chấu dùng chân đá con voi, mà ta phải hiểu ngay là chỉ một cuộc đấu tranh,
lực lượng hai bên không cân xứng, đối chọi với lực lượng quá; hoặc khi nghe
nói một ai đó “dơi khơng ra dơi, chuột khơng ra chuột”, ta khơng thể hiểu
người đó giống dơi hay giống chuột, mà ta phải hiểu ngay đó là người rất nhập
nhằng, khơng rõ ràng, dứt khốt thái độ.
Về hình thức cấu tạo, thành ngữ là những nhóm từ cố định, quen đi với
nhau để truyền đạt một ý nghĩa nào đó mà người nói hướng tới người nghe.
Chúng ta nói “ngồi lê đơi mách” nhưng cũng có thể nói “đơi mách ngồi lê”;
hoặc chúng ta có thể nói “ngồi lê mách lẻo”, hay nói “ngậm hờn nuốt tủi”,
nhưng cũng có thể nói “ngậm tủi nuốt hờn”,” đeo sầu ngậm tủi”, “mang tủi
đeo sầu”…. Trật tự của các từ trong nhóm có thể thay đổi, thậm chí cũng có
thể thay thế, miễn là nói lên được ý muốn nói. Chúng ta có thể nói “ngu như
bị” hoặc “ngu như chó”, “ngu như lợn” mà khơng ai cân nhắc câu nào đúng
hơn câu nào.
Như vậy, thành ngữ được sử dụng hết sức phong phú và đa dạng tuỳ
thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể và tuỳ vào hàm ẩn của người nói. Cho nên,
thành ngữ trong hệ thống chuẩn và tính uyển chuyển của nó trong sử dụng là
hai mặt không hề mâu thuẫn.
16