Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Hình ảnh người nông dân mĩ trong tiểu thuyết chùm nho phẫn nộ của john steinbeck

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.25 KB, 60 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

ĐINH THỊ THÚY HẰNG

Hình ảnh người nơng dân Mĩ trong tiểu thuyết
Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Nhà văn John Steinbeck (1902 – 1968)
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
John Steinbeck là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn học Mĩ.
Thời gian và bạn đọc là thước đo chính xác và cơng bằng nhất ngày càng khẳng
định vai trò quan trọng của John Steinbeck trong lịch sử văn học nhân loại.
Sáng tác của ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian,
càng thử thách lại càng vang lên vẻ đẹp sáng ngời.
Thời gian càng lùi xa, tác phẩm của ông lại càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu
sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện độc đáo.
Chùm nho phẫn nộ ngay từ khi ra đời đã nhanh chóng trở thành cuốn sách gây
tiếng vang. Giải Pulitzer (1940) là một phần thưởng xứng đáng mà John
Steinbeck nhận được từ tác phẩm này. Đây là cuốn tiểu thuyết viết về đề tài áp
bức bất công của xã hội Mỹ đối với những người dân nghèo. John Steinbeck đã
mô tả cuộc đấu tranh để bảo vệ phẩm giá và gia đình trước thảm họa thiên
nhiên và cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1930.
John Steinbeck có nhiều tác phẩm hay, nhưng Chùm nho phẫn nộ là đỉnh cao
trong sự nghiệp văn chương của ơng. Ngịi bút của John Steinbeck luôn sắc sảo,


mãnh liệt với khả năng tả thực hay đến “đau lòng”. Đọc tác phẩm này làm ta
liên tưởng đến nông thôn Việt Nam dưới bút pháp tả thực của Nam Cao: tối
tăm, đau đớn, phẫn nộ nhưng lẩn khuất sau đó là sự đồng cảm sâu sắc với cái
nghèo, cái khổ của giai cấp lao động. Lời đánh giá của Viện Khoa học Hoàng
gia Thụy Điển vào năm 1962 khi John Steinbeck đoạt giải Nobel Văn học:


“Sáng tác thông qua chủ nghĩa hiện thực, giàu tưởng tượng, biểu hiện sự hài
hước, giàu lịng cảm thơng và sự quan sát nhạy bén đối với xã hội” ở mức độ
lớn là gắn với tác phẩm này.
Chùm nho phẫn nộ là tác phẩm nghệ thuật có giá trị văn chương rất lớn diễn tả
chân thực những ảo tưởng tan vỡ, những nỗi đau khổ của con người, những
niềm hi vọng treo trên sợi chỉ mong manh. Trên thế giới vẫn còn quá nhiều khổ
đau, Chùm nho phẫn nộ cũng đã góp phần trong sự diễn tả một cách hiện thực
những nỗi cay đắng của con người ngay cả tại phần đất đã được coi là phồn
thịnh nhất thế gian này.
Tìm hiểu và nghiên cứu “ Hình ảnh người nơng dân Mĩ trong tiểu thuyết Chùm
nho phẫn nộ của John Steinbeck” là điều kiện giúp chúng tơi tìm hiểu rõ hơn về
nước Mỹ cũng như hình tượng người nơng dân Mĩ những năm 30 của thế kỉ
XX.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Chùm nho phẫn nộ ra mắt nhân loại cách đây hơn 70 năm, và tức khắc đã gây
chấn động lớn. Suốt hơn 70 năm qua, từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ lục địa
này qua lục địa khác, lồi người đã đón chào cuốn tiểu thuyết xuất sắc ấy với
một niềm say mê lớn.
Dày trên 900 trang, Chùm nho phẫn nộ là cuốn tiểu thuyết phản ánh một giai
đoạn ngắn ngủi trong lịch sử Mỹ và trên địa điểm cụ thể là bang California,
nhưng ý nghĩa tác phẩm đã vượt xa hơn khi mang ý nghĩa của một sử thi bi kịch
về nhân dân Mỹ. Chùm nho phẫn nộ đã trở thành tiếng kêu cứu khẩn thiết của
nhân dân lao động bị thất nghiệp, sống trong những căn lều lụp xụp trên khắp

đất nước. Mặc dù có sức lao động phi thường và biết hy vọng vào tương lai,
nhưng cuộc đời của họ đang ngày càng dấn sâu hơn vào con đường khổ ải.
Ngay từ khi mới ra đời, tác phẩm đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước.


Trong lời mở đầu cuốn sách dịch giả Phạm Thủy Ba có viết: “Chùm nho phẫn
nộ là cuốn sách đau buồn về đất nước Mỹ, về những người nông dân bị bóc lột
đến cùng cực, bị chà đạp về tinh thần. Ngay từ khi ra đời nó đã gây nhiều cuộc
tranh cãi sôi nổi trong các giới bạn đọc, nhiều người hết lịng ca ngợi, nhưng
cũng nhiều người khơng tiếc lời nguyền rủa” [1, tr.7].
Lê Huy Bắc trong cuốn Văn học Mĩ (2002), đã giới thiệu rất kĩ về nhà văn John
Steinbeck. Ông nhấn mạnh rằng: “Là nhà văn của thời đại khủng hoảng, John
Steinbeck tận mắt chứng kiến hàng đồn người lũ lượt từ nhiều nơi trên đất Mĩ
tìm tới California với hi vọng kiếm được miếng ăn, duy trì sự sống. Nhưng thực
tế khơng như họ mong ước. Steinbeck thấu hiểu nỗi đau của bi kịch vỡ mộng và
tái hiện rất thành cơng trong tác phẩm của mình” [2, tr.61-62].
Hay Lê Đình Cúc trong cuốn Lịch sử văn học Mỹ (2007) thì cho rằng: “Tác
phẩm của Steinbeck đã diễn tả chân thực những ước mơ tan vỡ, những nỗi đau
khổ của con người và những niềm hy vọng treo trên sợi chỉ mành mong manh.
Rồi sẽ ra sao khi con người lại tiếp tục trên những chiếc xe đời thổ tả ai ốn và
duy trì cuộc sống trong từng ngày? Rồi sẽ thế nào khi mọi mơ ước chính đáng
của con người vẫn mãi mãi là ảo tưởng? Cuộc đời có cịn tươi đẹp nếu con
người khơng thốt ra khỏi những bi kịch cay đắng của tâm hồn?…”[4, tr.395].
Với cuốn Văn học Mỹ quá khứ và hiện tại do Nguyễn Thị Khánh chủ biên, tác
giả lại có một góc nhìn khá mới mẻ: “ Chùm nho phẫn nộ chịu ảnh hưởng của
Thánh Kinh, đặc biệt là Kinh Cựu Ước với lễ ban thánh thể qua đó bánh mì và
rượu nho tượng trưng cho thân thể và máu huyết của Chúa Ki-tơ. Tác phẩm này
cũng mang tính ẩn dụ từ Thánh Kinh, một tác phẩm mô tả cảnh xuất hành
(exodus) của dân tộc Do Thái, đi từ xứ Ai Cập, một miền đất của cảnh nô lệ tới

miền đất hứa đầy sữa và mật ong” [9, tr.185].
Tạp chí Time liệt kê tác phẩm này trong danh sách 100 tiểu thuyết Anh ngữ hay
nhất từ năm 1923 đến nay. Kết quả tuyển chọn dựa theo tiêu chí bình chọn


Những kiệt tác thế giới được dịch ra chữ Hán do Bộ Văn hóa Trung Quốc tổ
chức những năm 1980-1981 xếp Chùm nho phẫn nộ là một trong 100 cuốn sách
ảnh hưởng khắp thế giới.
Lời đánh giá của Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vào năm 1962 khi
Steinbeck đoạt giải Nobel văn học: “ Sáng tác thông qua chủ nghĩa hiện thực,
giàu tưởng tượng, biểu hiện sự hài hước, giàu lịng cảm thơng và sự quan sát
nhạy bén đối với xã hội”, ở mức độ lớn là gắn với tác phẩm này.
Chùm nho phẫn nộ không chỉ chân thực phản ánh sự tàn khốc của một thời kỳ
lịch sử Mỹ quốc, mà cịn chú trọng trình bày tình cảm đối với quê hương, sự lưu
luyến đối với đất đai, tâm lý chống đối cách mạng cơng nghiệp, tình cảm đối
địch với bộ máy quốc gia cảnh sát và nhà ngục. Tác phẩm cũng đồng thời phản
ánh phương diện lạnh lùng khắc nghiệt của cách mạng công nghiệp.
Chùm nho phẫn nộ được John Ford và hãng Century-Fox chuyển thể thành
phim năm 1940. Bộ phim cũng thành công vang dội khi đoạt 2 giải Oscars và
được xếp trong số mười phim hay nhất mọi thời đại của Mỹ.
Như vậy, theo những tài liệu mà chúng tơi thu thập được thì việc nghiên cứu về
“Hình ảnh người nơng dân Mỹ trong tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của John
Steinbeck” chưa phải là nhiều. Vấn đề đó mới chỉ được nhìn nhận ở những góc
độ khái qt chung mang tính định hướng chứ chưa có một cái nhìn cụ thể và
sâu sắc. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến và những thành tựu mà các cơng trình trước
mang lại, ở đề tài này chúng tơi hi vọng sẽ phân tích và đánh giá một cách rõ
nét hơn về hình ảnh người nơng dân Mĩ mà John Steinbeck đã khắc họa trong
tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Với đối tượng chính là tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ, qua việc tìm hiểu

và nghiên cứu những nét chính trong tác phẩm, chúng tơi đưa ra và phân tích


những yếu tố cơ bản tạo nên “Hình ảnh người nông dân Mĩ trong tiểu thuyết
Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck”.
- Phạm vi nghiên cứu là tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của dịch giả Phạm
Thủy Ba (2000), Nxb Hội nhà văn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Do tính chất của đề tài nên các phương pháp nghiên cứu là đa dạng và tùy
thuộc vào nội dung, mục đích của từng chương, từng mục, từng vấn đề…
Chúng tôi đã vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tác giả, tác phẩm: Chúng tôi căn cứ trên những
nét chính về cuộc đời, phong cách sáng tác của tác giả để rút ra những yếu tố
ảnh hưởng đến hình ảnh người nơng dân mà tác giả xây dựng trong tác phẩm.
Đồng thời dựa vào văn bản tác phẩm để tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề được
nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê: Chúng tôi thống kê lại những tình tiết sự kiện
quan trọng trong tác phẩm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu theo những
nhóm khác nhau cùng phục vụ cho một ý lớn trong nội dung của đề tài để làm
sáng tỏ đề tài một cách tồn diện, khái qt.
- Phương pháp phân tích, chọn lọc, đánh giá.
- Phương pháp quy nạp chủ yếu dùng trong việc khái quát lại một vấn đề
và trong phần kết luận của đề tài.
5. Bố cục khóa luận
Để phục vụ tốt yêu cầu mà đề tài đưa ra, chúng tơi có thể xác định bố cục
của khóa luận bao gồm những điểm chính sau. Ngồi phần mở đầu và phần kết
luận, thư mục tài liệu tham khảo, mục lục, thì phần nội dung gồm có ba chương:
- Chương Một. Chân dung nhà văn John Steinbeck và tiểu thuyết Chùm nho
phẫn nộ



- Chương Hai. Bức tranh sống động về số phận của người nông dân Mĩ
trong tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ
- Chương Ba. Đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ

NỘI DUNG
Chương Một. Chân dung nhà văn John Steinbeck và tiểu thuyết Chùm nho
phẫn nộ
1.1.

Bối cảnh xã hội Mĩ những năm đầu thế kỉ XX

1.1.1. Thời đại cơng nghiệp hóa với sự phát triển của khoa học kĩ thuật
Mỹ (Hoa Kì) tên gọi đầy đủ là Hợp Chủng quốc Hoa Kì, nằm ở Bắc Mỹ, là
quốc gia lớn thứ 4 trên thế giới sau Nga, Canađa và Trung Quốc. Nước Mỹ bao
gồm 50 bang kể cả Alaska và Haoai. Phía Bắc giáp với Canađa , Phía Nam giáp
với Mêxicơ, Phía Đơng giáp với Đại Tây Dương. Phía Tây giáp với Thái Bình
Duơng.
Là nước được phát hiện khá muộn, năm 1492. Người đầu tiên phát hiện ra Châu
Mỹ là Crixtơphơ Cơlơmbơx, cùng đồn thám hiểm của mình. Sau đó một số
cường quốc ở Châu Âu đã đặt chân tới nước Mỹ như Anh, Pháp, Bồ Đào Nha,
Tây Ban Nha…Trong đó Mỹ chịu ảnh hưởng lớn nhất của nền văn hoá và văn
học Anh. Ban đầu Mỹ trở thành thuộc địa của Anh và bị Anh chi phối về mọi
mặt. Ngay cả các tác phẩm văn chương cũng bị chi phối bởi đế chế Anh, và đặc
biệt là ngôn ngữ. Phải đến thế kỉ XIX Mỹ mới tăng cường mở rộng lãnh thổ
phát triển kinh tế, văn hoá và quân sự, chính trị…
Mỹ dưới sự lãnh đạo tài giỏi của Giocgiơ Oasinhton đã tăng cường mở rộng
quan hệ buôn bán ngoại giao với những quốc gia trên các châu lục. Ngành hàng
hải đã vươn lên đứng thứ hai thế giới chỉ sau Anh. Năm 1790, tàu Mỹ đã đến



Trung Quốc để buôn bán. Và cũng cuối thế kỉ XIX Mỹ đã sát nhập thêm ba tiểu
bang vào Mỹ: Vơmon(1791), Kentacki (1792) và Tenmisi (1796). Sự phát triển
về mọi mặt của công cuộc kiến thiết đất nước đã khiến Mỹ nhanh chóng trở
thành một cường quốc của thế giới. Công cuộc khai phá miền nam đã mang lại
nguồn lợi lớn cho Mỹ. Sản lượng bông ở Miền Nam nước Mỹ chiếm tới 80%
lượng bơng của tồn thế giới. Nhưng khi vừa khẳng định được mình thì Mỹ lại
rơi vào cuộc nội chiến thảm khốc. Mâu thuẫn giữa hai miền Nam - Bắc ngày
một gia tăng, nguyên do là năm 1786 Giocgiơ Oasinhtơn đã hi vọng một kế
hoạch bãi bỏ nô lệ sẽ được thông qua trên mọi bang của Mỹ. Điều này chứng tỏ
ở một số bang Miền Bắc, chính sách nơ lệ ngày một được phá vỡ, chuẩn bị cho
việc bãi bỏ hồn tồn. Trong khi đó, Miền Nam với thế mạnh nông nghiệp, cần
lao động chân tay thì khơng muốn bãi bỏ chế độ nơ lệ và cuộc chiến tranh đẫm
máu nhất trong lịch sử Mỹ đã diễn ra và kéo dài năm năm (1860 - 1865).
Bước sang đầu thế kỉ XX, nước Mỹ bước vào kỷ ngun cơng nghiệp quy mơ
lớn và nó bắt đầu cũng được cảm nhận như một thế giới đầy uy quyền. Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ được nhìn nhận trong thiết chế, trung ương tập quyền, với
một nền cơng nghiệp hóa, q trình khoa học, nền dân chủ tài phiệt, và sự mở
rộng chủ quyền biên giới quốc gia.
Nền kinh tế giàu mạnh một mặt là niềm tự hào của Mỹ. Nhưng mặt khác đó
cũng là một trong những nhân tố đưa cường quốc Mỹ bước vào thời kỳ của chủ
nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và tư bản lũng đoạn.
Nền văn minh vật chất mới , sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã giúp con người
phát hiện ra những bí mật của đời sống, của tự nhiên, của vũ trụ. Sự xuất hiện
các thuyết lượng tử, phân tử, thuyết tương đối, những phát hiện y học về thân
thể con người...đã làm người ta thấy rõ hơn những vấn đề có tính chất khám
phá, những phát hiện về thế giới mà triết học duy lý trước đó đã khơng thể giải
quyết được. Ðiều này kéo theo sự lung lay, sự nghi ngờ nền tảng tinh thần cũ và



yêu cầu xem xét lại những giá trị đó sau khi người ta thấy rằng có một số những
chân lý khoa học và tư tưởng của thế kỷ trước thực sự khơng cịn chính xác nữa.
Con người bắt đầu đối diện với sự hồi nghi.
Xã hội Mỹ nhanh chóng đi vào kỷ nguyên văn minh vật chất và nhiều kỳ vọng
về tương lai. Nhưng con người cũng đã sớm nhận ra rằng họ đã hoàn toàn thất
vọng, khi nền văn minh vật chất đã phản bội lại con người, là kẻ sáng tạo ra nó.
Mặt khác nó trở thành chủ nhân của con người, biến con người thành nô lệ của
xã hội máy móc văn minh. Xã hội tiền tài vật chất chi phối và quyết định cuộc
sống cũng như hành động của con người.
1.1.2. Thời đại của những cuộc di dân khổng lồ và nạn thất nghiệp khủng khiếp
Nước Mỹ bước sang những thập niên 30 của thế kỉ XX đã lâm vào một cuộc
khủng hoảng nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng này đã gây ra hàng loạt hậu quả
nặng nề.
Người bị ảnh hưởng nhiều nhất là dân chúng Mỹ. Cơng nhân mất việc làm, nhà
máy đóng cửa, doanh nghiệp và ngân hàng vỡ nợ; nhà nông không thể gặt hái,
vận chuyển, hay bán được nông sản, đã không thể trả nợ và đành để mất trang
trại của mình. Hạn hán ở miền Trung Tây biến “vựa lúa” này của nước Mỹ
thành một vùng sa mạc khổng lồ. Nhiều nông dân bỏ xứ đến California kiếm
việc. Ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế, một phần ba người Mỹ bị mất
việc. Cơm bố thí, những khu ổ chuột và những đồn qn tìm việc, những
người thất nghiệp đi lậu theo những chuyến tàu chở hàng để kiếm việc làm, trở
thành một mảng trong đời sống đất nước. Nhiều người cho rằng cuộc khủng
hoảng là sự trừng phạt cho tội sùng bái vật chất thái quá và lối sống buông thả.
Họ tin rằng những cơn bão làm đen tối bầu trời miền Trung Tây tạo nên ngày
phán xét trong Cựu ước: “Những cơn xốy lốc giữa ban ngày và bóng đêm bao
phủ giữa ban trưa”.


Chính trong cuộc khủng hoảng này, hàng loạt người dân phải di cư đến một
miền đất mới. Đây có thể coi là thời kỳ của những cuộc di dân ồ ạt sang miền

Tây. Họ phải bỏ nhà, bỏ cửa để kiếm sống. Từng dòng người lũ lượt kéo nhau
đi trên những con đường. Cả xã hội Mỹ lúc bấy giờ rơi vào khủng hoảng
nghiêm trọng.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến cuộc di cư ồ ạt đó là việc chính phủ để phát
triển kinh tế trang trại đã đưa đến các chủ trang tại làm ăn có hiệu quả, những
trại chủ có thể điều hành cái gọi là “một nhà máy lúa mỳ, bông hay rau diếp” và
sự cạnh tranh này dẫn đến nhiều trang trại nhỏ bị phá sản. Trong những năm
này, chính phủ đã bao cấp cho các doanh nhân một số tiền là hai trăm năm
mươi nghìn pound một năm. Kết quả là trong vài thập kỷ, ngày càng nhiều chủ
trại nhỏ bỏ đất đai lên các thành phố, đặc biệt là đến các thành phố ở miền Tây
và Trung Tây.
Có thể nói, trong những thập kỉ đầu của thể kỷ XX, nước Mỹ đã rơi vào tình
trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng đó khơng chỉ ảnh hưởng
đến các nhà máy, xí nghiệp mà hơn hết nó ảnh hưởng đến đời sống của nhân
dân. Nạn thất nghiệp xảy ra liên miên và kéo theo đó là dòng người lũ lượt di
cư sang miền Tây để kiếm sống. Những điều đó được phản ánh khá rõ trong các
tác phẩm văn học, mà Chùm nho phẫn nộ là một tác phẩm tiêu biểu.
1.2.

John Steinbeck – Nhà văn hiện thực tầm cỡ của nước Mĩ và thế giới

1.2.1. Từ những gian truân vất vả
Nhắc đến văn học Mỹ, người ta không thể không nghĩ đến một nhà văn nổi
tiếng với cuốn tiểu thuyết đặc sắc Chùm nho phẫn nộ đó là nhà văn John
Steinbeck.
Lớn lên trong những năm tháng khủng hoảng trầm trọng của nước Mỹ những
năm ba mươi, John Steinbeck chứng kiến một hiện thực đau lòng là sự tha hóa
mọi mặt của xã hội Mỹ. Văn hóa, kinh tế, đạo đức, xã hội đã phân chia nước



Mỹ thành hai tầng lớp cách biệt: giàu và nghèo, dã man và văn minh, cao
thượng và thấp hèn…ăn sâu vào mỗi tâm hồn người Mỹ. Tác phẩm văn học của
ơng đã tạo ra một tầm nhìn quảng đại – ông đã thể hiện một cách nhìn nhận về
tâm hồn cao đẹp của người Mỹ, tâm hồn đó bao trùm cả thế giới mà mỗi cá
nhân có một phần khiêm tốn của riêng mình.
Ơng sinh ngày 27 tháng 2 năm 1902 tại Salinas, bang California, cách bờ Thái
Bình Dương vài dặm, trong một gia đình nghèo, bố làm thủ quỹ mẹ làm nhà
giáo. Từ thưở ấu thơ nhà văn đã ghi khắc ấn tượng của vùng quê tươi đẹp và
chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Hi Lạp cổ điển, Kinh Thánh và văn học
Châu Âu. Sau khi hoàn thành bậc Trung học, từ năm 1920 đến 1925 ông theo
học tại trường Đại học Stanford nhưng chẳng đỗ đạt gì. Sau đó, ơng phải làm
nhiều nghề để kiếm sống như cơng nhân nơng nghiệp, phóng viên và một số
nghề khác. Thời gian làm việc ông tiếp xúc với người lao động đã đặc biệt giúp
ơng tích lũy vốn tư liệu phong phú cho những sáng tác sau này.
Năm 1925, John Steinbeck đến New York, cố gắng trở thành nhà văn tự do và
cho ra mắt một loạt các tác phẩm nhưng không gây được sự chú ý của người
đọc như: Cốc vàng (Cup of gold, 1929), Đồng cỏ thiên đường (The pastures of
Heaven ,1932), Gửi vị thần chưa biết (To a God unknown, 1933)…
Sau những năm cay đắng đấu tranh vì cuộc sinh tồn, ơng quay trở về California,
ở đây ông sống trong một ngôi nhà tranh cô lập bên bờ biển. Tại đó ơng tiếp tục
viết lách.
Tuy trước năm 1935 ông đã viết vài cuốn sách, nhưng mãi đến năm đó ơng mới
đạt được thành cơng rộng rãi đầu tiên với cuốn Quận Tortilla Flat (Tortilla flat,
1953). Ông đem đến cho độc giả những câu chuyện nhiều giấm ớt và hài hước
xung quanh một nhóm những anh nhà q, những con người khơng có xã hội
tính, thơ kệch, hầu như là bức tranh biếm họa về các nhà quý tộc được vua
Arthur phong tước ngồi bù khú, quanh chiếc bàn tròn của nhà vua. Ở Hoa Kỳ


cuốn sách này được coi như một liều thuốc giải độc trong thời kỳ kinh tế suy

thoái. Tiếng cười nay đã ở bên phía Steinbeck.
Nhưng ơng chẳng hề quan tâm đến việc biến mình thành kẻ đi an ủi và mua vui
vô thưởng vô phạt cho mọi người. Những chủ đề ông chọn đều nghiêm túc và
vạch trần những điều xấu, chẳng hạn những cú tấn công chua chát vào những
đồn điền trồng hoa quả và trồng bông ở California trong tiểu thuyết Trong cuộc
đấu đáng ngờ (In Dubious Battle) năm 1936. Sức mạnh văn phong của ông tăng
lên đều đặn trong những năm đó. Cuốn sách nhỏ mà tuyệt tác của ông Của
chuột và người (Of Mice and Men) năm 1937, viết về Lennie, anh chàng đần
độn to xác chỉ vì u q và âu yếm mà bóp chết mọi thứ sinh vật nào rơi vào
bàn tay anh ta.
Truyện đó và tiếp theo là nhiều truyện ngắn khác khơng gì sánh nổi được ơng
tập hợp in chung trong cuốn Thung lũng kéo dài (The Long Valley) năm 1938.
Thế là con đường đã mở cho John Steinbeck đi tới tác phẩm lớn thường gắn
liền với tên tuổi ông, cuốn Chùm nho phẫn nộ (The Grapes of Wrath) năm
1939. Đó là câu chuyện về cuộc di dân bắt buộc từ Oklahoma tới California của
đám dân thất nghiệp và bị cường quyền nhũng lạm. Câu chuyện bi thảm này
trong lịch sử Hoa Kỳ gây cảm hứng để John Steinbeck mô tả đến đau lịng
những trải nghiệm của một anh nơng dân cùng gia đình mình trong cuộc hành
trình thống khổ dài vơ tận tới chốn dung thân mới. Đây là một cuốn sách nổi
tiếng nhưng cũng gây nhiều tranh cãi, một số người lên án tác giả tuyên truyền
cho chủ nghĩa cộng sản, bóp méo sự thật. Để tránh tranh cãi, John Steinbeck
tham gia một cuộc thám hiểm ở bang California và tiếp tục viết sách. Thời gian
này ông cho ra đời các cuốn sách chuyên về khảo cứu như: Biển Cortez. Báo
cáo về chuyến đi và các nghiên cứu đã tiến hành (Sea of Cortez: a leisurely
journal of travel and research, 1941), Bom rơi xuống đất (Bombs away, 1942)


Những năm tiếp đó ơng liên tục cho ra đời các tiểu thuyết viết về đề tài những
người cùng cực trong xã hội như: Trăng lặn (The moon is down, 1942), Một
dãy đồ hộp ( Canery Row, 1945)…..

Trong thế chiến II, John Steinbeck làm ở các cơ quan thông tấn, phóng viên mặt
trận. Sau thế chiến II, John Steinbeck chuyển sang viết các tác phẩm có tư
tưởng và kết cấu phức tạp, mang tính triết lý cao. Đó là các tiểu thuyết: Chiếc ô
tô buýt lạc đường (The wayward bus, 1947) nội dung của tác phẩm nói về lồi
người phải dị dẫm đi trong bóng tối và cuốn Phía đơng thiên đường (East of
Eden, 1952) là một cuốn sách đồ sộ với ý định khái quát lớn, nhưng không
được người đọc chấp nhận. Tác phẩm nói về lịch sử hai gia đình di cư, tượng
trưng cho hai dịng họ lâu đời nhất của loài người, bắt nguồn từ Adam và Eva.
Bước sang những năm năm mươi, sáng tác của John Steinbeck bước vào giai
đoạn khủng hoảng. Tuy nhiên đến năm 1961, cuốn Mùa đông lo buồn của
chúng ta (The winter of our discontent) ra đời đã gây được sự chú ý của đông
đảo bạn đọc. Tác giả lại quay về với đề tài “vỡ mộng” của văn học Mỹ những
năm 20. Truyện được viết bằng giọng châm biếm, hài hước, đau buồn mang
màu sắc triết lý và ám chỉ.
Năm 1962, John Steinbeck bắt đầu những chuyến du lịch dài ngày tới hầu hết
các bang của nước Mỹ, lấy tư liệu cho cuốn ký Chuyến đi tìm kiếm lại nước Mỹ
với Charey (Travels with Charley: in search of America) năm 1962 phản ánh
hiện thực nước Mỹ với cả hai mặt tốt và xấu của nó.
Cuốn sách cuối cùng của nhà văn – Hành trang của vua Arthur và các hiệp sĩ
cao thượng (Acts of king Arthur and his noble knights ) bắt đầu viết từ năm
1957 nhưng chỉ được in vào năm 1976 sau khi ơng mất vì bị bệnh nhồi máu cơ
tim năm 1968.
John Steinbeck là nhà văn lớn của nước Mỹ và thế giới, đồng thời ông cũng là
một cây bút phức tạp và đầy mâu thuẫn. Cùng lúc ông vừa là tác giả của những


tác phẩm thực sự có giá trị lớn cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật
như tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ, lại vừa là người viết ra những cuốn sách sơ
lược hoặc sa vào triết lý rối rắm.
1.2.2. Đến những thành công rực rỡ

Jonh Steinbeck là một nhà văn tài năng. Nhưng quá trình sáng tác của ơng là
một q trình vật lộn tìm kiếm, và ông đã nếm mùi thất bại nhiều lần. Với sự
nhạy cảm của một nhà văn ông cảm nhận được những thay đổi lớn lao của nước
Mỹ, nhưng do không được trang bị đầy đủ nhận thức và hiểu biết thời cuộc nên
nhiều lúc ơng tỏ ra lúng túng. Điều đó thể hiện ở các sáng tác của ông. Tuy
nhiên, trải qua những khó khăn, ơng đã để lại cho nhân loại nhiều tiểu thuyết có
giá trị.
Ơng xuất thân trong một gia đình nghèo, và ngay từ nhỏ ơng đã phải làm nhiều
nghề để kiếm sống, chính điều đó đã tạo cho ơng có một vốn sống phong phú.
Ơng u thích văn chương và bước vào sự nghiệp văn chương khá sớm. Tuy
nhiên, ngay từ đầu số phận đã không mỉm cười với ông, cho ra đời rất nhiều tác
phẩm nhưng không gây được sự chú ý của người đọc. Không nản lịng, ơng vẫn
miệt mài với sự nghiệp sáng tác của mình. Tác phẩm Của chuột và người (Of
mice and men) đã đánh dấu những bước chân đầu tiên của ông trên con đường
sáng tác.
Không dừng lại ở đó, ông lại tiếp tục sáng tác và một lần nữa sự ra đời của tiểu
thuyết Chùm nho phẫn nộ (The grape of wrath) một lần nữa khẳng định tên tuổi
cũng như sự nghiệp sáng tác của ông. Cuốn tiểu thuyết này ngay từ khi ra đời
đã được đông đảo người đọc hưởng ứng và được trao giải Pulitzer và trở thành
cuốn sách nổi tiếng.
Tuy nhiên, trong cuộc đời sáng tác của mình, có đơi lúc, John Steinbeck tỏ ra
sức viết sa sút, hoặc có hiện tượng lặp lại như thể chứng tỏ John Steinbeck đã
hết sức sống. Tuy nhiên ngay lập tức, ơng xóa tan mối nghi ngờ đó của mọi


người bằng cuốn tiểu thuyết Mùa đơng bất bình của chúng ta (The winter of
our discontent) được xuất bản năm 1962. Trong tác phẩm này,John Steinbeck
đạt tới cùng một chuẩn mực như trong Chùm nho phẫn nộ.
Trải qua những khó khăn vất vả, những thăng trầm của cuộc sống, vượt lên trên
tất cả, giải Nobel văn học chính là một phần thưởng quý giá cho những đóng

góp lớn lao của ông cho nền văn học Mỹ nói riêng và văn học thế giới nói
chung.
Trong những bậc thầy văn chương Mỹ kể từ Sinclair Lewis cho tới Ernest
Hemingway, John Steinbeck có hẳn một vị trí và thành tựu riêng, độc lập. Ở
ơng có chất hài hước mà trong chừng mực nào đó bù đắp cho cái chủ đề thường
là độc địa và thô bạo của ông. Thiện cảm của ông bao giờ cũng dành cho kẻ bị
áp bức, kẻ khơng có khả năng thích nghi, kẻ đang suy sụp tuyệt vọng; ông
muốn đem cái niềm vui giản dị đời thường đối lập lại với sự thèm khát tiền bạc
đến độ độc ác và trâng tráo. Nhưng trong ơng ta cịn bắt gặp khí chất Mỹ trong
tình cảm lớn lao đối với thiên nhiên, đối với đất trồng, hoang địa, núi non và
các bờ đại dương, tất cả đều trở thành suối nguồn cảm hứng không bao giờ cạn
cho Steinbeck giữa thế giới những người đang sống và vượt xa ngoài cái thế
giới đó.
John Steinbeck kết hợp chủ nghĩa Hiện thực với chủ nghĩa Lãng mạn mang tính
cách ngun sơ để tìm kiếm đức hạnh ở những nông dân nghèo bán mặt cho đất
bán lưng cho trời. Tiểu thuyết của ông minh chứng cho các khía cạnh dễ bị tổn
thương của những con người đó, họ có thể bị nhổ tận gốc bởi những cơn hạn
hán và là những người đầu tiên phải chịu đựng đau khổ trong những giai đoạn
bất ổn chính trị và khủng hoảng kinh tế.
Suốt hơn 30 năm cầm bút, John Steinbeck viết hơn 20 vở kịch, nhiều kịch bản
phim, nhiều truyện ngắn, hơn 10 tiểu thuyết và nhiều diễn văn chính trị. Ơng
hướng ngịi bút vào hai mảng đề tài chính là xung đột cá nhân với bản thân và


xung đột cá nhân với xã hội. Phong cách của John Steinbeck độc đáo ở chỗ, tận
sâu thẳm là bi kịch, là sự dồn nén nặng nề nhưng lại được biểu hiện ra bên
ngoài rất nhẹ nhàng và đầy chất thơ.
Sở dĩ Viện Hàn lâm Hoàng gia Thụy Điển trao Giải thưởng này cho John
Steinbeck “vì những tác phẩm văn chương vừa hiện thực vừa đầy hoang tưởng,
nổi bật với một sự hài hước đầy cảm thông và một cách nhìn xã hội thấu đáo”.

1.3.

Chùm nho phẫn nộ - Tác phẩm cổ điển của văn học Mĩ

1.3.1. Tấn sử thi bi kịch về người nông dân Mĩ
Nhắc đến những sáng tác của John Steinbeck chúng ta không thể không nhắc
đến cuốn tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ tác phẩm xuất sắc viết về hình ảnh
người nơng dân Mỹ những thập niên đầu của thế kỉ XX. Chùm nho phẫn nộ hay
cịn có tên gọi khác là Chùm nho uất hận hay là Chùm nho nổi giận, xuất bản
năm 1939, đây được coi là đứa con tinh thần sáng nhất của văn nghiệp John
Steinbeck. Cuốn tiểu thuyết bắt đầu xuất hiện và được dịch sang tiếng Việt từ
những năm 1972. Nó được xem là cuốn sách đau buồn về đất nước Mỹ.
Bối cảnh hiện thực và nguyên nhân sáng tác Chùm nho phẫn nộ có nguyên thủy
từ cuối thập niên 20 đến thập niên 30 khi nền kinh tế Mỹ lâm vào khủng hoảng
nghiêm trọng với sự thất nghiệp hàng loạt của công nhân thành thị, công nhân
đồn điền và sự khó khăn trong cuộc sống của họ.
Tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ đưa người đọc tới bang Ơklahoma miền Đơng
nước Mỹ vào một mùa hè oi bức khi những gia đình tiểu chủ ở đây bị tịch thu
đất đai và buộc phải rời bỏ ruộng đồng để di cư về miền Tây sinh sống.
Toàn bộ nội dung tiểu thuyết tập trung miêu tả quá trình di cư của gia đình
Joad. Hạn hán nặng nề khiến lương thực không thu hoạch được và đất đai bị
thơn tính hầu hết, những người nơng dân khơng cịn cách nào khác hơn để tiếp
tục sinh sống, buộc phải rời bỏ quê hương. Chàng Tom mới ra tù cùng những
người thân nhanh chóng chuẩn bị di cư đến California trên một chuyến xe cũ


nát chở q tải. Hành trình đến California với mn vàn gian khổ khốn khó khi
xe bị hỏng liên tục, đói, khát, ơng bà nội liên tiếp qua đời và người con trai,
người con rể liên tục bỏ trốn. Đến California cả nhà Tom gồm mười hai người
đã chỉ còn tám người.

Thế nhưng California hồn tồn khơng phải là thiên đường trong mơ đối với gia
đình Tom. California đã có hơn ba trăm nghìn dân di cư, và cịn nhiều hơn như
thế những kẻ đang muốn đi tìm một địa đàng trần gian. Những con đường lớn
chen chúc những con người điên rồ, chạy vạy khắp nơi như đàn kiến, vỡ đầu sứt
trán để tìm một cơng việc hèn mọn sinh nhai. Gia đình Tom cũng khơng nằm
ngồi số đó, tiêu đến những đồng tiền cuối cùng trong túi, họ đã rất hối hận và
tuyệt vọng vì dựa vào một tờ truyền đơn quảng cáo thiên đường vùng kinh tế
mới mà nhẹ dạ đưa cả nhà đến miền Tây, và Tom một tháng trơi qua chỉ tìm
được việc làm th trong vịng năm ngày.
Vì sự khốn cùng trong hành trình, các nơng phu đã kiên trì lập hợp đồng, đấu
tranh cố định tiền lương, nhưng chủ thuê lại ăn nói úp mở và khiến những
người đồng ý bị mắc mưu. u cầu hợp tình hợp lý của các nơng phu khiến ông
chủ tức giận, họ quyết định gọi những sĩ quan cảnh sát cùng đi xe đến, bảo vệ
lẫn nhau, ép buộc các nông phu hoặc đi theo chúng hoặc là phải đến nơi khác,
và nếu các nông phu không nghe lời khuyến cáo chúng sẽ cho Cục vệ sinh đến
dỡ bỏ điểm dừng chân của họ.
Chàng Tom bị cuốn vào cuộc kích thích trong cơn phẫn nộ của đám đông và
trong lúc hỗn loạn Tom đã đánh viên sĩ quan cảnh sát. Tuy mục sư Casy đã che
giấu cho gia đình Tom trốn chạy nhưng chính bản thân ơng lại bị cảnh sát đưa
đi. Gia đình Tom đã bất đắc dĩ phải đến xin việc ở một nông trường hái đào
nhưng khi đến địa điểm này thì ở đó đã tập hợp được năm gia đình mà mỗi gia
đình do hai viên cảnh sát lái xe máy dẫn đường. Trên con đường tràn ngập các
đồn bốt với cảnh sát súng đạn rầm rộ, với những người lao động đứng trên các


rãnh cạn dọc đường tức tối kêu gào vung nắm đấm, và mỗi lần sáu gia đình,
trong đó có gia đình Tom, đi qua trạm gác thì cửa liền đóng chặt. Cảnh tượng
không giống như đến trang trại mà như đến nhà ngục khiến Tom cảm thấy bất
an.
Khi đến trang trại thu hái đào, hai người quản lý từ xe này sang xe khác hỏi

những người trên xe có làm cơng hay khơng và chỉ cần có người đáp là chúng
lập tức ghi tên họ lại bất chấp họ có đồng ý hay khơng, khơng cho phép họ hỏi
han gì thêm mà thô bạo ra lệnh cho họ lập tức đi làm việc. Bà mẹ Tom cầm
đồng tiền kiếm được trong ngày đến căng tin mua thức ăn nhưng thực phẩm
trong cửa hàng tạp hóa này đều là những thứ hàng hóa kém chất lượng, quá đát
mà các cửa hàng trong thị trấn không thể bán được, nhưng giá cả lại đắt gấp đơi
ở thị trấn. Gia đình Tom, mặc dù rõ ràng chịu hai tầng áp bức, phía ơng chủ đồn
điền và phía giới đầu cơ thực phẩm, nhưng vì cịn có việc để làm, có cái để ăn
nên vẫn tạm hài lòng.
Khi mọi người đang ngủ yên trong đêm, Tom vẫn thao thức. Ban ngày khi họ đi
vào cổng lớn thấy đâu đâu cũng có cảnh giới rất nghiêm ngặt, bên ngồi cổng
xúm xít một đám người trơng hết sức giận dữ khiến Tom cảm thấy sự việc rất
kỳ quặc. Anh muốn làm rõ trắng đen nên nhân lúc nửa đêm liền lặng lẽ chui ra
khỏi màn, đi ra ngồi. Vừa ra cổng lớn thì nịng súng và đèn pin của bọn cảnh
vệ cùng nhất tề hướng về phía Tom hỏi xem anh định làm gì. Tom mượn cớ nói
đi tắm mới khiến bọn cảnh vệ cho qua. Anh nghe lống thống thấy hai cảnh vệ
nói, các cơng nhân do bất mãn vì cơng xá mỗi ngày một giảm nên đã bãi công,
làm kinh động cảnh sát trong hạt, cảnh sát muốn trừng trị những người cầm đầu
gây ra chuyện đó nhất là muốn tóm được người đứng ra xúi bẩy gây chuyện có
dáng người cao gầy. Nghe được những lời đó, Tom quyết định truyền tin cho
những người nghèo khổ cùng làm việc đang rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm kia.


Nhanh chóng tìm ra những anh em bãi cơng, Tom chợt phát hiện ra điều ngồi
dự đốn của anh là người đứng đầu cuộc bãi cơng chính là mục sư Casy, người
từng cứu Tom trước kia. Casy nói với Tom rằng, nguyên nhân mọi người bãi
công là do chủ nông trường khấu trừ tiền công, bắt đầu quyết định là mỗi giờ
làm việc đáng năm xu, nhưng do nguồn nhân lực nhiều lên khiến chủ thuê giảm
tiền công xuống một nửa. Số tiền cơng ít ỏi này khơng đủ ni sống gia đình
khiến các cơng nhân bèn tun bố bãi công. Tom cũng lập tức gia nhập cộng

đồng bãi công. Chủ nông trại liền mời một loạt cảnh sát đến trấn áp.
Trong khi tranh đấu với bọn cảnh sát, Tom đã lỡ tay giết chết một viên cảnh sát,
kẻ đã đánh chết người tổ chức bãi công là mục sư Casy. Anh đành phải trốn
chạy lần nữa khi bám theo con suối nhỏ chạy đến một cánh rừng lúp xúp đằng
xa.
Gia đình Tom lại một lần nữa chạy trốn khỏi trại trồng đào để rồi sau đó xin
được việc làm tại một đồn điền trồng bông, dù bà mẹ phải đành lịng giấu Tom
vào chiếc cống ngồi bụi rậm cịn cả nhà xuống đồng, đêm về tạm trú trong một
toa tàu bỏ hoang. Thế nhưng công việc trồng bông ở đồn điền chẳng mấy chốc
đã kết thúc, vừa nhận chút tiền cơng ít ỏi gia đình Tom đã phải đối mặt với nỗi
lo hết việc. Rồi mùa mưa bão thình lình ập đến, đập chắn bị vỡ và nước tràn lên
cả sàn tàu.
Giữa lúc khốn khó thì cơ con gái của gia đình là Rosasharn lại chuyển dạ,
nhưng vì đẻ non nên đứa bé bị chết. Ngớt mưa, mọi người quyết định tìm đến
nơi cao ráo hơn. Cả gia đình vừa đói, vừa ngấm lạnh và gần như tuyệt vọng vì
kiệt sức cố vượt qua cánh đồng nước đến trú ở một nhà kho. Họ bắt gặp tại đây
hai người đàn ông, một già và một trẻ, người già đã gần như lả đi vì sáu ngày
nhịn đói. Thấy Rosasharn bị ướt lạnh, anh thanh niên nhường chiếc chăn duy
nhất của mình cho cơ, cịn cơ khi nhìn cảnh ngộ của ơng già đã vượt qua những
rụt rè bản tính. Động lịng thương cảm, với sự khuyến khích của mẹ, Rosasharn


đã đi đến một quyết định mạnh bạo là ghé bầu vú căng sữa của mình vào miệng
ơng già đang kiệt sức.
Cuốn tiểu thuyết được xem là tấn sử thi bi kịch của một gia đình nơng dân Mỹ.
Nó đã trở thành tiếng kêu cứu khẩn thiết của nhân dân lao động bị thất nghiệp,
sống trong những căn lều lụp xụp trên khắp đất nước. Mặc dù có sức lao động
phi thường và biết hy vọng vào tương lai, nhưng cuộc đời của họ đang ngày
càng dấn sâu hơn vào con đường khổ ải và dẫn đến diệt vong.
1.3.2. Hiện thực nước Mỹ với cả hai mặt tốt và xấu

Tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ mở ra một bối cảnh rộng lớn và bi thương của
nước Mỹ trong cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 30 với những đoàn
người di dân bị tước đoạt ruộng đất kéo dài trên con đường 66. Không phải
qua sự “tường thuật” này mà cái nhìn sâu sắc về xã hội của ơng đặc biệt thể
hiện ở những suy tư và lựa chọn của nhân vật. John Steinbeck đã diễn tả một
cách sống động những suy nghĩ dần dần hình thành trong Jim Casy, Tom Joad
và sự lựa chọn cuối cùng của họ. Thế giới tư hữu cùng những bất công xã hội
đã thúc đẩy quá trình con người vươn tới một ý thức xã hội cao hơn ý thức mà
họ vốn có, từ “tơi” đến “chúng ta”, từ “cá thể” đến “tập thể” và biến họ thành
những người hùng của thời đại. Cũng như bao gia đình khác, gia đình Joad
dần dần tan rã nhưng họ vẫn “…giữ gìn cơ sở đạo đức trong bản tính của họ…
Nghèo nàn và bất hạnh khơng huỷ hoại được trong tâm hồn họ tình hữu ái,
đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau, sự thông cảm với đau khổ của người khác và khả
năng giúp đỡ người khác”. Cuốn tiểu thuyết đã trở thành tiếng kêu chống lại
những gì bất cơng với con người, lên án những tập đồn chính trị bẩn thỉu đã
phản bội lại lý tưởng cao đẹp ban đầu của dân tộc Mỹ. Có thể nói tiểu thuyết
này như kết tinh của một quan niệm nghệ thuật của nhà văn nhằm cảnh tỉnh
nhân loại trong thời đại cơng nghiệp hố và kinh tế thị trường dưới sứ mạng
nhân bản. Bên cạnh đó Chùm nho phẫn nộ, còn cho thấy sự bi thống, thảm


thiết của lớp người nông dân nô lệ, những con người đầy những đức tính, bản
chất tốt đẹp bị đẩy vào bước đường cùng. Làm sao họ có thể có được một
trang trại nhỏ? Làm sao họ có thể chung sống với nhau, với sự yêu thương thật
sự trong khi họ là kiếp làm thuê? Kiếp người trôi nổi theo sự nghèo khó?
Trong xã hội Mỹ thời bấy giờ, kinh tế thị trường tư bản rất phát triển nhưng
đời sống tinh thần lại sa sút. Những giá trị tốt đẹp ngày càng bị đảo lộn và con
người đánh mất niềm tin ở thiết chế dân chủ. Đâu đâu cũng tràn ngập sự xấu
xa, lừa bịp của một xã hội chạy theo kim tiền.
Qua tác phẩm của John Steinbeck, những vấn đề xã hội nổi cộm thời bấy giờ

là sự bạo ngược và đời sống vật chất khốn cùng của những người lao động
nhập cư đã được thể hiện. Ông đề cập đến sự bất cơng và bóc lột người lao
động một cách vơ nhân đạo từ đó khẳng định sự đấu tranh của con người là
một quá trình tự nhiên. Ông đề cao tự do của con người, cổ vũ cho một triết lý
sống nhân bản và trình bày những suy tư về điều thiện, điều ác, giấc mơ, hiện
thực…
Chính con người mang bi kịch chứ không phải bất cứ cái gì khác trong văn
xi của John Steinbeck đã sống trong tâm tưởng của người đọc ở mọi thế hệ
và mọi thời đại. Chính những con người ấy đã nâng các thiên tác phẩm lên
một bình diện khác: bình diện triết lý, những nỗi đau khổ của con người và
những niềm hy vọng treo trên sợi chỉ mành mong manh. Rồi sẽ ra sao khi con
người lại tiếp tục trên những chiếc xe đời thổ tả ai oán và duy trì cuộc sống.
Trong bối cảnh đó, tiểu thuyết của John Steinbeck xuất hiện. Từ tầng sâu của
tác phẩm, một câu hỏi lớn đặt ra đó là rồi đây con người sẽ ra sao, sẽ sống như
thế nào khi cứ mãi là nạn nhân của những xu thế thời đại chà đạp con người?
Sự lạnh lùng của cách mạng công nghiệp khiến hàng ngàn con người phải phá
sản, dãy dụa để sinh tồn và mất hết hy vọng thay đổi cuộc đời. May mắn lắm
thì họ cũng chỉ cần thiết cho xã hội đó như là những nhân cơng dự trữ và


nguồn lao động rẻ mạt. Đó là bi kịch lớn lao cả về vật chất và tinh thần mà xã
hội kinh tế thị trường đang đè nặng lên những con người lao động khốn khổ.
Thật đau xót thay khi trước đây mọi gia đình tá điền rất “vững chắc, gắn bó
với nhau bằng truyền thống và lao động chung giờ đây tan rã như thế nào bởi
vì nó khơng thể đứng vững trước sự thâm nhập huỷ hoại của những thế lực xã
hội bên ngồi”. Gia đình Joad cũng khơng thốt khỏi sự thật nghiệt ngã đó.
Trên nền rộng lớn của cuộc mưu sinh là nỗi đau sinh ly tử biệt, gia đình ly tán,
cái đói cận kề… Đất Hứa đã trở thành nơi chôn cất người già, giết chết trẻ em
và bóc lột xương tuỷ người lao động. Con người không phải đang sống mà
đang tồn tại vật vờ… Tình trạng xã hội và trạng thái tồn tại của nhân vật đã trở

thành “bàn đạp” nâng những bi kịch lên tầm triết lý. Nghệ thuật là nơi thăng
hoa của mọi cảm xúc. Khơng chỉ có niềm vui, hạnh phúc, mà sự thất vọng, đổ
vỡ, bi kịch cuộc đời, kể cả cái chết… cũng tạo nên những tuyệt tác cho văn
học nhân loại. Tác phẩm của John Steinbeck đã diễn tả chân thực những ước
mơ tan vỡ từng ngày. Rồi sẽ thế nào khi mọi mơ ước chính đáng của con
người vẫn mãi mãi là ảo tưởng? Cuộc đời có cịn tươi đẹp nếu con người
khơng thốt ra khỏi những bi kịch cay đắng của tâm hồn?… Đó là những gì
đọng lại từ triết lý của nhà văn. Chính ơng đã đóng góp một phần vào việc
diễn tả chân thực những nỗi bi thảm của con người ngay trên phần đất được
mệnh danh là phồn thịnh nhất thế gian này. Nhưng cái hay trong triết lý về con
người bi kịch của John Steinbeck là một niềm tin không bao giờ tắt. Con
người dù trở nên bi thảm bởi những tấn bi kịch cuộc đời nhưng không bao giờ
tuyệt vọng, bế tắc mà vẫn tiếp tục cuộc hành trình đi tìm cuộc sống, quyền
sống và tìm lại chính mình. John Steinbeck đã mô tả những con người tiếp tục
bảo vệ những quyền sơ đẳng, chống lại hệ thống xã hội thèm khát tiền bạc đến
độ độc ác, trâng tráo và dửng dưng với cuộc sống riêng tư của con người mà
tiêu biểu là sự lựa chọn của Jim Casy và Tom Joad .


Chính những điều đó đã khiến cho tác phẩm khi ra đời đã được được trao tặng
hai giải thưởng lớn là giải Pulitzer và giải thưởng sách Hoa Kỳ và trở thành
cuốn sách nổi tiếng, nhưng cũng gây nhiều tranh cãi - một số người lên án tác
giả tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản, bóp méo sự thật.


Chương Hai. Bức tranh sống động về số phận của người nông dân Mĩ
trong tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ
2.1.

Cuộc hành trình của một gia đình nơng dân Mĩ


2.1.1. Bị bóc lột đến cùng cực
John Steinbeck bắt đầu cuốn tiểu thuyết với những điềm báo đáng ngại,
khó khăn tới cho những người nơng dân. Ơng mơ tả sự xuất hiện của bụi trong
khơng khí như một bệnh dịch Kinh thánh. Các cơn bão bụi lấn át Ơklahoma,
làm đục bầu khơng khí và thậm chí ngăn chặn ánh mặt trời. Tuy nhiên, khi cơn
bão kết thúc, nó chỉ là khởi đầu của những khó khăn cho nơng dân
Ơklahoma. Một cảm giác tuyệt vọng bao trùm ngay lập tức. Có vẻ là khơng có
giải pháp cho nơng dân, những người đã từ chức số phận của mình trên những
cánh đồng, và thấy mình khơng cịn cách nào ngăn cản với những gì họ có thể
phải đối mặt.
Hình ảnh con rùa xuất hiện ở đầu truyện là một phép ẩn dụ cho hình ảnh
người nông dân, mà câu chuyện và cuộc đấu tranh được kể lại trong Chùm nho
phẫn nộ. Con rùa này di chuyển một cách cực nhọc, vô cùng chu đáo, nhưng
luôn phải đối mặt với nguy hiểm và thất bại. Đáng chú ý, sự nguy hiểm của con
rùa này là do những người hiện đại và kinh doanh gieo rắc. Đấy là sự xâm nhập
của xe ô tô và xây dựng đường cao tốc mà gây nguy hiểm cho những con
rùa. Các xe tải đình cơng đó là một biểu tượng của các doanh nghiệp lớn và
thương mại. Các gia đình Joad sẽ sớm bị đẩy vào tình cảnh tương tự như con
rùa, khi họ có nhu cầu cơng việc nặng nề cũng chỉ để tồn tại, nhưng vẫn là sự
tàn bạo đẩy sang một bên bởi những lợi ích của công ty ngân hàng.
Sự tấn công của các ngân hàng thậm chí cịn mạnh mẽ và nhiều hơn so
với việc sắp ập tới của bụi, sự xuất hiện của các ngân hàng là một sự kiện đáng


lo ngại. Đối với John Steinbeck, các ngân hàng không có giá trị cứu chuộc. Họ
hồn tồn khơng có các đặc tính con người, ngân hàng là những con vật quái dị,
“lợi nhuận thở” và không bao giờ cảm thấy được thỏa mãn. John Steinbeck cho
rằng các quốc gia ngân hàng đó là vơ nhân đạo, và các chủ ngân hàng có năm
mươi ngàn mẫu Anh là một “con quái vật”.

Các cuộc hội thoại giữa nông dân và người lái xe máy kéo minh họa cách
khuếch tán hệ thống công ty kiểm sốt được. “Nếu một người nơng dân muốn
ngăn chặn các ngân hàng, ông không thể nhắm mục tiêu một cá nhân hay thậm
chí một nhóm nhỏ, thậm chí nếu một người nông dân bị sát hại tổng thống ngân
hàng, nó sẽ khơng dừng lại” [1, tr.72]. Những tá tiền đã cố gắng van xin, hi
vọng là những ông chủ sẽ cho họ cơ hội “Năm tới sẽ là một năm được mùa. Có
Chúa mới biết năm sau làm ra bao nhiêu bơng. Mà cứ chiến tranh thế này
thì...có Chúa biết bông sẽ lên giá bao nhiêu” [1, tr.70]. Nhưng họ vẫn không
đồng ý. Bởi “Ngân hàng ...con quái vật cần đến những món lợi vững chắc. Nó
khơng thể đợi được” [1, tr.70]. Và họ vẫn quyết tâm lấy đi, mặc dù biết đó là tài
sản duy nhất của những người tá điền. “Những người tá điền hoảng hốt ngẩng
mặt lên. Nhưng như thế chúng tôi sẽ ra sao đây? Chúng tơi lấy gì mà ăn?” [1,
tr.71], “ Nhưng nếu phải đi, chúng tôi sẽ đi đâu? làm sao đi được? chúng tơi
khơng có tiền” [1, tr.74]. Nhưng, những lời thuyết phục đó của bọn tá điền
khơng làm thay đổi quyết định của bọn đại diện. Và rồi, những chiếc máy cày
bò dần tới. Ủi hết tất cả nhà cửa của họ. Và họ khơng cịn cách nào khác là phải
bỏ xứ sở ra đi, với hi vọng là sẽ có được cuộc sống tốt đẹp ở một vùng đất mới.
Bán hết đồ đạc để sang California, nhưng khi đi bán họ vẫn bị chèn ép giá cả
“Chúng ta đã bị lừa gạt khi bán đồ đạc. Cái thằng cha ấy hắn buộc chúng ta phải
bán, hắn biết chúng ta đang vội nên chúng ta chỉ bán được mười tám đô la” [1,
tr.207]. Ngay từ đầu họ đã bị chèn ép về giá cả, và những khó khăn, vất vả của
họ chỉ mới bắt đầu. Trên con đường tiến đến California họ đã gặp muôn vàn


×