Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyết quảng ninh (từ sau 1945 đến nay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

------------------------------

HOÀNG THỊ NGỌC AN

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG
NGƯỜI CƠNG NHÂN MỎ TRONG TIỂU THUYẾT
QUẢNG NINH (TỪ SAU 1945 ĐẾN NAY)
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Cơng trình được hồn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Việt Trung

Phản biện 1: PGS. TS Vũ Văn Sỹ
Phản biện 2: TS Đào Thuỷ Nguyên

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn Thạc sĩ
họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN


Ngày 30 tháng 10 năm 2010

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐHSP - ĐHTN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




MỘT SỐ CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
ĐƯỢC CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1.

Người thợ mỏ viết văn và nhà văn viết về thợ mỏ. Báo Hạ
Long; số 363; ra ngày 05/5/2010.

2.

Võ Huy Tâm - Người thợ mỏ viết văn và nhà văn viết về
người thợ mỏ, Tạp chí Nhà văn của Hội nhà văn Việt Nam;
số 7/2010.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
---------------------------------

HOÀNG THỊ NGỌC AN

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƢỢNG
NGƢỜI CƠNG NHÂN MỎ TRONG TIỂU THUYẾT
QUẢNG NINH (TỪ SAU 1945 ĐẾN NAY)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN THỊ VIỆT TRUNG

THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 10
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 11
6. Đóng góp của luận văn ......................................................................... 11

7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................... 12
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT VÀ VÀI
NÉT VỀ HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT NGƢỜI CƠNG NHÂN MỎ TRONG
TIỂU THUYẾT QUẢNG NINH ................................................................... 13

1.1. Khái niệm hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học .................... 13
1.1.1. Chức năng nhân vật .................................................................... 14
1.1.2. Phân loại nhân vật ...................................................................... 15
1.2. Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết ............................................... 17
1.2.1. Khái niệm tiểu thuyết ................................................................. 17
1.2.2. Quan niệm về nhân vật trong tiểu thuyết .................................... 19
1.3. Vài nét về sự hình thành của vùng mỏ và sự xuất hiện hình tượng
người cơng nhân mỏ trong tiểu thuyết Quảng Ninh từ sau 1945 đến nay .. 21
1.3.1. Vài nét về sự hình thành của vùng mỏ Quảng Ninh .................... 21
1.3.2. Sự xuất hiện hình tượng người cơng nhân mỏ trong tiểu thuyết
Quảng Ninh từ sau 1945 đến nay.......................................................... 27
1.4. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp của ba nhà văn: Võ Huy Tâm,
Nguyễn Sơn Hà, Võ Khắc Nghiêm............................................................ 30
1.4.1. Nhà văn Võ Huy Tâm................................................................. 30
1.4.2. Nhà văn Nguyễn Sơn Hà ............................................................ 32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3
1.4.3. Nhà văn Võ Khắc Nghiêm .......................................................... 33
Chƣơng 2: NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NGOẠI HÌNH, TÂM LÝ VÀ TÍNH
CÁCH NHÂN VẬT ...................................................................................... 36


2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ............................................. 36
2.1.1. Hình tượng người thợ mỏ trong thời kháng chiến chống Pháp .... 37
2.1.2. Hình tượng người thợ mỏ trong thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà - trong tiểu
thuyết của Võ Huy Tâm ........................................................................ 39
2.1.3. Hình tượng người thợ mỏ trước yêu cầu của cách mạng khoa học
kỹ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Sơn Hà ..................................... 47
2.1.4. Hình tượng người nữ thợ mỏ thời kỳ “mở cửa” trong tiểu thuyết
của Võ Khắc Nghiêm ........................................................................... 54
2.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật ................................ 61
2.2.1. Tâm lý, tính cách của những người thợ mỏ chân chính, tích cực 62
2.2.2 Chân dung người thợ mỏ với tâm lý phức tạp, đa chiều và tính
cách không nguyên phiến ...................................................................... 75
Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT VÀ NGÔN NGỮ NGHỆTHUẬT ... 83
3.1. Nghệ thuật trần thuật ......................................................................... 83
3.1.1. Giới thuyết về trần thuật ............................................................. 83
3.1.2. Võ Huy Tâm và Nguyễn Sơn Hà với nghệ thuật trần thuật kiểu
truyền thống ......................................................................................... 85
3.1.3. Sự mở rộng biên độ cho trần thuật và những đổi mới trong
phương thức kể và tả ở Võ Khắc Nghiêm.............................................. 96
3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật ....................................................................... 102
3.2.1. Giới thuyết về ngôn ngữ ........................................................... 102
3.2.2. Võ Huy Tâm với thứ ngôn ngữ đậm chất liệu dân gian và phong
phú các tri thức về vùng mỏ ............................................................... 103
3.2.3. Nguyễn Sơn Hà với thứ ngôn ngữ mang đậm tri thức chuyên môn
và kỹ thuật vùng mỏ ........................................................................... 106
3.2.4. Võ Khắc Nghiêm với thứ ngôn ngữ của vùng mỏ thời “mở cửa” .... 111
KẾT LUẬN ................................................................................................ 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 121

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Thị Việt Trung.
Nhân đây tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn của mình với các thầy cô giáo trong Khoa
Ngữ văn, Khoa Sau đại học, những người đã giúp cho chúng tôi một ngọn lửa tri
thức. Tôi xin được cảm ơn Thư viện trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn tới UBND tỉnh Quảng Ninh, Sở Giáo dục và Đào tạo
Quảng Ninh, Trường THPT ng Bí.
Xin cảm ơn những người đồng nghiệp và bạn bè đã tiếp thêm sức mạnh
tinh thần cho tôi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010
Tác giả luận văn

Hồng Thị Ngọc An


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở địa đầu phía Đơng Bắc của Việt Nam,
một vùng đất giàu tiềm năng về nhiều mặt. Quảng Ninh là một trong số ít các
tỉnh có trữ lượng than lớn nhất nước ta. Đã hơn một trăm năm nay, các mỏ
than của Quảng Ninh đã liên tục hoạt động đem lại nguồn thu nhập quý giá
cho tổ quốc. Cũng tương ứng với số năm hoạt động ấy là lớp lớp thế hệ công
nhân mỏ Quảng Ninh đã ngày đêm lao động miệt mài trong các vùng mỏ và
đã gắn bó một cách máu thịt với vùng mỏ. Và một cách tự nhiên, hình ảnh
người cơng nhân mỏ đã trở thành một hình ảnh hấp dẫn đối với lớp lớp các
nghệ sĩ Quảng Ninh, nhất là đối với các nhà văn xuôi của vùng đất mỏ này.
Trong đời sống văn học của Quảng Ninh thì thể loại tiểu thuyết so với
các thể loại khác có phần nổi trội hơn, đặc biệt là ở mảng đề tài viết về người
cơng nhân mỏ. Đây cũng chính là phần thành cơng nhất, phần đóng góp mang
tính đặc trưng nhất của văn học Quảng Ninh đối với nền văn học Việt Nam
thời kỳ hiện đại.
Một loạt các nhà văn, nhà tiểu thuyết của Quảng Ninh như: Võ Huy Tâm,
Tô Ngọc Hiến, Sỹ Hồng, Lý Biên Cương, Võ Khắc Nghiêm, Nguyễn Đức Huệ,
Dương Hướng, Hoàng Văn Lương, Nguyễn Sơn Hà, Nam Ninh, Phan Thanh....
đã một đời gắn bó và dành nhiều cơng sức, tâm huyết cho đề tài người công nhân
mỏ trong quá trình sáng tác của mình. Và họ cũng đã thu được những thành tựu
đáng tự hào. Tiểu thuyết Quảng Ninh đã thực sự thu hút được sự chú ý của
đông đảo người đọc qua nhiều thế hệ - không những ở chính mảnh đất này mà

cả trên địa bàn của cả nước. Thế nhưng, cho tới nay chúng tôi vẫn chưa thấy có
một cơng trình nghiên cứu nào khảo sát một cách có hệ thống, cơng phu, nhiều
thấu đáo về mảng đề tài này - nhất là ở phương diện Nghệ thuật xây dựng hình
tượng người cơng nhân mỏ - một phương diện nghệ thuật có nhiều thành tựu
mang nét đặc trưng của tiểu thuyết Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2
Hiện nay, cũng như ở các tỉnh khác - Quảng Ninh đang có chủ trương
đưa chương trình văn học địa phương vào giảng dạy trong các nhà trường phổ
thông, nhằm giúp các em học sinh trong địa phương hiểu rõ hơn về truyền
thống văn hoá, lịch sử, về đất nước và con người - nơi mảnh đất mình đang
sinh sống học tập và làm việc, nhất là đối với các sáng tác viết về đề tài công
nghiệp khai thác mỏ của tỉnh nhà. Do đó việc nghiên cứu về tiểu thuyết Quảng
Ninh là một việc làm có ý nghĩa thiết thực phục vụ kịp thời cho công tác giảng
dạy văn học địa phương cho các trường phổ thông hiện nay ở Quảng Ninh.
Chính những lí do trên đã là nguyên nhân thúc đẩy chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài này, nhằm tìm hiểu một cách hệ thống và tương đối thấu đáo
về các thành tựu của tiểu thuyết Quảng Ninh, đặc biệt là ở một phương diện
quan trọng của thể loại văn học này, đó là Nghệ thuật xây dựng hình tượng
người cơng nhân mỏ trong tiểu thuyết Quảng Ninh (từ sau 1945 đến nay).
Nghiên cứu đề tài này chúng tơi muốn góp thêm tiếng nói khẳng định
một thành tựu tiêu biểu ở thể loại tiểu thuyết của Quảng Ninh nói chung, của
một số cây bút Quảng Ninh nói riêng; và nhằm đáp ứng một phần nào chủ
trương nghiên cứu, giảng dạy Văn học địa phương trong nhà trường phổ
thông hiện nay của tỉnh Quảng Ninh.
Mặt khác, bản thân tôi vốn là một người con của Quảng Ninh - nên tơi

ln có một sự mong muốn được tìm hiểu một cách sâu sắc và cụ thể về những
giá trị tiêu biểu của nền văn học tỉnh nhà. Từ đó, khẳng định được những nét
độc đáo, những đóng góp quan trọng của tiểu thuyết viết về người thợ mỏ của
các nhà văn Quảng Ninh đối với sự phát triển văn xuôi Việt Nam hiện đại ở
mảng đề tài người công nhân mỏ trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Qua đó, như là
một sự tri ân của tơi đối với quê hương vùng mỏ yêu dấu của mình!
Đồng thời qua việc thực hiện luận văn này, tơi sẽ có một cơ hội tập
dượt, làm quen với công tác nghiên cứu khoa học để có kiến thức, có kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3
nghiệm đáp ứng tốt hơn công tác giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường
phổ thông hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu những tác phẩm viết về vùng mỏ và viết về Hình tượng
người cơng nhân mỏ trong tiểu thuyết Quảng Ninh từ sau 1945 tới nay - qua
khảo sát nghiên cứu tư liệu bước đầu chúng tôi nhận thấy:
Ngay từ khi tác phẩm Vùng mỏ (1952) của Võ Huy Tâm ra đời - đặc biệt
khi tác phẩm được nhận Giải nhất Giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam
1951 - 1952, với sự khẳng định nồng nhiệt của Ban chấm giải, cuốn sách đầu
tiên viết về hình tượng người công nhân mỏ này đã thực sự được chú ý đón
đọc, được giới thiệu phê bình với những lời ngợi khen, khẳng định trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Ví dụ như: Nguyễn Đình Thi trong bài Tổng
kết giải thưởng đã khẳng định rằng: “Cách mạng và kháng chiến đã thay đổi
hẳn những nhân vật của văn chương. Vai chính trong các truyện đã dần dần là
những con người mới của công nông binh. Lần đầu tiên, các đám đông công
nông binh đã được đưa vào truyện. Những đám đông bãi công trong “Vùng

mỏ”... đã đem tới một sức sống đông đảo, tưng bừng cho tiểu thuyết kháng
chiến, chưa từng thấy trong các tiểu thuyết cũ. Trong một số tác phẩm, đã bắt
đầu dựng lên những nhân vật mới khá rõ nét, có nguồn gốc, có cơng tác, nghề
nghiệp, có gia đình bè bạn, có cuộc sống chung và riêng. Những chị thợ Min,
Le, anh Tài Bá, chú bé Lê trong “Vùng mỏ” và nhiều nhân vật khác đã làm cho
người đọc yêu mến và quý trọng. Những nhân vật đó chiến đấu, hi sinh dũng
cảm, phục vụ tận tuỵ, họ có ý thức dân tộc và ý thức giai cấp, họ biết đời họ
như thế nào, họ phải làm gì và đi tới đâu”.[77, 35].
Sau này trong bài: nói chuyện trước Hội nghị những người viết văn trẻ
có tên Con đường của những người viết văn trẻ, Nguyễn Đình Thi tiếp tục
khẳng định: “một cơng nhân lần đầu tiên viết tiểu thuyết (đồng chí Võ Huy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4
Tâm). Và ngoài lực lượng viết trong bộ đội, chúng ta vui mừng thấy số công
nhân và cán bộ kỹ thuật đang tham gia sản xuất ở các nhà máy, cơng trường,
thích viết văn và hăng hái viết ngày càng đông, nay đã trở thành một lực
lượng đáng kể, đem đến cho văn học ta một nội dung mới dồi dào sức sống
của chủ nghĩa xã hội đang vươn lên”.[77, 62].
Giáo sư Hoàng Như Mai trong cuốn sách Truyện và ký kháng chiến
1946 - 1954 (Nxb Giáo dục, 1966) cũng đã khẳng định những đóng góp về
phương diện nghệ thuật của tác giả tiểu thuyết Vùng mỏ như sau: “Võ Huy
Tâm biết tìm cho nhân vật những hồn cảnh điển hình để cho tính cách của
họ được bộc lộ một cách rõ ràng”.[48, 25].
Ma Văn Kháng trong bài Tiểu thuyết - nghệ thuật khám phá cuộc sống
đã nhắc đến đóng góp quan trọng của Võ Huy Tâm đối với lịch sử văn học
nước nhà: “…Kết tinh quan trọng của thành tựu văn xi những năm kháng

chiến chống Pháp cũng chính là tiểu thuyết “Vùng mỏ”, “Xung kích”, “Con
trâu””.[75, 424].
Sau Vùng mỏ (1952) Võ Huy Tâm viết tiếp tiểu thuyết Những người
thợ mỏ, (Tập 1, in năm 1961). Tác phẩm này ngay sau khi ra đời được giới
phê bình và bạn đọc quan tâm đón đọc và khen ngợi. Xin trích dẫn một số ý
kiến tiêu biểu của Hồng Tân và Trần Nhật Lam:
“Những người thợ mỏ” đã chứng minh rằng, giai cấp cơng nhân Việt
Nam cũng có đầy đủ các đặc tính chung nhất thuộc về bản chất của giai cấp
công nhân. Nhà văn khẳng định mặt bản chất, mặt tiến bộ, mặt tích cực đồng
thời gạt bỏ khơng thương tiếc các hiện tượng tiêu cực lạc hậu và những
nhược điểm. Tác giả đã đề cao những tấm gương lao động dũng cảm, hy sinh
qn mình vì lợi ích chung của giai cấp… Tình hữu ái giai cấp, tình đồn kết
dân tộc, tình quốc tế vơ sản, nghĩa vợ chồng, lòng trai gái yêu nhau đều được
tác giả nâng lên thành tiêu chuẩn đạo đức mới”.[70, 10].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5
Nhà nghiên cứu, phê bình Như Phong đã khẳng định: “Chủ đề của tác
phẩm văn học phải do từ cuộc sống đặt ra. Sự thật ở khu mỏ hồi mới tiếp
quản là lực lượng ta lúc đó cịn yếu, vậy mà ta làm chủ được mọi mặt, đưa
miền mỏ đi lên. Đó là chủ đề tốt”.[79, 04]. Hoặc:“Cái chính của tiểu thuyết là
làm cho người ta

đi sâu hơn nữa vào cuộc sống, hiểu cuộc sống, hiểu con

người, hiểu xã hội hơn…”, “Những người thợ mỏ” giúp tôi hiểu rõ về người
cơng nhân mỏ. Đọc “Những người thợ mỏ” thích nhất là tính chất cơng nhân

Việt Nam rất rõ, tính chất những người cơng nhân từ một tình trạng trì trệ,
lạc hậu thoát thai ra. Chi tiết của Võ Huy Tâm giúp người ta hiểu được bề
dày của nhân vật.[79, 03].
Hoàng Lương và Huỳnh Thái cũng đã chỉ ra một trong những đặc điểm
của các nhân vật người thợ mỏ trong tác phẩm của Võ Huy Tâm như: “Những
người thợ mỏ” có nhiều nét thật của cơng nhân Cẩm-Phả do tác giả đã nắm
được nguồn gốc của đa số công nhân ở đây, là xuất thân từ nông dân mà ra
với những cá tính và tập qn của người nơng dân Việt Nam. Do đó những
người cơng nhân trong cuốn truyện của Võ Huy Tâm gần gũi với các đồng
chí, giống các đồng chí từ trong cuộc đời lao khổ cũ và trong cuộc sống mới
hiện nay. Đọc thấy thêm yêu người thợ mỏ”.[73, 04].
Một số nhà văn có danh tiếng thời kỳ đó như: Bùi Huy Phồn và Tơ
Hồi cũng đưa ra nhận xét: “Võ Huy Tâm có một vốn sống phong phú về thợ
mỏ nên nhiều đoạn trong “Những người thợ mỏ” đã cho độc giả thấy cách
sống, cách suy nghĩ, cách làm việc và tác phong của công nhân mỏ”.[79, 03].
ơ Hồi cho rằng tác phẩm “Những người thợ mỏ” của Võ Huy Tâm:
“Hay, biểu hiện được những vấn đề mới… Viết đề tài hiện đại là khó. Võ
Huy Tâm có thể tập trung vào vấn đề chống quan liêu và dân chủ hóa
trong sản xuất, miễn là sự biểu hiện không làm sụp đổ cái hiện thực của
vùng mỏ.[79, 03];
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6
“Kỹ thuật tả người của Võ Huy Tâm trong “Những người thợ mỏ”
(1961), rất Việt Nam, đưa ra là giới thiệu ngay nét chính diện, phản diện của
nhân vật đó rồi khơng cần giữ cho lắt léo. Đó là lối sáng tạo rất dân tộc. Nó
khơng đơn sơ như truyện cổ, cũng khơng bắt chước truyện mới”…[80, 03].

Nguyễn Đình Thi cũng đã đánh giá rằng: “Nhiều nhân vật như Nguồn,
Sa, tài Bảo v.v.. rất sống và đẹp. Sức sống của cái thế giới nhân vật ấy tràn
qua cả cái khung sơ sài và chật hẹp của cốt truyện và chủ đề tư tưởng mà Võ
Huy Tâm định nêu ra”.[80, 04].
Nhưng bên cạnh những ý kiến khen ngợi, khẳng định của giới sáng tác
và phê bình cũng có những ý kiến phê phán (khá nặng nề, do xuất phát từ sự
phản ứng của Khu uỷ Hồng Quảng và một số người trong lãnh đạo tuyên
huấn, báo chí ở Trung ương và địa phương). Đặc biệt trong Bài nói chuyện tại
Đại hội văn nghệ Việt Nam lần thứ III (1962) của đồng chí Trường Chinh có
tên: “Tăng cường tính Đảng, đi sâu vào cuộc sống mới để phục vụ nhân dân,
phục vụ cách mạng tốt hơn nữa”: “Anh chị em công nhân làm mỏ rất hoan
nghênh nhà văn thân thiết của vùng mỏ miêu tả đời sống và lao động sáng tạo
của mình, miêu tả tình thương yêu giai cấp giữa những người thợ mỏ, nhưng
rất nghiêm khắc phê phán nội dung thiếu tính đảng của tác phẩm. Sự phê
phán chính xác đó sẽ giúp cho tác giả sửa chữa lại tác phẩm và tiếp tục sáng
tác tốt hơn, đồng thời cũng nhắc nhở những nhà phê bình của chúng ta cần
coi trọng tính đảng trong phê bình”.[09, 15].
Những lời phê phán ấy lại xuất hiện trong một văn kiện quan trọng như
vậy đã đem đến một “tai nạn nghề nghiệp” rất nghiêm trọng đối với tác giả.
Điều này khiến cho nhà văn công nhân Võ Huy Tâm hoang mang nên không
thể viết tiếp được tập 2 ngay như trong dự định. Phải chờ ngót mười năm sau
ơng mới có thể tiếp tục sự nghiệp văn chương của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7
Phải đến những năm 80, sự nghiệp sáng tác của Võ Huy Tâm, trong đó

có tiểu thuyết Những người thợ mỏ mới được khẳng định trở lại. Ở vị trí tác
giả, Võ Huy Tâm lại trở lại vị trí của người mở đầu và dẫn đầu đội ngũ các
nhà văn Quảng ninh viết về sự nghiệp cơng nghiệp hố vùng mỏ và về giai
cấp công nhân. Xét về tác phẩm, thì Những người thợ mỏ xứng đáng là cuốn
tiểu thuyết lớn viết về người thợ mỏ. Trong nhiều bài viết của giới phê bình Võ Huy Tâm và Những người thợ mỏ đều đã được khẳng định ở vị trí cao
trong thành tựu của văn học lúc bấy giờ. Xin trích một số ý kiến của các nhà
nghiên cứu, phê bình sau:
Ý kiến của Song Thành: “Võ Huy Tâm, nhà văn xuất thân cơng nhân,
suốt hai mươi năm gắn bó với đề tài cơng nghiệp, kiên trì bám sát cuộc sống,
lăn lộn với cơng nhân mỏ, tích lũy vốn hiểu biết về cuộc sống lao động và
cuộc sống riêng tư của họ, viết được những trang đầy nhiệt tình về giai cấp
cơng nhân, đó là một phương hướng đúng đắn cần khẳng định, một quyết tâm
đáng ca ngợi và nhiều anh em trẻ đang noi theo anh”.[74, 06].
Hoặc như nhận xét của Văn Trọng: “Nói đến những nhà văn của vùng
mỏ trước hết phải nói đến Võ Huy Tâm và tác phẩm “Vùng mỏ” của ông.
“Vùng mỏ” phản ánh phong trào đấu tranh bất khuất của thợ mỏ dưới sự
lãnh đạo của Đảng mà tác giả của nó là người trong cuộc. Sau tiểu thuyết
“Vùng mỏ”, không lâu sau, nhà văn cho ra đời tiểu thuyết “Những người thợ
mỏ”. Như con tằm cần mẫn nhả tơ, và sức sáng tạo đáng khâm phục, Võ Huy
Tâm cho ra mắt bạn đọc liên tiếp những tập tiểu thuyết “Đi lên đi”, “Vỉa
than lớn”, “Rượu chát”.[82, 14].
Hay như đánh giá của nhà nghiên cứu, phê bình Phong Lê: “Cũng có
thể nói tất cả sáng tác của Võ Huy Tâm trong hành trình 50 năm qua là viết
về những người thợ mỏ. Quan sát gương mặt, hành trang, hoạt động bước đi
của thế giới nhân vật của ơng, ta có thể ít nhiều hình dung bước đi của đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





8
nước trên từng chặng đường gian lao, vất vả nhằm mục tiêu chung là giải
phóng con người ra khỏi mọi tầng lớp áp bức, và ra khỏi sự nghèo đói lưu
niên. Mục tiêu ấy là sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đã từng bước được
thực hiện trên miền Bắc từ buổi đầu những năm 60”.[41, 374].
Có thể thấy: Với sự tâm huyết và sự làm việc hết mình vì vùng mỏ, vì
những người thợ mỏ thân yêu- Võ Huy Tâm đã trở thành một nhà văn tiêu biểu
của Quảng Ninh với đề tài người thợ mỏ. Ông xứng đáng được nhận những lời
ngợi khen, ca ngợi của những người luôn yêu mến và trân trọng ông.
Cùng với Võ Huy Tâm, ở Quảng Ninh có một đội ngũ các nhà văn
thuộc các thế hệ kế tiếp với nhiều tên tuổi mới như: Tô Ngọc Hiến, Lý Biên
Cương, Sỹ Hồng, Nguyễn Sơn Hà... Bên cạnh đó là các tên tuổi đã trở nên
quen thuộc đối với việc viết về đề tài người công nhân ở nhiều vùng đất khác
như Huy Phương, Xuân Cang, Lê Minh, Nguyễn Thành Long, Nhật Tuấn,
Nguyễn Mạnh Tuấn... Và chính họ cùng các tác phẩm của mình đã trở thành
đối tượng khảo sát của một cơng trình nghiên cứu văn học khá nổi tiếng có
tên: Văn học về đề tài công nhân (gồm 2 tập, do Viện Văn học và Nxb Lao
động chủ trì và ấn hành vào năm 1983).
Từ năm 1986 cho đến nay, tiểu thuyết Quảng Ninh vẫn tiếp tục phát
triển và hình ảnh người cơng nhân mỏ vẫn là hình ảnh trung tâm của nhiều
cuốn tiểu thuyết mà tiêu biểu nhất phải kể đến đó là hai cuốn tiểu thuyết
Mảnh đời của Huệ (1993) và Huyết thống (2004) của Võ Khắc Nghiêm. Ngay
sau khi ra đời, hai cuốn sách này đã thu hút được sự chú ý của người đọc, bởi
nó đã đề cập đến một vấn đề mang tính thời đại: giai cấp công nhân (ở đây là
công nhân mỏ) trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Xin dẫn một số ý kiến, nhận xét như sau:
Trương Thiếu Huyền đã khẳng định: “Nhà văn Võ Khắc Nghiêm đủ
vốn liếng thể hiện vấn đề cao hơn. Tâm tư người thợ, chính là tâm tư của giai
cấp cơng nhân, tâm tư của thời đại”.[34, 05].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





9
Hay khi nhận xét về nhà văn Võ Khắc Nghiêm, tác giả Văn Trọng cho
rằng: “Anh là nhà văn cần mẫn. Sự hấp dẫn của văn anh có lẽ là ở tốc độ câu
chuyện. Có người nói văn anh đầy ắp thơng tin và đã đi vào lề báo chí…”.
[82, 06].
Ma Văn Kháng cũng có những đánh giá quan trọng về một số sáng tác
của Võ Khắc Nghiêm như: “Thông qua “Huyết thống” một gia đình thợ mỏ,
Võ Khắc Nghiêm đã tung ra hàng chục nhân vật khá điển hình mà nhân vật
nào cũng lấp lánh đầy ấn tượng. Nhà văn đã đặt ra nhiều vấn đề gai góc dữ
dội và khéo léo lý giải qua số phận thăng trầm của các nhân vật.
Trước đây, nhiều trí thức đi vơ sản hố ở vùng mỏ, ngày nay q trình
phát triển ngành than trên con đường công nghiệp hiện đại đã nâng cao vị trí,
tầm vóc của người thợ mỏ, thực chất là cuộc cách mạng trí thức hố cơng
nhân”.[56, 05]. Tác giả Cao Thâm cũng có những nhận xét về nhà văn Võ
Khắc Nghiêm như: “Ơng Nghiêm có bốn nhà, là hội viên của các Hội: Nhà
báo, Nhà văn, Nghệ sĩ sân khấu, Điện ảnh, trong các lĩnh vực sáng tác, lĩnh
vực nào ông cũng viết nhiều, nhưng nhiều nhất là văn xuôi... văn xuôi của Võ
Khắc Nghiêm đầy ắp thơng tin, cốt truyện ly kỳ…”[76, 09].
Tóm lại, qua việc khảo sát các bài viết và các cơng trình nghiên cứu
trên, chúng tơi nhận thấy: đã có một số ý kiến nhận xét, đánh giá về những
thành tựu cũng như một số hạn chế của các tác giả viết về đề tài người công
nhân mỏ của các nhà văn Quảng Ninh nói chung và của ba tác giả tiêu biểu
trên nói riêng. Các bài viết trên đều nói rất đúng, rất trúng các vấn đề cơ bản
về nội dung tư tưởng và một số khía cạnh nghệ thuật của các tác phẩm văn
học này. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tơi thì đến nay vẫn chưa thấy có
một cơng trình nghiên cứu chuyên sâu nào về Nghệ thuật xây dựng hình

tượng người cơng nhân mỏ trong q trình vận động và phát triển của nó
trong suốt hơn nửa thế kỷ qua đối với các nhà tiểu thuyết của Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10
Do đó, đây sẽ là cơng trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này với tính
chất như là một chun luận có tính chun biệt - nói về đặc điểm Nghệ thuật
xây dựng nhân vật người công nhân mỏ - một thành tựu tiêu biểu của tiểu
thuyết Quảng Ninh thời kỳ hiện đại.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện luận văn này chúng tơi nhằm các mục đích sau:
- Nghiên cứu và chỉ ra những đặc điểm về nghệ thuật xây dựng hình
tượng nhân vật người cơng nhân mỏ trong tiểu thuyết Quảng Ninh qua một số
tiểu thuyết tiêu biểu của ba tác giả: Võ Huy Tâm, Nguyễn Sơn Hà, Võ Khắc
Nghiêm. Qua đó, khẳng định những thành tựu nổi bật, những đóng góp về mặt
nghệ thuật xây dựng nhân vật của các cây bút tiểu thuyết Quảng Ninh này!
- Khẳng định việc xây dựng hình tượng người cơng nhân mỏ của các
tác giả tiểu thuyết Quảng Ninh đã góp phần làm phong phú thêm hình tượng
người cơng nhân trong văn học Việt Nam nói chung. Đây cũng là một đóng
góp quan trọng của các cây bút Quảng Ninh vào quá trình vận động và phát
triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại ở mảng đề tài cơng nghiệp.
- Tìm hiểu những nét đặc sắc trong sáng tác của ba nhà văn: Võ Huy
Tâm, Nguyễn Sơn Hà, Võ Khắc Nghiêm trong sự bổ sung và tiếp sức cho
nhau trên hành trình sáng tạo nghệ thuật về hình tượng người cơng nhân mỏ
nói riêng, về giai cấp cơng nhân Việt Nam nói chung trong đời sống văn học
Việt Nam hiện đại.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Hình tượng người công nhân mỏ
Quảng Ninh trong những tiểu thuyết tiêu biểu của ba tác giả: Võ Huy Tâm,
Nguyễn Sơn Hà và Võ Khắc Nghiêm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11
Do số lượng tiểu thuyết Quảng Ninh khá dày dặn và do thời gian
nghiên cứu hạn chế - nên chúng tôi chỉ khảo sát những tiểu thuyết tiêu biểu
nhất của ba tác giả viết về người cơng nhân mỏ, đó là:
Vùng mỏ (1952) của Võ Huy Tâm.
Những người thợ mỏ (1961) của Võ Huy Tâm.
Đi lên đi (1971) của Võ Huy Tâm.
Vỉa than lớn (1983) của Võ Huy Tâm.
Thời gian đang đi (1983) của Nguyễn Sơn Hà.
Mảnh đời của Huệ (1993) của Võ Khắc Nghiêm.
Huyết thống (2004) của Võ Khắc Nghiêm.
Để có thể chỉ ra những đặc điểm riêng, những đóng góp riêng trong
nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật người công nhân mỏ của ba nhà văn
trên chúng tôi đã đọc, tham khảo, nghiên cứu một số cuốn tiểu thuyết khác
của các tác giả Quảng Ninh và của các địa phương trong toàn quốc về đề tài
này (để đối chiếu, so sánh) như Nguyễn Dậu, Hà Minh Tuân, Huy Phương,
Xn Cang... Ngồi ra, chúng tơi đọc, tham khảo, nghiên cứu một số tài liệu
lí luận để làm cơ sở lí thuyết của đề tài.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong q trình thực hiện luận văn, chúng tơi đã sử dụng nhiều phương
pháp nghiên cứu khác nhau như: Phương pháp lịch sử; phương pháp khảo sát
thống kê; phương pháp miêu tả; phương pháp phân tích tổng hợp; phương
pháp so sánh đối chiếu và phương pháp cấu trúc hệ thống.
6. Đóng góp của luận văn
Tìm hiểu những đặc điểm về nghệ thuật xây dựng hình tượng người
cơng nhân mỏ trong tiểu thuyết Quảng Ninh, qua một số tiểu thuyết tiêu biểu
của ba tác giả: Võ Huy Tâm, Nguyễn Sơn Hà, Võ Khắc Nghiêm; chỉ ra những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12
đặc điểm riêng và đóng góp của mỗi tác giả; qua đó khẳng định thành tựu của
một vùng đề tài về công nghiệp và người công nhân mỏ trong văn học Việt
Nam hiện đại.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết và vài nét về hình
tượng nhân vật người cơng nhân mỏ trong tiểu thuyết Quảng Ninh.
Chương 2: Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, tâm lý và tính cách nhân vật.
Chương 3: Nghệ thuật trần thuật và ngơn ngữ nghệ thuật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên






×