Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại trong truyện tướng về hưu, phẩm tiết, những ngọn gió hua tát của nguyễn huy thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.62 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

TRỊNH THÙY LINH

Dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại trong truyện
Tướng về hưu, Phẩm tiết, Những ngọn gió
Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện thực cuộc sống sau 1975 có sự thay đổi sâu sắc, điều này đã đem
đến cho Văn học Việt Nam một diện mạo mới. Để làm nên diện mạo ấy cần
phải kể đến các tác giả như: Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Phạm Thị Hồi, Tạ
Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà… Và đặc biệt nổi lên trong
số đó là tác giả Nguyễn Huy Thiệp.
Trong nhiều sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và đặc biệt là ba truyện
ngắn Tướng về hưu, Phẩm tiết, Những ngọn gió Hua Tát đã có những dấu ấn
của “hệ hình thi pháp hậu hiện đại”. Ở đó ông phơi bày những bi kịch nhân
sinh, hoài nghi những giá trị vốn đã quá ổn định để đi tìm những giá trị mới.
Sự thay đổi về cách viết và cách tư duy của Nguyễn Huy Thiệp theo xu hướng
của văn học hậu – hiện đại đã khiến “quán tính văn học trước đây bị dừng lại
một cách đột ngột” và đem đến cho người đọc một cách tiếp cận mới.
Chọn đề tài Dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại trong truyện Tướng về hưu,
Phẩm tiết, Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp để khảo sát chúng
tôi mong muốn tìm hiểu rõ hơn giá trị truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp khi


tiếp thu và tiếp biến xu hướng văn học hậu – hiện đại. Và đây cũng là điều


kiện để chúng tơi có cái nhìn tồn diện hơn về chủ nghĩa hậu – hiện đại nhằm
phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu sau này.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện như một hiện tượng độc đáo trên văn đàn
Văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Vì thế những sáng tác của ơng trong đó có
ba truyện ngắn Tướng về hưu, Phẩm Tiết, Những ngọn gió Hua Tát đã nhận
được sự quan tâm của nhiều cơng trình nghiên cứu và đã phát hiện ra dấu ấn
văn học hậu – hiện đại ở trong những sáng tác đó.
Đơng La trong cơng trình Biên độ của trí tưởng tượng đã viết về cái ma
lực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp khẳng định “Nguyễn Huy Thiệp đã
viết về cái tôi, cái lõi của tâm lí, cái tâm lí thật của con người” [3, tr.152]. Đi
vào tìm hiểu cách viết truyện ơng phát hiện ra “kiểu truyện khơng có cốt
truyện, kết cấu khơng chặt chẽ, nó lỏng lẻo như chính cái lỏng lẻo của cuộc
sống” [3, tr.158].
Nguyễn Thái Hịa trong bài viết Có nghệ thuật barốc trong các truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp hay không đã nhắc đến yếu tố ảo trong sự tương giao
với yếu tố thực “Cái thực luôn đi kèm với cái ảo tạo ra sự đối lập thực đến rợn
người và ảo đến kinh hoàng” [5, tr.56].
Nguyễn Văn Tùng với bài viết Cấu tứ tự sự của truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp đã nghiên cứu ba kiểu cấu tứ nổi bật trong truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp. Một trong ba kiểu cấu tứ đó là cấu tứ “Con người với tâm trạng
sao tơi cứ như lạc loài”[9, tr.420]. Đây là một kiểu người khá phổ biến trong
văn học hậu hiện đại.
Trong cơng trình Truyện ngắn Việt Nam, lịch sử, thi pháp, chân dung
Phan Cự Đệ đã đi vào tìm hiểu nghệ thuật trần thuật và phát hiện ra “Cái tôi
thực nghiệm. Cái tôi này giúp nhà văn thăm dò và trinh sát cuộc sống” [3,
tr.779].



Cao Kim Lan trong bài viết Lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp, dấu vết của hệ hình thi pháp hậu hiện đại, Tạp chí Văn học số 12/2007
khẳng định sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp đã có những dịch chuyển sang
một hệ hình thi pháp mới - thi pháp hậu hiện đại. Tìm hiểu những truyện ngắn
lịch sử, tác giả bài viết đã khẳng định “Kĩ thuật ngụy tạo lịch sử trong tâm thế
chối bỏ đại tự sự của Nguyễn Huy Thiệp được tạo nên từ những chi tiết hỗn
độn để tạo nên một lịch sử khơng trùng khít với chính sử”[7, tr. 69]. Tìm hiểu
về mơ hình cốt truyện, tác giả bài viết nhận thấy sự gẫy vụn, phân tán, cắt dán
của các sự việc và đi đến khẳng định “Phương thức đa kết phá vỡ kết cấu
trung tâm của văn bản”[7, tr. 75].
Trong cuốn Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Văn
Long đi tìm hiểu những đổi mới quan niệm về con người trong sáng tác của
Nguyễn Huy Thiệp và đã phát hiện ra “con người như một bản thể tự nhiên
với những bản năng tự nhiên, tình cảm tự nhiên”[8, tr. 197]. Đây là một cách
nhìn con người đầy nhân bản của Nguyễn Huy Thiệp.
Có thể nói các cơng trình nghiên cứu trên nói nhiều đến dấu ấn văn học
hậu - hiện đại trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Tuy nhiên mới chỉ dừng
lại ở mức độ khái quát chưa đi sâu nghiên cứu từng tác phẩm một cách hệ
thống . Vì thế ở cơng trình này chúng tơi đi vào khảo sát cụ thể và hệ thống
hơn ba truyện Tướng về hưu, Phẩm Tiết, Những ngọn gió Hua Tát.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là dấu ấn hậu - hiện đại trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khảo sát ở ba tác phẩm Tướng về hưu,
Phẩm tiết, Những ngọn gió Hua Tát in trong cuốn Truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp (2005), Nhà xuất bản Hội Nhà Văn.



Ngồi ra trong q trình nghiên cứu chúng tơi cịn so sánh đối chiếu với
một số tác phẩm khác.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện khóa luận này chúng tơi đã sử dụng một số phương pháp sau:
4.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Với phương pháp này một mặt chúng tôi khảo sát các truyện Tướng về
hưu, Phẩm tiết, Những ngọn gió Hua Tát như một hệ thống độc lập. Mặt khác
chúng tơi cũng đặt nó trong một số tác phẩm khác của Nguyễn Huy Thiệp để
có một cái nhìn tồn diện hơn.
4.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Trên cơ sở của phương pháp tiếp cận hệ thống chúng tơi sử dụng thao tác
phân tích tổng hợp để khai thác vấn đề một cách rõ ràng hơn.
4.3. Phương pháp so sánh – đối chiếu
Chúng tôi khảo sát yếu tố hậu hiện đại trong các truyện Tướng về hưu,
Phẩm tiết, Những ngọn gió Hua tát nên việc so sánh với các tác phẩm của các
nhà văn khác là cần thiết. Sử dụng phương pháp này sẽ giúp chúng tơi tìm ra
nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của đề tài được triển
khai qua ba chương sau:
Chương 1: Chủ nghĩa hậu hiện đại và những vấn đề lí thuyết
Chương 2: Dấu ấn hậu hiện đại trong Tướng về hưu, Phẩm tiết, Những
ngọn gió Hua Tát nhìn từ phương diện quan niệm về xã hội và con người.
Chương 3: Dấu ấn hậu hiện đại trong Tướng về hưu, Phẩm tiết, Những
ngọn gió Hua Tát nhìn từ phương diện tổ chức văn bản


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT

1.1. Giới thuyết khái quát về chủ nghĩa hậu hiện đại
1.1.1. Khái niệm về chủ nghĩa hậu hiện đại
Chủ nghĩa hậu hiện đại(CNHHĐ) là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi
trong tất cả các mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị,… Hiện nay nó
vẫn đang trong q trình phát triển và khơng ngừng biến đổi. Chính vì điều
này mà tự thân nó khơng phải là một khái niệm có nội hàm nhất quán.
Tùy vào đặc điểm riêng của từng quốc gia mà CNHHĐ lại có những sắc
thái khác nhau và tùy từng xuất phát điểm mà mỗi nhà nghiên cứu lại đưa ra
những cách hiểu khác nhau về CNHHĐ.
Trên thế giới cũng đã có nhiều quan điểm khác nhau về CNHHĐ. Ở đây
chúng tôi xin dẫn ra một số quan điểm tiêu biểu:
Jean Francois Lyotard với tác phẩm Hoàn cảnh hậu hiện đại đã định
nghĩa CNHHĐ trên sự khủng hoảng niềm tin vào các đại tự sự “Hậu hiện đại
chính là sự hồi nghi đối với các đại tự sự” [20, tr.54]. Những tư tưởng lớn ăn
sâu bám rễ vào tiềm thức nay bị hoài nghi và đem ra nhận thức lại.


Cũng xuất phát từ sự bất tín đối với những tư tưởng truyền thống trong
xã hội hiện đại, Antoni Blach trong bài viết Vài suy nghĩ về cái gọi là tiểu
thuyết hậu hiện đại đã coi hậu hiện đại là một cuộc khủng hoảng văn hóa xã
hội, là sự chối bỏ những quy ước truyền thống. Hậu hiện đại là “Cuộc khủng
hoảng của những nguyên lí lớn từng khuấy động và điều hành sự ổn định của
nền văn hóa, của những gì được gọi là hiện đại”[13, tr. 403].
Đứng trước những vấn đề phức tạp của thời đại mới về kinh tế chính trị,
văn hóa, xã hội, V.L Inozemsev cho rằng hậu hiện đại ra đời là để giải quyết
và lí giải cho được tất cả các vấn đề đó “CNHHĐ nảy sinh như một tư trào trí
tuệ địi hỏi cắt nghĩa không chỉ các vấn đề kinh tế mà cịn cả các vấn đề chính
trị và văn hóa học” [13, tr. 173].
Theo Từ điển bách khoa nhân chủng văn hóa thì CNHHĐ là một hiện
tượng xảy ra trên tất cả các mặt của đời sống tạo thành “trào lưu triết trung,

khởi đầu từ mĩ học về kiến trúc và triết học, tán thành thái độ hồi nghi có hệ
thống cái viễn cảnh lấy lí thuyết làm nền tảng”[13, tr. 502].
Trong xu thế hội nhập toàn cầu các nhà phê bình nghiên cứu trong nước
cũng đã tìm hiểu và đưa ra một số cách hiểu ban đầu về CNHHĐ:
Phương Lựu trong cuốn Lí luận văn học đã định nghĩa CNHHĐ trên ba
phương diện. Thứ nhất, xét từ cơ sở xã hội và ý thức của thời đại thì CNHHĐ
là “một hiện tượng văn hóa”[9, tr. 313]. Dưới ảnh hưởng của những biến
động thời đại “tư tưởng, tình cảm, kết cấu tâm lí con người khơng thể khơng
thay đổi sâu sắc” [9, tr. 314]. Thứ hai, xét về mặt lí luận CNHHĐ là “một thứ
hậu triết học sứ mệnh của nó khơng cịn là đi tìm chân lí nữa”[9, tr. 314].
Khơng có tham vọng đưa ra chuẩn mực mà CNHHĐ chỉ đưa ra những khả
năng có thể xảy ra trong thời đại nhiều ngẫu nhiên này. Thứ ba, xét về mặt
sáng tạo thành phẩm văn hóa thì CNHHĐ “được mở rộng phạm vi chưa từng
có, khơng phân biệt cao nhã với thông tục nữa”[9, tr.314].


Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cũng coi CNHHĐ là “một trào lưu tư tưởng văn
hóa bao trùm mọi lĩnh vực như lí luận khoa học, triết học, nhận thức luận, phê
bình văn học”[4, tr. 71]. Khơng chỉ là khái niệm để chỉ một trào lưu tư tưởng
mà CNHHĐ cịn là “một phản ứng tâm lí, một kiểu chiếm lĩnh thế giới, cảm
thức vũ trụ, cách đánh giá những khả năng nhận thức của con người trong thế
giới khách quan”[4, tr. 71].
Đào Tuấn Ảnh trong bài viết Những yếu tố hậu hiện đại trong văn xuôi
Việt Nam qua so sánh với văn xuôi Nga đã cho rằng “CNHHĐ là loại tâm
thức đặc thù thường xuất hiện vào những giai đoạn khủng hoảng trong lịch sử
văn hóa, xã hội lồi người. Tùy vào mức độ tính chất của khủng hoảng mà
quy định đặc điểm văn học nghệ thuật của từng khu vực, từng quốc gia”[1,
tr.43]. Như vậy CNHHĐ là sản phẩm của khủng hoảng văn hóa xã hội và nó
có tác động khơng nhỏ đến văn học của nhiều quốc gia.

Với những quan niệm trên thì CNHHĐ có hai cách hiểu. Hiểu theo nghĩa
rộng thì CNHHĐ nhằm để chỉ một giai đoạn phát triển kinh tế, khoa học nghệ
thuật cao của nhân loại bao gồm nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội: nghệ
thuật, kiến trúc, âm nhạc, chính trị, kinh tế… Hiểu theo nghĩa hẹp thì
CNHHĐ là trào lưu văn học nghệ thuật với những phương thức sáng tạo
riêng, độc đáo phát triển trong mối quan hệ với chủ nghĩa hiện đại.
Trong giới hạn của khóa luận, chúng tôi xin đề xuất cách hiểu thứ hai.
Thuật ngữ CNHHĐ nhằm chỉ văn học nghệ thuật hậu hiện đại trong thời đại
của cách mạng thông tin, của sự phát triển khoa học kĩ thuật.
1.1.2 CNHHĐ và cơ sở hình thành
Cũng như các trào lưu văn hóa khác, CNHHĐ được hình thành dựa trên
những cơ sở thực tiễn và những bối cảnh lịch sử nhất định.


CNHHĐ được nhắc đến như “một trào lưu văn hóa nổi lên ở phương Tây
vào sau chiến tranh thế giới thứ hai”[13, tr. 344]. Đây là thời kì của Chủ nghĩa
tư bản muộn. Hình thái kinh tế đó đã khai sinh ra xã hội công nghiệp với khoa
học kĩ thuật phát triển cao độ, thơng tin nhanh chóng và dần hình thành nền
cơng nghiệp kĩ trị. Xã hội bước vào thời đại hậu cơng nghiệp với nền văn
minh máy tính dẫn đến sự bùng nổ thông tin, mọi mối quan hệ giữa con người
bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Cùng với đó mọi giá trị đều trở thành thương
phẩm trao đổi bn bán.
Thêm vào đó là những biến động phức tạp của hoàn cảnh thế giới. Hai
cuộc chiến tranh thế giới, những cuộc chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang,
làm cho thế giới ln trong tình trạng bất ổn, mất an ninh.
Xuất phát từ những cơ sở xã hội đó đã làm cho ý thức của thời đại cũng
thay đổi một cách sâu sắc. Những tư tưởng tình cảm, kết cấu tâm lí của con
người đã đi theo một chiều hướng khác.
Những cuộc chiến tranh với tham vọng làm bá chủ thế giới, những đổi
thay của thời đại đã đẩy con người đến bờ vực của sự hủy diệt, niềm tin bị

lung lay “khơng khí hoang mang, hồi nghi bi quan bao trùm lên thời đại”[20,
tr.72]. Niềm tin vào tương lai khơng cịn, thực tại thì bất ổn, mọi giá trị đổ vỡ
con người rơi vào bế tắc, cô đơn.
Sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã mang lại một nền sản xuất tự động
cao, giải phóng sức lao động nhưng cũng đặt con người trước những thách
thức mới. Xã hội tiêu dùng làm cho mọi giá trị tinh thần và vật chất đều bị
đánh đồng và đem ra trao đổi. Thêm vào đó là sự thay đổi theo cấp số nhân
của cuộc sống hiện đại buộc con người phải nhanh chóng thích ứng để tồn tại
nếu khơng sẽ “lạc lồi”. Và chính những điều này đã làm cho niềm tin vào
những hệ thống tư tưởng cũ - những đại tự sự đã có từ trước khơng cịn được
tin dùng. Trở về với cuộc sống đời thường họ bị giằng xé bởi những suy nghĩ


trái chiều, những toan tính đời thường, những bộn bề của đời sống nội tâm
bản thể. Từ đó xuất hiện những con người đa diện phức tạp đầy bí ẩn.
Thời đại kĩ trị, xã hội tiêu dùng buộc con người hướng mạnh về cá nhân
mình, chăm lo cho bản thể. Cuộc sống bất ổn khơng thể đốn định và họ
khơng chấp nhận tham gia vào các trò chơi với những quy định khắt khe nữa
mà quyết định sống theo những suy nghĩ, những ham muốn của mình. Họ
cảm thấy phải chấm dứt sự kiềm tỏa của những “đại tự sự” hạn chế, chật hẹp
lỗi thời để hướng đến “tiểu tự sự” có phạm vi nhỏ hơn, gần hơn, có ý nghĩa
với mình hơn “Con người tự kể truyện mình, tự tư duy và hành động như một
phản ứng riêng tư trước những vấn đề cụ thể”[20, tr.221].
Sự thay đổi của thời đại đã dẫn đến sự thay đổi sâu sắc về ý thức xã hội,
về sự phản ứng và nhận thức của con người trong thời đại ấy. Đây là những
yếu tố có ý nghĩa quyết định dẫn đến sự ra đời của CNHHĐ nói chung và văn
học hậu hiện đại nói riêng. Sự ra đời của CNHHĐ là một tất yếu lịch sử, một
nhu cầu được thể hiện không chỉ ở các nước phương Tây mà còn trên cả thế
giới trong bối cảnh toàn cầu hiện nay.
1.1.3 Chủ nghĩa hậu hiện đại trong sự đối sánh với Chủ nghĩa hiện đại

CNHHĐ và chủ nghĩa hiện đại (CNHĐ) có mối quan hệ mật thiết gắn bó
với nhau, giữa chúng có sự giao thoa tương đồng khó tách biệt. Học giả
Charlet Jencks đã nói “CNHHĐ vừa là sự kế tục vừa là sự siêu việt hóa của
CNHĐ”[13, tr.62]. Như vậy hậu hiện đại là một khuynh hướng xuất hiện sau
và nối tiếp hiện đại. Nó kế thừa những thành tựu của CNHĐ và cũng tự thân
nó tiếp biến sáng tạo ra những giá trị mới đặc sắc.
Trước tiên chúng tôi xét mối quan hệ trong sự tương đồng. CNHHĐ có
hầu hết các ý tưởng của CNHĐ. Đó là sự dung nạp các yếu tố văn hóa bác
học và văn hóa đại chúng. Ranh giới thể loại bị xóa nhịa, trong một tác phẩm
hòa trộn nhiều thể loại khác nhau tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao. Sự phân


mảnh không liên tục được sử dụng nhiều tạo điều kiện để mỗi chi tiết là một
sản phẩm hồn thiện.
Đó là những nét tương đồng ở ý tưởng. Tuy nhiên giữa CNHHĐ và
CNHĐ vẫn có sự khu biệt rõ nét. Mỗi xu hướng xuất phát ở một nhân sinh
quan và thế giới quan khác nhau vì thế chúng giống nhau ở ý tưởng nhưng
khác nhau ở thái độ và cách thể hiện những ý tưởng đó. Vậy điều thứ hai
chúng tôi xem xét mối quan hệ giữa CNHHĐ và CNHĐ trong sự dị biệt.
CNHĐ ra đời đã chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng và sự mất mát
các giá trị truyền thống. Nhưng ở đó những tri thức đạt được từ khoa học,
những tư tưởng lớn của thời đại vẫn được tin dùng. Con người vẫn tin vào
những “đại tự sự”, tin vào sự ổn định của thế giới thông qua những quy luật lí
tính của tri thức. Vì thế họ ra sức đi tìm lời giải đáp cho những vấn nạn của
thời đại. Không chấp nhận sự đổ vỡ, manh mún họ muốn thiết lập một trật tự
bền vững hướng đến một thế giới lí tưởng. Chính vì điều này mà con người
hiện đại ln “muốn đứng ở vị trí khách quan, bên trên và bên ngoài khối hỗn
mang của thế giới để làm chủ nó và điều chỉnh nó theo một trật tự lí
tưởng”[13, tr.222]. Với tư thế ấy CNHĐ đã phân mảnh những hình ảnh,
những hệ thống giá trị rồi sau đó xếp những mảnh ấy theo một trật tự mới

theo tư tưởng chủ quan của người sáng tạo.
CNHHĐ được xây dựng trên một thế giới nhiều bất ổn. Ở đó mọi giá trị
vật chất và tinh thần khơng cịn có ý nghĩa, mối quan hệ giữa con người trở
nên lỏng lẻo. Khơng cịn tin vào đại tự sự, con người hậu hiện đại muốn thiết
lập những tiểu tự sự của riêng mình “tự kể chuyện mình, tự tư duy”. Sức
mạnh gị ép của đại tự sự khơng còn, ý đồ tạo dựng hệ thống trung tâm biến
mất, CNHHĐ chấp nhận mảnh vỡ, xóa bỏ những chân lí giả tạo chấp nhận
hiện thực như nó vốn có. Nếu hiện đại muốn gắn kết những cái hỗn mang


thiết lập trật tự lí tưởng thì hậu hiện chấp nhận bản chất của thế giới là hỗn
mang, chấp nhận mảnh ghép.
Với mong muốn vươn tới một thực tại thuần khiết những hình thức của
CNHĐ mang tính nghiêm túc trang trọng, tính mục đích và chiến đấu. Cịn
CNHHĐ lại sử dụng những dạng của trị chơi ngơn ngữ, ở đó mỗi trị chơi lại
có một luật chơi riêng đem đến những ý nghĩa riêng khả biến. Vì thế nếu
CNHĐ có thể đem đến một tư tưởng thống nhất, một cách giải mã chung thì
CNHHĐ lại chống lại sự diễn giải mà đưa ra những khả thể tùy vào từ điển
bách khoa của mỗi người mà tự giải mã cho phù hợp.
Với những quan niệm khác nhau ấy đã dẫn đến cách tiếp cận và cách
thể hiện của hai khuynh hướng cũng khác nhau. Để làm rõ hơn sự khác biệt
của CNHĐ và CNHHĐ chúng tôi xin dẫn ra sơ đồ phân biệt của Hassan –
một trong những nhà lí luận hậu hiện đại tiêu biểu.
Chủ nghĩa hiện đại

Chủ nghĩa hậu hiện đại

Chủ nghĩa lãng mạn, Chủ

Paraphysics / Chủ nghĩa Đa đa.


nghĩa tượng trưng
Hình thức (liên kết, đóng)

Phản hình thức (khơng liên kết,
mở)

Mục đích

Trị chơi

Sắp đặt

Ngẫu nhiên

Tơn ti trật tự

Hỗn loạn vơ chính phủ

Quyền chi phối / biểu tượng

Sự cạn kiệt / im lặng

Mục đích nghệ thuật / Tác

Tiến triển / trình diễn / đang

phẩm hồn thành

xảy ra


Khoảng cách

Tham dự

Sáng tạo / tồn thể / tổng hợp

Khơng sáng tạo / bộ phận /


phản đề
Hiện diện

Vắng mặt

Trung tâm

Phân tán

Thể loại / ranh giới

Văn bản / liên văn bản

Ngữ nghĩa học

Tu từ học

Mẫu (hệ biến hoá)

Cú pháp


Câu phụ thuộc

Câu đẳng lập

Ẩn dụ

Hoán dụ

Tuyển chọn

Kết hợp

Gốc / sâu

Rễ / bề mặt

Giải thích / hiểu

Phản giải thích / khó hiểu

Ý nghĩa

Vật mang nghĩa

Văn bản độc giả

Văn bản nhà văn

Tự sự / Đại tự sự


Phản tự sự / Tiểu tự sự

Mã vạn năng

Vốn từ riêng

Triệu chứng

Khát vọng

Cố định

Khơng bền vững

Sinh sản / dương tính

Nhiều giai đoạn sinh sản /
lưỡng tính

Hoang tưởng

Tâm thần phân liệt

Bản gốc / nguyên nhân

Bản sao / dấu vết

Đức chúa Cha


Chúa Thánh thần

Lập luận thái q

Mỉa mai

Xác định rõ

Khơng xác định rõ

Tính siêu việt

Phẩm chất vốn có


1.2. Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học
1.2.1. Đặc điểm văn học hậu hiện đại
Văn học hậu hiện đại là khuynh hướng tiếp nối của chủ nghĩa hiện đại
“ra đời gắn với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin, của khoa
học kĩ thuật…. được thể hiện trên cả ba phương diện thơ, kịch, văn xuôi” [13,
tr. 424]. Vì thế nó mang trong mình những đặc điểm riêng biệt của thời đại.
Đó là tính “đa trị, huyền ảo, lắp ghép, mảnh vỡ, cực hạn, độ căng, hạn chế tối
đa vai trò của người kể chuyện”[13, tr.421]. Ở đó các nhà văn hậu hiện đại
dấn thân trải nghiệm và đương đầu với mọi rào cản để hướng đến sự tự do.
Một tác phẩm văn chương hậu hiện đại phải chuyên chở cảm quan hậu
hiện đại. Cảm quan hậu hiện đại thứ nhất là kiểu cảm nhận thế giới đặc biệt
“cảm giác về thế giới như một sự hỗn độn”[13, tr.8]. Đó là sự khủng hoảng
niềm tin, bất tín đại tự sự. Con người trong văn học hậu hiện đại hồi nghi về
một thế giới lí tưởng. Họ đánh đổ những cái tồn tri lớn lao mang tính phổ
quát mà thiết lập những “thí nghiệm và ứng dụng ở quy mơ đoản kì và thiết

thực”[13, tr. 227]. Đó là những tiểu tự sự gần gũi với đời sống thực. Con
người hậu hiện đại khơng cố gắng đi tìm và xây dựng một hiện thực toàn mĩ
mà chấp nhận sự tạm thời khơng hồn chỉnh của hiện thực với những chiều
kích đường nét vốn có.
Thứ hai, cảm quan hậu hiện thể hiện ở lối viết hậu hiện đại. Ưa thích
những tiểu tự sự vì thế tác phẩm hậu hiện đại “dung nạp rất nhiều các sự kiện
các chi tiết của cả truyền thống lẫn hiện đại, không phân biệt văn hóa bác học
và văn hóa bình dân”[13, tr.199]. Các sự kiện chi tiết này như những mảnh vỡ
đặt cạnh nhau một cách ngẫu nhiên và dường như khơng có liên hệ gì với
nhau. Chúng bị phá vỡ mọi trật tự, xáo tung mọi mạch lạc. Nhưng chính sự
ngẫu nhiên, phi liên kết đó lại là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng. Nó tạo
điều kiện để mỗi chi tiết tương ứng với một mảnh vỡ là một tâm điểm hoàn


chỉnh, chính tự bản thân nó đã chứa đầy khả năng diễn dịch. Điều này đã phá
vỡ tính trung tâm của tác phẩm, khơng có chi tiết nào giữ vai trị điều phối,
cũng khơng có cao trào và cũng khơng có kết thúc nhất định. Tác phẩm sẽ có
cái kết mở, chuyện không kết thúc mà chỉ đưa ra những khả năng có thể có
của một thời đại mà sự phân rã niềm tin vào sự thống nhất đang lớn dần.
Nhân vật trong văn chương hậu hiện đại khơng cịn là những nhân vật
trung tâm, khơng cịn là những hình mẫu lí tưởng của thời đại mà “chỉ cịn là
những bóng ma”[7, tr. 74]. Nhà văn khơng đi khai thác một chiều mà chủ yếu
miêu tả sự phức tạp của những hoạt động, của ý nghĩ suy tư. Từ đó nhân vật
hiện lên với những đa diện phức tạp phong phú trong đó có cả “thiên thần và
ác quỷ, rồng phượng lẫn rắn rết”. Nhân vật được xây dựng theo kiểu phản
nhân vật. Các nhân vật không được miêu tả một cách cụ thể, không được định
danh rõ ràng bởi họ không là ai nhưng lại là tất cả, họ mang những đặc tính
của bản thể con người chứ khơng đại diện cho một giai cấp hay tầng lớp nào.
Trong văn chương hậu hiện đại nổi lên nhiều điểm nhìn trần thuật. Mỗi
nhân vật là một điểm nhìn khác nhau. Nhà văn đặt nhân vật ngang hàng với

mình để các nhân vật đưa ra nhiều quan điểm, nhiều suy nghĩ về hiện thực từ
đó tạo nên nhiều điểm nhìn về cuộc đời “Cuộc đời là nghiêm túc nhưng cũng
là một cuộc chơi, cuộc thể nghiệm của những cái tôi nhỏ bé”[13, tr. 428]. Mỗi
cái tơi lại có một cách cảm nhận và phát biểu về cuộc đời khác nhau. Sự đa trị
hóa trần thuật đã tạo nên cho tác phẩm sự đa trị hóa cái nhìn về cuộc đời.
Điều này cũng tạo nên hiệu ứng đồng sáng tạo ở người đọc. Mỗi người đọc
tùy theo từ điển bách khoa của mình mà có những cách lí giải về con người và
hiện thực khác nhau. Đặc điểm này đã dẫn đến “cái chết của tác giả”, tác giả
không dẫn dắt người đọc theo luồng tư tưởng của mình mà để người đọc tự do
cảm nhận, suy tưởng.


Văn chương hậu hiện đại thường sử dụng giọng điệu triết lí và giễu nhại.
Đứng trước những vấn nạn của thời đại và những tư tưởng đã lỗi thời, sử
dụng giọng điệu triết lí và giễu nhại là cách tốt nhất để phá tan rào cản , giải
thiêng những đại tự sự. Giễu nhại, triết lí bày tỏ cái nhìn hoài nghi của tác giả
về thế giới.
Tác phẩm hậu hiện đại mang những ngôn từ bất thường. Các cây bút hậu
hiện đại cố gắng tìm tịi sáng tạo ra những “cách chơi ngôn ngữ” sao cho diễn
đặt được một cách chân xác cái hiện thực thậm phồn, bất ổn khó đốn định,
những bản thể luận với những phức tạp bí ẩn khơng thể khám phá tận cùng.
Những kí hiệu, những con số, những khoảng trống, những câu đơn rời rạc…
được sử dụng nhiều.
Văn chương hậu hiện đại cũng xóa mờ ranh giới thể loại. Trong một tác
phẩm kết hợp nhiều thể loại. Đường biên giữa tiểu thuyết, thơ, truyện ngắn,
kịch… dường như khơng cịn “Khái niệm thể loại dường như chỉ cịn mang ý
nghĩa gượng ép”[13, tr.28]. Đó là cách để cảm nhận một thế giới thậm phồn
hiệu quả nhất.
Sự dung nạp nhiều chất liệu, nhiều thể loại, nhiều tri thức đã khiến cho
tác phẩm hậu hiện đại có tính liên văn bản “Văn bản này là hệ quả của một

văn bản nào đó trong lịch sử và đến lượt mình nó lại đóng vai trị tiền văn bản
của bất kì văn bản nào tiếp theo” [13, tr. 32]. Sự lí giải của văn bản phải dựa
vào những văn bản trước đó và những văn bản liên quan đến nó. Muốn lí giải
cho xác đáng thì cần phải huy động hết những tri thức liên quan.
Trên đây chúng tôi đã điểm qua đôi nét về văn học hậu hiện đại. Đây chỉ
là những đánh giá ban đầu nhưng cũng phải thấy rằng văn học hậu hiện đại là
một thứ văn học “đầy sinh lực và khát vọng”[13, tr. 411]. Nó đề kháng trước
những tư tưởng đã lỗi thời, phá vỡ mọi quy chuẩn văn hóa, đề cao sự tự do.


1.2.2. Dấu ấn hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam sau 1975
Sau khi đất nước thống nhất con người trở về với cuộc sống đời thường
phồn tạp tốt - xấu, trắng - đen lẫn lộn. Cũng với đó là sự trở lại của ý thức cá
nhân mà trước kia trong điều kiện chiến tranh họ phải quên đi. Các giá trị thời
chiến khơng cịn thích hợp, giá trị mới chưa hình thành các văn nghệ sĩ nhận
thấy phải thay đổi cách viết và cách nghĩ cho phù hợp. Và nhu cầu đó đã được
đáp ứng được bởi Đại hội Đảng VI. Với chính sách mở cửa giao lưu, các trào
lưu văn học thế giới đã du nhập vào Việt Nam trong đó có CNHHĐ.
Dấu ấn hậu hiên đại trong tiến trình Văn học Việt Nam sau 1975 thể hiện
ở sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về hiện thực, con người, phương thức thể
hiện.
Quan niệm về hiện thực nay đã khác trước. Hiện thực được nhìn ở “nhiều
chiều, đa diện sâu sắc hơn, những mặt trái mặt khuất lấp, những cái tiêu cực
được phát hiện” [6, tr. 196]. Hiện thực lí tưởng nay khơng cịn thay vào đó là
một hiện thực đổ vỡ, vô nghĩa, mọi giá trị vật chất, tinh thần nay bị đảo lộn và
trở nên khủng hoảng. Hiện thực này được thể hiện rõ trong những sáng tác
của Phạm Thị Hoài với các tác phẩm Thiên sứ, Ám thị, Chín bỏ làm mười,
Nguyễn Huy Thiệp với Chảy đi sông ơi, Tướng về hưu, Tạ Duy Anh với Giã
biệt bóng tối, Lão khổ …
Bên cạnh kiểu hiện thực kiểm chứng được xuất hiện hiện thực ảo giác

của tâm linh “hiện thực ấy được tạo ra bằng trí tưởng tượng của người viết
nhằm làm thay đổi kinh nghiệm một chiều về hiện thực, khơi gợi suy ngẫm và
kích thích tưởng tượng đối thoại” [6, tr. 196]. Tiêu biểu là những sáng tác của
Nguyễn Huy Thiệp với Giọt máu, Sói trả thù, Châu Diên với Người Sơng Mê,
Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh, Phạm Thị Hoài với Thiên sứ…
Khai thác hiện thực ở khía cạnh đời tư, khía cạnh đời sống cá nhân từ đó
nêu lên những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh phổ quát. Những sáng tác của


Nguyễn Minh Châu với Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Lê
Lựu với Thời xa vắng, Thái Bá Lợi với Khơng phải trị đùa, Nguyễn Huy
Thiệp với Những ngọn gió Hua Tát, Nguyễn Thị Thu Huệ với Hậu thiên
đường…
Bên cạnh sự thay đổi quan niệm về hiện thực thì quan niệm về con người
nay cũng khác trước. Dòng chảy đời thường ở thời đại ý thức cá nhân phát
triển tạo cho con người một diện mạo mới: phong phú phức tạp nhiều bí ẩn
việc chiếm lĩnh hết đời sống của mỗi cá thể - tiểu vũ trụ là khơng thể. Mỗi
người có một cá tính, một suy nghĩ, một số phận riêng không giống nhau.
Trong truyện Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp có con người cơ đơn lạc
lõng, truyện Nỗi buồn chiến tranh có con người bất an lạc lồi.
Ý thức cá nhân có điều kiện trỗi dậy, con người xuất hiện với tính đa
diện của những mặt đối lập phức tạp dung chứa cả “rồng phượng lẫn rắn rết”
làm cho họ trở nên “đời hơn”, thực hơn. Một con người lỗ mãng táo tợn như
ông Bổng trong truyện Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp cũng “ịa khóc”
khi được gọi là “người”. Một người phụ nữ tuy thực dụng chạy theo đồng tiền
nhưng vẫn có những mặt đáng kính trọng trong Mùa lá rụng trong vườn của
Ma Văn Kháng. Một lão Khúng bảo thủ gia trưởng nhưng cũng là một nông
dân cần mẫn, yêu lao động trong truyện Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh
Châu …
Con người hiện lên như một bản thể tự nhiên với những bản năng và tình

cảm tự nhiên “nhân cách của con người khơng chỉ là kết quả của lí trí mà cịn
có sự tham gia của vơ thức, tiềm thức tâm linh”[6, tr. 197]. Tiêu biểu là những
sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Quang Lập, Hồ Anh Thái, Phạm
Thị Hoài…


Quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người mang dấu ấn hậu hiện
đại kéo theo đó là dấu ấn hậu hiện đại trong hệ thống miêu tả, phương thức
thể hiện.
Dấu ấn hậu hiện đại trong cách xây dựng nhân vật. Quan niệm về con
người đã chi phối đến cách xây dựng nhân vật. Các nhà văn tiết giản hóa nhân
vật – làm mỏng nhân vật đến mức tối đa đơi khi chỉ cịn là các “phản nhân
vật”. Các nhân vật chỉ là các kí hiệu hoặc các hình bóng hư ảo mờ nhạt. Tiêu
biểu các là sáng tác của Tạ Duy Anh với Thiên thần sám hối, Nguyễn Bình
Phương với Thoạt kì thủy….
Việc tạo ra nhiều điểm nhìn trần thuật và dịch chuyển liên tục tạo ra tính
dân chủ khiến người đọc khơng bị áp đặt chân lí. Mỗi điểm nhìn trần thuật là
một ý thức độc lập qua đó sự việc và con người được nhìn nhận từ nhiều phía.
Tăng điểm nhìn trần thuật tác phẩm văn học hướng tới cấu trúc mở, đa thanh.
Sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn
Huy Thiệp….
Ngơn ngữ được sử dụng tự do không giới hạn. Trong các sáng tác của
Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương….
ngơn ngữ của tất cả các mặt của đời sống văn hóa, kinh tế, chính trị được sử
dụng tối đa để làm sao diễn tả cho được những suy nghĩ, những góc cạnh sâu
kín của hiện thực và đời sống con người. Ngôn từ hiện thực –đời thường đậm
chất khẩu ngữ được gia tăng nhằm chuyển tải một cách hiệu quả trạng thái
vận động mãnh liệt và phức tạp, xô bồ của đời sống đương đại.
Dấu ấn hậu hiện đại cịn có ở giọng điệu. Giọng văn đa dạng trong đó
đặc biệt là giọng giễu nhại và triết lí. Hai chất giọng ấy nó chống lại tinh thần

của thời hiện đại, chống lại các quy phạm trói buộc.
Các kĩ thuật lồng ghép, cắt dán, đồng hiện, dịng ý thức, nghịch dị, kì ảo
phi lí, hình thức giả cổ tích, giả huyền thoại, giả lịch sử… đã tạo ra một “hiện


thực thứ hai”[6, tr.202]. Đặc điểm này được thể hiện rõ trong sáng tác của Ma
Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hòa Vang…
Như vậy Văn học Việt Nam sau 1975 đã mang một số dấu ấn văn học
hậu hiện đại nhất định. Điều này cho thấy sự tiếp thu và tiếp biến trào lưu văn
học hậu hiện đại trong sự phát triển của tiến trình Văn học Việt Nam.
1.2.3 Dấu ấn hậu hiện đại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tượng văn học độc đáo trên văn đàn Văn
học Việt Nam. Ông viết nhiều nhưng nổi lên đó là truyện ngắn. Những truyện
ngắn của ơng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc và giới nghiên
cứu phê bình. Viết truyện ngắn ơng tập trung vào các mảng đề tài:
Đề tài về lịch sử và văn học: Kiếm sắc, Vàng lửa…
Đề tài miền núi: Những ngọn gió Hua Tát, Muối của rừng…
Đề tài thành thị:Tướng về hưu, Cún…
Đề tài nông thôn: Thương nhớ đồng quê, Những bài học nông thôn…
Với những sáng tác của mình Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên sự độc đáo,
kì lạ mà lại là “hai lần kì lạ”- nội dung lạ, nghệ thuật lạ. Sự kì lạ đó có dấu ấn
của CNHHĐ.
Ở nội dung phản ánh Nguyễn Huy Thiệp luôn thể hiện một hiện thực đổ
vỡ, không tôn ti trật tự. Hiện thực không phải là một thứ hiện thực lí tưởng
mà là một hiện thực trần trụi với tất cả các mặt như nó vốn có. Một hiện thực
dung nạp nhiều mặt đối lập, đa chiều kích. Ở đó nổi lên là sự đổ vỡ vô nghĩa.
Mọi giá trị đều khơng cịn là chuẩn mực và bị phủ nhận.Tiêu biểu là truyện
Những người thợ xẻ, Phẩm tiết, Cún, Tướng về hưu…
Đi sâu tìm hiểu con người Nguyễn Huy Thiệp chú trọng những cá tính
của họ, những đặc trưng riêng của họ mà cũng là của cả loài người. Kinh tế

thị trường phát triển mọi giá trị đạo đức không cịn, con người rơi vào cơ đơn
trong cuộc sống trần thế. Trong Tướng về hưu ông Thuấn cảm thấy “Sao tôi


cứ như lạc lồi”, khơng thể hịa hợp ơng xa lạ với cả người thân trong gia
đình. Trong chùm truyện Những ngọn gió Hua tát, lão thợ săn “sống cơ đơn
bên người vợ âm thầm”. Trong Vàng lửa Nguyễn Phúc Ánh cũng cô đơn
“Nhà vua là một khối cô đơn khổng lồ”.
Bên cạnh con người cô đơn Nguyễn Huy Thiệp cịn cho thấy kiểu con
người thực dụng tha hóa về nhân cách. Họ sống trong một thế giới hỗn tạp xơ
bồ, mất trật tự và cũng từ đó mà nhân cách bị xói mịn, tâm hồn bị vấy bẩn.
Trong Khơng có vua gia đình lão Kiền là tập hợp những phần tử sa đọa về
phẩm chất. Bố chồng bắc ghế xem trộm con dâu tắm, em chồng gạ gẫm chị
dâu…Trong Tướng về hưu cô Thủy là một con người trục lợi một cách tỉnh
táo và tàn nhẫn khi mang thai nhi về ni chó. Con người ở đây được nhìn
dưới góc độ đời thường với những tính tốn, những suy nghĩ rất thường, rất
thực.
Kiểu con người lưỡng diện cũng được Nguyễn Huy Thiệp nói đến nhiều.
Mỗi bản thể là một tiểu vũ trụ dung chứa những mặt đối lập: đẹp –xấu, thiện –
ác, hạnh phúc –khổ đau. Ông Bổng trong Tướng về hưu là một con người “lỗ
mãng táo tợn phi nhân bất nghĩa” nhưng đã “ịa khóc ” khi được gọi là
“người”. Lão Bường trong Những người thợ xẻ hiếp dâm Quy nhưng cũng có
những suy nghĩ đầy nhân tính “Bà chị coi chúng em là súc vật. Chúng em
phận hèn của cải chẳng có. Chúng em mắc nợ nghĩa tình thì khốn nạn lắm”.
Với cách khai thác như vậy Nguyễn Huy Thiệp đã chạm đến chỗ nhân bản
nhất của con người.
Nguyễn Huy Thiệp luôn đi sâu vào phần tự nhiên, phần bản thể, bản
năng trong mỗi con người. Nhân vật trong các truyện: Những ngọn gió Hua
Tát, Khơng có vua, Biển khơng có thủy thần… đã khẳng định sức mạnh bản
năng tự nhiên của con người.



Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cịn mang nhiều tính chất lịch sử. Ở đây
nhà văn đã dùng hiện tượng “giả lịch sử” để giải thiêng cho những gì được
gọi là chuẩn mực tôn quý và phơi bày bộ mặt thật của hiện thực đời sống và
con người. Trong các truyện ngắn của mình Nguyễn Huy Thiệp đã dùng
những sự kiện, nhân vật lịch sử có thật nhưng đưa thêm những chi tiết đời
thường để đi sâu vào “phần tự nhiên” trong mỗi con người. Trong Kiếm sắc
nói đến chúa Nguyễn trong những năm phục cơ đồ với những toan tính rất đời
thường, trong Vàng lửa Gia long và Nguyễn Du qua bút kí của Phăng, trong
Phẩm tiết nói về Quang Trung và Gia Long với những sai lầm, ham muốn
trần tục.
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang nhiều yếu tố kì ảo. Đó là những
sự kiện, chi tiết, những câu chuyện con người có những yếu tố kì ảo siêu
phàm của những truyện cổ tích. Nhưng khơng đi theo sự kết thúc viên mãn “ở
hiền gặp lành” trong cổ tích dân gian mà để cho nó tự nhiên như nó vốn có.
Yếu tố kì ảo đó tạo nên cái nhìn đa chiều về hiện thực cuộc sống. Cuộc sống
không thể chỉ lí giải bằng tri thức khoa học mà cịn phải dựa vào cảm nhận,
vào trực giác. Tiêu biểu là các truyện Con gái thủy thần, Chảy đi sông ơi,
Những ngọn gió Hua Tát…
Ở nghệ thuật thể hiện, Nguyễn Huy Thiệp đã mang đến cái chất mà trong
Văn học Việt Nam lâu nay thiếu “chất kiêu bạc tàn nhẫn cay đắng”[11, tr.
466]. Với những câu đối thoại ngắn gọn sắc lạnh và những từ ngữ suồng sã
của đời thường đã phơi bày được những sự thật trở trêu ngang trái của hiện
thực một cách khách quan. Tiêu biểu là các truyện Khơng có vua, Đời thế mà
vui, Tướng về hưu…
Nguyễn Huy Thiệp đã phá vỡ ranh giới thể loại, truyện ngắn của ông
kết hợp cả thơ và văn xuôi. Điều này khơng mới nhưng cái mới ở đây là tính
chất của việc sử dụng. Những vần thơ cũng chính là những ý đồ của tác giả,



bộc lộ tiếng nói sâu kín của người viết. Tiêu biểu là các truyện Thoáng chút
Xuân Hương,Thương nhớ đồng quê, Phẩm tiết…
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang tính đa thanh tạo ra nhiều quan
điểm, nhiều tư tưởng khác nhau. Nhà văn không là người áp đặt tư tưởng mà
để cho người đọc tự tranh luận, tự suy ra tư tưởng cho riêng mình. Nhà văn
đứng ngang hàng với độc giả và để độc giả tự do ngôn luận theo ý của mình.
Truyện Vàng lửa tác giả đưa ra những cái kết khác nhau tùy sự lựa chọn,
truyện Chảy đi sông ơi nhà văn để tự người đọc suy ngẫm về số phận của điều
thiện, của cái đẹp trong xã hội hiện nay.
Như vậy với những sáng tác của mình Nguyễn Huy Thiệp đã đem đến
cho Văn học Việt Nam những đổi mới “kì lạ” ở cả nội dung và hình thức nghệ
thuật. Nguyễn Huy Thiệp đã góp sức để văn học Văn học Việt Nam bước
những bước chân vững chắc đến CNHHĐ.


CHƯƠNG 2
DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TƯỚNG VỀ HƯU, PHẨM
TIẾT, NHỮNG NGỌN GIĨ HUA TÁT- NHÌN TỪ NHÌN TỪ
PHƯƠNG DIỆN QUAN NIỆM VỀ XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI.
2.1. Dấu ấn hậu hiện đại trong cách nhìn nhận hiện thực xã hội
2.1.1 Hiện thực xã hội hỗn độn, đa chiều kích
Sau chiến tranh hiện thực đời sống đã khác trước. Đó khơng phải là thứ
hiện thực mơ ước xi chiều mà là một hiện thực phồn tạp với đầy đủ mọi
chiều kích như nó vốn có. Nhà văn nhìn hiện thực ở nhiều lăng kính khác
nhau và mỗi lăng kính lại cho ra những mảnh, những lát cắt sống động của
hiện thực. Ở đó cái tốt, cái thiện, cái hợp lí đan xen với cái tiêu cực, cái xấu,
cái bất hợp lí.
Bằng cái nhìn thấu đáo về cuộc sống, Nguyễn Huy Thiệp đã chọn lấy
cho mình những “tiểu tự sự” để phản ánh. Gạt đi những “đại tự sự” lớn lao

phổ quát mà nắm lấy những hiện tượng, những hành vi quan hệ của đời sống
thường ngày để tạo nên một hiện thực hỗn độn, đa chiều kích mang đậm cảm
quan hậu hiện đại.
Quay trở với cái muôn vẻ hàng ngày của cuộc sống thành thị trong
truyện Tướng về hưu, Nguyễn Huy Thiệp đã đưa ống kính máy quay đi đến
mọi ngóc ngách của đời sống và phát hiện những góc khuất, những khoảng tối


của đời sống nhiều xô bồ, phức tạp ấy. Đằng sau cuộc sống đủ đầy khá giả
của gia đình ơng Thuấn là những vùng mờ tối của một xã hội hiện đại thu
nhỏ. Là một gia đình với những mối quan hệ ruột thịt theo đúng nghĩa của nó.
Ơng Thuấn ln là niềm vinh dự tự hào của gia đình vì thế đối với người con
trai cha là người “tơi đã chịu ơn về đủ mọi mặt”[14, tr. 15], đối với con dâu
cha luôn là “tướng”. Mối quan hệ gia đình ấy có trước sau, có thứ bậc nhưng
dường như tất cả chỉ là vẻ bề ngoài. Sâu bên trong các mối quan hệ này là cả
một hiện thực đa dạng, nhiều chiều kích. Thủy chăm lo kinh tế gia đình bằng
cách mang thai nhi về ni chó đã khiến ông Thuấn khóc và chối bỏ “Tao
không cần sự giàu có này”[14, tr. 20]. Nhân vật tơi – anh Thuần là “một
người khá cổ hủ và đầy bất trắc”[14, tr. 16]. Anh khơng gánh vác được cơng
việc gia đình mà suốt ngày vùi đầu vào công việc. Hai đứa cháu Mi và Vi thì
vùi đầu vào việc học nên cũng “ít gần ơng nội”[14, tr. 17]. Mỗi người có một
mục đích, một ham muốn riêng và họ chạy theo những ham muốn ấy mà quên
đi những người xung quanh. Họ liên kết với nhau bằng trách nhiệm và thói
quen mà không phải bằng sự đồng cảm, sẻ chia. Mỗi người là mỗi lát cắt của
cuộc sống làm nên sự đa diện của hiện thực.
Hiện thực không đơn giản xuôi chiều mà nó là sự dung nạp của nhiều
mặt đối lập đầy cay đắng mà lâu nay người ta ngại nói. Đó là cuộc chiến tranh
vĩ đại nhưng cũng nhiều đau thương mất mát với những cuộc ‘hơn nhân
khơng tình u”[14, tr. 15] và sự “xa cách biền biệt”[14, tr. 15]. Đó là đám
cưới ngoại ơ “khá dung tục và lố lăng”[14, tr. 19]. Đó là chuyện trinh tiết

trong xã hội hiện đại khi mà “Kim Chi sinh cháu chỉ chục ngày sau khi
cưới”[14, tr. 19]. Mỗi lát cắt đời sống ấy tạo nên cái muôn vẻ, cái phức tạp đa
diện của hiện thực xã hội hiện đại.
Khơng chỉ có một hiện thực phồn tạp, đa chiều kích ở chốn thành thị
náo nhiệt mà cịn tồn tại ở những thơn bản hẻo lánh xa xôi tưởng như cách


×