Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Di tích lịch sử văn hóa ở huyện vĩnh lộc thanh hóa với việc phát triển du lịch địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

----

TRỊNH THỊ HẰNG

Di tích lịch sử văn hóa ở huyện Vĩnh
Lộc - Thanh Hóa với việc phát triển du
lịch địa phương.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHOA LỊCH SỬ


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời gian vẫn cứ thế trôi đi, bánh xe lịch sử sẽ không bao giờ quay ngược trở lại,
thế nhưng như vậy khơng có nghĩa những giá trị lịch sử sẽ bị chôn vùi. Nếu như lần theo
dấu vết của thời gian thì chúng ta sẽ tìm hiểu được lịch sử. Đối với một dân tộc, một vùng
đất cũng vậy! Những giá trị văn hóa lịch sử mà bao thế hệ đi trước đã để lại chính là dấu
vết. Nhìn vào đó chắc chắn chúng ta sẽ tái hiện được phần nào lịch sử. Bởi thế muốn tìm
về cội nguồn thì khơng thể khơng nhắc đến hệ thống các di tích lịch sử văn hóa. Đây là
những chứng tích vơ cùng quan trọng, nơi ghi dấu những khoảnh khắc hào hùng và lưu
giữ biết bao truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta.
Từ lâu Việt Nam vốn được xem là một đất nước có bề dày về lịch sử và văn hóa,
chính vì thế loại hình du lịch nhân văn cũng được rất nhiều người quan tâm. Vậy nên việc
bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa lịch sử là vơ cùng quan trọng. Nó khơng chỉ là
trách nhiệm riêng của bất kỳ một tổ chức, một địa phương nào, trách nhiệm đó thuộc về
tất cả chúng ta, những người may mắn được sinh ra và lớn lên trên mãnh đất q hương
Việt Nam đầy kiêu hãnh. Đó khơng đơn thuần là công việc bảo vệ những giá trị xưa cũ


mà cịn là gìn giữ cho những thế hệ mai sau, bởi đây thực sự là những bài học lịch sử
thiết thực cho giới trẻ. Trên cơ sở đó quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa lịch sử tốt
đẹp ấy đến bạn bè khắp năm châu bốn phương.
Dãi đất hình chữ “S” xinh đẹp của đất nước Việt Nam thật đặc biệt! Điều đặc biệt
ấy ở chỗ dù diện tích khơng lớn, dáng hình mềm mại và con người nhỏ bé thế nhưng Việt
Nam lại có thể làm nên những điều hết sức phi thường, tưởng chừng như không thể, và
Vĩnh Lộc xứng đáng là một trong những địa phương mang đầy đủ những khí chất như
thế! Nằm trong địa vực của tỉnh Thanh Hóa, vùng đất được mệnh danh là “địa linh nhân
kiệt”, với truyền thống lịch sử lâu đời. Thanh Hóa đã sản sinh ra rất nhiều những nhân vật
kiệt xuất như: Lê Lợi, Lê Hoàn, Bà Triệu, Lê Văn Hưu, Lê Thánh Tông, Đào Duy Từ...
Vĩnh Lộc cũng là một huyện vốn có truyền thống yêu nước và tinh thần hiếu học từ lâu,
nơi phát tích của nhà Trịnh và 12 đời chúa Trịnh, Thành nhà Hồ, phủ Trịnh, các khu di
tích lịch sử của huyện là những minh chứng lịch sử hào hùng của con người và mảnh đất


nơi đây. Ngay từ thời phong kiến, huyện Vĩnh Lộc đã có nhiều người là những vị tướng
giỏi cầm quân đánh giặc cứu nước như: Trần Khát Chân, Hồng Ðình Ái, Trịnh Khả,
Tống Duy Tân...
Theo thống kê, trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc hiện có 251 di tích, trong đó rất nhiều
di tích nổi tiếng có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa có triển vọng cho phát triển kinh tế du
lịch, đặc biệt là vào tháng 6 năm 2011 vừa qua Thành nhà Hồ vừa được Ủy ban Di sản
thế giới tại kỳ họp thứ 35 được tổ chức tại Paris (Cộng Hịa Pháp) chính thức cơng nhận
là di sản văn hóa thế giới. Tuy nhiên hiện nay những di tích lịch sử văn hóa trên vẫn chưa
thực sự được khai thác một cách triệt để, để có thể thu hút được lượng lớn du khách đến
tham quan và đem lại hiệu quả kinh tế cho huyện và nhân dân địa phương.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tơi chọn đề tài “Di tích lịch sử văn hóa ở huyện
Vĩnh Lộc - Thanh Hóa với việc phát triển du lịch địa phuơng” làm báo cáo khóa luận tốt
nghiệp ra trường của mình, qua đó nhằm góp một phần cơng sức bé nhỏ của mình vào
việc bảo tồn, gìn giữ và khai thác những giá trị văn hóa lịch sử phục vụ cho việc phát
triển du lịch của địa phương và giới thiệu tới bạn bè, du khách bốn phương đến với Vĩnh

Lộc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thanh Hố là vùng đất vốn có lịch sử lâu đời, đây là một trong những cái nôi của
dân tộc Việt Nam. Những ai đã từng đến với Thanh Hoá thì khơng nên bỏ qua vùng đất
Vĩnh Lộc - nơi mà hiện nay vẫn còn lưu giữ lại rất nhiều những tinh hoa quá khứ qua
những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như: thành Nhà Hồ, nhà cổ Tây Giai, phủ Trịnh nghè Vẹt, chùa Tường Vân, chùa Báo Ân, đền Trần Khát Chân… Chính vì thế Vĩnh Lộc
được nhắc đến rất nhiều trong sách, báo, tài liệu có giá trị từ trước đến nay.
Trong cuốn “Đại Nam nhất thống chí” do Á Nam Trần Tuấn Khải biên dịch có
miêu tả đầy đủ về vị trí địa lý của huyện Vĩnh Lộc cũng như sự thay đổi tên gọi và lãnh
thổ qua từng thời kỳ.
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 24 (2008) viết về
“Khơng gian văn hố Tây Đơ” của tác giả Nguyễn Thị Thuý cũng trình bày về địa thế và
những biến đổi của huyện Vĩnh Lộc sau khi được Hồ Quý Ly chọn làm Tây Đô.


Cuốn “Đại Việt sử ký tồn thư” của Ngơ Sỹ Liên biên soạn đã ghi lại hoàn cảnh
xây dựng thành nhà Hồ. Ngoài ra “Non nước Việt Nam” của tác giả Phạm Công Sơn cũng
đã đưa ra những thông tin cơ bản về thành nhà Hồ…
Có nhiều sách từng viết về khu đền thờ Trần Khát Chân nổi tiếng ở Vĩnh Lộc như
cuốn “Đồng Khánh địa dư chí”, “Thanh Hố Vĩnh Lộc huyện chí” của Lưu Cơng Đạo
(viết năm Bính Tý, Gia Long thứ 15/1816) đã chỉ ra rất rõ vị trí và đặc điểm của ngơi đền
này.
Viết về phủ Trịnh - nghè Vẹt danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (quê xã
Liên Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) từ xã Tình Diễm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà
Tĩnh được chúa Thịnh Vương Trịnh Sâm vời vào phủ chúa Trịnh ở Thăng Long, chữa trị
cho Vương tử Trịnh Cán. Năm 1782 ông viết tác phẩm “Thượng Kinh ký sự” (ghi chép
những sự việc lần đầu tiên đến Kinh Đơ) trong đó có bài thơ “Đáo vương phủ”, “Thuật
hồi” đã miêu tả lại rất sinh động cảnh lộng lẫy cung son, hương hoa ngào ngạt và cả âm
vang tiếng vẹt của phủ Chúa.
Ngồi ra cịn rất nhiều các di tích nổi tiếng, có giá trị trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc

được nhắc đến nhiều trong các bài viết như: Hải Đăng (2011) “Ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt
Nam”(vietnamnet.vn) miêu tả cụ thể về ngôi nhà cổ Tây Giai ở thôn Tây Giai, xã Vĩnh
Tiến; Anh Tuấn(2009) “Chùa Giáng được cơng nhận là di tích lịch sử cấp quốc
gia”(Baomoi.com) viết về chùa Giáng (chùa Tường Vân); Thu Trang (2011) “Hành trình
đến với những thắng tích dọc đơi bờ sơng Mã” (thanhnhaho.vn)…
Còn rất nhiều sách báo, bài viết khác nữa viết về vùng đất Vĩnh Lộc cũng như các
di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện. Nhìn chung các tác phẩm, bài viết đều tập
trung nghiên cứu lịch sử, đặc điểm, hình dáng của các di tích chứ chưa đi vào phân tích
cụ thể, đánh giá, khai thác tiềm năng đối với phát triển du lịch ở địa phương. Vì vậy
nghiên cứu đề tài này tơi hy vọng sẽ phần nào đóng góp ý tưởng của mình cho những kế
hoạch phát triển du lịch của huyện trong thời gian tới.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về truyền thống lịch sử văn hóa của huyện Vĩnh Lộc.


- Tìm hiểu về thực trạng của hệ thống các di tích lịch sử văn hóa hiện nay ở
huyện.
- Vấn đề trùng tu, tơn tạo các di tích lịch sử văn hóa hiện nay ở Vĩnh Lộc.
- Đưa ra những định hướng khai thác các giá trị văn hóa lịch sử của các di tích cho
việc phát triển du lịch của địa phương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Di tích lịch sử văn hóa của huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hóa với việc phát triển du
lịch địa phương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu về đặc điểm địa lý, lịch sử, kinh tế - xã hội, văn hóa - con người của
huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hóa. Qua đây biết được đặc điểm cụ thể của các di tích. Đồng
thời đề tài sẽ tập trung nghiên cứu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu như: thành nhà
Hồ, nhà cổ Tây Giai, phủ Trịnh, nghè Vẹt, chùa Tường Vân, đền Trần Khát Chân,...
Ngoài ra đề tài cũng sẽ tìm hiểu thực trạng khách du lịch đến với các di tích cũng

như phương thức khai thác các điểm di tích này để đưa vào hoạt động du lịch ở địa
phương. Bên cạnh đó đưa ra định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch của các di
tích lịch sử văn hóa ở huyện Vĩnh Lộc.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để hồn thành khóa luận này chủ yếu tôi dựa vào các tư liệu sau:
- Các tư liệu thành văn: sách chun ngành, các cơng trình nghiên cứu, khóa luận
tốt nghiệp, bài viết, sách báo, tạp chí, văn bản.
- Các văn bia, tiến hành công tác điền dã thực tế và trò chuyện trực tiếp với người
dân địa phương.
- Sử dụng một số webside: http: //svhttdl.thanhhoa.gov.vn


5.2. Phương pháp nghiên cứu


Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, tơi sử dụng đến những phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp: nhằm phân tích, tổng hợp các tư liệu, thông tin
liên quan đến đề tài để khái quát hóa, mơ hình hóa các vấn đề nghiên cứu và đạt được
mục tiêu đề ra.
- Phương pháp thống kê: trong quá trình tìm kiếm và sưu tầm tài liệu từ những
nguồn trong những khoảng thời gian khác nhau nên cần được sắp xếp và hệ thống lại một
cách khoa học cho phù hớp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn: đưa ra câu hỏi cho những du khách đến tham quan,
những người quản lý, cán bộ văn hóa, người dân địa phương và đặc biệt là người cao tuổi
để thu thập thêm thông tin.
- Phương pháp khảo sát thực địa: nhằm lấy số liệu, thông tin phục vụ cho việc
trình bày, đồng thời kiểm nghiệm độ chính xác, để kết quả nghiên cứu có tính thuyết
phục. Phương pháp này rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của đề tài.

- Phương pháp chuyên gia: tận dụng những ý kiến của lãnh đạo, chính quyền, cán
bộ nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa để thu thập thông tin là hết sức thiết thực và bổ ích
phục vụ cho nghiên cứu đề tài. Vận dụng phương pháp này có thể rút ngắn được quá trình
điều tra phức tạp đồng thời bổ sung cho phương pháp điều tra cộng đồng.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về mặt khoa học
Góp phần đưa ra cái nhìn tổng thể hơn về những di tích lịch sử văn hóa trên địa
bàn huyện vĩnh Lộc và vị trí của nó đối với ngành du lịch. Từ đó có những kế hoạch đẩy
mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là về du lịch của địa phương.
6.2. Về mặt thực tiễn
- Giới thiệu tới du khách mọi miền biết đến vùng đất Vĩnh Lộc nhiều hơn qua các
di tích.
- Góp phần làm rõ hơn giá trị đích thực của mỗi di tích trên địa bàn huyện.
- Các cơ quan chính quyền địa phương sẽ quan tâm chú trọng hơn nữa tới việc
phát triển du lịch tham quan các điểm di tích lịch sử văn hóa.


- Đưa ra những đề xuất định hướng trong bảo tồn, giữ gìn và khai thác giá trị văn
hóa để phát triển du lịch.
- Những ai có lịng đam mê, quan tâm tới văn hóa và lịch sử của huyện Vĩnh Lộc
cũng có thể lấy đề tài này phục vụ cho việc nghiên cứu của mình.
7. Bố cục đề tài
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung
chính gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung.
Chương 2: Di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hóa.
Chương 3: Vấn đề khai thác di tích lịch sử văn hóa ở huyện Vĩnh Lộc vào việc
phát triển du lịch địa phương.



PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận chung
1.1 Khái quát về du lịch
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Hiện nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến ở các nước
phát triển cũng như các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên cho đến
nay nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới
góc độ nghiên cứu khác nhau. Khi điểm lại các cơng trình nghiên cứu về du lịch, giáo sư
tiến sĩ Berkener, một chun gia có uy tín về du lịch trên thế giới đã đưa ra nhận xét:
“Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”
Du lịch gắn liền với việc nghỉ ngơi, giải trí, nhằm phục hồi, nâng cao sức khỏe và
khả năng lao động cho con người, nhưng trước hết liên quan mật thiết tới sự thay đổi chỗ
ở của họ. Vậy du lịch là gì?
Đầu tiên du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người
rời khỏi chỗ ở của mình trong một thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi,
giải trí hay chữa bệnh. Ngày nay người ta đã thông nhất rằng về cơ bản, tất cả các hoạt
động di chuyển của con người trong hay ngoài nước trừ việc cư trú chính trị, tìm việc làm
và xâm lược đều mang ý nghĩa du lịch.
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of
Official Travel Organization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một
nơi khác với địa điểm cư trú thường xun của mình nhằm mục đích khơng phải để làm
ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”.
Liên Hiệp Quốc (1963) định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các
mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu
trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ hay ngoài nước
họ với mục đích hịa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Theo Pirogiơnic (1985) thì: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời
gian rãnh rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường
xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận



thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn
hóa”.
Trong Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam, tại điều 10, thuật ngữ “du lịch” lại được
hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian
nhất định”.
Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham
gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của
ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội. Dựa theo cách tiếp cận trên,
nên tách thuật ngữ du lịch thành hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu như
là:
+ Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rãnh rỗi của cá nhân
hay tập thể ngồi nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế
giới xung quanh, có hoặc khơng kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế,
văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.
+ Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá
trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rãnh rỗi của cá nhân, tập thể
ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới
xung quanh.
Trên thực tế, hoạt động du lịch ở nhiều nước chẳng những đã đem lại lợi ích kinh
tế, mà cịn cả lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội… Nhiều nước trên thế giới, ngành du lịch
phát triển với tốc độ khá nhanh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế
quốc dân, nguồn thu nhập từ ngành du lịch đã chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản
phẩm xã hội.
1.1.2 Các loại hình du lịch
Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau có thể phân du lịch thành các loại hình
du lịch khác nhau:
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch



- Loại hình du lịch quốc tế: là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm
đến của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. Ở hình thức du lịch này khách
phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch.
- Loại hình du lịch nội địa: là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến
của khách nằm trong lãnh thổ của một quốc gia.
Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch
- Loại hình du lịch chữa bệnh: tập hợp của các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu
chữa bệnh bằng các tài nguyên có lợi cho một số các bệnh tật về thể xác và tinh thần của
du khách.
- Loại hình du lịch nghỉ ngơi, giải trí: nhu cầu chính làm nảy sinh loại hình du lịch
này là sự cần thiết phải nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người. Đây là
loại hình du lịch có tác dụng giải trí, làm cuộc sống thêm đa dạng và giải thốt con người
ra khỏi cơng việc hàng ngày.
Nằm trong loại hình này là các hình thức tham gia hoạt động tại các cơng viên giải
trí, cơng viên chủ đề, các casino…
- Loại hình du lịch thể thao: tập hợp các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu tham
gia hoặc tham dự các hoạt động thể thao của du khách.
- Loại hình du lịch văn hóa: mục đích là nhằm nâng cao hiểu biết cá nhân về mọi
lĩnh vực như: lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa, chế độ xã hội, cuộc sống của người dân
cùng phong tục, tập quán của đất nước du lịch.
- Loại hình du lịch lịch sử: là loại hình nhằm giới thiệu với du khách về lịch sử của
một dân tộc qua việc đưa khách đến những nơi ghi dấu các sự kiện lịch sử, các bảo tàng
lịch sử, viện bảo tàng các di tích cách mạng…
- Loại hình du lịch sinh thái: loại hình này nhấn mạnh sự hấp dẫn của thiên nhiên.
Khách du lịch được đưa đến các vùng có môi trường tự nhiên được bảo vệ tốt, chưa bị ơ
nhiễm, đảm bảo tính ngun sơ.
- Loại hình du lịch cơng vụ: đối tượng chính của loại hình này là khách du lịch đi
vì mục đích cơng vụ. Thơng thường khách đi tham dự các hội nghị, hội thảo, kỷ niệm các
ngày lễ lớn, các cuộc gặp gỡ, các cuộc triển lãm hàng hóa, hội chợ… Đặc điểm của loại



hình này là có tính thời vụ khá thấp, u cầu các điểm du lịch phải có các điều kiện cơ sở
vật chất đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách này như phòng hội nghị, hội thảo, các điều
kiện giao thông thuận lợi, các tiện nghi phục vụ cho cơng việc của du khách.
- Loại hình du lịch tơn giáo: loại hình du lịch này thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng
đặc biệt của những người theo các đạo khác nhau. Đây là loại hình du lịch có tính thời vụ
khá căng thẳng vì sự tập trung đột ngột của nhu cầu vào những thời điểm nhất định hàng
năm. Vấn đề của các doanh nghiệp du lịch là cần có sự chuẩn bị sẵn sàng cho việc cung
ứng dịch vụ vào những thời điểm này, việc điều tiết cầu là khá hạn chế.
- Loại hình du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương: đây là loại hình du lịch phần lớn
nảy sinh do nhu cầu của những người xa quê hương đi thăm hỏi bà con họ hàng, bạn bè
thân quen, đi dự lễ cưới, tang lễ…
- Loại hình du lịch quá cảnh: nảy sinh do nhu cầu đi qua lãnh thổ của một nước
nào đó trong thời gian ngắn để đến nước khác.
Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi
- Loại hình du lịch theo đồn: ở loại hình này các thành viên tham dự đi theo đồn
và thường có sự chuẩn bị từ trước, trong đó đã định ra những nơi sẽ tới thăm, lưu trú và
ăn uống.
- Loại hình du lịch cá nhân: bao gồm du lịch cá nhân có thơng qua tổ chức du lịch.
Cá nhân đi du lịch theo kế hoạch định trước của các tổ chức du lịch, tổ chức của cơng
đồn hay tổ chức xã hội khác. Khách đi du lịch không phải đi cùng đoàn mà chỉ tuân theo
những điều kiện đã được thông báo và chuẩn bị trước.
Căn cứ vào phương tiện giao thơng được sử dụng
- Loại hình du lịch bằng xe đạp
- Loại hình du lịch bằng xe máy
- Loại hình du lịch bằng xe ơtơ
- Loại hình du lịch bằng tàu hỏa
- Loại hình du lịch bằng tàu thủy
- Loại hình du lịch bằng máy bay

Căn cứ vào phương tiện lưu trú được sử dụng


- Loại hình du lịch ở khách sạn (Hotel)
- Loại hình du lịch ở khách sạn ven đường (Motel) - khách sạn ở bên lề những
chặng đường dài dành cho du khách đi du lịch bằng ơtơ
- Loại hình du lịch ở lều, trại (Camping)
- Loại hình du lịch ở làng du lịch (Tourism Village)
Căn cứ vào thời gian du lịch
- Loại hình du lịch dài ngày: thường từ 7 – 10 ngày
- Loại hình du lịch ngắn ngày: thường từ 1 – 2 ngày, du lịch cuối tuần (weekend
holiday)
Căn cứ vào địa lý của nơi đến du lịch
- Loại hình du lịch nghỉ núi
- Loại hình du lịch nghỉ biển, sơng, hồ
- Loại hình du lịch thành phố
- Loại hình du lịch đồng quê
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch
1.1.3.1 Những yếu tố tác động đến nhu cầu đi du lịch
Thời gian rảnh rỗi của nhân dân
Muốn thực hiện cuộc hành trình đi du lịch địi hỏi con người phải có thời gian. Do
vậy, thời gian rảnh rỗi của nhân dân là điều kiện tất yếu phải có để con người tham gia
vào hoạt động du lịch. Thời gian rảnh rỗi của nhân dân từng nước được quy định trong
Bộ luật lao động hoặc theo hợp đồng lao động được ký kết.
Mức sống về vật chất và trình độ văn hóa chung của người dân cao
- Mức sống về vật chất cao: thu nhập của nhân dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều
kiện vật chất để họ có thể tham gia du lịch. Con người khi muốn đi du lịch khơng chỉ cần
có thời gian mà cịn phải có đủ tiền mới có thể thực hiện được mong muốn đó. Khi đi du
lịch và lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên, khách du lịch luôn luôn phải tiêu dùng nhiều
loại dịch vụ, hàng hóa. Để có thể đi du lịch và tiêu dùng du khách phải có phương tiện

vật chất đầy đủ. Đó là điều kiện nhất thiết để biến nhu cầu đi du lịch nói chung thành nhu
cầu có khả năng thanh tốn. Vì đi du lịch ngồi việc phải trả các khoản tiền cho cho các


nhu cầu giống như thường ngày, họ còn phải trả thêm cho các khoản khác như tiền tàu
xe, tiền thuê nhà, tiền tham quan… và xu hướng của con người khi đi du lịch thường là
chi tiêu rộng rãi hơn. Do vậy phúc lợi vật chất của nhân dân là điều kiện có ý nghĩa to lớn
trong sự phát triển của du lịch. Người ta đã xác lập được rằng mỗi khi thu nhập của nhân
dân tăng thì sự tiêu dùng du lịch cũng tăng theo, đồng thời có sự thay đổi của cơ cấu tiêu
dùng du lịch.
- Trình độ văn hóa chung của nhân dân cao: trình độ văn hóa chung của một dân
tộc được đánh giá chính theo các điểm sau: hệ thống và chất lượng của giáo dục, đào tạo.
Xuất bản nhiều sách báo đạt trình độ văn hóa, chính trị, khoa học, nghệ thuật cao. Các
phương tiện thông tin đại chúng phát triển. Các hoạt động ca hát, phim, ảnh, nhạc, kịch
phong phú. Nếu trình độ văn hóa chung của một dân tộc được nâng cao, thì động cơ đi du
lịch của nhân dân ở đó tăng lên rõ rệt. Mặt khác khi phát triển du lịch sẽ dễ đảm bảo phục
vụ khách du lịch một cách văn minh và làm hài lòng du khách nhất.
Điều kiện giao thông vận tải phát triển
Từ xưa giao thông vận tải là tiền đề cho sự phát triển du lịch. Ngày nay giao thông
vận tải đã trở thành một trong những nhân tố chính cho sự phát triển của du lịch, đặc biệt
là du lịch quốc tế. Trong những năm gần đây, lĩnh vực giao thông, đặc biệt giao thông
trong du lịch phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.
Khơng khí chính trị hịa bình, ổn định trên thế giới
Đó là yếu tố đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn
hóa, khoa học kỹ thuật giữa các quốc gia trên thế giới. Trong phạm vi các mối quan hệ
kinh tế, sự giao lưu về du lịch giữa các nước trong khu vực, trên tồn cầu khơng ngừng
phát triển. Nếu một vùng có chiến tranh hoặc hay xảy ra các cuộc xung đột, nhân dân ở
các nước tại vùng đó khó có điều kiện ra nước ngoài du lịch và ngược lại khách du lịch
trên thế giới cũng khó có điều kiện vào nước đó đi du lịch. Chính vì vậy nếu khơng khí
chính trị căng thẳng thì hoạt động du lịch cũng khó mà phát triển.

1.1.3.2 Những yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh du lịch
Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước


Khả năng và xu hướng phát triển du lịch của một đất nước phụ thuộc lớn vào tình
hình và xu hướng phát triển kinh tế ở đó. Theo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế
thuộc hội đồng kinh tế và xã hội của Liên hiệp quốc, một đất nước có thể phát triển du
lịch nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch. Nếu
một nước cần phải nhập một khối lượng lớn hàng hóa để trang bị cho cơ sở vật chất kỹ
thuật và để đảm bảo cho việc phục vụ khách du lịch thì việc cung ứng vật tư, hàng hóa sẽ
hết sức khó khăn.
Tình hình chính trị, hịa bình ổn định của đất nước và các điều kiện an tồn
đối với du khách
- Tình hình chính trị, hịa bình ổn định của đất nước: tình hình chính trị, hịa bình
ổn định là tiền đề cho sự phát triển (đời sống) kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của một
đất nước. Một quốc gia mặc dù có nhiều tài ngun về du lịch cũng khơng thể phát triển
được nếu như ở đó ln xảy ra các sự kiện hoặc thiên tai làm xấu đi tình hình chính trị và
hịa bình (khơng có điều kiện để phát triển kinh doanh du lịch và cũng không thu hút
được khách du lịch).
Trên thế giới những nước có đường lối chính trị trung lập và nền hịa bình ổn định
như Thụy Sỹ, Áo, Thụy Điển... thường có sức hấp dẫn đối với đông đảo quần chúng nhân
dân - các khách du lịch có tiềm năng. Ngược lại, những nước có nền chính trị hịa bình
bất ổn, hay có những biến cố như cách mạng, đảo chính quân sự (Philippin, Nam Triều
Tiên)... sự phát triển của du lịch bị hạn chế nhiều khi bị phá hủy.
- Điều kiện an toàn đối với du khách: các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn trực
tiếp hoặc gián tiếp của khách du lịch có thể xét theo các hướng: tình hình an ninh, trật tự
xã hội ; lòng hận thù của người dân bản xứ đối với một dân tộc nào đó; các loại dịch bệnh
như tả, lỵ, dịch hạch, sốt rét...
Những yếu tố tác động đến phát triển du lịch ở trên tác động một cách độc lập lên
sự phát triển của du lịch. Các yếu tố ấy ảnh hưởng đến du lịch tách rời nhau. Do vậy nếu

thiếu hụt đi một trong những điều kiện trên, sự phát triển của du lịch có thể bị trì trệ,
giảm sút hoặc hồn tồn ngừng hẳn. Sự có mặt của tất cả những điều kiện ấy đảm bảo


cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch như một hiện tượng kinh tế - xã hội đại
chúng.
1.1.4 Tác động của du lịch đến kinh tế, văn hóa và môi trường
1.1.4.1 Tác động của du lịch đến kinh tế
Tác động tích cực
- Thương mại: khách du lịch quốc tế mang theo tiền từ các quốc gia khác nhau.
Điều này có hiệu quả giống như một ngành xuất khẩu và du khách có trách nhiệm mang
ngoại tệ vào, do đó làm cải thiện cán cân thanh tốn thương mại quốc gia.
Du lịch được coi như một loại hàng hoá xuất khẩu có giá trị như khống sản hoặc
nơng sản ở một số nước. Nếu du lịch được duy trì thường xun và phù hợp thì có thể coi
nó như là một tác nhân giữ ổn định một khoản từ xuất khẩu.
- Nông nghiệp và Công nghiệp: khi một khu vực nào đó trở thành một điểm du
lịch hấp dẫn, du khách từ mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá tăng lên
đáng kể. Việc địi hỏi một số lượng lớn vật tư, hàng hố các loại đã kích thích mạnh mẽ
các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là nơng nghiệp và cơng nghiệp chế biến. Đồng
thời các hàng hoá, vật tư cho du lịch địi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng
loại, hình thức đẹp và hấp dẫn. Điều này có nghĩa là u cầu hàng hố phải được sản xuất
trên một cơng nghệ cao, trình độ tiên tiến. Các chủ xí nghiệp buộc phải đầu tư trang thiết
bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng cơng nhân có tay nghề cao để sản xuất các mặt hàng
đáp ứng nhu cầu du khách. Ngành du lịch cũng tạo ra sự nổi tiếng cho sản xuất công
nghiệp cũng như nông nghiệp địa phương thông qua việc đáp ứng nhu cầu của du khách
về các sản phẩm lương thực - thực phẩm, dụng cụ, đồ đạc. Đồng thời tạo khả năng để
tăng khối lượng sản xuất của địa phương nhằm đáp ứng những nhu cầu mới, nhu cầu bổ
sung thêm từ khách.
- Giao thơng vận tải: điểm du lịch có hấp dẫn du khách hay không nhờ vào khả
năng linh hoạt và tiện nghi của ngành giao thông vận tải rất lớn. Khách đi du lịch luôn

muốn được phục vụ với chất lượng cao nhất. Đòi hỏi này thúc đẩy sự phát triển của giao
thông vận tải, nhất là ngành vận tải hành khách. Các nhà kinh doanh vận tải sẽ phải chú
trọng nâng cao chất lượng phục vụ ngành vận tải. Không những số lượng phương tiện


được nâng cao mà chất lượng phương tiện cũng như chất lượng đường ngày càng hoàn
thiện hơn. Sự tiến bộ đó tạo ra bộ mặt mới của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thơng. Kéo
theo đó, nó gián tiếp tạo ra sự tiến bộ nói chung của ngành giao thông vận tải đối với địa
phương.
- Các tác động khác
+ Tạo ra nhiều việc làm mới: công việc mà du lịch tạo ra có phạm vi rộng bao la
gồm các lĩnh vực quản lí, tài chính, điều hành, khoa học thông tin, bán và marketing. Tuy
nhiên phần lớn cơ hội việc làm ở phạm vi điều hành và tác nghiệp. Du lịch cũng tạo ra
công việc cho các nhà quản lí như quản lí văn phịng, quản lí khách sạn, quản lí nhà hàng,
bếp trưởng hoặc giám đốc marketing… cịn lại phần lớn cơng việc địi hỏi kỹ năng khơng
cao như phục vụ phòng, phụ bếp, dọn dẹp, khuân vác.
+ Tăng nguồn thu nhập cho nhà nước: khách du lịch cũng có nghĩa vụ phải nộp
thuế. Có thể là thuế trực tiếp như thuế khởi hành phải trả ở các sân bay hoặc thuế phịng
cộng thêm vào hố đơn thanh tốn lưu trú tại khách sạn. Cũng có thể là thuế gián tiếp như
thuế máy bay tiếp đất, thuế nhiên liệu hoặc thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hố dịch
vụ.
+ Khuyến khích nhu cầu nội địa: khi một khu vực thu hút được du khách quốc tế
sẽ làm tăng sự quan tâm trong nước đối với các điểm hấp dẫn ở khu vực đó. Ngồi ra nếu
địa phương phát triển các tiện nghi và cơ sở dịch vụ để thu hút khách quốc tế thì điều này
cũng có lợi cho dân chúng địa phương. Khi các khách sạn mới, các khu giải trí, các tiện
nghi dịch vụ mới được xây dựng mà thu hút được khách du lịch quốc tế thì cũng làm cho
người dân địa phương ở đây sẽ thích nghỉ ngơi “tại nhà” - tại địa phương mình hơn.
+ Giúp phát triển các vùng đặc biệt: du lịch sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho các
vùng có những vấn đề khó khăn nhất định của một quốc gia như vùng sâu vùng xa. Để
phát triển du lịch ở các vùng này nhà nước sẽ giúp đỡ phát triển cơ sở hạ tầng, đưa lực

lượng lao động đến khu vực này, xây dựng nhà ở và các trạm giao thông, thiết lập các
trạm phát thanh, truyền hình và mạng lưới thơng tin liên lạc. Khi khu du lịch đã phát
triển, mang lại thu nhập cao hơn, cơ sở hạ tầng được cải thiện, đời sống văn hoá tinh thần


phong phú sẽ thuyết phục được những hộ dân chuyển đến và yên tâm định cư tại các
vùng này.
Tác động tiêu cực
- Hiện tượng rò rỉ du lịch: hoạt động du lịch tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm của
các ngành nghề khác từ nông, công nghiệp, giao thông vận tải đến thông tin liên lạc.
Những nguồn lực này không phải lúc nào cũng được sử dụng một cách hiệu quả trong du
lịch, đặt biệt với sản phẩm du lịch là các tour trọn gói, các dịch vụ được mua bán theo gói
có sẵn dẫn tới việc tồn tại các tài nguyên, sản phẩm không đáp ứng nhu cầu của người
mua được bán chung trong gói sản phẩm đó. Khi đó các sản phẩm sẽ khơng thực hiện hết
giá trị sử dụng của mình hoặc bị bỏ quả trong quá trình khách du lịch tiêu thụ sản phẩm
du lịch.
- Việc thực hiện hoạt động kinh doanh du lịch cũng gây ra lãng phí năng lượng,
nhân lực, tài ngun... khi có sự phân bố không đồng đều nguồn lực tại các địa điểm khác
nhau vào những thời gian khác nhau một cách khơng hợp lí.
- Lạm phát do du lịch: phát triển du lịch tạo ra nguồn thu lớn cho nền kinh tế, là
động lực thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển, tạo ra nguồn ngoại tệ lớn cho quốc
gia, đi kèm với đó là thúc đẩy sự phát triển nóng của nền kinh tế. Việc một nguồn tiền lớn
đổ vào một quốc gia hay một địa phương nào đó do du lịch tạo ra sự dư thừa nguồn cung
tiền trên thị trường, gây trượt giá đồng tiền trên phạm vi quốc gia, dẫn tới nguy cơ lạm
phát gia tăng, điều này tùy vào trường hợp có thể tạo thành tác động tiêu cực cho nền
kinh tế.
- Sự phụ thuộc của nền kinh tế vào du lịch: nếu du lịch đóng vai trị, tỉ trọng lớn
trong nền kinh tế thì khi xảy ra sự mất cân bằng tỉ trọng giữa các thành phần trong nền
kinh tế sẽ dẫn đến sự phát triển hay khủng hoảng của du lịch có khả năng gây ra những
biến chuyển to lớn trong đời sống kinh tế, xã hội của quốc gia, địa phương. Sự phụ thuộc

này tạo thành yếu điểm cho nền kinh tế khi du lịch gặp khó khăn. Thêm vào đó, một đặc
trưng nổi bật của kinh tế du lịch là tính mùa vụ, nếu kinh tế của quốc gia hay địa phương
quá phụ thuộc vào du lịch thì sự lên xuống theo mùa vụ của kinh tế du lịch sẽ kéo theo sự
chao đảo của cả nền kinh tế.


- Ngày nay điều kiện kinh tế, cuộc sống ngày càng được nâng cao nếu người dân
trong nước đi nước ngồi trong các kì nghỉ mang theo tiền bạc và chi tiêu tiền bạc ở nước
ngồi thì lợi ích kinh tế của du lịch bị ảnh hưởng.
- Ngoài ra tỉ giá trao đổi cũng có thể ảnh hưởng tới số người đi du lịch. Khi tỉ giá
trao đổi các ngoại tệ mạnh biến động một cách đột ngột sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng chú
ý của mơ hình du lịch. Ở các nước phát triển, hiệu quả của du lịch có thể khơng đáng chú
ý như đối với các nước đang phát triển. Bởi vì các nước phát triển có thể có sự phối hợp
tốt của nhiều loại hàng hố xuất khẩu mà khơng chỉ dựa vào một vài loại sản phẩm để tạo
ra sự cân bằng cho cán cân thanh tốn thương mại. Do đó, lợi ích của du lịch đối với cán
cân thương mại của một quốc gia phải được đánh giá một cách thận trọng.
- Du lịch mang lại lợi ích phát triển sản xuất địa phương chỉ áp dụng cho những
nước nhận khách du lịch. Nhưng nếu các nguyên vật liệu mới cần cho ngành du lịch mà
phải nhập khẩu từ nước ngồi thì lợi ích này khơng cịn phù hợp nữa. Những ngun liệu,
hàng hoá và vật phẩm cung cấp như thực phẩm, hàng tiêu dùng hoặc hàng hoá lưu niệm
đáng lẽ phải nhập khẩu nhưng được sản xuất tại địa phương hoặc trong nước thì mới tạo
ra lợi ích thực sự cho nước chủ nhà.
- Việc thúc đẩy phát triển các ngành có liên quan địi hỏi các ban ngành phải có sự
quan tâm, chú ý trong việc quản lý. Nếu như cứ để cho việc phát triển đó diễn ra một
cách tự phát, khơng có sự quản lý thì rất dễ xảy ra tình trạng mất ổn định, gây khó khăn
cho việc giải quyết. Phát triển quá nhiều sẽ làm tốn một khoản tiền khá lớn trong công tác
tu bổ, bảo dưỡng và quản lý các cơ sở hạ tầng giao thông.
- Tiền tệ tiêu hao từ khu vực này sang khu vực khác, nước này sang nước khác, đất
đai trở nên khan hiếm và đắt đỏ do quy hoạch du lịch. Hệ quả tiếp theo là tình trạng lạm
phát cục bộ hay giá cả hàng hoá tăng cao, nhiều khi vượt quá khả năng chi tiêu của người

dân địa phương, nhất là của những người là thu nhập của họ không liên quan đến du lịch.
Một hạn chế về việc làm trong du lịch đối với các nước đang phát triển là lao động địa
phương được tuyển dụng vào những công việc bán kỹ năng hoặc khơng có kỹ năng và
một số vị trí quản lí thấp, cịn các vị trí quản lí chính thường do người nước ngồi đảm
nhận.


- Du lịch tạo ra việc làm có thể mang tính thời vụ hoặc nhất thời. Cơng việc thời
vụ, cơng việc theo ca và công việc vào các ngày nghỉ là những đặc điểm của ngành. Điều
này ảnh hưởng khá lớn đến việc sắp xếp công việc cho lao động, thiếu nhân viên ở thời
vụ này nhưng thừa ở thời vụ khác.
1.1.4.2 Tác động của du lịch đến văn hóa
Tác động tích cực
- Du lịch là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Bên cạnh tài nguyên tự nhiên
là tài nguyên văn hóa nhân văn. Bởi vậy mà lâu nay cụm từ “du lịch văn hóa” hình thành
như một loại hình du lịch mà điểm đến là những nơi chứa đựng giá trị văn hóa lâu đời
như những cơng trình kiến trúc nghệ thuật, phong tục tập qn, tơn giáo tín ngưỡng, ẩm
thực, lễ hội,… Một trong những ý nghĩa tích cực đầu tiên là du lịch giúp mở rộng giá trị
của sản phẩm văn hóa. Nếu khơng có du lịch, sản phẩm văn hóa chỉ đơn thuần có giá trị
lịch sử, nghệ thuật hay khoa học không thể đóng góp giá trị kinh tế cho nền kinh tế quốc
dân.
- Hoạt động du lịch giúp bảo tồn, duy trì lâu bền những giá trị văn hóa đang dần
mai một hoặc bị phá hủy bởi thời gian, bởi sự lãng quên của người dân bản địa. Minh
chứng rõ ràng rằng hàng năm chính quyền các cấp ln dành một khoản kinh phí tương
đối lớn cho việc trùng tu, tơn tạo chùa chiền, các cơng trình điêu khắc, mỹ thuật,… tùy
theo sức hấp dẫn du khách của điểm đến.
- Hoạt động du lịch cũng tạo điều kiện cho sự tiếp xúc và giao thoa giữa các nền
văn hoá khác nhau. Khách du lịch khi đến một điểm du lịch nào đó sẽ được tìm hiểu và
khám phá nền văn hố bản địa, đồng thời cư dân bản địa sẽ tiếp thu có chọn lọc những
nền văn hố đến từ các đất nước khác nhau thông qua khách du lịch. Chẳng hạn như

thông qua các lễ hội Việt - Nhật tại Hội An, Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Trung
Hoa hay đón các đồn tàu Hịa Bình, đã du nhập vào nước ta những nét văn hóa mới về
cách sống hiện đại, cũng như những món ăn mới lạ. Từ sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân
tộc mà giảm đi được những hiểu lầm thù ghét lẫn nhau.
Tác động tiêu cực


- Du lịch thâm nhập vào cộng đồng làm thương mại hóa những giá trị văn hóa bản
địa thuần túy. Ngày nay dễ dàng nhận thấy những hình ảnh khách sạn, nhà nghỉ, nhà
hàng, các quán ăn tạm, các cửa hàng bán đồ ăn theo… mọc lên nhan nhản với các hoạt
động kinh doanh manh mún, xô bồ xung quanh khu vực đền, chùa - nơi vốn là chốn
thiêng, không gian tĩnh mịch của tâm linh. Ví dụ như chùa Hương, Yên Tử, phủ Tây Hồ,
phủ Giày… vào mùa lễ hội.
- Du lịch ảnh hưởng đến lối sống của một bộ phận dân địa phương, làm mai một đi
những giá trị văn hóa trong tâm thức họ. Ngày nay lên Sapa du khách có thể thấy những
chàng trai, cơ gái dân tộc H’Mơng, Thái ăn mặc lai căng, đầu tóc nhuộm màu nhuộm màu
lịe loẹt, những phiên chợ tình hồn nhiên, mộc mạc bị biến thành những trò mua vui, tiêu
khiển, thương mại hóa...
- Hiện tại vấn đề bản sắc văn hóa chưa được quan tâm đúng mức, nếu khơng muốn
nói là mạnh ai nấy làm, hiểu thế nào làm như thế. Như với thổ cẩm chẳng hạn, sản phẩm
này được bày bán tại mọi điểm du lịch từ Bắc vào Nam và tất cả đều hao hao giống nhau.
Chủ yếu là thổ cẩm công nghiệp, dệt bằng sợi ni lông, phối mầu và hoa văn dệt theo
"kiểu thổ cẩm". Với sản phẩm như thế, người làm du lịch dù muốn cũng không thể giúp
du khách phân biệt sự khác nhau giữa các loại thổ cẩm Thái, Mông, Dao với Chăm, Ba
Na, Mạ... Hiện nay có nhiều nét văn hóa độc đáo, hấp dẫn đang bị pha trộn và bỏ qua.
Như vậy, trong khi bản sắc văn hóa chưa được sử dụng sao cho thật hiệu quả để quảng
bá, giao lưu trong du lịch thì các hình thức pha tạp văn hóa lại lên ngơi.
Nếu để ý, khi đến nhiều khu du lịch trong nước sẽ dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà
sàn không rõ thuộc về tộc người nào với mái cong, lợp ngói âm dương, trạm trổ rồng
phượng, khơng ra đình cũng khơng ra chùa. Rồi các nhà hàng bày la liệt rượu tây và thực

đơn luôn dài dằng dặc các món ăn tây. Bản sắc văn hóa địa phương thường được giới
thiệu qua cơm lam, rượu cần, thổ cẩm dệt công nghiệp, quạt giấy... cùng ô lụa sặc sỡ,
vòng ốc, dây đeo cổ, bật lửa xanh đỏ vốn sản xuất ở nước ngồi. Thậm chí đến những
chai rượu Sán Lùng - vốn là đặc sản của vùng Lào Cai, cũng được mang ra giới thiệu với
thực khách ở các điểm du lịch cách Lào Cai tới vài trăm cây số, thực - hư lẫn lộn. Có lẽ
vì thế, sẽ không quá lời nếu đánh giá là đã có nhiều lễ hội văn hóa, nhiều khu du lịch


được tổ chức, vận hành theo các tiêu chí văn hóa "ảo", thậm chí mục đích kinh doanh lấn
át mục đích văn hóa, du khách tiếp xúc với các màn diễn về văn hóa đã ít nhiều chun
nghiệp hóa hơn là tiếp xúc trực tiếp với văn hóa trong ý nghĩa thực tiễn sống động của
nó.
- Du lịch phát triển, dẫn đến việc nhiều luồng văn hóa khác nhau du nhập vào
trong nước, tạo nên sự phức tạp về văn hóa. Theo đó, những nét văn hóa khơng hay làm
băng hoại thuần phong mỹ tục. Những biểu hiện của sự suy giảm giá trị văn hóa có thể
thấy được ở việc thương mại hóa các lễ hội, nghi lễ truyền thống bị mất đi, cái mới xâm
nhập theo xu hướng tiêu cực trong phong tục, tập quán, nếp sống. Điều này do du khách
mang đến, khi họ là những người đến từ nhiều quốc gia khác nhau, mỗi người có nhận
thức khác nhau, có trình độ nghề nghiệp khác nhau, có phong tục tập qn, tính cách và
thói quen, nếp sống khác nhau…, thì nền văn hóa bản địa sẽ bị xáo trộn đi ít nhiều. Bn
bán những hàng hố và văn hố phẩm cấm, ăn mặc khơng lịch sự, có những địi hỏi trái
với thuần phong mỹ tục của địa phương nơi đến tham quan. Để ngăn chặn sự suy giảm
này, thì cộng đồng dân cư nơi địa phương trước hết phải biết giữ gìn những nét văn hóa
truyền thống, đậm màu sắc dân tộc thì mới có thể đứng vững trước sức mạnh của sự giao
thoa và quốc tế hóa.
- Hoạt động du lịch phát triển cũng kéo theo tính chất thương mại hóa ngày càng
cao trong các lễ hội và sự bùng phát của những hoạt động mê tín dị đoan, làm phai mờ đi
sự thiêng liêng trong các lễ hội truyền thống.
- Các điệu múa, vở tuồng cổ truyền đã bị thay đổi so với gốc ban đầu, do tâm lý
của khách khơng thích xem những điều đã cũ nên nó đã bị biến đổi sao cho phù hợp với

thị hiếu du khách.
- Lợi dụng du lịch, nhiều thế lực xấu đã dựa vào đó để tun truyền, bơi nhọ,
xun tạc về hệ thống văn hóa, chính trị, xã hội của quốc gia. Thực tế cho thấy, nhiều kẻ
đã giả danh du khách nhưng lại vào trong nước với mục đích tun truyền, lơi kéo, phá
hoại tư tưởng chính trị và bản sắc văn hóa dân tộc.
1.1.4.3 Tác động của du lịch đến môi trường
Tác động tích cực


- Tăng cường chất lượng mơi trường: du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho
việc làm sạch môi trường thơng qua kiểm sốt chất lượng khơng khí, nước, đất, ô nhiễm
tiếng ồn, thải rác và các vấn đề mơi trường khác thơng qua các chương trình quy hoạch
cảnh quan, thiết kế xây dựng và bảo dưỡng các công trình kiến trúc.
- Du lịch góp phần vào việc phát động và quy hoạch trồng nhiều cây xanh giúp
làm đẹp cảnh quan và một khơng gian xanh với khơng khí trong lành.
Tác động tiêu cực
- Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ
nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của
địa phương. Vậy nên để phát triển du lịch nguồn nước sạch càng trở nên khan hiếm hơn.
- Đối với nước thải: nếu như khơng có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn,
nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông,
hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngồi da,
bệnh mắt hoặc làm ơ nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản.
- Rác thải: vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Ðây là
nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy
sinh xung đột xã hội.
- Ơ nhiễm khơng khí: tuy được coi là ngành "cơng nghiệp khơng khói", nhưng du
lịch có thể gây ơ nhiễm khơng khí thơng qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu
thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thơng chính, gây hại cho cây cối, động
vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vơi và bê tơng.

- Năng lượng: tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường khơng hiệu quả và
lãng phí.
- Ơ nhiễm tiếng ồn: tiếng ồn từ các nhà hàng, quán bar, các phương tiện giao
thơng và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả
động vật hoang dại.
- Ơ nhiễm phong cảnh: ơ nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn nhà
hàng có kiến trúc xấu xí thơ kệch, vật liệu ốp lát khơng phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu
khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây


điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các cơng trình xây dựng và cảnh quan.
Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thối
mơi trường tệ hại nhất.
- Làm nhiễu loạn sinh thái: việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm sốt có thể
tác động lên đất (xói mịn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ các loài động
thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng...).
Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển
tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo
đậu tàu thuyền.
- Du lịch phát triển kéo theo sự gia tăng các nguồn ô nhiễm, ô nhiễm nước, rác
thải, nếu không được xử lí đúng quy trình cơng nghệ, các chất thải ngấm vào đất làm cho
đất bị ô nhiễm không thể canh tác được.
1.2 Khái quát về di tích lịch sử văn hóa
1.2.1 Khái niệm về di tích lịch sử văn hóa
Đất nước Việt Nam trải qua cả mấy nghìn năm giữ nước và dựng nước. Trang sử
hào hùng ấy được ghi lại bằng nhiều loại hình sử liệu khác nhau: di tích - di vật, hình ảnh,
chữ viết, ngơn ngữ truyền miệng. Trong số những nguồn sử liệu ấy thì di tích lịch sử văn
hóa đóng vai trị như một nguồn sử liệu vật chất quan trọng. Nó cho chúng ta thông tin
trực tiếp từ những hoạt động của con người trong quá khứ mà nhiều nguồn sử liệu khác
khơng hoặc khơng có điều kiện đề cập tới (dĩ nhiên, các nguồn sử liệu khác cũng có

những ưu thế riêng). Thông tin từ những nguồn sử liệu này đã giúp cho các nhà nghiên
cứu lịch sử có những bằng chứng để khẳng định thêm sự có mặt của nhóm cộng đồng cư
dân đã sống và tồn tại trên mảnh đất này.
Di tích lịch sử văn hóa là những khơng gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó
có chứa đựng các điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người trong lịch sử sáng
tạo ra. Như vậy, ở một mức độ hẹp hơn có thể thấy rằng di tích lịch sử văn hóa là những
dấu tích, dấu vết hoạt động của con người trong quá trình lịch sử cịn sót lại.
Căn cứ Điều 4 Luật di sản văn hoá, Điều 14 Nghị định số 92/2002/NĐ - CP ngày
11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn


hố, thì di tích lịch sử văn hố được định nghĩa như sau : “Di tích lịch sử văn hố là cơng
trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm
đó có giá trị lịch sử, văn hố, khoa học”
1.2.2 Phân loại các di tích lịch sử văn hóa
Cũng theo Điều 4, Luật di sản văn hố thì có thể phân loại các di tích lịch sử văn
hố như sau :
- Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình
dựng nước và giữ nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như đền Hùng, Cổ Loa, cố đô
Hoa Lư, Cột cờ...
- Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân
tộc, danh nhân của đất nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như khu di tích lịch sử
Kim Liên, đền Kiếp Bạc, Đền Mẫu Đợi, Lam Kinh, đền Đồng Nhân...
- Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ
cách mạng, kháng chiến. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như khu di tích chiến thắng
Điện Biên Phủ, địa đạo Củ Chi, khu di tích lịch sử cách mạng Pắc Bó...
- Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như

hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai ở Lạng Sơn, núi Đọ ở Thanh Hóa, hang Giòn và Dầu
Giây thuộc vùng Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai...

- Quần thể các cơng trình kiến trúc, hoặc cơng trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu
biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Các di tích tiêu biểu
thuộc loại này như chùa Một Cột, thánh điện Mỹ Sơn...
1.3 Tác động của du lịch tới các di tích lịch sử văn hóa
1.3.1 Tác động tích cực
- Hoạt động du lịch phát triển từ đó các di tích lịch sử văn hóa sẽ được tiến hành
nghiên cứu, kiểm kê, ra quyết định xếp hạng di tích, soạn thảo các văn bản quy định
nhằm bảo tồn, tôn tạo, tôn vinh giá trị của các di tích lịch sử văn hóa.
- Thơng qua hoạt động du lịch, các di tích lịch sử văn hóa được giới thiệu tới đông
đảo tới du khách bốn phương, bao gồm cả du khách nước ngồi. Những di tích đã được
cơng nhận là di sản văn hóa thế giới được giới thiệu ra nước ngồi thơng qua nhiều hình


thức như các hội thảo, hội nghị ở nước bạn hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng,
ấn phẩm. Khách nước ngoài đến thăm nước sở tại thưởng ngoạn, nghiên cứu, trải nghiệm
từ các di tích lịch sử văn hóa, qua đó, họ hiểu thêm về các giá trị truyền thống của người
bản địa, đồng thời giúp cho họ có niềm tin trong việc chọn đâu là điểm đến, điểm đầu tư
đáng tin cậy.
- Đối với các di tích đã được cơng nhận là những di sản văn hóa thế giới được
UNESCO tôn vinh là những thương hiệu đặc biệt đã góp phần thu hút khách du lịch trong
nước cũng như nước ngồi đến đó du lịch nhiều hơn, nhờ đó quảng cáo thêm sự nổi tiếng
cho các di sản.
- Loại hình du lịch nhân văn càng phát triển, đương nhiên hoạt động phát huy giá
trị di tích lịch sử văn hóa sẽ được mở rộng sáng tạo thêm như Festival Huế, đêm rằm phố
cổ (Hội An)... cũng như việc trùng tu, tơn tạo lại các di tích cũng từ đó mà được đẩy
mạnh hơn.
- Các di tích lịch sử văn hóa ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia sẽ được bảo tồn và
giữ gìn thơng qua hoạt động du lịch. Nếu khơng có du lịch thì bạn bè thế giới không thể
biết đến Hà Nội với một ngàn năm lịch sử, khơng thể biết Hà Nội có chùa Một Cột, có
đền Ngọc Sơn, có chùa Khai Quốc, có Văn Miếu Quốc Tử Giám… Nếu khơng có du

lịch, sản phẩm văn hóa chỉ đơn thuần có giá trị lịch sử, nghệ thuật hay khoa học khơng
thể đóng góp một giá trị kinh tế nhất định cho nền kinh tế quốc dân.
- Lôi cuốn cộng đồng vào hoạt động bảo vệ di tích, tham gia vào kinh doanh du
lịch góp phần bảo vệ di tích. Từ đó nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của cộng đồng,
cũng như nâng cao ý thức bảo vệ di tích lịch sử văn hóa cho cư dân địa phương. Từ việc
thấy được những nguồn lợi từ hoạt động du lịch mang lại mà người dân sẽ càng có ý thức
hơn trong việc bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa để phát triển du lịch cho địa phương và
đảm bảo cuộc sống cho gia đình.
1.3.2 Tác động tiêu cực
- Hàng năm trên cả nước có rất nhiều các lễ hội được tổ chức tại các điểm, khu di
tích với quy mơ lớn nhỏ khác nhau. Nếu như trước đây lễ hội là nơi để nhân dân tụ họp,
vui chơi, giải trí, mừng vụ mùa bội thu, cũng như tưởng nhớ đến các vị thần linh, những


×