Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Lễ hội ở huyện Thọ Xuân -Thanh Hóa với việc phát triển du lịch địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.35 KB, 79 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
Trong suốt chiều dài lịch sử đó, với bao biến đổi thăng trầm đã đúc kết lại thành một
nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc. Trong đó, khơng thể khơng nhắc đến lễ hội một nét sinh hoạt văn hóa dân gian. Đây cũng là thành tố quan trọng góp phần tạo nên
bức tranh văn hóa đa dạng trong thống nhất của dân tộc Việt Nam.
Lễ hội khơng chỉ là loại hình văn hóa dân gian mà còn là nguồn tài nguyên du
lịch nhân văn có vai trị quan trọng, là vật hút của ngành du lịch. Hiện nay, nhiều địa
phương trong cả nước đã và đang vận dụng nguồn tài nguyên nhân văn này đưa vào
hoạt động du lịch, góp phần khơng nhỏ vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển và nâng
các lễ hội lên tầm cao mới. Theo thống kê năm 2004 của Cục Văn hóa Thơng tin cơ sở
và Bộ Văn hóa Thơng tin, cả nước có 8902 lễ hội lớn nhỏ và được phân bố rộng khắp. Ở
địa phương nào cũng có lễ hội đặc trưng tiêu biểu của mình.
Nằm ở phía tây tỉnh Thanh Hố, Thọ Xn là vùng đất “địa linh nhân kiệt” có vị
thế chiến lược trọng yếu trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước tỉnh Thanh
nói riêng, cả nước nói chung. Nơi đây không chỉ sản sinh ra những con người kiệt suất
cho dân tộc như: Lê Hoàn, Lê Lợi, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn,… mà còn là nơi lưu giữ
nhiều giá trị văn hóa độc đáo, điển hình là các lễ hội truyền thống của địa phương gắn
liền với các vị vua của dân tộc và văn nghệ dân gian của con người, mảnh đất nơi đây.
Tuy nhiên, việc tổ chức lễ hội ở đây mới chỉ dừng lại ở quy mô là những lễ hội dân gian
mang ý nghĩa văn hóa thuần túy, mà chưa có sự mở rộng hoạt động của các lễ hội thành
vật hút của ngành du lịch, hay có cũng chỉ làm một cách hời hợt. Bên cạnh đó, vẫn chưa
có sự kết hợp giữa các lễ hội nơi đây với những tài nguyên du lịch khác của địa phương
để phát triển mạnh mẽ hoạt động du lịch. Hay nói cách khác, việc sử dụng tài nguyên
văn hóa - lễ hội đưa vào khai thác trong du lịch của huyện Thọ Xuân còn hạn chế, chưa
thực sự được chú trọng.
Xuất phát từ thực tế đó, tơi chọn đề tài “Lễ hội ở huyện Thọ Xuân -Thanh Hóa
với việc phát triển du lịch địa phương”, làm báo cáo khóa luận tốt nghiệp ra trường của
mình, nhằm góp cơng sức nhỏ bé của mình vào việc giới thiệu, bảo tồn và khai thác


những giá trị văn hóa của lễ hội để phát triển du lịch của địa phương.


2

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhiều người từ lâu đã biết đến Thọ Xuân với những vị anh hùng của dân tộc như
Lê Lợi, Lê Hoàn,… với những di tích Lam Kinh, đền thờ Lê Hồn, hay những trị diễn
xướng dân gian xưa kia dùng để tiến vua, và gắn liền là hệ thống lễ hội đặc sắc và
phong phú. Tuy nhiên, chúng ta chủ yếu mới chỉ có những bài viết nghiên cứu đơn lẻ
từng lễ hội mà vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu tổng qt về các lễ hội và đưa ra
những định hướng phát triển du lịch cụ thể cho các lễ hội của huyện.
Trong “Non nước Việt Nam”, tác giả Vũ Thế Bình có đề cập đến Lễ hội Lam
Kinh ở Thanh Hóa và vẫn chưa đi sâu nghiên cứu xem hoạt động du lịch của lễ hội như
thế nào và cũng chưa có sự liên hệ với các lễ hội khác để xây dựng nên hệ thống lễ hội
phục vụ du lịch trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Về các lễ hội ở huyện Thọ Xuân cũng có khá nhiều bài viết của các cá nhân, cơ
quan văn hóa đăng trên các trang báo điện tử nhưng hết sức sơ lược, ngắn gọn như:
Lễ hội Lê Hồn có các bài viết như: Đỗ Phương Thảo với “Lễ hội Lê Hoàn và
huyền thoại về ông vua trọng nông” (kinhtenongthon.com.vn); tác giả hoabovai với “Lễ
hội Lê Hoàn - âm vang tiếng gọi cội nguồn” (tuoitrethanhhoa.com); hay “Lễ Hội Lê
Hồn ở Thanh Hố” (slpc.wordpress.com);…
Viết về lễ hội Lam Kinh có: Đỗ Như Chung với Lễ hội Lam Kinh từ lễ hội cung
đình đến lễ hội dân gian”; Thiên Lam với “Lễ hội Lam Kinh mang đậm nét văn hố thời
Lê” (tin247.com);…
Lễ hội Xn Phả cũng có những bài viết như: “Trò Xuân Phả những điệu múa
mặt nạ dị kỳ” (viettems.com) của Huy Thông (2009); “Lễ hội Làng Xuân Phả” (2008),
(thanhhoafc.net/forum/showthread.php?t=4700); “Phục dựng lễ hội Xuân Phả/Video”
(viettems.com) của Bùi Quang Thắng (2010);…
Tuy nhiên, những bài viết này chỉ tiến hành mô tả khái quát lại các lễ hội, mà

khơng đi sâu vào phân tích những ý nghĩa, vai trị của từng lễ hội, khơng đánh giá tiềm
năng du lịch của từng lễ hội ở mỗi địa phương. Mặc dù vậy, đây cũng là những nguồn
tài liệu tham khảo quan trọng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu và hồn thành đề tài
khóa luận tốt nghiệp này.


3

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khi nhắc đến lễ hội ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa người ta chỉ biết đến một số
lễ hội mang tầm quốc gia như Lễ hội Lam Kinh mà không biết đến những lễ hội khác
như: Lễ hội Lê Hoàn, lễ hội làng Xuân Phả,… là những lễ hội cũng có nhiều giá trị đang
được bảo tồn và có thể phát triển du lịch. Do đó, khóa luận hồn thành là nguồn tài liệu
góp phần giới thiệu rộng rãi với mọi người những giá trị văn hóa mà các lễ hội tại huyện
Thọ Xuân hiện đang lưu truyền.
Là người con của địa phương, việc tìm hiểu về đặc điểm và thực trạng hoạt động
của các lễ hội tại huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa, giúp bản thân tác giả hiểu rõ hơn về các
lễ hội truyền thống văn hóa trên mảnh đất quê hương mình.
Đồng thời, với việc nghiên cứu sẽ đưa ra các giải pháp nhằm: Tác động vào ý
thức của người dân địa phương trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa; đưa
lễ hội của địa phương trở thành tài nguyên phục vụ cho hoạt động du lịch, góp phần
nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế của huyện.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động du lịch
và lễ hội, trên cơ sở đó đánh giá tác động của hoạt động du lịch đối với kinh tế - xã hội,
văn hóa (lễ hội) và mơi trường.
Tìm hiểu về các lễ hội tại huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa, đồng thời đưa ra giải
pháp, kiến nghị để lễ hội truyền thống của địa phương trở thành lễ hội phục vụ du lịch
mà khơng làm mất đi tính linh thiêng của lễ hội.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là một số lễ hội truyền thống tiêu biểu có thể phát triển để
phục vụ hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu khái quát về đặc điểm địa lí, lịch sử, kinh tế - xã hội, văn hóa con
người của huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa, qua đó hiểu được tác động của nó đối với lễ
hội ở đây. Nghiên cứu một số lễ hội văn hóa tiêu biểu như: Lễ hội Lam Kinh, lễ hội Lê


4

Hoàn, lễ hội làng Xuân Phả thuộc địa bàn huyện Thọ Xn - Thanh Hóa ở các mặt nội
dung, hình thức từ khi các lễ hội này ra đời và phát triển đến nay.
Ngồi ra, đề tài tìm hiểu thực trạng thu hút khách du lịch tại các lễ hội và phương
thức khai thác các lễ hội này đưa vào hoạt động du lịch tại địa phương. Đồng thời đưa
ra một số giải pháp phát triển du lịch tại lễ hội ở huyện Thọ Xuân.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện khóa luận này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các nguồn tư liệu sau:
- Tài liệu thành văn: Sách chuyên ngành, các cơng trình nghiên cứu, khóa luận tốt
nghiệp, bài viết, sách báo, tạp chí, văn bản,…
- Tài liệu điền dã thu thập được thông qua việc đi thực tế các lễ hội tiêu biểu tại
huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa và phỏng vấn các cán bộ văn hóa, những người cao tuổi
tại địa phương. Đây là nguồn tài liệu quan trọng góp phần khơng nhỏ vào sự thành cơng
của đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này, chúng tôi sử dụng nhiều phương
pháp nghiên cứu khác nhau, đó là:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng nhằm phân

tích, tổng hợp các tư liệu, thông tin liên quan đến đề tài giúp chủ thể khái qt hóa, mơ
hình hóa các vấn đề nghiên cứu đạt được mục tiêu đề ra.
- Phương pháp thống kê: Các số liệu, tư liệu được sưu tầm ở nhiều nguồn khác
nhau và thời gian dài ngắn cũng khơng giống nhau vì thế các tài liệu đó cần được thống
kê lại và xử lý có hệ thống, phục vụ cho quá trình nghiên cứu đạt được kết quả cao.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Sử dụng phương pháp này để lấy được các số
liệu, thông tin phục vụ cho việc trình bày luận cứ, đồng thời kiểm nghiệm độ chính xác,
để kết quả nghiên cứu có tính thuyết phục. Phương pháp này đóng vai trị quan trọng,
ảnh hưởng đến độ chính xác của đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn: Đưa ra những câu hỏi đối thoại liên quan đến lễ hội
của địa phương đối với những vị khách tham gia lễ hội, những người quản lý, cán bộ
văn hóa, những người cao tuổi, người làm du lịch để thu thập thêm thông tin.


5

- Phương pháp chuyên gia: Việc tranh thủ ý kiến của lãnh đạo, chính quyền, cán
bộ nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa lễ hội là những kinh nghiệm quý báu để vận dụng
vào nghiên cứu. Công việc này rút ngắn quá trình điều tra phức tạp, đồng thời bổ sung
cho phương pháp điều tra cộng đồng.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về mặt khoa học
Nghiên cứu lễ hội tại huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa góp phần xây dựng bức tranh
tổng thể về lễ hội văn hóa tiêu biểu trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội (nhất là về
du lịch) của địa phương.
6.2. Về mặt thực tiễn
Đề tài hồn thành sẽ góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh lễ hội của Thọ
Xuân. Đồng thời để các cơ quan chính quyền địa phương quan tâm chú trọng phát triển
du lịch ở các lễ hội hơn nữa. Bên cạnh đó, đề tài đưa ra những đề xuất định hướng trong
việc bảo tồn giữ gìn và khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch.

Lễ hội ở huyện Thọ Xuân là mảng đề tài hiện nay cịn ít người nghiên cứu, nên
nguồn tài liệu vẫn chưa phong phú. Do đó, sau khi đề tài hồn thành đây sẽ là nguồn tài
liệu thành văn hữu ích cho những ai có nhu cầu nghiên cứu về mảng đề tài lễ hội ở các
địa phương.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo đề tài kết cấu
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung
Chương 2: Lễ hội ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
Chương 3: Khai thác lễ hội ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa vào việc phát triển
du lịch địa phương


6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Khái quát về du lịch
1.1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Bàn về du lịch có rất nhiều quan niệm khác nhau, mỗi định nghĩa đứng trên một
góc độ, một lập trường quan điểm như: Theo Liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành
chính thức: Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư
trú thường xuyên của mình nhằm mục đích khơng phải để làm ăn, tức khơng phải để
làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,…; Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là
một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ
ngơi, có hoặc khơng kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa
học và các nhu cầu khác.
Nhìn chung, các khái niệm về du lịch là không giống nhau, tuỳ thuộc góc độ của
chủ thể và tuỳ thuộc các mốc thời gian mà khái niệm về du lịch có sự khác nhau. Đối
với Việt Nam, theo Luật du lịch năm 2006 định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con

người ngồi nơi cư trú thường xun của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [37, 9].
1.1.1.2. Khái niệm khách du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2006): Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết
hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi
đến. Khách du lịch được phân loại theo hai tiêu chí: Phạm vi lãnh thổ và loại hình du
lịch. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ có du khách: Quốc tế và nội địa. Phân theo loại
hình du lịch thì có du khách du lịch sinh thái và du khách du lịch văn hóa.
1.1.1.3. Một số khái niệm khác
* Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý
tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch. Sản
phẩm du lịch = tài nguyên du lịch + hàng hóa và dịch vụ du lịch.
Dựa trên các thành phần cơ bản của sản phẩm du lịch và tùy thuộc vào đặc trưng
đặc thù của mỗi nước, các nhà du lịch đưa ra một số mơ hình: 4S, 3H và 6S.


7

* Điểm du lịch
Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút du khách
đến tham quan du lịch.
* Khu du lịch
Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch với ưu thế nổi bật về cảnh quan thiên
nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách,
đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.
* Tuyến du lịch
Tuyến du lịch là lộ trình nối các điểm du lịch, khu du lịch khác nhau về chức
năng nhằm đáp ứng cho nhu cầu đi tham quan du lịch của du khách.
* Đơn vị cung ứng du lịch

Là một cơ sở kinh doanh cung cấp cho du khách một phần hoặc toàn bộ sản
phẩm du lịch. Đơn vị cung ứng du lịch bao gồm: Điểm vui chơi giải trí cung ứng các
loại hình và dịch vụ vui chơi giải trí; khách sạn cung ứng dịch vụ lưu trú, ăn uống; nhà
hàng chuyên dịch vụ ăn uống cho du khách;…
* Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng,
giá trị nhân văn, cơng trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm
thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch
nhằm tạo ra sự hấp dẫn du khách.
* Lữ hành
Lữ hành là việc thực hiện chuyến đi du lịch theo kế hoạch, lộ trình, chương trình
định trước.
* Cơ sở lưu trú du lịch
Là cơ sở kinh doanh buồng, giường và các dịch vụ khác phục vụ du khách. Cơ sở
lưu trú du lịch bao gồm khách sạn, làng du lịch, biệt thự, căn hộ, lều, bãi cắm trại cho
thuê, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú chủ yếu.


8

1.1.2. Các loại hình du lịch
1.1.2.1. Khái niệm
Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc
điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự,
hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân
phối, một cách tổ chức như nhau hoặc được xếp chung theo một giá bán nào đó.
1.1.2.2. Phân loại các loại hình du lịch
Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau có thể phân du lịch thành các loại du
lịch khác nhau. Trong các ấn phẩm về du lịch đã được phát hành, khi phân các loại hình
du lịch các tiêu thức phân loại thường được sử dụng như sau:

* Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch
Dựa vào tiêu chí này, du lịch được chia thành hai loại: Loại hình du lịch quốc tế,
đây là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm ở lãnh thổ
các quốc gia khác nhau, bao gồm có du lịch quốc tế chủ động và du lịch quốc tế bị
động; loại hình du lịch nội địa: Là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến
của khách cùng nằm trong lãnh thổ của một quốc gia.
* Căn cứ vào nhu cầu và động cơ làm nảy sinh hoạt động du lịch
Căn cứ vào tiêu chí này, người ta chia ra thành các loại hình: Du lịch chữa bệnh;
du lịch nghỉ ngơi, giải trí; du lịch thể thao; du lịch văn hố; du lịch lịch sử; du lịch sinh
thái; du lịch công vụ; du lịch tôn giáo; du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương; du lịch quá
cảnh. Các loại hình du lịch kể trên thường không thể hiện nguyên một dạng nào đầy đủ
và rõ rệt, ta thường gặp sự kết hợp của một vài thể loại một lúc như du lịch nghỉ ngơi và
du lịch văn hố, du lịch cơng vụ với du lịch văn hố,…
* Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi
Căn cứ vào hình thức chuyến đi người ta chia thành: Du lịch theo đoàn và du lịch
cá nhân.
Ngồi ra, cịn căn cứ vào các tiêu chí khác như: Phương tiện giao thông được sử
dụng, phương tiện lưu trú, thời gian đi du lịch của khách, vị trí địa lí của nơi đến đi du
lịch,… mà tương ứng nhiều loại hình khác nhau.


9

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch
1.1.3.1. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản trong việc kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, tài
nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên phân bố khơng đồng đều trên lãnh
thổ. Có những tài nguyên giàu giá trị thu hút nhưng được phân bố ở những điểm du lịch
để phát triển kinh doanh du lịch được. Như vậy, không phải nơi nào giàu tài nguyên du
lịch cũng có thể phát triển thành điểm du lịch để phát triển kinh doanh du lịch được,

nhưng nhìn chung, việc phát triển kinh doanh du lịch chỉ có thể được thực hiện tại
những nơi có tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch được chia thành tài nguyên du lịch tự nhiên (TNDLTN) và tài
nguyên du lịch nhân văn (TNDLNV).
TNDLTN là tổng thể tự nhiên các thành phần của nó có thể góp phần khơi phục
và phát triển thể lực, trí tuệ con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ và được
lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch. Các thành phần
của tự nhiên với tư cách là tài nguyên du lịch có tác động mạnh nhất đến hoạt động du
lịch là: Địa hình, khí hậu, nguồn nước và thực - động vật.
TNDLNV nói một cách ngắn gọn, là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo
ra trong suốt q trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch. TNDLNV có
các đặc điểm sau: Có tác dụng nhận thức nhiều hơn, tác dụng giải trí khơng điển hình
hoặc chỉ có ý nghĩa thứ yếu, việc tìm hiểu các đối tượng nhân tạo thường diễn ra trong
thời gian ngắn; số người quan tâm tới TNDLNV thường có văn hố cao hơn, thu nhập
và yêu cầu cao hơn; thường tập trung ở các điểm quần cư và thành phố lớn; đại bộ phận
không có tính mùa vụ (trừ các lễ hội), khơng bị phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khí
hậu và các điều kiện tự nhiên khác; sở thích của những người tìm đến TNDLNV rất
phức tạp và rất khác nhau. TNDLNV bao gồm: Các di tích lịch sử lịch sử - văn hoá, các
lễ hội, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hoá - thể thao và
hoạt động nhận thức khác.
1.1.3.2. Các điều kiện phát triển du lịch
* Điều kiện về chế độ chính trị - xã hội
Du lịch chỉ có thể phát triển được trong hịa bình, hữu nghị giữa các quốc gia và
các dân tộc. Ở những nước và những vùng có chế độ chính trị ổn định, tình hình trật tự
an toàn xã hội đảm bảo tạo lực hút rất lớn lượng du khách đến tham quan du lịch.


10

Ngược lại, ở những nước, những vùng có sự bất ổn về chính trị, xung đột, chiến tranh sẽ

gây ảnh hưởng rất xấu hoặc dẫn đến sự ngừng trệ các hoạt động du lịch. Các hiện tượng
thiên tai như bão, lũ lụt, động đất, hoặc các bệnh dịch như sida, tả, lỵ, sốt rét cũng gây
ảnh hưởng xấu đến phát triển du lịch. Một xã hội văn minh, lịch sự, có những nét đẹp
trong phong tục tập quán cũng là yếu tốt hấp dẫn du khách do đó sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch. Đơi khi bản thân chế độ chính trị hiện tại cũng trở
thành đối tượng thăm viếng của du khách bởi họ muốn có những nhận xét khách quan
nhất về nó.
* Điều kiện kinh tế
Ngành du lịch của một quốc gia hay vùng phát triển tỉ lệ thuận với trình độ phát
triển kinh tế của quốc gia hay vùng đó. Thu nhập bình quân đầu người là chỉ số tác động
trực tiếp đến lượng nhu cầu trong du lịch. Các nhà kinh tế đã thống kê rằng ở các nước
có nền kinh tế phát triển, nếu thu nhập tăng lên 1% thì chi phí của nhân dân dành cho du
lịch tăng lên 1,5%. Mức thu nhập là nhân tố kinh tế quan trọng nhất ảnh hưởng tới nhu
cầu du lịch.
* Điều kiện giao thơng vận tải
Giao thơng du lịch có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển của ngành du
lịch. Sự phát triển của giao thông vận tải thể hiện trên hai mặt: Phát triển về số lượng
hình thành nhiều loại giao thông và sự tăng lên một cách nhanh chóng số lượng phương
tiện vận chuyển, tạo khả năng vận chuyển số lượng lớn du khách trên thế giới đi du lịch.
Phát triển về chất lượng của phương tiện giao thông vận tải tốc độ vận chuyển, đảm bảo
an toàn trong vận chuyển, đảm bảo tiện nghi trong vận chuyển, vận chuyển với giá rẻ.
* Chính sách phát triển du lịch
Chiến lược và chính sách phát triển du lịch của một quốc gia, vùng có ý nghĩa
cực kì quan trọng, nó tạo động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch. Chiến lược phát triển
du lịch xác định phương hướng phát triển du lịch dài ngày, đề cập đến những vấn đề
tổng thể của phát triển du lịch như chiến lược sản phẩm du lịch, chiến lược nâng cao
chất lượng các dịch vụ du lịch, chiến lược giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du
lịch, môi trường, chiến lược đầu tư du lịch, chiến lược giáo dục và đào tạo du lịch, chiến
lược thị trường du lịch.


* Thời gian rỗi


11

Các chuyến đi du lịch đều được thực hiện trong thời gian nhàn rỗi của con người
(ngày nghỉ cuối tuần, kì nghỉ phép, thời gian nghỉ lễ, thời gian rỗi trước và sau khi thực
hiện cơng vụ). Mặc dù, có khả năng chi tiêu, có nhu cầu, con người cũng khơng đi du
lịch được nếu khơng có thời gian rỗi.
* Sự sẵn sàng đón tiếp du khách
Các cơ sở vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng là toàn bộ phương tiện vật chất
tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu
cầu của du khách. Thành phần của cơ sở vật chất kĩ thuật bao gồm các cơ sở cơng trình
kĩ thuật thuộc ngành du lịch; các cơ sở, cơng trình thuộc ngành khác có tham gia vào
hoạt động du lịch như giao thông, thương nghiệp, dịch vụ công cộng; tài nguyên du lịch
là thành phần đặc biệt của cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, chúng cũng là phương tiện vật
chất để thỏa mãn nhu cầu của du khách.
Ngoài cơ sở vật chất - kỹ thuật, điều kiện kinh tế, tổ chức thì lực lượng lao động
cũng góp phần quan trọng trong việc đón tiếp khách. Bởi du lịch là một ngành sử dụng
lực lượng lao động to lớn. Trong du lịch bao gồm nhiều ngành nghề và trình độ chun
mơn hết sức khác nhau. Mặt khác, quá trình cung ứng dịch vụ du lịch là quá trình tiếp
xúc trực tiếp giữa khách hàng và nhân viên cung ứng, vì vậy thái độ và trình độ của
nhân viên sẽ quyết định chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh doanh.
Cho dù các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến sự phát triển kinh doanh du lịch thì tài
nguyên du lịch vẫn là yếu tố quan trọng, là cơ sở cho việc phát triển kinh doanh du lịch.
Đặc biệt, ngày nay xu hướng du lịch văn hoá đang phát triển mạnh, tài nguyên du lịch
văn hoá đang được khai thác triệt để. Vì vậy, khi khai thác tài nguyên du lịch, chúng ta
cần phải đảm bảo có một sự tương xứng giữa khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch
đồng thời bảo vệ môi trường.
1.1.4. Tác động của du lịch đến kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường

1.1.4.1. Tác động đến kinh tế
* Tác động tích cực
Du lịch phát triển sẽ góp phần làm tăng GDP và GNP cho nền kinh tế địa phương
làm du lịch. Khi du lịch quốc tế phát triển, khách du lịch mang ngoại tệ đến đổi và chi
tiêu ở khu du lịch để tiêu thụ các sản phẩm du lịch từ đó góp phần làm tăng tổng số tiền
trong cán cân thu chi của vùng và của đất nước du lịch, điều đó cũng có nghĩa là hoạt


12

động xuất khẩu tăng do đó góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, đồng thời
tăng GDP và GNP.
Du lịch phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của các địa phương làm du lịch. Du
lịch phát triển sẽ góp phần tạo cơng ăn việc làm cho cư dân địa phương, qua đó nâng
cao đời sống, nâng cao thu nhập cho họ và gia đình họ. Khơng những thế, thơng qua
cơng việc, qua giao lưu tiếp xúc trình độ văn hoá của con người ngày càng phát triển,
phong phú, nền văn hoá giữa các địa phương, các dân tộc được giao thoa học hỏi lẫn
nhau. Đối với các nhà sản xuất, kinh doanh thì du lịch phát triển sẽ góp phần tăng thu
nhập, tăng lợi nhuận, cịn đối với chính quyền sở tại thì du lịch phát triển sẽ góp phần
tăng thu nhập từ thuế, từ đó lại quay trở lại phát triển du lịch địa phương.
Du lịch phát triển sẽ góp phần kích thích đầu tư. Khi du lịch phát triển thu nhập
của các chủ thể sẽ tăng, từ đó họ quay trở lại đầu tư phát triển du lịch. Đối với chính
quyền sở tại, với Nhà nước thì đó là đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng. Đối với các doanh nghiệp thì đó là đầu tư mở rộng, đầu tư làm mới
các doanh nghiệp. Đối với cư dân địa phương thì đó là đầu tư phát triển các làng nghề
thủ công truyền thống, các phong tục tập quán,…
Du lịch phát triển góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Khi du lịch
phát triển nhu cầu hàng hố, dịch vụ tăng, từ đó địi hỏi phải có một lực lượng lao động
lớn, nhất là khi mà ngành du lịch là ngành kinh tế dịch vụ chỉ đáp ứng chủ yếu là du lịch
và thức ăn, do đó nó địi hỏi nhiều lao động và trong nhiều trường hợp khơng thể cơ giới

hố được như các ngành sản xuất vật chất khác. Do vậy, việc phát triển du lịch là tạo
thêm nhiều chỗ làm và tạo điều kiện tăng thu nhập cho nhân dân địa phương.
Du lịch quốc tế còn là phương tiện tuyên truyền và quảng cáo không mất tiền cho
đất nước du lịch chủ nhà. Khi khách đến du lịch, khách có điều kiện làm quen với một
số mặt hàng ở đó và mua các hàng hố ấy về nước mình. Theo cách này, du lịch quốc tế
góp phần tuyên truyền cho nền sản xuất của nước du lịch chủ nhà.
Du lịch tác động gián tiếp tạo hiệu quả số nhân trong du lịch. Du lịch phát triển,
tiêu dùng hàng hố, dịch vụ tăng qua đó tạo thu nhập cho các chủ thể trong nền kinh tế;
du lịch phát triển, nhu cầu tái sản xuất, đầu tư tăng qua đó tăng hiệu quả số nhân về vốn;
du lịch phát triển còn làm tăng nhu cầu lao động qua đó góp phần tăng hiệu quả số nhân
về lao động.
* Tác động tiêu cực


13

Bên cạnh các mặt tích cực đó sự phát triển của du lịch cũng có những mặt trái
gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế xã hội của nơi làm du lịch. Du lịch
phát triển, sẽ góp phần làm tăng số lượng tiền lưu thơng, qua đó làm cho đồng tiền mất
giá, từ đó dẫn đến lạm phát. Du lịch phát triển sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng
của cư dân địa phương nơi làm du lịch. Khi du lịch phát triển, các sản phẩm dịch vụ có
giá trị sử dụng cao, do đó cư dân địa phương phải sống với mức sống cao hơn so với
mức sống xã hội cho phép (chi phí trên một đơn vị sản phẩm lớn hơn mức cơ bản) và họ
phải phụ thuộc vào nhu cầu của khách du lịch từ nơi khác đến.
1.1.4.2. Tác động đến văn hoá - xã hội
* Tác động tích cực
Du lịch quốc tế phát triển góp phần mở rộng, củng cố các mối quan hệ kinh tế
quốc tế trên các hướng: Ký hợp đồng trao đổi khách giữa các nước, tham gia các tổ
chức quốc tế về du lịch, hợp tác quốc tế về giao thông, vận chuyển khách trong du lịch,
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng, phát triển, tuyên truyền, quảng bá du lịch. Du

lịch góp phần phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống cho người dân. Trong một
chừng mực nào đó, du lịch có tác động hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng
lao động của con người, nhất là đối với các bệnh như tim mạch, thần kinh,… du lịch rất
có hiệu quả.
Trong thời gian đi du lịch, khách thường sử dụng các dịch vụ, hàng hoá và
thường tiếp xúc với cư dân địa phương. Thơng qua các cuộc giao tiếp đó, trình độ văn
hóa của khách và người bản xứ được nâng cao, đồng thời giúp họ xích lại gần nhau hơn,
đoàn kết hơn và làm phong phú thêm khả năng thẩm mỹ của con người khi họ được
tham quan các kho tàng, các danh thắng,… của đất nước. Du lịch phát triển góp phần
khai thác, bảo tồn các di sản văn hố dân tộc, góp phần bảo vệ, tơn tạo và phát triển mơi
trường tự nhiên.
Du lịch quốc tế có vai trò quan trọng trong việc giáo dục tinh thần quốc tế, cho
các dân tộc, làm cho mọi người gần gũi nhau hơn, góp phần bình thường hố quan hệ
quốc tế, góp phần cũng cố hồ bình quốc tế và tăng thêm tình hữu nghị giữa các dân tộc
anh em.

* Tác động tiêu cực


14

Du lịch phát triển cũng có thể tác động khơng tốt đến văn hoá - xã hội, nhất là
thuần phong mỹ tục của dân tộc. Do nhìn nhận đạo đức khác nhau, một số du khách
không thấy hành động, cử chỉ, cách ăn mặc của mình là khơng phù hợp với phong tục,
truyền thống của cư dân nơi du lịch. Sự học hỏi theo mốt của một bộ phận cư dân bản
xứ, đặc biệt là giới thanh thiếu niên. Không những thế, khi du lịch phát triển, vì mục
đích kinh tế trước mắt, các hoạt động văn hoá, tinh thần được trình diễn một cách thiếu
tự nhiên hoặc chuyên nghiệp, hoặc mang ra làm trò cười cho du khách.
Du lịch phát triển, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, mại dâm,… lan tràn
nhanh chóng, gây ảnh hưởng tới trật tự, an ninh nơi làm du lịch. Du lịch là con đường

mà các thế lực phản động thường hay sử dụng để tuyên truyền, kích động. Đội lốt du
khách chúng thâm nhập sâu vào nước đến để móc nối xây dựng cơ sở.
1.1.4.3. Tác động đến môi trường
* Tác động tích cực
Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu
các nguồn tài nguyên và môi trường. Biểu hiện rõ rệt nhất của hoạt động du lịch là vấn
đề bảo tồn mơi trường. Du lịch góp phần tích cực vào việc bảo vệ tồn các vườn quốc
gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng văn hóa - lịch sử - mơi trường, tu bổ, bảo vệ
hệ thống đền đài lịch sử kiến trúc mỹ thuật.
Du lịch góp phần tích cực tu sửa phát triển cảnh quan đô thị, cảnh quan tại các
điểm du lịch như tu sửa nhà cửa cũ thành những cơ sở du lịch mới, cải thiện môi trường
cho cả du khách và cư dân địa phương bằng cách gia tăng phương tiện vệ sinh, cung cấp
nước, đường sá, thông tin, năng lượng, nhà cửa đưa đến sự kiểm soát ở các điểm du lịch
nhằm bảo vệ môi trường.
* Tác động tiêu cực
Cường độ hoạt động du lịch ở một vùng, một địa phương càng mạnh thì tác động
mơi trường càng lớn và dẫn đến sự xung đột giữa du lịch và môi trường. Tác động tiêu
cực thể hiện trên các mặt sau: Gia tăng mức độ tắc nghẽn giao thông, gia tăng ô nhiễm
không khí, nước, tiếng ồn, thay đổi cảnh quan thiên nhiên và sự thay đổi sự qn bình
mơi sinh đối với môi trường sống của sinh vật, gia tăng chi phí ngăn ngừa, tắc nghẽn
giao thơng và ơ nhiễm ở địa phương, chi phí tạo ra các khu vực bảo tồn trên lãnh thổ
của khu nghỉ dưỡng, chi phí thực hiện các dự án cải thiện, chi phí thực hiện việc bảo
tồn, lịch sử và văn hóa.


15

Tóm lại, với những gì du lịch làm được cho kinh tế văn hóa xã hội sẽ là nền tảng
để du lịch ngày càng phát triển hơn. Tuy nhiên, nó cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ tới
mơi trường, vì vậy, việc khai thác và bảo vệ môi trường phải luôn luôn gắn liền với

nhau. Hai vấn đề này tác động qua lại lẫn nhau và đều nhằm mục đích làm giàu đẹp cho
đất nước.
1.2. Khái quát về lễ hội
1.2.1. Khái niệm lễ hội
1.2.1.1. Khái niệm “lễ”
“Lễ” theo từ điển tiếng Việt là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ
niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó. Trong thực tế “lễ” có nhiều ý nghĩa và một
lịch sử hình thành khá phức tạp. Chữ “lễ” được hình thành và biết tới từ thời nhà Chu
(thế kỷ XII trước công nguyên). Lúc đầu chữ “lễ” được hiểu là lễ vật của các gia đình
quý tộc, nhà Chu cúng tế thần tổ tông gọi là tế lễ. Dần dần, chữ “lễ” được mở rộng
nghĩa là hình thức, phép tắc để phân biệt trên, dưới, sang, hèn, thứ bậc lớn nhỏ thân sơ
trong xã hội khi đã phân hoá thành đẳng cấp. Cuối cùng khi xã hội đã phát triển thì ý
nghĩa của “lễ” càng được mở rộng như lễ Thành hoàng, lễ Gia tiên, lễ cầu an, lễ cầu
mưa,…
Do ngày càng mở rộng phạm vi nên đến đây “lễ” đã mang ý nghĩa bao quát mọi
nghi thức ứng xử của con người với tự nhiên và xã hội. Như vậy, ta có thể đi đến một
khái niệm chung: “Lễ” là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lịng tơn kính
của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người
trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.
1.2.1.2. Khái niệm “hội”
“Hội’’ là đám vui đông người gồm hai đặc điểm là đông người, tập trung trong
một địa điểm và vui chơi với nhau. Nhưng nếu chỉ có vậy nhiều khi chưa thành “ hội”
phải bao gồm các yếu tố sau đây mới đủ ý nghĩa của nó: (1) “hội” phải được tổ chưc
nhân dịp kỷ niệm một sự kiện quan trọng nào đó liên quan đến bản làng, cộng đồng dân
tộc, (2) “hội” đem lại lợi ích tinh thần cho mọi thành viên của cộng đồng. “Hội” có
nhiều trị vui náo nhiệt như câu ca dao đã từng ví “vui xem hát, nhạt xem bơi, tả tơi xem
hội”. Đây là sự cộng cảm cần thiết của phương diện tâm lý sau những ngày tháng lao
động vất vả với những khó khăn trong cc sống hàng ngày mà ai cũng phải trải qua.
Đến với “hội” mọi người sẽ được giải toả thăng bằng trở lại.



16

Như vậy, khái niệm “hội” được tập trung lại như sau: “Hội” là sinh hoạt văn hố
tơn giáo nghệ thuật của cộng đồng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, sự tồn tại và phát
triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân hạnh phúc cho từng dòng họ, từng
gia đình. Sự sinh sơi nảy nở của gia súc, sự bội thu của những mùa màng mà bao đời
nay đã quy tụ vào niềm mơ ước chung với 4 chữ “Nhân - Khang - Vật - Thịnh”.
1.2.1.3. Mối quan hệ giữa “lễ” và “hội”
Qua các lễ hội truyền thống Việt Nam ta có thể rút ra được mối quan hệ khăng
khít giữa lễ và hội. Trong thưc tế, giữa lễ và hội có mối quan hệ khó tách rời, chúng
ln hồ quyện với nhau. Nếu chỉ có hội mà khơng có lễ thì mất vẻ cung kính trang
nghiêm và ngược lại nếu chỉ có lễ mà khơng có hội thì khơng cịn vui nữa. Vì vậy, mối
quan hệ giữa lễ và hội là không thể tách rời, chúng hoà quyện đan xen vào nhau.
Trên cơ sở ấy chúng ta nhận thấy rằng người nông dân Viêt Nam đã sáng tạo lễ
hội như cuộc sống thứ hai của mình, đó là cuộc sống hội hè đình đám sống động đậm
màu sắc dân gian. Phần cuộc sống đó thuộc về những ước mơ, những khát vọng hướng
tới cái Chân - Thiện - Mỹ. Ở đó cái đẹp của cuộc sống thực được bộc lộ hết mình trong
sự hồ hợp giữa con người với tự nhiên, sự ngưỡng mộ, tri âm với các lực lượng thần
thánh siêu nhiên đã có cơng xây dựng và bảo vệ làng bản. Vì thế lễ hội mang tính nhân
văn sâu sắc đem lại niềm hy vọng cho con người, mà con người thì khơng bao giờ lại
không cần thiết tin và hy vọng.
Như vậy, chúng ta thấy lễ và hội có mối quan hệ chặt chẽ khăng khít với nhau.
Chúng ln song hành và cùng tồn tại với nhau. Ở đâu có lễ thì ở đó có hội và ngược
lại.
1.2.2. Phân loại lễ hội
Có nhiều cách để phân loại lễ hội, ở mỗi tiêu chí khác nhau thì phân loại lễ hội
khác nhau. Dưới góc độ xã hội người ta chia lễ hội thành lễ hội mang tính chất quốc gia,
dân tộc hay quốc tế. Năm 1989, Đinh Gia Khánh căn cứ vào tính chất tơn giáo chia lễ
hội thành hai loại đó là lễ hội tôn giáo hay không tôn giáo. Lễ hội cũng có thể chia thành

3 loại đó là: Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong quan hệ với môi trường tự nhiên (lễ
hội cầu mưa, hội xuống đồng, hội cơm mới, hội đua ghe,...); lễ hội liên quan đến cuộc
sống trong quan hệ với môi trường xã hội (kỷ niệm các anh hùng dựng nước, giữ nước hội Đền Gióng, hội Đền Hùng, hội đền Hai Bà Trưng, hội Tây Sơn, hội Đống Đa,...); lễ
hội liên quan đến đời sống cộng đồng hay các lễ hội tôn giáo và văn hóa (hội chùa
Hương, hội chùa Thày, hội Phủ Giày, hội núi Bà Đen, lễ hội La Vang, Phục sinh,...).


17

Để phân chia lễ hội, người ta dựa vào nhiều căn cứ khác nhau. Dưới là cách phân
loại lễ hội theo mục đích tổ chức và thời gian hình thành, phát triển của lễ hội.
1.2.2.1. Căn cứ theo mục đích tổ chức
Ở nước ta lễ hội là sinh hoạt văn hố vơ cùng phong phú và đa dạng mà lại
thường đan xen hoà lẫn vào nhau về cả nội dung lẫn hình thức. Vì vậy, việc phân loại lễ
hội càng trở nên cần thiết trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu. Thường người ta chia lễ
hội làm 5 loại: Lễ hội nông nghiệp, lễ hội phồn thực giao duyên, lễ hội văn nghệ, lễ hội
thi tài, lễ hội lịch sử.
Theo tác giả Hoàng Lương trong cuốn “Lễ hội truyền thống của các dân tộc
thiểu số ở miền Bắc Việt Nam” đã phân lễ hội ra làm 2 loại chính: Lễ hội liên quan đến
tín ngưỡng cầu mùa; lễ hội tưởng nhớ người có cơng với dân tộc.
Lễ hội liên quan đến tín ngưỡng cầu mùa: Đây là loại lễ hội phổ biến nhất ở các
dân tộc. Nội dung lễ hội được thể hiện một cách sinh động ở các nghi thức: Lễ thức liên
quan đến chu trình sản xuất nơng nghiệp; lễ thức cầu đảo; lễ rước thờ cúng hồn lúa;…
Những lễ hội trên đều mang tính chất tín ngưỡng cầu mùa mong sao mùa màng “phong
đăng hoà cốc”, người an vật thịnh, ngành nghề phát triển.
Lễ hội liên quan đến việc tưởng niệm công lao các vị danh nhân văn hố, anh
hùng dân tộc, các vị thành hồng và các chư vị thánh phật. Loại lễ hội này đều thờ cúng
di tích liên quan đến các vị nhiên thần và nhân thần đã có cơng khai sơn phá thạch, xây
dựng gìn giữ bảo vệ làng xóm và các chư vị thần phật có cơng khai minh, khai mang
đền chùa giúp dân diệt ác trừ tà, bảo vệ cái thiện.

1.2.2.2. Căn cứ vào thời gian hình thành và phát triển của lễ hội
Hiện nay, mỗi khi nhắc đến lễ hội ở nước ta mọi người đều nghĩ ngay đến các lễ
hội truyền thống đã có từ xa xưa. Tuy nhiên, khi phân loại lễ hội theo thời gian hình
thành và phát triển của xã hội người Việt thì người ta chia ra thành lễ hội truyền thống
và lễ hội hiện đại.
Lễ hội truyền thống là loại lễ hội sinh hoạt văn hoá sản phẩm tinh thần của con
người, là dịp con người được trở về với cội nguồn tự nhiên hay cội nguồn dân tộc đều
mang ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam. Đến với lễ hội truyền
thống, con người sẽ thấy mực thước hơn, sống thoải mái hơn, cảm thấy mọi khó khăn
ngày thường tan biến hết. Đây là không gian linh thiêng mọi người có thể cầu mong
những điều may mắn, mong cuộc sống ấm no hạnh phúc.


18

Lễ hội hiện đại là loại lễ hội mang tính kinh tế thương mại cao, thông thường
nội dung gắn với các nhân vật lịch sử, liên quan dến cách mạng và kháng chiến, là các
cuộc cho liên hoan du lịch triển lãm. Lễ hội hiện đại ra đời vào thời gian cách mạnh
tháng Tám năm 1945. Chủ yếu gắn liền với nhân vật và sự kiện lịch sử liên quan đến
cách mạng: Ngày 2 tháng 9 (quốc khánh), ngày 30 tháng 4 (giải phóng miền nam). Lễ
hội văn hố thể thao, liên hoan du lịch, hội chợ là những hình thức của lễ hội hiện đại.
Đây là những hoạt động mang tính kinh tế gắn với việc phát triển kinh tế của vùng miền
hay ngành nghề mục đích chủ yếu là khuyếch trương quảng bá sản phẩm, hình ảnh,
thương hiệu và tôn vinh những giá trị của làng nghề, những lễ hội này phản ánh nhu cầu
và xu thế phát triển của thời đại mới. Qua đó lễ hội tạo ra những cơ hội mới, kí kết hợp
đồng kinh tế và nhận biết được xu thế phát triển của xã hội từ đó định hướng phát triển
lễ hội cho phù hợp.
1.2.3. Chức năng, vai trò và tác động của lễ hội
1.2.3.1. Chức năng của lễ hội
Trong các nền văn hóa ở các không gian và thời gian khác nhau, luôn có một

biểu thị chung, mang tính nhân loại: Lễ hội truyền thống. Sinh thành trong các lễ hội cổ
truyền, các lễ hội truyền thống trải qua nhiều biến thiên lịch sử và vẫn tồn tại bền vững
trong các xã hội hiện đại. Tính bền vững ấy của lễ hội được lí giải bằng nhiều lí lẽ khác
nhau, trong đó các lí giải theo quan điểm chức năng luận dường như có sức thuyết phục
hơn cả.
Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã tập trung vào hướng phân tích
này, tuy nhiên vẫn chưa có sự thống nhất cao về số lượng cũng như tính chất của chức
năng lễ hội cổ truyền. Về số lượng, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, lễ hội cổ truyền có
hai chức năng, có người chia thành ba chức năng. Về tính chất, các ý kiến cũng cịn rất
khác nhau. Một cách tổng quan, có thể liệt kê những ý kiến khác nhau ấy về chức năng
của lễ hội truyền thống thành những chức năng sau: Củng cố những mối liên hệ giữa các
nhóm, khẳng định tinh thần cộng đồng; khẳng định trình độ văn hóa của một cộng đồng
và giao lưu văn hóa trên quy mô xã hội; phản ánh và bảo lưu truyền thống; tuyên truyền
giáo dục; hưởng thụ và giải trí; đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần; nhận thức xã hội;
chức năng tâm linh; nhận thức cộng cảm.
Tóm lại, lễ hội là phương thức toàn diện để đối tượng hóa, hiện thực hóa hệ giá
trị cộng đồng thơng qua sự thực hành những nghi thức trong lễ và những khn mẫu
ứng xử ngồi lễ như những cuộc ăn uống vui chơi. Cuộc sống ln có những biến động


19

thay đổi, lễ hội cũng vậy luôn biến đổi để thích ứng với cuộc sống. Tuy nhiên, lễ hội sẽ
khơng mất đi bởi lễ hội có chức năng đặc thù thỏa mãn được nhu cầu văn hóa tổng hợp
của cộng đồng và phù hợp với nhu cầu cố kết của bất cứ cộng đồng nào, trong bất kì
hồn cảnh nào.
1.2.3.2. Vai trị của lễ hội
Lễ hội có nhiều ý nghĩa to lớn, lễ hội thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ của
người dân đối với thế giới đã khuất. Thông qua lễ hội con người tưởng nhớ tới công
đức, ông bà tổ tiên thông qua việc thờ cúng. Lễ hội cũng là địa điểm để mọi người thi

thố tài năng, nơi đó có nhiều trị chơi dân gian như: Đua thuyền, đánh đu, ném còn, hát
giao duyên, hát đối đáp, hát bài chịi, đánh cờ người,… chính những trị chơi dân gian
này tạo điều kiện để người dân gần gũi nhau hơn, hiểu nhau và cùng nhau tham gia tích
cực để dành chiến thắng trong các trị chơi.
Lễ hội quả thật là một điểm văn hoá sống, một bảo tàng sống của người Việt từ
cổ đại đến nay, có tác dụng bảo lưu phát triển bản sắc văn hoá. Đối với mỗi người, lễ
hội trở nên thân thiết, là nỗi nhớ thiêng liêng, mãnh liệt, là nơi con người kì thác mọi
niềm vui, nỗi buồn. Đây cịn là biểu hiện giá trị của một cộng đồng: Thông qua vui chơi,
con người lấy lại thăng bằng sau những khó khăn lo toan của cuộc sống thường nhật;
sức cố kết của lễ hội đã làm xoa dịu những đố kị, có khi cả những hận thù diễn ra trong
những quan hệ hàng ngày; lễ hội là dịp để hoàn thiện các chủng loại văn hoá; là dịp để
con người vươn lên đời sống văn hoá cao hơn và bộc lộ hết tinh hoa của mình. Lễ hội
cịn là nơi nhắc nhở người ta sống trật tự, mực thước góp phần làm cho cuộc sống tốt
đẹp hơn. Là nơi thể hiện năng khiếu thẩm mĩ của cộng đồng, tất cả phải được chuẩn bị
hết sức chu đáo. Đồng thời cũng khuyến khích tài năng lao động và vui chơi, đề cao cái
cao cả, cái bi, cái hài của cuộc sống.
Như vậy, chúng ta thấy rằng vai trò của lễ hội rất quan trọng, không chỉ trong đời
sống hàng ngày, thể hiện ý nghĩa văn hố mà nó cịn là một trong những khuôn mẫu
chuẩn mực để con người noi theo. Muốn cho lễ hội nước ta mãi giữ được bản sắc chúng
ta cần khắc phục một số mặt tiêu cực như thương mại hố các hoạt động mê tín dị đoan,
tệ nạn đánh bạc tập quán lạc hậu,…
1.2.3.3. Tác động của lễ hội
* Đối với kinh tế.


20

Ngày nay khi xã hội phát triển, đời sống con người được nâng cao thì du lịch trở
thành quan trọng nhất trong ngoại thương nền kinh tế mở cửa và là một hiện tượng kinh
tế phổ biến. Đối với một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng trong

ngoại thương. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn hàng đầu. Đặc biệt du lich lễ hội làm cho nền kinh tế tăng trưởng khá cao, tạo sự
thu hút cho khách đi du lịch.
Lễ hội cũng góp phần làm cho cuộc sống của người dân được cải thiện. Vào mùa
hội những mặt hàng dịch vụ được tăng lên cao tạo điều kiện cho người dân xố đói
giảm nghèo, khơng những vậy, lễ hội còn tác động đến du lịch. Lễ hội là loại kinh tế
mở, nó vừa giới thiệu quảng bá được những chương trình du lịch hấp dẫn với du khách,
tạo sự giao lưu đan xen giữa các vùng miền góp phần làm cho kinh tế phát triển hơn nữa
làm giàu cho kho tàng văn hoá, bản sắc dân tộc, tăng doanh thu cho các công ty du lịch.
Lễ hội thay đổi diện mạo của các điểm du lịch, xóa đi sự nhàm chán đơn điệu của các
điểm du lịch. Hoạt động này còn là nơi trưng bày và trình diễn các sản phẩm truyền
thống của địa phương người ta gọi là kinh tế xuất khẩu tại chỗ, tạo điều kiện tốt để kinh
doanh, là cơ hội để đón nhiều đối tượng khách từ nhiều vùng miền cả nước, tạo tăng
doanh thu cho địa phương đó và cũng làm cho đất nước đó phát triển.
* Đối với chính trị - xã hội
Mặt khác, lễ hội mang tính đối ngoại, là nơi giao lưu tình bạn giữa các nước nên
góp phần làm cho đất nước ổn định. Ví dụ, Thánh Gióng mặc dù chỉ là sự biểu tượng
huyền thoại nhưng sự nghiệp đánh giặc của Gióng là sự nghiệp của cả nước, khơi gợi lại
niềm tự hào của cả dân tộc đã từng có thời kì anh hùng chống lại giặc ngoại xâm. Hơn
nữa, mở hội Gióng là đề cao khát khao ước mơ mong có sức mạnh phi thường để chiến
thắng mọi kẻ thù. Sức mạnh đó thực ra là sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân cũng
như sức mạnh của chính trị - xã hội trong thời bình.
Lễ hội cịn ảnh hưởng đến xã hội vì giá trị xã hội thể hiện ở cộng đồng, qua lễ
hội đã thể hiện được cuộc sống mực thước, mọi người hướng thiện và sống khoan dung
hơn, cao thượng hơn và sự nhân đạo của nhân dân ta. Nếu không có lễ hội, xã hội ít đi
tính cộng đồng, con người ít quan tâm và sống ít kỷ hơn. Chính vì vậy, lễ hội ảnh hưởng
lớn đến chính trị - xã hội.
* Đối với văn hoá



21

Lễ hội là một cơng cụ văn hố đa năng để giới thiệu những cái hay cái đẹp của
đất nước con người trong thời đại mới. Lễ hội ảnh hưởng lớn đến văn hố vì khi đến lễ
hội con người sẽ sống hịa đồng hơn, vui vẻ hơn, nói năng lịch sự hơn.
Trong lễ hội, người ta thường khai thác giá trị truyền thống, văn hóa ẩm thực, thủ
cơng mĩ nghệ nên các văn hố của lễ hội góp phần làm cho lễ hội phong phú hơn, hấp
dẫn hơn. Đặc biệt, khi tham gia lễ hội du khách có dịp tham gia các trò chơi dân gian,
họ gặp gỡ giao lưu các nền văn hố với nhau. Thơng qua nghi thức cúng tế, dâng hương,
rước kiệu, du khách có thể hiểu được nét văn hố đặc sắc góp phần làm giàu vốn tri thức
của họ.
1.3. Mối quan hệ giữa lễ hội và du lịch
1.3.1. Tác động của lễ hội đến du lịch
Trong điều luật 79 của luật du lịch Việt Nam đã xác định rõ, Nhà nước tổ chức
hoạt động hướng dẫn du lịch xúc tiến du lịch với các nội dung tuyên truyền giao tiếp
rộng rãi về đất nước, con người Việt Nam, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,… Do
đó, lễ hội sẽ làm cho du lịch phát triển hơn, lễ hội làm cho du lịch trở nên hấp dẫn tạo
cho số lượng khách đông hơn. Du khách đến lễ hội đông kéo theo những nhu cầu khác
nhau, khi đó những mặt hàng ngành du lịch tăng lên.
Bản chất của du lịch Việt Nam là du lịch văn hoá, du lịch Việt Nam muốn phát
triển tất yếu phải khai thác sử dụng giá trị văn hoá truyền thống, cách tân và hiện đại
hoá sao cho phù hợp hiệu quả, trong đó có kho tàng lễ hội truyền thống. Đây là một
thành tố đặc sắc văn hoá Việt Nam cho nên phát triển du lịch lễ hội chính là lễ hội sử
dụng ưu thế của du lịch Việt Nam trong việc thu hút và phục vụ khách du lịch. Mùa lễ
hội cũng là mùa du lịch tạo nên hình thức du lịch lễ hội mang bản sắc văn hóa dân tộc
được thể hiện qua các sắc thái văn hoá các địa phương, vùng miền phong phú đặc sắc.

1.3.2. Tác động của du lịch đến lễ hội
Lễ hội và du lịch ln ln có sự tác động qua lại với nhau và cùng nhau phát
triển làm hoàn thiện hơn ngành du lịch. Trước hết, hoạt động du lịch có nhiều tác động



22

tích cực đối với lễ hội. Du lịch có những đặc trưng riêng làm cải biến hay làm hấp dẫn
hơn lễ hội truyền thống. Du lịch mang đến nguồn lợi kinh tế cao cho các địa phương có
lễ hội, du lịch tạo việc làm cho người dân địa phương thông qua dịch vụ như: Vận
chuyển khách, bán hàng hoá, đồ lưu niệm,… Nhân dân vùng có lễ hội vừa quảng bá
hình ảnh văn hố về đời sống mọi mặt của địa phương mình, vừa có dịp giao lưu, học
hỏi tinh hoa văn hoá đem đến từ du khách.
Bên cạnh những tác động tích cực cịn có những tác động tiêu cực của du lịch đối
với lễ hội. Với thời gian và không gian hữu hạn của các lễ hội truyền thống vốn chỉ phù
hợp với điều kiện riêng của các địa phương, thực tế, khi khách du lịch tới đông sẽ ảnh
hưởng thay đổi, đôi khi đảo lộn các hoạt động bình thường của địa phương nơi có lễ
hội.
Hoạt động du lịch với những đặc thù riêng của nó làm biến dạng các lễ hội
truyền thống. Vì lễ hội truyền thống có đặc tính mở thì vẫn cịn những hạn chế nhất định
về điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội cổ truyền. Nay hoạt động du lịch mang tính liên
chất, liên ngành, liên vùng, xã hội hoá cao,… sẽ làm mất đi sự cân bằng dẫn đến phá vỡ
các khn mẫu truyền thống của địa phương trong q trình diễn ra lễ hội. Hiện tượng
thương mại hoá các hoạt động lễ hội như: Lừa đảo, bắt chẹt khách để thu lợi nhuận tạo
hình ảnh xấu làm cho du khách có cảm giác hụt hẫng trước một khơng gian linh thiêng
mà tính tơn nghiêm vẫn chưa được kiểm sốt chặt chẽ, làm cho khách đi mà không
muốn quay lại lần sau. Du khách đến với lễ hội kéo theo những nhu cầu mất cân đối
trong quan hệ cung cầu dẫn đến tình trạng ơ nhiễm mơi trường sinh thái nhân văn. Bản
sắc văn hố của vùng miền có nguy cơ bị “mờ” do kết quả của sự giao thoa văn hố
thiếu lành mạnh khơng thể tránh khỏi đem đến từ một bộ phận du khách.


23


CHƯƠNG 2: LỄ HỘI Ở HUYỆN THỌ XUÂN - THANH HÓA
2.1. Huyện Thọ Xuân và tiềm năng du lịch
2.1.1. Khái quát huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Huyện Thọ Xuân, nằm về phía tây bắc thành phố Thanh Hóa, với tọa độ địa lý
19050’ bắc và 105025’ - 105030’ đơng. Phía tây bắc giáp huyện Ngọc Lặc, nam giáp
huyện Triệu Sơn, tây giáp Thường Xuân, đông - đông bắc giáp Yên Định, đông - đơng
nam giáp Thiệu Hóa. Với diện tích tự nhiên là 30.035 ha, hiện nay tồn huyện có 38 xã
và 3 thị trấn trực thuộc đơn vị hành chính cấp huyện.
Ở vào vị trí cửa ngõ nối liền đồng bằng với trung du miền núi, lại có dịng sơng
Chu - con sông lớn thứ hai của tỉnh đi qua từ đầu cho đến cuối huyện, có sân bay quân
sự Sao Vàng, có đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 47 chạy qua, Thọ Xuân đã thực sự trở
thành vùng đất mở, rất thuận lợi cho việc hội nhập, giao lưu với tất cả các vùng miền
trong và ngoài tỉnh. Từ Thọ Xuân cũng có đường qua vào Nghệ An, rồi từ Thọ Xuân
cũng qua đất bạn Lào,… nếu theo đường sông Chu gặp sông Mã ở ngã ba Giàng, chúng
ta có thể đến được hầu khắp các vùng trong và ngồi tỉnh.
Chính vì có vị trí địa lý đặc biệt như vậy, đã tạo cho huyện Thọ Xuân nhiều thế
mạnh và sắc thái riêng mà nhiều vùng đất khơng có. Vị trí đó đã tạo ra bản sắc văn hóa
riêng có của huyện và đây cũng là thế mạnh để Thọ Xuân phát triển kinh tế. Trong suốt
trường kì lịch sử, vùng đất của “thiên thời - địa lợi - nhân hòa” này đã trở thành điểm
hẹn lý tưởng để các dòng người từ nơi khác đổ về, khai thác lập nghiệp, sinh tồn và phát
triển thành một huyện Thọ Xn giàu đẹp như hơm nay.
* Địa hình
Là huyện đồng bằng nối liền miền núi và trung du, địa hình của Thọ Xn có thể
chia thành hai dạng địa hình cơ bản, đó là vùng trung du đồi núi thấp và vùng đồng bằng
rộng lớn tiêu biểu của xứ Thanh.
Vùng trung du gồm 13 xã nằm về phía Tây Bắc và Tây Nam của huyện. Đây là
vùng đồi thoải có độ cao từ 15 - 150m, thích hợp cho việc trồng các loại cây công

nghiệp, cây ăn quả, lâm nghiệp,… Vùng đồng bằng: Gồm 27 xã, 1 thị trấn nằm hai phía
tả và hữu ngạn sơng Chu, có độ cao từ 6m - 17m. Vùng này được chia thành 2 tiểu


24

vùng: Tiểu vùng hữu ngạn sông Chu và tiểu vùng tả ngạn sơng Chu. Địa hình Thọ Xn
đa dạng có tác động lớn đến việc bố trí khu dân cư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bố
trí vùng chuyên canh và thâm canh lớn, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, tạo tiền đề
cho phát huy lợi thế, phát triển nền kinh tế phong phú, đa dạng.
* Khí hậu
Là vùng tiếp giáp giữa hai nền khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ và khu IV cũ, là sự
nối tiếp giữa đồng bằng với trung du miền núi, nền khí hậu của huyện Thọ Xuân vẫn là
nền khí hậu của khu vực nhiệt đới gió mùa. Nhưng ngồi những yếu tố chung, khí hậu ở
đây vẫn có những yếu tố khác biệt, đặc thù riêng. Nhiệt độ khơng khí bình quân năm
23,40C; nhiệt độ cao tuyệt đối 41,10C; thấp tuyệt đối 4,10C. Biên độ nhiệt ngày - đêm
6,60C. Độ ẩm khơng khí bình qn 86%. Lượng mưa bình qn 1.642mm, năm cao nhất
2.947mm, năm thấp nhất 1.459mm. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm 1.680 giờ.
Số ngày có sương mù trong năm tập trung vào các tháng 11 và 12, từ 6 - 8 ngày, sương
mù xuất hiện làm tăng độ ẩm khơng khí và đất.
* Thuỷ văn - Sơng ngịi
Thọ Xn nằm trong vùng thuỷ văn sơng Chu, có 3 con sơng chảy qua: sơng
Chu, sơng Hồng, sơng Cầu Chày.
Sông Chu: Bắt nguồn từ Mường Sang, cách Sầm Nưa (Lào) 15km. Tồn bộ
chiều dài sơng 270km, diện tích lưu vực 7500km2; phần chảy qua huyện Thọ Xuân dài
29,4km. Lượng nguồn có độ dốc lớn, lịng sơng sâu, bề ngang sơng hẹp, dịng chảy uốn
khúc, bắt nguồn từ những vùng núi trọc cao, làm cho nước sông không ổn định giữa
mùa mưa và mùa khô cạn.
Sông Cầu Chày: Bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc, chảy qua 2
huyện Thọ Xuân và Yên Điên Định có chiều dài 87km, diện tích lưu vực 551 km 2, trong

đó, đoạn chảy qua địa phận huyện Thọ Xn 24km.
Sơng Hồng (hay cịn gọi là sơng Nhà Lê): Bắt nguồn từ dãy núi phía Tây nơng
trường Sao Vàng, chiều dài 81km, diện tích lưu vực 105km, lưu lượng lũ lớn nhất
76,5m3/s, lưu lượng kiệt 0,1m3/s. Lịng sơng quanh co uốn khúc, sông ngắn nên lũ tập
trung khá nhanh dễ gây ngập úng.
Nhìn chung, hệ thống sơng ngịi ở Thọ Xn rất phong phú, có nước quanh năm.
Tổng lượng nước trên các sơng đều lớn, khả năng lợi dụng nước nguồn cịn nhiều tiềm


25

năng như đập Bái Thượng (ở Sông Chu), đập Cầu Nha (ở sơng Cầu Chày). Bên cạnh đó,
trên địa bàn huyện cịn có nhiều hồ, ao nằm phân tán rải rác.
* Rừng và tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên rừng của Thọ Xuân chủ yếu là rừng trồng mới được khôi phục, động
vật hầu như khơng có. Kết quả kiểm tra rừng năm 2008, Thọ Xuân có 2.799,62ha rừng,
trong đó đất rừng sản xuất là 2672,84ha, đất rừng phòng hộ 107,78ha, đất rừng đặc
dụng 19,0ha. Trữ lượng rừng 12.391m3 trong đó: Bạch đàn 9349m3, xà cừ và lim 468m3
và gần 100 triệu cây tre, nứa, luồng có cấp tuổi 2 năm.
Khống sản ở Thọ Xuân, chủ yếu là khoáng sản phi kim loại như: Đá vôi, đá xây
dựng tập chung ở các xã Thọ Lâm, Xuân Phú, Xuân Thắng, Xuân Châu. Ngồi ra cịn có
đá, sỏi, cát xây dựng tập trung ở các xã ven sông Chu và đất sét làm gạch ngói ở nhiều
xã trong huyện. Tài ngun khống sản ở Thọ Xuân tuy không phong phú và đa dạng về
loại hình so với những vùng đất khác, nhưng khống sản ở Thọ Xuân vẫn là nguồn lực
quan trọng và to lớn để tận dụng khai thác trong vùng.
Tóm lại, với các yếu tố cơ bản của vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã trình bày
ở trên, chúng ta thấy Thọ Xuân có đủ những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế
nông - lâm nghiệp và du lịch theo hướng hiện đại hóa một cách tồn diện, bền vững.
Mặc dù cịn có những khó khăn bất cập, song bằng sự phấn đấu bền bỉ, kiên trì, với nghị
lực phi thường cộng với sự thơng minh sáng tạo và năng động, lãnh đạo và người dân

huyện Thọ Xuân đang phấn đấu đưa huyện phát triển ngày một giàu đẹp hơn trên tất cả
các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phịng.
2.1.1.2. Lịch sử hình thành huyện
Nhìn trên bản đồ huyện Thọ Xuân ngày nay, xét về phạm vi cương vực lãnh thổ,
về cơ bản vùng đất Thọ Xuân hiện tại vốn là đất của huyện Lôi Dương thuộc phủ Thọ
Xuân (năm Minh Mệnh thứ 2 - 1821) và một phần huyện Thụy Nguyên. Về tên huyện
Thọ Xuân, thấy xuất hiện trong cơ cấu tổ chức hành chính dưới thời Lê Sơ. Sau nhiều
lần tách nhập địa chính, từ năm 1945, tên huyện Thọ Xuân được gọi như ngày nay.
Là một vùng đất có lịch sử phát triển lâu đời, vì vậy ngay từ rất sớm Thọ Xuân
đã là vùng đất thuận lợi cho sự cư trú của con người, không những thế đây còn là nơi
được các nhà khảo cổ phát hiện sự ẩn chứa nhiều tầng văn hóa.
Qua nghiên cứu của các nhà khoa học, dấu vết của Văn hóa Sơn Vi đã được xác
định trên vùng đất Thọ Xuân ngày nay. Trên các đồi gị thấp thuộc các xã phía bắc sông


×