Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Khảo sát nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong sách giáo khoa tiếng việt lớp 4, 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.39 KB, 68 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON
----------

TRẦN THỊ MỸ LINH

Khảo sát nội dung tích hợp giáo dục
bảo vệ mơi trường trong sách giáo
khoa Tiếng việt lớp 4,5

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thực trạng mơi trường đang ngày càng trở thành vấn đề nóng của tồn xã
hội. Kinh tế ngày càng phát triển nhanh thì con người ngày càng phải đối mặt
với sự cạn kiệt của tài nguyên và sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên
khắp địa cầu. Điều này làm cho hàng chục triệu người mỗi năm bị thiệt mạng,
tình trạng bệnh tật ngày một gia tăng, thiên tai ngày càng nhiều, mà thủ phạm
gây nên khơng ai khác chính là ý thức của con người. Vì vậy để góp phần làm
cho mơi trường xanh, sạch, đẹp đòi hỏi ý thức bảo vệ môi trường (BVMT)
của mỗi người. Muốn cho trái đất được sạch đẹp, môi trường giảm thiểu sự ô
nhiễm, chúng ta phải giáo dục cho mọi người và nhất là cho học sinh có ý
thức bảo vệ mơi trường ở mọi nơi mọi lúc, trong mọi điều kiện, hồn cảnh.
Trong đó, bậc tiểu học được xem là nền tảng của các bậc học, đóng vai trị
quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Do đó giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường phải được xây dựng từ nhỏ.


Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) đã và đang là
một vấn đề được cả thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm.
Chất lượng mơi trường có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển bền vững đối với
cuộc sống con người.
Giáo dục bảo vệ mơi trường là q trình (thơng qua các hoạt động giáo
dục chính quy và khơng chính quy) hình thành và phát triển cho học sinh sự
hiểu biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo
điều kiện cho các em cùng tham gia vào một xã hội bền vững về sinh thái.
Hiện nay, vấn đề tích hợp các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào
việc dạy học các môn nói chung và mơn Tiếng Việt nói riêng là vấn đề quan
trọng và cần thiết để giúp cho học sinh có nhận thức đúng về mơi trường trong
thời đại mới. Để giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của môi trường và

2


làm thế nào để bảo vệ môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có cơng văn số
6327/BGDĐT-KHCNMT triển khai tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường
(GDBVMT) vào các môn học trong các trường phổ thông. Việc tích hợp giáo dục

mơi trường ở mơn Tiếng Việt nhằm trang bị những hiểu biết về vai trò và sự
cần thiết phải bảo vệ mơi trường, hình thành và phát triển ở các em thói quen,
kĩ năng, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện với môi trường, bồi
dưỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên, hình thành thói quen sống bảo vệ
mơi trường.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát nội dung tích hợp
giáo dục bảo vệ mơi trường trong sách giáo khoa Tiếng việt lớp 4, 5” để
nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường đang là vấn đề được quan tâm hàng

đầu. Trong phần này, chúng tơi xin điểm qua một số cơng trình tiêu biểu sau:
- Eldon D. Enger. Bradley F. Smith - Dịch giả: Chương Ngọc, “Tìm hiểu
mơi trường” nhà xuất bản lao động xã hội, 2008. “Tìm hiểu mơi trường” là
một cơng trình khoa học cơng phu được kết hợp biên soạn hoàn hảo giữa hai
nhà khoa học Hoa Kỳ: Eldon D.enger, Giáo sư sinh học, động vật học và môi
trường học, trường cao đẳng Delta, Michigan; và Bradley F.smith, Giáo sư
môi trường học, trường đại học Huxley, Bellingham, Washinton. Nội dung
sách đưa ra một cái nhìn tổng qt về tồn bộ vấn đề liên quan đến mơi trường
trên tồn cầu hiện nay.
- Lê Huy Bá. “Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững” nhà xuất
bản khoa học kỹ thuật, 2002.Nghiên cứu các vấn đề về môi trường và tài
nguyên môi trường, đề ra các giải pháp để hạn chế sự suy thối và ơ nhiễm
mơi trường. Cuốn "Tài Ngun Mơi Trường Và Phát Triển Bền Vững" là đề
tài giới thiệu về một cách tiếp cận mới đối với vấn đề đang được quan tâm Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững.

3


- Nguyễn Đức Khiển. “Luật và các tiêu chuẩn chất lượng môi trường”,
nhà xuất bản Hà Nội, 2002. Cung cấp những thông tin quan trọng cho những
người làm việc trong lĩnh vực quản lý môi trường, đồng thời phổ biến các
kiến thức cho cộng đồng và doanh nghiệp trong việc bảo vệ mơi trường theo
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Nguyễn Thị Thấn. “Giáo dục môi trường trong dạy học các môn học về
Tự nhiên và xã hội” nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2007. Hình thành ở học
sinh những kỹ năng và thái độ bảo vệ môi trường qua các môn học về tự nhiên
và xã hội (Tự nhiên và xã hội, lịch sử, địa lý, khoa học). Qua đó xác định
được sự cần thiết của giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình học tập
ở trường học. Đồng thời cung cấp những kiến thức và kỹ năng về giáo dục
môi trường và việc tích hợp lĩnh vực này trong dạy học ở trường Tiểu học

theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học.
- TS Đậu Thị Hịa. “Giáo dục mơi trường”, Đà Nẵng – 2004. Bao gồm
các nội dung: Những vấn đề cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường; giáo
dục môi trường và giáo dục môi trường trong nhà trường; giáo dục môi trường
qua môn địa lý ở Phổ thơng Việt Nam. Giáo trình cung cấp những kiến thức
cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường ở trong nước và trên thế giới,
đồng thời cung cấp một số kiến thức và phương pháp cơ bản về giáo dục môi
trướng thông qua môn địa lý.
- Luận văn “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các học sinh THPT
qua giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân” của sinh viên Phạm Thị Hương
lớp 05GC (2009). Luận văn nghiên cứu về tình hình mơi trường ở Việt Nam,
tính cấp thiết của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua giảng dạy
môn Giáo dục công dân.
- Luận văn “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh qua môn
Tự nhiên xã hội, địa lý ở Tiểu học” của sinh viên Trần Thị Thanh Phê lớp 04

4


TH (2008), nghiên cứu tổng quan về môi trường, và vấn đề giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường thông qua môn Tự nhiên xã hội, địa lý ở Tiểu học.
Các cơng trình nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo q giá, bổ ích cho
chúng tơi trong q trình thực hiện đề tài “Khảo sát nội dung tích hợp giáo
dục bảo vệ môi trường trong sách giáo khoa Tiếng việt lớp 4, 5”.
3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tơi chọn đề tài này với mục đích khảo sát, thống kê hệ thống bài
học có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong sách giáo khoa
Tiếng Việt lớp 4, 5 giúp cho giáo viên Tiểu học nói chung và sinh viên ngành
Sư phạm giáo dục Tiểu học nói riêng có cái nhìn tổng qt về nội dung giáo
dục bảo vệ mơi trường được tích hợp trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu

học. Trên cơ sở đó, đề xuất một số phương pháp tích hợp nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên thì đề tài đặt ra một số nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu lí thuyết: Những vấn đề liên quan đến giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường.
- Thống kê các bài học có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường.
- Đề xuất một số biện pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường
trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.
5. Phạm vi nghiên cứu
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, 5.
6. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong sách giáo khoa
Tiếng Việt lớp 4, 5.
7. Giả thuyết khoa học

5


Việc thống kê các bài học có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, 5 giúp cho giáo viên Tiểu học
nói chung và sinh viên ngành Sư phạm giáo dục Tiểu học nói riêng có cái nhìn
tổng qt về nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường được tích hợp trong sách
giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học. Đề tài cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho
giáo viên Tiểu học nói chung và sinh viên ngành Sư phạm giáo dục Tiểu học
nói riêng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt ở
Tiểu học.
8. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên

quan đến đề tài.
- Phương pháp khảo sát, thống kê: Thống kê các bài học có nội dung về
mơi trường trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học.
- Phương pháp quy nạp: Quy nạp các kết quả đã phân tích để trên cơ sở
đề xuất một số biện pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong
dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.
9. Cấu trúc đề tài
Phần mở đầu bao gồm:
- Lí do chọn đề tài
- Lịch sử vấn đề
- Mục đích nghiên cứu
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
- Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Giả thuyết khoa học
- Phương pháp nghiên cứu
Phần nội dung gồm có 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lí luận về giáo dục bảo vệ môi trường

6


Chương 2: Khảo sát nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong
sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4. lớp 5
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ
mơi trường trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Phần kết luận

7



PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm môi trường
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” (Theo điều 1,
Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam).[2005,tr10]
1.1.2. Khái niệm bảo vệ môi trường
“Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc
phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho mơi trường,
khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn tài nguyên môi trường” (Luật
bảo vệ môi trường) [2008,tr37]
1.1.3. Khái niệm giáo dục bảo vệ môi trường
GDMT là một q trình (thơng qua các hoạt động giáo dục chính quy và
khơng chính quy) hình thành và phát triển ở người học sự hiểu biết, kĩ năng,
giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho họ tham
gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái. (Luật bảo vệ môi trường)
[2008,tr53]
Giáo dục BVMT nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu
biết và nhạy cảm về mơi trường cùng các vấn đề của nó (nhận thức); những
khái niệm cơ bản về môi trường và BVMT (kiến thức) ; những tình cảm, mối
quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường (thái độ, hành vi) ; những
kĩ năng giải quyết cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham

8



gia (kĩ năng) ; tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về mơi trường và có
những hành động thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực).
1.2. Tổng quan về môi trường
1.2.1. Định nghĩa môi trường
Thuật ngữ “môi trường” đã xuất hiện từ rất lâu và được sử dụng ở nhiều
lĩnh vực khác nhau. Hiểu theo nghĩa rộng nhất thì mơi trường là tổng hợp
những yếu tố bao quanh một vật thể và có quan hệ nhất định với vật thể đó.
Bất cứ một vật thể, một sự kiện hay một cơ thể sống nào cũng tồn tại và biến
đổi trong một môi trường nhất định .
Gần đây, cả thế giới đều quan tâm tới môi trường. Trên báo chí, sách vở,
tài liệu đều nói tới mơi trường, tức là nói tới “mơi trường sống của con
người”. Có nhiều định nghĩa về môi trường như sau:
Định nghĩa 1: Môi trường là tổng thể các điều kiện ảnh hưởng đến đời
sống của cá nhân hoặc dân cư. Tình trạng môi trường quyết định trực tiếp chất
lượng và sự sống của cuộc sống. (Khoa học môi trường, 2003) [tr4]
Định nghĩa 2: Môi trường là tổng hợp tất cả các nhân tố vật lí, hóa học,
sinh học, kinh tế, xã hội có tác động tới một cá thể, một quần thể hoặc một
cộng đồng. Những quần thể này bao gồm cả biện pháp quản lí hợp lí việc sử
dụng và duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo cho sự tồn tại và
phát triển của loài người hiện nay và trong tương lai. (Ngân hàng thế giới,
1980) [tr7]
Định nghĩa 3: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất
nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng
tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Điều
1, Luật bảo vệ môi trường). [tr10]
Cho dù các định nghĩa trên có khác nhau về quy mô, mức độ và giới hạn
nhưng đều thể hiện các điểm chung sau:

9



- Môi trường là một hệ thống do nhiều thành phần tạo nên, các thành
phần này có bản chất khác nhau nhưng lại có quan hệ mật thiết với nhau, chi
phối nhau.
- Con người sống, sinh trưởng và phát triển trong môi trường, tất cả các
yếu tố trong môi trường đều ảnh hưởng tới con người và ngược lại mọi hoạt
động của con người đều ảnh hưởng tới môi trường.
Xét về khía cạnh xã hội, mơi trường có bốn chức năng quan trọng:
- Là không gian sống của con người.
- Là nơi con người khai thác các nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc
sống và sản xuất.
- Là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra.
- Là nơi cung cấp và lưu giữ thông tin.
Như vậy, môi trường sống của con người bao hàm: môi trường tự nhiên,
môi trường kinh tế - xã hội, môi trường nhân tạo. Chúng đan xen vào nhau và
có mối quan hệ mật thiết.
Mơi trường tự nhiên có nhiều thành phần cấu tạo nên như: nham thạch,
đất, nước, khơng khí, năng lượng, thực vật,… Các thành phần có mối quan hệ
mật thiết với nhau, tạo nên một tổng thể tự nhiên của trái đất. Nó tồn tại một
cách khách quan khơng phụ thuộc vào ý muốn của con người hoặc ít chịu sự
chi phối của con người.
Môi trường nhân tạo là tất cả các nhân tố vật lí, sinh học, xã hội do con
người tạo ra và chịu sự chi phối của con người như thành phố, đường sá, nhà
máy, trường học, bệnh viện…
Môi trường kinh tế - xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người
với con người, định hướng các hoạt động của con người tạo ra thuận lợi cho
sự phát triển, làm cho cuộc sống khác với thế giới sinh vật, đó là hương ước,
luật pháp…
1.2.2. Các thành phần của môi trường


10


a. Mơi trường đất
Vỏ trái đất hay thạch quyển có độ dày 60-70 km, cấu tạo hình thái rất
phức tạp và có lớp trên cùng là đất.
Đất là vật thể thiên nhiên được hình thành do q trình phong hóa các lớp
đá gốc dưới tác động của quá trình biến đổi địa chất và khí hậu lâu dài của trái
đất. Hoạt động của các sinh vật như thực vật, động vật nhất là các vi sinh vật
có vai trị quan trọng trong việc hình thành đất.
Con người bằng các hoạt động sản xuất của mình đã có những ảnh hưởng
lớn đến những biến đổi của trái đất và sự hình thành đất mặt. Thành phần của
môi trường đất gồm: nước, khơng khí, chất vơ cơ (khống chất) và chất hữu
cơ.
b. Môi trường nước
Khoảng 71% với 361 triệu km2 bề mặt Trái đất được bao phủ bới mặt
nước. Nước được coi là dạng thức vật chất cần cho tất cả các sinh vật sống
trên Trái đất và tồn tại ở 3 dạng: rắn, lỏng, hơi. Phần lớn lớp phủ nước trên
trái đất là biển và đại dương. Tổng lượng nước là 1386.10 km 3. Nước ngọt
chiếm rất ít trong 3/4 diện tích bề mặt, chỉ 2,5% mà tồn tại chủ yếu ở dạng rắn
(băng, tuyết) và con người sử dụng chỉ có 0,26% phân bố khơng đồng đều trên
Trái đất . Hiện nay với sự gia tăng dân số cùng với q trình cơng nghiệp hóa
– đơ thị hóa, thâm canh cơng nghiệp rồi thói quen tiêu thụ nước q mức đang
gây ra sự khủng hoảng nước trên phạm vi toàn cầu (gần 20% dân số trên thế
giới thiếu nước sạch).
c. Mơi trường khơng khí
Khơng khí có vai trị quan trọng đối với cơ thể sống. Khơng một sinh vật
nào có thể sống thiếu khơng khí. Khơng khí cung cấp oxy cho các sinh vật hô
hấp, sản ra năng lượng cho cơ thể hoạt động. Áp suất của khơng khí gần mặt

đất tương đối ổn định (670 mmHg) đảm bảo cho sự sống diễn ra bình thường.
Dịng khơng khí chuyển động (gió) có ảnh hưởng rõ rệt đến nhiệt độ, độ ẩm.

11


Dịng khơng khí lưu thơng yếu có vai trị quan trọng trong việc phát tán sinh
vật, bào tử, phấn hoa, quả… Vì vậy, khi khơng khí bị ơ nhiễm cũng gây tác
động không nhỏ đến cơ thể sinh vật.
1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên là tất cả các nguồn vật liệu, năng lượng ở Trái đất và trong vũ
trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển
của mình.
Đại bộ phận các nguồn tài nguyên thiên nhiên đều có giá trị kinh tế cao
được hình thành qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử.
Chính hai thuộc tính này đã tạo nên tính quý hiếm của tài nguyên thiên
nhiên và lợi thế phát triển của quốc gia giàu tài nguyên.
Tài nguyên được phân ra thành nhiều loại:
1.2.3.1. Tài nguyên khoáng sản và năng lượng
a. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản là các thành phần tạo hóa lí tự nhiên được sử dụng trực tiếp
trong cơng nghiệp hoặc có thể lấy chúng ra từ kim loại và khoáng vật dùng
cho các ngành cơng nghiệp. Khống sản có thể tồn tại dưới dạng rắn (quặng,
đá), lỏng (dầu, nước khống), khí (khí đốt). Khả năng khai thác và sử dụng
khoáng sản phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật cơng nghệ và nhu cầu của con
người trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.
b. Tài nguyên năng lượng
Năng lượng trên Trái đất có nguồn gốc chủ yếu từ năng lượng mặt trời và
năng lượng tàn dư trong lòng trái đất. Năng lượng mặt trời tồn tại ở các dạng
chính là bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học dưới dạng sinh khối, năng lượng

chuyển động của thủy quyển, khí quyển (gió, bão, sóng, các dịng chảy sơng
suối…). Năng lượng tàn dư trong lịng trái đất có các dạng chính là nguồn
nước nóng, năng lượng núi lửa, năng lượng phóng xạ…

12


Năng lượng gió, thủy triều, sóng biển và các dịng hải lưu là loại năng
lượng sạch có trữ lượng lớn và việc sử dụng chúng không gây ô nhiễm môi
trường.
Năng lượng địa nhiệt tồn tại dưới các dạng hơi nước nóng và nhiệt thốt
ra từ các vùng có hoạt động núi lửa, năng lượng của các suối nước nóng. Ưu
điểm của năng lượng địa nhiệt là việc khai thác và sử dụng chúng khơng gây ơ
nhiễm mơi trường, mất ít diện tích và khơng gây ra hiệu ứng nhà kính. Nhược
điểm là luôn tiềm ẩn những rủi ro và tai biến do vùng núi lửa.
1.2.3.2. Tài nguyên đất, rừng, khí hậu
a. Tài nguyên đất
Cho đến nay có nhiều định nghĩa về đất nhưng định nghĩa Dacutracp
(1879) được thừa nhận là rộng rãi nhất: “Đất là vật thể thiên nhiên được hình
thành qua một thời gian dài do kết quả tác động tổng hợp của năm yếu tố: đá
mè, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian”. Sau này còn bổ sung thêm
vào định nghĩa trên yếu tố tác động của con người.
Đất có các chức năng cơ bản:
+ Là môi trường để con người và sinh vật trên cạn sinh trưởng và phát
triển.
+ Là địa bàn cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải.
+ Là nơi cư trú cho các động thực vật trong đất.
+ Là địa bàn để xây dựng các cơng trình kinh tế, cư trú và văn hóa…
+ Là địa bàn để lọc và cung cấp nước.
b. Tài nguyên rừng

Rừng là một thành phần của môi trường. Rừng tham gia vào vịng tuần
hồn sinh địa hóa hành tinh và là nguồn tài nguyên quý giá, đa diện, đảm bảo
nhu cầu nhiều mặt của con người. Rừng là hệ sinh thái điển hình trong sinh
quyển, là sự thống nhất trong mối quan hệ biện chứng giữa sinh vật (trong đó
thực vật với các loại cây gỗ giữ vai trò chủ đạo), đất và môi trường.

13


Tài ngun rừng có vai trị rất lớn đối với con người và môi trường.
Rừng ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm khơng khí, thành phần khí quyển và
điều hịa khí hậu. Rừng là vật cản trên đường vận chuyển gió và thơng qua đó
là thay đổi các nhân tố khác nhau của hồn cảnh sinh thái. Rừng làm sạch
khơng khí và có ảnh hưởng đến vịng tuần hồn các bon trong tự nhiên và trên
thực tế, rừng được xem như nhà máy lọc bụi khổng lồ.
Tuy là loại tài ngun có thể phục hồi lại được song diện tích rừng của
thế giới không ngừng giảm sút do nạn chặt phá rừng để lấy củi và gỗ, mở rộng
đồng cỏ để chăn thả gia súc, hiện tượng du canh du cư…
Những vùng đất mất rừng thì q trình xói mịn gia tăng mạnh, nhiều loại
động vật bị tuyệt chủng, sự đa dạng sinh học giảm sút, cân bằng sinh thái bị
phá vỡ, nguồn nước bị hao kiệt, khí hậu trái đất nóng lên, mơi trường khơng
khí bị ơ nhiễm nặng.
c. Tài nguyên khí hậu
Tài nguyên khí hậu là những nguồn lợi về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió,
mưa của một lãnh thổ nào đó có thể khai thác nhằm thúc đẩy sự phát triển,
tăng năng suất cây trồng – vật nuôi và phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội.
Khí hậu là yếu tố cực kỳ quan trọng trong sự sống của mn lồi, là nhân tố
sinh thái quan trọng quyết định năng suất và sản lượng sinh vật. Khí hậu là
nguồn tài ngun vơ tận có liên quan đến nhiều ngành sản xuất.
Trong những năm gần đây, do phá rừng và đưa vào khí quyển một lượng

lớn các chất thải cho nên trong khí quyển diễn ra một số q trình làm mất
tính ổn định của thời tiết, khí hậu như: hiệu ứng nhà kính, mưa axít… gây ảnh
hưởng xấu đến sản xuất và sinh hoạt của con người.
Do đó vấn đề bảo vệ khí quyển và chống các tác nhân bảo vệ khí hậu
cũng là một vấn đề phải đặt ra trên phạm vi toàn cầu.
1.2.3.3. Tài nguyên nước, biển và đại dương

14


Nước có vai trị quan trọng đối với mơi trường và đời sống con người.
Đối với môi trường, nước tạo độ ẩm, mây, mưa trong khí quyển, là nhân tố
hình thành các dạng địa hình, tham gia vào các quá trình hoặc biến đổi đất, là
nhân tố quyết định sự hình thành, tồn tại và phát triển của giới sinh vật…
Biển và đại dương là kho tài nguyên sinh vật, khoáng sản và năng lượng
phong phú. Là cầu nối các lục địa với nhau, là nguồn cung cấp năng lượng vô
tận, là nơi nghĩ ngơi, an dưỡng và du lịch hấp dẫn.
Vùng ven biển có sự đa dạng sinh học rất cao và năng suất sinh học
lớn… Hoạt động của con người đã làm cho các hệ sinh thái và tài nguyên của
vùng ven biển và đại dương suy thoái nghiêm trọng ở nhiều nơi.
1.2.4. Vai trị của mơi trường
1.2.4.1. Môi trường cung cấp không gian sống cho con người và các lồi
sinh vật
Khoảng khơng gian nhất định do mơi trường tự nhiên đem lại, phục vụ
cho các hoạt động sống con người như khơng khí để thở, nước để uống, lương
thực, thực phẩm.
Con người trung bình mỗi ngày cần 4m3 khơng khí sạch để thở, 2,5 lít
nước để uống, một lượng lương thực, thực phẩm để sản sinh ra khoảng 2000 2400 calo năng lượng nuôi sống con người. Như vậy, mơi trường phải có
khoảng khơng gian thích hợp cho mỗi con người được tính bằng m2 hay hecta
đất để ở, sinh hoạt và sản xuất. Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên cần

thiết phục vụ cho đời sống và sản xuất của con người.
1.2.4.2. Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho
đời sống và sản xuất của con người.
Để tồn tại và phát triển, con người cần các nguồn tài nguyên để tạo ra của
cải vật chất, năng lượng cần thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất và quản lí.
Các nguồn tài nguyên gồm:
- Rừng: cung cấp gỗ, củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.

15


- Các hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm.
- Các thủy vực cung cấp nguồn nước, thuỷ hải sản, năng lượng, giao
thông thuỷ và địa bàn vui chơi giải trí…
- Khơng khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió, mưa…
- Các loại khống sản, dầu mỏ cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho
mọi hoạt động sản xuất và đời sống.
1.2.4.3. Môi trường là nơi chứa đựng và phân huỷ các phế thải do con
người tạo ra trong cuộc sống.
Con người đã thải các chất thải vào môi trường. Các chất thải dưới sự tác
động của các vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác như nhiệt độ, độ ẩm,
khơng khí... sẽ bị phân huỷ, biến đổi. Từ chất thải bỏ đi có thể biến thành các
chất dinh dưỡng nuôi sống cây trồng và nhiều sinh vật khác, làm cho các chất
thải trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Nhưng sự gia tăng dân số, đơ
thị hố, cơng nghiệp hố làm số lượng chất thải tăng lên không ngừng dẫn đến
nhiều nơi, nhiều chỗ trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trờng.
1.2.4.4. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp các nguồn thơng tin
Con người biết được nhiều điều bí ẩn trong quá khứ do các hiện vật, di
chỉ phát hiện được trong khảo cổ học; liên kết hiện tại và quá khứ, con người
đã dự đoán được những sự kiện trong tương lai. Những phản ứng sinh lí của

cơ thể các sinh vật đã thông báo cho con người những sự cố như bão, mưa,
động đất, núi lửa… Môi trường còn lưu trữ, cung cấp cho con người sự đa
dạng các nguồn gen, các loài động vật, các hệ sinh thái tự nhiên, cảnh quan
thiên nhiên…
1.2.5. Vấn đề ô nhiễm mơi trường
Ơ nhiễm khơng khí là sự có mặt của chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng
trong thành phần khơng khí làm cho nó khơng sạch, có mùi khó chịu… là do
các nhân tố tự nhiên: cát bụi, khói do cháy rừng và các nhân tố nhân tạo như
các hoạt động công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải… Ơ nhiễm khơng

16


khí mang tính tồn cầu vì chúng lan truyền rất nhanh theo gió. Đồng thời gây
nhiều tác động xấu cho hoạt động sản xuất, môi trường và sức khỏe con người
(bệnh về đường hô hấp, tác động đến mắt, ung thư da…)
Ô nhiễm nguồn nước do chất thải xã xuống sông, hồ, biển, hay hiện
tượng dầu tràn gây ra một số bệnh nguy hiểm cho người khi sử dụng.
Ô nhiễm môi trường đất là những tác động làm biến đổi các yếu tố sinh
thái của đất vượt ra ngoài phạm vi chống chịu của sinh vật. Nguồn gốc gây ô
nhiễm đất có thể là các nhân tố tự nhiên (núi lửa, ngập úng, đất bị mặn) hay
các nhân tố nhân sinh (chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp). Trong
các chất thải sinh hoạt có nhiều thành phần khác nhau, nhưng nguy hiểm nhất
là các sinh vật gây bệnh. Chúng có thể gây ra bệnh cho các vật ni hoặc
những nhân tố tác động trên đồng ruộng.
Nói chung ơ nhiễm mơi trường làm thay đổi về các tính chất vật lí, hóa
học, sinh học của mơi trường, làm thay đổi tính chất mơi trường, phạm vi tiêu
chuẩn mơi trường khơng có lợi cho mơi trường sống. Nó gây nguy hại đến sức
khỏe con người, đồng thời nó làm ảnh hưởng đến nhiều quá trình khác nhau
của sản xuất, làm tổn hại đến tài sản văn hóa, gây tổn thất hoặc hủy hoại tài

nguyên dự trữ của trái đất.
1.2.6. Thực trạng mơi trường ở nước ta hiện nay
a. Suy thối rừng
Năm 1943 diện tích rứng Việt Nam ước tính có khoảng 14triệu ha, với tỷ
lệ che phủ là 43%. Năm 1985 giảm xuống còn 9,3triệu ha và tỷ lệ che phủ là
30%. Và năm 1995 còn 8 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 25%. Về chất lượng,
trước năm 1945 nước ta có trữ lượng gỗ là 200 – 300 m3/ha, hiện nay chất
lượng giảm sút đáng kể chỉ còn chủ yếu là rừng nghèo, giá trị kinh tế không
cao. Rừng cũng phong phú về các loại dược liệu được biết đến như tinh dầu,
chất béo, cánh kiến, nấm… Hiện nay có rất nhiều loại động thực vật quý hiếm
có nguy cơ tuyệt chủng như cây cẩm lại, cây trầm hương, vượn, gà lôi…

17


b. Suy thối mơi trường đất
Hơn 50% diện tích đất trong cả nước đang bị suy thoái. Đất đã bị thối
hóa rất khó để khơi phục lại trạng thái màu mỡ ban đầu. Nhìn chung ở Việt
Nam xảy ra các q trình thối hóa đất:
- Q trình rửa trơi và xói mịn (đây là q trình phổ biến)
- Q trình hoang mạc hóa
- Nạn cát bay
- Thối hóa hóa học
- Đất bị khơ cạn, sa mạc hóa
- Xói lỡ bờ sơng, bờ biển
- Mặn hóa, phèn hóa
- Đất bị ơ nhiễm
c. Ơ nhiễm mơi trường nước
Có 583 tỷ m3/năm, tuy nhiên Việt Nam nằm ở hạ lưu sông Mê Công,
sông Cả, sơng Hồng cho nên tổng lượng dịng chảy thuộc phần phát sinh trên

lãnh thổ Việt Nam là 317 km3/năm, chiếm 30% tổng lượng dong chảy. Vì vậy,
có khả năng thiếu nước vào mùa khô. Lượng mưa phân bố không đồng đều.
Vùng có lượng mưa lớn nhất là vùng Móng Cái thuộc Quảng Ninh, vùng nam
Nghệ An, bắc Hà Tĩnh… Vùng có lựong mưa nhỏ: vùng Bắc Bộ, vùng Sơn La
ở Tây Bắc, Bắc Nghệ An, Tây Nam Bộ. Chính điều đó làm cho các tĩnh trung
du Bắc Bộ thường xảy ra hạn hán. Ngoài việc bùng nổ dân số, các hoạt động
kinh tế - xã hội gia tăng, các cơng ty quản lí chưa đầy đủ cho nên nguồn nước
đang bị sử dụng quá mức và bị ô nhiễm.
d. Ơ nhiễm khơng khí
Mặc dù cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, giao thơng vận tải ở nước ta chưa
phát triển nhưng ơ nhiễm khơng khí đã xảy ra, các nhà máy, khu cơng nghiệp
ở Hà Nội, Hải Phịng, Việt Trì đều bị ô nhiễm nặng và cư dân ở các vùng nói
trên thường mắc bệnh về đường hơ hấp, da, mắt.

18


1.4 Sự cần thiết giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu
học
1.4.1.Sự cần thiết của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học
sinh Tiểu học
Môi trường là vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của nhân loại.
Trong mấy chục năm trở lại đây, do sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, sự
gia tăng dân số quá nhanh và q trình đơ thị hóa mạnh mẽ đã làm cho cường
độ khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường ngày
càng lớn. Kết quả là nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ bị cạn
kiệt, nhiều hệ sinh thái bị phá hủy, rối loạn và mơi trướng sống của chúng ta
đang lâm vào tình trạng khủng hoảng với quy mơ tồn cầu.
Để bảo vệ mơi trường tự nhiên - cái nơi sinh thành của mình, con người
đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau trong đó có biện pháp giáo dục ý thức

bảo vệ mơi trường. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là biện pháp
có hiệu quả, bởi vì nó giúp con người có được biện pháp đúng đắn trong việc
khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và có ý thức trong việc thực
hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Hiện nay, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua giảng dạy trong
các trường học, nhất là các trường Tiểu học – bậc học nền móng của ngành
giáo dục, có ý nghĩa và chiếm vị trí đặc biệt.
Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất
nước, những người sẽ thực hiện khai thác, sử dụng, tái tạo và bảo vệ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường của đất nước sau này. Nếu ngay
từ bậc tiểu học, các em nhận thức được đầy đủ các vấn đề về mơi trường, thì
khi ra đời, dù bất cứ ở lĩnh vực nào, hoạt động nào, các em đều có thể thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách hiệu quả. Chính vì vậy, việc giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường phải được đưa vào ngay từ bậc tiểu học nhằm

19


mục đích trang bị đầy đủ cho học sinh cả về ý thức lẫn trách nhiệm đối với
môi trường tự nhiên.
Nhận thức được tầm quan trọng trên nên Đảng và nhà nước ta rất quan
rất quan tâm: trong quyết định số 1363/QDD-Ttg ngày 17/10/2001 của thủ
tướng chính phủ đã phê duyệt đề án “đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Cụ thể hóa và triển khai thực hiện
ngày 31/01/2005, bộ trưởng bộ giáo dục – đào tạo ra chỉ thị về tăng cường
công tác giáo dục bảo vệ môi trường đến năm 2010 phải trang bị cho học sinh
kiến thức về mơi trường và bảo vệ mơi trường bằng nhiều hình thức phù hợp,
xây dựng mơ hình trường xanh - sạch - đẹp. Đích quan trọng của giáo dục bảo
vệ mơi trường là con người phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch
sự với môi trường. Điều này phải được hình thành và phát triển lâu dài ngay

từ tuổi ấu thơ.
Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững đã trở thành một xu thế tất yếu
của thời đại. Việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng nói
chung và học sinh tiểu học nói riêng là việc làm có ý nghĩa thiết thực nhằm
đảm bảo sự trường tồn của trái đất – ngôi nhà chung của chúng ta.
1.4.2.Vai trò của giáo dục đào tạo trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho học sinh Tiểu học
1.4.2.1 Vai trò, nhiệm vụ của giáo dục đào tạo trong việc giáo dục ý thức
bảo vệ mơi trường
Có rất nhiều ngun nhân để giải thích vì sao con người và xã hội chưa
đạt được cuộc sống bền vững. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất
đó là sự hạn chế về nhận thức. Chính sự nhận thức hạn chế đã dẫn tới việc sử
dụng tài nguyên thiên nhiên một cách lãng phí, hơn nữa dẫn tới thái độ và
hành vi ứng xử của con người không phù hợp với quy luật vận động, phát
triển hệ sinh thái. Chính vì vậy, để làm cho mọi người hiểu được những lợi

20


ích về sự thay đổi trong cách xử sự của chính đối với vấn đề mơi trường sống
thì khơng thể không cần đến giáo dục.
Giáo dục về lĩnh vực sinh thái trở thành nền tảng, cơ sở xây dựng ý thức
sinh thái thì trước hết nó phải là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của
hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất, phải coi đó như một nhân tố góp phần
xây dựng nhân cách của con người một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát
triển của xã hội. Nhiệm vụ của giáo dục đào tạo trong việc giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường là cần phải xác định đúng nội dung, đối tượng và phương
pháp giáo dục ý thức sinh thái cho từng cấp học và cộng đồng xã hội; cần
quan tâm hơn nữa đến các vấn đề như: phân bố khung chương trình, cung cấp
tài liệu, các tư liệu mới về vấn đề môi trường để giúp cho quá trình dạy và học

của giáo viên và học sinh đạt hiệu quả cao hơn.
Nhiệm vụ của giáo dục – đào tạo là phải làm cho mọi người nhận thức
được quy luật vận động của tự nhiên, xã hội, trên cơ sở đó con người sẽ chủ
động, tự giác điều chỉnh hành vi và hoạt động của mình tuân theo quy luật
hoạt động của hệ sinh thái vì sự phát triển lâu bền của xà hội.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường phải chú ý giáo dục từ tình cảm, đạo
đức, thẩm mỹ đến trách nhiệm và nghĩa vụ công dân đối với việc bảo vệ môi
trường. Chỉ khi nào con người hiểu đúng giá trị và giá trị thẩm mỹ của môi
trường sống đối với cuộc sống của con người thì khi đó mới ngăn chặn được
hành vi của con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách thực dụng, vụ
lợi mà tự giác tuân theo những quy luật của tự nhiên, của hệ sinh thái. Để quá
trình giáo dục ý thức sinh thái mới cho mọi người đạt kết quả cao, cần kết hợp
chặt chẽ sự biến đổi về các mặt về ý thức chính trị, đạo đức, pháp luật, thẩm
mỹ và văn hóa sinh thái. Đồng thời phải biết kế thừa yếu tố tích cực của văn
hóa truyền thống và hiện đại để xây dựng ý thức sinh thái cho phù hợp yêu
cầu phát triển của thời đại.

21


1.4.2.2. Nhà trường đối với việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
học sinh
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ở nước ta, nhà trường,
ngành giáo dục với sứ mệnh đào tạo ra các chủ nhân tương lai của xã hội mới
có trọng trách và nhiệm vụ chủ yếu trước xã hội là dạy cho thế hệ trẻ biết tư
duy theo hướng nhân văn, biết sống hài hòa với tự nhiên, nhận thức được tầm
quan trọng của môi trường đối với cuộc sống của bản thân và sự phát triển của
xã hội.
Mơ hình nhân cách con người Việt Nam hiện đại, mục tiêu của sự nghiệp
giáo dục – đào tạo và của nhà trường là con người có trí tuệ, biết suy nghĩ độc

lập, có năng lực sáng tạo, có ý thức, trách nhiệm cao. Với phương châm như
vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhà trường nói chung và trường
Tiểu học nói riêng là phải giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
Nhà trường Tiểu học thực hiện nhiệm vụ của mình thơng qua cán bộ
quản lí và đội ngũ giáo viên, truyền thụ cho học sinh những hiểu biết cơ bản
về mơi trường, tình hình mơi trường chung và các vấn đề có liên quan đến
mơi trường và sự phát triển bền vững. Qua đó giúp học sinh có những giá trị
và cảm xúc, mối quan tâm về môi trường và động cơ muốn tham gia vào việc
bảo vệ, cải thiện mơi trường. Cung cấp cho người học có cơ hội và động lực
để tham gia một cách tích cực ở mọi nơi, mọi lúc, phù hợp với lứa tuổi và
năng lực bản thân trong việc góp phần tạo ra một môi trường bền vững.
1.5. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học thông
qua môn Tiếng Việt.
1.5.1. Mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học
Trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, mục đích giao tiếp bằng
Tiếng Việt – hình thành kĩ năng nghe, nói, đọc, viết được đưa lên hàng ưu
tiên. Những kiến thức về tiếng Việt cùng với các kiến thức của các kiến thức

22


về xã hội, tự nhiên và con người, văn hóa, văn học cũng được cung cấp cho
học sinh một cách sơ giản.
1.5.2. Mục tiêu Giáo dục BVMT qua môn Tiếng Việt ở Tiểu học
Giáo dục BVMT qua môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học nhằm giúp HS :
- Hiểu biết về một số cảnh quan thiên nhiên, về cuộc sống gia đình, nhà
trường và xã hội gần gũi với HS qua ngữ liệu dùng để dạy các kĩ năng đọc
(Học vần, Tập đọc), viết (Chính tả, Tập viết, Tập làm văn), nghe - nói (Kể
chuyện).
- Hình thành những thói quen, thái độ ứng xử đúng đắn và thân thiện với

môi trường xung quanh.
- Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp
qua các hành vi ứng xử cụ thể : bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh mơi trường
và danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước; bước đầu biết nhắc nhở mọi
người bảo vệ môi trường để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

23


Tiểu kết
Qua nghiên cứu, phân tích cơ sở lí luận trên, ta thấy được:
Tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống con người: Môi
trường cung cấp không gian sống của con người và các loài sinh vật ; Môi
trường cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và sản
xuất của con người ; Môi trường là nơi chứa đựng và phân huỷ các phế thải do
con người tạo ra trong cuộc sống ; Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp các
nguồn thông tin.
Sự ảnh hưởng của môi trường bị ô nhiễm đến sức khỏe và chất lượng
cuộc sống của con người hiện nay: Ơ nhiễm mơi trường gây nhiều tác động
xấu cho hoạt động sản xuất, môi trường và sức khỏe con người (bệnh về
đường hô hấp, tác động đến mắt, ung thư da…). Nói chung ơ nhiễm mơi
trường gây nguy hại đến sức khỏe con người, đồng thời nó làm ảnh hưởng đến
nhiều quá trình khác nhau của sản xuất, làm tổn hại đến tài sản văn hóa, gây
tổn thất hoặc hủy hoại tài nguyên dự trữ của trái đất.
Để giúp học sinh nhận thức được đầy đủ vai trò và tầm quan trọng của
môi trường, biết được những tác hại của ơ nhiễm mơi trường thì Đảng và nhà
nước đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau trong đó có biện pháp giáo dục ý
thức bảo vệ mơi trường. Một trong những hình thức giáo dục bảo vệ mơi
trường đang được áp dụng hiệu quả là tích hợp và lồng ghép các nội dung bảo
vệ môi trường thông qua các mơn học. Việc tích hợp giáo dục mơi trường ở

môn Tiếng Việt Tiểu học nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về vai
trò và sự cần thiết phải bảo vệ mơi trường, hình thành và phát triển ở các em
thói quen, kĩ năng, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện với môi
trường.

24


Những lí luận trên đây là cơ sở để chúng tơi tiến hành khảo sát nội dung
tích hợp giáo dục bảo vệ vệ môi trường trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4,
5. Nội dung này sẽ được trình bày ở chương 2.

25


×