Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Phan bội châu với cuộc vận động tập hợp lực lượng cứu nước giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.79 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SỬ
----------

NGUYỄN THỊ VÂN

Phan Bội Châu với cuộc vận động tập hợp
lực lượng cứu nước giải phóng dân tộc đầu
thế kỉ XX

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP


1 Lý do chọn tài
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân pháp đã cơ bản hồn thành
cơng cuộc bình định Việt Nam về mặt quân sự. Biến Việt Nam thành một nước
thuộc địa nửa phong kiến và bắt tay vào cơng cuộc khai thác và bóc lột. Đẩy
mâu thuẫn dân tộc lên đến đỉnh điểm.
Để duy trì địa vị thống trị và bóc lột của người Pháp tại Việt Nam,
chính quyền thực dân dùng nhiều thủ đoạn nhằm thủ tinh thần dân tộc, truyền
thống bất khuất của dân tộc ta.
Vì vậy Phan Bội Châu muốn đánh thức, thức tỉnh tinh thần dân tộc, lòng
tự hào của quần chúng nhân dân để cứu nước giành độc lập dân tộc. Do vậy
ông đã dấy lên cuộc vận động tập hợp lực lượng cứu nước giải phóng dân tộc
đầu thế kỷ XX.
Nghiên cứu về cuộc vận động tập hợp lực lượng cứu nước của Phan Bội Châu
sẽ làm nỗi bật và khẳng định rõ hơn vai trị của ơng đối với lịch sử dân tộc suốt
25 năm đầu thế kỷ XX.
Đồng thời làm cho nhiều người hiểu rõ ràng lịch sử của cụ Phan khơng
phải là “lịch sử hồn tồn thất bại” như cụ đã nhận định. Chính vì những lí do


trên nên Tơi đã chọn đề tài “Phan Bội Châu với cuộc vận động tập hợp lực
lượng cứu nước giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX” Làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình.

2.Lịch sử vấn đề
Phan Bội Châu là một nhân vật lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam đầu
thế kỷ XX. Cho nên thu hút sự quan tâm của rất nhiều học giả trong và ngồi
nước đi vào nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau.
Cuốn Phan Bội Châu (1978) của tác giả Hoài Thanh NXB Văn Hóa, Hà
Nội đã nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của Phan Bội Châu.

3. Đối tượng và phạm vi nhiện vụ của đề tài
Đối tượng ngiên cứu: Là tất cả những biểu hiện của cuộc vận động tập
hợp lực lượng cứu nước giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX của Phan Bội Châu.


Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu những hoạt động cứu nước
của Phan Bội Châu để làm nỗi bật cuộc vận động tập hợp lực lượng cứu nước
mà cụ đã sử dụng trong thời gian đầu thế kỷ XX. Chứ khơng tập trung đi sâu
vào tồn bộ sự nghiệp cứu nước cũng như cả cuộc đời của cụ Phan Bội Châu.
Nhiệm vụ của đề tài là làm rõ “ Cuộc vận động tập hợp lực lượng cứu nước
giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX” để từ đó thấy được vai trò của cụ trong lịch
sử dân tộc đầu thế kỷ XX.

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu:
Nguồn tư liệu: Để hồn thành đề tài này tơi sử dụng nguồn tài liệu là
sách chuyên khảo, các tạp chí viết về Phan Bội Châu. Trong đó nguồn tài liệu
chính là sách chuyên khảo viết về Phan Bội Châu. Ngồi ra Tơi cịn sử dụng
các nguồn tài liệu trên báo, mạng internet…
Phương pháp nghiên cứu: Để hồn thành khóa luận này Tơi đã sử dụng

phương pháp tìm hiểu các sự kiện, hiện tượng, hoàn cảnh cụ thể nhất định.
Ngoài ra còn sử dụng phương pháp logic, so sánh, đối chiếu, phân tích, tìm ra
mối liên hệ giữa các sự kiện những nhận xét đúng đắn về cùng một đề tài.

5. Đóng góp của đề tài
Khi hồn thành đề tài này tôi hi vọng rằng sẽ giúp cho bản thân hiểu
được sâu sắc hơn về một nhân vật chiếm một vị trí quan trọng trong một giai
đoạn lịch sử dân tộc. Đồng thời sẽ là nguồn tư liệu cho những ai quan tâm tìm
hiểu về Phan Bội Châu.

6.Cấu trúc đề tài
Khóa luận của Tơi ngồi phần mở bài, kết luận, phụ lục và tài liệu tham
khảo thì phần nội dung được chia làm 2 chương:
Chương 1: Mục đích, cơ sở của cuộc vận động tập hợp lực lượng cứu
nước giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX của Phan Bội Châu
Chương 2: Qúa trình vận động tập hợp lượng cứu nước giải phóng dân
tộc đầu thế kỷ XX của Phan Bội Châu


Chương 1 :Mục đích, cơ sở của cuộc vận động tập hợp lực lượng cứu
nước giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX của Phan Bội Châu
1.1 Vài nét về Phan Bội Châu
Phan Bội Châu cịn có tên là Phan Văn San, tự Sào Nam sinh ngày
mồng một tháng chạp năm Đinh Mão ( 26/12/1867) trong một nhà nho yêu
nước có truyền thống hiếu học. Cha của Phan Bội Châu tên là Phan Văn
Phổ, là một nhà nho sống bằng nghề dạy học, ông vốn là người hiền hậu,
sống đạm bạc giản dị cùng với nhân dân lao động xứ Nghệ, ông rất được
mọi người yêu mến.Mẹ cụ Phan là bà Phan Thị Nhàn, vốn là một người nhân
hậu, đảm đang thuộc dòng dõi nho học. Phan Bội Châu lớn lên trong sự yêu
thương và sự dạy bảo của mẹ. Ông được bà dạy cho những điều hay lẽ phải,

những câu ca dao những câu thơ cũng được gieo mần từ đây.

1.2 Mục đích của cơng cuộc vận động tập hợp lực lượng cứu nước
giải phóng dân tộc và phát triển xã hội của Phan Bội Châu
1.2.1 Sự bế tắc về con đường cứu nước cuối thế kỷ XIX
Với hai bản hiệp ước Hăc măng(1883) và Patonot(1884) thực dân Pháp
đã cơ bản hồn thành cơng cuộc xâm lược nước ta. Nhưng cuộc kháng chiến
của nhân dân ta vẫn còn âm ĩ trong hoàn cảnh mới. Mặt khác thực dân Pháp
mới chỉ xác lập được quyền lực ở trung ương, còn phần lớn các địa phương ở
xứ Bắc và Trung Kì chúng chưa thể nắm được.
1.2.2 Yêu cầu đòi hỏi của lịch sử dân tộc đầu thế kỷ XX
Với sự thất bại của phong trào Cần Vương và phong trào võ trang chống
Pháp cuối thế kỷ XIX thì thực dân Pháp về cơ bản đã hồn thành xong cơng
cuộc bình định nước ta về mặt quân sự và đặt nhân dân Việt Nam dưới sự
thống trị của Pháp.
Trong bối cảnh đó, thì tầng lớp sĩ phu yêu nước cuối thế kỷ XIX có sự
phân hóa sâu sắc, một bộ phận sống ẩn dật để chờ thời cơ, một bộ phận chán
đời tiêu cực khơng hoạt động cứu nước nữa cịn một số khác quay về “hợp tác”
với chính quyền thực dân. Tuy nhiên đa số sĩ phu mang trong mình tâm trạng
bi quan chán nản và buông xuôi cho rằng tất cả đã là không thể cứu vãn.


1.3 Cơ sở của cuộc vận động phát triển xã hội
1.3.1 Sự chuyển biến của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX
Sau khi đã cơ bản bình định xong nước ta về mặt quân sự thực dân Pháp
bắt tay ngay vào công cuộc khai thác trên nước ta. Để thực hiện mục đích này
thực dân Pháp đã thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất
(1897-1914) chúng tăng cường đầu tư vốn (từ 1896 đến 1914 đầu tư 514 triệu
phơ răng vàng dưới hình thức tiền vốn nhà nước) và khai thác với nhịp điệu
chưa từng có.

Nơng dân và thợ thủ cơng bị phân hóa, bị đẩy vào cuộc sống tăm tối,
phá sản hàng loạt, thất nghiệp đói rét.
Giai cấp tư sản dân tộc cũng được hình thành song ra đời muộn hơn giai
cấp công nhân.
Cùng với sự xuất hiện của giai cấp tư sản dân tộc thì tầng lớp tiểu tư sản
với thành phần hết sức phức tạp đó là nhà văn, nhà báo, tiểu thương…cũng
được hình thành.
Như vậy đầu thế kỷ XX sự phân hóa giai cấp ngày càng rõ ràng, mỗi
giai cấp đều có quyền lợi riêng và có nhu cầu giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp riêng.
1.3.2 Những ảnh hưởng bên ngồi tác động vào Việt Nam đầu thế kỷ XX
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có một số biến cố lớn ảnh hưởng sâu
sắc đến cuộc vận động cách mạng và đấu tranh tư tưởng ở Việt Nam.
Đó là phong trào duy tân ở Nhật Bản và cuộc vận động cải cách ở Trung
Quốc dẫn đến cuộc cách mạng tân hợi(1911) và các tân văn, tân thư

từ

phương Tây tràn vào Việt Nam.
Trong bối cảnh đó một số người Việt Nam nghĩ rằng muốn đánh Pháp
thì phải cầu viện nước ngồi. Mà cầu viện nước ngồi thì khơng gì bằng sang
Nhật. Đó là cơ sở tư tưởng của phong trào Đơng Du.
Mặt khác tình hình chính trị tư tưởng ở Trung Quốc đã ảnh hưởng trực
tiếp đến các sĩ phu yêu nước của Việt Nam đầu thế kỷ XX.


Do đó đầu thế kỷ XX song song tồn tại với các cuộc võ trang chống
Pháp, trong phong trào yêu nước Việt Nam đã xuất hiện trào lưu duy tân, đổi
mới về mọi mặt từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
1.3.3 Sự hình thành xu hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong khi nền kinh tế, xã hội ở nước ta
đang có những biến chuyển sâu sắc thì tại nhiều nước ở Phương Đơng cũng
diễn ra nhiều phong trào dân tộc và cải cách dân chủ theo hướng dân chủ tư sản
như phong trào duy tân ở Nhật, cuộc vận động cải cách ở Trung Quốc, phong
trào lương tri xã ở Indonexa..
Những tác động khách quan kết hợp với những nhân tố chủ quan bên
trong như sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, giai cấp, quan hệ giai cấp, giai tầng...
Là cơ sở để tiếp thu luồng tư tưởng mới và làm xuất hiện một khuynh hướng
chính trị theo hướng dân tộc chủ nghĩa ở nước ta.

Chương 2. Qúa trình vận động tập động lực lượng cứu nước phát
triển xã hội của Phan Bội Châu đầu thế kỷ XX
2.1 Đối tượng vận động tập hợp lực lượng
2.1.1 Quan điểm chính trị của Phan Bội Châu về lực lượng Cách mạng
Dân chủ tư sản
Qua thực tiễn hoạt động và những tác động ảnh hưởng từ bên ngồi thì
Phan Bội Châu đã có những chuyển biến cơ bản về tư tưởng chính trịcủa mình,
chuyển từ tư tưởng quân chủ sang quân chủ lập hiến. Do vậy cụ kịch liệt lên án
chế độ cũ việc mà xưa nay không phải ai cũng giám làm. Phan Bội Châu kịch
lên án chế độ quân chủ chuyên chế đã để mất nước và trách nhiệm của họ trong
vấn đề để mất nước
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc muốn khơi phục chủ quyền quốc gia,
và vị trí của quốc dân thì phải có lực lượng. Do vậy muốn cứu nước, giành độc
lập dân tộc thì cách duy nhất là phải đồng sức đồng lịng
Có thể thấy rằng Phan Bội Châu đã vượt ra được ý thức hệ phong kiến
để đến với ý thức hệ tư sản. Chính vì vậy cụ đã dấy nên được, làm sống dậy
một là sóng rộn ràng bốn bể và làm được cả một thời đại đầu thế kỷ XX, trước
khi Nguyễn Aí Quốcxuất hiện. Song hạn chế lớn nhất của cụlà đã đồng nhất



người Việt Nam ai ai cũng yêu nước như nhau. Nhưng phải thừa nhận rằng cụ
đã nỗ lực, nỗ lực khơng ngừng trên con đường tìm kiếm độc lập tự do cho đất
nước.
2.1.2 Đối tượng vận động tập hợp lực lượng Cách mạng Dân chủ tư sản
của Phan Bội Châu
Có thể thấy rằng trong vấn đề vận động tập hợp lực lượng cách mạng
dân chủ tư sản của Phan Bội Châu còn nhiều hạn chế, nhưng đặt trong bối cảnh
lịch sử và trong thời đại của cụ lúc bấy giờ thì những tư tưởng và sự cố gắng
của cụ thực sự là một bước đột phá lớn.
Trên cơ sở có lòng tin tuyệt đối như vậy vào nhân dân trong cơng cuộc
cứu nước giải phóng dân tộc, thì nhận thức của cụ về vai trò của nhân dân qua
các thời kỳ đã có sự phát triển, từ sự phân tích nhìn nhận đánh giá về mức độ
và khả năng tham gia cơng cuộc giải phóng dân tộc trong cả nước của mỗi
hạng người của cụ ngày càng được xác định rõ ràng và cụ thể hơn.
Phan Bội Châu khẳng định vai trị vị trí và tầm quan trọng của tầng lớp
sĩ phu, theo cụ họ phải gánh vác lấy sự nghiệp lãnh đạo quần chúng nhân dân
đứng lên lật nhào ách áp bức của thực dân Pháp. Ta thấy rằng cách phân chia
của cụ chưa thật sự thấu đáo mà phải chăng cụ cịn thiên về tình cảm, nên khi
đánh giá về tình cảm yêu nước của mỗi hạng người trong xã hội Việt Nam, sự
phân biệt của cụ chưa thật sự rõ ràng mang tính chung chung.

2.3 Những nhận xét đánh giá về công cuộc vận động tập hợp lực
lượng giải phóng dân tộc
2.3.1 Ý nghĩa của cơng cuộc vận động tập hợp lực lượng cứu nước giải
phóng dân tộc
Trước hết là việc dấy lên phong trào Đông Du hội Duy Tân (1905-1908)
để đưa học sinh sang Nhật học tại các trường Chấn Võ và Đồng Văn Thư Viện
để đào tạo ra những người có trình độ văn hóa và quân sự cần thiết chuẩn bị
cho công cuộc bao động đánh Pháp giành độc lập dân tộc. Tuy trong thực tế
phong trào bị dập tắt nhưng nó giữ một vị trí ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong

phong trào cách mạng Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX.


2.3.2 Những điểm hạn chế và bài học rút ra từ cơng cuộc vận động tập hợp
lực lượng giải phóng dân tộc
Cơng cuộc vận động cứu nước giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX do cụ
Phan Bội Châu khởi xướng đã bị dập tắt sỡ dĩ như vậy là do trong q trình vận
đơng cứu nước của cụ cịn tồn tại một số hạn chế và sai lầm.
Thứ nhất: Phan Bội Châu chưa thực sự hiểu hết bản chất của kẻ thù, rõ
ràng cụ hiểu sâu sắc bản chất của thực dân Pháp như khi đến với Nhật, chọn
Nhật thì cụ lại mơ hồ về đế quốc Nhật.
Thứ hai: Trong việc xác định đường hướng cho sự nghiệp cứu nước giải
phóng dân tộc cụa cụ cịn hạn chế sở dĩ như vậy là do ở thời đại cụ đang sống
lúc bấy giờ vẫn chưa xuất hiện một con đường cứu nước nào mới đúng đắn hay
nói đúng hơn khi cụ khởi nghiệp thì ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lenin vẫn
chưa xuất hiện và cuộc cách mạng tháng mười Nga vẫn chưa diễn ra. Vì vậy cụ
và các đồng chí của mình phải tự mị mẫm đường đi.
Thứ ba: Sự hạn chế của giai cấp được thể hiện trong tầm nhìn của cụ, cụ
chưa thể nhận thức đầy đủ về yêu cầu của lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX, để
khôi phục độc lập dân tộc cụ chỉ nhìn thấy cần phải đánh đổ thực dân Pháp, mà
chưa nhìn thấy cơ sở xã hội để nền thống trị của Pháp trụ vững là bọn phong
kiến tay sai tức là triều đình phong kiến.
Thứ tư: Trong quá trình thực hiện nhiệm cứu nước giải phóng dân tộc thì
cụ sử dụng phương pháp bạo động là đúng song Phan Bội Châu phải vận động
quần chúng để đấu tranh tạo thành một sức mạnh tổng hợp để đánh đuổi kẻ thù
mà cụ chỉ thiên về bạo động cái nhân.
2.3.3. Bài học rút ra từ công cuộc vận độngtập hợp lực lượng cứu nước
phát triển xã hội của Phan Bội Châu
Công cuộc vận động tập hợp lực lượng cứu nước phát triển xã hội của
Phan Bội Châu bên cạnh những hạn chế thì cũng chứa đựng những nội dung

tiến bộ. Mặc dù ở đầu thế kỷ XX đến với phương Tây thì tư tưởng dân chủ tư
sản đã trở nên lạc hậu song đối với Phương Đơng nói chung và Việt Nam nói
riêng thì tư tưởng dân chủ tư sản vẫn đang là một tư tưởng tiến bộ có ý nghĩa
cách mạng.


KẾT LUẬN
Phan Bội Châu là một nhà yêu nước – nhà cách mạng tiêu biểu của cách
mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX. Cụ đã hi sinh cả cuộc đời của mình vì sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Mặc dù xuất thân là một sĩ phu phong
kiến song trước vận nước nguy nan, trước yêu cầu đòi hỏi của lịch sử, cụ đã
làm tất cả đểcó thể thực hiện được mục đích cuối cùng là khơi phục được độc
lập dân tộc.
Nghiên cứu đề tài «Phan Bội Châu với cuộc vận động tập hợp lực lượng
cứu nước giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX”
Để từ đó ta thấy được những hạn chế của cụ cũng như sự lựa chọn con
đường cứu nước khơng phù hợp với hồn cảnh của đất nước ta qua đó rút ra
những bài học cho chúng ta trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay cần
phải có đường hướng, có bước đi phù hợp trong sự nghiệp xây dựng ở giai
đoạn mới và vận dụng nó một cách sáng tạo có hiệu quả thì đất nước mới phát
triển được.



×