Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Công đoàn trường TH với cuộc vận động "Hai không"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.63 KB, 7 trang )

Tên đề tài: CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG TIỂU HỌC VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG
“HAI KHÔNG”
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Thực tế những năm gần đây, hiện tượng tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích
trong GD, vi phạm nhân cách, thân thể HS từng nơi từng lúc diễn ra ngày một gia
tăng; gây bất bình trong dư luận xã hội, tạo nên điểm nóng trong thời sự về ngành
GD.
Trước tình hình đó, BGD&ĐT phát động CB và nhân dân mọi miền trong cả nước
hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” nhằm khắc phục các nhược điểm nói trên.
Hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” của BGD&ĐT, SGD Quảng Nam và
CĐGD huyện Núi Thành bằng những việc làm cụ thể là một trong những nhiệm vụ
chính trị lớn của mỗi CĐCS và mỗi CB.GV.NV ngành GD chúng ta hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của ngành và nhiệm vụ chính trị được giao của
Công đoàn mình, chúng tôi đã cùng đồng nghiệp quyết tâm thực hiện từng bước có
kết quả. Tôi xin nêu lại những giải pháp chủ yếu đã và đang làm:
II/ NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU:
1. Tìm hiểu, đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân:
1.1Thực trạng:
-Chất lượng đại trà còn rất thấp so với yêu cầu đặt ra. Thậm chí có một số em
“ngồi nhầm lớp” làm ảnh hưởng đến tâm lí tuổi thơ, khiến các em không có khả
năng tự học. Và chắc chắn uy tín của “Nhà giáo” bị bào mòn.
-Trong GV thì có tâm lí hoang mang, lo lắng khi biết chất lượng thực chất của
lớp mình thấp so với mặt bằng chung của huyện. Nhất là những thầy cô có HS ngồi
nhầm lớp. Muốn đạt chỉ tiêu giao thì e rằng không có chất lượng thật sự, còn đảm
bảo chất lượng thật sự thì không thể nào đạt chỉ tiêu chung. Không đạt chỉ tiêu thì
nói làm sao cho các cấp lãnh đạo hiểu đây! Còn chất lượng thật sự thì quả là điều “tế
nhị” khó nói. Chính vì thế, trong đội ngũ CB.GV.NV cũng chưa có sự đồng thuận
lớn trong việc nhìn nhận, đánh giá thành tích cho tập thể, cá nhân CB.GV.NV trong
ngành cũng như trường. Do đó, chưa “Tâm phục, khẩu phục”, gây ra hậu quả bất lợi
trong phong trào thi đua “Hai tốt” trong nhà trường.
1.2 Nguyên nhân:


Thực tế cho thấy: sở dĩ tồn tại thực ttrạng trên là do nhiều nguyên nhân như: do
cơ chế quản lí, do nhận thức chưa sâu sắc về yêu cầu của việc PCGDTH-ĐĐT, do
năng lực quản lí, do bệnh thành tích, v.v…Trong đó phải kể đến ý thức trách nhiệm,
đạo đức nghề nghiệp của GVCN lớp, nhận thức của một bộ phận GV về công tác
coi thi, chấm thi. Không thấy hậu quả đó là do chính mình tạo ra.
Công đoàn trường Tiểu học với cuộc vận động “Hai không”
1
Các “Nhà quản lí” thì như thế nào? Phải nói rằng,từng nơi, từng lúc thiếu kiểm
tra. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, mọi sai sót đều bắt nguồn từ việc thiếu kiểm
tra.
2. Cụ thể hoá cuộc vận động “KC-TT-TN” và “TT-ST-TT-GM”:
Thực chất cuộc vận động “Hai không” không phải là vấn đề xa lạ hoặc mới mẻ
đối với chúng ta nếu chúng ta biết cụ thể hoá các cuộc vận động “KC-TT-TN”, “TT-
ST-TT-GM” và chúng ta đồng tâm thực hiện một cách thực sự.
2.1 Đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong xã hội:
Dựa vào dân là chính. Bởi theo Bác từng khuyên: “Dễ trăm lần không dân cũng
chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Dân ở đây chính là lực lượng GV, HS,
PHHS và nhân dân.
Vì thế phải luôn coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền sâu rộng trong GV, HS
và mọi tầng lớp nhân dân về tác hại khôn lường của việc tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong GD, vi phạm nhân cách Nhà giáo, nhất là tác hại của việc
“ngồi nhầm lớp”. Khơi dậy trong họ lòng tự trọng, truyền thống nói thẳng, nói thật
của dân tộc ta. Bởi có nhận thức đúng mới hành độn đúng, không “làm láo, báo cáo
hay”. Thực hiện “Nói đi đôi với làm”; cùng mọi người kiểm tra lại xem những gì đã
nói mà chưa làm, làm như thế nào và làm hiệu quả đến đâu? Đồng thời xác định đây
là nhiệm vụ phải thực hiện thường xuyên, liên tục, kiên ttrì, thận trọng, kết quả
không thể thấy ngay được và mọi người phải vào cuộc. Đặc biệt, phải xây dựng
chương trình hành động cụ thể về cuộc vận động này; phải nêu cao đạo đức nghề
nghiệp, tinh thần tự giác trong mỗi CB.GV.NV; xác định tự đánh giá là chính. Kiểm
tra chủ yếu là phát hiện sai sót để chấn chỉnh, uốn nắn và giúp đỡ kịp thời.

Mặt khác, phải làm cho mọi người hiểu rằng “chống bệnh thành tích” không có
nghĩa là xem thường thành tích của đồng nghiệp hoặc của HS, xem nhẹ thi đua. Bởi
theo Bác “Thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi đua”. Do đó, thành tích thực chất
là rất cần và đáng trân trọng.
2.2 Tham gia với Hiệu trưởng đề ra những biện pháp tích cực để nâng cao chất
lượng dạy và học, đánh giá đúng thực chất theo phương châm “chống” phải đi đôi
với “xây”.
2.2.1 Tham gia với Hiệu trưởng cải tiến cách khảo sát chất lượng đầu năm và tổ
chức đăng kí thi đua:
Tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm một cách nghiêm túc, khách quan nhưng
đảm bảo thoải mái cho HS yên tâm làm bài. Qua đó, đánh giá đúng thực chất để đề
ra các biện pháp dạy học phù hợp và chỉ tiêu cụ thể cho từng lớp, không chia bình
quân cho GV. Riêng đối với những lớp có HS “ngồi nhầm lớp”, khuyến khích GV
tập trung hơn. GV nào làm tốt được việc này thì xem như một sáng kiến cần được
Công đoàn trường Tiểu học với cuộc vận động “Hai không”
2
phổ biến học tập. Vận động đăng kí thi đua đúng tiêu chuẩn, đúng đối tượng, có đầu
tư, không hô hào tràn lan.
2.2.2 Tham ga với Hiệu trưởng xây dựng quy trình sinh hoạt từ trường đến tổ theo
một mô hình chung:
BGH chỉ đạo các tổ CM, GV đăng kí chuyên sâu từng môn tập trung xây dựng,
viết báo cáo chuyên đề và dạy minh hoạ hằng tháng (theo lịch) để cùng nhau tháo gỡ
những vướng mắc trong dạy và học. Xuất phát từ thực tế tại đơn vị, HS yếu đại trà
môn TV (viết) từ khối lớp Một đến khối lớp Ba, yếu Toán ở khối Bốn, Năm và nhất
là khối Bốn. Chúng tôi đi sâu hơn với các chuyên đề về TV ở khối 1,2,3 và chuyên
đề về Toán ở khối 4,5. Tham gia với Hiệu trưởng tập trung xây dựng và củng cố
chuyên đề ở các lần sinh hoạt chuyên môn cấp. Sau đó kiểm tra việc thực hiện của
từng GV. Cứ như thế, xây dựng thành nề nếp sinh hoạt chuyên môn trong nhà
trường. Ngoài ra, các tổ CĐ phối hợp với tổ CM tổ chức cho GV đăng kí tiết dạy
hay, môn dạy chuyên sâu hơn để đồng nghiệp đến dự, trao đổi và học tập lẫn nhau;

cùng nhau thực hiện “yếu gì rèn ấy”.
“Chống” hình thức sinh hoạt lấy lệ, nói suông. Sinh hoạt CM (CĐ) các tổ nên có
BGH (UVBCHCĐ đứng điểm) cùng dự theo phân công đầu năm.
2.2.3 Tham gia với Hiệu trưởng cải tiến công tác kiểm tra:
-Ngay từ đầu năm học, tham gia với Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch thanh tra,
thông báo cho mọi thành viên đều biết mục đích của dự giờ thăm lớp, khảo sát
nhanh chất lượng HS là việc làm thường xuyên không cần phải báo trước. Bởi đây
chính là một trong những biện pháp chống tiêu cực, chống đối phó.
-Tham gia với Hiệu ttrưởng dự giờ có trọng điểm, không dự tràn lan để lấy số
lượng. Trước hết, dự những GV có năng lực, tập họp kinh nghiệm hay để phổ biến
học tập. Đồng thời tư vấn thêm, tạo điều kiện khuyến khích GV tự tin, sáng tạo trong
công tác soạn giảng theo hướng lấy HS làm trung tâm. Không gò bó, rập khuôn, máy
móc.
Dự những GV còn lúng túng trong thực hiện đổi mới PPDH để giúp đỡ, uốn nắn,
tạo điều kiện cho họ dạy tốt hơn.
-Tham gia với Hiệu trưởng khảo sát những lớp có nhiều HS yếu để theo dõi, cùng
GV tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Đồng thời khảo sát chất lượng HS
định kì (theo danh sách HS yếu) trước các lần KTĐK theo biên chế năm học để quản
lí và cộng tác giúp đỡ.
-Khảo sát những lớp có dấu hiệu bất thường về kết quả các lần kiểm tra (có thể là
thấp hơn hoặc cao hơn diễn biến bình thường).
-Tham gia với Hiệu trưởng để Hiệu trưởng kiên quyết đánh giá đúng sự thật. Sau
kiểm tra, khảo sát có nhận xét và nêu gương cụ thể.
Công đoàn trường Tiểu học với cuộc vận động “Hai không”
3
Đồng thời cũng lưu ý thêm cho GV một số biện pháp tuy thông thường nhưng
không kém phần quan trọng mà GV hay bỏ qua, đó là kết hợp với PHHS dạy cho
các em cách tự học và tập thói quen tự học ở nhà, học qua bạn bè, phụ đạo HS yếu
theo yêu cầu của người học; không nhất thiết lúc nào cũng dạy bài vừa học trên lớp.
Kiên quyết chống những hành vi dạy - học đối phó, đón đầu kiểm tra, dạy học

thiên về đối tượng HS khá giỏi…Đồng thời chống biểu hiện xuê xoa, bao che, vị nể
hoặc kiểm tra qua loa của người có trách nhiệm quản lí.
2.2.4 Tham gia với Hiệu trưởng nghiên cứu cách ra đề kiểm tra chất lượng HS, tổ
chức tốt các kì KTĐK:
-Đề ra khảo sát nhanh cần ngắn gọn, đảm bảo dung lượng kiến thức cần kiểm tra
theo từng thời điểm. Không nhất thiết phải tiến hành kiểm tra tất cả HS trong lớp mà
tập trung kiểm tra đối tượng HS yếu cần quan tâm để theo dõi, giúp đỡ GV, HS điều
chỉnh cách dạy, cách học. Đặc biệt, công tác coi, chấm thi- Nhất là công tác coi thi,
quán xuyến việc tự làm bài của HS là việc làm không nhỏ góp phần đánh giá đúng
thực chất của thầy và trò về tinh thần, thái độ, hiệu quả của từng lớp. Vì thế, cần xây
dựng quy chế coi, chấm thi ngay từ đầu năm học. Đối với khảo sát nhanh, tham gia
với Hiệu trưởng ra đề chẵn, lẻ. Đối với KTĐK các lần trong năm, tất cả bài thi được
cắt phách. BGH trực tiếp chỉ đạo, theo dõi và chấm xác suất một số bài. Tuyệt đối
không phân GV coi và chấm bài thi của HS lớp mình. Chấm xong, thống kê, giao
bài và đáp án lại cho GVCN để kiểm tra và so sánh kết quả của từng lớp với nhau và
so với kết quả của kì kiểm tra trước của chính lớp đó. Nếu có kết quả diễn biến bất
thường thì cùng với TTCM kiểm tra lại bài thi, khảo sát lại đối với các bài có kết quả
bất thường để có cơ sở đánh giá công tác coi thi của từng GV và uốn nắn kịp thời,
đảm bảo khách quan, công bằng giữa các lớp. Qua mỗi lần KTĐK của trường cũng
như theo biên chế năm học đều có thống kê, đối chiếu, phân tích và cung cấp thông
tin kịp thời đến từng GVCN và TTCM.
2.2.5 Tham gia với Hiệu trưởng bám sát thực tế nhu cầu của người dạy, QĐ
30/2005 của BGD&ĐT, tài liệu BDTX chu kì III, CV 896, QĐ 14/2007 của
BGD&ĐT, các cuốn sách về đổi mới PPDH ở Tiểu học để nghiên cứu ra để ra đề thi
GVG. Qua đó, giúp đỡ GV cập nhật thông tin cần thiết về dạy học, các văn bản mới
đang hiện hành về thực hiện ĐMPPDH, phương pháp đánh giá HS; cùng với Hiệu
trưởng thường xuyên theo dõi việc dạy phù đạo HS yếu 2 buổi/ tuần, không để GV
dạy thêm tràn lan. Phối kết hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường làm tốt
công tác vận động HS yếu ra lớp phụ đạo; chỉ đạo các TTCM, tổng phụ trách đội tổ
chức và phát huy tốt tiết chào cờ đầu tuần,tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần, cuối tháng

nhằm thu hút các em “ chơi mà học”
*Chống tình trạng nói suông, thiếu trách nhiệm, thiếu giám sát và thiếu kiểm tra.
Cán bộ quản lí phải theo sát phong trào, nắm bắt tình hình và các biện pháp uốn nắn,
điều chỉnh kịp thời. Khi đánh giá CBCC phải lấy hiệu quả công tác làm thước đo,
Công đoàn trường Tiểu học với cuộc vận động “Hai không”
4
phải qua hiệu quả thực hiện các phong trào. Không chỉ nghe nói suông mà đánh giá
không đúng sự thật làm giảm uy tín của người đánh giá.
Ngoài ra, BCH cùng Hiệu trưởng tạo điều kiện cho GV, HS giao lưu giữa các tổ
liền kề, giữa các trường bạn với nhau để trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau.
2.2.6 Tham gia với Hiệu trưởng cải tiến nội dung thi đua từng đợt sao cho phù hợp
với nhiệm vụ chính trị của ngành, cải tiến cách xét chọn.
-Nội dung gắn với nhiệm vụ được giao của từng CBCC, sát với tình hình thực tại
đơn vị trên cơ sở mọi thành viên đều được tham gia xây dựng bảng điểm, cùng thực
hiện tốt phong trào thi đua “Hai tốt” bằng việc làm và hiệu quả cụ thể ở lớp được
HĐTĐ nhà trường công nhận. Nội dung thi đua cần phổ biến trong toàn hội đồng sư
phạm để vận động thực hiện.
-Xét chọn phải công minh, dân chủ, khách quan, công bằng. Đặc biệt, CB chủ chốt
phải công tâm, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc theo dõi, đánh giá,
bình xét thi đua. Kết quả thi đua chuyên môn và Công đoàn của mỗi cá nhân và tập
thể đều có mối quan hệ biện chứng với nhau, bổ sung cho nhau, không thể tách rời
nhau hoặc xét một cách độc lập 2 mặt này.
-Chọn thời điểm bình xét sao cho đã có kết quả của HS trong từng đợt thi đua, cả
năm và triệu tập đủ thành phần đại diện tham gia, đủ cơ sở để đánh giá.
*Tránh tình trạng đưa ra nội dung chung chung mà không tính đến hiệu quả. Mọi
CBCC đều có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau; người có chức danh kiêm nhiệm phải
hoàn thành cả công tác kiêm nhiệm. Không nhìn vào chức vụ hoặc danh hiệu thi đua
đã đăng kí để đánh giá hoặc nhân nhượng thành tích. Lấy hiệu quả công tác làm
thước đo để đánh giá thành tích cho CBCC. Đặc biệt CB phải làm gương trong vấn
đề này và phải chú ý đến điểm xuất phát của từng lớp, từng CBCC để đánh giá và

động viên kịp thời.
3. Tham gia với Hiệu trưởng để có đánh giá, sơ kết, tổng kết kinh nghiệm thực
tiễn:
Qua mỗi tháng, mỗi kì KTĐK, cuối mỗi đợt thi đua, Hiệu trưởng có đánh giá
trong HĐSP. Cuối kì I tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm trong toàn HĐSP để thấy làm
được gì, hiệu quả đến đâu, cần tiếp tục như thế nào? Luôn lắng nghe ý kiến tâm tư từ
GV trực tiếp giảng dạy, có giải pháp đúng đắn, kịp thời với từng hành vi cụ thể (tốt
thì khen ngợi, nêu gương, những biểu hiện sai trái thì chấn chỉnh kịp thời, những gì
CBCC chưa hiểu, thắc mắc thì phải giải thích và làm cho quần chúng thông suốt ý
nghĩa của từng việc làm).
Qua đó, giúp GV,HS tự khắc phục những thiếu sót của mình để lần sau thực hiện
tốt hơn.
Công đoàn trường Tiểu học với cuộc vận động “Hai không”
5

×