Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Phân tích các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển cây hồ tiêu và cây cao su ở huyện hướng hóa – quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------

ĐỖ NGỌC ANH

Phân tích các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự
phát triển cây hồ tiêu và cây cao su ở huyện Hướng
Hóa – Quảng Trị

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM ĐỊA LÝ

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền nông nghiệp nước ta hiện nay đang được định hướng phát triển bền
vững và toàn diện về kinh tế - xã hội và môi trường. Để thực hiện mục tiêu này thì
việc phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên để phát triển nông nghiệp vô cùng
quan trọng, nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao đời sống xã hội, tạo bộ
mặt nông thôn trong thời đại mới, đẩy nhanh trình độ cơng nghiệp hóa – hiện đại
hóa nơng nghiệp nơng thơn. Từ đó xây dựng các phương án phát triển kinh tế nông
- lâm nghiệp bền vững.
Huyện Hướng Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị. Phần lớn dân
cư của huyện là từ đồng bằng và các vùng khác lên khai phá các vùng đất hoang đồi
núi để làm nương rẫy trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 theo diện kinh tế mới,
dân tộc thiểu số chỉ chiếm bộ phận nhỏ. Nền kinh tế dựa vào nơng nghiệp là chính.


Mặc dù huyện có rất nhiều điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, nhưng những
năm trước đây nền kinh tế của huyện vẫn chậm phát triển, Hướng Hóa vẫn là một
trong những huyện nghèo của tỉnh Quảng Trị. Nhưng từ khi thực hiện chính sách
đổi mới của Đảng, đặc biệt từ khi cửa khẩu Lao Bảo trở thành cửa ngỏ của đường
xuyên Á trong hành lang kinh tế Đông – Tây thì cuộc sống nơi đây đã có nhiều thay
đổi, khởi sắc. Trong tương lai, nơi đây sẽ trở thành một khu vực kinh tế năng động,
phát triển bậc nhất của tỉnh Quảng Trị.
Nông nghiệp cũng là một thế mạnh của huyện, điều kiện tự nhiên của huyện
tương đối thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt, đặc
biệt là các loại cây công nghiệp dài ngày như hồ tiêu, cao su, cà phê. Vì vậy để đưa
ngành nông nghiệp của huyện phát triển mạnh và ổn định, bên cạnh các chính sách
về đẩy mạnh hoạt động trao đổi hàng hóa, xây dựng cơ sở chế biến, chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vật ni thì việc phân tích các điều kiện tự nhiên để có những giải
pháp, định hướng hợp lý cho việc quy hoạch phát triển nông nghiệp cũng là một
việc rất đáng được quan tâm.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, tơi chọn đề tài : “ Phân tích các điều kiện
tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển cây hồ tiêu và cây cao su ở huyện Hướng
Hóa – Quảng Trị” làm đề tài nghiên cứu của mình. Với đề tài này tôi hi vọng sẽ
2


đóng góp một phần nào đó để ngành nơng nghiệp của huyện phát triển mạnh và
vững chắc, qua đó đẩy nhanh công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài là Phân tích các điều kiện tự nhiên của vùng để từ đó có
những định hướng, giải pháp phát triển cây hồ tiêu và cây cao su phù hợp, cho hiệu
quả kinh tế cao.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên thì nhiệm vụ của đề tài là:

- Nghiên cứu và phân tích các điều kiện tự nhiên của huyện Hướng Hóa
- So sánh mức độ thích nghi của cây hồ tiêu và cây cao su đối với điều kiện
tự nhiên của huyện.
- Tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố cây hồ tiêu và cao su trên địa bàn
huyện
- Định hướng phát triển cây hồ tiêu và cao su một cách hợp lí và hiệu quả
nhất.
3. Lịch sử nghiên cứu
Phân tích các điều kiện tự nhiên để định hướng phát triển nơng nghiệp nói
chung và cây cơng nghiệp dài ngày trên địa bàn huyện nói riêng là vấn đề được rất
nhiều cơ quan ban ngành, các chuyên gia về lĩnh vực nông nghiệp quan tâm.
Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, trong những năm gần đây đã có một số cơng
trình nghiên cứu các điều kiện tự nhiên của vùng đồi Quảng Trị trong việc phát triển
nông nghiệp như :
- Hoàng Đức Triêm - Đại học Khoa Học Huế, “Đánh giá tổng hợp các điều
kiện tự nhiên và đề xuất hệ thống sử dụng lãnh thổ đồi núi Quảng Trị cho mục đích
nơng – lâm nghiệp quan điểm phát triển bền vững”.
- “Phân tích các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển cây cà phê ở huyện
Hướng Hóa – Quảng Trị”, Nguyễn Thị Thương – ĐHSP Đà Nẵng
- Trương Đình Trọng, Hồng Văn Hành, 2006. Nghiên cứu thổ nhưỡng và đề
xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ đồi núi Quảng Trị.Tuyển tập các báo cáo khoa học tại
hội nghị khoa học Địa Lý toàn quốc lần thứ II, Hà Nội
3


- Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hướng Hóa
tỉnh Quảng Trị đến năm 2010”
Tuy nhiên, những cơng trình trên chỉ đề cập ở mức khái quát, chưa đi sâu đề
cập đến vấn đề phát triển cây hồ tiêu và cao su trên địa bàn huyện Hướng Hóa. Đề
tài này tơi dựa trên những cơ sở, những nghiên cứu thực tế để tiến hành phân tích

các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển cây hồ tiêu và cây cao su ở huyện Hướng
Hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một số điều kiện tự nhiên chính ảnh hưởng đến sự phát
triển của cây hồ tiêu và cao su là:
+ Điều kiện thổ nhưỡng
+ Điều kiện địa hình
+ Điều kiện khí hậu
+ Điều kiện nguồn nước
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi lãnh thổ : Đề tài nghiên cứu tìm hiểu trên địa bàn huyện Hướng
Hóa gồm 22xã và thị trấn.
- Phạm vi nội dung : Đề tài nghiên cứu một số điều kiện tự nhiên : Thổ
nhưỡng, địa hình, khí hậu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, phân bố và
năng suất của hai loại cây công nghiệp dài ngày là :
+ Cây hồ tiêu
+ Cây cao su
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Quan điểm này bắt nguồn từ tính hệ thống của đối tượng nghiên cứu, cả điều
kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội là một hệ thống. Đặc trưng của hệ thống là bao
gồm nhiều yếu tố, nhiều thành phần và các thành phần này có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Vậy khi nghiên cứu, phân tích các đặc điểm tự nhiên của một vùng lãnh
thổ và ảnh hưởng của nó đến phát triển nơng nghiệp nói chung và cây hồ tiêu, cây
4


cao su nói riêng thì ta cần đặt nó trong một hệ thống thống nhất, bởi vì các thành

phần (hay các yếu tố) trong tự nhiên đều có mối quan hệ tác động qua lại với nhau
trong một hệ thống hoàn chỉnh.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm này được vận dụng nhằm mục đích đi sâu phân tích các điều kiện
tự nhiên từ đó đi đến đánh giá được một cách tổng thể tự nhiên của một vùng, một
lãnh thổ cùng với các mối quan hệ tương tác giữa chúng.
5.1.3. Quan điểm sinh thái
Theo quan điểm này thì trong quá trình khai thác và sử dụng các yếu tố tự
nhiên thì cần phải đặt chúng trong mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Đó là mối quan
hệ giữa tự nhiên với con người, giữa con người với việc khai thác và sử dụng hệ địa
lý tự nhiên. Hệ sinh thái bao gồm nhiều yếu tố và việc phân tích các điều kiện tự
nhiên trên địa bàn huyện nhằm mục đích khai thác và sử dụng hợp lý trong hiện tại
và đưa ra những định hướng phát triển nông nghiệp bền vững nhằm bảo vệ toàn bộ
hệ sinh thái địa phương.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
Do điều kiện nghiên cứu hạn chế, nên tôi không thể trực tiếp theo dõi, điều
tra số liệu. Vì vậy tơi đã thu thập tài liệu, số liệu … từ các cơ quan, ban ngành có
liên quan. Sau đó đem phân tích xử lí cho phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề
tài
- Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp quan trọng và cần thiết để đề tài mang tính thực tiễn
cao. Để tiến hành đề tài này tôi tiến hành tham quan, khảo sát thực tế để tìm hiểu
đặc điểm tự nhiên của huyện và một số nông trường, trang trại, các vườn trồng hồ
tiêu, cao su để quan sát, thu thập hình ảnh, số liệu … cần thiết cho đề tài. Qua thực
tế tơi có thể phân tích, đánh giá đúng và khách quan hơn.
- Phương pháp bản đồ
Thu thập một số bản đồ : Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ hành chính
huyện Hướng Hóa để phục vụ cơng tác nghiên cứu.


5


Xây dựng bản đồ phân bố các loại cây công nghiệp dài ngày từ các số liệu
thu thập được để trình bày thơng tin một cách khoa học hơn.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục ảnh,
nội dung luận văn gồm có 3 chương :
Chương 1 : Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2 : Phân tích các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển của
cây hồ tiêu và cây cao su ở huyện Hướng Hóa.
Chương 3 : Định hướng và giải pháp phát triển cây hồ tiêu và cao su ở huyện
Hướng Hóa

6


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Đặc điểm sinh thái của cây hồ tiêu và cây cao su
1.1.1. Đặc điểm chung
Hồ tiêu và cao su là hai loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế rất
lớn ở nước ta. Đặc điểm sinh thái chung của hai loại cây này là những lồi cây nhiệt
đới, thích hợp để sinh trưởng và phát triển tốt là ở những vùng đất đỏ bazan, độ
dinh dưỡng tương đối cao, độ dốc nhỏ hơn 30%, ngưỡng nhiệt độ thích hợp vào
khoảng 22 – 30 0 C, lượng mưa khoảng 1800 – 3000 mm/năm.
1.1.2. Đặc điểm sinh thái cây hồ tiêu
Hồ tiêu (Piper Nigrum) thuộc họ Piperacees là một loại dây leo, sống lâu, có
nguồn gốc từ miền Đơng Ấn Độ. Hồ tiêu là lọa cây trồng leo bám trên giá thể, nếu
khơng có cây trụ hồ tiêu bò trên mặt đất, trong trường hợp có cây trụ hồ tiêu có thể

bị lên cao đến 10 m nhờ những rễ bám mọc thành chùm ở mỗi mắt .
a. Yêu cầu đất đai và địa hình.
Tiêu có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau từ
sét nặng đến cát pha sét nhưng lý tưởng nhất là đất đỏ bazan, đất đỏ vàng trên đá
Granit, đất phù sa mới bồi và đất đồi tơi xốp, thốt nước tốt. Đất phải có tầng canh
tác sâu trên 80-100 cm, mực thủy cấp sâu cách mặt đất 2m, thành phần cơ giới của
đất nhẹ; có hàm lượng đạm trên 1,5%, tỉ lệ C/N = 10-20, độ pH tốt nhất từ 5,6-6,7
độ dốc từ 3 - 20 0 bố trí theo đường đồng mức; tiêu khơng chịu được độ mặn q
3%. Ngồi ra đất phải có nhiều chất hữu cơ, đất có khả năng thốt nước tốt và
giữ nước cao, không bị ngập úng trong mùa mưa, nhiễm mặn trong mùa nắng, trong
vòng 1m trở lại khơng có đá cứng.
b. u cầu về khí hậu.
- Nhiệt độ : Hồ tiêu có nguồn gốc từ nhiệt đới nên địi hỏi khí hậu nóng, ẩm,
nhiệt độ trung bình thích hợp là từ 22 -28 0 C, nhiệt độ tốt nhất là 25-27 0 C. Nếu
nhiệt độ trên 40 0 C hoặc dưới 10 0C thì ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển
của cây tiêu.

7


- Ánh sáng : Hồ tiêu là loại cây thích bóng râm ở mức độ nhất định, cây
chịu bóng râm lúc cịn nhỏ, khi cây bắt đầu tăng trưởng thì khơng cần bóng râm
nhiều nên cần cắt tỉa bớt dần để ánh sáng lọt vào.
- Gió : Hồ tiêu kỵ gió lớn làm ngả ngọn, đổ cây thụ phấn kém. Do đó phải
chắn gió đối với những vùng gió nhiều, gió cịn làm sự bốc hơi nước ở đất và cây
tăng lên làm vườn tiêu thiếu nước.
- Lượng mưa : thích hợp là từ 2.000-3.000 mm/năm, lượng mưa tối thiểu
là 1.800 mm, phân bổ đều trong 7-8 tháng và cần 3-5 tháng không mưa ở cuối giai
đoạn thu hoạch để phân hóa mầm hoa tốt, ra hoa tập trung. Cây hồ tiêu có thể chịu
được mùa khơ nhưng khơng q ba tháng (giai đoạn chín). Tiêu cần mùa khơ ngắn

để ra hoa đồng loạt và chín tập trung. Ẩm độ khơng khí thích hợp cho thụ phấn của
hoa tiêu là 75-90%, ẩm độ đất từ 70-85%, tốt nhất là từ 75-80%.
c. Yêu cầu về nguồn nước.
Nước là yếu tố quan trọng hàng đầu khi trồng hồ tiêu, ở giai đoạn ra tán
cây rất cần nước, cần ẩm độ để bộ rễ ban đầu phát triển. Trồng tiêu muốn đảm bảo
năng suất cao thì phải thường xuyên tưới dặm cho tiêu (1-2 lần/tháng), cần căn
cứ vào lựong mưa mà tính tốn lượng nước tưới nhiều hay ít.
1.1.3. Đặc điểm sinh thái cây cao su
Cây cao su có tên khoa hoạc là Hevea brasiliensis, thuộc họ thầu dầu
Euphorbiacea. Cây cao su được tìm thấy trong tình trạng hoang dại tại vùng châu
thổ sông Amazone (Nam Mỹ) Cao su là cây đa tác dụng, trồng cây cao su cho hiệu
quả kinh tế cao, ngồi khai thác mủ, thân cây cịn là ngun liệu cho cơng nghiệp
chế biến gỗ, đồng thời có thể giúp cải thiện khí hậu, giữ ẩm cho đất, phát triển chăn
nuôi dưới tán rừng,vv...
a. Yêu cầu về đất đai và địa hình
Đất đai và địa hình là một trong những yếu tố quan trọng trong việc trồng và
hình thành các vùng chuyên canh cây cao su trên quy mô rộng lớn. Đối với đất đai,
cây cao su có thể sống trên hầu hết các loại đất khác nhau ở vùng nhiệt đới ẩm. Đất
để trồng cây cao su phải tốt,thích hợp nhất là các vùng đất Bazan có bình độ tương
đối thấp dưới 200m, tầng đất dày khoảng 70cm trở lên vì cây cao su thuộc nhóm
cây cơng nghiệp lâu năm có bộ rễ phát triển khỏe và ăn sâu tới 2 – 3m. Ngoài đất
8


bazan, cao su còn trồng được trên đất đỏ vàng trên đá Granit, đất phù sa cổ, đá vôi
dốc tụ….Tuy các đất này có hàm lượng dinh dưỡng kém hơn đất bazan nhưng nếu
được chăm sóc tốt thì vẫn đảm bảo để cây sinh trưởng và phát triển cho năng suất
cao
Độ sâu tầng đất: độ sâu lý tưởng cho trồng cây cao su là 2m, tuy nhiên trong
thực tế nếu độ sâu tầng đất là 0,8 -2m thì vẫn có thể trồng được, độ pH trong đất

thích hợp cho cây cao su là 4,5- 5,5, giới hạn pH đất có thể trồng cây cao su là 3,5 7,0. Đất trồng cao su phải có cấp hạt sét ở lớp đất mặt (0- 30cm) tổi thiểu là 20%, ở
lớp đất sâu hơn (>30cm) tối thiểu là 25%. Đất nơi có mùa khơ kéo dài, thì thành
phần sét phải đạt 30 - 40%. Ở các vùng khí hậu khơ đất có tỉ lệ sét từ 20–25% (đất
cát pha sét) được xem là giới hạn cho cây cao su. Đất có thành phần hạt thô chiếm
trên 50% trong 0,8m lớp đất mặt là ít thích hợp cho việc trồng cao su. Các thành
phần hạt thô sẽ gây trở ngại cho sự phát triển của rễ cao su và ảnh hưởng bất lợi đến
khả năng dự trữ nước của đất.
Độ dốc: Cây cao su thường được trồng trên nền đất có độ dốc nhỏ hơn 8%.
Với độ dốc 8 - 30% thì vẫn trồng được nhưng chú ý đến các biện pháp chống xói
mịn. Độ dốc liên quan đế độ phì nhiêu của đất. Đất càng dốc thì xói mịn càng
mạnh, khiến các chất dinh dưỡng trong đất, nhất là trong lớp đất mặt mất đi nhanh
chóng. Khi trồng cao su trên đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất,
chống xói mịn rất tốn kém như đê, mương, đường đồng mức.
b. Yêu cầu về khí hậu.
- Nhiệt độ: Cây cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên sinh trưởng bình
thường trong khoảng nhiệt độ 22-30 0C và khoảng nhiệt độ tối thích là 26-280 C
(Nhiệt độ 25 0 C là nhiệt độ mà năng suất cây có thể đạt mức tối đa). Ở nhiệt độ này,
môi trường sẽ mát dịu vào buổi sáng sớm (1giờ – 5giờ), giúp cây sản xuất mủ cao
nhất. Các vùng đất trồng cao su hiện nay trên thế giới phần lớn ở vùng khí hậu nhiệt
đới, có nhiệt độ trung bình 20-28 0C.
Khi trồng cây cao su cần chú ý đến chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm. Độ
chênh lệch ngày đêm càng cao thì lượng mủ càng tăng, vì ban ngày nhiệt độ cao
thúc đẩy q trình quang hợp, tích lũy chất khô và ban đêm nhiệt độ xuống thấp sẽ
hạn chế tiêu hao các chất đã tích lũy.
9


- Lượng mưa và độ ẩm: Cây cao su thường được trồng trong những vùng có
lượng mưa 1800- 2500mm/năm, số ngày mưa thích hợp là 100 – 150ngày/năm. Ẩm
độ khơng khí bình qn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su là

trên 75%, đồng thời ẩm độ khơng khí cũng thể hiện tương quan tỷ lệ thuận với dòng
chảy mủ khi khai thác. Bên cạnh lượng mưa thì sự phân bố mưa và tính chất cơn
mưa cũng rất quan trọng. Việc khai thác mủ tập trung vào buổi sáng, vì thế số ngày
mưa vào buổi sáng càng nhiều thì năng suất càng giảm.
- Gió : Cây cao su chống chịu rất kém với gió, gió cấp 7 cấp 8 cũng đã làm
gãy và xoắn cây, nhất là những diện tích cao su dưới 7 năm. Nên cao su chỉ trồng
thích hợp ở những nơi ít gió, ít bão hoặc được che chắn gió tốt.
c. u cầu về nguồn nước
Cây cao su cần một lượng nước vừa phải, trong 6 tháng đầu mới trồng thì
cần tăng cường tưới nước nếu lượng mưa không đủ .Cây cao su có khả năng chịu
hạn cao hơn một số cây công ngiệp khác như: tiêu, cà phê,… Tuy nhiên cây cao su
trồng mới từ 6 tháng trở xuống không thể chịu hạn tốt do bộ rễ chưa được phát triển
đầy đủ, cao su trong vườn ươm thì khơng thể chịu hạn quá 1 tháng. Nhưng cao su
trồng mới trên 6 tháng có thể chịu hạn trên 4 – 5 tháng.
Khả năng chịu úng: Cây cây cao su cũng thể hiện một sức chịu đựng tốt. Tuy
nhiên tuỳ thuộc vào từng giống, đối với cây đang trong giai đoạn cạo mủ, nếu bị
ngập sâu khoảng 30- 40 ngày, thì 75% số cây trên vườn sẽ chết, số còn lại tăng
trưởng chậm, cây khô và bong vỏ nên không cạo mủ được nữa.
1.2. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Hướng Hóa
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lí
Hướng Hố là huyện miền núi nằm tại phía Tây tỉnh Quảng Trị, giáp biên giới
với Nước CHDCND Lào. Thị trấn huyện lỵ cách thành phố Đông Hà 55 Km về
phía Tây.
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình.
Phía Nam và phía Tây giáp Nước CHDCND Lào.
Phía Đơng giáp các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Đakrông.

10



Có toạ độ địa lý từ 16 0 23' đến 17 0 01/ độ vĩ Bắc; 106 0 30/ đến 106 0 49 / độ kinh
Đông. Gồm 22 đơn vị hành chính, trong đó có 20 xã gồm Tân Thành, Tân Long,
Tân Lập, Tân Liên, Tân Hợp, Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Phùng, Hướng sơn,
Hướng Linh, Hướng Sơn, Húc, Ba Tầng, Thuận, Thanh, Hướng Lộc, A Xing, A
Túc, A Dơi, Xy và 2 thị trấn gồm : TT Lao Bảo, TT Khe Sanh
Hướng Hố có vị trí rất quan trọng khơng chỉ đối với tỉnh Quảng Trị mà cịn
cả với khu vực Bắc Trung bộ và cả nước bởi tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây.
Trên địa bàn huyện có Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, từ đây theo Quốc Lộ 9 về phía
Tây có tuyến đường xun Á đi qua các nước Lào - Thái Lan - Mianma.
Với đặc điểm vị trí địa lý như vậy, Hướng Hố có lợi thế trong việc phát triển
các mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội với các huyện trong tỉnh, các tỉnh
khu vực Bắc Trung bộ đặc biệt là với các nước thuộc khối ASEAN như Lào, Thái
Lan và MyanMa.

11


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN HƯỚNG HỐ

12


1.2.1.2. Điều kiện tự nhiên
a. Địa chất, địa hình
Đặc trưng của địa hình Hướng Hố là bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối
dốc theo 2 sườn Đông và Tây Trường Sơn, do đó việc phát triển giao thơng, mạng
lưới điện cũng như tổ chức sản xuất ở đây gặp khó khăn nhất định.
Có thể chia địa hình ra 3 dạng chính sau:
- Dạng địa hình thung lũng phân bố ở Khe Sanh, Hướng Tân, Tân Lập, Tân

Liên, Hướng Phùng, Húc, Ba Tầng... Địa hình tương đối bằng, thích hợp cho phát
triển các cây trồng nông nghiệp (lương thực, thực phẩm, cây cơng nghiệp).
- Dạng địa hình núi thấp, có độ dốc vừa (8-20 0), với độ cao địa hình từ 200 300m, phân bố tập trung ở các xã tiểu vùng Tây Trường Sơn: A Dơi, A Túc, A
Xing, Xy, Thanh, Thuận (vùng Lìa), Tân Thành, Tân Long và Lao Bảo. Đây là
vùng có địa hình thích hợp để phát triển cây hoa màu nguyên liệu và cây lâu năm có
quy mơ tương đối lớn và tập trung.
- Dạng địa hình núi cao, sườn dốc: Đất dốc, độ dốc phổ biến > 20 0, độ cao địa
hình 500 - 700m. Dạng địa hình này phân bố chủ yếu ở các xã thuộc tiểu vùng
Đông Trường Sơn. Đây là vùng địa hình đa phần thích nghi cho phát triển lâm
nghiệp và chăn ni đại gia súc.
b. Khí hậu
Hướng Hố chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa, vừa có đặc trưng
riêng của một tiểu vùng giao thoa khí hậu nhiệt độ gió mùa và khí hậu lục địa trên
đỉnh Trường Sơn. Nhiệt độ trung bình năm là 22,5 0C, thấp hơn nhiệt độ bình quân
của các vùng trong tỉnh từ 2-30C, nhiệt độ cao nhất là 38,2 0 C, thấp nhất là 7,7 0 C.
Lượng mưa bình quân 1850 mm/năm, tổng lượng mưa tập trung từ tháng 5 11 chiếm đến 88% lượng mưa cả năm, tập trung lớn nhất vào tháng 9,10. Độ ẩm
khơng khí trung bình khoảng 88,5%, cao nhất vào tháng 8 - 12 (89-91%), thấp nhất
vào các tháng 3 - 7 (80-85%). Lượng bốc hơi trung bình 874,3mm/năm trong đó các
tháng 1 - 4 có lượng bốc hơi cao nhất, đây là thời kỳ dễ gây khơ hạn.
Chế độ gió: Hướng Hố chịu ảnh hưởng của gió Tây khơ nóng, tuy nhiên nhẹ
hơn nhiều so với các địa bàn khác trong tỉnh. Thời kỳ có gió khơ nóng độ ẩm hạ

13


thấp, lượng bay hơi lớn và nền nhiệt cao, ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của
cây trồng. Trong vùng cịn chịu ảnh hưởng của gió Nam từ tháng 5 - 8.
Tuy nhiên khí hậu của Hướng Hố do chịu tác động của yếu tố độ cao và sự
phân chia địa hình, nên có thể phân thành 3 tiểu vùng khí hậu khác nhau:
- Tiểu vùng Đơng Trường Sơn: Chịu ảnh hưởng rõ nét của chế độ nhiệt đới

gió mùa, khơ nóng về mùa hè, ẩm ướt về mùa đông. Phân bố chủ yếu ở khu vực các
xã: Hướng Linh, Hướng Sơn.
- Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp: Chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu phân hố
bởi độ cao địa hình của đỉnh Trường Sơn với nền nhiệt bình qn trong năm tương
đối ơn hịa, phân bổ chủ yếu ở các xã: Tân Hợp, Khe Sanh, Tân Liên, Tân Lập,
Hướng Tân, Hướng Phùng, Húc, Ba Tầng.
- Tiểu vùng khí hậu Tây Trường Sơn: Thể hiện rõ nét của chế độ khí hậu nhiệt
đới, chịu ảnh hưởng mạnh của gió tây khơ nóng, lượng mưa thấp, phân bổ chủ yếu
ở các xã còn lại.
1.2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài ngun đất
Tồn huyện có 14 loại đất chính:Đất phù sa không được bồi, Phù sa suối, Đất
nâu đỏ trên đá BaZan, Đất nâu vàng trên đá Ba Zan, Đất đỏ vàng trên đá Granit, Đất
đỏ vàng trên đá Granit-Nai, Đất đỏ vàng trên đá Gơnai, Đất đỏ vàng trên đá phiến
sét, Đất nâu tím trên đá phiến tím, Đất vàng nhạt trên đá cát, Đất mùn vàng đỏ trên
đá Granit, Đất mùn vàng đỏ trên đá Granit-Nai, Đất thung lũng dốc tụ, Đất xói mịn
trơ sỏi đá. nhóm cơ bản :
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh chúng ta có thể xếp chúng thành 9 nhóm cơ
bản:
- Nhóm đất phù sa(P&Py): Có tổng diện tích 785ha. Chiếm 0,68% tổng diện
tích tự nhiên của huyện.
- Nhóm đất đỏ vàng (gồm có Fs, Fe, Fj, Fq, Fa, Fk, Fu): Có tổng diện tích
107.027ha, chiếm 92,84% tổng diện tích tự nhiên của huyện.
- Đất đỏ trên đá Bazan (Fk): Diện tích 2.897ha; đất nâu vàng trên đá bazan
(Fu) diện tích 25ha và đất đỏ vàng trên đá Gơnai diện tích 425ha.

14


- Đất đỏ vàng trên phiến đá sét (Fs): Diện tích 24.895ha và đất nâu tím trên đá

sét tím (Fe) diện tích 4.120ha. Hai loại đất này chiếm 25,21% diện tích tự nhiên
tồn huyện.
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích: 15.659 hachiếm 13,61% và đất đỏ
vàng trên đá Granít diện tích 40.540ha, chiếm 35,13% diện tích tự nhiên.
- Đất đỏ vàng trên đá biến chất(Fj): Diện tích 18.466ha chiếm 15,99% tổng
diện tích tự nhiên, phân bố nhiều ở các xã: Hướng Lập, Hướng Sơn, Hướng Phùng,
Húc, Ba Tầng.
- Nhóm đất dốc tụ (D): Diện tích 462ha, chiếm 0,4% diện tích đất tự nhiên của
huyện, phân bố rải rác ở các chân đồi và khe suối hẹp, nó là sản phẩm của q trình
bào mịn, rửa trơi.
- Nhóm đất nâu đỏ vàng trên núi cao (Ha, Hj): Diện tích 6.050ha; chiếm
5,26% diện tích tự nhiên, phân bố trên các đỉnh núi cao
- Đất xói mịn trơ sỏi đá (E): Diện tích 959,14ha, chiếm 0,82 % diện tích tự
nhiên huyện.
b. Tài nguyên nước
+ Nguồn nước mặt: Trên địa bàn huyện có 2 con sơng lớn và nhiều sơng suối
nhỏ.
- Sơng Sêpơn: Chảy ven theo ranh giới phía giáp với nước CHDCND Lào,
theo hướng từ phía nam lên phía Tây, vùng ven theo phía Nam các xã: Xy, A Túc
và phía Tây các xã: Thanh, Thuận, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, thị trấn Lao Bảo
rồi chảy vào địa phận của Lào, đoạn sông chảy qua địa bàn của huyện Hướng Hóa
là 55 Km, có nguồn nước dồi dào.
- Sơng Rào Quán: Chảy từ núi cao của xã Hướng Sơn, chảy qua Hướng Linh,
Tân Hợp rồi đổ vào sông Quảng Trị (tại xã Đakrông), sông dài 30km, nguồn nước
khá dồi dào. Hiện nay đã xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng Hồ thủy lợi thủy
điện Quảng Trị ở hạ lưu của Sông Rào Quán.
- Suối Nậm Xê: chảy qua xã Hướng Lập, theo hướng từ Đông sang Tây và
chảy sang nước CHDCND Lào.
- Sông Cam và suối Tiên Hiên: Bắt nguồn từ dãy núi cao của xã Hướng Sơn
đổ ra sông Cam Lộ.

15


- Khe Tà Bồng: Bắt nguồn từ phía Bắc xã Hướng Sơn chảy xuống phía Nam
xã rồi đổ vào sơng Rào Qn.
- Ngồi ra cịn rất nhiều khe suối nhỏ có ở hầu hết các xã và đổ vào các sơng
lớn kể trên.
Nhìn chung hệ thống sơng, suối trong vùng khá dày đặc, nguồn nước khá dồi
dào, nhưng do địa hình quá dốc, nên việc khai thác phục vụ cho sản xuất nơng
nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém.
- Nguồn nước ao, hồ: Trên địa bàn huyện có một số hồ đập quan trọng phục
vụ cho phát triển sản xuất và đời sống dân sinh, đồng thời góp phần cải tạo môi
trường như: Đập Kỳ Nơi (A Túc), hồ Tân Tài (Tân Lập), hồ A Xan (A Túc), hồ Lìa
(A Túc), hồ XaKia (Hướng Phùng), hồ Lương Lễ (Tân Hợp), đập Tân Liên (Tân
Liên), đập Hướng Tân (Hướng Tân), Hồ chứa nước thuỷ lợi - thuỷ điện Quảng
Trị…
+ Nguồn nước ngầm: Qua điều tra thực tế cho thấy mực nước ngầm trong
vùng rất sâu, hầu hết các giếng đào có mạch nước ngầm sâu hơn 15 - 20m. Theo kết
quả khảo sát của Cơng ty cấp thốt nước Quảng Trị tại các điểm thị trấn Lao Bảo,
thị trấn Khe Sanh cho thấy chất lượng nước ngầm tương đối tốt, đảm bảo tiêu chuẩn
vệ sinh của nước sinh hoạt.
c. Tài nguyên sinh vật
* Tài nguyên rừng :
Hướng Hoá là huyện có tài nguyên rừng phong phú, đa dạng và khá lớn của
Quảng Trị, có nhiều chủng loại gỗ quý và phong phú. Theo số liệu kiểm kê đất đai
năm 2010 diện tích rừng của huyện là 74.453,98ha, trong đó rừng sản xuất là
21.480,30ha, chiếm 28,89% diện tích đất lâm nghiệp; đất rừng phịng hộ là
29.468,14ha, chiếm 39,56% diện tích đất lâm nghiệp; đất rừng đặc dụng là
23.505,54ha, chiếm 31,55% diện tích đất lâm nghiệp (Theo số liệu kiểm kê đất đai
năm 2010)

Những năm gần đây huyện đã đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng cho tổ chức,
hộ gia đình và cá nhân. Trên địa bàn huyện có một Lâm trường và Đồn kinh tế
quốc phịng 337 với nhiệm vụ chính là bảo vệ khoanh ni tái sinh rừng tự nhiên,

16


trồng rừng phòng hộ theo các dự án và kết hợp khai thác lâm sản, giúp dân phát
triển kinh tế.
* Tài nguyên động vật hoang dã :
Trên địa bàn còn nhiều loại chim thú hoang dã như: Lợn rừng, Nai, Mang,
Khỉ, Gấu, Hổ, Cơng, Trĩ, Gà Lơi Lam, Bị Tót... Đây là nguồn tài nguyên tự nhiên
quý giá có ý nghĩa lớn về môi trường sinh thái, khoa học và kinh tế.
Trong nhiều năm qua, nguồn tài nguyên này có xu hướng giảm sút, nhiều lồi
thú q hiếm có xu hướng bị tuyệt chủng trên địa bàn như (Gấu, Hổ...) cùng với
việc tái tạo vốn rừng, nguồn động vật hoang dã quý hiếm cũng cần được bảo vệ chặt
chẽ vì đây là nguồn tài nguyên có giá trị cao về nhiều mặt và không dễ tái tạo phát
triển.
d. Tài nguyên khống sản
Nguồn khống sản trên huyện Hướng Hố chưa có kết quả điều tra chi tiết,
theo những tài liệu đã cơng bố, khống sản đáng kể nhất trên địa bàn là đá vơi
(Hướng Lập) có chất lượng khá tốt, có thể sử dụng cho công nghiệp xi măng.
1.2.1.4. Hiện trạng mơi trường tự nhiên
Nhìn chung Hướng Hố có khí hậu trong lành; diện tích rừng, cây lâu năm
ngày càng được mở rộng, từ việc trồng rừng đến khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên,
phát triển các loại cây công nghiệp như cao su, ca phê, đây là vốn quý cho phục hồi
và bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên do hậu quả của chiến tranh mà một số vùng đất của huyện đến nay
vẫn còn nhiều bom đạn; thảm thực vật bị tàn phá nặng nề, cơ sở hạ tầng chưa đồng
bộ. Bên cạnh đó việc bảo vệ, khơi phục và khai thác các nguồn tài nguyên chưa hợp

lý đã làm cho tác động của môi trường đến với đời sống con người, vật ni ngày
càng có xu hướng xấu đi.
Các nhà máy trên địa bàn cũng đã và đang bắt đầu đi vào hoạt động do đó mơi
trường đang có xu thế bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Từ đó xác định việc bảo vệ và cải tạo môi trường trong thời gian tới là một
vấn đề cần được quan tâm, chú trọng trong chiến lược phát triển của huyện.

17


1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a. Quy mô, chất lượng, nhịp độ tăng trưởng kinh tế (theo GTSX so sánh năm
1994).

Tổng giá trị sản xuất năm 2000 là: 609,4 tỷ đồng; năm 2005 là: 1.117,1
tỷ đồng, nhịp độ tăng hàng năm là: 16,7%; năm 2009 là: 1.995,5 tỷ đồng, nhịp
độ tăng hàng năm là: 15,7%, cụ thể như sau:
Bảng 1.1: Giá trị sản xuất phân theo các khu vực kinh tế

Chỉ tiêu

Tổng giá trị sản xuất

Nhịp độ

Nhịp độ

tăng


tăng

Năm

Năm

Năm

hàng

hàng

2000

2005

2009

năm giai

năm giai

(Tỷ

(Tỷ

(Tỷ

đoạn


đoạn

đồng)

đồng)

đồng)

2000-

2005-

2005

2009

(%)

(%)

609,4

1.117,1

1.995,5

116,7

119,7


-Nông - Lâm - Thuỷ sản

103,3

189,9

242,8

116,8

106,7

-Công nghiệp -

279,4

512,7

751,6

116,7

111,6

226,7

414,4

1.001,1


116,6

135,4

(Giá cố định 1994)

Xây

dựng
-Thương mại - Dịch vụ

(Nguồn : UBND huyện Hướng Hóa)
Từ bảng phân tích số liệu trên cho thấy nền kinh tế Hướng Hóa đã có những
bước phát triển nhanh, bền vững, định hướng phát triển kinh tế đã được xác định
đúng đắn thể hiện ở nhịp độ tăng trưởng kinh tế của thương mại - dịch vụ tăng giai
đoạn 2000 - 2005 là 16,6% và giai đoạn 2005 - 2009 là 35,4%.
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Phân tích cơ cấu kinh tế theo các nhóm ngành lớn sau đây:

18


Bảng 1.2 : Cơ cấu kinh tế phân theo nhóm ngành
Cơ cấu theo năm

Năm

Năm

Năm


2000

2005

2009

(%)

(%)

(%)

1. Nông - lâm - thuỷ sản

16,95

17,0

12,17

2. Cơng nghiệp - xây dựng

45,84

45,9

37,66

3. Thương mại - dịch vụ


37,21

37,1

50,17

Nhóm ngành

Ghi chú

(Nguồn : UBND huyện Hướng Hóa)
Nhìn vào bảng số liệu trên nhìn chung cho thấy cơ cấu nền kinh tế đã có sự
chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nhóm ngành nơng - lâm - ngư nghiệp, và
nhóm ngành công nghiệp - xây dựng; tăng dần tỷ trọng thương mại - dịch vụ. Năm
2000, tỷ trọng nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản chiếm 16,95%, công nghiệp - xây
dựng chiếm 45,84%, thương mại - dịch vụ chiếm 37,21%; năm 2005, tỷ trọng nhóm
ngành nơng - lâm - thuỷ sản tăng nhẹ lên 17,0%, công nghiệp - xây dựng cũng tăng
lên chiếm 45,9%, thương mại - dịch vụ chiếm 37,1%; năm 2009, tỷ trọng nhóm
ngành nơng - lâm - thuỷ sản giảm nhanh xuống cịn 12,17%, cơng nghiệp - xây
dựng giảm xuống còn 37,66% và thương mại - dịch vụ tăng lên 50,17%.
1.2.2.2. Tình hình phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp;
Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thuỷ sản (theo giá cố định 1994) giai đoạn
2000 - 2009 như sau:

19


Bảng 1.3 : Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thuỷ sản


Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

2000

2005

2009

(Tr.

(Tr.

(Tr.

đồng)

đồng)

đồng)

Nhịp độ

Nhịp độ


tăng

tăng

hàng

hàng

năm

năm

2000-

2005-

2005

2009

(%)

(%)

1. Nông nghiệp

96.076 179.674,9 235.975

117,40


117,83

- Trồng trọt

116,62

117,22

- Chăn nuôi

84.578 154.850,2 199.596
,9
11.498 23.626,2 28.681,
,6

121,10

115,35

- Dịch vụ

16.400

1.198,5

81,46

235,58


2. Lâm nghiệp

6.890

9.344,0

7.6983
5.980,7

17,12

91,00

- Trồng và chăm sóc rừng

3.489

3.761,7

5.079,9

101,56

108,76

- Khai thác rừng và lâm sản

3.106

5.582,3


900,8

115,95

79,03

- Dịch vụ và lâm nghiệp

295

-

-

-

3.
Thuỷ sản
khác
- Nuôi trồng

337,3

854,7

1.156,5

130,68


118,83

298,4

780,9

1.019,7

132,34

117,65

- Khai thác

38,9

73,8

136,8

117,94

121,34

(Nguồn : UBND huyện Hướng Hóa)
Qua bảng phân tích số liệu trên cho ta thấy, nhịp độ tăng hàng năm giá trị sản
xuất (theo giá cố định 1994) của ngành nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2005 là:
17,4%; ngành lâm nghiệp là: 7,12 % và ngành thuỷ sản là: 30,68 %. Giai đoạn 2005
- 2009 nhịp độ tăng hàng năm giá trị sản xuất (theo giá cố định 1994) của ngành
nông nghiệp là: 7,83 %, ngành lâm nghiệp giảm 9,0 % và thủy sản 8,83%.

b. Khu vực kinh tế cơng nghiệp:
Đây là nhóm ngành có xuất phát điểm thấp nhưng có nhịp độ tăng trưởng
nhanh và ổn định, nhịp độ tăng hàng năm giá trị sản xuất (theo giá cố định 1994)
giai đoạn 2000 - 2005 đạt 16,7%; giai đoạn 2005 - 2009 đạt 19,7%, Trong đó :
Ngành cơng nghiệp: Với đặc điểm của huyện miền núi về sản xuất, phát triển
Cơng nghiệp - Tiểu thủ cơng nghiệp có nhiều thời cơ, thuận lợi, nhưng khó khăn,
yếu kém vẫn cịn; bước vào giai đoạn 2000 - 2009 ngành cơng nghiệp phát triển
20


nhanh, ổn định trong cơ chế mới, từng bước đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất nông
- lâm - thuỷ sản. Nhịp độ tăng hàng năm giá trị sản xuất ngành công nghiệp (theo
giá cố định 1994) giai đoạn 2000 - 2005 là 143,9%, giai đoạn 2005 - 2009 đạt
62,6%.
Ngành xây dựng: Nhịp độ tăng hàng năm giá trị sản xuất ngành xây dựng
(theo giá cố định 1994) giai đoạn 2000 - 2005 đạt 8,9%, tuy nhiên giai đoạn 2005 2009 nhịp độ tăng trưởng hàng năm giảm 6,9%. Trong những năm qua, nhìn chung
ngành xây dựng cũng đã có những bước phát triển đáng kể, trong đó phát triển
nhanh là xây dựng điện, giao thông, trường học, trụ sở, nhà ở, cơng trình cấp nước
sản xuất, sinh hoạt và các cơng trình phúc lợi xã hội khác.
c. Khu vực kinh tế dịch vụ.
Trong những năm qua ngành thương mại - dịch vụ phát triển phong phú và đa
dạng bao gồm: Thương mại thuần tuý, dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ
ngân hàng, tín dụng, tài chính, bưu điện, giao thơng vận tải, dịch vụ nơng - lâm...
trong đó:
- Thương mại thuần tuý có nhưng tổ điểm xuất phát sớm nhưng phát triển
chậm, nhiều hộ thương mại đã chuyển hướng sang sản xuất hoặc dịch vụ khác.
- Giao thông vận tải phát triển mạnh chức quản lý chưa tốt. Được sự đầu tư
của các cấp, các ngành, các chương trình dự án, ngân sách của huyện và nhân dân
đóng góp. Đến nay, đường giao thơng nơng thơn (đường huyện, đường xã, đường
thơn bản), đã nhựa hóa (59,3 + 11,95 )Km, bê tơng hóa (34,5 +14,804)Km. Cấp

phối ( 82,3 +15,900)Km và đường đất... Hiện nay có 21 xã đã có đường nhựa đến
trung tâm xã và 174/190 thơn bản có đường ơ tơ đến tận thơn bản, lực lượng vận tải
tương đối lớn, hiện nay trên địa bàn huyện có 421 cơ sở lao động vận tải với 499 lao
động, phương tiện vận tải được nâng cấp và trang bị mới đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của thị truờng, vì thế lượng hàng hóa và hành khách vận chuyển trong năm
qua tương đối lớn (vận chuyển 643.400 tấn hàng hóa và 1.250.400 người) mang lại
doanh thu 114.300 triệu đồng cho huyện, trong đó chỉ vận chuyển đường bộ (đường
ô tô).
- Các ngành nghề dịch vụ nông - lâm nghiệp phát triển nhanh và rộng hơn cả:
Trong huyện đã có máy phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp....bảo đảm đủ năng lực
san ủi, cày bừa, tuốt lúa. Tuy nhiên, đây là ngành nghề phát triển tự phát, phần lớn
21


do các hộ nông dân tự đầu tư, vừa để tự túc dịch vụ vừa để cung cấp dịch vụ hàng
hố, nên khơng có sự phân bố theo vùng và khơng hình thành được các tiêu chuẩn
kỹ thuật cần thiết.
- Bưu điện là ngành phát triển nhanh, Tổng số điện thoại hiện có trên tồn
huyện khoảng 10.000 máy điện thoại, đạt 13,5 máy/100 dân. Tồn huyện có 2 Bưu
cục (Khe Sanh, Lao Bảo) và 9 điểm Bưu điện - Văn hoá xã.
1.2.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
* Về dân số:
Dân số bình quân năm 2000 là: 56.940 người, trong đó nam 28.513 người, nữ
28.427 người; thành thị 16.136 người, nông thôn 40.804 người; Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên là: 2,38 %.
Dân số bình quân năm 2005 là: 66.181 người, trong đó nam 34.082 người, nữ
32.099 người; thành thị 18.474 người, nông thôn 47.707 người; Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên là: 1,81 %.
Dân số bình quân năm 2009 là: 75.497 người, trong đó nam 38.014 người, nữ
37.483 người; thành thị 20.494 người, nông thôn 55.003 người; Tỷ lệ tăng dân số tự

nhiên là: 1,79%.
Dự báo dân số trung bình năm 2015 là: 78.008 người, năm 2020 là: 79.180
người; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2015 là: 1,60% và năm 2020 là: 1,50%; mật
độ dân số trung bình năm 2015 là: 67,6 người/km2 ; năm 2020 là: 68,7 người/km2;
dân số phân ở khu vực nơng thơn tăng nhanh, ngun nhân là trình độ dân trí cịn
thấp, nhận thức về kế hoạch hóa gia đình chưa được quan tâm đúng mức.
* Lao động và việc làm:
Lao động trong độ tuổi năm 2000 là: 29.711 người, chiếm 52,18% dân số;
Năm 2005 là: 34.739, chiếm 52,49% dân số; Năm 2009 là: 36.951, chiếm 48,94%
dân số, điều này cho thấy dân số huyện Hướng Hóa là dân số trẻ, đây là thế mạnh
để phát triển kinh tế.
Tình hình việc làm: Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm giai đoạn
2000 - 2009 là 1.200 người.
Chất lượng lao động: Chất lượng lao động ngày càng được quan tâm, tổng số
lao động được đào tạo 2000 - 2009 là 2.716 người, chiếm 0,93% tổng số lao động
22


trong độ tuổi đang làm việc trong các ngành kinh tế, số lao động tốt nghiệp đại học,
cao đẳng ngày càng cao, song cơ cấu lao động theo ngành nghề và thực tế hoạt động
trong các ngành nghề còn nhiều sự bất hợp lý.
Mức sống dân cư: Nhờ sự phát triển kinh tế xã hội những năm vừa qua, mức
sống dân cư ngày càng được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người tăng
lên qua các năm, năm 2005 là: 7,7 triệu đồng và năm 2009 gần 11,7 triệu đồng.
Mức hưởng thụ điều kiện vật chất và văn hố tinh thần tăng lên đáng kể. Tình hình
xố đói giảm nghèo có những tiến bộ đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, theo tiêu
chí cũ năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo là: 41,7%, năm 2009 là: 17,5%.
1.2.2.4. Hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
Trên địa bàn huyện có các tuyến đường giao thơng chính sau:

- Tuyến Quốc lộ 9 dài 25Km chạy từ Đông sang Tây. Là tuyến lưu thơng
huyết mạch có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế và xã hội; có thể coi đây là thuận lợi
lớn của Hướng Hoá về điều kiện lưu thơng.
- Tuyến đường Hồ Chí Minh dài 65Km, chạy qua 07 xã, thị trấn (thị trấn Khe
Sanh, Tân Hợp, Hướng Tân, Hướng Linh, Hướng Phùng, Hướng Lập, Hướng Việt).
- Ngồi ra trên địa bàn huyện có một số tuyến đường quan trọng khác nối
thông nhau tạo nên hệ thống giao thơng khá liên hồn như đường tỉnh lộ Tân Long Lìa, Hướng Phùng - Hướng Sơn, tuyến đường Khe Sanh - Húc, các tuyến đường
liên xã, các đường liên thơn, xóm (chủ yếu 07 xã, thị trấn dọc Quốc lộ 9).
Trong những năm gần đây huyện đã triển khai xây dựng, nâng cấp một số
tuyến đường giao thông nông thôn, nội thị bằng nhiều nguồn vốn khác nhau để đáp
ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Một số cơng trình đã thực hiện tốt phương châm
Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Tuy vậy, nhìn chung Hướng Hố là địa bàn mà mạng lưới giao thơng cịn kém
phát triển so với các địa bàn khác trong tỉnh. Nhiều tuyến đường đã xuống cấp, hệ
thống cơng trình chưa đồng bộ (cầu cống, mặt đường) nên nhiều tuyến đường hầu
như chỉ hoạt động được trong mùa khô. Đây là yếu tố hạn chế đáng kể tới khả năng
khai thác tiềm năng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

23


Lĩnh vực vận tải ngày càng phát triển đảm bảo vận tải hàng hoá phục vụ nhu
cầu trên địa bàn, một số tuyến vận tải hành khách đã mở rộng đến Hướng Phùng, A
Dơi phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân.
b. Thủy lợi và nước sinh hoạt
* Thuỷ lợi:
Là địa bàn miền núi, đa phần Hướng Hoá có địa hình dốc và bị chia cắt nên
điều kiện phát triển thuỷ lợi rất hạn chế. Đến nay, trên địa bàn có 09 cơng trình phục
vụ sản xuất và 01 cơng trình dùng cho nước sinh hoạt (hồ Lương Lễ). Ngồi cơng
trình thuỷ lợi - thuỷ điện Quảng Trị đã xây dựng, hầu hết các cơng trình có quy mô

nhỏ (năng lực tưới thiết kế dưới 20 ha) riêng cơng trình Hồ Lìa có quy mơ trung
bình (thiết kế tưới 100 ha), hồ Tà Rùng (thiết kế tưới 100 ha).
Hầu hết các cơng trình xuống cấp do xây dựng đã lâu và thiếu đầu tư tu bổ
cũng như năng lực quản lý sử dụng còn hạn chế, nên khả năng tưới thực tế của các
cơng trình đạt thấp.
Hiện nay, đã hồn thành cơng trình thuỷ lợi - thuỷ điện Quảng Trị với quy mô
1.010 ha.
* Nước sinh hoạt:
Là một huyện miền núi, nước sinh hoạt là một nhu cầu cấp thiết đối với người
dân ở đây. Hiện nay, chỉ có 2 thị trấn có nước máy dùng để sinh hoạt, trong đó nhà
máy nước ở Khe Sanh có cơng suất khai thác 2000m 3 /ngày đêm, nhà máy nước ở
Lao Bảo có cơng suất khai thác 2500m3/ngày đêm. Tỷ lệ dân được dùng nước máy
còn thấp ( thị trấn Khe Sanh là 51%, thị trấn Lao Bảo là 75%).
Ở nơng thơn và một phần của thị trấn cịn lại nước sinh hoạt được lấy từ nước
giếng khơi và nước giếng khoan, tuy nhiên số thơn bản chưa có nước sinh hoạt vẫn
cịn lớn, có tới 26 thơn bản chưa có nước sinh hoạt chiếm 13,68% tổng số thơn bản
trên địa bàn huyện.
c. Phát triển năng lượng
Nguồn điện cung cấp cho huyện Hướng Hoá hiện nay được lấy từ lưới điện
quốc gia với trạm biến áp trung gian công suất thiết kế 35/10KV-2 x 1600 KVA
Khe Mây đầu nối với trạm biến áp trung chuyển 110/35KV - 1600KVA tại thành
phố Đông Hà.
24


Đến năm 2009, mạng lưới điện Quốc gia đã và đang được chú trọng đầu tư
xây dựng, đến nay toàn huyện đã có 22/22 xã, thị trấn có lưới điện quốc gia chiếm
100%. Hiện nay đã xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng hồ thủy lợi - thủy điện
Quảng Trị ở hạ lưu của Sông Rào Quán.
d. Mạng lưới bưu chính - viễn thơng

Mạng lưới thơng tin liên lạc của huyện Hướng Hố đã có bước phát triển nhất
định hoà nhập với mạng lưới quốc gia, quốc tế. Ngành Bưu điện đã có nhiều cố
gắng đảm bảo thơng tin liên lạc trong suốt góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm
bảo an ninh - quốc phòng. Mở rộng nâng cao chất lượng mạng ngoại vi. Đến nay,
100% số xã, thị trấn đã có điện thoại, Tổng số điện thoại (kể cả di động và cố định)
hiện có trên tồn huyện khoảng 10.000 máy điện thoại, đạt 13,5 máy/100 dân. Tồn
huyện có 2 Bưu cục (Khe Sanh, Lao Bảo) và 9 điểm Bưu điện - Văn hoá xã.
e. Phát triển văn hóa – y tế - giáo dục đào tạo
* Văn hóa
Lĩnh vực văn hố xã hội đã được quan tâm rất sớm, ở huyện đã có đủ hệ thống
nhà bảo tàng, thư viện, đài phát thanh; ở làng, xã có loa truyền thanh, bảng tin, bãi
chiếu bóng và kết hợp trụ sở hội trường làm nhà văn hố. Nhưng nhìn chung hệ
thống này đã lạc hậu về kỹ thuật, kiến trúc và chức năng, nguyên nhân do sự thay
đổi nhanh chóng các phương thức truyền đạt và tiếp thu văn hố.
Phát động tồn dân xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng cơ quan, đơn vị văn
hóa. Đến năm 2009, đã tổ chức phát động và cơng nhận 15 làng, đơn vị văn hóa cấp
huyện, đạt 100% chỉ tiêu đề ra. Nâng tổng số làng, đơn vị văn hóa đã phát động
trong tồn huyện là 259 làng, đơn vị văn hóa; Cơng nhận 159 làng, đơn vị văn hóa.
* Y tế
Cơng tác bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân trên địa bàn trong những năm qua
ngày càng được chú trọng và ưu tiên đầu tư, đặc biệt trong những năm gần đây.
Nhờ vậy hệ thống cơ sở vật chất phục vụ bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân được mở
rộng và tăng cường, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao.
- Về mạng lưới Y tế: Tồn huyện có 174 giường bệnh (trong đó bệnh viện Đa
khoa huyện 75 giường, phịng khám khu vực Lìa 10 giường, phòng khám Lao Bảo
15 giường), Riêng 22 trạm y tế với 74 giường bệnh.
25



×