Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON
----------

ĐẶNG THỊ HOÀNG ANH

Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái
cho trẻ mẫu giáo lớn thơng qua hoạt động
làm quen với tác phẩm văn học

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, nó thức tỉnh và phát triển tâm hồn
con người. Văn học là một loại hình nghệ thuật, là một bộ phận hoạt động
tinh thần cơ bản làm nên sự phong phú của nhân cách, đặc biệt làm nảy sinh
tư tưởng, tình cảm, trí tưởng tượng, niềm tin và hành động nhân đạo của con
người. Trong cuốn sách “ 100 Danh tác kinh điển có ảnh hưởng đến tuổi
thơ” có viết : Với một thế giới đa dạng và phức tạp như hiện nay, việc cho trẻ
làm quen với những tác phẩm văn học thực sự có thể giúp cho trái tim trẻ
lắng đọng; phủ lên tâm hồn trẻ vầng sáng tuyệt vời, tiếp sức cho trẻ có được
sức mạnh vươn lên; đồng thời giúp trẻ tiếp thu, nhận biết thế nào là đẹp, là
tình yêu, là lương thiện, là dũng cảm, niềm tin”.
Hiện nay những bài thơ, câu chuyện trong chương trình là tấm gương
mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập. Là phương tiện hữu hiệu trong
việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên như cỏ, cây hoa lá, lịng kính trọng u
thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố
mẹ, cô giáo, anh chị em, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biết


được việc làm tốt, biết yêu cái đẹp, cái thiện, ghét cái ác độc, phê phán những
việc xấu, kính yêu Bác Hồ, thật thà, ngoan ngỗn...Trong đó nỗi bật lên trong
giá trị tinh thần mà các tác phẩm văn học nói đến là giáo dục lòng nhân ái cho
trẻ.
Lòng nhân ái là cở sở, là cái gốc đạo đức của con người. Nhân ái chính là
tình thương u đồng loại và những gì xung quanh. Từ tình yêu thương ấy
dần dần hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp. Trẻ thơ rất nhạy
cảm và sống bằng tình cảm, dễ rung động, dễ đặt mình vào hồn cảnh người
khác để thông cảm và bộc lộ thái độ một cách rõ ràng, dứt khoát giữa hai mặt
xấu – tốt, yêu – ghét, vui – buồn, … Chính vì thế, giáo dục lòng nhân ái cho
con người phải bắt đầu từ tuổi thơ.Trẻ em vốn yêu cái đẹp, cái tốt, cái thực.


Các nhà văn đã nắm được đặc điểm tâm lí này, và thoả mãn những nhu cầu tự
nhiên ấy để rồi qua từng sáng tác dẫn dắt các em từ chỗ biết xúc động trước
cái đẹp, cái tốt trong những hiện tượng rất bình thường, từng bước, tường
bước vươn lên những tình cảm cao quý nhất và cả những hành động đáng yêu
nhất.
Ở trường mầm non vấn đề giáo dục trẻ lịng nhân ái thơng qua hoạt động
làm quen với tác phẩm văn học từ lâu đã được đặt ra và quan tâm chú ý. Tuy
nhiên việc giáo dục trẻ lịng nhân ái thơng qua hoạt động làm quen với tác
phẩm văn học cho trẻ nói chung và trẻ mẫu giáo lớn ( 5 – 6 tuổi) nói riêng cịn
nhiều hạn chế, trẻ em hiện nay lạnh lùng thờ ơ trước những tình cảm xung
quanh, trẻ bắt chước những bạo lực trong phim ảnh để thể hiện mình, một
câu chào lễ phép cũng khó nói ra từ miệng trẻ. Đối với việc giáo dục lịng
nhân ái cho trẻ thơng qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trường
mầm non vẫn chưa được giáo viên quan tâm đúng mức. Xuất phát từ thực tế
đó nên em chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu
giáo lớn thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học” làm đề tài để
nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu
- Bước đầu hình thành ở trẻ những nhận thức đúng vừa sức về lòng
nhân ái.
- Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo lớn. Dạy trẻ lịng u thiên
nhiên cỏ cây hoa lá, lịng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những
người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em, tình yêu
mến bạn bè và những người thân, biết làm những việc tốt.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động tổ chức làm quen với tác phẩm văn cho trẻ mẫu giáo lớn.
- Các biện pháp nhằm giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo lớn.
4. Giả thuyết khoa học


Nếu trong quá trình tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học
giáo viên sử dụng các biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan, tạo các tình
huống có vấn đề, phối hợp giáo dục với phụ huynh…sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả giáo dục trẻ lịng u thương con người và mọi vật xung quanh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau:
-

Nghiên cứu cở sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục lòng nhân ái

cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non.
- Tổ chức các hoạt động làm quen với tác phẩm văn học theo các biện
pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo lớn.
- Khảo sát đánh giá thực trạng của trẻ mẫu giáo lớn về lòng nhân ái của
trẻ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Bước đầu đề xuất một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu
giáo lớn thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. Kết quả thực

nghiệm sư phạm.
6. Phạm vi nghiên cứu
Các lớp mẫu giáo lớn ở trường mầm non 19/5, trường mầm non 20/10,
trường mầm non Tuổi Thơ , mầm non Hoa Phượng Đỏ ở trên địa bàn quận
Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1.Phương pháp nghiên cứu luận
Tìm đọc, phân tích, tổng hợp hệ thống hóa, khát quá hóa những tài liệu
có liên quan tới đề tài nhằm xây dựng cở sở lí luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm
Dự giờ quan sát cách thức tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn
học của giáo viên cho trẻ mẫu giáo lớn nhằm đánh giá thực trạng giáo dục
lòng nhân ái cho trẻ.


7.2.2. Phương pháp đàm thoại
- Trò chuyện với giáo viên để tìm hiểu về việc giáo dục lịng nhân ái cho
trẻ trong lớp.
- Trò chuyện với trẻ để hiểu về lòng nhân ái ở trẻ.
7.2.3. Phương pháp điều tra bằng Anket
Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến của giáo viên giảng dạy ở các lớp mẫu
giáo lớn tại một số trường mầm non thuộc Quận Hải Châu – TP. Đà Nẵng
nhằm đánh giá mức độ nhận thức việc giáo dục lịng nhân ái cho trẻ thơng qua
hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Dự giờ, trao đổi trực tiếp với giáo viên tại một số trường mầm non thuộc
Quận Hải Châu – TP. Đà Nẵng.
7.2.5. Thực nghiệm sư phạm.
Thực nghiệm được tiến hành nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của các

biện pháp giáo dục nhân ái cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động làm
quen với tác phẩm văn học.
8. Kết cấu của khố luận
Gồm 3 phần:
- Phân mở đầu: Nêu lí do chọn đề tài, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu,
đối tượng và phạm vị nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
- Phần nội dụng: Gồm 3 chương:
Chương I. Cơ sở lí luận
Chương II. Thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ
mẫu giáo lớn.
Chương III. Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục lòng nhân ái
cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học và
thực nghiện sư phạm
- Phần kết luận và kiến nghị sư phạm


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Lòng nhân ái
1.1.1. Khái niệm lòng nhân ái
Nhân là người. Ái là yêu. Lòng nhân ái là lòng yêu thương con người.
1.1.2. Khái niệm giáo dục lòng nhân ái cho trẻ
Sống trong tình thương ( được mọi người yêu mến và yêu mến mọi
người) là hạnh phức của trẻ thơ. Giáo dục tình thương cũng đồng thời đáp
ứng một nhu cầu sống của trẻ. Tình thương suy đến cùng, cũng là cái gốc đạo
đức của con người. Vì vậy, giáo dục lịng nhân ái cần được coi là nhiệm vụ
trung tâm của cơng tác giáo dục đạo đức trẻ em.
Giáo dục có nghĩa là giảng dạy. Nhân ái có nghĩa là lịng u thương.
Giáo dục lịng nhân ái có nghĩa là dạy trẻ lòng yêu thương người.

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ bao gồm một số nội dụng cơ bản sau :
- Giáo dục tình yêu gia đình. Trẻ cần hiểu mọi người trong gia đình đều
gắn bó với nhau trên tình ruột thịt, cần sống hịa thuận, u thương và quan
tâm chăm sóc lẫn nhau. Trong gia đình, ai cũng làm việc hoặc học hành, đó là
những việc làm nghiêm túc có ích cho gia đình xã hội, cần được tơn trọng
(chẳng hạn khơng quấy rầy, vịi vĩnh khi bố mẹ đang làm việc, anh chị đang
học bài).
- Giáo dục tình yêu và thái độ quan tâm đối với mọi người. Yêu mến và
sẵn sàng giúp đỡ cô giáo và các bạn trong lớp; kính trọng và quan tâm giúp đỡ
người già yếu; yêu mến, nhường nhịn chăm sóc các em nhỏ; niềm nở với mọi
người.


- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống….Yêu cây cỏ chim
mng, các con vật … có ý thức bảo vệ thiên nhiên, không làm đau các con
vật ( khơng bứt hoa, bẽ cành…).
Vậy giáo dục lịng nhân ái chính là dạy trẻ sống biết yêu thương mọi người,
biết kính trọng yêu thương gần gũi và quan tâm giúp đỡ những người thân
xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cơ giáo, anh chị em, tình u mến bạn bè
và những người thân, biết làm những việc tốt. Dạy trẻ lòng yêu thiên nhiên cỏ
cây hoa lá.
1.1.3. Đặc điểm tâm lí trẻ mẫu giáo lớn
1.1.3.1. Trẻ em lứa tuổi mầm non giàu xúc cảm và tình cảm
Giàu cảm xúc, tình cảm là nét tâm lí nổi bật ở trẻ thơ, đặc biệt là trẻ lứa
tuổi mầm non. Nhìn chung, ở lứa tuổi này, tình cảm thống trị tất cả các mặt
trong hoạt động tâm lí của trẻ. Chính vì vậy mà nhận thức của trẻ cũng mang
đậm màu sắc cảm xúc. Trẻ ln có nhu cầu được người khác quan tâm và
cũng ln bầy tỏ tình cảm của mình đối với mọi người xunh quanh. Lứa tuổi
này đặc biệt nhạy cảm trước sự đổi thay của thế giới xung quanh và xúc động,
ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng như rất đơn giản. Một bông hoa nở,

một chiếc lá rơi, một con kiến tha mồi….cũng có thể làm cho trẻ xúc động
một cách sâu sắc. Chính đặc điểm dễ nhạy cảm này làm cho trẻ khi nghe kể
chuyện, đọc thơ có thể dễ dàng hóa thân vào nhân vật trong tác phẩm. Trẻ
thường có những phản ứng trực tiếp, ngay tức thì khi tiếp xúc với tác phẩm.
Chúng có thể cười, có thể khóc, sung sướng hay tức giận trước những chi tiết,
sự kiện của tác phẩm, những tình huống mà nhân vật gặp phải. Đó là phản
ứng hết sức tự nhiên, biểu thị trạng thái tâm lí chưa ổn định, dễ dao động
trước những tác động của bên ngoài. Những phản ứng này tương đồng với nội
dung của tác phẩm, và nó càng trở nên mạnh mẽ nếu có sự tương đồng của
người lớn.


Trẻ càng lớn tình cảm sẽ càng dần ổn định. Sự hiểu biết của trẻ sẽ phong
phú, phức tạp dần theo các mối quan hệ và những hiểu biết về thế giới xunh
quanh. Chính vì vậy, từ những xúc cảm, tình cảm được nảy sinh trong quá
trình cảm thụ văn học, trẻ sẽ biết yêu thương mọi người cũng như vạn vật
xunh quanh. Cảm xúc chi phối mạnh mẽ sự trị giác và độ tập trung chú ý, đặc
biệt là hứng thú nhận thức.Trẻ em luôn hứng thú về một cái gì đó. Mọi hoạt
động ở trẻ đều kích thích cảm xúc, mỗi cảm xúc lại ảnh hưởng đến sự tri giác.
Nhờ đó trẻ nhận thức được thế giới xunh quanh. Nhà tâm lí học và sinh học
người Anh, Spen-xơ, cho rằng sự nhận thức của trẻ được mã hóa khơng bằng
những kí hiệu và biểu tượng mà con bằng cảm xúc. Các cảm xúc tinh vi ấy có
chức năng tập hợp và tổ chức các thành tố nhận thức thành “ cấu trúc tình
cảm – nhận thức”, cịn sự lặp lại q trình này nhờ có sự phát triển các cấp độ
tổ chức tạo nên sự phát triển của lí trí. Như vậy, cảm xúc chẳng những có mối
quan hệ với nguồn kinh nghiệm cụ thể của trẻ mà con gắn bó với tư duy và
hành động của trẻ. Nó trở thành một yếu tố tâm lí góp phần phát triển nhân
cách của trẻ.
1.1.3.2. Trí tưởng tượng phong phú và bay bổng.
Nét nổi bật trong tâm lí trẻ lứa em tuổi mầm non là sự phong phú về trí

tưởng tượng. Sức tưởng tượng của các em dường như vô bờ bến, không biết
đâu là cùng. Chúng dùng tưởng tượng để khám phá thế giới và tự thỏa mãn
nhu cầu nhận thức của trẻ. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lí học, tưởng
tượng của trẻ lứa tuổi mầm non đã bắt đầu mang tính chất sáng tạo. Tưởng
tượng của trẻ gắn chặt với xúc cảm. Đó là quan hệ hai chiều. Tưởng tượng
phụ thuộc vào sự phát triển của cảm xúc, cảm xúc càng sâu sắc thì tưởng
tượng càng phát triển để phù hợp với cảm xúc đó, ngược lại, tưởng tượng
cũng giữ vai trò quan trọng trong việc làm giàu thêm kinh nghiệm cảm xúc
của trẻ. Việc hình thành và phát triển tưởng tượng của trẻ cũng gắn chặt với


việc hình thành và phát triển ngơn ngữ. Nhờ có ngơn ngữ mà trẻ có thể hình
dung ra được những gì mà chúng khơng nhìn thấy ( tưởng tượng). Vì thế, nếu
một đứa trẻ mà ngôn ngữ kém phát triển thì trí tưởng tượng cũng nghèo nàn.
Tưởng tượng giúp trẻ có thể xâu chuỗi các sự vật, hiện tượng riêng lẻ vào một
thể thống nhất. Tưởng tượng của trẻ được phát triển trong các hoạt động giáo
dục. Qua các hoạt động giáo dục, trẻ xâu chuỗi các sự kiện bằng tưởng tượng
phong phú của mình và tích lũy được vốn biểu tượng trong từng hoạt động,
sau đó trong những thời điểm hồn cảnh cụ thể, trẻ sẽ có những liên tượng
cần thiết. Trẻ thơ rất cần có tưởng tượng, và vì vật,việc ni dưỡng trí tưởng
tượng cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non.
1.1.3.3. Tư duy trực quan hình tượng
Tư duy là một trong những đặc điểm tâm lí quan trọng, có ảnh hưởng trực
tiếp đến sự tiếp nhận văn học của trẻ. Với sự tung hoang của trí tưởng tượng
cùng với tính “ duy kỉ” rất cao, trẻ em lứa tuổi mầm non ln lấy mình làm
trung tâm để nhìn nhận thế giới xung quanh. Với cách nhìn “ vật ngã đồng
nhất” và trí tưởng tượng phong phú, vạn vật trong thế giới qua con mắt trẻ thơ
đều trở nên sinh động và có hồn. Các em tìm thấy trong thiên nhiên đời sống
của chính mình và chúng hịa mình vào thiên nhiên, đồng nhất thế giới xung
quanh với chính bản thân mình. Điều đó giải thích sao trẻ em lại thích nghe

chuyện cổ tích, thích đọc thơ và đồng thoại. Chỉ có nhà thơ và trẻ em mới có
thể nhìn vạn vật ra con người, thiên nhiên có linh hồn và tâm trạng. Chính khả
năng đồng hóa ấy khiến trẻ có thể giao cảm với thế giới nghệ thuật trong tác
phẩm, để có thể hiểu về thế giới nghệ thuật trong tác phẩm, để có thể hiểu về
thế giới bằng tâm hồn và ngơn ngữ rất thơ của mình.
1.1.3.4. Tiếp nhận gián tiếp
Trẻ mẫu giáo chưa thể tự đọc bằng mặt chữ một văn bản nghệ thuật, cho
nên trẻ tiếp nhận các thể loại văn học nghệ thuật thông qua khâu trung gian là


cô giáo – với tư cách là người đọc trực tiếp rồi đọc lại và kể lại trung thành
nội dung văn bản với những ấn tượng sâu đậm rõ nét nhất và hiểu biết kĩ càng
giá trị toàn diện văn băn. Bằng con đường truyền thụ thông qua ngôn ngữ nói,
trẻ có thể tiếp nhận được văn học. Do đặc điểm tiếp nhận gián tiếp này, trẻ
thiếu đi tính chủ động, giảm trừ đáng kể khả năng trực quan, trực giác dựa
trên sự phối hợp và hòa quyện giữa các cơ quan thụ cảm, sự tri giác nhạy bén
của thị giác, thính giác, ngữ cảm và linh cảm, độ tập trung tự lực trực tiếp tạo
ra. Trẻ không tự đọc được mà phải “ nghe nhờ” tức là đã không phát huy
được khả năng tri giác phối hợp giữa chữ viết và âm thanh, giữa kí hiệu và
nghĩa, phần nào giảm năng lực ghi nhớ và liên tưởng của trẻ. Trẻ khơng tự
đọc được, nên khơng tự mình nhận ra những âm thanh chứa đựng ý nghĩa
giữa các từ, nhóm từ, các câu và các đoạn. Tính liên tục, liền mạch của nội
dung tác phẩm thường bị gián đoạn và khả năng tác động âm thanh, giọng
điệu, ngôn ngữ nghệ thuật không được bộc lộ hết và không huy động cảm xúc
về ngơn ngữ.
Tóm lại, lứa tuổi mầm non là lứa tuổi rất nhạy cảm với cái đẹp và luôn
khát khao được tiếp xúc, khám phá cái đẹp. Tác phẩm văn học có thể thõa
mãn những nhu cầu tìm đến cái đẹp của trẻ. Tuy nhiên, khác với người lớn,
trẻ em lứa tuổi mầm non chỉ có thể “ đọc” tác phẩm một cách gián tiếp, và sự
tiếp nhận tác phẩm văn học của trẻ bị chi phối bởi các q trình tâm lí. Chính

vì vậy, cả người sáng tác và cả các cô giáo mầm non đều cần phải hiểu những
đặc điểm tâm lí cơ bản của trẻ, có như thế thì mới có thể phát huy được sức
mạnh của văn học trong việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thơ.
1.1.4. Biểu hiện lòng nhân ái của trẻ mẫu giáo lớn
Lòng nhân ái ở trẻ mầm non được thể hiện ở các tầng bậc xúc cảm, tình
cảm, nhận thức và hành động khác nhau, Đó là sự nhạy cảm, sự đồng cảm và


hành động giúp đỡ. Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ chính là dựa vào ở 3 biểu hiện
cơ bản này.
Biểu hiện đầu tiên của lòng nhân ái là sự nhạy cảm. Theo từ điển Tiếng
việt, “nhạy cảm” là “khả năng nhận bằng các giác quan, bằng cảm tính”. Như
vậy, nhạy cảm chính là khả năng nhận biết sự thay đổi ở con người, sự vật,
hiện tượng xung quanh một cách nhanh chóng và tinh tế.
Nhận biết các dấu hiệu hay sự thay đổi của đối tượng - Biểu hiện này
tưởng chừng rất đơn giản nhưng thực tế là phụ thuộc vào sự nhạy cảm của
mỗi đứa trẻ. Việc nhận ra những dấu hiệu dù rất nhỏ, mờ nhạt hay dấu hiệu rõ
nét ở đối tượng gần gũi hoặc xa lạ, là phụ thuộc vào sự quan tâm cũng như
mức độ chú ý, sự tị mị của từng trẻ. Có những đứa trẻ nhận ra ngay nét mặt
buồn, vui của mẹ, “ồ” lên khi thấy người khác mặc áo quần mới, lúc cô giáo
bước vào lớp đã cất tiếng hỏi: “Hơm nay cơ ốm à?” vì chợt thấy khn mặt
xanh xao, mệt mỏi của cơ. Bạn ít nói hơn, khơng chơi vui vẻ như thường
ngày, trẻ đã băn khoăn và hỏi thăm bạn....Lịng nhân ái khơng phải là cái gì
cao siêu mà có lúc là những điều giản dị và nhỏ bé như thế.
Biểu hiện thứ hai về lòng nhân ái của trẻ là sự đồng cảm, có nghĩa là
“cùng có chung một cảm xúc, cảm nghĩ, là biết rung cảm cùng người khác,
đau nỗi đau của người khác, vui buồn cùng họ”. Có đồng cảm thì mới có sẻ
chia (cùng người khác san sẻ niềm vui, nỗi buồn làm cho họ vui càng thêm
vui, nỗi buồn được giảm bớt), ngược lại khi đã sẻ chia thì người ta càng cảm
thấy đồng cảm hơn.

Theo nhiều nhà tâm lý thì khả năng đồng cảm đã xuất hiện sớm ở trẻ sơ
sinh, nghe đứa trẻ khác khóc trẻ cũng khóc theo. Đến hai tuổi rưỡi, trẻ đã biểu
hiện thái độ đồng cảm khơng hồn tồn theo kiểu bắt chước. Khoảng 5 - 6 tuổi,
trẻ đã biết thương người, nếu như có lúc chúng vơ tình, thì chỉ vì chúng chưa
từng trải. Đặc biệt giai đoạn 5-6 tuổi, trẻ đã có sự tự giác và chủ động hơn trong


việc thể hiện sự đồng cảm. Điều đó là do nhận thức, vốn kinh nghiệm của trẻ về
các mối quan hệ xã hội ngày càng được mở rộng và sâu sắc hơn.
Nhu cầu được yêu thương của trẻ mẫu giáo rất lớn, trẻ thèm khát sự trìu mến,
thương yêu đồng thời rất lo sợ trước những thái độ thờ ơ lạnh nhạt của mọi người
xung quanh đối với mình. Nó vui mừng khi được bố mẹ, cô giáo hay bạn bè yêu
thương, khen ngợi và cũng thực sự đau buồn khi bị người lớn ghét bỏ, bạn bè tẩy
chay. Trẻ thường tỏ ra lo lắng, buồn phiền khi người thân bị ốm đau, có chuyện
buồn và muốn được động viên chăm sóc họ. Trẻ 5-6 tuổi có mong muốn hiểu biết
về người khác: thường xuyên thắc mắc về hoạt động và mối quan hệ của người
lớn, thay đổi ý kiến của mình để mong nhận được sự hài lịng của người khác,
muốn thống nhất với bạn trong đánh giá…Trẻ hay để ý đến cơng việc chung, ý
kiến, tình cảm, sở thích, thói quen của người khác, sẵn sàng giúp đỡ khi được đề
nghị (rủ bạn chơi, nhường bạn khi tranh luận, thích làm việc mà người lớn thích).
Trẻ cố gắng cư xử tốt với mọi người: sẵn sàng tha thứ khi bạn đã biết nhận lỗi; có
thể chấp nhận sự thất hứa của người khác khi họ có sự giải thích thỏa đáng. Một
biểu hiện tình cảm đặc biệt nữa là trẻ rất quan tâm em bé: cho quà, bế ẵm, trò
chuyện, sẵn sàng nhường cho em bé những thứ mà chúng thích. Điều đó giải thích
vì sao mà trẻ rất thích các trị chơi như gia đình, mẹ con, bế búp bê…dường như
đó là lúc trẻ được thỏa mãn nhu cầu tình cảm của mình, được bộc lộ thoải mái
cảm xúc, lời nói u thương mà chính nó ln có nhu cầu được người khác mang
đến cho mình những điều như thế.
Có thể nói, so với sự nhạy cảm thì đồng cảm là mức độ cao hơn, vì trẻ
khơng chỉ nhận ra những thay đổi, những khó khăn của đối tượng mà ở trẻ xuất

hiện những biểu hiện của sự đồng cảm như: băn khoăn, lo lắng, buồn bã, xót
thương, khi nhận ra những điều tốt đẹp ở người khác thì có cảm giác được vui
lây, hạnh phúc cùng người khác... Thể hiện điều này, nhiều khi đứa trẻ khơng
nói ra mà chúng ta cảm nhận được qua ánh mắt, nét mặt, thái độ, cử chỉ. Ở trẻ


mầm non, thể hiện sự đồng cảm là một nấc thang quan trọng và rất phù hợp với
lứa tuổi, nếu trẻ thường xuyên có những biểu hiện như vậy là một điều vô cùng
đáng quý thể hiện một tâm hồn trong sáng, tràn ngập tình yêu thương.
Vì vậy ,“Giáo dục khả năng đồng cảm với người khác và giáo dục khả năng
hợp tác với mọi người (hòa hợp), đây cũng chính là những thành phần cốt lõi
của lịng nhân ái”. (Adele Faber - Elaine Mazlish.)
Biểu hiện ở mức độ cao của lòng nhân ái là trẻ 5-6 tuổi là hành động
giúp đỡ mọi người và những sự vật xung quanh. Khi thấy bạn bị ngã đau trẻ
chạy đến đỡ bạn dậy, thấy cô giáo đang vất vả trẻ cũng muốn giúp đỡ, về nhà
nhiều trẻ đã biết tự phục vụ bản thân, don dẹp đồ chơi, quan tâm em bé…đó
là những hành động đầy yêu thương mà trẻ mang đến cho mọi người nghĩa là
mang đến cho họ niềm vui. Đó cũng là cái đích cuối cùng mà chúng ta giáo
dục lịng nhân ái cho trẻ. Cũng có lúc chúng ta thấy rằng, trẻ thật sự muốn
hành động để giúp người khác vượt qua khó khăn nhưng khả năng của trẻ hạn
chế nhưng hãy nhìn vào khn mặt lo lắng, nhìn vào thái độ, cách cư xử của
trẻ thì chúng ta cũng dễ dàng nhận ra những gì đang chất chứa trong trái tim
của trẻ.
Không chỉ với con người mà với cả động vật, cỏ, cây, hoa, lá và thế giới
đồ vật xung quanh, trẻ cũng nhìn chúng với ánh mắt trìu mến và đối xử với
chúng như những con người. Theo A.X. Macarenco: “Phải xây dựng cho trẻ
tình thương yêu mọi người và yêu mến, chăm sóc quan tâm đến vật ni cây
cảnh…sự thật là, khó có trẻ em nào trong gia đình ương bướng, khơng kính nể
và nhường nhịn với mọi người, độc ác với con vật và cây cối mà sau này trở
thành có lịng nhân ái được”. Trong bài viết “Hình thành giá trị đạo đức đối

với con em trong gia đình”, P.TS Trần Kiểm đã cho rằng: “Một đứa trẻ khó
có lịng nhân ái khi hàng ngày nó thích nghịch ác với cơn trùng và súc vật:
em bắt chuột bỏ vào thùng nước để xem nó vùng vẫy tuyệt vọng như thế nào;


em bắt chuồn chuồn vặt cánh để xem nó “bay” ra sao?...” . Sự xót thương
cho những cành cây bị gãy, lo lắng khi con vật bị đau... kiểu nhìn sự vật bằng
con mắt “nhân cách hoá” đầy yêu thương như vậy là hiện tượng phổ biến đối
với trẻ mẫu giáo. Những cảm xúc với thiên nhiên như vậy thể hiện sự
phong phú trong thế giới tình cảm của trẻ, là cơ sở của tình yêu cuộc sống,
yêu quê hương đất nước sau này, làm cho trẻ lớn lên về tâm hồn …
Thể hiện tình cảm bằng hành động giúp đỡ, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn là mức
độ khó ở trẻ nhưng chính những hành động đó là minh chứng sống động, đầy đủ nhất
biểu hiện lòng nhân ái của trẻ. Thực tế, không phải lúc nào trẻ cũng có những hành
động can thiệp có hiệu quả vì có những tình huống mà trẻ mầm non khơng đủ khả
năng, sức lực để giúp đỡ người khác. Trong quá trình giáo dục trẻ chúng ta phải linh
hoạt căn cứ vào từng hồn cảnh để đánh giá lịng nhân ái của trẻ. Nhiều khi những
hành động giúp đỡ của trẻ rất đơn giản, bình thường như giúp bố mẹ quét nhà, cùng
chăm sóc vườn rau, cây cảnh, nhường đồ chơi cho em nhỏ, giúp cô lau dọn lớp học,
sắp xếp các góc chơi... Khơng chỉ biết thể hiện tình cảm với người thân mà có những
trẻ đã biết quan tâm đến người xa lạ như nhặt giúp đồ đánh rơi cho người khác, chia
sẻ quà bánh, đồ chơi với bạn mới...Có trẻ còn hành động lấy những đồ chơi, quần áo
cũ của mình gói gém lại để đưa cho cơ giáo ủng hộ các bạn có hồn cảnh khó
khăn...Tất cả đều là những hành động xuất phát từ tình cảm chân thành, trong sáng
của trẻ nhỏ, là mầm mống để xây dựng nên những con người có nếp nghĩ đẹp, cách
sống tốt, giúp cho cuộc đời này tươi sáng hơn.
1.2. Tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo
lớn
1.2.1.1. Khái niệm hoạt động làm quen với tác phẩm văn học
(LQVTPVH)

Hoạt động làm quen với tác phẩm văn học chỉ ra mức độ, giới hạn, mục
đích yêu cầu của việc cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn học qua nghệ


thuật đọc và kể chuyện của cô giáo. Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn
trẻ cảm nhận giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi
ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về những hình
tượng nghệ thuật, cái hay cái đẹp của một tác phẩm văn học và thể hiện sự
cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như đọc..,
góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
PGS. TS Hà Nguyễn Kim Giang cho rằng tổ chức hoạt động cho trẻ làm
quen với các tác phẩm văn học là một q trình bao gồm q tình dạy của cơ
và học của trẻ, thông qua tác phẩm văn học và về tác phẩm văn học. Vậy
chúng ta có thể hiểu việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm
văn học là một hoạt động bao gồm việc đặt ra mục đích – yêu cầu, chuẩn bị
các đồ dùng dạy học, đưa ra các phương pháp phù hợp, xây dựng nội dung và
các bước tiến hành hoạt động tổ chức để trẻ được tiếp xúc với các tác phẩm
văn học. Và qua đó trẻ cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm văn học, đồng thời góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân
cách trẻ.
Hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học là một quá trình sư
phạm, bước đầu nhằm giúp trẻ có những hiểu biết nhất định về văn học nghệ
thuật. Qua đó góp phầm giáo dục tình cảm đạo đức, phát triển những cảm xúc
thẫm mỹ và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ. Hay nói cách khác hoạt động cho
trẻ làm quen với tác phẩm văn học là thông qua việc kể chuyên đọc thơ cho
trẻ nghe và dạy học thuộc lòng thơ, kể lại chuyện dưới nhiều hình thức khác
nhau giúp trẻ cảm nhận văn học, yêu thích văn học, nâng cao nhận thức của
trẻ về thế giới xung quanh. Đồng thời còn giúp trẻ có tâm hồn trong sáng hồn
nhiên vui tươi, nhạy cảm với cái đẹp, có nhu cầu tạo ra các đẹp, góp phần vào
việc hình thành nhân cách trẻ.

1.2.2. Đặc điểm thơ, truyện dành cho trẻ mẫu giáo lớn


Văn học dành cho trẻ em nằm trong nghệ thuật sáng tạo văn học nói
chung, vì thế, nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm của sáng tác nghệ thuật
ngôn từ. Nó thực hiện các chức năng chung của văn học, ví dụ : chức năng
nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ, chức năng giao tiếp, chức
năng giải trí. Các chức năng này khơng tồn tại tách rời mà gắn bó chặt chẽ với
nhau trong mối quan hệ chuyển hóa lẫn nhau. Nhưng do đối tượng phục vụ
chủ yếu là trẻ em nên nó có những đặc điểm được nhấn mạnh.
Trước hết, tính giáo dục được coi là đặc trưng cơ bản nhất của văn học trẻ
em. Văn học trẻ em có vai trị vơ cùng to lớn trong việc giáo dục toàn diện
nhân cách trẻ em, cả về đạo đức trí tuệ và thẩm mĩ.
Để thực hiện tốt chức năng giáo dục, tác phẩm văn học thực sự là người
bạn đồng hành, người đối thoại với trẻ em. Nhà văn khơng thể nói với các em
bằng những lời thuyết giáo khô khan mà phải bằng những hình tượng nghệ
thuật, bằng ngơn ngữ giản dị, trong sáng để khơi gợi, dẫn dắt các em tìm hiểu
và khám phá thế giới. Các em phải biết phân biệt cái hay, cái đẹp; những việc
làm tốt, điều sai trái trong cuộc sống. Tuy nhiên, cũng khơng nên q địi hỏi
chức năng giáo dục trong các tác phẩm văn học cho trẻ em. Những ảnh
hưởng của văn học tới trẻ là một q trình lâu dài và bền bỉ. Nó tác động một
cách từ từ, nhưng giá trị nhân văn của nó thì có thể tạo nên sức mạnh, ảnh
hướng sâu sắc tới sự hình thành nhân cách của con người.
Nếu tính giáo dục là đặc trưng cơ bản nhất trong văn học trẻ em thì khả
năng khơi gợi, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ cũng là một đặc
điểm không thể thiếu của văn học trẻ em phải đặc biệt quan tâm tới đặc điểm
tâm lí của lứa tuổi trẻ. Chính điều này cũng làm nên sự khác biệt của văn học
thiếu nhi và văn học người lớn. Tuổi thơ hồn nhiên, ngây thơ, tâm hồn trong
sáng, dạt dào cảm xúc và trí tưởng tượng tuyệt vời phong phú, bay bổng. Trẻ
nhìn thế giới bằng cái nhìn “ vật ngã đồng nhất”, bầu bạn hết thảy vạn vật



xunh quanh; có thể nghe được mọi âm thanh của cây cỏ; trị chuyện được với
mọi với mn lồi; giao cảm, hịa đồng với thiên nhiên…..Có thể nói, khả
năng tưởng tượng của các em là vơ tận. Chính vì vậy, mà tưởng tượng là một
yếu tố không thể thiếu trong các tác phẩm văn học viết cho trẻ. Muốn vây,
nhà văn viết cho thiếu nhi phải thực sự hòa nhập với cuộc sống của trẻ thơ,
sống hết mình với tuổi thơ mói có thể tạo nên được sự cộng hưởng với trẻ thơ
trong sáng tác.
Văn học viết cho trẻ em lứa tuổi mầm non, do đối tượng phục vụ chủ yếu
là những “ bạn đọc” còn chưa biết đọc nên ngồi những tiêu chí chung của
văn học thiếu nhi, nó cịn có những đặc điểm được nhấn mạnh, phù hợp với
tâm sinh lí đặc thù của lứa tuổi này.
Có thể kể ra một số đặc trưng cơ bản sau:
 Sự hồn nhiên, ngây thơ
 Sự ngắn gọn, rõ ràng
 Giàu hình ảnh, vần điệu và nhạc điệu
 Ngơn ngữ chọn lọc, trong sáng và dễ hiểu
 Yếu tố truyện trong thơ và yếu tố thơ trong truyện
 Ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng mà sâu lắng
1.2.3. Nội dung chương trình văn học dành cho trẻ mẫu giáo lớn làm
quen với tác phẩm văn học
Trong nội dung chương trình hiện hành dành cho trẻ mẫu giáo lớn khi
lựa chọn tác phẩm văn học dành cho trẻ, người ta đã ý thức và lựa chọn một
số lượng văn học đáng kể với đầy đủ các thể loại để tổ chức thực hiện hoạt
động đọc và kể tác phẩm. Ví dụ : Thơ (Ảnh Bác – Trần Đăng Khoa, Em yêu
nhà em – Đoàn Thị Lam Luyến) ; truyện thơ (Gấu qua cầu, Nàng tiên ốc) ; ca
dao, câu đố, đồng dao là một mảng của nội dung chương trình ; truyện, bao
gồm các thể loại : truyện thần thoại (Cóc kiện trời), truyền thuyết (Ông



Gióng, Sự tích Hồ Gươm), cổ tích (Cây khế, Tấm Cám), ngụ ngơn (Mèo lại
hồn mèo), truyện đồng thoại (Chú dê đen)…, một số kịch bản văn học : Mèo
đi câu cá, Ai đáng khen nhiều hơn…
Bên cạnh những tác phẩm văn học nghệ thuật dân tộc, chương trình văn
học dành cho trẻ cịn có tác phẩm văn học nước ngồi (Cơ bé qng khăn đỏ,
Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn…) nhằm cho trẻ được làm quen với văn học
thiếu nhi thế giới, mở rộng không gian nghệ thuật cho các em.
Như vậy, nhìn một cách tổng quát, nội dung chương trình đã hướng trẻ
đến kho tàng văn học nghệ thuật nước nhà, văn học thiếu nhi thế giới, văn học
thời cổ đại, văn học hiện đại. Trong đó, tác phẩm văn học dân tộc Việt Nam
chiếm số lượng lớn với đầy đủ các thể loại phù hợp với tâm lí nhận thức, tâm
lí tiếp nhận văn học, năng lực thể chất, trí tuệ của trẻ. Nó có ý nghĩa lớn trong
việc phát triển đời sống tinh thần, bồi dưỡng phẩm chất tâm hồn dân tộc trẻ.
Căn cứ vào từng độ tuổi, chương trình chú ý phân định văn hóa, tri thức
và các kĩ năng giáo dục. Tuổi nhà trẻ chủ yếu là những bài thơ ngắn : Con
tàu, Cây bắp cải ; đồng dao : Nu na nu nống, Dung dăng dung dẻ ; một số câu
chuyện ngắn : Đôi bạn nhỏ, Thỏ ngoan… chủ yếu là rèn luyện cho trẻ cách
phát âm, nhận biết, tập nói, cảm nhận âm thanh nhịp điệu lời nói. Đến 3 tuổi,
thơ vẫn chiếm ưu thế ; 4, 5, 6 tuổi, bên cạnh thơ là văn xuôi, truyện tăng dần
cả về số lượng, dung lượng tác phẩm. Ý thức về thể loại văn học phù hợp với
độ tuổi với mục đích trọng tâm là giáo dục văn học nghệ thuật và ngôn ngữ là
điểm nổi rõ trong chương trình. Điều này thể hiện rõ quan điểm, tư tưởng xây
dựng chương trình của các nhà sư phạm nhất quán với mục tiêu nhiệm vụ đã
xác định. Đây chính là sự thể hiện kết quả nghiên cứu lĩnh vực giáo dục mầm
non những năm 90 của thế kỉ XX của các nhà khoa học giáo dục Việt Nam
khi xây dựng chương trình mơn “Làm quen với tác phẩm văn học”.


Chương trình mầm non mới hoạt động làm quen với văn học được xác

định theo hướng tích hợp chủ đề, chủ điểm. Các nhà giáo dục cũng đã lựa
chọn và đưa những tác phẩm văn học có trong chương trình cải cách như đã
nêu trên vào chương trình, bổ sung thêm những tác phẩm mới và có hướng
mở cho cơ giáo tự lựa chọn những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị, đáp
ứng nhiệm vụ giáo dục. Khi lựa chọn tác phẩm, các nhà giáo cần chú ý đến sự
toàn diện, cân đối các thể loại phù hợp với đời sống tâm lí nhận thức, sự lớn
khơn của trẻ, giúp trẻ nhận ra được sự phong phú của văn học và mở rộng
không gian nghệ thuật, làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ.
Trên cơ sở nội dung chương trình đã nêu trên, ở trường mầm non, khi
tiến hành cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, chương trình đã đưa ra
những hoạt động thực hiện như : đọc thơ cho trẻ nghe, kể và đọc truyện cho
trẻ nghe, dạy trẻ kể lại truyện, dạy trẻ học thuộc thơ diễn cảm, tổ chức trị
chơi đóng kịch dựa theo tác phẩm văn học.
Mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)
* Giai đoạn I:
- Trong tiết học:
+ Thơ: Làm anh, Trăng ơi từ đâu đến, Giữa vịng gió thơm, Hạt gạo làng
ta.
+ Truyện: Ba cô gái, Ai đáng khen nhiều hơn, Chú dê đen, Hai anh em.
- Ngoài tiết học:
+ Đồng dao: Tay đẹp, Con Công hay múa, Rềng rềng ràng rang, Vuốt hạt
nổ.
+ Ca dao: Công cha như núi Thái Sơn, Chim trời ai dể đếm lông, Anh em
nào phải người xa, Con cò bay lả bay la.
+ Kể chuyện: Ba cô gái, Chú dê đen.
*Giai đoạn II:


- Trong tiết học :
+ Thơ: Cái bát xinh, Dây pháo tép, Bó hoa tặng cơ, Chú bộ đội hành

qn trong mưa, Chiếc cầu mới.
+ Truyện: Sự tích bánh chưng bánh dầy, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích Hồ
Gươm.
- Ngồi tiết học:
+ Đồng dao: Trời mưa cho mối bắt gà.
+ Ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Gió mùa thu mẹ ru con ngủ, Rủ
nhau xem cảnh Kiếm Hồ, Những câu hỏi về phong cảnh địa phương.
+ Kể lại chuyện: Ai đáng khen nhiều hơn, Hai anh em, Sơn Tinh Thủy
Tinh.
+ Xem truyện tranh.
*Giai đoạn III:
- Trong tiết học:
+ Thơ: Ảnh Bác, Nàng tiên ốc, Cây dừa, Mèo đi câu cá.
+ Truyện: Quả bầu tiên, Cây tre trăm đốt, Chàng rùa, Tấm Cám.
- Ngoài tiết học:
+ Ca dao: Về phong cảnh đất nước.
+ Kể lại chuyện: Quả bầu tiên, Cây tre trăm đốt, Mèo đi câu cá.
+ Xem truyện tranh.
1.2.4. Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học
1.2.4.1. Phương pháp đọc và kể diễn cảm
Phương pháp đọc và kể diễn cảm là cách sử dụng giọng đọc và lời kể có
kèm theo cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để truyền những ý nghĩ, tình cảm, thái độ,
tâm trạng của tác giả gửi đến người nghe.Qua giọng đọc, lời kể diễn cảm giáo
viên giúp trẻ có những rung cảm, xúc cảm thẩm mỹ ban đầu đối với tác phẩm


văn học.Đồng thời qua giọng đọc, lời kể diễn cảm, giáo viên cịn giúp trẻ làm
quen với ngơn ngữ học, một ngơn ngữ vừa chính xác, vừa biểu cảm.
Khi cho trẻ làm quen với văn học, cô giáo không thể thay thế lời kể,
giọng đọc diễn cảm bằng những phương tiện khác, mà phải bằng ngôn ngữ,

ngôn ngữ trong mỗi tác phẩm văn học đến với trẻ thông qua lời kể, giọng đọc
diễn cảm của cô giáo.
Cử chỉ, điệu bộ, nét mặt là những phương tiện hỗ trợ cho lời kể, giọng
đọc, giúp cho lời kể, giọng đọc sinh động hơn, hấp dẫn hơn.
1.2.4.2. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan
Phương pháp trực quan là phương pháp cô giáo dung đồ dùng dạy học
để giúp cho trẻ làm quen văn học. Xuất phát từ đặt điểm nhận thức của trẻ là
tư duy trừu tượng và khả năng chú ý của trẻ thiếu bền vững, dể phân tán, trẻ
chóng chán, chóng mệt mỏi, nên trong q trình cho trẻ LQVH cần sử dụng
phương pháp này.
Sử dụng đồ dung trực quan có tác dụng hỗ trợ cho lời kể giọng đọc, giúp
giờ học hấp dẫn. trẻ dẽ hiểu những từ khó, những khái niệm trừu tượng trong
tác phảm hơn.
1.2.4.3. Phương pháp đàm thoại
Phương pháp đàm thoại hổ trợ cho lời kể giọng đọc, giúp giờ học hấp
dẫn.Trẻ dể hiểu những từ khó, những khái niệm trừu tượng trong tác phẩm
hơn.
Câu hỏi đàm thoại ngắn gọn, dể hiểu, phát huy tính tích cực của trẻ.Hệ
thống câu hỏi xốy vào tình tiết chính, làm sáng tỏ chủ đề, tư tưởng chủ
đề.Câu hỏi đặt ra cần giúp trẻ biểu thị thái độ của mình đối với nhân vật. Cơ
có thể đặt câu hỏi : “Vì sao nhân vật này lại hành động như thế này hay thế
khác ?” hoặc “Nếu cháu là nhân vật cháu sẽ làm như thế nào ? Vì sao ?”.


Đối với bài thơ câu hỏi cần hướng trẻ cảm nhận phát hiện những câu thơ hay,
hình ảnh đẹp…khơi gợi tình cảm, trí tưởng tượng của trẻ.Thơng qua hệ thống
câu hỏi giúp trẻ nhớ được tác phẩm.Ngồi ra cũng thơng qua hệ thống câu hỏi
còn cung cấp từ và giúp trẻ sử dụng một số từ của tiếng Việt.
Tất cả trẻ trong lớp đều tham gia đàm thoại. Muốn vậy phải có câu hỏi
phù hợp với từng đối tượng và cơ giáo phải có năng lực bao qt lớp.Nên

khuyến khích, nâng đỡ, động viên buộc trẻ phải tham gia đàm thoại. khi trẻ
trả lời, cô cần theo dõi và hướng dẫn trẻ trả lời theo đúng câu hỏi, diễn đạt
gãy gọn, mạch lạc, tác phong mạnh dạn, hồn nhiên.
1.2.4.4. Phương pháp giảng giải
Phương pháp giảng giải là cách dùng lời giảng giúp trẻ hiểu tác
phẩm.Giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm sâu hơn, đầy đủ hơn, hệ thống hơn
khiến trẻ có những rung cảm, cảm xúc thẩm mỹ và khát vọng vươn lên cái
đẹp, cái thiện.
Qua việc giải thích từ khó, chúng ta cung cấp và làm giàu vốn từ cho trẻ,
đồng thời giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện, bài thơ.Từ khó gồm những từ
vay mượn của ngơn ngữ nước ngồi (tiền tuyến, đứng gác), từ cổ (mn tâu,
bệ hạ), từ địa phương (ăn mau chóng nậy), từ có hình ảnh (cuồn cuộn, lung
linh)…
Giảng từ khó có nhiều cách, cách giải thích bằng lời định nghĩa là tốt
nhất. Đối với từ có hình ảnh ta nên dùng lời giải thích có thêm đồ dùng dạy
học hổ trợ.
Một số từ mới hay từ khó phải được lưu lại trong trí nhớ của trẻ. Trẻ phải
được nghe và nói lại nhiều lần thì những từ ấy mới trở thành của trẻ.
Giảng giúp trẻ hiều đúng nội dung, hiểu sâu tác phẩm, để đạt được điều đó lời
giảng phải chính xác, trong sáng, có sức truyền cảm. Trẻ phải được nghe và
nói lại nhiều lần thì những từ ấy mới trở thành của trẻ.


Khi giảng, cô giáo nên kết hợp giáo dục đạo đức cho trẻ.
*Kết luận: Các phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học rất gắn
bó với nhau, hổ trợ cho nhau vì mỗi phương pháp đều có những ưu thế và hạn
chế, nhưng quan trọng nhất là phương pháp đọc và kể diễn cảm. Cô giáo cần
phải xác định nên sử dụng phương pháp nào là chủ yếu khi dạy các kiểu bài
cho trẻ làm quen với văn học.
1.3. Vai trò của hoạt động làm quen với tác phẩm văn học đối với việc

giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo lớn
1.3.1.Hoạt động làm quen với tác phẩm văn học là hoạt động có chủ đích
Văn học nghệ thuật, đặc biệt các tác phẩm văn học có vai trị to lớn góp
phần quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách tồn diện cho trẻ.
Thơng qua hoạt động dạy và học dưới hình thức như tạo hình, hoạt động
với đồ vật, mơi trường xung quanh… sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo,
nhân cách con người “làm quen văn học” là một hoạt động không thể thiếu
được đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì thơng qua các hoạt động làm quen với
các tác phẩm văn học là loại hình nghệ thuật, đặc sắc, không thể thiếu được
trong đời sống con người. Đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ thơ, từ buổi đầu thơ
ấu trẻ đã sống chan hịa trong khơng khí lời ru “ầu ơ” đầy u thương tận tình
của mẹ, bà… và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ.Việc
cho trẻ lứa tuổi mầm non tiếp xúc với văn học thông qua hoạt động làm quen
với tác phẩm văn học từ lâu đã được đặt ra nhu một nội dung, một phương
tiện vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ. Là loại hình nghệ
thuật ngơn từ văn học có khả năng đi vào lịng người một cách tự nhiên và sâu
sắc. Chính vì vậy tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một hoạt
động không thể thiếu ở trường mầm non. Có thể nói, đó là một phương tiện
hữu hiệu nhất để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn
diện. Hoạt động làm quen với tác phẩm văn học là một hoạt động có chủ đích,


nằm trong nội dung giáo dục ở bậc học mầm non. Thông qua việc kể chuyện,
đọc thơ cho trẻ và dạy trẻ học thuộc lòng thơ, kể lại câu chuyện dưới nhiều
hình thức khác nhau giúp trẻ cảm thụ văn học, yêu thích văn học, nâng cao
nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Đồng thời còn giúp trẻ có tâm hồn
trong sáng hồn nhiên vui tươi, nhạy cảm với cái đẹp, …góp phần hình vào
việc hình thành nhân cách trẻ. Hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn
học khơng những có tác dụng mở rộng tầm hiểu biết cho trẻ về thế giới xunh
quanh mà còn xác lập cho trẻ một thái độ đúng đắn với các hiện tượng của đời

sống xung quanh, với hành vi con người và giúp cho việc giáo dục, bồi dưỡng
những cơ sở về phẩm chất đạo đức của con người.Qua bao thế kỷ, truyện cổ
dân gian đã góp phần giáo dục cho trẻ thái độ đúng đắn với các hiện tượng
của đời sống xung quanh, những cơ sở về phẩm chất đạo đức của con
người.Những bài thơ của nhiều nhà thơ như Phạm Hổ, Định Hải, Trần Đăng
Khoa… có tác dụng giáo dục trẻ lòng yêu tổ quốc, yêu lãnh tụ… hình thành
cho trẻ những phẩm chất của con người mới Việt Nam. Con người biết rung
cảm, yêu mến, bảo vệ thiên nhiên, yêu lao động, thể hiện tình cảm kính yêu,
chia sẻ, thân thiện đối với những người xung quanh.
Ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt là cuối tuổi mẫu giáo, trẻ đã bắt đầu hiểu
được lí do vì sao mà mình có những hành động và việc làm như vậy. Vì thế,
cần giáo dục cho trẻ những chuẩn mực đạo đức và lịng nhân ái để trẻ có
những tình cảm, thái độ và hành vi đúng đắn, tốt đẹp ; cần tạo mơi trường tốt,
thuận lợi cho lịng nhân ái của trẻ phát triển.
Đặc biệt, trẻ mẫu giáo rất dể rung động và thích giao lưu tình cảm. Tình
cảm đối với trẻ là động cơ hành động mạnh mẽ nhất, vì vậy, cần phát huy
những tình cảm tích cực ở trẻ, hạn chế những xúc cảm tiêu cực. Do trẻ mẫu
giáo dể nảy sinh những xúc cảm tích cực, khi tiếp xúc với những điều tốt đẹp


nên các nhà tâm lí học coi đây là thời kì phát cảm của những xúc cảm thẩm
mĩ, đạo đức.
Hình thành, phát triển và giáo dục những tình cảm đạo đức cho trẻ ngay
từ lứa tuổi mầm non là điều hết sức quan trọng. Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ
mầm non sẽ giúp chúng dễ hòa nhập vào cuộc sống và dể dàng tiếp thu sự
giáo dục của người lớn, đón nhận những ảnh hưởng tốt đẹp của mơi trường để
phát triển nhân cách một cách tích cực.
Chính vì vậy. hoạt động làm quen với tác phẩm văn học là một phương
tiện hữu hiệu giáo dục lòng nhân ái cho trẻ.
1.3.2.Vai trò của giáo viên trong việc giáo dục lịng nhân ái cho trẻ

thơng qua hoạt động làm với tác phẩm văn học
Trẻ mầm non chưa biết chữ, tác phẩm đến với trẻ qua lời kể, giọng đọc
của cô giáo. Cô giáo hiểu tác phẩm, hiểu ý định và thái độ của tác giả gửi gắm
trong tác phẩm, truyền tải những hiểu biết đó đến với trẻ với một trách nhiệm
trước tác giả và với cả trẻ nữa. Sự rung cảm của trẻ đối với tác phẩm hoàn
toàn phụ thuộc vào cô giáo.
Trong hoạt động làm quen với tác phẩm cơ giáo chính là người dẫn dắt,
trẻ. Cơ giáo là người tổ chức cho trẻ “ làm quen với tác phẩm văn học”. Cô
giáo là người biết đề ra mục đích giáo dục, biết tiến hành bằng những biện
pháp, phương pháp khoa học để đạt được mục đích đề ra và để giáo dục lịng
nhân ái cho trẻ thơng qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học đạt hiệu
quả cao, cô giáo là người quyết định hiệu quả của những hoạt động này.
1.4.Đặc điểm biểu hiện lòng nhân ái trong tác phẩm văn học dành cho trẻ
Lòng nhân ái chính là cơ sở, là cái gốc đạo đức của con người. Nhân ái
chính là tình thương u đồng loại và những gì xung quanh. Từ tình thương
yêu ấy sẽ dần dần hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp. Chính vì


×