Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Thực trạng và giải pháp khai thác các giá trị của các bảo tàng ở hội an vào việc phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (908.97 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SỬ
----------

TRẦN THỊ HIỀN

Thực trạng và giải pháp khai thác các giá trị của
các bảo tàng ở Hội An vào việc phát triển du lịch

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


1.Lý do chọn đề tài
Du lịch đang là một ngành kinh tế rất phát triển, hàng năm đem lại những khoản lợi

`

nhuận rất lớn. Các loại hình và sản phẩm du lịch thì ngày càng đa dạng và phong phú để
đáp ứng cho nhu cầu của du khách. Con người đi du lịch ngồi việc thư giản nghỉ ngơi cịn
muốn tìm hiểu khám phá những điều mới lạ ở những vùng đất mà mình đặt chân đến. Việc
tìm hiểu văn hóa, lịch sử ở mỗi nước, mỗi vùng lãnh thổ đang là sở thích của nhiều du
khách hiện nay. Địa điểm lý tưởng nhất cho việc tìm hiểu này là các bảo tàng của các quốc
gia và du lịch bảo tàng hiện nay đang là một xu hướng mới của du lịch. Đơ thị cổ Hội An
là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống Đông Nam Á được bảo tồn nguyên ven.
Cuối năm 1999, đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Từ
đó cho đến nay, nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách du
lịch trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu. Ở Hội An có một hệ thống các bảo tàng
chuyên đề về lịch sử văn hóa Hội An phục vụ cho khách tham quan. Tuy nhiên, du lịch
bảo tràng ở đây chưa thuật sự phát triển và khai thác hết các giá trị của mình. Chính vì vậy,
tơi chon đề tài: “Thực trạng và giải pháp khai thác các giá trị của các bảo tàng ở Hội An


vào việc phát triển du lịch” để tìm hiểu, nghiên cứu. Hy vọng với những đống góp của đề
tài này sẽ giúp ích cho việc phát triển du lịch bảo tàng ở Hội An.
1.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Loại hình du lịch bảo tàng đang là một loại hình du lịch phát triển, đem lại nguồn

lợi nhuận cao. Ngồi ra nó cịn tạo ra nhiều cơng ăn việc làm và góp phần quảng bá văn
hóa của địa phương và quốc gia thông qua các du khách. Tuy nhiên hiện nay việc nghiên
cứu phát triển du lịch tại các bảo tàng còn khá mới mẻ. Nó chỉ được đè cập đến trong một
số cong trình nghiên cứu như:


-

Một số giải pháp nhằm nâng cao, hoàn thiện chiến lược marketing của bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam của Bùi Ngọc Quang. Đề tài nêu lên thực trạng khách du lịch tại các
bảo tàng dan tộc học và đánh giá hoạt động marketing tại bảo tàng từ đó đưa ra các
giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược marketing của bảo tàng.

-

Phát triển bảo tàng, di tích kết hợp với du lịch: Có thực mới vực được đạo! Bài báo
được đăng trên web Bộ văn hóa thể thao và du lịch. bài này đánh giá thực trạng của
việc khai thác du lịch của các bảo tàng hiện nay. Từ đó bài báo cũng đề xuất cho các
bảo tàng để khắc phục những yếu kếm và đi tới thành công.
Tuy nhiên hiện nay việc nghiên cứu này chưa được sự quan tâm đúng mức của các

nhà quản lý và khao học. Vì vậy các đề tài nghiên cứu ở mảng này cịn rất ít. Hoạt động
du lịch tại các bảo tàng thì cịn hạn chế chưa thu hút được du khách cũng như đáp ứng

nhu cầu của du khách.
2. Mục đích nghiên cứu
-

Đánh giá tiềm năng du lịch tại các bảo tàng ở Hội An, từ đó nêu lên cơ hội và
thách thức của hoạt động du lịch tại các bảo tàng.

-

Đề xuất các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở Hội
An nhằm mang lại hiểu quả cao hơn cho kinh tế Hội An

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tiềm năng, thực trạng, đánh
giá cơ hội và thách thức để phát triển du lịch tại các bảo tàng ở Hội An từ đó đư ra
giải pháp thúc đẩy phát triển.

-

Phạm vi nghiên cứu:

+

Phạm vi không gian: Phạm vi không gian được giới hạn đối với các bảo tàng gốm

sứ mậu dịch Hội An, bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh, bảo tàng Lịch sử văn hố Hội An, bảo
tàng văn hóa dân gian. Bên cạnh đó đề tài cịn kết hợp nghiên cứu các tour và các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch.

+

Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tại

các bảo tàng ở Hội An từ năm 2005-2011
4. Phương pháp nghiên cứu


Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp chủ yếu được sủ dụng:
-

Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích
tổng hợp các tư liệu, thông tin liên quan đến đề tài giúp chủ thể khái qt hóa, mơ
hình hóa các vấn đề nghiên cứu nhằm đạt được mục đích đề ra.

-

Phương pháp thống kê: Các số liệu, tư liệu được sưu tằm ở nhiều nguồn khác nhau
vì vậy các số liệu đó cần được thống kê lại và sử dụng nhằm phân tích để đánh giá
thực trạng và có cơ sở cho việc định hướng phát triển du lịch tại các bảo tàng ở
Hội An.

-

Phương pháp khảo sát thực địa: Thông qua phương pháp này thơng tin được thu
thập có độ chính xác cao hơn, thuyết phục trong nghiên cứu. Đồng thời, kiểm tra
lại độ chính xác của các tư liệu trong nghiên cứu.

-


Phương pháp chuyên gia: Việc tranh thủ ý kiến của các lãnh đạo, chính quyền, cán
bộ trong lĩnh vực nghiên cứu là những kinh nghiệm quý báu để vận dụng vào
nghiên cứu. Cơng việc này rút ngắn q trình điều tra phức tạp, đồng thời bổ sung
cho các phương pháp điều tra cộng đồng.

5. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần vào việc phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tại các bảo
tàng ở Hội An. Đề tài cũng đưa ra giải pháp nhằm phát triển du lịch tại các bảo tàng ở Hội
An. Đây là nguồn tài liệu quan trọng góp phần vào việc giúp các nhà chức trách, các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch có cái nhìn tổng qt hơn về du lịch tại các bảo tàng ở Hội An,
từ đó có chiến lược phát triển thích hợp mang lại lợi ích to lớn cho kinh tế thành phố.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo đề tài được chia làm ba
chương:
Chương 1. Bảo tàng và các giá trị của bảo tàng đối với đời sống của con người
Chương 2. Thực trạng của việc khai thác các giá trị của bảo tàng vào việc phát triển du lịch
tại Hội An
Chương 3. Tiềm năng và giải pháp khai thác giá trị của các bảo tàng ở Hội An vào việc
phát triển du lịch.


Chương 1: BẢO TÀNG VÀ CÁC GIÁ TRỊ CỦA BẢO TÀNG ĐỐI VỚI CUỘC
SỐNG CON NGƯỜI
1.1.

Bảo tàng

1.1.1. Khái niệm bảo tàng
Có rất nhiều khái niệm về bảo tàng nhưng về cơ bản có ba luồng ý kiến sau:


Thứ nhất, các nước Đông Âu cho rằng, Bảo tàng là cơ quan nghiên cứu, giáo
dục,tiến hành nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày những tài liệu hiện vật
gốc tiêu biểu của lịch sử, tự nhiên và xã hội, phù hợp với nội dung và loại hình bảo tàng.
Bảo tàng dành để phục vụ cho cơng chúng vì những mục đích nghiên cứu và sư tầm.
Thứ hai, Pháp định nghĩa rằng, Bảo tàng là một cơ quan thông tin đa chức năng,
trong đó chức nang thơng tin là quan trọng nhát, ngồi ra cịn có chức năng giáo dục và
chức năng giải trí.
Thứ ba, tổ chức ICOM (Hội đồng Bảo tàng quốc tế) nêu định nghĩa, bảo tàng là
thiết chế tồn tại lâu dài, khơng vụ lợi nhằm mục đích phục vụ cho xã hội và sự phát triển
của xã hội, mở của phục vụ cho công chúng và tiến hành nghiên cứu liên quan đến di sản
của con người và mối trường xung quanh. (Năm 1996)
Ở nước ta, luật di sản văn ghi rõ: “ Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày các sưu
tập vê lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan
và hưởng thụ văn hóa dân gian”.
1.1.2. Khái quát lịch sử phát triển bảo tàng trên thế giới
Các bảo tàng hiện ngay đang ngày có một vai rị quan trọng trong đời sống xã
hội.Thơng qua hệ thống trưng bày, những hoạt động giáo dục các bảo tàng đã và đang tạo
ra ảnh hưởng không nhỏ tới các đối tượng công chúng và sự phát triển của xã hội. Đúng
như tổ chức Bảo Tàng Quốc tế nhận xét: “ Các bảo tàng là những phương tiện quan trọng
trong việc trao đổi văn hóa, làm giàu thêm văn hóa và hiểu biết đa dạng hợp tác và hịa
bình giữa mọi người.”


Ngay từ thời Hy Lạp-La Mã, bảo tàng đã manh nha xuất hiện cùng với việc sưu tập
các đồ vật cổ có giá trị của tầng lớp vua chúa phong kiến. Dần dần bảo tàng hình thành
với đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của nó như ngày nay.
1.1.3. Các bảo tàng ở Việt Nam
“ Hiện nay, nước ta có 127 bảo tàng, trong đó có bảy bảo tàng quốc gia ( 6 bảo tàng
quốc gia nằm ở Hà Nội, 1 bảo tàng quốc gia nằm ở TP Thái Nguyên là Bảo tàng Văn hóa
các dân tộc ở Việt Nam). Có 26 bảo tàng thuộc lĩnh vực quân đội. Sau khi Luật di sản

văn hóa ra đời, cho phép tư nhân được thành lập bảo tàng thì hiện đã có 8 bảo tàng tư
nhân chính thức có giấy phép hoạt động.
Với chính sách ưu tiên phát triển của nhà nước các bảo tàng đã ngày càng được
hoàn thiện và nâng cao hơn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tìm hiểu nghiên cứu của khách tham
quan. Đăc biệt là từ khi từ khi tham gia ICOM (2002) cho đến nay, nhân ngày quốc tế bảo
tàng các bảo tàng đều có những hoạt động thiết thực, bám sát với chủ đề ICOM. Năm
2010, chủ đề ngày quốc tế bảo tàng do tổ chức ICOM đưa ra là “ Bảo tàng và Du lịch”- Đó
là một chủ đề rất hay nhăm gắn kết các hoạt động bảo tàng với du lịch. thông qua du lịch
để quảng bá, giới thiệu bảo tàng, đồng thời với nội dung giá dục, nâng cao kiến thức bảo
tàng sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của du lịch.
1.2.

Các giá trị của bảo tàng đối với cuộc sống của con người

1.2.1. Bảo tàng-nơi lưu giữ văn hóa lịch sử
Bảo tàng có vai trị to lớn trong đời sống của mỗi quốc gia dân tộc. Nó là sự chắt
lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị văn hóa của nó cũng là hiện thân cho bề dày lịch sử
văn hóa của một quốc gia, từ truyền thống đến hiện đại. Nói đến bảo tàng là nói đến biểu
trưng về tri thức và văn hóa của một xã hội. Bảo tàng lầ nơi ngắn nhất khi chúng ta muốn
hiểu về văn hóa, lịch sử của một quốc gia. Đến một đất nước nào đó cái quan trọng nhất là
chúng ta hiểu được hệ thống bảo tàng nơi đây. Một quốc gia một vùng đất giàu truyền
thống văn hoa sẽ có hệ thống bảo tàng phong phú đa dạng.
1.2.2. Bảo tàng- cơ sở giáo dục truyền thống.


Một trong những chức năng xã hội cơ bản và quan trọng của Bảo tàng là Tuyên
truyền giáo dục. Trong 6 khâu cơng tác Bảo tàng thì tun truyền giáo dục là khâu cuối
cùng, có chức năng chuyển tải những nội dung trưng bày bảo tàng thông qua những hiện
vật, hình ảnh, tài lịêu …
Bảo tàng trước hết là làm tốt các chức năng nhiệm vụ của mình là sưu tầm, nghiên

cứu, trưng bày các hiện vật văn hóa lịch sử. Hoạt động thiết thực nhất trong việc giáp dục
là sự kết hợp giữa bảo tàng và nhà trường, nơi mà thế hệ tương lai của đất nước đang
được nuôi dưỡng trí tuệ và tài năng.

tương lai của đất nước.
1.2.3. Bảo tàng-tài nguyên du lịch
Trong phát triển du lịch nói chung, các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân
văn… đều trở thành những nguồn lực quan trọng nếu như chúng ta nhìn nhận một cách
thấu đáo và có chiến lược đúng đắn trong khơi dậy và phát huy hiệu quả tiềm năng đó.
Ngồi chức năng nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống xưa nay, bảo tàng
hiện đại còn là một trung tâm thơng tin, giải trí... với đầy đủ ý nghĩa của nó trong cái mà
người ta vẫn gọi là “ Xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức” thơng qua phương thứ đó...
Theo hướng đó, bảo tàng gắn với du lịch và phục vụ du lịch là một nghiệp vụ, một phương
thức quan trọng để thực hiện xã hội hóa và phát huy tác dụng của bảo tàng một cách hiệu
quả nhất.
1.3.

Bảo tàng và việc phát triển du lịch

1.3.1. Thực tiễn phát triển tại các bảo tàng trên thế giới
Việc phát triển du lịch được coi là một nghề kinh doanh vốn tự có, bởi vậy hầu hết
các quốc gia trên thế giới đều có hình thức kinh doanh du lịch. Điển hình cho việc phát
triển du lịch tại các bảo tàng là phải kể dến hai quốc gia Anh và Pháp. Hằng năm, chi phí
thu được từ việc bán vé bảo tàng và các dịch vụ du lịch kèm theo của các nước này rất


cao, số lượng khách du lịch là rất lớn. Đây chính là tấm gương sáng cho các nước học hỏi
trong việc phát triển du lịch bảo tàng.
1.3.2. Các bảo tàng ở Việt Nam với hoạt động du lịch
“ Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 127 bảo tàng, trong đó trên địa bàn Hà Nội có

khoảng trên 10 bảo tàng và di tích có ý nghĩa lịch sử quan trọng với cả nước như: Bảo
tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, Bảo
tàng dân tộc học, Khu di tích chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ chủ tịch, Khu di tích Hỏa
Lị... và tất cả các địa danh này đều được các công ty du lịch, lữ hành quan tâm đưa vào
chương trinh tour từ và năm nay.”
“ Theo thống kê của Sở Văn hóa , Thể thao và Du lịch Hà Nội, mỗi năm các bảo tàng trên
địa bàn thành phố thu hút hàng triệu luotj khách tham quan, đem lại một nguồn thu lớn.
Phải kể đến các bảo tàng như: bảo tàng Dân tộc học lưu giữ 10.000 hiện vật, 15.000 ảnh
đen trắng, hàng trăm băng video, băng cat-sét phản ánh mạt đời sống, sinh hoạt, phong
tục, tập quán của 54 dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam. Trong 10 năm đầu mở cửa,
Bảo tàng Dân tộc học đã đón trên 1.200.000 lượt khách (theo vứ tham quan), gồm hơn
670.000 khách trong nước và 530.000 khách nước ngoài. Đặc biệt, những năm gần đây
mức gia tăng năm sau so với năm trước ngày càng cao: số lượt khách năm 2008 là
128.890, năm 2005 là 154.340, năm 2006 là 188.990, năm 2007 hơn 300.000 nghìn lượt
khách.”
“ Thành phố Hồ Chí Minh, các bảo tàng là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn du
khách. Trong năm qua, các bảo tàng tại TP Hồ Chí Minh đã đón trên 2,3 triệu lượt khách
đến tham quan tiềm hiểu (tăng 11% so với cùng kỳ). Trong đó có trên 580.000 lượt khách
du lịch nước ngoài., 250.000 lượt là đối tượng học sinh, sinh viên, đặc biệt khách lưu
động đạt trên 722.000 lượt, tăng 44% so với năm 2009. Cũng trong năm qua, các bảo
tàng đã tổ chức nhiều cuộc triễn lãm. Ngoài 58 cuộc trưng bày triễn lãm tại chỗ, các bảo
tàng cũng đã chủ động liên kết với nhiều đơn vị doanh nghiệp, trường học tại TP Hồ Chí
Minh và các tỉnh thành tổ chức 105 cuộc trưng bày triển lãm lưu động phục vụ đông đảo
người dân.”


Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ

BẢO


TÀNG VÀO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HỘI AN
2.1. Các bảo tàng ở Hội An
2.1.1. Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch
- Địa chỉ: số 80 - Trần Phú - Hội An
- Thành lập: ngày 2 tháng 10 năm 1995
- Diện tích: 360m2
- Tổng số hiện vật trưng bày: 268 hiện vật
- Nội dung trưng bày: trưng bày các hiện vật có niên đại từ thế kỷ IX - X đến thế kỷ
XIX khai quật được tại các điểm khảo cổ ở Hội An đã phản ánh sinh động về con đường
gốm sứ mậu dịch trên biển vào các thế kỷ trước, khi Hội An còn là tụ điểm giao lưu
thương mại trên biển của các thương thuyền Đông-Tây-Á-Âu
2.1.2. Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh
- Địa chỉ: số 149 - Trần Phú
- Thành lập: năm 1994
- Diện tích: 550m2
- Tổng số hiện vật trưng bày: 397 hiện vật (tầng 1)
- Nội dung trưng bày: Bảo tàng trưng bày bộ sưu tập đầy đủ và độc đáo gồm
trên một ngàn hiện vật liên quan đến cư dân cổ thuộc hệ văn hoá Sa Huỳnh (niên đại cách
nay 2000 năm) - cư dân được coi là chủ nhân của tiền cảng - thị sơ khai Hội An, từng có
quan hệ, giao lưu với cả khu vực Đông Nam Á, Nam Ấn Độ và Trung Hoa.
2.1.3. Bảo tàng lịch sử văn hóa Hội An
- Địa chỉ: số 07 - Nguyễn Huệ - Hội An
- Thành lập: ngày 10 tháng 11 năm 1989
- Diện tích: 340m2
- Tổng số hiện vật trưng bày: 378 hiện vật
- Nội dung trưng bày: Giới thiệu lịch sử Hội An trải qua các thời kỳ:
+ Thời kỳ Tiền - Sơ Sử (thế kỷ thứ II trở về trước)
+ Thời kỳ Champa (thế kỷ thứ II - thế kỷ thứ XV)



+ Thời kỳ Đại Việt (thế kỷ XV-XIX).
2.1.4. Bảo tàng văn hóa dân gian
- Địa chỉ: số 33 - Nguyễn Thái Học
- Thành lập: ngày 24 tháng 3 năm 2005
- Diện tích: 960m2
- Tổng số hiện vật trưng bày: 490 hiện vật
- Nội dung trưng bày: Bảo tàng trưng bày, giới thiệu về bốn chủ đề chính: Nghệ
thuật tạo hình dân gian, nghệ thuật diễn xướng dân gian, ngành nghề truyền thống và sinh
hoạt dân gian.
2.2. Thực trạng khai thác giá trị các bảo tàng Hội An vào việc du lịch
2.2.1. Khách tham quan bảo tàng.
Trong quý 3 năm 2010, các điểm bảo tàng, di tích do Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di
tích Hội An quản lý đã đón nhiều lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan với số
lượng cụ thể như sau:
* Khách nước ngoài:

75.300 lượt

* Khách Việt Nam:

66.400 lượt

Mỗi bảo tàng đều có những đặc điểm riêng biệt hấp dẫn những đối tuongj khách khác
nhau.
Bảng 1: Cơ cấu khách tham quan tại bảo tàng lịch sử văn hóa năm 2011
Thời gian
Khách quốc tế
Khách Việt Nam
Tổng lượt khách
(Nguồn:


Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
11.100
6.500
5.200
8.700
1.300
2.500
2.900
700
12.400
9.000
8.100
9.400
Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An)

Cả năm
31.500
7.400
38.900

Bảng 2: Cơ cấu khách tham quan tại bảo tàng Gốm sứ mậu dịch ở Hội An năm
2011
Thời gian
Khách quốc tế
Khách Việt Nam
Tổng lượt khách

(Nguồn:

Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
16.900
9.600
10.300
12.800
700
1.400
1.500
600
17.600
11.000
11.800
13.400
Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An)

Cả năm
49.600
4.200
53.800


Bảng 3: Cơ cấu khách tham quan tại bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An năm
2011
Thời gian
Khách quốc tế

Khách Việt Nam
Tổng lượt khách
(Nguồn:

Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
4.600
2.800
2.900
4000
1.100
2.800
3.900
1.200
5.700
5.600
6.800
5.200
Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An)

Cả năm
14.300
9000
23.300

Bảng 4: Cơ cấu khách tham quan tại bảo tàng Văn hóa dân gian ở Hội An năm
2011
Thời gian

Khách quốc tế
Khách Việt Nam
Tổng lượt khách
(Nguồn:

Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
3.800
2.300
2.100
2.900
300
400
500
300
4.100
2.700
2.600
3.200
Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An)

Cả năm
11.100
9.00
12.600

2.2.2. Giá cả tham quan
Bình qn mỗi năm có hơn 200.000 lượt vé được bán với giá 75.000

đồng/vé đối với khách nước ngoài và 30.000 đồng/vé đối với khách trong nước. Du
khách tham quan theo đoàn từ 15 người trở lên được miễn phí 1 vé; bộ đội, sinh viên
giảm 50%; riêng đối tượng chính sách, nhà báo, nhà nghiên cứu… được miễn 100% tiền
vé.
2.2.4. Doanh thu
Các bảo tàng ở Hội An là các bảo tàng nhà nước, tuy có thu phí vào tham quan
bảo tàng nhưng lại mang hình thức đặc biệt như ở phần giá cả tham quan đã trình bày ở
trên nên khơng có số liệu thống kê cụ thể về doanh thu của bảo tàng mà chỉ có số liệu
doanh thu chung từ việc bán vé vào tham quan phố cổ. Bà Nguyễn Thị Nhung – Trưởng
Văn phòng Hướng dẫn tham quan (HDTQ) Hội An cho biết: “Việc bán vé tham quan
trọn gói thực sự hiệu quả khi 75% tổng doanh thu từ vé dành riêng cho quỹ trùng tu, tơn
tạo di tích. Sau khi đã trích chi phí hoạt động và tỷ lệ % cho các chủ di tích, đến năm
2005, tổng kinh phí nộp vào quỹ lên đến 62 tỷ đồng với 2,5 triệu lượt khách mua vé”.
Doanh thu từ bán vé tăng bình quân 14%/năm. Năm 2006 đạt 13 tỷ, 2007 19 tỷ, đến năm
2008 đạt 20 tỷ đồng.


2.2.5. Cán bộ quản lý và đội ngũ lao động
Các cán bộ bảo tàng được chia ra làm hai bộ phận:
+ Bộ phận nghiệp vụ: gồm 8 nhân viên, trong đó có 1 trưởng phịng, 1 phó phịng
và 6 nhân viên nghiệp vụ.
+ Bộ phận trực tiếp thuyết minh tại điểm: gồm 10 nhân viên, trong đó có 2 phó
phịng và 8 nhân viên.
Bảng 5: Đội ngũ nhân viên của các bảo tàng ở Hội An
Tên bảo tàng
Số lượng
Trình độ
Gốm sứ Mậu dịch
5
2 ĐH, 3 CĐ

Văn hóa Sa Huỳnh
4
3 ĐH, 1 CĐ
Lịch sử Văn hóa
4
4 ĐH
Văn hóa Dân gian
5
3 ĐH, 1 CĐ
2.2.6. Công tác xúc tiến và quảng bá bảo tàng

Ngoại ngữ
5 Anh, 2 Nhật
3 Anh, 1 Trung
2 Anh, 1Trung, 1Nhật
2 Anh, 1 Pháp, 2 Trung

Trong những năm qua, công tác xúc tiến và quảng bá bảo tàng ở Hội An đã được đặc biệt
chú trọng và cải tiến theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hơn nhằm đưa các bảo tàng đến
gần hơn với du khách. Ngành du lịch của thành phố Hội An đã tăng cường các hoạt động
quảng bá thơng qua hình thức phong phú, sinh động và đa dạng với định hướng đưa các
bảo tàng ở Hội An thành điểm tham quan thú vị cho du khách.
Công tác xúc tiến và quảng bá cho bảo tàng ở Hội An có bước tiến vượt bậc khi
trang web ra đời. Trang web cung cấp và cập nhật thường
xuyên các thông tin về bảo tàng, các quy định, giá vé, giờ mở của.
Ngoài ra, các bảo tàng ở Hội An cịn quảng bá bằng hình thức tập gấp giới thiệu bảo
tàng, quảng bá bằng bản tin của trung tâm bảo tồn di sản văn hóa Hội An và quảng bá qua
truyền hình.
Chương 3: GIẢI PHÁP KHAI THÁC GIÁ TRỊ CỦA BẢO TÀNG Ở HỘI AN VÀO
VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH HIỆN NAY

3.1. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật
Đầu tư cơ sở vật chất trước hết là phải hiện đại hóa các nhà trưng bày, tuy nhiên đối với
các bảo tàng ở Hội An vì nằm trong khn viên của đơ thị cổ đang cần được gìn giữ nên


việc hiện đại hóa là khơng thích hợp. Vì vậy đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật ở đay chủ yếu
nên tập trung vào việc đầu tư các thiết bị để bảo vệ các hiện vật như là hệ thống thơng
gió,các thiết bị chống ẩm ướt...trong các mùa mưa lũ
Một vấn đề cần được quan tâm khi đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật là nên xây dựng
các nhà vệ sinh. Mặc dù trong đơ thị cổ có các nhà vệ sinh công cộng nhưng việc di
chuyển xa sẽ gây nhiều bất lợi cho du khách khi tham quan.
Đặc biệt là các bảo tàng phải có phương án trang bị phương tiện phòng cháy chữa
cháy và thiết bị bảo vệ an tồn cho hiện vật để phịng chống nguy cơ cháy nổ.
Việc đầu tư cở sở vật chất kỹ thuật cho bảo tàng là việc làm cấp thiết nhưng khơng thể vội
vàng. Nó cần có một quy hoạch đồng bộ và cụ thể chứ không làm theo kiểu chắp vá xưa
nay vẫn làm.
3.2. Phát triển đội ngũ lao động
3.2.1. Phát triển đội ngũ chuyên môn
Cần thực hiện các biện pháp sau đây dể phát triển đội ngũ chuyên môn.
Thứ nhất, tiến hành tuyển thêm các cán bộ chuyên ngành bảo tàng có kinh nghiệm
về bảo tàng làm việc. Có chính sách kêu gọi các sinh viên giỏi tại các trường về làm việc
như cấp hoc bỏng hay các chế độ đãi ngộ khác.
Thứ hai, nâng cao trình độ cho các cán bộ hiện nay. Bổ sung kiến thức và nghiệp vụ
về bảo tàng cho các cán bộ. Cử cán bộ đi đào tào chun mơn trong và ngồi nước.
Cuối cùng là việc tiến hành liên kết với các bảo tàng trong khu vực và cả nước để
phối hợp trong việc luân chuyển các cán bộ chuyên môn trong phạm vi bảo tàng.
3.2.2. Phát triển nhân lực du lịch trong các bảo tàng ở Hội An
Phát tiển nhân lực du lịch trong các bảo tàng ở Hội An là hoạt động nhằm tăng
cường số lượng và nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc trực tiếp trong các hoạt động du
lịch, bao gồm: nhân viên bán vé, các hướng dẫn viên, các phó giám dốc, các trưởng phịng

phụ trách các mảng về hật động du lịch.
Bổ sung thêm các ngoại ngữ như tiếng Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan vào trong
bài của thuyết minh của hướng dẫn viên. Hướng dân viên ngoài việc thuyết minh tốt về
điểm tham quan còn phải chú ý đến nghiệp vụ giao tiếp với khách du lịch.


Cần đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ cho quá trình thuyết minh như loa may, mic
... Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo với các bảo tàng để gắn liền đào tạo với sử
dụng.
3.3. Đa dạng hóa các sản phẩm của bảo tàng
3.3.1. Nghiên cứu phục vụ cho các hoạt động trưng bày
3.3.2. Trưng bày
Yêu cầu đòi hỏi là hấp dẫn, đổi mới thường xuyên
Trưng bày thường xuyên: Đây là hoạt động cần thiết của bất cứ bảo tàng nào. Các
trưng bày thường xuyên phải đảm bảo chất lượng cao, có quy chuẩn rõ ràng; cập nhật, phù
hợp với các xu thế hiện đại trong quan niệm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới; cung cấp
nhiều thông tin; song/đa ngữ với chất lượng cao.
Trưng bày chuyên đề: Trưng bày chuyên đề giữ vai trò rất quan trọng trong mỗi bảo
tàng, là một trong những hoạt động then chốt của bảo tàng.
3.3.3. Chương trình giáo dục
Bảo tàng ngày nay cần nhận thức đúng đắn vai trị của chương trình giáo dục trong
hoạt động bảo tàng. Đó khơng phải là hoạt động tun truyền mà là hoạt động mang tính
sư phạm, có tính chun nghiệp cao, không thể thiếu được đối với mỗi bảo tàng hiện đại.
Các chương trình giáo dục trong bảo tàng cần quan tâm trước hết đến đối tượng tuổi trẻ,
đặc biệt là học sinh.
3.3.4. Chương trình cơng chúng
Bên cạnh những chương trình giáo dục dành cho các lứa tuổi học sinh khác nhau,
bảo tàng cịn có nhiều chương trình khác dành cho cơng chúng như:
- Tập trung xây dựng và hình thành các hoạt động trình diễn và biểu diễn gắn với
trưng bày chủ thể văn hoá và cộng đồng: Bảo tàng đã mời những người dân thuộc các

cộng đồng khác nhau đến để giới thiệu về văn hoá của họ (những chương trình biểu diễn
riêng như: chương trình biểu diễn rối nước diễn ra đều kỳ hàng tháng trong vòng 2 năm;
những buổi trình diễn nghề thủ cơng đi kèm với trưng bày). Đây là những hoạt động thu
hút rất nhiều du khách.


- Chương trình nghe nhìn/thị giác: Các phương tiện thị giác (video, âm nhạc) giữ
vai trò quan trọng trong các hoạt động của bảo tàng hiện đại, đặc biệt trong trưng bày nói
chung. Chúng giúp cho trưng bày trở nên sinh động, hấp dẫn và người xem dễ dàng cảm
thụ. Bảo tàng phải tổ chức các chương trình nghe nhìn gắn với trưng bày chuyên đề,
chẳng hạn như chiếu phim (taọ ra các bộ phim mới và nghiên cứu tìm các bộ phim có nội
dung gắn với chuyên đề).
- Các hoạt động thuyết trình, hội thảo, toạ đàm gắn liền với nội dung chủ đề của
trưng bày chuyên đề.
Như vậy, với các hoạt động đa dạng và sáng tạo, bảo tàng đã chủ động tìm các giải
pháp nhằm thoả mãn những nhu cầu thưởng thức và nâng cao hiểu biết của cơng chúng
với chất lượng cao, từ đó duy trì được công chúng thường xuyên đến bảo tàng và tiếp cận
được những đối tượng công chúng mới.
3.3.5. Hoạt động tiếp thị
Hoạt động tiếp thị không thể thiếu trong một bảo tàng hiện đại. Tiếp thị để tuyên
truyền, quảng bá về trưng bày, về các hoạt động của bảo tàng nhằm thu hút khách và tăng
uy tín của bảo tàng. Mỗi bảo tàng cần có chiến lược tiếp thị phù hợp với mục tiêu và điều
kiện của mình. Có thể tiếp thị dưới nhiều hình thức như tun truyền, marketing thơng
qua các ấn phẩm(sách giới thiệu trưng bày, catalogue, các tờ rơi giới thiệu, các panơ, áp
phích, quảng cáo), hay các hoạt động tiếp thị thơng qua báo chí, truyền thơng (hoạt động
tiếp thị thơng qua báo chí, truyền thơng giữ vai trị cực kỳ quan trọng vì nó có thể đến
được với rất nhiều đối tượng công chúng và bản thân nó có sức hấp dẫn riêng). Để có
được những tiếp thị qua báo chí, truyền thơng có hiệu quả, bảo tàng cần:
- Chuẩn bị kỹ các thông tin cho báo chí, như: thơng cáo báo chí về trưng bày, về
bảo tàng và các đối tác, ảnh hiện vật.

- Tổ chức họp báo dành riêng cho báo chí trước ngày khai trương trưng bày để
thơng tin có thể đến được với công chúng kịp thời.
- Phát hành bản tin của bảo tàng thông báo về những hoạt động sắp tới, từ đó giúp
cho cơng chúng lựa chọn và có kế hoạch đến thăm bảo tàng.
3.3.6. Cửa hàng lưu niệm


Bảo tàng cần có nhận thức mới về vai trị của cửa hàng lưu niệm. Đó khơng phải là
nơi cho thuê đơn thuần lấy lãi, mà là nơi để giới thiệu các mặt hàng có liên quan tới các
hiện vật hay đề tài trong trưng bày. Những món quà lưu niệm có thương hiệu của bảo
tàng sẽ nhắc nhở người xem về cuộc trưng bày mà họ đã xem và về bảo tàng mà họ đã
đến thăm, từ đó giúp họ có mối quan hệ thân thiết hơn đối với bảo tàng. Mục tiêu của cửa
hàng lưu niệm là sự tiếp nối giáo dục văn hoá theo mục tiêu của trưng bày và kinh doanh
mang lại lợi nhuận cho bảo tàng. Dĩ nhiên, hàng hoá được bán tại các cửa hàng lưu niệm
này phải gắn với trưng bày của bảo tàng, phải đạt chất lượng cao, thích ứng với các nhu
cầu kỷ niệm khác nhau. Uy tín của cửa hàng bảo tàng cũng chính là thương hiệu của mỗi
bảo tàng.
3.3.7. Các dịch vụ ăn uống
Thời gian du khách lưu lại ở bảo tàng cũng là một tiêu chí để đánh giá thành
công của bảo tàng. Nếu du khách ở lại bảo tàng lâu, họ có điều kiện để xem trưng bày kỹ,
đọc các bài viết trưng bày, như vậy kiến thức sẽ được nâng cao. Muốn giữ chân khách ở
bảo tàng lâu hơn, bên cạnh việc tổ chức những hoạt động hấp dẫn và các điều kiện cơ sở
vật chất tạo sự thoải mái cho du khách, cần có các dịch vụ phục vụ nhu cầu ăn uống của
khách. Bảo tàng cần có cửa hàng cà phê, giải khát, ăn uống chất lượng cao. Đặc biệt, bảo
tàng nên giới thiệu văn hoá ẩm thực gắn với trưng
3.4. Liên kết giữa các bảo tàng với nhau và giữa bảo tàng với các công ty lữ hành.
3.4.1. Liên kết giữa các bảo tàng với nhau
Nếu các bảo tàng liên kết với nhau sẽ tạo ra một hệ thống hiện vật, tư liệu đầy đủ
hơn và nhiều về số lượng. Đây sẽ là cơ sở để khách có cái nhìn, kiếm tìm tư liệu vừa tổng
quan, vừa sâu sắc về văn hóa, lịch sử Hội An. Liên kết với các bảo tàng quốc gia để được

giúp đỡ về mặc nhân lực, tư liệu và học tập về kinh nghiệm quản lý và phát triển bảo tàng.
3.4.2. Liên kết giữa bảo tàng với các cơng ty du lịch
Bảo tàng được ví như nơi lưu giữ tâm hồn của dân tộc. Bảo tàng không bao giờ nên
là nơi khép kín, quá chuyên tâm vào việc lưu giữ, bảo tồn mà hơn thế rất cần sự phô bày,
quảng bá. Gắn kết các bảo tàng với hoạt động du lịch là một chủ trương đúng, nếu thực


hiện tốt sẽ khai thác được hiệu quả của bảo tàng, tăng thêm giá trị cho các sản phẩm du
lịch.
3.5. Một số kiến nghị đối với việc khai thác các giá trị của bảo tàng Hội An vào việc
phát triển du lịch
-

Chính sách cấp bách

Chính sách đầu tư tập trung cho các bảo tàng phát triển thêm các trưng bày, mở rộng
quy mơ các đợt tìm kiếm nhằm bổ sung các hiện vật. làm phong phú thêm bộ sưu tập tại
các bảo tàng. Thuế tư vấn thiết kế xây dựng các bảo tàng. Họ là các chuyên gia trong lĩnh
vực bảo tàng, chuyên gia ánh sáng, chuyen gia trưng bày trong nước và quốc tế.
Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan tại các bảo tàng, cho các
doanh nghiệp du lịch mở các tour du lịch tại các bảo tàng.
Nhóm chính sách kiểm sốt chất lượng các hiện vật, hướng dẫn viên, cơ sở vật chất
bảo tàng: nâng cao nhận thức, kiến thức về quản lý chất lượng, áp dụng hệ thống tiêu
chuẩn, quy chuẩn, hệ thống kiểm định, công nhận chất lượng, phát triển, xây dựng và
quảng bá thương hiệu cho các bảo tàng.
Tổ chức các hội thảo xúc tiến du lịch tại các bảo tàng hôi tụ các chiến lược quốc
gia, các bảo tàng hàng đầu các công ty lữ hành nhằm tạo ra nhằm tạo ra hiệu quả tốt nhất
cho du khách tại các bảo tàng.
-


Chính sách dài hạn
Thành lập trung tâm quản bá, xúc tiến du lịch tại các bảo tàng ở Hội An thuộc sở

Văn hóa Thể thao và Du lịch. Đây lầ đầu mối quan trọng trong việc liên kết các bảo tàng
trong và ngoài thành phố, làm việc với các công ty lữ hành để lo việc tổ chức các tour du
lịch tại các bảo tàng, tổ chức quản bá xúc tiến cho các bảo tàng.
Khuyến khích nhà trường tổ chức các mơn học văn hóa, lịch sử địa phương tại các
bảo tàng.
Chính sách về xúc tiến quảng bá tại các thị trường trọng điểm: tăng cường nghiên
cứu thị trường, phân đoạnh các thị trường mục tiêu; hỗ trợ về tài chính đối với thị trường
trọng điểm; liên kết, tập trung nguồn lực trong và ngoài nước cho xú tiến quảng bá tại thị
trường trọng điểm; quảng bá những thương hiệu mạnh theo thị trường trọng điểm; hình


thành các kênh quảng bá toàn cầu đối với thị trường trọng điểm ( văn phịng đại diện du
lịch, thơng tin đại chúng toàn cầu); chiến dịch quảng bá tại các thị trường trọng điểm.

KẾT LUẬN
Du lịch tại các bảo tàng là loại hình khơng mới trên thế giới. Hiện nay, loại hình du
lịch này đã mang lại những nguồn thu rất lớn cho ngành du lịch. ở một số nước, du lịch
bảo tàng là loại du lịch chủ đạo thu hút khách du lịch tiêu biểu như Vatican, Hy Lạp,
Pháp...Ở Việt Nam, du lịch bảo tàng đã có từ lâu, tuy nhiên việc phát triển nó trở thành
một tài nguyên du lịch đặc trưng thì vẫn chưa làm được.
Di sản văn hóa thế giới Hội An khơng chỉ nổi tiếng bởi những cơng trình kiến trúc
cổ kính hay những mái ngói rêu phong, mà Hội An cịn có một bề dày lịch sử - văn hóa lâu
đời. Du khách đến tham quan Hội An sẽ không thể bỏ qua các bảo tàng nơi đây. Đó là
những bảo tàng chuyên đề mini nhưng không hề mini về lượng kiến thức lịch sử mà nó
cung cấp cho du khách. Mỗi bảo tàng là một chuyên đề khác nhau, phong phú, sống động
như một bức tranh tái hiện lại lịch sử xa xưa.
Hiện nay, với sự dầu tư đúng đắn của nhà nước và sự nổ lục của các cán bộ và nhân

viên của bảo tàng Hội An, các bảo tàng nơi đây đã cơ bản hoàn thiện, đáp ứng được nhu
cầu tìm hiểu, tham quan của du khách. Góp phần làm cho du lịch Hội An phát triển hơn,
hình ảnh vùng đất và con người Hội An được nhiều người biết đến hơn.



×