ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH
----------
THÂN THỊ HUỆ
Nghiên cứu thực trạng hoa, cây cảnh tại Quận
Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng và đề xuất
biện pháp trồng, phát triển
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoa là một sản phẩm đặc biệt của cây trồng, nói đến hoa là nói đến vẻ
đẹp của thiên nhiên được cây cỏ chắt lọc ban tặng cho con người. Hoa trong
cuộc sống của con người chiếm một vị trí thẩm mỹ quan trọng, hoa là tượng
trưng của cái đẹp, là nguồn cảm xúc ngọt ngào của cuộc sống. Cây cảnh phát
sinh ở phương Đông, và nay đã đi vào cuộc sống như một mỹ tục, một thú
chơi thể hiện một phần tâm hồn của người dân mọi vùng miền trong đó có
Việt Nam. Các nghệ nhân đã gửi gắm vào cây cảnh tình cảm, ý niệm thẩm mỹ
của mình làm tăng thêm lịng u thiên nhiên, u con người, yêu đất nước để
tự khẳng định và hoàn thiện mình.
Hiện nay, phong trào chơi hoa và cây cảnh là một thú vui tao nhã và
ngày càng trở thành nhu cầu lớn của người dân. Nó góp phần làm đẹp cảnh
quan các ngơi nhà, làm cho khơng khí thêm trong lành, nhất là đối với môi
trường sống ở đô thị. Đối với người chơi hoa và cây cảnh, họ cảm thấy thư
giãn, sảng khối tâm hồn vì ln được đắm chìm vào thiên nhiên, cỏ cây hoa
lá. Những người có tuổi hoặc đã về hưu dễ bị cuốn vào chăm sóc cây cảnh, có
cơng việc hữu ích, tránh được sự nhàn rỗi khơng có lợi cho tâm lý và sức
khỏe. Cây cảnh khiến họ được thư giãn tâm hồn, thêm yêu thiên nhiên, yêu
đời, sảng khoái, tăng thêm tuổi thọ. Rõ ràng là chơi cây cảnh thật văn minh,
và cần được nhân rộng. Khơng vơ cớ mà có cả một tổ chức Hội Sinh vật cảnh
ra đời, được rất nhiều người hưởng ứng, gia nhập, đồng lòng ủng hộ. Cùng
với sự phát triển không ngừng của xã hội, nhu cầu thưởng thức cái đẹp của
con người ngày càng cao hơn, hoa và cây cảnh còn mang lại cho con người
nhiều giá trị khác: hoa và cây cảnh đem lại cho người sản xuất giá trị kinh tế
cao hơn hẳn so với nhiều loại cây trồng khác. Bên cạnh đó, hiện nay ở nước ta,
trong chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, việc trồng hoa và cây cảnh
lại càng được quan tâm. Hàng năm có nhiều giống hoa được lai tạo và nhập
nội, nhiều tiến bộ kĩ thuật mới được nghiên cứu và áp dụng trong sản xuất nên
diện tích trồng hoa ngày càng được nâng cao.
2
Quận Liên Chiểu nằm ở phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng,
là một quận công nghiệp trẻ, phân bố dọc theo quốc lộ 1A và có đường sắt
Bắc Nam đi qua, Liên Chiểu có ưu thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên,
thuận lợi phát triển giao thông vận tải, du lịch và là nơi tập trung 2 khu công
nghiệp lớn của thành phố Đà Nẵng, trên địa bàn quận có 2 trường đại học,
4 trường cao đẳng, 5 trường trung học chuyên nghiệp. Vị trí địa lý trên là
điều kiện đặc biệt thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh và khu vực xung
quanh, trong nước và quốc tế. Liên Chiểu có bờ biển dài 26 km, với nhiều bãi
tắm tự nhiên đẹp như Nam Ô, Xn Thiều, bờ biển uốn lượn chạy vịng cung
ơm dọc theo tuyến đường Nguyễn Tất Thành - một trong những con đường
đẹp nhất của thành phố, thuận lợi cho khai thác và phát triển du lịch.
Trên địa bàn quận có chợ Hoà Khánh và các chợ khác như chợ Thanh
Vinh, Nam Ơ, Hồ Mỹ... và nhiều đại lý bán sỉ và lẻ các mặt hàng phong phú
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra, Bến xe Trung tâm thành phố
đóng trên địa bàn quận đã tạo điều kiện thuận lợi để ln chuyển hàng hố và
đón đưa khách từ các tỉnh thành khác đến với Đà Nẵng. Kết cấu hạ tầng của
quận đang ngày càng hồn thiện, cơng tác chỉnh trang, đơ thị hố diễn ra
nhanh, nhiều dự án lớn của Thành phố và Trung ương đã và đang triển khai
trên địa bàn làm cho công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị được thực hiện
đều khắp và đồng bộ, tạo ra diện mạo đô thị trẻ ngày càng sầm uất, hấp dẫn.
Vì vậy, việc làm đẹp cảnh quan, thỏa mãn nhu cầu tinh thần cũng như
đáp ứng nhu cầu kinh tế ở Quận Liên Chiểu chính là điều kiện để cho các
loài hoa và cây cảnh phát triển. Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng, con người
chưa khai thác hết tồn bộ lợi ích mà hoa, cây cảnh mang lại cho cuộc sống.
Đồng thời con người cũng chưa nhận thức hết được những giá trị của hoa, cây
cảnh. Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tơi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu
thực trạng hoa, cây cảnh tại Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng và đề
xuất biện pháp trồng, phát triển” cho Khóa luận Tốt nghiệp của mình.
3
Đề tài của chúng tôi nhằm giải quyết vấn đề: Nghiên cứu thành phần
loài hoa, cây cảnh ở Quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng, khảo sát độ gặp của
chúng, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp trồng và phát triển.
4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu tầm quan trọng của hoa, cây cảnh ở Quận Liên Chiểu, TP.
Đà Nẵng.
1.1.1. Giá trị thẩm mỹ tinh thần
Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Quận Liên Chiểu
đến năm 2020, một trong số những mục tiêu tổng quát là phát triển Quận Liên
Chiểu thành địa phương có tốc độ cơng nghiệp hố, hiện đại hóa nhanh, phù
hợp với chủ trương của thành phố và của cả nước, có hệ thống chính trị, quốc
phịng an ninh vững mạnh; giáo dục và y tế không ngừng phát triển, đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao. Trong những nhu cầu
giải trí của con người thì hoa, cây cảnh là một nhu cầu khơng thể thiếu. Hoa là
biểu tượng của cái đẹp, hoa có nhiều màu sắc hài hịa và hương thơm mật
ngọt, hình thái đa dạng hấp dẫn cả con người và động vật. Hoa làm đẹp cảm
xúc của con người, tạo cho con người cảm giác yêu thương thanh thản. Hoa là
biểu tượng của tình cảm, hoa đem lại giá trị tinh thần, tình cảm mà khơng vật
chất nào có thể so sánh được. Hoa thể hiện sự trang trọng, kính yêu, sự huy
hồng, dùng trong hội nghị, lễ, tết.[23]
Cây cảnh tơn thêm giá trị của một công sở, một căn hộ và nâng tầm con
người chủ nhân. Ông cha xưa dạy một nhà lý tưởng phải đủ tứ tuyệt: “nhất
mộc, nhị vân, tam nhân, tứ thú”. Số một là phải có cây cối, có thể là cây ăn
quả, cây cảnh, cây đơm hoa, tỏa hương quanh năm, dàn thiên lý, hàng tóc tiên,
bờ dâm bụt…Một bầu khơng khí mát lành, một mùi hương ngây ngất đâu đây,
một tâm hồn thanh thản…Chơi cây cảnh là nghề chơi tao nhã, cao thượng.
Một mảnh sân khu chung cư, một khoảng ban công, mấy mét vuông sân
thượng, cạnh lối đi vào sân…đều có thể phủ xanh cây cảnh được. Lúc cần thư
giãn ta uốn tỉa cây, tiện nước rửa mặt buổi sáng ta tưới nước cho cây. Có điều
kiện nhiều thì chơi nhiều, điều kiện ít thì chơi ít. Một cây vạn niên thanh lấp
ló nơi cửa sổ cũng nói lên nhiều lắm. Ở bất kỳ nơi nào, trong nhà hay ngoài
trời; suốt cả bốn mùa: xn hạ, thu đơng, bất chấp cả khí hậu khắc nghiệt; dù
5
trong đất, trong nước, trên vách đá, trên thân cây xanh, cây mọc trên tường
vôi…rễ cây vẫn phát triển, cây vẫn mãi mãi sống và xanh tươi. Sức sống của
cây nói lên ý tưởng trường tồn xn sắc. Vì vậy các cụ xưa đặt tên là cây vạn
niên thanh. Nếu lưu tâm ta sẽ thấy cây có những chiếc lá hình trái tim màu
xanh tỏa đầy sức sống, sức trẻ, mặt lá lại có những vệt vàng như giọt nắng
xuân ấm áp. Từ cửa sổ, cây vạn niên thanh tỏa nắng, tỏa gió trong lành, tỏa
sức sống trường tồn vào những căn phịng có thể vẫn cịn eo hẹp, giống như
những người nghèo sẵn sàng chia sẻ cho nhau. Rõ ràng chơi cây cảnh là một
thú vui lành mạnh, trong sáng và bổ ích của con người sống tao nhã, thanh
cao. [13]
Từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, ai ai cũng thừa nhận rằng, chơi cây
cảnh là thú vui tao nhã nhất, sinh thú nhất, giúp mọi người sống hạnh phúc,
sống thanh thản, trút bỏ được những âu lo phiền muộn do cuộc sống xô bồ
mang lại không mấy khó khăn. Trồng vài ba chậu Bonsai, tiền túi bỏ ra khơng
nhiều, cơng sức chăm bón dành cho nó đâu đáng kể, nhưng cái lợi ta thu được
quá nhiều. Đó là điều ai cũng công nhận. [4]
1.1.2. Giá trị kinh tế
Hoa không chỉ đem lại cho con người sự thoải mái thư giãn khi thưởng
thức vẻ đẹp của chúng mà còn đem lại cho những người sản xuất hoa giá trị
kinh tế cao hơn hẳn so với những cây trồng khác. Nhiều nước trên thế giới
như Hà Lan, Pháp, Bungari… đã có nền sản xuất hoa rất phát triển và là
nguồn thu nhập quan trọng của đất nước. [23]
Ở Việt Nam, cây hoa có ý nghĩa lớn trong nền kinh tế của các vùng
trồng hoa, cây hoa đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 5 – 20 lần so với trồng
các cây trồng khác. Mơ hình trồng Lay ơn tại Đằng Hải, Đồng Thái (Hải
Phòng), Dĩnh Kế (Bắc Giang)… đều đạt được hiệu quả cao gấp 1,5 – 2,5 lần
so với trồng các cây thông thường (thu 15 – 20 triệu đồng/sào/3 tháng). Theo
Viện Nghiên cứu Rau – Quả thì hiện nay lợi nhuận thu được từ 1 ha trồng hoa
cao hơn 10 – 15 lần so với trồng lúa và 7 – 8 lần so với trồng rau. Mơ hình
6
trồng hoa hồng ở Mê Linh (Vĩnh Phúc) thu 10 – 15 triệu đồng/sào/năm; Mơ
hình trồng hoa cúc ở Tây Tựu, Nhật Tân (Hà Nội) cũng thu 12 – 15 triệu
đồng/sào/năm. Vùng hoa ở huyện Mê Linh rộng gần 400 ha với hàng chục
cánh đồng đều cho thu nhập bình quân trên 50 triệu đồng/ha. Đặc biệt những
cánh đồng hoa ở xã Mê Linh đã cho thu nhập từ 70 – 90 triệu đồng/năm (năm
2004). Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2003 cả nước có 9430 ha hoa
và cây cảnh các loại với giá trị sản lượng 482,6 tỷ đồng. Đặc biệt, trồng và
kinh doanh hoa, cây cảnh cịn giúp đẩy nhanh việc xóa đói giảm nghèo,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở nhiều địa phương. [23]
Tùy theo từng năm, từng thời điểm, từng loại cây cảnh có những giá trị
khác nhau mà hoa cây cảnh có những giá trị khác nhau. Giá trị kinh tế của hoa
cao khi nhu cầu mua hoa nhiều. Tương ứng có các loại hình trồng hoa cây
cảnh theo mục đích về thời gian sử dụng như: hoa thời vụ, hoa quanh năm,
cây cảnh lâu năm,...
1.1.3. Các giá trị khác của hoa cây cảnh
Cây cảnh góp phần điều hịa khí hậu, lành mạnh hóa mơi sinh. Trong
phịng ở có cây xanh, đúng chủng loại, tạo cho khơng khí lành mạnh, giấc ngủ
ngon hơn, khi thức dậy thấy người khoan khoái hơn. Chúng ta cũng biết nhiệt
độ của thời tiết hằng ngày trong lớp khơng khí mà chúng ta đang ở, không
phải do bức xạ trực tiếp của mặt trời mà chính là do bức xạ của mặt đất. Mặt
đất hấp thụ nhiệt của mặt trời và tỏa nhiệt vào lớp khơng khí ta ở. Cây che
nắng, cây quang hợp tiếp thụ ánh nắng mặt trời, điều hòa nhiệt độ khơng khí.
Ngày nay, đất nước đang đổi mới nhanh chóng. Đô thị, giao thông, công
nghiệp phát triển ồ ạt, đang phá vỡ sự cân bằng giữa con người và môi trường
tự nhiên. Nạn ô nhiễm đe dọa sự sống. Phát triển cây cảnh cũng góp một phần
giải tỏa những thách thức trên, tạo cho con người một môi trường sống hài
hòa trong phát triển bền vững.
Chơi cây cảnh là một hoạt động dưỡng sinh, thư giãn tích cực đối với
mọi người, đặc biệt là tuổi già. Người chơi cây cảnh được tiếp xúc thường
7
xuyên với thiên nhiên. Tùy sức khỏe, tuổi tác mà tiếp xúc chừng mực hợp lí
với nắng mưa, sương gió, con người sẽ được rèn luyện dần để thích nghi với
sự thay đổi của thời tiết. Ánh nắng còn là tác nhân cực kì quan trọng làm lành
mạnh các cơ quan bộ máy của con người và giúp cơ thể tự sản sinh ra các vi
chất cần thiết cho sức khỏe và tuổi thọ của con người. [13]
1.2. Tình hình nghiên cứu
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Bonsai là một đặc trưng của đất nước Phù Tang, nhưng cái nơi của
nghệ thuật này lại có nguồn gốc từ Tàu. Tranh và điêu khắc cổ cho thấy kiểng
thu nhỏ đã có ở Tàu vào thời nhà Tần, thế kỷ thứ Ba sau Công nguyên. Các
tranh cổ đời Tống (960 -1280) vẽ cây lùn trong chậu dùng làm trang trí nội
thất. Ðó là những cây lùn thực sự trong thiên nhiên đã bị gió tuyết uốn nắn
được bứng về trồng trong chậu, khơng sửa đổi bao nhiêu. Văn hóa Tàu ảnh
hưởng sâu đậm đến văn hóa Nhật suốt thế kỷ thứ tám sau Cơng ngun, và
dường như lúc đó người Nhật xem Bonsai đích thực là một nghệ thuật, nhưng
tài liệu ở giai đoạn khởi đầu này khơng cịn nhiều. Có một tập tài liệu Bonsai
thuộc thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên và những bức tranh vẽ trên giấy cuộn vào
thế kỷ 13, mô tả sự phát triển của cây trồng trong chậu, cho thấy Bonsai là
một nghệ thuật. Sau đó Bonsai xuất hiện rất nhiều trong hội họa, văn chương
Nhật. [15]
Hình Bonsai xuất hiện trong bức tranh Kasugaaongen - gengi của
Takakane Takasshina vẽ năm 1309 trong đền Kasuga, thời Kamakura (1192 1333). Một vở tuồng Nô nổi tiếng tựa là Hachi - no - ki (cây trong chậu) đã đề
cao loại kiểng này. Thời này bị ảnh hưởng Thiền sâu rộng trên nghệ thuật và
đời sống hằng ngày. Các đề tài tôn giáo đã gợi cảm hứng cho việc tạo Bonsai,
được trưng bày ngoài trời như là biểu tượng tơn giáo về thiên nhiên hơn là
những loại hình nghệ thuật sống. Ðến thời Muromachi (1334 - 1573) sắc thái
Thiền hoàn toàn Nhật về mặt nghệ thuật bắt đầu hiện ra. Tư tưởng Thiền thể
hiện trong kiến trúc, tạo cảnh, cắm hoa, trà đạo ... Bonsai thời này khổ nhỏ
8
hơn được trưng bày trong nhà. Thời Tokugawa (1603 - 1867) cịn gọi là thời
Edo là thời hồng kim của Bon sai được ghi lại trong nhiều sách có minh họa,
kết hợp với triết lý Phật giáo là hòa bản ngã vào thiên nhiên đã dẫn đến sự
phát triển những kỹ xảo trong nghệ thuật Bonsai. Những người chuyên nghiệp
sưu tập Bonsai xuất hiện, đi tìm những cây lùn tự nhiên đẹp mắt trên các vùng
núi non vách đá hải đảo hiểm trở. Bonsai thường được dùng làm đề tài trong
hội họa, điêu khắc gỗ, thơ Haiku, trà đạo, cắm hoa... Sự trầm lặng sâu sắc tế
nhị, hình dáng đường nét đẹp kín đáo là tiêu biểu của Bonsai thời này. Thời
Minh Trị (1868 - 1912) xuất hiện kỹ thuật quấn dây kim loại để uốn thân cây.
Trong các thập kỷ 1870 và 1880 Tây phương bắt đầu hâm mộ Bonsai. Năm
1914 cuộc triển lãm Bonsai đầu tiên tổ chức tại Tokyo. Và từ năm 1934 trở đi
hằng năm đều có triển lãm các tác phẩm Bonsai do Viện Bảo Tàng Trung
ương Nghệ thuật Tokyo chủ xướng. [15]
Bonsai kinh doanh trong kỹ nghệ vườn ươm ở nhiều nơi trên nước
Nhật, có hằng trăm nghìn cây Bonsai trẻ được trồng để chở đi bán. Trong thời
gian dài Bonsai là thú tiêu khiển của người quyền quý. Ngày nay được xem
như là một nghệ thuật và cũng là một thú tiêu khiển của tất cả mọi người.
Nghệ thuật là một quá trình mang thông điệp đến một thế giới hợp nhất qua
mô tả bộ mặt thật của đời sống trong những kết cấu thẩm mỹ được tạo dựng
tùy thuộc vào quan niệm về cái đẹp và tính hồn thiện. Văn minh Ðơng
phương đặt nghệ thuật ở một vị trí khn phép mẫu mực hơn văn minh Tây
phương. Bonsai được tượng trưng như một hình thái nghệ thuật theo phong
cách cảm nhận bằng một phương tiện diễn đạt tinh thần mang tính trừu tượng
nhiều hơn. Bonsai là một bộ phận trong nền văn hóa Nhật qua nhiều thế kỷ
mà mỗi thời đại đều có nhận xét đánh giá khác nhau. Thơng, tre, đào mơ, xuất
hiện sớm nhất, kế đó là đỗ quyên, trà. Cây thích Nhật có mặt vào thế kỷ 17.
Sang thế kỷ 19 có nhiều sách viết về các lồi cây lai ghép có tán lá đẹp. Từ đó
cây có hình dáng lá đặc biệt cũng được chú ý. Ðến Thế kỷ 20, Bonsai thực sự
du nhập vào châu Âu, Mỹ , Úc, tuy nhiên đã có những cuốn sách viết về
9
Bonsai ở các nước Âu châu cuối thế kỷ 19. Năm 1909, tại Anh một cuộc triển
lãm Bonsai được tổ chức. Tại Mỹ, Bonsai nhanh chóng được ưa chuộng sau
Thế chiến thứ hai. Trong các thập niên gần đây khắp các lục địa cũng tỏ ra ưa
thích Bonsai qua các hội Bonsai đuợc thành lập ở nhiều địa phương, kể cả
trung ương. Có nhiều sưu tập Bonsai ở các Vườn Bách Thảo khắp thế giới.
[15]
Trồng kiểng Bonsai để kinh doanh đã trở thành một hoạt động có tầm
vóc trong kỹ nghệ vườn ươm ở một số nơi ở Nhật. Có nhiều vườn ươm có
quy mơ gia đình ở ngoại ơ thành phố Takamatsu (trên đảo Shikoku), ở quận
Fukuoka (trên đảo Kyushu) và ở Niigata, Aichi và một số quận khác trên đảo
Honshu. Có cả trăm nghìn cây Bonsai trẻ được trồng ở vùng này và hằng năm
chở đi bán ở Tokyo và các thành phố lớn khác. Các nhà làm vườn ươm thu
mua và uốn nắn tiếp các cây bán thành phẩm hay cây nguyên liệu này thành
những tác phẩm hồn chỉnh. [15]
Mặc dù hiện nay ít có tài liệu về sự phát triển Bonsai ở Trung Quốc
nhưng ắt hẳn Bonsai Trung Quốc khơng thay đổi là mấy vì sự đóng cửa từ
1949 cho đến 1970 nhất là dưới thời Cách Mạng Văn Hóa. Người Trung Hoa
đặc biệt ưa bộ rễ phơi bày vững mạnh với gốc lớn u nần, bể nát hay đầy hang
hốc. Họ chú trọng tổng thể, mang vẻ chấm phá hơn là chi li từng đường nét,
tự do phóng khống hơn là gị bó khn mẫu. Đặc biệt thơ ca và hội họa cũng
có ảnh hưởng vào Bonsai với các dáng thế văn nhân hay thác đổ. Người
Trung Hoa say mê thưởng ngoạn cái vẻ đẹp của núi non, vì vậy bên cạnh cây
Bonsai cịn có đá và họ đặc biệt thành công với Bồn – cảnh (Pen - jing). [15]
Các tác phẩm Bonsai của người Trung Hoa hiện đại được gọi là Penjing –
thay cho từ Bonsai. Penjing là nghệ thuật sáng tạo cảnh vật thu nhỏ trong bồn
chứa của Trung Quốc. Từ Penjing gồm hai ký tự: "pen" nghĩa là "chậu" hay
"vật chứa", và “jing” nghĩa là “cảnh quan”.
Bonsai là một cây sống được chuyển vị trí sang chậu, khay, tảng đá, hay
hịn đá để nó có thể tiếp tục sống. Nó khơng chỉ có vẻ đẹp tự nhiên đặc thù
10
của cây mà hình dạng của nó cịn nhắc nhở con người về điều gì khác hơn là
chính dạng cây của nó. Nó có thể là một cảnh vật, một khu rừng hay một phần
của khu rừng, một cây đơn điệu trong cánh đồng, một bức tranh thể hiện cảnh
biển, sơng hồ hay dịng suối. Nó cũng có thể gợi nhớ về cơn gió thổi qua lá
cành. Ở Nhật Bản, Bonsai có nghĩa là tạo một cảnh vật thiên nhiên trên khay
trồng, cùng cây cối làm các vật liệu chính: Khi bạn có được cây trồng trong
chậu (Hachiuye) thì bạn chỉ có thể nhìn thấy “sự xinh xắn của cây vào bơng
hoa” mà nó khơng gợi nhớ những gì khác. Tuy nhiên ta có thể chuyển đổi
Hachiuye thành Bonsai bằng cách sử dụng cái mà chúng ta gọi là kỹ thuật
bonsai. [12]
Một nghệ nhân có thể sử dụng nguyên liệu là cây và đá tự nhiên để miêu
tả sinh động cảnh núi non thơn dã với suối chảy róc rách hoặc cảnh non nước
với những đảo rừng rậm nhiệt đới. Chúng ta có thể thiết kế một cảnh vật đơn
giản hơn nhiều mà riêng cây thôi cũng đã thể hiện được toàn bộ chủ đề của
tác phẩm. Penjing và Bonsai là hai kiểu nghệ thuật có liên quan chặt chẽ với
nhau. Penjing cổ xưa hơn, được coi là bắt nguồn của Bonsai. Có một sự khác
biệt lớn trong phạm vi nghệ thuật: "Bonsai" là một "cây trong chậu" và bởi
vậy Bonsai được định nghĩa hẹp hơn Penjing, “cảnh vật trong chậu chứa ".
Rất nhiều cảnh đẹp, tinh tế được làm ra bởi các nghệ nhân Trung Quốc rõ
ràng không tuân theo những quy tắc của nghệ thuật Bonsai. Penjing có thể
được tìm thấy nhiều biến thể, người Trung quốc cơng nhận 3 trường phái đặc
trưng: Cây, Penjing (Shumu Penjing), Cảnh, Penjing (Shanshui Penjing),
Nước và Đất, Penjing (Shuihan Penjing). Penjing là một loại hình nghệ thuật
có lịch sử trên một ngàn năm. [12]
Các thế kiểng Bonsai có vẻ như biến thiên từ Bắc xuống Nam, từ Đơng
sang Tây vì các chủng loại cây được sử dụng tùy từng địa phương và ngay cả
kiểu dáng, hình dạng và màu sắc của chậu cũng khác nhau. Tất cả tạo ra
những trường phái riêng biệt của Trung Hoa. Ngày nay Nhật Bản khơng cịn
độc quyền về kiểng Bonsai nữa. Ở nhiều nước khác, nghệ thuật này đã quyến
11
rũ được người hâm mộ và đang được phát triển với nhiều thành cơng, nhờ cịn
trung thành với các tiêu chuẩn thẩm mỹ của các thế hệ trước. Cũng có nhiều
nơi khác vì khơng có cùng một nền tảng văn hóa với nơi xuất phát nghệ thuật
này nên tạo ra những kiểng Bonsai hoàn toàn khác với Nhật. Sự tuân giữ
những truyền thống trong Trà đạo hay trong nghệ thuật cắm hoa tạo cho mỗi
biến cố trong đời sống một tầm quan trọng và một ý nghĩa. Nghệ thuật cắm
hoa và Bonsai có nhiều điểm giống nhau, mà chủ yếu là đặt nặng tầm quan
trọng của đường nét và hình dáng hơn là màu sắc và mật độ. Trong cả hai
hình thức nghệ thuật này, số lượng hoa hay thân cây, nhánh cũng như độ
nghiêng, độ lệch của chúng cũng có một ý nghĩa tượng trưng, mang tính chất
tơn giáo hay triết lý; chiều dài của cánh hoa hay của thân nhánh, tùy vào
cường độ cảm xúc mà người ta muốn diễn tả và trau chuốt. [12]
Từ khoảng 20 năm nay, Bonsai đã hấp dẫn tất cả các tầng lớp trong xã
hội. Các nhu cầu về dụng cụ, thiết bị, sách báo hướng dẫn kỹ thuật ngày càng
gia tăng. Cuốn sách "Nghệ Thuật Cây Cảnh Nhật" của Yuki Yoshimura và
Giovanna M. Halford đã tái bản trên 30 lần. Cuốn "Kỹ thuật Bonsai" của Lê
Công Kiệt và Nguyễn Thiện Tịch đã tái bản trên 10 lần.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, ánh
sáng nhiều. Miền nào cũng có mùa cây cối phát triển mạnh. Người Việt Nam
vốn có truyền thống coi trọng sinh hoạt tinh thần, biết sáng tạo sinh hoạt tinh
thần cho cân đối với sinh hoạt vật chất. Ngắm cảnh thưởng hoa là sinh hoạt
tinh thần, sinh hoạt văn hóa. Trong việc ngắm cảnh thưởng hoa của người xưa
có phong cách thẩm mỹ của quý tộc, nho sĩ. Phong cách bình dân về hoe, về
cảnh của đại chúng người Việt Nam đã hình thành qua mấy mươi thế kỷ.
Không phải chỉ ở Bắc bộ, Trung bộ mà khắp Nam bộ nơi nào cũng có những
vườn cảnh lâu đời mang tính quần chúng rộng rãi, tính nghệ thuật hồn hảo,
tính dân tộc đậm đà, tính nhân văn cao quý, tính triết học sâu sắc. Tiêu biểu là
ở thành phố Hồ Chí Minh, ở Đà Lạt…Hiện nay phải kể đến một điểm nghệ
12
thuật cây cảnh đẹp của Nam Bộ là Kiểng Sa Đéc ở lăng Cụ Phó bảng Nguyễn
Sinh Sắc. [13]
Từ xưa, nhiều nơi trên đất nước ta, hằng năm vào dịp Tết Ngun Đán
vẫn có hội thi hoa. Ở Hải Phịng, ngày 8 tháng 2 âm lịch, ngày sinh nữ tướng
Lê Chân có hội thi hoa thủy tiên. Ở thành phố Nam Định xưa có hội thi hoa
thủy tiên và hoa cúc, tổ chức cũng trọng thể và chấm giải cũng khắt khe.
Chứng tỏ người Việt Nam ta có truyền thống yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp. Từ
xưa các cụ đã chọn thú chơi hoa, cảnh là một thú chơi văn hóa thể hiện mình,
khẳng định mình, đồng thời cống hiến cho đời cái đẹp thẩm mỹ và đạo đức.
[13]
Ngày nay đất nước đang phát triển, đời sống vật chất của nhân dân đã
khác xưa. Tốc độ đơ thị hóa nhanh. Tất yếu đời sống tinh thần cũng phải nâng
theo. Nhu cầu thẩm mỹ đưa thiên nhiên gần gũi với con người càng bức thiết
và đã trở thành một nhu cầu của quảng đại quần chúng nhân dân chứ không
chỉ hạn chế ở tầng lớp thượng lưu như xưa nữa. Hội sinh vật cảnh Việt Nam
(viết tắt là Sivacavina) đã thành lập ngày 18 tháng 6 năm 1989 theo quyết
định của Chính phủ. Đến nay hội đã được thành lập ở tất cả các tình thành
phố, hầu hết các quận huyện và rất nhiều xã phường trong cả nước. Trung tâm
khoa học kỹ thuật sinh vật cảnh trực thuộc Sivacavina đã ra đời. Trung tâm
kiến trúc phong cảnh Việt Nam thuộc hội Kiến trúc sư Việt Nam, cũng thành
lập tháng 6 năm 1990. [13]
Việt Nam có diện tích đất tự nhiên là 33 triệu ha nhưng diện tích trồng
hoa ở Việt Nam chỉ chiếm 0,02% diện tích đất đai. Hoa được trồng lâu đời và
tập trung ở một số vùng trồng hoa truyền thống như Ngọc Hà, Quảng An, Tây
Tựu (Hà Nội), Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phịng), Hồnh Bồ, Hạ Long
(Quảng Ninh), Triệu Sơn (Thanh Hóa), Gị Vấp, Hóc Mơn (TP. Hồ Chí
Minh)… với tổng diện tích trồng khoảng 3500 ha. Phong trào trồng hoa ở
Việt Nam trong những năm gần đây đã được chú ý phát triển, diện tích hoa
tăng nhanh. Điều kiện khí hậu và đất đai đa dạng đã tạo điều kiện để trồng
13
nhiều loại hoa, trong đó phát triển hệ thống trồng hoa thâm canh đã được nhà
nước quan tâm và hỗ trợ. [26]
Hiện nay hàng năm, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản khoảng 6,2
triệu USD, chiếm 1,4 % thị phần nhập khẩu hoa của Nhật Bản. Trong các năm
tiếp theo, con số này có thể tăng lên đến hơn 8 triệu USD. Hiện nay, các mặt
hàng hoa xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào Nhật Bản là hoa phong lan.
[26]
Ở Việt Nam đã hình thành 3 vùng hoa lớn sau:
Vùng hoa đồng bằng sơng Hồng với khí hậu 4 mùa và nhiều vùng khí hậu đặc
thù nên rất thích hợp cho trồng nhiều loại hoa. Hoa được trồng ở hầu hết các
tỉnh của vùng trong đó tập trung nhiều ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải
Phòng, Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc…Hoa ở vùng này chủ
yếu phục vụ tiêu thụ trong nước, và một số chủng loại nhỏ đã xuất khẩu sang
Trung Quốc (hồng, cúc…). Hồng là loài hoa phổ biến nhất (chiếm 35%), tiếp
đến là hoa cúc (30%), hoa đồng tiền (10%), còn lại là các loại hoa khác (25%).
[26]
Vùng hoa Đà Lạt: Đà Lạt có điều kiện khí hậu thời tiết rất phù hợp cho
trồng các loại hoa, mặc dù diện tích khơng lớn nhưng đây là nơi sản xuất các
loại hoa cao cấp với chất lượng tốt: phong lan, địa lan, hồng, đồng tiền…Diện
tích trồng các lồi hoa tăng 1,74 lần so với kế hoạch đề ra trong giai đoạn
1996 – 2000, chỉ riêng năm 2000 đã thu hoạch được 25,5 triệu cành hoa.
Vùng hoa đồng bằng sông Cửu Long: Đây là vùng có khí hậu ấm, nóng
quanh năm nên thích hợp với các lồi hoa nhiệt đới: hoa lan, đồng tiền…TP.
Hồ Chí Minh là nơi phát triển hoa lan nhiệt đới nhanh nhất trong cả nước,
nhiều trang trại hoa lan đã được thành lập, kinh doanh và phát triển theo mơ
hình trang trại hoa lan tại Thái Lan. [26]
Diện tích hoa ngày càng tăng cao đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng
tăng của thị trường, nhất là ở các thành phố lớn. Tính riêng ở Hà Nội có
khoảng 300 cửa hàng bán các loại hoa chất lượng cao, đó là chưa kể các hàng
14
hoa nhỏ và cả những người bán rong. Ước tính, lượng hoa tiêu thụ từ các
nguồn trên ở mức hơn 1 triệu cành các loại trong một ngày. Tại Đà Lạt diện
tích hoa cắt cành của vùng này năm 1996 chỉ có 174 ha, đến năm 2000 đã
tăng lên 853 ha và hiện nay có khoảng 1467 ha.
Từ những năm 1983 – 1984, bắt đầu có hàng loạt các cơ quan tổ chức
thử nghiệm nuôi trồng trên quy mô lớn để xuất khẩu hoa Lan như vườn lan
T17, vườn Lan của Cục quản lý Giáo dục Bộ Tham mưu, vườn lan ngành
Hàng không dân dụng… Năm 1976, Trung tâm Sinh học thực nghiệm TP.Hồ
Chí Minh đã tổ chức phịng cấy mô Phong Lan và tạo ra hàng loạt cây con
Phong lan.[11]
Năm 1996, Huỳnh Văn Thới đã sưu tầm, đúc kết lại những kinh nghiệm
trồng phong lan của nhiều nghệ nhân, của các bạn bè ở các Câu lạc bộ hoa
cây cảnh. Việt Nam có trên 634 lồi phong lan q, trong cuốn “Phong lan
Việt Nam” của Trần Hợp thì có 750 chi và 25 000 loại lan rừng. Theo Phan
Thúc Hn thì bầu trời Việt Nam là nhà kính thiên nhiên vĩ đại, phù hợp với
việc nuôi trồng phong lan. [11]
Năm 1998, triển khai đề tài tìm hiểu các giống hoa phù hợp với điều kiện
sinh thái từng vùng núi nhằm phục vụ cho ngành du lịch.
Ngoài ra, Huỳnh Văn Thới đã cung cấp một tư liệu chuyên đề về cây
mai, sưu tầm và giới thiệu kỹ thuật trồng và ghép nhiều loại mai như: mai
vàng miền Nam, mai trắng, mai chiếu thủy, mai đỏ, mai xanh… qua nhiều lần
xuất bản cuốn “Kỹ thuật trồng và ghép mai”.
Năm 2004, đã triển khai nhân giống thử nghiệm giống hoa Cúc vàng
bằng hom.
Năm 2006 đề tài “Nghiên cứu sản xuất giá thể tổng hợp phục vụ trồng
hoa lan, cây cảnh có giá trị kinh tế” do Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt và
Sở Khoa học & Công nghệ Lâm Đồng thực hiện.
15
Tháng 5/2008, ThS. Tăng Thị Tình cơng bố đề tài luận văn: “Nghiên cứu
hiện trạng các vườn hoa và cây cảnh ở thành phố Đà Nẵng nhằm đề xuất biện
pháp bảo tồn và phát triển bền vững”.[24]
Tháng 5/2010, Nguyễn Thị Mỹ Diệu, Khoa Sinh – Môi trường, Đại học
Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã cơng bố đề tài Khóa luận Tốt nghiệp: “Nghiên
cứu thực trạng hoa, cây cảnh tại Quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng”.[6]
Tháng 5/2011, Phạm Thị Bích Liên, khoa Sinh – Môi trường, Đại học Sư
phạm, Đại học Đà Nẵng đã cơng bố đề tài Khóa luận Tốt nghiệp: “Nghiên
cứu thực trạng hoa, cây cảnh và kỹ thuật chăm sóc một số cây tại thành phố
Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam”. [16]
1.2.3. Tình hình nghiên cứu ở Quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
Hiện nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào về thực trạng hoa, cây cảnh
tại Quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng.
1.3. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Nằm ở phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng, Quận có diện tích tự nhiên là
79,13km2, chiếm 6,16% diện tích tồn thành phố . Địa giới hành chính của
Quận như sau:
Phía Đơng giáp vịnh Đà Nẵng.
Phía Nam giáp quận Cẩm Lệ, Thanh Khê.
Phía Tây giáp huyện Hịa Vang.
Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế qua đèo Hải Vân.
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa; về mùa hạ, nền nhiệt độ tương đối cao, về mùa
mưa thường xảy ra bão.
- Địa hình: chia thành 2 vùng rõ rệt: vùng đồi núi Hòa Hiệp, Đà Sơn, Khánh
Sơn và vùng đồng bằng ven biển: Xuân Thiều, Nam Ô, Chơn Tâm, Trung
Nghĩa.
Quận cịn có lợi thế về tài ngun rừng, trong đó rừng đặc dụng Hải
Vân, diện tích 3418,7 ha. Nơi có đường hầm đèo Hải Vân, một trong những
16
đường hầm dài nhất Đơng Nam Á xun qua lịng núi. Rừng ở đây phong phú
các loại tài nguyên động thực vật, là tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng lý tưởng được hình thành bởi quần thể sinh thái như sông Cu Đê, Làng Vân, đường hầm đèo Hải Vân và thắng cảnh thiên nhiên Nam Ô.
1.3.2. Tình hình kinh tế, xã hội
Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng được thành lập theo Nghị định
số 07/CP ngày 23/01/1997 của Chính phủ, trên cơ sở 3 xã Hòa Hiệp, Hòa
Khánh, Hòa Minh của huyện Hòa Vang, dân số: 136.737 người, chiếm
14,76% số dân toàn thành phố, mật độ dân số: 1.728 người/km2 (Theo niên
giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2010). Về đơn vị hành chính, quận
Liên Chiểu có 5 phường: Hồ Minh, Hịa Khánh Nam, Hồ Khánh Bắc, Hồ
Hiệp Nam, Hịa Hiệp Bắc.
Là một quận công nghiệp trẻ, phân bố dọc theo quốc lộ 1A và có
đường sắt Bắc Nam đi qua, Liên Chiểu có ưu thế về vị trí địa lý, điều kiện tự
nhiên, thuận lợi phát triển giao thông vận tải, du lịch và là nơi tập trung 2 khu
công nghiệp lớn của thành phố Đà Nẵng. Vị trí địa lý trên là điều kiện đặc
biệt thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh và khu vực xung quanh, trong
nước và quốc tế.
Nền kinh tế quận phát triển theo cơ cấu: Công nghiệp - Dịch vụ - Nơng
nghiệp. Trong đó Cơng nghiệp – Tiểu thủ cơng nghiệp giữ vai trị chủ đạo,
thương mại – Dịch vụ giữ vị trí quan trọng, nơng nghiệp sẽ giảm dần tỷ trọng
đến mức ổn định. Mục tiêu trong những năm đến là "Xây dựng quận Liên
Chiểu trở thành đơ thị lớn phía Tây Bắc của thành phố, là trọng điểm phát
triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ; là cửa ngõ phía Bắc, đầu mối giao thông
quan trọng; một trong những trung tâm giáo dục - đào tạo, triển khai các tiến
bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan
trọng về quốc phòng, an ninh của thành phố" như Kết luận số 24-KL/TU ngày
06/10/2004 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng.
17
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND thành phố, của Ban Thường vụ
Quận uỷ, sự hỗ trợ của các sở, ngành thành phố, UBND quận đã triển khai
nhiều biện pháp tập trung kiềm chế lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô,
đảm bảo an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết 02/NQ-CP và Nghị quyết
11/NQ-CP của Chính phủ, việc thực hiện kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội,
Quốc Phòng – An ninh năm 2011 của quận Liên Chiểu đạt được nhiều kết quả.
Về Công nghiệp: Giá trị sản xuất thực hiện 2.050,73 tỷ đồng/2.000 tỷ đồng,
đạt 102,53% kế hoạch năm, tăng 23,74% so với cùng kỳ năm 2010 (năm
2010: 1.657,191 tỷ đồng).
Về thương mại - dịch vụ: Giá trị thương mại - dịch vụ thực hiện 475 tỷ
đồng/442 tỷ đồng, đạt 107,5% kế hoạch năm, tăng 39,7% so với cùng kỳ năm
2010 (năm 2010: 340.000 tỷ đồng). Giá trị xuất khẩu đạt 1.715,7 ngàn
USD/1.500 ngàn USD, đạt 114,5% kế hoạch năm, tăng 114,5% so với cùng
kỳ năm 2010. [25]
1.3.3. Cơ sở hạ tầng, giao thơng
Liên Chiểu là một Quận có cơ sở hạ tầng, giao thông và thủy lợi khá
thuận lợi so với các Quận trong khu vực TP. Đà Nẵng.
- Cơ sở hạ tầng:
Trong công tác đầu tư hạ tầng cơ sở, quận đã chú trọng đến hệ thống giao
thông, điện, nước sinh hoạt, chợ, trường học và bệnh viện. Hiện nay với hơn
60 dự án quy hoạch khu dân cư như dự án Trung tâm đô thị mới Tây Bắc,
Khu đô thị sinh thái Quan Nam - Thuỷ Tú, Dự án nâng cấp và mở rộng Xí
nghiệp Dây và cáp điện Tân Cường Thành, đường DT 606 (lên khu du lịch
nghỉ dưỡng Bà Nà), mở rộng và nâng cấp đường Hoàng Văn Thái... sẽ tạo nên
bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, hiện đại.
Kết cấu hạ tầng của quận đang ngày càng hồn thiện, cơng tác chỉnh
trang, đơ thị hố diễn ra nhanh, nhiều dự án lớn của Thành phố và Trung
ương đã và đang triển khai trên địa bàn làm cho công tác quy hoạch, chỉnh
18
trang đô thị được thực hiện đều khắp và đồng bộ, tạo ra diện mạo đô thị trẻ
ngày càng sầm uất, hấp dẫn.
- Giao thông:
Liên Chiểu là một quận công nghiệp trẻ, phân bố dọc theo quốc lộ 1A
và có đường sắt Bắc Nam đi qua, thuận lợi phát triển giao thông vận tải. Đây
cũng là nơi tập trung 2 khu công nghiệp lớn của thành phố Đà Nẵng. Nằm ở
vị trí có nhiều đầu mối giao thơng quan trọng (quốc lộ 1A, đường sắt Bắc
Nam, gần sân bay quốc tế Đà Nẵng và tương lai sẽ có cảng nước sâu Liên
Chiểu) thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế
Bên cạnh đó, Liên Chiểu có bờ biển dài 26 km, bờ biển uốn lượn chạy
vịng cung ơm dọc theo tuyến đường Nguyễn Tất Thành - một trong những
con đường đẹp nhất của thành phố, thuận lợi cho khai thác và phát triển du
lịch. Bến xe Trung tâm thành phố đóng trên địa bàn quận đã tạo điều kiện
thuận lợi để ln chuyển hàng hố và đón đưa khách từ các tỉnh thành khác
đến với Đà Nẵng.
Vị trí trên là điều kiện đặc biệt thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh
và khu vực xung quanh, trong nước và quốc tế.
19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN,
NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thực vật trồng làm hoa, cây cảnh ở quận Liên Chiểu, TP. Đà
Nẵng.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 11/2011 đến tháng 5/2012
- Tổng quan và viết đề cương nghiên cứu: Tháng 11 năm 2011
- Khảo sát thực địa: Tháng 12/2011 đến 4/2012. Chia 3 đợt:
Đợt 1: Ngày 5/12/2011 - 26/01/2012
Đợt 2: Ngày 12/02/2012 - 22/03/2012
Đợt 3: Ngày 21/03/2012 - 26/04/2012
- Tổng hợp thống kê, phân tích tài liệu và hồn thành khóa luận:
Từ ngày 25/4/2012 đến 20/5/2012
- Bảo vệ khóa luận: Cuối tháng 5 năm 2012
2.4. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện thời gian nên chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu của đề
tài bao gồm các loài thực vật trồng làm hoa, cây cảnh ở một số vườn nhà dân
tại khu vực quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng.
2.5. Nội dung nghiên cứu
- Xác định thành phần loài hoa, cây cảnh điều tra được ở Quận Liên Chiểu,
TP. Đà Nẵng.
- Khảo sát độ gặp của chúng.
- Tìm hiểu đặc điểm một số lồi hoa, cây cảnh có giá trị.
- Đề xuất một số biện pháp trồng, phát triển hoa và cây cảnh tại địa bàn
nghiên cứu.
20
2.6. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt các nội dung nghiên cứu đã đề ra chúng tôi vận dụng
các phương pháp nghiên cứu sau:
2.6.1. Phương pháp kế thừa có chọn lọc
Thu thập có chọn lọc các tài liệu, số liệu có liên quan, tiến hành phân tích
tổng hợp thơng tin từ đó có cái nhìn tồn diện và khái quát vấn đề nghiên cứu.
2.6.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Gặp gỡ trao đổi với các cán bộ chuyên viên kỹ thuật và đội ngũ chăm sóc
hoa, cây cảnh nhiều năm trong nghề.
Ghi chép những ý kiến trao đổi từ các chuyên gia về thực trạng của hoa,
cây cảnh tại địa bàn nghiên cứu từ đó xác định những định hướng phát triển
đúng đắn.
2.6.3. Phương pháp khảo sát thực địa
2.6.3.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa
Khảo sát tổng thể khu vực nghiên cứu để xác định tuyến nghiên cứu. Các
tuyến được chọn phải mang tính điển hình cho khu vực nghiên cứu.
Tiến hành thu mẫu theo các tuyến đó.
- Dụng cụ thu mẫu: Cặp thực địa, sổ ghi chép, kéo cắt cây, giấy báo,
dây buộc, kim chỉ, cồn, băng dính các loại, nhãn ghi số hiệu, bút chì 2B và
máy ảnh.
- Nguyên tắc thu mẫu:
+ Mỗi mẫu phải có đủ các bộ phận nhất là cành có lá, cùng hoa quả.
+ Các mẫu thu trên cùng một cây thì đánh cùng số hiệu mẫu.
+ Ghi chép những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên, nhất là đặc
điểm dễ mất khi khô (màu sắc hoa quả, nhựa mủ, mùi vị…) đồng thời ghi
chép nơi phân bố của cây.
+ Điều tra về thành phần loài cây cảnh, đặc điểm sinh học, sinh thái, kỹ
thuật trồng, chăm sóc…
21
+ Thu thập mẫu vật: những lồi nào khơng xác định được tên tôi tiến
hành thu mẫu đồng thời chụp ảnh để làm tư liệu nghiên cứu.
+ Nghiên cứu độ gặp cây cảnh (C): C = (p/P)x100%
Trong đó p: Số lần lấy mẫu có lồi cây cảnh được xét
P: Tổng số điểm thu mẫu
Lồi thường gặp:
Lồi ít gặp:
C > 50%
25% < C < 50%
Loài gặp ngẫu nhiên:
C < 25%
2.6.3.2. Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu
- Mẫu được xếp thành từng bó khoảng 10 - 12 mẫu, cho vào túi ni lơng
kích thước 50 x 120cm, cho cồn 70o theo tỷ lệ 50% cồn và 50% nước, sao cho
vừa ngập mẫu, buộc chặt miệng túi lại mang về phịng Thí nghiệm Thực vật,
Khoa Sinh - Mơi trường, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng để ép
và sấy mẫu.
+ Ép mẫu: Mẫu được ép bằng giấy báo và kẹp gỗ. Sau đó sấy mẫu bằng
lị điện cho đến khi khô.
+ Xử lý mẫu: Mẫu được xử lý bằng cồn 90o và sunphat đồng để ngừa
nấm mốc. Đổ cồn 90o vào chậu men rộng hòa tan sunphat đồng vào cho đến
khi dung dịch bão hòa. Nhúng mẫu cây vào dung dịch cho đến khoảng 10
phút rồi đem sấy lại cho đến khi khô.
+ Lên tiêu bản: Mẫu được đính trên giấy Croqui cỡ 29 x 41cm, có dán
nhãn theo quy định.
2.6.3.3. Phương pháp giám định tên cây
Sử dụng phương pháp so sánh hình thái. Trong qua trình giám định, sử
dụng khóa phân loại của Phạm Hồng Hộ 1991, 1992, 1993. Ngồi ra cịn tra
cứu tham khảo thêm: “Từ điển hoa và cây cảnh”, Lê Quang Long (2002),
“Cây cảnh và hoa”, Trần Hợp (2003), “Cây cỏ có ích của Việt Nam”, Võ Văn
Chi (1999).
22
2.6.3.4. Phương pháp lập danh lục
Sau khi định loại thì tiến hành lập danh lục.
Lập danh lục theo hệ thống phân loại của Phạm Hoàng Hộ (1993). Trật
tự các loài thực vật trong phạm vi từng chi, các loài chi trong từng họ được
xếp theo thứ tự a, b, c… Các ký hiệu ghi trong các cột được chú thích trong
các bảng.
2.6.4. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm thống kê Excel, Word 2003 để xử lý số liệu thu thập
được.
23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả điều tra thành phần loài hoa, cây cảnh ở khu vực Quận Liên
Chiểu, TP. Đà Nẵng.
3.1.1. Danh lục các loài hoa và cây cảnh ở Quận Liên Chiểu, TP.
Đà Nẵng.
Qua quá trình khảo sát hoa, cây cảnh ở một số vườn nhà dân thuộc khu
vực Quận Liên Chiểu chúng tôi thu thập được 198 mẫu thực vật, sau khi định
loại chúng tôi thống kê được 127 loài thuộc 51 họ của 3 ngành thực vật có
mạch bậc cao gồm: Ngành Thơng đất (Lycopodiophyta), Ngành Hạt trần
(Pinophyta), Ngành Hạt kín (Magnoliophyta).
Mỗi lồi ghi đầy đủ tên khoa học, tên Việt Nam.
Bảng 3.1. Danh lục các loài hoa, cây cảnh tại Quận Liên Chiểu,
TP. Đà Nẵng
ĐỘ
STT
TÊN KHOA HỌC
TÊN VIỆT NAM
GẶP
(C%)
1.
LYCOPODIOPHYTA
NGÀNH THÔNG ĐẤT
1. Selaginellaceae
Họ Quyển bá
Selaginella involven Sping
Quyển bá
PINOPHYTA
NGÀNH HẠT TRẦN
CYCADOPSIDA
LỚP TUẾ
2. Cycadaceae
Họ tuế
6,25
2.
Cycas pectinata (Ham). Griff. Thiên tuế
30
3.
Cycas revolute Thunb.
Vạn tuế
31,2
PINOPSIDA
LỚP THÔNG
3. Araucariaceae
Họ Bách Tán
Araucaria excelsa R.Br.
Bách tán tùng, Bách tán 25
4.
24
cao
4. Cupressaceae
Họ Bách
5.
Sabina chinensis (L.) Antoine Bách cảnh, Bách xù
8,75
6.
Thuja oriesntalis L.
Trắc bách diệp
7,5
5. Pinaceae
Họ Thông
7.
Pinus insularis Endl. var.
khasya Royle
6. Podocarpaceae
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
Podocarpus
Thông ba lá
1,25
Họ Kim giao
imbricatus
Bạch tùng, Thông nàng
6,3
Podocarpus macrophyllus D.
Tùng la hán
15
MAGNOLIOPHYTA
NGÀNH HẠT KÍN
MAGNOLIOPSIDA
LỚP NGỌC LAN
7. Acanthaceae
Họ Ơ rơ
Thunbergia erecta
Cát đằng đứng, Lài nhật
1,3
Dây bơng xanh
7,5
Ruellia brittoniana
Thạch thảo tím, Nhất xinh
33,4
8. Amaranthaceae
Họ Rau giền
Alternanthera dentata
Mắt nhung
9. Apocynaceae
Họ Trúc đào
Blume
Thunbergia
grandifloria
Roxb.
Adenium
obesum
(Fors.)
Roem et Sch.
Sứ thái
6,3
85
15.
Catharanthus roseus (L.) Don Dừa cạn
16.
Nerium oleander L.
Trúc đào
6,25
17.
Allamanda cathartica L.
Huỳnh anh
23,75
18.
Plumeria rubra L.
Đại
13,75
19.
Plumeria
rubra
L.var Sứ trắng
25
10
30