Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Tìm hiểu việc sử dụng thiết bị dạy học để dạy các bài địa lí lớp 4, 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON
----------

NGUYỄN THỊ MỸ LY

Tìm hiểu việc sử dụng thiết bị dạy học
để dạy các bài Địa lí lớp 4, 5

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá là mục tiêu hàng đầu trong đường lối xây dựng
và phát triển của đất nước ta. Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển đó, một trong
những vấn đề cơ bản cần được quan tâm là hệ thống giáo dục. Tại vì giáo dục là
một trong những nguồn lực quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao cho đất nước. Vì vậy, nghị quyết Trung Ương IV đã chỉ rõ phải đổi mới
phương pháp, cách tổ chức dạy học để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Luật Giáo dục, điều 24.2 đã nêu: “Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng khả năng tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh”.
Có thể nói, cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới phát huy tính tích cực
học tập cho học sinh mà cấp học đầu tiên là nền tảng vững chắc cho các cấp học
tiếp theo thực hiện sự đổi mới và cần được chú trọng là cấp Tiểu học.


Trong dạy học ở Tiểu học, Địa lí là một trong những môn học mà GV phải sử
dụng nhiều TBDH để HS thu nhận kiến thức có hiệu quả. Các TBDH trong mơn ĐL
ở TH cũng đã góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học. TBDH
không những là phương tiện minh họa cho lời giảng của GV mà còn là phương tiện
giúp GV tổ chức, điều khiển hoạt động học tập, phát triển tư duy cho HS, giúp HS
có cơ hội tự mình phát hiện ra những kiến thức mới.
TBDH ĐL ở TH có vai trị quan trọng trong việc chứa đựng nguồn tri thức
phong phú và đa dạng, giúp HS lĩnh hội tri thức một cách cụ thể, chính xác, phát
triển năng lực tư duy, khả năng tìm tịi, khám phá, vận dụng tri thức. Đồng thời giúp
GV tổ chức, điều khiển quá trình nhận thức cho HS một cách chủ động, sáng tạo.
Mặt khác, những thành tựu của khoa học kĩ thuật và công nghệ ngày càng
thâm nhập vào lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có dạy học. Các TBDH ngày
càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học trong
nhà trường.
Để phát huy được vai trò của TBDH trong việc nâng cao chất lượng dạy học,
2


hai khâu cơ bản nhất là trang bị và sử dụng thiết bị. Trong đó, vấn đề sử dụng hiệu
quả TBDH có ý nghĩa quyết định và là khâu đặc biệt quan trọng.
HS lớp 4, 5 khi học môn ĐL sẽ gặp rất nhiều sự vật, hiện tượng không phải
lúc nào cũng xảy ra trước mắt mình, vì thế các em phải được quan sát chúng trên
ảnh, hình vẽ, bản đồ... ĐL cũng là một mơn học có kiến thức rộng, việc nghiên cứu
các kiến thức ĐL là rất trừu tượng với HSTH. Nếu khơng có sự trợ giúp của các
TBDH thì khó có thể đạt được kết quả. Nhưng, việc sử dụng các TBDH như thế nào
để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình dạy học là một vấn đề cấp thiết, đáng được
quan tâm.
Với những lí do trên, tơi đã chọn đề tài “Tìm hiểu việc sử dụng thiết bị dạy
học để dạy các bài Địa lí lớp 4, 5” để làm đề tài khoá luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu hệ thống các TBDH đã được sử dụng trong dạy học môn ĐL lớp 4,
5. Từ đó đề xuất cách sử dụng TBDH để dạy các bài ĐL lớp 4, 5.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học có sử dụng TBDH để dạy các bài ĐL lớp 4, 5.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
- Các bài học ĐL lớp 4, 5 có sử dụng TBDH.
- Vai trị, nguyên tắc và cách sử dụng TBDH để dạy các bài ĐL lớp 4, 5.
- GV và HS lớp 4, 5 trường TH Huỳnh Ngọc Huệ - quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
- GV lớp 4, 5 trường TH Trần Bình Trọng, trường TH Hải Vân - quận Liên Chiểu,
TP Đà Nẵng.
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích trên, tơi đưa ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau.
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về việc sử dụng các TBDH để dạy các
bài ĐL lớp 4, 5.
- Tìm hiểu nguyên tắc, cách sử dụng các TBDH để dạy các bài ĐL lớp 4,5.

3


- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng hiệu quả của việc tìm hiểu cách sử dụng
các TBDH để dạy các bài ĐL lớp 4, 5.
- Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng các TBDH để dạy các
bài Địa lí lớp 4, 5.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện và thời gian hạn chế nên tơi chỉ tìm hiểu việc sử dụng các TBDH
để dạy các bài Địa lí lớp 4, 5.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu để thu thập
thơng tin, cơ sở lí luận cho đề tài.
5.2 Phương pháp quan sát
Quan sát các giờ dạy mơn Địa lí lớp 4, 5.
5.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm giảng dạy một số giáo án mơn Địa lí lớp 4, 5 có sử dụng TBDH.
5.4 Phương pháp thống kê, xử lý kết quả
Phân tích, xử lí số liệu, kết quả của việc thực nghiệm và kết quả điều tra thực
trạng.
5.5 Phương pháp điều tra bằng Anket
Dùng hệ thống câu hỏi để thu thập ý kiến của GV, HS về việc sử dụng TBDH
để dạy các bài Địa lí lớp 4, 5.
5.6 Phương pháp đàm thoại
Đàm thoại với GV về việc sử dụng TBDH để dạy các bài Địa lí lớp 4, 5.
5.7 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Từ việc nghiên cứu lí luận, quan sát, thực nghiệm sư phạm, thống kê, điều tra,
tôi đã phân tích- tổng hợp kết quả nghiên cứu được.
6. Cấu trúc của khoá luận
Đề tài gồm 3 phần
Phần 1: Phần Mở đầu
1: Lí do chọn đề tài
4


2: Mục đích nghiên cứu
3: Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4: Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5: Phương pháp nghiên cứu
6: Cấu trúc khoá luận
Phần 2: Phần Nội dung

Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng TBDH
để dạy các bài ĐL lớp 4, 5
Chương 2: Tìm hiểu việc sử dụng TBDH để dạy các bài ĐL lớp 4, 5
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Phần 3: Phần Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Mục lục

NỘI DUNG

5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ
DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC ĐỂ DẠY CÁC BÀI ĐỊA LÍ LỚP 4, 5
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1 Khái quát chung về TBDH
1.1.1.1 Khái niệm “TBDH”
Có rất nhiều khái niệm về TBDH, một số tác giả đã quan niệm rằng:
“TBDH là tổng thể nói chung những máy móc, dụng cụ, phụ tùng cần thiết
cho hoạt động dạy và học, chủ yếu đề cập “phần cứng” của phương tiện. Phần
cứng thường có vai trị truyền tin (mơ hình tĩnh hoặc động, máy chiếu các loại, máy
tính, camera, máy ghi âm, ...) hoặc hình thành và luyện tập kỹ năng (các loại máy,
dụng cụ, nguyên vật liệu cho thí nghiệm, thực hành, thực tập sản xuất, ...)”[13, 3].
“TBDH là toàn bộ sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh tham gia vào
q trình dạy học, đóng vai trị là công cụ hoặc điều kiện để GV và HS sử dụng làm
khâu trung gian tác động vào đối tượng dạy học” [18, 10]
“TBDH là một tập hợp những đối tượng vật chất được GV sử dụng với tư
cách là một phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của HS. Đối với HS, đó là
nguồn tri thức phong phú, sinh động, là các phương tiện giúp cho các em lĩnh hội

tri thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo” [13, 5].
Từ những khái niệm trên, ta có thể khái quát khái niệm: TBDH là công cụ
được GV sử dụng để tác động đến HS trong quá trình dạy học, nhằm thực hiện mục
đích dạy và học.
1.1.1.2 Phân loại TBDH
Có rất nhiều cách phân loại TBDH:
- Một số tác giả đã chia TBDH thành ba loại:
+ TBDH gồm những tài liệu ĐL như: Các loại bản đồ, lược đồ, mô hình, bảng số
liệu, biểu đồ…
+ TBDH kĩ thuật gồm các máy móc và thiết bị như: máy chiếu, máy vi tính…
+ Các cơ sở vật chất dùng để dạy học: phòng triển lãm ĐL, lớp học, vườn ĐL…
Đây là điều kiện, tiền đề để dạy học ĐL có hiệu quả.
- Một số tác giả lại cho rằng: TBDH là hệ thống đối tượng vật chất và phương
tiện kĩ thuật được GV và HS sử dụng trong quá trình dạy học, TBDH được chia
6


thành 9 loại hình chính sau: Tranh - ảnh giáo khoa, bản đồ - biểu đồ - lược đồ ...,
mô hình - vật mẫu - mẫu vật, các dụng cụ dạy học, phim đèn chiếu - phim chiếu
bóng, bản trong dùng cho máy chiếu qua đầu, băng - đĩa ghi âm, ghi hình, phần
mềm dạy học.
- Một cách chia nữa về một số TBDH ĐL cơ bản gồm:
+ Bản đồ: Átlát là nguồn tri thức quan trọng. Vì vậy GV cần nghiên cứu kĩ càng nội
dung chứa đựng trong bản đồ, từ đó lựa chọn bản đồ phù hợp với nội dung bài học.
Trên cơ sở đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ.
+ Máy tính cá nhân: Giúp HS tính tốn xử lí số liệu trong Átlát.
+ Những thiết bị kĩ thuật hiện đại như: Băng (đĩa) hình, là loại phương tiện có tác
dụng cung cấp thơng tin bằng hình ảnh.
Máy vi tính : Máy vi tính được sử dụng trong dạy họ, có thể giải quyết được các
vấn đề cơ bản của quá trình dạy học như: truyền thụ kiến thức, phát triển tư duy,

hướng dẫn hoạt động, rèn luyện kĩ năng…
Mạng Internet: Là kênh thông tin khổng lồ và hết sức đa dạng giúp GV và HS
tra cứu thông tin bổ sung thêm vào nguồn tri thức của mình.
Ngồi ra cịn một số phần mềm và các tài liệu khác như sơ đồ, biểu đồ, bảng số
liệu thống kê, phiếu học tập.
Hiện nay, nhiều tác giả thống nhất quan niệm, TBDH ĐL bao gồm: Các TBDH
truyền thống và các TBDH hiện đại.
a. Các TBDH truyền thống: Bản đồ, tranh - ảnh, mô hình, bảng số liệu, biểu
đồ, sơ đồ, phiếu học tập.
Thứ nhất: Bản đồ
Bản đồ được sử dụng trong dạy học ĐL gồm hai loại chính: Bản đồ giáo khoa
treo tường và lược đồ trong sách giáo khoa.
- Tất cả các bản đồ ĐL tự nhiên, kinh tế- xã hội, dùng trong nhà trường nằm
trong hệ thống giáo dục quốc dân được gọi chung là bản đồ giáo khoa. Vì vậy mà
U. C. Bilich và A. C. Vasmuc đã định nghĩa: “Bản đồ giáo khoa là những bản đồ
sử dụng trong mục đích giáo dục, chúng cần thiết cho việc giảng dạy và học tập ở
tất cả các cơ sở giáo dục dưới mọi hình thức, tạo nên một hệ thống giáo dục dưới
mọi hình thức, tạo nên một hệ thống giáo dục cho tất cả các tầng lớp dân cư từ HS

7


đến việc đào tạo các chuyên gia. Những bản đồ đó cũng được sử dụng nhiều trong
ngành khoa học, trước hết là ĐL và LS” [4, 7].
Điểm nổi bậc của bản đồ giáo khoa là trình bày bản đồ phải chọn lọc phương
tiện đồ hoạ, kí hiệu bản đồ và phương pháp phản ánh rõ nhất khách thể, đáp ứng
mục tiêu và phương pháp đào tạo, phù hợp với chương trình sách giáo khoa, tâm lí
lứa tuổi của HS, đồng thời thoả mãn yêu cầu giáo dục thẩm mĩ. Đây là điểm đặc thù
của bản đồ giáo khoa. Vì vậy, bản đồ giáo khoa được định nghĩa như sau:
“Bản đồ giáo khoa là biểu hiện thu nhỏ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng dựa

trên cơ sở toán học. Bằng ngôn ngữ bản đồ, phương tiện (đồ hoạ) phản ánh sự
phân bố, trạng thái, mối liên hệ tương hỗ của khách thể - tương ứng với mục đích,
nội dung và phương pháp của môn học trên những nguyên tắc chặt chẽ của tổng
qt hố bản đồ, phù hợp với trình độ phát triển trí óc của lứa tuổi HS, có xét đến
cả yêu cầu giáo dục thẩm mĩ và vệ sinh học đường” [3, 8].
Mục đích của bản đồ giáo khoa là phục vụ ngành giáo dục. Nó rất cần cho việc
dạy học ở các cấp học, khơng có bản đồ giáo khoa thì khơng thể dạy học ĐL được.
Người ta không thể sử dụng bản đồ ĐL trong dạy học, vì nó khơng đảm bảo tính sư
phạm, ta hiểu rằng:“ Bản đồ ĐL là những biểu hiện thu nhỏ, được quy định về mặt
tốn học, có tính chất hình ảnh – kí hiệu và được tổng qt hố về mặt Trái Đất ở
trên mặt phẳng. Những biểu hiện này trình bày sự phân bố, tình trạng và những mối
liên hệ của những hiện tượng tự nhiên và xã hội khác nhau đã được lựa chọn và nêu
dặc trưng phù hợp với mục đích của mỗi bản đồ cụ thể” [3, 10].
Tuy nhiên, ngồi tính chất đặc trưng của bản đồ ĐL, bản đồ giáo khoa vẫn cịn
có tính chất riêng mà bản đồ ĐL khác khơng có, đó là tính sư phạm. Chính vì tính
chất riêng này mà ta có thể hiểu bản đồ giáo khoa là bản đồ ĐL dùng để dạy và học
ĐL trong nhà trường.
- Ta cần phân biệt rõ khái niêm bản đồ giáo khoa với khái niệm lược đồ:
Lược đồ là những bản đồ đơn giản, thường khơng có lưới bản đồ, thiếu yếu tố toán
học (tỉ lệ bản đồ, hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến...) nên khơng sử dụng để đo, tính
khoảng cách mà chỉ được dùng để cho ta khái niệm chung về các hiện tượng (sự
kiện), nhận biết một vài đặc điểm của chúng.
Thứ hai: Tranh ảnh Địa lí
8


Dù lời nói của thầy có hay, có sinh động, hấp dẫn đến đâu thì cũng khơng có
gì có thể thay thế tranh ảnh. Điều đặc biệt nữa là HS không thể đến tận nơi để quan
sát và tiếp xúc trực tiếp với những đối tượng đó, có nghĩa là HS khó có thể hình
dung được một hình ảnh cụ thể và tiệp nhận kiến thức đầy đủ và dễ dàng được.

Trong dạy học ĐL, có rất nhiều loại tranh ảnh, như: Các tranh ảnh treo tường,
các tranh ảnh trong sách giáo khoa, tranh ảnh do GV sưu tầm,...
Tranh ảnh ĐL là phương tiện trực quan được GV sử dụng để minh hoạ cho nội
dung bài giảng. Nó khơng chỉ giúp HS nhận thức được sự vật, hiện tượng ĐL một
cách thuận lợi, sinh động mà còn còn là nguồn tri thức để HS khai thác, tìm tịi, phát
hiện ra những kiến thức ĐL ẩn tàng trong đó.
Thơng qua tranh ảnh, GV hình thành cho HS các biểu tượng, khái niệm ĐL
một cách dễ dàng, chính xác, khoa học và khắc sâu nội dung bài học, giúp HS giảm
thiểu việc ghi nhớ máy móc. Do đó, ta có thể định nghĩa tranh ảnh như sau:
“Tranh ảnh ĐL là những tài liệu đặc biệt được sao chép một cách trực quan
các hiện tượng ĐL thuộc các thời kì và các khu vực khác nhau trên trái đất. Các tài
liệu ấy có khả năng thay thế phần nào cho những quan sát trực tiếp những đối
tượng ĐL phân bố rộng rãi trong khơng gian”[10, 8].
Thứ ba: Mơ hình
Trong vật lí học, mơ hình được hiểu là một hệ thống được hình dung trong óc
hay được thực hiện một cách vật chất, hệ thống đó phản ánh những bản chất của đối
tượng nghiên cứu hoặc tái tạo nó. Bởi vậy, việc nghiên cứu mơ hình sẽ cung cấp
cho ta những thơng tin mới về đối tượng.
Theo cách hiểu trên, cần đặc biệt chú ý đến sự khác biệt giữa mơ hình với đối tượng
vật chất. Một mơ hình chỉ phản ánh một số tính chất của đối tượng vật chất. Cùng
một đối tượng vật chất nhưng có thể có nhiều mơ hình khác nhau.
Khái niệm “mơ hình” theo định nghĩa chung nhất của nó thì là một cái gì đó
(một vật thể, một sự biểu đạt hình tượng…) thay thế cho cái nguyên gốc, nó cho
phép thay thế cái nguyên gốc này bởi sự trung gian cho dễ hiểu hơn, dễ đạt tới hơn
đối với nhận thức. Quan hệ giữa mơ hình với thực tế có thể hoặc là sự tương đối về
hình thức bề ngoài hoặc là sự tương tự của cái cấu trúc bị che khuất, hoặc là sự
tương tự chức năng, hiệu quả.

9



Trong lĩnh vực ĐL, mơ hình được định nghĩa là: “Những vật có hình dạng, có
thể thu nhỏ hoặc phóng to, nhằm mô phỏng cấu tạo hoạt động của vật gốc để trình
bày, nghiên cứu, học tập”[9, 5].
Thứ tư: Bảng số liệu
Mục đích của việc đưa các số liệu vào bảng là muốn đặt các số liệu có liên
quan với nhau, ở vị trí gần nhau để người đọc dễ dàng nhận xét, so sánh, từ đó rút ra
được kết luận có căn cứ về các hiện tượng. Có thể định nghĩa bảng số liệu như sau:

“Các số liệu thống kê được đưa ra dưới hình thức tập hợp thành bảng gọi là bảng
số liệu” [10, 10].
Bảng số liệu gồm hai loại chính
Bảng số liệu đơn giản: Là bảng gồm có nhiều số liệu, nhưng trong đó chỉ nói
về một nội dung.
Bảng số liệu phức tạp: Là bảng gồm có nhiều số liệu cùng nói về một nội dung
nào đó song lại chia ra nhiều đề mục có quan hệ với nhau.
Thứ năm: Biểu đồ
“Biểu đồ là cấu trúc đồ hoạ dùng để biểu hiện một cách trực quan hoá bảng
số liệu thống kê về quá trình phái triển của một hịên tượng, mối quan hệ về thời
gian và không gian giữa các hiện tượng” [15, 18].
Như vậy, tạm hiểu việc trực quan hoá các số liệu thống kê là khái niệm biểu đồ
Biểu đồ có nhiều loại:
Loại biểu đồ biểu hiện các số liệu thống kê về quá trình phát triển của hiện
tượng gồm biểu đồ hình cột và biểu đồ treo đường.
Loại biểu đồ biểu hiện cơ cấu của hiện tượng gồm có biểu đồ hình trịn, biểu
đồ hình chữ nhật, biểu đồ hình vng và biểu đồ hình tam giác.
Thứ sáu: Sơ đồ
Sơ đồ là một trong những TBDH tự tạo, sử dụng hiệu quả, có tính khả thi cao.
Lịch sử nghiên cứu của các nhà khoa học, các chuyên gia ĐL đã cho thấy:
“Sơ đồ là một trong những loại TBDH trực quan (dạng mơ hình) đem lại hiệu

quả khá cao trong quá trình dạy học Địa lí”[17, 17].

10


Thực tế cũng đã khẳng định: Sơ đồ đang dần dần trở thành một trong những
TBDH, được sử dụng một cách khá phổ biến và rộng rãi trong việc giảng dạy ĐL ở
các trường học nói chung.
Thứ bảy: Các phiếu học tập
“Phiếu học tập là những tờ giấy rời có nội dung hướng dẫn, yêu cầu HS làm việc
trong một thời gian ngắn tại lớp học và được làm ở nhà trước mỗi bài học” [18, 6].
Thành phần cơ bản của phiếu học tập là:
- Phần định hướng của GV, bao gồm các câu hỏi hay các yêu cầu hoàn thành một
nội dung kiến thức nhất định.
- Phần kết quả học tập trên phiếu, đó là nội dung HS hồn thành trên phiếu.
b. Các TBDH hiện đại:
Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học- cơng nghệ và sự mâu thuẫn giữa
khối lượng thơng tin với trình độ, thời gian, sức lực của người học quá tải.
Để giải quyết vấn đề này, giáo dục phải tiếp cận được những thành tựu mới
nhất của khoa học- công nghệ bằng cách chọn lọc nội dung, đổi mới phương pháp
dạy học và ứng dụng các TBDH hiện đại để giúp cho người học trong một thời gian
ngắn có thể thu nhận được một lượng thông tin lớn.
Các thiết bị hiện đại được sử dụng trong dạy học ĐL ở nhà trường TH hiện
nay gồm có: video- băng hình, máy chiếu Overhead, máy vi tính và các phần mềm
hỗ trợ cho việc dạy học…
Thứ nhất: Video, băng hình
Những phim - video giáo khoa có nội dung phù hợp với các bài cụ thể trong
chương trình cho phép sử dụng như một cuốn sách ĐL thứ hai cho HS.
Nếu như với SGK HS phải đọc, sau đó tìm các thơng tin cần thiết để trả lời
các câu hỏi của GV, thực hiện các bài tập ở lớp, ở nhà...thì đối với các phim - video

giáo khoa, HS quan sát các nội dung bài học bằng hình ảnh và lắng nghe lời thuyết
minh, sau đó thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu GV.
Thứ hai: Máy chiếu overhead
Máy chiếu Overhead dùng để chiếu các nội dung ĐL được in vào giấy bóng.
Đây là phương tiện được sử dụng rộng rãi ngày nay, nhằm phóng to chữ, hình ảnh,

11


bản đồ để chiếu cho HS thấy rõ. Nhờ vào thiết bị này, HS khơng chỉ nhận thức bằng
thính giác mà cả thị giác, nên ấn tượng về nội dung học tập rõ nét và sâu sắc hơn.
Thứ ba: Máy tính và các phần mềm hỗ trợ cho việc dạy học
Nhờ vào các chức năng lưu trữ, xử lí và cung cấp thơng tin…Máy vi tính có
thể giải quyết được các nhiệm vụ cơ bản của quá trình dạy học như: truyền thụ kiến
thức, phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng thực hành, ôn tập, củng cố, kiểm tra đánh
giá... Hiện nay, máy vi tính với hệ thống đa phương tiện (multimedia) ra đời đã tăng
cường khả năng phổ cập máy vi tính.
Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông: Một
phương pháp giới thiệu thơng tin bằng máy vi tính, sử dụng nhiều dạng truyền
thông như văn bản, đồ hoạ và âm thanh... cùng với sự gây ấn tượng bằng tương tác
(Interactive). Thông tin multimedia được thể hiện ở các dạng: dạng văn bản (Text),
dạng hình họa (Graphics), dạng hoạt ảnh (Animation), dạng ảnh chụp (Image), dạng
Video và Audio.
Ngày nay, do sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ phần cứng mà cấu hình
của hệ Multimedia đã vượt xa tiêu chuẩn MPC, hàng loạt các thiết bị kĩ thuật số ra
đời như: máy quét, cắt ảnh, máy chụp ảnh, máy quay phim, thiết bị ghi âm... làm
cho hệ thống Multimedia ngày càng trở nên hoàn hảo, đáp ứng hầu hết các nhu cầu
của đời sống xã hội.
Trong hàng loạt thiết bị ấy, ổ đĩa CD-ROM đóng vai trị hết sức quan trọng.
Thiết bị này cho phép người sử dụng truy cập thông tin lưu trữ trên đĩa CD ở nhiều

dạng (multifomat) khác nhau (văn bản, hình ảnh tĩnh, âm thanh, hoạt hình, phim...).
CD-ROM được sử dụng và tra cứu thông tin như trong một thư viện nhỏ
nhưng có tốc độ tìm kiếm thơng tin rất nhanh. Nhờ có khả năng lưu trữ một lượng
lớn thông tin theo nhiều dạng khác nhau và tốc độ truy cập lớn mà đĩa CD-ROM đã
được sử dụng cho nhiều mục đích. Với kĩ thuật nén dữ liệu mới, có thể xếp được
250.000 trang văn bản trong một đĩa CD-ROM. Trong giáo dục xuất hiện thêm một
khái niệm mới: SGK điện tử (E-book), CD-ROM gia sư, học tập điện tử (Elearning), dạy học có máy tính trợ giúp (computer assisted instruction), đĩa video
tương tác (interactive videodisk). Sự ra đời của hệ thống đa phương tiện đã làm thay
đổi diện mạo, vai trị của máy vi tính với tư cách là một TBDH [7, 10].

12


Trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng phần mềm dạy học vào quá trình giảng
dạy là rất hiệu quả. Ngoài phần mềm được sử dụng phổ biến như Microsost
powerpoint, Microsoft office excel,… có rất nhiều phần mềm dạy học phục vụ cho
giảng dạy Địa lí như:
Phần mềm NOVOASOFT PAGEPLAYER 3.0 (NPP),
có khả năng trình chiếu như Power Point, chèn các hình
ảnh, tạo được các sự chuyển động, quỹ tích như Sketchpad.
Phần mềm 3D World Map - Một công cụ dạy học địa
lý trực quan. Một trong số các công cụ dạy học địa lý trực
quan là mơ hình quả địa cầu. 3D World Map cung cấp cho
người dùng dưới dạng một chương trình bảo vệ màn hình
(Screen saver) vừa trình bày sự vận động của hành tinh xanh vừa chơi một bản nhạc
chuẩn mp3. Nó cịn cung cấp thơng tin về vị trí địa lý được xác định với các thông
số về kinh tuyến, vĩ tuyến và độ cao so với mặt nước biển, diện tích, dân số của 269
quốc gia cùng với 3.000 thành phố trên toàn thế giới.
Phần mềm “Trợ lý” Lecture Recorder (thu âm bài giảng
thật “ nhạy”. Giúp thầy cô giáo dùng laptop như máy thu âm

để ghi lại mọi bài giảng quan trọng. Ưu điểm của Lecture
Recorder là khả năng thu âm cực “nhạy”, hỗ trợ xuất file dưới
dạng WAV, MP3, OGG để dễ dàng chỉnh sửa bằng các phần mềm chuyên dụng.
1.1.1.3 Vai trò chung của các TBDH
a. Điều khiển hoạt động nhận thức của người học
Đối với HSTH, trước khi được học về một đối tượng ĐL nào đó, các em đã
tích luỹ được một số biểu tượng ban đầu do quan sát thực tiễn hoặc do trao đổi, học
tập mà có. Những biểu tượng dự trữ này không đồng đều giữa các em, mức độ
chính xác và sâu sắc của các biểu tượng ở mỗi HS cũng khác nhau. Vì vậy, người
GV muốn HS hiểu bài một cách chính xác và sâu sắc thì phải hình thành các biểu
tượng, khái niệm từ quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng ĐL.
Tuy nhiên trong các mơn học nói chung và đặc biệt mơn ĐL nói riêng, khơng
phải lúc nào cũng dễ dàng quan sát các hiện tượng trong thực tiễn. Do đó, người ta
sử dụng các dụng cụ, máy móc để tạo nên các hình tượng gián tiếp của các sự vật,

13


hiện tượng- tức là tạo nên các TBDH như tranh ảnh, mơ hình, bản đồ, băng
hình...Nhờ đó, HS có thể quan sát được thiên nhiên, con người trên khắp các vùng
miền của đất nước và hoạt động sản xuất của họ. Các em cịn có thể thấy được hình
dạng, vị trí của đất nước Việt Nam, các châu lục và đại dương trên thế giới hay lớn
hơn nữa là hình ảnh của Trái Đất chúng ta trong hệ Mặt Trời...
Các TBDH giúp HS thu nhận được thông tin về sự vật, hiện tượng ĐL một
cách sinh động, tạo điều kiện hình thành biểu tượng, khái niệm ĐL cho HS. Biểu
tượng về các sự vật, hiện tượng càng rõ ràng, đầy đủ thì chúng giúp cho việc nhận
thức càng tốt hơn. Nếu thiếu những TBDH này, hoạt động học tập của HS khơng
thể diễn ra hoặc diễn ra rất khó khăn. Nói cách khác, trong q trình dạy học ĐL ở
TH, các TBDH có vai trị là những cơng cụ giúp GV tổ chức, hướng dẫn và điều
khiển các hoạt động nhận thức của HS.

b. Hình thành và rèn luyện kĩ năng
Trong quá trình làm việc với các TBDH, để tìm ra các kiến thức mới, HS phải
tiến hành các thao tác quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp...để rút ra kết luận đáng
tin cậy. Đây chính là các cơ hội giúp các em hình thành và rèn luyện các kĩ năng
ĐL như: Kĩ năng quan sát, kĩ năng sử dụng bản đồ, kĩ năng phân tích số liệu, kĩ
năng phân tích mối quan hệ nhân quả,...
Việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo không chỉ giúp cho các em
hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập tốt mơn ĐL mà cịn có ý nghĩa rất lớn trong thực
hành, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Đây cũng chính là mục đích
mơn học ĐL.
c. Hình thành khả năng tư duy trừu tượng
TBDH trong giảng dạy ĐL là chỗ dựa để HS tiến hành các thao tác tư duy cần
thiết, lĩnh hội tri thức khoa học và tìm ra những điều chưa biết.
Trong quá trình dạy học ĐL lớp 4, 5, các TBDH đều được sử dụng với hai
chức năng là minh hoạ và làm nguồn tri thức. Nhưng quan trọng và có ý nghĩa nhất
vẫn là chức năng làm nguồn tri thức. HS vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã
biết để tìm tịi, phát hiện ra những tri thức mới ẩn tàng trong các nguồn tri thức ấy.
HS phải trải qua một quá trình tư duy tích cực mới có thể nhận ra tri thức này. Ví
dụ: Với một bức tranh ĐL về cảnh hoang mạc, một HS chỉ nhận thức được quang

14


cảnh hoang mạc “trong đó có các đụn cát, có lạc đà...” một HS khác lại nhận thức
được thêm “hoang mạc là một nơi rất hiếm nước” vì trong tranh khơng thấy các cây
cối, sơng ngịi, HS thứ ba thì suy luận được: “hoang mạc là nơi có khí hậu khơ
nóng, hiếm mưa. Những nơi như thế khơng thuận lợi cho cuộc sống của con người
nên dân cư ở đây thưa thớt...”. Rõ ràng là cùng một nguồn tri thức nhưng mức độ
nhận thức cuả các em lại khác nhau. Chỉ khi trải qua q trình tư duy tích cực, các
em mới có thể thu được những khái niệm đầy đủ, chính xác nhất.

Như vậy, việc sử dụng TBDH một cách đúng phương pháp, đúng mục đích sẽ
có tác động hết sức quan trọng trong việc dạy học các bài ĐL lớp 4, 5 cho HS.
d. Nâng cao sự hứng thú trong học tập
Trong thực tế, khá nhiều HS nói chung và HSTH nói riêng khơng muốn học
mơn ĐL với nhiều lí do khác nhau. Có những em vẫn quan niệm rằng, môn học này
là một môn phụ. Một số em do khả năng nhận thức có hạn, mức độ tiếp thu chậm
nên nhiều phần nội dung kiến thức các em khơng hiểu và kết quả kiểm tra rất thấp.
Chính vì những lí do đó mà các em vốn đã khơng thích học lại càng khơng
muốn học và ngày càng thờ ơ với việc học tập bộ môn này. Nhờ sự đa dạng hố các
hình thức tổ chức hoạt động bằng các TBDH trong quá trình giảng dạy ĐL, đã góp
phần lơi cuốn, khơi dậy sự ham muốn học tập ở các em.
1.1.2 Đặc điểm tâm lí của HSTH
1.1.2.1 Đặc điểm nhận thức
a. Tri giác
Tri giác của HSTH mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và mang tính khơng
chủ đinh, do đó các em phân biệt các đối tượng cịn chưa chính xác và dễ mắc sai
lầm, có khi cịn lẫn lộn [4, 31].
Cuối cấp TH ( lớp 4, 5 ), tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát
các sự vật, hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn, trong q trình quan sát các em
đã biết chú ý quan sát các chi tiết của đối tượng và đi sâu vào chi tiết riêng rẽ, các
em đã có thể tổng hợp chúng để có được một biểu tượng hồn chỉnh [14, 31].
Trong sự phát triển của tri giác, vai trò của người GVTH rất lớn, GV khơng
chỉ dạy kĩ năng nhìn mà cịn hướng dẫn các em xem xét, khơng chỉ dạy nghe mà
còn dạy cho trẻ biết lắng nghe, tổ chức một cách đặc biệt hoat động của HS để tri

15


giác đối tượng nào đó, dạy trẻ biết phát hiện những dấu hiệu, thuộc tính, bản chất
của sự vật hiện tượng [14, 31].

Những đặc điểm tri giác trên của HSTH cho thấy, trong giờ dạy học ĐL, muốn
hình thành một biểu tượng hoặc khái niệm cho HS, GV cần phải tổ chức cho các em
quan sát đối tượng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các TBDH như tranh
ảnh, mơ hình, bản đồ…
b. Khả năng chú ý
Sự chú ý có chủ định của HSTH cịn yếu, khả năng điều chỉnh chưa mạnh. Sự
chú ý của HS đòi hỏi một động cở gần thúc đẩy. Nếu ở HS các lớp đầu cấp TH
thường bắt mình chú ý khi có động cơ gần (được khen, được điểm cao) thì HS các
lớp cuối TH chú ý có chủ định được duy trì ngay cả khi có động cơ xa [14, 32].
Trong lứa tuổi HSTH, chú ý không chủ định được phát triển. Những gì mang
tính mới mẻ, rực rỡ, khác thường thì dễ dàng lơi cuốn được sự chú ý của các em. Sự
chú ý không chủ định càng trở nên mạnh mẽ khi GV sử dụng TBDH thích hợp để
gợi cho các em có cảm xúc và học tập tích cực. Vì vậy việc sử dụng các TBDH như
tranh ảnh, hình vẽ, biểu đồ, mơ hình, vật thật hoặc sử dụng các TBDH hiện đại, ứng
dụng công nghệ thông tin là điều quan trọng để tổ chức sự chú ý.
“Sức tập trung chú ý của HS phụ thuộc vào khối lượng vật thể được chú ý”.
Cùng một lúc, các em không thể chú ý đến nhiều đối tượng hoặc nhiều chi tiết của
đối tượng. Do vậy, trong quá trình sử dụng TBDH, GV không nên yêu cầu HS quan
sát nhiều đối tượng trong cùng một lúc mà cho học quan sát từng đối tượng riêng rẽ
với từng nhiệm vụ cụ thể.
“Độ bền vững và chú ý của các em phụ thuộc vào đối tượng chú ý và mức độ
hoạt động với sự vật”. Vì thế, các thiết bị như bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, tranh
ảnh... phục vụ việc dạy học ĐL phải rõ ràng, đơn giản và trong đó chủ yếu chỉ nên
thể hiện các đối tượng ĐL cần thiết nhất. GV cũng cần phải tạo điều kiện tối đa cho
các em làm việc với chúng.
c. Tư duy
Tư duy của HSTH là tư duy cụ thể, mang tính hình thức bằng cách dựa vào
đặc điểm trực quan của những đối tượng và hiện tượng cụ thể [14, 32].

16



+ Về khả năng phân tích khái niệm: Nhờ ảnh hưởng của việc học, HSTH dần
dần chuyển từ nhận thức các mặt bên ngoài của sự vật, hiện tượng đến nhận thức
các thuộc tính bên trong và dấu hiệu bản chất của sự vật, hiện tượng.
+ Về khả năng khái quát hoá: HS lớp 4, 5 thường quan tâm đến dấu hiệu trực
quan của đối tượng.
+ Hoạt động phân tích – tổng hợp cịn sơ đẳng: Trong dạy học mơn lớp 4, 5
GV nên sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học kết hợp với việc sử dụng các
TBDH để tổ chức hoạt động học tập nhằm phát huy tính chủ động học tập cho HS.
d. Trí nhớ
Do hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất ở HSTH tương đối chiếm ưu thế
nên trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển hơn trí nhớ từ ngữ logic. Các em ghi
nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn
những định nghĩa, những lời giải thích dài dịng [14, 32].
Nắm được điều này, GV phải giúp các em biết cách khái quát hoá và đơn giản
mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung cần ghi nhớ, các từ ngữ đúng để
diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơn giản dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ thuộc và đặc
biệt phải hình thành ở các em tâm lý hứng thú và vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức, tránh
ghi nhớ máy móc, học vẹt.
Trong dạy học mơn ĐL lớp 4, 5, để giúp các em nhớ nhanh, nhớ lâu những nội
dung của bài học, GV cần tổ chức cho các em trực tiếp làm việc với các TBDH để
các em tự tìm ra kiến thức.
e. Tưởng tượng
Tưởng tượng là một trong những quá trình nhận thức quan trọng. Tưởng tượng
của HS phát triển khơng đầy đủ thì nhất định gặp khó khăn trong học tập. Khi HS
học ĐL, nhất thiết phải có các biểu tượng về cảnh quan, phong tục, khí hậu của các
vùng, các nước.
HS lớp 4, 5 đã có khả năng gọt dũa, nhào nặn những biểu tượng cũ để sáng tạo
ra những biểu tượng mới. Dựa vào đặc điểm này, GV khơng những có thể sử dụng

TBDH để hình thành các biểu tượng kí ức mà cịn có thể hình thành biểu tưởng mới
cho các em.
1.1.2.2 Nhân cách của HSTH
17


a. Tính cách
Tính cách của các em hình thành từ thời kỳ trước TH. Các em hồn nhiên trong
mọi quan hệ, tin vào mọi điều như sách vở, người lớn… Tất nhiên niềm tin ấy chỉ là
cảm tính. Người GV nên tận dụng niềm tin này để giáo dục các em. Thầy cơ giáo
phải làm mẫu đúng, lời nói phải đi đôi với việc làm.
b. Nhu cầu nhận thức
Những năm đầu bậc TH, nhu cầu nhận thức của HS rất rõ, nét đặc biệt là nhu
cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, khát vọng hiểu biết đầu tiên là nhu cầu tìm hiểu
những sự việc riêng lẻ, hình tượng riêng biệt (lớp 1, 2), sau đó là nhu cầu phát hiện
những nguyên nhân, quy luật, các mối quan hệ (lớp 3, 4, 5) [14, 39].
Nếu các em khơng có nhu cầu nhận thức thì khơng có tính tích cực trí tuệ. Nhu
cầu nhận thức khi đã được thoã mãn với đối tượng này nó lại ảnh hưởng vào đối
tượng mới. Đây là tính khơng ngừng nghĩ của nhu cầu này. Q trình nhận thức
khơng tách khỏi hiện thực thực tiễn của trẻ. Vì thế GV cần tổ chức hoạt động học
của trẻ, làm cho HS tin vào khả năng của mình, từ đó các em khắc phục được khó
khăn tự mình chiếm lĩnh tri thức, học tập suốt đời.
c. Tình cảm
Đối với HSTH, tình cảm có vị trí đặc biệt và nó là khâu trọng yếu gắn liền
nhận thức và hành động của trẻ. Tình cảm tích cực khơng chỉ kích thích HS nhận
thức mà cịn thúc đẩy trẻ hoạt động. Tình cảm, cảm xúc của HSTH có những đặc
điểm sau: [14, 39]
Đối tượng gây xúc cảm cho HSTH thường là những sự vật, hiên tượng cụ thể,
sinh động. Do đó, để giáo dục tình cảm cho HS thì phải đi từ những hình ảnh trực
quan, thực tế.

Nắm được đặc điểm tình cảm của HSTH thì trong dạy học mơn ĐL, GV cần
phải sử dụng các TBDH như: bản đồ các vùng - miền nước ta, tranh ảnh về thiên
nhiên - quê hương - đất nước, các danh lam thắng cảnh.., kết hợp với lời nói. Nhằm
tác động có hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức, lòng yêu quê hương, đất nước sâu
sắc hơn. Đồng thời hoạt động học tập của các em cũng trở nên tích cực hơn.

18


1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Nội dung chương trình, đặc điểm sách giáo khoa ĐL lớp 4, 5
1.2.1.1 Nội dung chương trình SGK ĐL lớp 4, 5
a. Mục tiêu chương trình dạy học
Lớp 4
Kiến thức: Nhận biết được một số đặc điểm khái quát về tự nhiên, dân cư và hoạt
động của con người ở các miền, địa hình của nước ta.
Kĩ năng: Bước đầu vận dụng một số kĩ năng đơn giản về bản đồ ( hiểu bản đồ, đọc
tên, địa danh một số đối tượng) và tranh ảnh ĐL, bảng số liệu…
Thái độ: Quan tâm đến một số vấn đề về tự nhiên, dân cư, hoạt động kinh tế và môi
trường đang đặt ra cho từng vùng, miền, cũng như đất nước.
Lớp 5
Kiến thức: Hình thành cho HS một số biểu tượng, khái niệm, mối quan hệ ĐL đơn
giản thông qua những sự vật, hiện tượng ĐL cụ thể của đất nước và thế giới (các
châu lục, khu vực Đông Nam Á và một số nước tiêu biểu cho các châu lục)
Kĩ năng: Bước đầu hình thành và rèn cho HS một số kĩ năng ĐL như: Kĩ năng quan
sát các sự vật, hiện tượng ĐL, kĩ năng quan sát bản đồ, kĩ năng nhận xét, so sánh,
phân tích bảng số liệu, biểu đồ, kĩ năng phân tích các mối quan hệ ĐL đơn giản
Thái độ: Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở HS thái độ và thói quen ham hiểu biết,
yêu đất nước, thiên nhiên, con người, có ý thức và hành động bảo vệ mơi trường.
b. Nội dung chương trình lớp 4, 5

Lớp 4
- Bản đồ và cách sử dụng. Bản đồ địa hình Việt Nam.
- Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền núi và trung du.
+ Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên (địa hình, khí hậu, sơng ngịi).
+ Cư dân (mật độ dân số không lớn, ba dân tộc tiêu biểu với nét đặc trưng về trang
phục, lễ hội).
+ Hoạt động sản xuất gắn với tài nguyên rừng, sức nước, đất, khoáng sản (khai thác
chế biến gỗ, quặng, trồng trọt, chăn nuôi gia súc, thuỷ điện,...). Hoạt động dịch vụ
(giao thông miền núi và chợ phiên).
+ Thành phố vùng cao (Đà Lạt)

19


- Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền đồng bằng (đồng bằng Bắc Bộ,
đồng bằng Nam Bộ).
+ Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên (địa hình, khí hậu, sơng ngịi).
+ Cư dân (mật độ dân số lớn, ba dân tộc tiêu biểu với nét đặc trưng về trang phục, lễ
hội).
+ Hoạt động sản xuất gắn với tài ngun đất, nước, khí hậu, sinh vật (trồng trọt,
chăn ni, chế biến nông, thuỷ sản. Hoạt động dịch vụ (giao thơng…)
+ Thủ đơ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ
- Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền duyên hải (dải đồng bằng duyên
hải miền Trung)
+ Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên (địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật).
+ Cư dân (dân cư khá đông đúc, hai dân tộc tiêu biểu với nét đặc trưng về trang
phục, lễ hội).
+ Hoạt động sản xuất gắn với tài nguyên (trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và chế biến
hải sản)
+ Thành phố: Huế, Đà Nẵng

- Biển Đông, các đảo, quần đảo
+ Sơ lược về thiên nhiên, giá trị kinh tế của biển, đảo
+ Khai thác dầu khí và đánh bắt, chế biến hải sản.
Lớp 5:
* ĐL Việt Nam
- Tự nhiên:
+ Sơ lược về vị trí ĐL, diện tích, hình dạng nước ta.
Một số đặc điểm nổi bật về địa hình, khống sản, khí hậu, sơng, biển, các loại đất
chính và động, thực vật (sự phân bố và giá trị kinh tế)
- Dân cư:
+ Sơ lược về số dân, sự gia tăng dân số và hậu quả của nó.
+ Một số đăc điểm nổi bật về các dân tộc Việt Nam, sự phân bố dân cư.
- Kinh tế:
+ Một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và sự phân bố nơng nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp.

20


+ Đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển kinh tế và sự phát triển công nghiệp
+ Một số đặc điểm nổi bật về giao thông, thương mại, du lịch.
* ĐL thế giới
- Bản đồ thế giới.
- Vị trí và một số đặc điểm, đặc trưng từng châu lục, đại dương trên thế giới.
- Vị trí và một số đặc điểm nổi bật của khu vực Đông Nam Á.
- Vị trí, thủ đơ và một số đặc điểm nổi bật của một số quốc gia tiêu biểu ở các châu
lục: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, Nga, Pháp, Ai Cập, Hoa Kì, Ơ-xtrây-li-a.
1.2.1.2 Đặc điểm SGK ĐL lớp 4, 5
a. Về thiết kế
Sách được trình bày với khổ 17cm x 24cm, cách trình bày thống, cỡ chữ to,

số lượng kênh hình nhiều và kích thước các hình phù hợp với HSTH.
b. Cách trình bày chung của SGK ĐL 4, 5
Sách giáo khoa ĐL ở TH kênh chữ đóng vai trị chủ yếu trong việc cung cấp
kiến thức. Tuy nhiên, số lượng kênh hình nhiều và đa dạng về thể loại. Nó khơng
chỉ minh hoạ cho kênh chữ mà cịn là nguồn cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng
cho HS, cụ thể:
Lớp 4 có 16 lược đồ, 115 tranh ảnh và 8 bảng số liệu
Lớp 5 có 16 lược đồ, 50 tranh ảnh, 7 bảng số liệu và 3 biểu đồ
* Cách trình bày một bài học: Mỗi bài học gồm 4 phần
Tên bài, phần cung cấp kiến thức bằng kênh chữ - kênh hình, phần câu hỏi hoặc yêu
cầu các hoạt động học tập và phần tóm tắt trọng tâm của bài được đóng khung.
* Cách trình bày một chủ đề
Mỗi chủ đề có một trang riêng để giới thiệu tên chủ đề, hình vẽ minh hoạ, xác định
trọng tâm và cách tiếp cận. Mỗi chủ đề được trình bày thành nhiều bài.
1.2.2 Tìm hiểu tình hình thực tế về việc sử dụng TBDH để dạy các bài Địa lí
lớp 4, 5 ở trường Tiểu học
1.2.2.1 Đối tượng điều tra
Đối tượng điều tra là GV đang giảng dạy lớp 4, 5 tại trường TH. Do điều kiện
khách quan và thời gian hạn chế nên tôi chỉ tiến hành điều tra tại trường TH Huỳnh

21


Ngọc Huệ - quận Thanh Khê, trường TH Trần Bình Trọng – quận Liên Chiểu,
Trường TH Hải Vân - quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
1.2.2.2 Nội dung điều tra
Nhận thức của GV về việc sử dụng TBDH để dạy các bài ĐL lớp 4, 5.
Mức độ sử dụng các TBDH để dạy các bài ĐL lớp 4, 5.
Những thuận lợi, khó khăn của GV khi sử dụng TBDH để dạy các bài ĐL lớp 4, 5.
1.2.2.3 Phương pháp điều tra

a. Phương pháp điều tra bằng Anket (Phiếu điều tra): Tôi đã soạn ra hệ
thống các câu hỏi điều tra để làm rõ những nội dung trên.
b. Phương pháp xử lí, thống kê: Việc tiến hành xử lí, thống kê những phiếu
thăm dò ý kiến của GV thu lại được là cơ sở để tôi nhận xét vấn đề cần điều tra.
c. Phương pháp đàm thoại: Thơng qua trao đổi, trị chuyện với GV để biết rõ
hơn về những khó khăn của GV khi sử dụng TBDH để dạy các bài Địa lí lớp 4, 5.
1.2.2.3 Kết quả điều tra
Tổng số phiếu phát ra là 18, tổng số phiếu thu vào là 18.
Câu 1: Theo thầy cô, việc sử dụng các TBDH trong dạy học ĐL có cần thiết
khơng?
Bảng 1.1: Kết quả thể hiện mức độ nhận thức của GV về việc sử dụng TBDH
Huỳnh

Trần Bình

Ngọc Huệ

Trọng

TT

Trả lời

1

Rất cần thiết

3

16,7%


2

Cần thiết

3

16,7%

3

Khơng cần thiết

90%

60%

33,3%

6

33,3%

Tổng tỉ lệ phần
trăm (%)
83,3%
16,7%
0%

83.3%


22

80%
70%

6

Hải Vân

33.3%


Biểu đồ 1.1: Mức độ nhận thức của GV về việc sử dụng TBDH
Câu 2: Để phục vụ cho dạy và học ĐL, trường thầy (cô) đang công tác được trang
bị những TBDH nào dưới đây ?
Bảng 1.2: Kết quả thể hiện tình hình trang bị TBDH ĐL ở tường TH
Huỳnh

Trần

Ngọc

Bình

Huệ

Trọng

Trả lời


TT

Tổng tỉ lệ

Hải Vân

phần trăm
(%)

1

Bản đồ - lược đồ

6 33,3% 6 33,3% 6 33,3%

100%

2

Tranh, ảnh có nội dung ĐL

6 33,3% 6 33,3%

66,6%

3

Hình vẽ, bảng số liệu, biểu đồ


6 33,3%

33,3%

4

Mơ hình, vật mẫu

6 33,3%

33,3%

5

Máy chiếu overhead

0

6

Phịng máy vi tính

6 33,3%

33,3%

6 33,3%

33,3%


7

Các thiết bị khác như: máy
tính nối mạng, tivi trình chiếu

120%

0%

0%

100%

100%
80%

33.3%

66.6%

60%
33.3%

33.3%

33.3%

33.3%

33.3%


33.3%

33.3%

33.3%

33.3%

33.3%

33.3%

33.3%

Phịng
má y vi
tính

Cá c thiết
bị khá c
như: má y
tính nối
mạ ng, tivi
trình chiếu

40%
20%

0%

Bả n đồ - Tra nh, ả nh Hình vẽ,
lược đồ
có nội
bả ng số
dung ĐL liệu, biểu
đồ

Huỳnh Ngọc Huệ

0%
Mơ hình, Má y chiếu
vậ t mẫ u overhea d

Trầ n Bình Trọng

Hả i Vâ n

Biểu đồ 1.2: Tình hình trang bị TBDH ĐL ở trường TH
Câu 3: Trang thiết bị dạy học ĐL hiện nay ở trường thầy (cô) đang cơng tác có đáp
ứng nhu cầu sử dụng khơng?
23


Bảng 1.3: Kết quả thể hiện mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng TBDH ĐL
TT

Trả lời

1


Đủ

2

Tạm đủ

3

Còn thiếu

Huỳnh Ngọc

Trần Bình

Huệ

Trọng

Tổng tỉ lệ

Hải Vân

Phần trăm (%)

0%
6

33,3%

33,3%

6

33,3%

6

33,3%

70%

66,6%

66.6%

60%
50%

33.3%

40%

33.3%

30%
20%

33.3%

33.3%


10%
0%

0%
Đủ

Tạ m đủ

Huỳnh Ngọc Huệ

Cịn thiếu

Trầ n Bình Trọng

Hả i Vâ n

Biểu đồ 1.3: Mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng TBDH ĐL ở trường TH
Câu 4: Thầy (cơ) cho biết tình hình sử dụng các TBDH của mình trong quá trình
dạy học ĐL?
- Có 12 GV (chiếm 66,7 %) trả lời thỉnh thoảng sử dụng bản đồ, lược đồ
phóng to trong q trình dạy học ĐL, 3 GV (chiếm 16,7%) trả lời thường xuyên sử
dụng trong quá trình giảng dạy.
- 14 GV (chiếm 77,8%) trả lời thỉnh thoảng sử dụng tranh, ảnh có nội dung
ĐL và 2 GV (chiếm 11,1%) trả lời thường xuyên sử dụng trong quá trình giảng dạy.
- 18 GV (chiếm 100%) trả lời thỉnh thoảng sử dụng hình vẽ, bảng số liệu, biểu
đồ trong quá trình giảng dạy.
- 9 GV (chiếm 50%) trả lời chưa bao giờ sử dụng mơ hình, vật mẫu và 9 GV
trả lời thỉnh thoảng sử dụng mơ hình, vật mẫu trong q trình giảng dạy.
- 18 GV (chiếm 100%) trả lời chưa bao giờ sử dụng máy chiếu overhead và
máy chiếu projector.

Câu 5: Thầy (cơ) sử dụng TBDH vào q trình dạy học ĐL nhằm mục đích gì?
Bảng 1.4: Kết quả thể hiện mục đích sử dụng TBDH ĐL của GV
TT

Trả lời

Huỳnh

Trần Bình

Hải Vân

Tổng tỉ lệ

24


Ngọc Huệ

Trọng

phần trăm
(%)

1

Minh hoạ cho lời giảng

6


33,3%

3

16,7%

3

16,7%

66,7%

3

16,7%

1

5,6%

2

11,1%

33,4%

3

16,7%


1

5,6%

2

11,1%

33,4%

1

5,6%

1

5,6%

1

5,6%

16,8%

Tổ chức các hoạt động
2

học tập giúp HS tìm tịi,
khám phá.


3

4

Kích thích sự hứng thú
học tập của HS
Giúp HS hình thành và
rèn luyện kĩ năng ĐL
80%

66.7%

70%
60%

16.7%

50%

33.4%

16.7%

40%
30%
20%

33.3%

10%


33.4%

11.1%

11.1%

5.6%

5.6%

16.7%

16.7%

16.8%
5.6%
5.6%
5.6%

0%
Minh hoạ cho lời
giả ng

Tổ chức cá c hoạ t Kích thích sự hứng
Giúp HS hình
động học tậ p giúp thú học tậ p của HS thà nh và rèn luyện
HS tìm tịi, khá m
kĩ nă ng ĐL
phá .


Huỳnh Ngọc Huệ

Trầ n Bình Trọng

Hả i Vâ n

Biểu đồ 1.4: Mục đích sử dụng TBDH ĐL của GVTH
Câu 6: Theo thầy (cô), mức độ hứng thú của HS trong tiết dạy ĐL có sử dụng
TBDH như thế nào?
Bảng 1.5: Kết quả thể hiện mức độ hứng thú của HS khi GV sử dụng TBDH ĐL

TT

Trả lời

Huỳnh

Trần Bình

Ngọc Huệ

Trọng

Tổng tỉ lệ
Hải Vân

phần trăm
(%)


1

Rất hứng thú

2

Hứng thú

3

Bình thường

0%

4

Khơng hứng thú

0%

70%

6
6

33,3%

33,3%

6


33,3%

66,6%
33,3%

66.6%

60%
50%
40%

25
33.3%
33.3%


×