Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Tình hình hoạt động du lịch vườn quốc gia xuân sơn phú thọ, định hướng và giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.24 KB, 58 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------

NGUYỄN HẢI YẾN

Tình hình hoạt động du lịch vườn quốc gia Xuân
Sơn - Phú Thọ, định hướng và giải pháp phát triển
du lịch theo hướng bền vững

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM ĐỊA LÝ


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay khi thế giới đang ngày càng phát triển về cả mặt kinh thế và xã hội,
nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng theo, trong đó du lịch đã trở thành nhu
cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội. Hoạt động du lịch đang
ngày càng phát triển mạnh mẽ đối với nhiều quốc gia thậm chí được coi là ngành
kinh tế quan trọng nhất.
Phát triển của ngành du lịch không những đem lại nguồn lợi lớn về cả kinh tế
và xã hội cho các quốc gia đồng thời tạo nên sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia,
làm cho thế giới xích lại gần nhau hơn, hiểu biết về nhau hơn.
Hòa chung vào xu hướng của Thế giới, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm phát
triển ngành du lịch và coi đây là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội
dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng và xã hội hóa cao. Nhà nước ta
đã đề ra mục tiêu để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
mang tính chiến lược quan trọng trong đuờng lối phát triển kinh tế nhằm góp phần


thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nằm ở phía đơng bắc của Việt Nam, Phú Thọ được coi là vùng đất Tổ cội
nguồn của Việt Nam. Với một bề dày lịch sử bốn ngàn năm dựng nước, tương
truyền tại nơi đây các vua Hùng đã lập nên kinh đô Văn Lang - nhà nước đầu tiên
của Việt Nam. Ngày nay Phú Thọ là địa danh được rất nhiều khách du lịch trong và
ngoài nước biết đến bởi các điểm du lịch nổi tiếng. Trong thời gian qua, du lịch Phú
Thọ đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp với số lượng khách đến tăng hằng năm tăng
trên 36% trong giai đoạn 2006 - 2010 với nhiều điểm tham quan nổi tiếng như đầm
Ao Châu, khu di tích Đền Hùng, đền quốc mẫu Âu Cơ, núi Thắm,… Và đặc biệt vườn
quốc gia Xuân Sơn đã và đang trở thành điểm du lịch yêu thích của du khách khi đến
Phú Thọ.
Vườn quốc gia Xuân Sơn với những giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa
mạo và tính đa dạng sinh học với quần thể động thực vật quý hiếm, những cảnh
quan thiên nhiên còn hoang sơ, hệ thống hang động độc đáo. Chính vì vậy năm
2002 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn


được chuyển hạng thành vườn quốc gia Xuân Sơn.
Trong thời gian gần đây UBND tỉnh Phú Thọ đã tập trung đầu tư cho du lịch
Xuân Sơn và coi đây là một trong năm mũi phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tiềm năng du lịch nơi
đây.Tuy nhiên phát triển du lịch Xuân Sơn vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng của
mình, cịn bộc lộ một số hạn chế: Cơ sở vật chất hạ tầng còn yếu kém, đội ngũ nhân
viên còn mỏng, thiếu kinh nghiệm, khách du lịch chỉ đến tham quan hang Lạng là
chủ yếu. Chính vì vậy việc cấp thiết của Tỉnh nói chung và VQG nói riêng là làm
sao để vừa thúc đẩy phát triển du lịch vừa giữ được nét hoang sơ vốn có và phát huy
các giá trị nhân văn, phải làm sao để giữ gìn tài ngun cho hơm nay và mai sau.
Xuất phát từ yêu cầu đó đã thúc đẩy tơi chọn đề tài: “Tình hình hoạt động du
lịch vườn quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ, định hướng và giải pháp phát triển du
lịch theo hướng bền vững.” để làm khoá luận tốt nghiệp.

2. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về đề tài du lịch Việt Nam nói chung hiện nay đang được đề cập
rất nhiều khi hoạt động du lịch đang trở nên khởi sắc. Một số công trình nghiên cứu
đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động du lịch như: “ Non nước Việt
Nam” (Tổng cục Du lịch Việt Nam), “Địa lý du lịch” (ThS Mai Quốc Tuấn), tổ
chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, “Giáo trình tổng quan du lịch” (Trần Thị Mai)...
Hay như các bài viết: “Du lịch Việt Nam - những kỷ lục thú vị” những điểm du lịch
thú vị ở Việt Nam (VietNam.net),
Đối với vườn quốc gia Xuân Sơn việc nghiên cứu về vấn đề phát triển du
lịch còn rất hạn chế chỉ dừng lại ở các bài báo cáo, bài viết ở quy mô nhỏ như bài
viết “Vườn quốc gia Xuân Sơn - tiềm năng phát triển du lịch” của trung tâm thông
tin du lịch, “Đa dạng sinh học vườn quốc gia Xuân Sơn” (Báo nhân dân), “ khu du
lịch vườn quốc gia Xuân Sơn”, “Dự án Cải thiện đời sống người dân địa phương
trong và ngoài vườn quốc gia Xuân Sơn - tỉnh Phú Thọ góp phần quản lý rừng bền
vững” của viện đào tạo quản lý kinh doanh và quốc tế phối hợp với quốc gia Xuân
Sơn được Vương quốc Đan Mạch tài trợ khơng hồn lại. Vì vậy nghiên cứu du lịch
VQG Xn Sơn ln là một q trình liên tục, mới mẻ và có tính kế thừa.


3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu, phân tích tình hình hoạt động du lịch ở vườn quốc gia Xuân Sơn.
- Đề ra các giải pháp để phát triển du lịch của địa bàn theo hướng bền vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu tiềm năng và hoạt động du lịch của vườn quốc gia Xuân Sơn,
huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
- Đề ra một số định hướng và các giải pháp cơ bản để phát triển du lịch bền
vững ở vườn quốc gia Xuân Sơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình hoạt động du lịch và những giải
pháp để phát triển du lịch bền vững ở vườn quốc gia Xuân Sơn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi lãnh thổ: Đề tài chỉ thực hiện tại khu vực vườn quốc gia Xuân Sơn
huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi thời gian: Từ 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Phạm vi nội dung: Hoạt động du lịch ở vườn quốc gia Xuân Sơn.
5. Quan điểm nghiên cứu
5.1. Quan điểm hệ thống
Du lịch có nhiều loại hình đa dạng và bao gồm nhiều thành phần có mối liên
hệ mật thiết với nhau, các điều kiện và các nhân tố du lịch tồn tại và phát triển trong
sự thống nhất giữa các thành phần: tự nhiên, kinh tế - xã hội và các quy luật cơ bản.
Quan điểm này được coi là cơ sở hình thành hệ thống du lịch bảo đảm cho tính
khách quan, khoa học trong nghiên cứu. Do vậy nó được quán triệt như là một quan
điểm chủ đạo trong quá trình nghiên cứu.
5.2. Quan điểm kinh tế - sinh thái
Du lịch cũng như các ngành kinh tế khác, tiêu chuẩn để đánh giá ngành du lịch
chính là hiệu quả kinh tế của nó. Đồng thời phải gắn với cơng tác bảo vệ môi


trường, bảo tồn và đóng góp lợi ích cộng đồng địa phương. Làm thế nào để vừa đưa
ngành du lịch phát triển, thu được lợi nhuận kinh tế cao vừa đảm bảo có mơi trường
sinh thái được bền vững thì đó là câu hỏi mà một khu du lịch, một vùng hay một
quốc gia phát triển du lịch phải trả lời được. Do vậy quan điểm kinh tế - sinh thái
cũng là một quan điểm đặc thù trong nghiên cứu nhằm tạo ra giải pháp phát triển du
lịch bền vững cho vườn quốc gia Xuân Sơn.
5.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Du lịch cũng có q trình phát sinh và phát triển vì vậy quan điểm này được
vận dụng trong q trình phân tích, tổng hợp các q trình hình thành phát triển

trong hệ thống du lịch và xu hướng phát triển của hệ thống lãnh thổ. Qua đó biết
được giá trị của tài nguyên du lịch trong quá khứ cũng như dự báo được hướng phát
triển của chúng trong tương lai.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập, phân tích xử lý số liệu
Việc tiến hành nghiên cứu đề tài cần rất nhiều tài liệu, số liệu từ các cơ quan
ban ngành có liên quan, vì vậy cần phải thu thập, tổng hợp, lựa chọn cho phù hợp
với nội dung nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở phân tích nguồn tài liệu để tìm ra
được tính toàn vẹn, phát hiện được mối quan hệ giữa các vấn đề có liên quan tới nội
dung đề tài.
6.2. Phương pháp thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu và thông tin thu được
phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
6.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Đây là phương pháp đặc thù của ngành địa lý. Do lãnh thổ du lịch phân bố
rộng gồm nhiều thành phần do vậy việc thực địa không thể bao quát hết toàn bộ
lãnh thổ và quan sát tỉ mỉ từng đối tượng vì thế cần phải sử dụng bản đồ để hỗ trợ
việc nghiên cứu. Qua bản đồ có thể thu thập được nhiều thơng tin phục vụ cho đề
tài. Bên cạnh đó tơi cịn sử dụng các biểu đồ nhằm trực quan hoá các số liệu để thấy
rõ được tình hình hoạt động du lịch của địa phương.


6.4. Phương pháp thực địa
Tiến hành điều tra khảo sát thực địa tại các vườn quốc gia Xuân Sơn - huyện
Tân Sơn - Phú Thọ.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài bao
gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2: Tình hình hoạt động du lịch của vườn quốc gia Xuân Sơn giai đoạn 2006

- 2010.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch ở vườn quốc gia Xuân Sơn
đến năm 2012.


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Du lịch
Hoạt động du lịch xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển xã hội lồi
người. Lúc đầu có thể do tình cờ người ta đi du ngoạn, tham quan ngắm cảnh, mãi
đến sau này người ta mới phát hiện thì du lịch mới trở thành một hoạt động xã hội
và khái niệm du lịch được biết đến từ đó. Thuật ngữ du lịch (tourism) được tìm thấy
lần đầu tiên trong cuốn từ điển Oxford xuất bản vào năm 1811 ở nước Anh nghĩa là
đi xa. Đối với các thứ tiếng khác tuy cách viết khác nhau nhưng đều có âm tương
tự. Trong tiếng Việt “du lịch” được phiên âm từ tiếng Hán, dịch ra như sau: Du - đi
chơi, lịch - từng trải, từng biết.
Theo tiến trình lịch sử, quan niệm về du lịch rất khác nhau trong mỗi giai
đoạn phát triển kinh tế - xã hội loài người. Đầu tiên người ta quan niệm du lịch là đi
nghỉ ở biển trên những bãi cát sạch và tắm nắng, nên du lịch lúc đó thường được
hiểu bằng ba chữ S : Sea (biển), Sand (cát), Sun (mặt trời). Sau đó các nhà kinh
doanh đưa vấn đề tình dục vào du lịch nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách
nên có thêm một chữ S là Sextour. Thời gian gần đây khi tình hình khủng bố, bị tấn
cơng ở các khu du lịch nên du lịch cần phải đảm bào an toàn và một chữ S nữa ra
đời là Safety hoặc Security (an ninh). Tuy nhiên, du lịch hiện đại không những phát
triển ở biển mà ở những nơi có mơi trường tự nhiên và xã hội trong sạch, quan niệm
về du lịch 4S được thay đổi bằng 4T: Travel (di chuyển), Transport (phương tiện di
chuyển), Tranquillity (yên tĩnh, thanh bình), Transparenty (môi trường tự nhiên và
xã hội trong sạch). Ý tưởng này nhằm mục đích xố bỏ tư tưởng khơng lành mạnh
trong hoạt động du lịch của khách và nhà cung ứng du lịch.

1.1.1.1 Trên thế giới
Định nghĩa của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức lữ hành chính thức
(Internation Union of Offical Travel Oragnization - IUOTO): “Du lịch được hiểu là
hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình


nhằm mục đích khơng phải để làm ăn, tức khơng phải để làm một nghề hay một
việc kiếm tiền sinh sống.”
Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Rome - Italia (21/08 05/09/1963), các chuyên gia đã đưa ra các định nghĩa về du lịch “Du lịch là tổng
hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc
hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên
của họ hay ngoài nước họ với mục đích hịa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là
nơi làm việc của họ”.
1.1.1.2. Ở Việt Nam
Các học giả biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách hai nội dung cơ
bản của du lịch thành hai phần riêng biệt, nghĩa thứ nhất “Du lịch là một dạng nghỉ
dưỡng tham quan tích cực của con người ngồi nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi,
giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, cơng trình văn hóa, nghệ thuật…”.
Theo nghĩa thứ hai, “Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về
nhiều mặt: Nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân
tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình u đất nước, đối với người nước ngồi là
tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang
lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu hàng
hóa tại chỗ.”
Theo luật du lịch Việt Nam (2005), “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”.
Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần
tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp vì hoạt động du lịch vừa có đặc
điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa xã hội.

1.1.2. Du khách
Địa bàn diễn ra hoạt động du lịch thường là nơi hấp dẫn, lối cuốn trí tị mị, tìm
kiếm học hỏi những kiến thức về giá trị tự nhiên, văn hoá, lịch sử, thoả mãn những nhu
cầu khác của con người. Từ đó xuất hiện khái niệm là du khách, du khách là chủ thể của
hoạt động du lịch, có vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch.


Thị trường khách du lịch có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu ngành du lịch
cũng như cơ cấu các sản phẩm dịch vụ du lịch. Người ta thường phân biệt khách du
lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
Về sau có nhiều học giả đưa ra những khái niệm mới về du khách:
- Theo quan điểm của nhà kinh tế học người Áo Jozepstander: “Khách du lịch
là loại khách đi lại theo ý thích ngồi nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn những
nhu cầu sinh hoạt cao cấp không đuổi theo mục tiêu kinh tế.”
- Hiệp hội du lịch quốc tế lại đưa ra định nghĩa:“ Khách du lịch quốc tế là
những người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ở ngoài nơi cư trú thường
xuyên của họ trong thời gian 24h trở lên.”
1.1.3. Phát triển du lịch bền vững
Có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển du lịch bền vững.
Theo A.Machado (2003) đã định nghĩa du lịch bền vững là “Các hình thức du
lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa
phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau.
Du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá hủy tài nguyên mà tương lai của du lịch
phụ thuộc vào đó, đặc biệt là mơi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng
địa phương.”
Theo hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), năm 1996 thì “Du lịch
bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn
đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”.
Tại hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc tại Rio de Janeiro
năm 1992, tổ chức du lịch thế giới (WTO) đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch bền vững

là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du
lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các tài
nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có
kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã
hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự tồn vẹn về văn hóa,
đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và hệ thống hỗ trợ cho cuộc
sống con người.”


Như vậy, du lịch bền vững không phải là một loại hình hay một trào lưu du
lịch mà là một quan niệm hay đúng hơn là một cương lĩnh phát triển du lịch của thời
đại.
Mục tiêu của du lịch bền vững là:
- Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường.
- Cải thiện tính cơng bằng xã hội trong phát triển.
- Cải thiện chất lượng sống của cộng đồng bản địa.
- Đáp ứng cao độ nhu cầu của khách du lịch.
- Duy trì chất lượng môi trường.
1.2. Ý nghĩa của hoạt động du lịch
1.2.1. Ý nghĩa kinh tế
Ngành du lịch có tác động tích cực đến nền kinh tế đất nước và của vùng thơng
qua việc tiêu dùng của khách du lịch. Ngồi ra du lịch cũng tác động mạnh lên lĩnh
vực lưu thông và gây ảnh hưởng lớn lên những lĩnh vực khác của các quá trình tái
sản xuất xã hội.
1.2.1.1. Du lịch ảnh hưởng đến cán cân thu chi
Kinh tế du lịch gây biến đổi lớn trong cơ cấu của cán cân thu chi của đất nước,
của vùng du lịch.
Đối với du lịch quốc tế, việc du khách quốc tế mang ngoại tệ đến đổi và tiêu ở
khu du lịch làm tăng tổng số tiền trong cán cân thu chi của vùng và của đất nước.
Đối với du lịch nội địa, việc tiêu tiền của người dân ở vùng du lịch cũng gây

biến động trong cơ cấu cán cân thu chi của nhân dân theo vùng.
Trong quá trình hoạt động, du lịch đòi hỏi số lượng lớn vật tư và hàng hóa đa
dạng. Ngồi ra việc khách mang tiền kiếm được từ nơi khác đến tiêu ở vùng du lịch
góp phần làm sống động kinh tế ở vùng du lịch và ở đất nước du lịch. Du lịch góp
phần huy động nguồn vốn rỗi rãi trong nhân dân vào vòng trung chuyển vì chi phí
cho hành trình du lịch là từ tiết kiệm của dân.
1.2.1.2. Du lịch ảnh hưởng đến các ngành kinh tế
Thông qua lĩnh vực lưu thông mà du lịch có ảnh hưởng tích cực lên sự phát
triển của ngành cơng nghiệp và nơng nghiệp. Du lịch ln địi hỏi hàng hóa có chất


lượng cao, phong phú về chủng loại, mỹ thuật và hình thức.
Do vậy du lịch góp phần định hướng cho sự phát triển của các ngành ấy trên
các mặt: số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm và việc chuyên mơn hóa của các
xí nghiệp trong sản xuất.
Du lịch cịn có tác động đến sự phát triển của các ngành khác trong nền kinh tế
quốc dân như: thông tin, xây dựng, y tế, thương nghiệp, điều này còn được thể hiện
ở chỗ :
- Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch của một vùng không chỉ thể hiện ở những
chỗ có tài nguyên du lịch mà bên cạnh chúng phải có cả cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ
thống đường xá, nhà ga, bưu điện, sân bay, ngân hàng, mạng lưới thương nghiệp…
- Việc tận dụng đưa những nơi có tài nguyên du lịch vào sử dụng, kinh doanh
đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống đường xá, mạng lưới thương nghiệp,… qua đó
cũng kích thích sự phát triển tương ứng của các ngành có liên quan.
Ngồi ra, du lịch phát triển còn đánh thức một số ngành sản xuất thủ công cổ
truyền.
1.2.1.3. Du lịch ảnh hưởng đến thu nhập quốc dân
Kinh tế du lịch góp phần làm tăng thu nhập quốc dân :
a. Đối với khách du lịch quốc tế
Hoạt động du lịch quốc tế là nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Ở các

nước du lịch phát triển thu nhập ngoại tệ từ du lịch chiếm 20% hoặc hơn thu nhập
ngoại tệ của đất nước. Ngoại tệ thu nhập từ du lịch quốc tế làm sống động cán cân
thanh toán của đất nước du lịch và thường được sử dụng để mua sắm máy móc,
thiết bị cần thiết cho quá trình tái sản xuất xã hội. Do vậy, du lịch quốc tế góp phần
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho đất nước.
Du lịch quốc tế còn là phương tiện tuyên truyền và quảng cáo không mất tiền
cho đất nước du lịch. Khi khách đến khu du lịch, khách du lịch có điều kiện làm
quen với một số mặt hàng ở đó. Khi trở về đất nước của mình, khách bắt đầu tìm
kiếm những thứ đó ở thị trường địa phương và nếu khơng tìm được khách có thể
yêu cầu cơ quan ngoại thương nhập khẩu mặt hàng ấy. Theo cách này du lịch quốc
tế góp phần tuyên truyền cho nền sản xuất của nước du lịch chủ nhà.


Sự phát triển của du lịch quốc tế cịn có ý nghĩa quan trọng đến việc mở rộng
và củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế theo các hướng: ký kết các hợp đồng
trao đổi khách giữa các nước, các tổ chức và các hãng tổ chức du lịch, tham gia vào
các tổ chức quốc tế về du lịch.
b. Đối với khách du lịch nội địa
Du lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cố sức khỏe cho nhân dân lao động do
vậy góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội. Ngoài ra du lịch nội địa còn giúp
cho việc sử dụng cơ sở vật chất của du lịch quốc tế được hợp lý hơn.Vào trước và
sau thời vụ du lịch, khi khách quốc tế vắng có thể sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật ấy
vào phục vụ khách du lịch nội địa.
Việc phát triển du lịch nội địa sẽ tạo ra nhiều công ăn, việc làm và tạo điều
kiện tăng thu nhập cho nhân dân địa phương.
1.2.2. Ý nghĩa xã hội
Thông qua du lịch, con người được thay đổi mơi trường, có ấn tượng và cảm
xúc mới, thoả mãn được trí tị mị, đồng thời mở mang kiến thức, đáp ứng lòng ham
hiểu biết, do đó góp phần hình thành phương hướng đúng đắn trong mơ ước sáng
tạo, trong kế hoạch cho tương lai của con người- khách du lịch.

Trong thời gian đi du lịch, khách thường sử dụng các dịch vụ, hàng hóa và
thường xuyên tiếp xúc với dân địa phương. Thông qua các cuộc giao tiếp đó văn
hóa của cả khách du lịch và của người bản xứ được trau dồi và nâng cao. Du lịch
tạo khả năng cho con người mở mang hiểu biết lẫn nhau, hiểu biết về lịch sử, văn
hóa, phong tục tập quán, đạo đức, chế độ xã hội, kinh tế… Du lịch còn làm giàu và
phong phú thêm khả năng thẩm mỹ của con người khi họ được tham quan các kho
tàng mỹ thuật của một đất nước.
Thơng thường tài ngun du lịch thiên nhiên thường có nhiều ở những vùng
núi xa xôi, vùng ven biển hay nhiều vùng hẻo lánh khác. Việc khai thác đưa những
tài ngun này vào sử dụng địi hỏi phải có đầu tư về nhiều mặt: giao thông, bưu
điện, kinh tế, văn hóa xã hội… Do vậy việc phát triển du lịch làm thay đổi bộ mặt
kinh tế - xã hội ở những vùng đó và cũng vì vậy mà góp phần làm giảm sự tập trung
dân cư ở những vùng trung tâm.


Ngồi ra sự phát triển du lịch cịn có ý nghĩa lớn đối với việc góp phần khai
thác bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, góp phần bảo vệ và phát triển môi trường
thiên nhiên xã hội.
1.2.3. Ý nghĩa tư tưởng - chính trị
Du lịch cịn là phương tiện giáo dục lịng u đất nước, gìn giữ và nâng cao
truyền thống dân tộc. Thông qua những chuyến đi tham quan, nghỉ mát, vãn cảnh…
Người dân có điều kiện làm quen với cảnh đẹp, với lịch sử và văn hóa dân tộc qua
đó thêm u đất nước mình.
Du lịch có vai trị như một nhân tố củng cố hịa bình, đẩy mạnh các mối giao
lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con
người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau.
Du lịch là giấy thơng hành của hịa bình, là phương tiện giáo dục lòng mến
khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình
hữu nghị giữa các dân tộc.



CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA VƯỜN QUỐC
GIA XUÂN SƠN GIAI ĐOẠN 2006- 2010
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch ở vườn quốc gia Xuân Sơn
2.1.1. Vị trí địa lý
VQG Xuân Sơn nằm về phía tây của huyện Tân Sơn (được tách ra từ huyện
Thanh Sơn), tỉnh Phú Thọ, nằm trong vùng tam giác ranh giới giữa 3 tỉnh: Phú Thọ,
Hồ Bình và Sơn La. Toạ độ địa lý: 21 003’ đến 21 0 12’ vĩ độ Bắc, 104 051’ đến
105 001’ kinh độ Đơng, tổng diện tích của VQG là 15.048ha, trong đó khu bảo vệ
nghiêm ngặt (cịn gọi là vùng lõi) có diện tích 9.099ha. Phía bắc giáp xã Thu Cúc,
phía Nam giáp huyện Đà Bắc tỉnh Hồ Bình, phía Tây giáp huyện Phù n tỉnh Sơn
La, phía Đơng giáp các xã: Tân Phú, Mỹ Thuận, Long Cốc và Vinh Tiền, phía Tây
Nam giáp khu BTTN Phu Canh và hồ thuỷ điện Hồ Bình, phía Tây Bắc giáp khu
BTTN Tà Xùa và hồ thuỷ điện Sơn La.
VQG Xuân Sơn nằm trong một vùng đồi núi thấp và trung bình thuộc lưu vực
sơng Bứa, nơi kết thúc của dãy Hồng Liên toả rộng từ hữu ngạn sông Hồng sang
đến tả ngạn sông Đà bao gồm cả huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ. Sơng Bứa và các
chi lưu của nó toả nhiều nhánh ra gần như khắp vùng. Nhìn tồn cảnh các dãy đồi
núi chỉ cao chừng 600 - 700m, hình dáng khá mềm mại vì chúng được cấu tạo bởi
các loại đá phiến biến chất quen thuộc. Cao nhất là đỉnh núi Voi 1386 m, tiếp đến là
núi Ten 1.244m, núi Cẩn 1.144m.
Các thung lũng trong vùng mở rộng và uốn lượn khá phức tạp. Sự chia cắt theo
chiều sâu cũng khá lớn, các sườn núi khá dốc, bình quân 20 0.
2.1.2. Tài nguyên du lịch
2.1.2.1. Tài nguyên du lịch thiên nhiên
VQG nằm trên hệ thống núi đá vơi có độ cao từ 700 đến 1.300m, rất thích hợp
phát triển du lịch thiên nhiên, trong VQG có rất nhiều hang động đá với thạch nhũ
đẹp, kỳ thú… và đa dạng sinh học cao. Có thể nhận thấy VQG có tiềm năng phát
triển nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch
kết hợp với nghiên cứu khoa học, du lịch hang động,…



a. Cảnh quan thiên nhiên

Hình 2.1 Một góc VQG Xn Sơn

VQG Xn Sơn nằm trên địa hình có lịch sử hình thành và phát triển rất phức
tạp và lâu dài. Mỗi giai đoạn được đánh dấu bởi những quá trình thành tạo đặc trưng
cho các hoạt động kiến tạo đứt gãy, chuyển động nâng trồi, uốn nếp tạo núi và
chuyển động sụt lún tạo các bồn trũng trầm tích. Các bối cảnh kiến tạo là nguyên
nhân tạo ra tính đa dạng địa chất, địa hình, địa mạo, mạng lưới thủy văn, tạo ra
những cảnh quan huyền bí, những cánh rừng hoang sơ nguyên thủy như một bảo
tàng thiên nhiên khổng lồ.
Trong diện tích của Vườn với kiểu địa hình núi đá vơi là chủ yếu, có 3 đỉnh
núi cao trên 1000m đó là các đỉnh: Núi Voi, núi Ten và núi Cẩn. Ba đỉnh nối với
nhau tạo thành tam giác liền kề mỗi cạnh gần 5km là địa điểm hấp dẫn với mơn thể
thao leo núi. Trên núi có nhiều cánh rừng nguyên sinh đẹp với nhiều cây cổ thụ và
các loại chim thú. Đứng trên các đỉnh núi này có thể ngắm tồn cảnh của VQG
Xn Sơn và xa hơn là hồ thủy điện Hịa Bình và Sơn La. Bao phủ xung quanh là
kiểu rừng kín lá rộng thường xanh còn ở trạng thái nguyên sinh rất hấp dẫn đối với
khách du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học.
VQG nằm trong hệ thống sông Bứa, hệ thống thác nước trong khu vực được
tạo bởi các con suối đổ từ trên núi xuống rất đẹp đó là: Thác Xoan, Thác Lưng Trời,


Thác Kẹm, Thác 99 tầng, Thác Tô Anh, Thác Tô Em, Thác nước Mọc
b. Hệ thống hang động:

Hình 2.2 :Hang Thiên Nga - VQG Xuân Sơn


Hệ thống hang động đá vơi rất phong phú và đa dạng. Q trình karst do hịa
tan và ngưng đọng cacbonat hình thành nên nhũ đá, cột đá, măng đá đa dạng và hấp
dẫn. Hiện nay đã phát hiện khoảng 30 hang động có các kích thước lớn nhỏ khác
nhau: Hang Lun, Hang Lạng, Hang Thổ Thần, Hang Na, Hang Dơi, Hang Sơn
Dương, Hang Thiên Nga, Hang Chồn Trắng, Hang Trăng Tròn. Hang Lạng là hang
lớn nhất và dài nhất ăn sâu vào núi Ten, vịm hang có chỗ cao tới 20m rộng 20m.
c. Tính đa dạng sinh học
Đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai đã tạo cho Xuân Sơn trở thành
trung tâm đa dạng sinh học về động thực vật.
- Đa dạng về thảm thực vật:


Hình 2.3: Sự ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều
loại cây lá nhỏ phát triển

Theo kết quả đầu tiên đã xác định các hệ sinh thái VQG Xuân Sơn có 7 hệ
sinh thái chính: rừng trên núi đá vôi; rừng trên núi đất; trảng cỏ cây bụi, tre nứa;
nông nghiệp; khu dân cư; rừng trồng và hệ sinh thái các thủy vực. Trong số 7 hệ
sinh thái thì hệ sinh thái rừng trên núi đá vơi có nhiều nét độc đáo.
Tuy có bị tác động nhưng nó vẫn giữ được dáng vẻ nguyên sinh, với diện tích
khoảng 1.661ha, trải dài theo các sườn núi từ phía Bắc xuống phía Nam, xứng đáng
là đại diện cho vùng địa lý sinh vật Tây Bắc. Với độ cao tối đa so với mặt biển là
1.386m (đỉnh núi Voi), vùng núi đá vôi Xuân Sơn ở độ cao dưới 700m được che
phủ bởi kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh cây lá rộng, ẩm, nhiệt đới, cấu
trúc 5 tầng, trong đó tầng vượt tán gồm những cây gỗ lớn, đường kính hàng mét,
cao tới 30 - 35m như chò chỉ, sâng, trai, nghiến v.v…
Ở độ cao từ 700m trở lên là kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh, cây lá rộng á
nhiệt đới. Ngoài một số loại thường xanh hay rụng lá thuộc các họ long não, dẻ, hồ
đào v.v… còn gặp một số loại thuộc ngành hạt trần như dẻ tùng sọc trắng hẹp, kim
giao núi đá, thông tre lá dài. Cấu trúc của kiểu rừng này có 4 tầng, khơng có tầng

vượt tán, tầng ưu thế sinh thái cao tối đa không vượt quá 25m. Cả hai kiểu thảm
thực vật vừa nêu hiện khơng có nhiều ở nước ta.
Sự đa dạng của các hệ sinh thái làm nền tảng cho sự hình thành các kiểu thảm thực


vật khác nhau, không chỉ tạo ra sự phong phú về thành phần loài của hệ thực vật mà
cho cả hệ động vật vì các hệ sinh thái là nơi cư trú, cung cấp thức ăn cho các lồi
động vật.

Hình 2.4: Chuối cô đơn

Bảng 2.1 : Thành phần thực vật VQG Xn Sơn
Ngành thực vật

Số họ

Số chi

Số lồi

Khuyết lá thơng (psilotophya)

1

1

1

Thông đất (Lycopodiophyta)


2

3

5

Quản bút (Equisetophyta)

1

1

1

Dương xỉ (polypodiophyta)

15

21

42

Thông (pinophyta)

4

5

5


Ngọc Lan (Magnoliophyta)

111

444

672

- Lớp Ngọc lan (Magnoliophyta)

94

357

541

- Lớp Hành (Lipliopsida)

17

87

131

Tổng số

134

475


726

Nguồn: Số liệu thống kê của Sở Văn Hoá, Thể Thao và Du Lịch Phú Thọ năm 2010


Bảng 2.2: So sánh khu hệ thực vật Xuân Sơn với một số VQG, khu bảo tồn
thiên nhiên miền Bắc năm 2009
Vườn quốc gia

Diện tích(ha)

Số họ

Số chi

Số lồi

VQG Ba Vì

6.786

98

472

812

VQG Tam Đảo

36.883


130

344

490

VQG Ba Bể

7.610

114

300

417

Khu BTTN Na Hang

7.091

121

-

607

Khu BTTN Hữu Liên

10.640


162

506

795

VQG Xuân Sơn

15.048

134

475

726

Nguồn: Số liệu thống kê của Sở Văn Hoá, Thể Thao và Du Lịch Phú Thọ năm 2010
Theo hai bảng thống kê trên kết hợp với điều tra bước đầu và tập hợp tài liệu,
đã thống kê được 726 lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc 475 chi và 134 họ. Đứng
thứ nhất so với các vườn quốc gia và khu BTTN miền Bắc. Trong các ngành thực
vật đã ghi nhận được thì ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm đa số với 111 họ,
sau đó là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 15 họ, ngành Thông (Pinophyta)
với 4 họ rồi đến ngành Thơng đất (Lycopodiophyta) với 2 họ và ít lồi nhất là 2
ngành Khuyết lá thơng và ngành Quản bút với 1 họ.
Từ kết quả sơ bộ trên, có thể nói rằng hệ thực vật VQG Xuân Sơn khá giàu về
thành phần loài so với các vườn quốc gia và khu BTTN trong cả nước. Với một thời
gian ngắn, những phát hiện về hệ thực vật VQG Xuân Sơn phần nào cũng tự thể
hiện được tính đa dạng cao của chúng. Nếu tiến hành điều tra tỷ mỉ hơn nữa thì số
lồi thực vật sẽ cịn cao hơn nhiều.

Trong thành phần thực vật ở Xuân Sơn thấy đầy đủ các yếu tố thực vật có liên
quan đến khu hệ thực vật Việt Nam. Trước hết là khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt
Nam - Nam Trung Hoa gồm các đại diện tiêu biểu là các cây trong họ Dẻ
(Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Ĩc chó (Juglandaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ
Đậu, họ Ngọc lan (Magnoliaceae),... Đây là yếu tố chiếm ưu thế trong hệ thực vật
Xuân Sơn. Ngoài ra cịn có các luồng thực vật di cư khác:


Luồng di cư thứ nhất, từ phía Nam đi lên là luồng các yếu tố Malaixia Indonexia trong đó họ Dầu (Dipterocarpaceae) là họ tiêu biểu với 6 lồi: Chị nâu
(Dipterocarpus retusus), Chò chỉ (Shorea chinensis), Sao trung hoa (Hopea
chinensis), Táu nước (Vatica glabrata), Táu lá ruối (Vatica odorata subsp.
Odorata) và Táu muối (Vatica diospyroides) đều là những loài trong họ Dầu di cư
lên phía bắc xa hơn cả.
Luồng di cư thứ hai, từ phía Tây Bắc đi xuống bao gồm các yếu tố vùng ôn đới
theo độ vĩ Vân Nam - Quí Châu và chân dãy núi Himalaya, trong đó có các lồi cây
ngành Thơng (Pinophyta), họ Đỗ qun (Ericaceae) và các loài cây lá rộng rụng lá
thuộc họ Dẻ (Fagaceae), họ Thích (Aceraceae).
Luồng di cư thứ ba, từ phía Tây và Tây Nam lại, là luồng các yếu tố Indonexia
- Malaixia của vùng khô hạn Ấn Độ - Miến Điện, tiêu biểu là một số loài rụng lá
như Sâng (Pometia pinnata), họ Bàng (Combretaceae)...
Ngoài ra Xuân Sơn cũng là kho giống bản địa, kho cây thuốc khổng lồ, hiện đã
thống kê được 665 loài thuốc. Một số cây thuốc tiêu biểu như: Ngũ gia bì, Kim tiền thảo,
Hoằng đăng, Thạch xương bồ, Thiên niên kiện, Thổ phục linh, Ba gạc… Ngoài ra cũng
phát hiện trên 300 loại thực vật tự nhiên làm rau ăn và không thể không nhắc tới rau
Sắng tự nhiên của VQG Xuân Sơn là một loại rau ngon, bổ có hàm lượng dưỡng chất
cao là đặc sản của VQG hiện đang được nhân giống để phát triển.
- Đa dạng hệ động vật:
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát động vật rừng trong vườn quốc gia Xn Sơn năm
2009
TT


Lớp

Tổng số

Số lồi có

Số lồi

Số lồi

lồi

mẫu

quan sát

phỏng đốn
15

1

Thú

69

12

42


2

Chim

240

5

235

3

Bị sát

32

17

10

5

4

Lưỡng thê

24

10


22

2

Nguồn: Số liệu thống kê của Sở Văn Hoá, Thể Thao và Du Lịch Phú Thọ năm 2010


Bảng 2.4: So sánh thành phần động vật Xuân Sơn với các Vườn quốc gia và
các Khu bảo tồn thiên nhiên năm 2009
Vườn quốc gia

Thú (số loài)

Chim (số loài)

VQG Hoàng Liên Sơn

33

208

Khu BTTNH Hữu Liên

53

127

VQG Ba Bể

68


152

VQG Cát Bà

20

69

Khu BTTN Kim Hỉ

67

143

VQG Phong Nha Kẻ

102

208

69

240

Bàng
Xuân Sơn

Nguồn: Số liệu thống kê của Sở Văn Hoá, Thể Thao và Du Lịch Phú Thọ năm 2010
Qua bảng số liệu cho thấy hệ động vật của vườn quốc gia Xuân Sơn rất phong

phú, đa dạng và có nhiều lồi q hiếm. Tại đây hiện có 365 lồi động vật trong đó
46 lồi ghi trong sách đỏ Việt Nam và 18 loài được ghi trong sách đỏ Thế giới. Các
loài động vật đặc trưng như: Voọc xám, vượn Chó, Cầy bạc má, Sóc bụng đỏ đi
trắng, Gấu, Báo, Sơn dương… về chim có: gà Lơi, gà Tiền, Đại bàng đất… Một số
loài đặc hữu mới được phát hiện như cá Cóc bụng đỏ, cá Anh vũ, cá Rầm xanh…
càng làm cho Xuân Sơn trở nên hấp dẫn, quyến rũ hơn. Động vật có xương sống ở
cạn Xuân Sơn đã được khảo sát từ 1991. Từ khi xây dựng dự án đầu tư khu Bảo tồn
thiên nhiên cho tới nay đã có nhiều đợt khảo sát nghiên cứu cộng với kết quả khảo
sát của các đoàn lập dự án đầu tư (2003), đã thống kê được 365 loài. Cụ thể là: Thú
69 loài, Chim 240 loài, Bị sát 32 lồi, và Lưỡng thê 24 lồi. So với các kết qủa
khảo sát cũ thì đợt khảo sát vừa qua đã bổ sung 70 loài Chim, 8 loài Thú và một số
lồi Lưỡng thê, Bị sát.
Hệ động vật có 46 lồi động vật q hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
(chiếm 12,6% tổng số loài của Xuân Sơn), 18 lồi có tên trong Sách Đỏ thế giới
IUCN 1996 (chiếm 4,9% số loài của Xuân Sơn)


Trong Vườn quốc gia đã ghi nhận được một số loài đặc hữu sau: Vượn đen
tuyền (Hylobates concolor), Voọc xám (Trachypithecus phayrei), Sóc bay lớn
(Petaurista pentaurista), Các lồi Khỉ (Macaca sp), Niệc nâu (Anorrlinus tickelli),
Cú lợn rừng (Phodilus badius).
Trong số các loài bị đe doạ toàn cầu ghi nhận cho Vườn quốc gia, nhiều lồi động
vật có giá trị bảo tồn cao như: Hổ (Panthera tigris), Báo hoa mai (Panthera
pardus), báo gấm (neofelis neebulosa), Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Sơn dương
(Capricornis sumatraensis), Vượn đen (Hylopathes concolor)....

Hình 2.7: Gà nhiều cựa

2.1.2.2. Tiềm năng du lịch nhân văn
Sức lôi cuốn của VQG Xuân Sơn ngoài cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái đa

dạng phong phú… cịn là những giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào Dao và
Mường đang sống trong vùng lõi của vườn. Trong VQG có 10 xóm (đơn vị tính
tương đương thơn) gồm: Cỏi, Lấp, Dù, Lạng, Lùng Mằng (xã Xuân Sơn), Thân (xã
Đồng Sơn), Nước Thang (xã Xuân Đài), Xoan, Tân Ong, Hạ Bằng (xã Kim
Thượng).
Các xóm này phân bố chủ yếu dưới chân các dãy núi đá vôi và núi đất, ở độ
cao từ 200 - 400 m so với mực nước biển, tập trung ở phía đơng, một phần phía bắc
và nam của VQG.
Dân cư của các xóm này chủ yếu là 2 dân tộc chính: Dao (Mán) chiếm 69,24%


và Mường chiếm 27,65% dân số, chỉ có 4 khẩu người Kinh sinh sống tại đây.
Người Dao hay còn gọi là người Mán là một trong những người có dân số và
phân bố rộng ở miền Bắc nước ta. Tại VQG, người Dao phân bố ở các xóm Dù, Cỏi,
Lùng Mằng, Xoan, Tân Ong, Hạ Bằng và Thân. Người Dao ở đây còn giữ được nhiều
phong tục tập quán và truyền thống đặc trưng cho người Dao ở Việt Nam.
Phụ nữ Dao vẫn giữ được nghề in hoa văn trên váy và khăn. Họ thường in
nhiều loại hoa văn với nhiều loại váy và khăn khác nhau. Ngày thường, phụ nữ Dao
vẫn mặc váy truyền thống.
Đàn ông Dao từ 9 tuổi trở lên phải làm một thủ tục quan trọng nhất trong đời,
đó là lễ lập tỉnh. Khi làm xong thủ tục này, họ mới được coi là người đàn ơng thực
thụ để có thể đàng hồng cưới vợ và tham gia những việc quan trọng của cộng
đồng. Nếu không làm thủ tục này, người đàn ông vẫn được lấy vợ và tham gia
những cơng việc khác của xóm, nhưng chỉ giữ vai trò như người chưa trưởng thành.
Điệu múa truyền thống ở đây là múa xoè đặc biệt được ưu tiên trong ngày lễ này.
Trong sản xuất và sinh hoạt, người Dao cịn mang tính cộng đồng rõ nét. Khi
một gia đình làm nhà, hoặc làm ruộng, nương rẫy, thường những người thân hoặc
một nhóm hộ gia đình cùng tham gia hỗ trợ. Trước đây người Dao sống du canh du
cư. Từ những năm 1970 trở lại đây, người Dao đã định cư ổn định theo chủ trương
của Nhà nước. Tuy nhiên, họ vẫn du canh bằng hình thức sản xuất lương thực trên

nương rẫy không cố định.
Dân tộc Mường là nhóm dân tộc thiểu số có dân số lớn nhất và vùng phân bố
rộng nhất trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Người Mường sinh sống hầu hết ở
các tỉnh trung du và miền núi từ Thanh Hoá trở ra. Tại VQG Xuân Sơn, người
Mường sống thành từng xóm riêng biệt tại các xóm Lấp, Lạng và Nước Thang và
một số ít sinh sống trong các xóm Dù.
Người Mường ở đây vẫn cịn giữ được bản sắc đặc trưng của mình. Tại các
xóm người Mường, hầu hết họ vẫn làm nhà sát nhau và là nhà sàn. Nhà sàn của họ
thể hiện rõ những nét kiến trúc, hoa văn độc đáo. Nhà sàn thường rộng, có nhà rộng
tới 100m2 .
Ngày nay, vào các xóm người Mường, rất ít gặp họ mặc trang phục truyền


thống, mà họ thường mặc âu phục. Chỉ trong những ngày lễ hội, tết cổ truyền họ
mới vận trang phục truyền thống. Tuy nhiên, người dân vẫn giữ được nghề dệt vải
cổ truyền dùng may váy áo và khăn. Trong sinh hoạt văn hoá, người Mường thường
tổ chức các lễ hội vào dịp cưới hỏi, tết cổ truyền với nhiều trị chơi giải trí như hát
ví, kể truyện người Mường, múa đâm đuống...
Trong sản xuất người Mường vẫn giữ được tính cộng đồng. Họ thường hỗ trợ
lẫn nhau trong các công việc cần nhiều sức lực như làm ruộng, nương rẫy, săn bắt,
hái lượm. Người Mường có truyền thống làm ruộng nước lâu đời, vì vậy ruộng
nước của họ thường rất ổn định và bền vững. Trong VQG có 10 xóm người dân
sinh sống, hầu hết là đồng bào dân tộc Mường và Dao. Cộng đồng dân cư ở đây đã
nhiều năm tham gia quản lý bảo vệ rừng trong công cuộc bảo tồn của khu bảo tồn
thiên nhiên trước đây và VQG hiện nay.
Cộng đồng các dân tộc thiểu số hiện vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc thể
hiện trong trang phục, uống rượu hoẵng, cơm lam, múa xoè, đan lát đồ dùng thủ
công, dệt thêu, in thổ cẩm, các phương thức canh tác cổ truyền.... Đây cũng là một
trong những tiềm năng của du lịch sinh thái - nhân văn.
Xuân Sơn đang nổi tiếng với những đặc sản của rừng hết sức bình dị nhưng

cũng rất hấp dẫn: bát canh rau sắng ngọt bổ, đĩa măng tre luộc ngăm đắng chấm
muối vừng thơm và béo, các loại cá suối thơm ngon; đặc biệt loài gà nhiều cựa gắn
với truyền thuyết gà 9 cựa trong lễ vật thách cưới của vua Hùng đối với Sơn Tinh
và Thủy Tinh là một trong các đặc sản quí hiếm và ngon; và cả món thịt chua đặc
sắc có hơn chục năm tuổi với hương vị độc đáo không mấy ai dễ gì đã được thưởng
thức.
Với những giá trị về cảnh quan thiên nhiên, địa chất, địa mạo, hệ thống động
thực vật đa dạng phong phú và nhiều loài đặc hữu, q hiếm cùng với những giá trị
văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao, Mường… hiện đang được bảo tồn,
lưu giữ và phát triển, VQG Xuân Sơn thực sự là một danh thắng tuyệt đẹp và điểm
đến kỳ thú, hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.


2.1.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Dân cư và nguồn l ao động
Bảng 2.5: Thành phần dân số và lao động tại Xuân Sơn năm 2009
( Đơn vị: người)
TT

Xóm

Số hộ

Nữ

Lao động

L.động nữ
chính


1

Lạng

278

135

85

45

2



175

84

40

21

3

Cỏi

341


268

102

56

4

Lấp

175

86

38

20

5

Lùng Mằng

107

57

31

16


6

Xoan

207

112

45

23

7

Tân Ong

149

80

34

16

8

Hạ Bằng

362


195

97

45

9

Nước Thang

455

242

125

70

10

Thân

481

251

142

74


Tổng cộng

2730

1510

739

386

Số liệu điều tra của Sở VHTTDL tháng 9/2010
Qua bảng số liệu cho thấy nguồn lao động từ phía đồng bào các dân tộc địa
phương hiện nay rất lớn trong đó lao động nữ chiếm đa số với 386 người. Tuy nhiên
phụ nữ phần lớn không được tham gia vào quá trình ra quyết định về các hoạt động
quản lý và bảo vệ rừng, họ dẫn đầu các bên tham gia thu hái các sản phẩm rừng từ
VQG để sử dụng và để bán. Phụ nữ phải làm các công việc vất vả, ít có các cơ hội
tham gia các hoạt động xã hội như nam giới đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu số. Công
việc được thực hiện bởi phụ nữ và nam giới chia theo sự sản xuất, tái sản xuất và sử
dụng tài nguyên. Phụ nữ tham gia vào cả ba phạm trù trong khi đó nam giới gần như
tham gia vào các công việc quản lý gia đình, khơng kể đám ma, đám cưới và các cuộc
họp và phần lớn tập trung vào săn bắt và các hoạt động khai thác gỗ trái phép.


×