Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Xây dựng hướng dẫn một số bài thực hành thí nghiệm thuộc chương i , II, III, phần sinh học tế bào, môn sinh học 10 – THPT bằng phương pháp hiện thực ảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.41 KB, 93 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH
----------

NGUYỄN THỊ DOÃN HÀ

Xây dựng hướng dẫn một số bài thực hành thí
nghiệm thuộc Chương I , II, III, phần: Sinh
học tế bào, môn Sinh học 10 – THPT bằng
phương pháp hiện thực ảo
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 1
1.Lí do chọn đề tài: ................................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: .......................................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu: ........................................................................................................ 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................... 3
1.1.Tổng quan về tình hình nghiên cứu ứng dụng CNTT vào trong dạy học: ....................... 3
1.1.1.Trên thế giới:................................................................................................................. 3
1.1.2.Ở Việt Nam: .................................................................................................................. 4
1.2. Cơ sở lý luận. .................................................................................................................. 5
1.2.1. Khái niệm về TN .......................................................................................................... 5
1.2.2. Các qui tắc tiến hành TN.............................................................................................. 6
1.2.3. Cách tiến hành TN ....................................................................................................... 7
1.2.4. Phân loại TN thực hành trong dạy học SH .................................................................. 7
1.2.4.1. Theo mục đích của lí luận dạy học ........................................................................... 7
1.2.4.2. Theo thời gian cho kết quả TN ................................................................................. 8
1.2.4.3. Theo địa điểm tiến hành TN ..................................................................................... 8


1.2.5. Vai trò của TN thực hành trong dạy học SH................................................................ 8
1.2.3. Phương pháp hiện thực ảo............................................................................................ 9
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................................ 9
1.4. Quy trình xây dựng các bài hướng dẫn thực hành thí nghiệm bằng phương pháp hiện
thực ảo .................................................................................................................................. 13
1.4.1. Các nguyên tắc cơ bản khi xây dựng các bài hướng dẫn thực hành thí nghiệm bằng
phương pháp “hiện thực ảo”. ............................................................................................... 13
1.4.1.1. Nguyên tắc phù hợp với chương trình SGK ........................................................... 13
1.4.1.2. Nguyên tắc phù hợp với nội dung ........................................................................... 13
1.4.1.3. Nguyên tắc phù hợp với đối tượng ......................................................................... 13
1.4.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan, thẩm mĩ ......................................................... 13
1.4.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả, hữu dụng ........................................ 14
1.4.2. Các bước xây dựng bài hướng dẫn thực hành thí nghiệm học thực hành thí nghiệm
mơn SH lớp 10 (NC) – THPT bằng phương pháp “hiện thực ảo”........................................ 14
1.5. Một số công cụ ứng dụng CNTT trong việc xây dựng một số huớng dẫn thực hành thí
nghiệm thuộc Chương I , II, III Phần hai: Sinh học tế bào, môn Sinh học 10 – THPT bằng
phương pháp hiện thực ảo. [2] ............................................................................................. 15
1


1.5.1 Microsoft Office:......................................................................................................... 15
1.5.2. Trình xử lý phim Corel VideoStudio Pro X4:............................................................ 16
1.5.3. Trình chuyển đổi định dạng đa chức năng Format Factory 2.30: .............................. 17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 19
2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................................. 19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 19
2.1.2. Khách thể nghiên cứu ................................................................................................ 19
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................................. 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 19
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ............................................................................ 20

2.2.2.Phương pháp chuyên gia ............................................................................................. 20
2.2.3. Phương pháp điều tra cơ bản...................................................................................... 20
2.2.4. Phương pháp xây dựng phim và bài giảng: ............................................................... 20
2.2.4.1. Xây dựng phim: ...................................................................................................... 20
2.2.4.2. Xây dựng các bài hướng dẫn TN thực hành theo phương pháp hiện thực ảo ......... 20
2.2.5. Phương pháp thử nghiệm thí nghiệm ......................................................................... 21
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ............................................................................. 22
3.1. Phân tích thực trạng dạy học các bài TN thực hành ở trường THPT........................... 23
3.2. Kết quả phân tích nội dung chương trình và đưa ra các phương án cải tiến. ................ 25
3.3. Một số ví dụ minh họa qui trình thử nghiệm và cải tiến các TN .................................. 29
3.3.1. TN về ảnh hưởng của nhiệt độ, pH đối với hoạt tính của amilaza ............................. 29
3.3.2. TN sự thẩm thấu của tế bào ....................................................................................... 37
3.4. Kết quả xây dựng các bài hướng dẫn thực hành, thí nghiệm bằng phương pháp hiện
thực ảo:................................................................................................................................. 44
3.5. Đề xuất phương pháp sử dụng hệ thống giáo án, câu hỏi trắc nghiệm và phim hỗ trợ
dạy học thực hành thí nghiệm mơn sinh học lớp 10 chương trình nâng cao – THPT bằng
phương pháp hiện thực ảo..................................................................................................... 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 45
1. Kết luận ............................................................................................................................ 45
2. Kiến nghị.......................................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 47
PHỤ LỤC............................................................................................................................. 48


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Số tiết lí thuyết và thực hành phần SH tế bào – SH10 THPT ........................ 10
Bảng 1.1. Bảng phân phối cấu trúc và nội dung kiến thức phần thí nghiệm thực hành Sinh
học lớp 10 (Nâng cao) – THPT............................................................................................ 11
Bảng 1.2. Số TN thực hành trong chương trình SH 10 THPT - Phần SH tế bào .......................... 12
Bảng 2.1. Các bài tiến hành thử nghiệm và cải tiến, xây dựng các hướng dẫn thực hành TN

thuộc chương chương I, II, III, phần SHTB, SH10 - THPT ................................................ 19

Bảng 3.1: Kết quả điều tra thực trạng dạy học thực hành thí nghiệm Phần SHTB SH 10 (NC) tại các trường THPT.................................................................................... 25
Bảng 3.2. Kết quả phân tích nội dung chương trình và các phương án cải tiế n: .... 25
Bảng 3.3. Kết quả thử nghiệm và cải tiến một số TN phần SH tế bào –.................................... 29
SH10 - THPT ....................................................................................................................... 29
Bảng 3.3. Cách tiến hành thí nghiệm theo chương trình SGK ............................................ 30
Bảng 3.4. Kết quả kiểm chứng TN theo SGK ..................................................................... 31
Bảng 3.5. Đánh giá thử nghiệm TN theo SGK .................................................................... 32
Bảng 3.6. Thống kê hóa chất chuẩn bị cho một nhóm TH .................................................. 33
Bảng 3.7: Thống kê dụng cụ chuẩn bị cho một nhóm TH ................................................... 34
Bảng 3.8. Cách tiến hành thí nghiệm theo quy trình cải tiến ............................................... 35
Bảng 3.9. Kết quả thử nghiệm phương án cải tiến............................................................... 36
Bảng 3.10. Cách tiến hành thí nghiệm theo chương trình SGK .......................................... 38
Bảng 3.11. Đánh giá thử nghiệm TN theo SGK .................................................................. 40
Bảng 3.12. Thống kê hóa chất chuẩn bị cho một nhóm TH ................................................ 41
Bảng 3.13. Thống kê hóa chất chuẩn bị cho một nhóm TH ................................................ 41
Bảng 3.14. Kết quả xây dựng hướng dẫn thực hành thí nghiệm chương trình sinh học 10
(NC) - THPT. ....................................................................................................................... 44


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Màn hình giao diện Microsoft Word phiên bản MS Word 2007 với
chức năng soạn thảo văn bản....................................................................... 16
Hình 1.2. Màn hình giao diện Microsoft Powerpoit phiên bản MS PPT 2007 với
chức năng trình chiếu bài giảng ................................................................... 16
Hình 1.3. Màn hình giao diện Corel VideoStudio Pro X4 chức năng thiết kế và
xuất bản các đoạn video.............................................................................. 17
Hình 1.4. Màn hình giao diện Format Factory 2.30 ....................................... 18
Hình3. 1. Iot y tế ....................................................................................... 34

Hình 3.2. Đặt trong cốc đun sơi cách thuỷ .................................................... 37
Hình 3.3. Đặt trong cốc nước đá ................................................................. 37
Hình3. 4. Đặt trong cốc nước ấm pH = 7 ..................................................... 37
Hình 3.5. Đặt trong cốc nước ấm pH < 7 ......................................... 37
Hình 3.6. Đặt trong cốc nước ấm pH > 7 ......................................................... 37
Hình 3.7: Kết quả thí nghiệm thực hiện theo SGK ........................................ 39
Hình 3.8. Kích thước của cốc (Đơn vị: mm) ................................................. 42
Hình 3.9. Củ cà rốt..................................................................................... 43
Hình 3.10 . Cốc khoai tây khơng sử dụng dụng cụ tạo cốc ............................. 43
Hình 3.11. TN chuẩn: Sự thay đổi mực nước sau 12h ở cà rốt ........................ 43


DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
CNTT

Công nghệ thông tin

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

ICT

Truyền thông

NC


Nâng cao

PTDH

Phương tiện dạy học

PTTQ

Phương tiện trực quan

QTDH

Quá trình dạy học

SGK

Sách giáo khoa

THPT

Trung học phổ thơng

TN

Thí nghiệm

DC

Dụng cụ


HC

Hóa chất

CHT

Cách tiến hành

MV

Mẫu vật

SHTB

SHTB

SH

Sinh học


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Rèn luyện và phát triển kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành các thí nghiệm
(TN) thuộc các bài thực hành trong sách giáo khoa (SGK) là một việc làm cần
thiết. Nó giúp học sinh (HS) hình thành một số kĩ năng như: làm các tiêu bản
hiển vi, tiến hành quan sát dưới kính lúp, biết sử dụng kính hiển vi, thu thập xử lí
mẫu vật, biết bố trí và thực hiện một số TN giản đơn để tìm hiểu nguyên nhân
của một số hiện tượng, q trình Sinh học (SH). Thơng qua đó, HS tự mình

khám phá ra những điều mới mẻ, kích thích hứng thú học tập, tạo sự say mê,
niềm tin khoa học, HS thấy được vai trò của con người trong việc chinh phục,
cải tạo tự nhiên. Do đó các TN khơng chỉ giúp HS hồn thiện kĩ năng, kĩ xảo mà
kết quả TN còn củng cố niềm tin khoa học cho HS.
Tuy nhiên, đa số GV đều gặp khó khăn trong việc giảng dạy các TN thực
hành. Nguyên nhân chủ yếu là do:
Hiện nay cơ sở vật chất ở một số trường THPT còn thiếu thốn như: thiếu
dụng cụ, thiếu hóa chất, thiếu mẫu vật...hơn nữa chất lượng mẫu vật, hóa chất lại
phụ thuộc vào thời điểm thực hành. Chính vì vậy nhiều giáo viên gặp rất nhiều
khó khăn khi giảng dạy các tiết thực hành.
Thời gian thực hành có hạn, số lượng học sinh đơng, có một số tiết thực
hành yêu cầu thời gian dài. Vì vậy, phương pháp giảng dạy thực hành truyền
thống khó đáp ứng được mục tiêu đề ra, mà đỏi hỏi phải có sự hỗ trợ của Công
nghệ thông tin trong việc tạo ra các bài giảng phù hợp cho phần hướng dẫn thực
hành.
Việc huớng dẫn một số TN trong SGK chưa đầy đủ, chưa cụ thể, hướng
dẫn cách tiến hành một số TN theo SGK không cho kết quả rõ ràng, một số TN
khi tiến hành thiếu hoá chất và dụng cụ, hoá chất chưa định rõ lượng và nồng độ.
Ngoài ra, một số hố chất thường đắt, khó kiếm và khó bảo quản.
Bên cạnh đó, số lượng tài liệu hướng dẫn các TN cho GV chưa nhiều, vì
thế GV cịn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức bài dạy thực hành.

1


Chính vì những lí do trên, chúng tơi quyết định lựa chọn đề tài: “Xây
dựng hướng dẫn một số bài thực hành thí nghiệm thuộc Chương I , II, III,
phần: Sinh học tế bào, môn Sinh học 10 – THPT bằng phương pháp hiện
thực ảo”
2. Mục tiêu nghiên cứu:

- Thông qua việc thử nghiệm các TN trong phần Sinh học tế bào (SHTB) SH10 THPT, rút ra được những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các TN, từ
đó xây dựng một số qui trình TN chuẩn, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học
các bài thực hành thuộc chương trình SH10 THPT.
- Xây dựng một số huớng dẫn thực hành thí nghiệm thuộc Chương I , II,
III phần hai: SHTB, môn Sinh học 10 – THPT bằng phương pháp hiện thực ảo
nhằm nâng cao chất lượng dạy học các bài thực hành SH 10 – THPT
- Bước đầu giúp bản thân làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, kích
thích tính hứng thú học tập của học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khảo sát sơ bộ 10 trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng về việc
tiến hành thực hành thí nghiệm để có cơ sơ thực tế để tiến hành đề tài
- Phân tích mục tiêu, nội dung kiến thức, cơ sở khoa học, dụng cụ, mẫu
vật, hóa chất, cách tiến hành một số bài TN thực hành thuộc chương I, II, III,
phần SHTB môn Sinh học lớp 10 (Nâng cao) – THPT.
- Tiến hành các TN thực hành thuộc chương I, II, III, phần SHTB môn
Sinh học lớp 10 (Nâng cao) – THPT và đề xuất phương án cải tiến.
- Xây dựng các đoạn phim hướng dẫn từ các TN thực hành thuộc chương I,
II, III, phần SHTB môn Sinh học lớp 10 (Nâng cao) – THPT.
- Sử dụng các đoạn phim vào thiết kế giáo án, bộ câu hỏi trắc nghiệm để
hướng dẫn các bài TN thực hành, và cũng cố kiến thức các bài thực hành thuộc
chương I, II, III, phần SHTB môn Sinh học lớp 10 (Nâng cao) – THPT.
- Lưu trữ các đoạn phim dưới dạng đĩa CD.

2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ứng dụng CNTT vào trong dạy học:
1.1.1. Trên thế giới:
Từ thập niên 90 của thế kỉ trước, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin

vào dạy học là một chủ đề lớn được UNESCO chính thức đưa ra thành chương
trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI. Ngồi ra, UNESCO cịn dự
báo: cơng nghệ thơng tin sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản vào đầu
thế kỉ XXI.
CNTT và truyền thông (ICT), bắt đầu được sử dụng ở Hoa Kỳ vào năm
1995 (Wiles và Bondi, 2002) và sau đó bắt đầu được phổ biến rộng rãi trên toàn
thế giới. Ngày nay, thật khó có thể hình dung được thế giới của chúng ta sẽ như
thế nào nếu như khơng có các ứng dụng công nghệ thông tin. Các giảng viên của
nhiều chương trình đạo tạo ở các trường đại học của các nước có nền giáo dục
tiên tiến từ lâu đã sử dụng những chức năng của công nghệ vào trong giảng dạy.
Vào năm 1998, Bà Sandra Weiss, chủ tịch của Hội đồng Khoa học hệ
thống các trường đại học Hoa Kỳ gởi thư cho các giảng viên của Trường ĐH
California đề nghị các giảng viên thảo luận về việc kết nối các môn học lại với
nhau nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có thể theo học một chương trình đào tạo
được cấp bằng bởi nhiều trường hoặc nhiều khoa trong một trường. Bà Weiss
cho việc kết nối các khóa học lại với nhau là quan trọng "chúng ta đang ở trong
một thời đại mà mỗi trường đại học là thành viên của một cộng đồng chuyên
môn lớn hơn - làng chun mơn tồn cầu" (Agre, 1999). Cơng nghệ thơng tin có
thể giúp các trường ĐH làm được điều này.
Thử đặt ra câu hỏi “CNTT có thể cải tiến được chất lượng của giáo dục
THPT không?”. Tất nhiên, CNTT không thể một mình làm nên tất cả chất lượng,
chưa thể thay thế được cách học truyền thống “phấn trắng, bảng đen”, trong lúc
nhu cầu cấp bách là phải đổi mới cách dạy và học. Tuy nhiên, quan trọng nhất là
những lựa chọn mà chúng ta phải có để ứng dụng CNTT vào nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục THPT. Một trong số các giải pháp định hướng ứng dụng
CNTT để có thể giúp nâng cao chất lượng đào tạo là: Mô phỏng các thí nghiệm

3



ảo, phịng thí nghiệm ảo, phịng thực hành ảo trên máy tính phục vụ học tập.
[3]
Mơ phỏng các thí nghiệm ảo trong giảng dạy thực hành mơn học có thể
đơn giản chỉ là việc mô phỏng lại các bài thực hành thí nghiệm có sự hỗ trợ đắc
lực của CNTT như một phương tiện trực quan qua đó giúp người học có thể học
một cách chủ động. Hoặc thầy giáo có thể cung cấp cho học sinh một "phần
mềm thao tác ảo" những nội dung của bài thực hành và cho phép bạn thử nghiệm
với nhiều thao tác khác nhau để đạt được một sự hiểu biết về mối quan hệ giữa
thực hành và lý thuyết. Tại thư viện Quốc gia Virtual Manipulatives, điều hành
bởi một nhóm nghiên cứu tại Đại học bang Utah State – Hoa kỳ, đã xây dựng cơ
sở dữ liệu của mình với những cơng cụ tương tự này từ năm 1999. Hiện nay trên
thế giới, nhiều sản phẩm phần mềm dạy học thí nghiệm ảo ra đời như Avid
Studio 1.1.0.2887 Retail + Content, Pinnacle Studio 15 HD Ultimate Collection
15.0.0.7593, Avid Liquid 7.2.1 VM, Corel Studio Pro X4…đã hỗ trợ đắc lực cho
việc giảng dạy thực hành các mơn học Vật lý, Hóa học, Sinh học v..v…
1.1.2. Ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, trong thời kỳ mới của sự phát triển đất nước và giai đoạn mới
của giáo dục THPT, sứ mạng của giáo dục THPT nói chung, mục tiêu, nội dung,
phương pháp dạy và học THPT nói riêng cũng có những biến đổi lớn. Bộ trưởng
Bộ Giáo dục & Đào tạo đã có Chỉ thị 29/CT-Bộ GD&ĐT về "Tăng cường gi ảng
dạy, đào tạo và ứng dụng Công nghệ thông tin trong ngành GD - ĐT giai đoạn
2001 - 2005"; và Chỉ thị 55/2008/CT-Bộ GD&ĐT về việc tăng cường giảng dạy,
đào tạo và ứng dụng CNTT trong giáo dục giai đoạn 2008-2012, trong đó năm
học 2008-2009 được chọn là "Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT", tạo bước đột
phá về ứng dụng CNTT trong giáo dục và tạo tiền đề ứng dụng, phát triển CNTT
trong những năm tiếp theo [5].
Vì vậy, việc mơ phỏng các thí nghiệm thực hành mới được chú ý trong
những năm gần đây. Đã có nhiều bài viết về phương pháp và hiệu quả của việc
giảng dạy thực hành nhưng chủ yếu tập trung vào các môn Vật lý, Tin học…Đối
với bộ mơn Sinh học, vẫn chưa có được sự đầu tư cao nhằm nâng cao chất lượng

của việc dạy và học theo hình thức này. Gần đây nhất, khi đặt trước thực tế Học
4


Sinh Việt Nam trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế về Sinh học đạt kết quả cao
đối với phần Lý thuyết nhưng chưa đạt được kết quả như mong đợi đối với phần
thực hành, Vụ Giáo dục Trung học đã xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn giảng dạy
một số bài thí nghiệm thực hành cho trường THPT chuyên. Năm 2011, bộ tài
liệu này đã bước đầu hoàn chỉnh ở việc đề xuất phương pháp giảng dạy và các
vấn đề an tồn trong thí nghiệm thực hành, tuy nhiên cũng chỉ ưu tiên đối với
khối THPT chuyên, trong khi đó đây lại là một phần ít ỏi của hệ thống THPT.
Việc nghiên cứu giảng dạy thực hành theo phương pháp hiện thực ảo là một lĩnh
vực tương đối mới tuy nhiên cũng đã bước đầu được quan tâm nghiên cứu và đạt
được những kết quả nhất định trong những năm gần đây như đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Trường “Xây dựng bài giảng thực hành thí nghiệm môn học Nuôi
cấy mô tế bào thực vật bằng phương pháp hiện thực ảo”, của Trần Quang Dần
năm2011 hay đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng bài hướng dẫn thực hành
thí nghiệm mơn Sinh lý thực vật bằng phương pháp hiện thực ảo” của Nguyễn
Thị Hải Yến năm 2011. Như vậy, ứng dụng Công nghệ thực tế ảo trong dạy học
ở nước ta còn hạn chế rất nhiều so với các nước trên thế giới, chỉ mới tập trung
vào bài giảng có sử dụng phần mềm PowerPoint là chính, thiếu videoclip và tư
liệu điện tử. Chính vì thế, cần có những bước đột phá, xây dựng mơ hình ứng
dụng CNTT trong dạy học để việc giảng dạy đạt kết quả tốt nhất.
1.2. Cơ sở lý luận.
1.2.1. Khái niệm về TN
Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đang là vấn đề thách thức của toàn cầu.
Hiện nay các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương
pháp GD&ĐT với nhiều mơ hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng qui mơ,
nâng cao tính tích cực trong dạy học và học một cách toàn diện, dạy làm sao để
giúp người học hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ

động. Muốn vậy cần phải nâng cao và cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan,
trong đó PTDH là một thành tố quan trọng.
Theo nghĩa hẹp, PTDH là thiết bị nhằm đạt được mục đích dạy học đề ra.
PTDH theo nghĩa rộng là tất cả nội dung, chương trình dạy học và phương tiện
(thiết bị) đặc biệt của dạy học (cơ sở vật chất và thiết bị dạy học). Do đó, PTDH
5


là tập hợp những đối tượng vật chất và tinh thần được GV sử dụng để điều khiển
hoạt động nhận thức của HS.
Phương tiện trực quan (PTTQ) được hiểu như là một hệ thống bao gồm
các dụng cụ, đồ dùng, thiết bị kĩ thuật từ đơn giản đến phức tạp được dùng trong
quá trình dạy học, với tư cách là đại diện cho hiện thực khách quan của sự vật,
hiện tượng; tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám phá, lĩnh hội kiến thức, kĩ
năng, kĩ xảo về đối tượng nghiên cứu; giúp HS củng cố, khắc sâu, mở rộng, nâng
cao và hồn thiện tri thức; qua đó rèn luyện những kĩ năng, kĩ xảo phát triển tư
duy tìm tịi sáng tạo, năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp, hình thành và phát
triển động cơ học tập, tích cực làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học.
Từ đó, HS có khả năng vận dụng những tri thức đã học vào thực tiễn để giải
quyết các vấn đề trong cuộc sống. [7, 11, 13]
PTDH nói chung và PTTQ nói riêng là công cụ trợ giúp đắc lực cho GV
trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học ở tất cả các khâu của quá trình dạy
học, kiểm tra bài cũ, hình thành kiến thức mới và kiểm tra đánh giá,…
Trong dạy học SH hiện nay, TN thực hành là một loại PTTQ có tác dụng
giáo dục HS một cách toàn diện.
TN là việc gây ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó trong điều kiện
xác định để tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra hay chứng minh.
Thực hành là việc HS tự mình trực tiếp tiến hành quan sát, tiến hành các
TN, tập triển khai các qui trình kĩ thuật chăn nuôi - trồng trọt.
TN thực hành là việc tiến hành các TN trong các bài thực hành, được HS

thực hiện, để các em có thể nắm rõ được mục đích TN, điều kiện TN. Qua tiến
hành, quan sát TN, HS xác định được bản chất của hiện tượng, quá trình và tìm
được các qui luật SH.
Như vậy, với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, PTDH được
hiểu rộng thêm là các phương tiện được sử dụng trong QTDH để hình thành các
tình huống có vấn đề trong giờ học giúp HS tìm hiểu, củng cố, hoặc so sánh, vận
dụng kiến thức. Vì thế, TN sẽ trở thành một PTDH hữu ích.[1]
1.2.2. Các qui tắc tiến hành TN
6


TN được hình thành từ thực tiễn quan sát, nghiên cứu. Muốn tìm hiểu
đúng qui luật của tự nhiên thì khi tiến hành TN - tách bộ phận ra khỏi chỉnh thể
phải tuân theo các qui tắc sau:
+ Lặp lại nhiều lần, đảm bảo tính khách quan. Kết quả chỉ có giá trị khi
giống nhau trên số lượng lớn mẫu nghiên cứu khác nhau.
+ Các yếu tố không TN cần giống nhau, chỉ thay đổi các yếu tố TN.
+ Sử dụng thống kê và xác suất để xử lí số liệu.
+ Bố trí TN trong cùng một thời gian và không gian.
+ Đảm bảo yếu tố ngẫu nhiên.
+ Xác định khoảng giá trị thử nghiệm của các yếu tố TN.
+ Phải có vật đối chứng và vật TN.
1.2.3. Cách tiến hành TN
TN là một quá trình chủ động của con người. Tùy theo mục đích, nội dung
mà TN có các bước tiến hành cụ thể khác nhau. Tuy vậy, TN ln có một qui
trình thực hiện chung là:
Bước 1: Xác định giả thuyết TN bằng cách xác định vấn đề cần xem xét,
và phỏng đoán kết quả sau khi tiến hành thử nghiệm vấn đề đó. Để dễ dàng và cụ
thể hơn, ta trả lời các câu hỏi tương ứng: "Ai hay Cái gì? Khi nào? Như thế nào
và tại sao?".

Bước 2: Xác định các biến phụ thuộc, chính là các yếu tố không đổi trong
TN về giá trị, từ đó xác định phương án TN, phương án đối chứng.
Bước 3: Xác định biến độc lập hay yếu tố TN có giá trị thay đổi. Mỗi TN
chỉ nên sử dụng một biến, các yếu tố còn lại được cố định để dễ so sánh.
Bước 4: Xác định các cấp của biến độc lập, tức xác định khoảng giá trị
thay đổi của yếu tố TN.
Bước 5: Xác định các số lượng TN cần bố trí và quan sát; bằng số lần lặp
lại nhân với số giá trị cần thử trên biến phụ thuộc.
Bước 6: Thu thập và xử lí số liệu.
1.2.4. Phân loại TN thực hành trong dạy học SH
1.2.4.1. Theo mục đích của lí luận dạy học
- TN hình thành kiến thức mới.
7


- TN củng cố và hoàn thiện kiến thức.
- TN để kiểm tra – Đánh giá.
- TN để vận dụng kiến thức.
1.2.4.2. Theo thời gian cho kết quả TN
- TN ngắn hạn.
- TN dài hạn.
1.2.4.3. Theo địa điểm tiến hành TN
- TN trong phòng TN.
- TN ở vườn trường.
- TN ở ngồi đồng ruộng.
1.2.5. Vai trị của TN thực hành trong dạy học SH
SH là ngành khoa học tự nhiên, nghiên cứu về sự sống. Đối tượng của SH
là thế giới sống. Trong đó, thực hành TN là phương pháp cơ bản, đặc trưng cho
hoạt động nghiên cứu và dạy học SH.
Trong dạy học SH, GV sử dụng phương pháp TN thực hành khi nghiên

cứu q trình sinh lí, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên sinh vật,… HS tự
mình khám phá ra những điều mới mẻ từ những tác động chủ ý lên đối tượng
TN, qua đó kích thích hứng thú học tập, tạo sự say mê, niềm tin khoa học. Các
em thấy được vai trò của con người trong việc chinh phục, cải tạo tự nhiên.
Do đó trong dạy - học SH, TN có vai trị đặc biệt quan trọng. Các TN
khơng chỉ giúp HS hồn thiện kĩ năng, kĩ xảo mà kết quả TN còn củng cố niềm
tin khoa học cho HS.
Căn cứ vào mục đích của q trình dạy học, ta có thể chia TN thực hành
làm các loại:
+ TN hình thành kiến thức mới.
+ TN củng cố và hoàn thiện kiến thức.
+ TN để kiểm tra - Đánh giá.
+ TN để vận dụng kiến thức.
Nhưng tùy theo mục đích sử dụng, nội dung, cách tiến hành, thời gian tiến
hành thực hành TN mà nó có vị trí khác nhau trong học phần. Ở cấp học T HP T ,
8


TN thực hành thường được xếp vào bài cuối chương, gồm khoảng hai hay ba TN
trong một bài với mục đích:
+ Củng cố kiến thức.
+ Phát triển tư duy logic, sáng tạo của HS.
+ Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo tiến hành TN.
+ Giúp HS nhận thức được thế giới khách quan, thế giới sinh vật cụ thể hơn.
+ Hình thành cho HS thái độ đúng đắn với môi trường sống xung quanh,
với thế giới sinh vật.
Như vậy, TN là một loại PTTQ có tác dụng giáo dục HS một cách tồn
diện, đáp ứng được nhiệm vụ trí dục - đức dục tốt nhất. [1], [8].
1.2.3. Phương pháp hiện thực ảo
Công nghệ hiện thực ảo (Virtual reality) là công nghệ sử dụng các kỹ thuật

mơ hình hóa khơng gian ba chiều với sự hỗ trợ của các thiết bị đa phương tiện
hiện đại để xây dựng một thế giới mô phỏng bằng máy tính- mơi trường ảo
(virtual environment). Thực tế ảo được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như giáo
dục đào tạo, bảo tồn các di sản văn hóa, kiến trúc, xây dựng và các ngành giải
trí… Ứng dụng Cơng nghệ thực tế ảo trong giảng dạy thực hành môn học có thể
đơn giản chỉ là việc mơ phỏng lại các bài thực hành thí nghiệm có sự hỗ trợ đắc
lực của Công nghệ thông tin như một phương tiện trực quan qua đó giúp người
học có thể học một cách chủ động. Hoặc thầy giáo có thể cung cấp cho học sinh
một "phần mềm thao tác ảo" những nội dung của bài thực hành và cho phép bạn
thử nghiệm với nhiều thao tác khác nhau để đạt được một sự hiểu biết về mối
quan hệ giữa thực hành và lý thuyết.
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
* Cấu trúc và nội dung chương trình thực hành thí nghiệm môn Sinh học
lớp 10 (NC) – THPT.
Học thuyết tế bào ra đời từ những năm 30 của Thế kỷ XIX chỉ ra rằng tất cả
cơ thể dù là sinh vật, thực vật hay động vật đều có cấu tạo tế bào. Ngày nay dưới
ánh sáng của di truyền học và sinh học phân tử học thuyết tế bào được phát triển
lên một mức mới: tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của vật chất sống cả về cấu
trúc, chức năng và di truyền. Như vậy có nghĩa là vật chất sống phải tiến hóa đến
9


tổ chức tế bào thì mới xuất hiện đặc tính sống một cách đầy đủ như một hệ mở.
Tất cả chức năng sống của cơ thể đều được thực hiện ở mức độ tế bào. Cũng
chính vì vậy mà chương trình sinh học THPT coi SHTB như cấp độ cơ bản mà ta
phải nghiên cứu đầu tiên, đó là cơ sở để học sinh, sinh viên có thể lĩnh hội các
kiến thức về sinh học cơ thể, di truyền học, sinh học vi sinh vật, công nghệ sinh
học,…
Phần SHTB được bổ sung nhiều kiến thức mới và hiện đại. Nội dung được đi
từ thành phần hóa học đến cấu tạo tế bào, chuyển hóa vật chất và năng lượng và

cuối cùng là sự sinh sản của tế bào. Như vậy học sinh sẽ thấy tế bào được cấu tạo
từ các phân tử ra sao, các phân tử tương tác với nhau tạo nên các bào quan, rồi
các bào quan tương tác với nhau tạo nên tế bào có khả năng thực hiện các chức
năng quan trọng của sinh vật như trao đổi chất và năng lượng cũng như là sinh
sản.
Sự phân phối chương trình thuộc SGK SH10 gồm 19 tiết, trong đó có 13 tiết
lí thuyết và 3 tiết thực hành; thuộc SGK SH10 Nâng cao (SH10 NC) gồm 29 tiết,
trong đó có 20 tiết lí thuyết và 5 tiết thực hành. [14]
Sự phân phối số tiết lí thuyết và thực hành trong khung chương trình SH
THPT, phần SH tế bào được thể hiện ở biểu đồ sau:
Theo SGK SH10

Số tiết
7
6

6

5

5

4

4

4

6


6

5

4

3

3
1

1

3

3

2

2
1

Theo SGK SH10NC

Số tiết
7

2

2


1

1

1

1

1

0

0

0

1

2

3

4
Chương

1

2


3

4
Chương

Biểu đồ 1.1. Số tiết lí thuyết và thực hành phần SH tế bào – SH10 THPT

10


Qua biểu đồ trên ta dễ dàng thấy rằng sự chênh lệch giữa số tiết thực hành
so với số tiết lí thuyết là khá lớn. Với mục tiêu giáo dục là “học đi đơi với hành”
thì đa số việc phân phối số giờ lí thuyết và thực hành ở mỗi chương là chưa hợp
lí. Như vậy để rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS đòi hỏi GV phải phát huy
được tối đa hiệu quả của các bài thực hành.
Cấu trúc và nội dung cụ thể được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.1. Bảng phân phối cấu trúc và nội dung kiến thức phần thí nghiệm
thực hành Sinh học lớp 10 (Nâng cao) – THPT.
Phần

Chương

Nội dung

Bài

Mục tiêu
- Nhận biết một số

Chương I:


Thí nghiệm

Thành phần

nhận biết một số

hóa học của tế

12

thành phần hóa
học của tế bào.

bào.

thành phần khống của
tế bào như K, S, P…
- Nhận biết một số
chất hữu cơ của tế bào
như cacbohidrat, lipit,
protein.
- Nhận biết một số

Phần hai:

Quan sát tế bào

thành phần chính của


Sinh học

dưới kính hiển

tế bào

vi. Thí nghiệm

- Thực hiện được thí

Chương II:

co và phản co

nghiệm để quan sát

Cấu trúc tế

nguyên sinh.

hiện tượng co và phản

tế bào.

19

bào

co nguyên sinh.


20

Thí nghiệm sự

- Quan sát được hiện

thẩm thấu và

tượng thẩm thấu để

tính thầm của tế

cũng cố kiến thức đã

bào.
Chương

III:

Chuyển

hóa

27

11

học.

Một số thí


- Thực hiện được một

nghiệm về

số thí nghiệm về ảnh


vật

chất

năng



enzim.

lượng

hưởng của các yếu tố
nhiệt độ, pH đối với

trong tế bào.

emzim và thí nghiệm
về tính đặc hiệu của
enzim trên đó củng cố
kiến thức về enzim.


Các TN có sự phân phối không đều trong các bài thực hành như ở SGK
SH10 NC, bài 20 có 2TN nhưng bài 12 có tới 7TN. Nguyên nhân là do sự khác
nhau về mục tiêu của TN, thời gian thực hiện TN, mức độ thực hiện TN dễ hay
khó và đối tượng thực hiện TN.
Nhìn chung, SGK SH10 NC có số lượng TN nhiều hơn hẳn SGK SH10.
Một số TN có ở SGK NC nhưng khơng có ở sách chuẩn. Điều này được thể hiện
chi tiết ở bảng dưới đây:
Bảng 1.2. Số TN thực hành trong chương trình SH 10 THPT - Phần SH tế bào
Chương

1
2

3
4

Tên bài

SGK SH10

TN nhận biết một số thành phần hoá học

SGK SH10
NC

-

6

Quan sát tế bào dưới kính hiển vi.


-

2

TN co và phản co nguyên sinh.

2

TN về sự thẩm thấu và tính thấm của tế bào.

-

2

Một số TN về Enzim.

2

2

1

2

5

14

của tế bào.


Quan sát các kì nguyên phân qua tiêu bản
tạm thời hay cố định.
Tổng

Chú thích:

“-”: Khơng thực hiện

Như vậy, các bài thực hành được bố trí ở cuối mỗi chương nhằm ôn tập và
củng cố các kiến thức lí thuyết và hình thành cho HS những kiến thức cơ bản về
12


nghiên cứu TN, kĩ năng quan sát, tính kiên trì và cẩn thận. Bên cạnh đó, kết quả
nghiên cứu tốt của TN giúp HS càng tăng thêm lòng say mê, hứng thú học tập
môn SH, biết trân trọng các giá trị khoa học.[7], [9]

1.4. Quy trình xây dựng các bài hướng dẫn thực hành thí nghiệm bằng
phương pháp hiện thực ảo
1.4.1. Các nguyên tắc cơ bản khi xây dựng các bài hướng dẫn thực hành thí
nghiệm bằng phương pháp “hiện thực ảo”.
1.4.1.1. Nguyên tắc phù hợp với chương trình SGK
Đây là nguyên tắc hàng đầu, là căn cứ để xây dựng nên mọi loại PTDH. Các
bài hướng dẫn thực hành thí nghiệm này được xây dựng dựa trên nội dung SGK,
bên cạnh đó có những cải tiến để khắc phục những khó khăn, nhược điểm trong nội
dung các bài TNTH đưa ra. Vì vậy, để xây dựng được bài hướng dẫn phải căn cứ
vào chương trình, SGK và các tài liệu học tập khác phục vụ cho từng đối tượng,
từng lớp học, cấp học…để lựa chọn cách biên tập cho phù hợp.
1.4.1.2. Nguyên tắc phù hợp với nội dung

Các video, giáo án, bộ câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế, chế tạo, sử dụng
phải phù hợp với nội dung, nghĩa là các tư liệu đó phải phục vụ cho nội dung truyền
tải đến người học. Người học thông qua việc tổ chức sử dụng bài giảng trên lớp của
GV hoặc chính mình trực tiếp sử dụng nguồn tư liệu đó, có khả năng lĩnh hội tri
trức mà nguồn tư liệu và bài giảng thực nghiệm ảo muốn truyền tải.
1.4.1.3. Nguyên tắc phù hợp với đối tượng
Để nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bộ tư liệu chứa đựng bài giảng TNTH bằng
phương pháp hiện thực ảo có hiệu quả, cần phải căn cứ vào đối tượng cần phục vụ:
Cấp học, lớp học, người học (đặc điểm tâm sinh lí, khả năng tư duy…). Do đó
PTDH phải phù hợp với đối tượng dạy học, phù hợp với sự phát triển trí tuệ, tâm lí
và khả năng tiếp thu kiến thức của HS.
1.4.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan, thẩm mĩ
Đây là nguyên tắc cơ bản của QTDH. “Các bài hướng dẫn thực hành thí
nghiệm mơn SH lớp 10 (NC) – THPT” cần phải đảm bảo yêu cầu:
- Các phim phải sáng sủa, rõ nét, màu sắc hài hoà.

13


- Cụ thể hố được những kiến thức lí thuyết cơ bản, đơn giản hoá các kiến
thức phức tạp để HS tiếp thu một cách đầy đủ và sâu sắc.
- Phát huy được tính tích cực học tập của HS, làm nảy sinh nhu cầu nhận
thức, phát triển năng lực tư duy và năng lực hành động.
- Giáo dục lòng đam mê nghiên cứu mơn học, có thói quen liên hệ giữa lí
thuyết và thực hành.
1.4.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả, hữu dụng
Tính linh hoạt, hiệu quả, hữu dụng của Bộ tư liệu chính là việc GV có thể dễ
dàng sử dụng, dễ chỉnh sửa, sắp xếp, dễ tổ chức các hoạt động học tập dựa trên
nguồn tư liệu đã có trong bộ tư liệu; dẫn đến HS có thể lĩnh hội tri thức nhanh hơn,
sâu sắc hơn nhờ có sự hỗ trợ của các tư liệu có trong bộ tư liệu.

1.4.2. Các bước xây dựng bài hướng dẫn thực hành thí nghiệm học thực hành thí
nghiệm mơn SH lớp 10 (NC) – THPT bằng phương pháp “hiện thực ảo”
Các giai đoạn xây dựng phim:
Sơ đồ 1: Các giai đoạn xây dựng bài TNTH bằng phương pháp hiện thực ảo
Bước1: Nghiên cứu, phân tích, mục tiêu, nội dung của bài
TNTH trong SGK.
Giai đoạn
chuẩn bị

Bước 2: Chuẩn bị hố chất, mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm
cần thiết.
.
Bước 3: Đưa ra các điểm cải tiến về mẫu vật, hoá chất,
dụng cụ, tiến hành thử nghiệm.

Giai đoạn tiến
hành
quay
phim các bài
hướng
dẫn
TNTH

Giai đoạn
hoàn thiện
phim và in
đĩa

Bước 4: Xây dựng kịch bản các bài TNTH


Bước 5: Tiến hành quay phim các bước TNTH.

Bước 6: Tập hợp, chỉnh sửa và lồng tiếng cho các đoạn
video hướng dẫn thực hành thí nghiệm.

Bước 7: Hồn thiện,
14 in ra đĩa CD thành sản phẩm.


1.5. Một số công cụ ứng dụng CNTT trong việc xây dựng một số huớng dẫn
thực hành thí nghiệm thuộc Chương I , II, III Phần hai: Sinh học tế bào,
môn Sinh học 10 – THPT bằng phương pháp hiện thực ảo. [2]
1.5.1 Microsoft Office:
Là một tập hợp các trình ứng dụng và dịch vụ trên màn hình, servers có
liên hệ chặt chẽ với nhau, được gọi chung là một gói ứng dụng văn phịng, chạy
trên nền các hệ điều hành Microsoft Windows và Mac OS. Bộ phần mềm này ra
đời năm 2000, do Microsoft phát triển và gồm nhiều chương trình thành phần,
tùy vào từng phiên bản mà có như : Microsoft Word: có chức năng soạn thảo văn
bản; Microsoft Excel: chức năng tính tốn; Microsoft Access: quản lý cơ sở dữ
liệu; Microsoft Power Point: chức năng trình diễn tài liệu; Microsoft Outlook:
quản lý nhận, gửi email,...

Hình 1.1. Màn hình giao diện Microsoft Word phiên bản MS Word 2007
với chức năng soạn thảo văn bản.

15


Hình 1.2. Màn hình giao diện Microsoft Powerpoit phiên bản MS PPT
2007 với chức năng trình chiếu bài giảng.

1.5.2. Trình xử lý phim Corel VideoStudio Pro X4:
Corel Video Studio Pro X4 là chương trình chỉnh sửa phim và ghi đĩa dễ
sử dụng, cho phép làm phim và các trình diễn slide một cách chuyên nghiệp. Bạn
có thể làm một bộ phim hoàn chỉnh mà vẫn tiết kiệm được thời gian với chức
năng Movie-Wizard hoặc các công cụ chỉnh sửa dễ sử dụng khác. Bạn cịn có thể
ghi phim với bất kỳ định dạng nào, từ dạng phim DVD hay phim dành cho điện
thoại di động cho đến hệ thống phòng chiếu phim tại nhà với chất lượng hình
ảnh cao mới nhất. Thậm chí bạn cũng có thể tải trực tiếp lên trang web YouTube
để mọi người trên toàn thế giới có thể thưởng thức.
CVS cịn tích hợp thêm hai phần mềm cũ (nằm trong bộ Corel Digital
Studio 2010) là VideoStudio Express 2010 (tạo đoạn video nhanh chóng từ các
hình ảnh và nhạc nền do bạn cung cấp), và DVD Factory Pro 2010 (trình ghi đĩa
DVD, CD nhạc, in nhãn đĩa, tạo đĩa sao lưu hệ thống).
Màn hình khởi động gồm các mục tượng trưng cho các phần mềm được
tích hợp trong CVS: Advanced Edit (chỉnh sửa video nâng cao, đây chính là
phần mềm CVS), Easy Edit (truy cập các tính năng của VideoStudio Express
2010), DV-to-DVD Wizard (trình thuật sĩ giúp chuyển đổi các đoạn video từ
máy quay phim sang DVD), Burn (khai thác công cụ ghi đĩa DVD Factory Pro
2010).

16


Hình 1.3. Màn hình giao diện Corel VideoStudio Pro X4 chức năng thiết kế và
xuất bản các đoạn video.
1.5.3. Trình chuyển đổi định dạng đa chức năng Format Factory 2.30:
Format Factory là một phần mềm chuyển đổi qua lại các định dạng giải trí
số đa chức năng. Phần mềm này cho phép chuyển đổi audio, video, và thậm chí
cả hình ảnh, giữa các định dạng phổ biến nhất. Hơn nữa, nó hỗ trợ các định dạng
phương tiện truyền thơng được sử dụng bởi hầu hết các thiết bị di động, bao gồm

cả PSP và iPhone. Format Factory 2.30 cung cấp các chức năng mạnh mẽ sau:
- Chuyển mọi định dạng giải trí số thành các định dạng video MP4/ 3GP/
MPG/ AVI/ WMV/ FLV/ SWF;
- Chuyển định dạng giải trí số thành định dạng audio MP3/ WMA/ MMF/
AMR/ OGG/ M4A/ WAV;
- Chuyển mọi định dạng giải trí số thành định dạng ảnh JPG/BMP/
PNG/TIF/ICO/GIF/TGA;
- Rip DVD thành tập tin video, Rip Music CD thành tập tin audio;
- Những tập tin MP4 hỗ trợ định dạng cho iPod/iPhone/PSP/BlackBerry;
- Hỗ trợ RMVB,Watermark, AV Mux;
- Sửa chữa các tập tin audio, video bị hỏng;
- Giảm kích thước tập tin đa phương tiện;
- Chuyển đổi hình ảnh hỗ trợ Zoom, Rotate/Flip, tags;
17


- Hỗ trợ 56 ngơn ngữ (có tiếng Việt).

Hình 1.4. Màn hình giao diện Format Factory 2.30 .

18


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các bài thí nghiệm thực hành phần Sinh học tế bào mơn sinh học lớp 10 (NC) –
THPT.
2.1.2. Khách thể nghiên cứu
Học sinh lớp 10 trường THPT.

2.1.3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tiến hành thử nghiệm và cải tiến, xây dựng các hướng dẫn thực
hành TN thuộc chương I, II, III, phần SHTB, SH10 THPT, bao gồm:
Bảng 2.1. Các bài tiến hành thử nghiệm và cải tiến, xây dựng các
hướng dẫn thực hành TN thuộc chương chương I, II, III,
phần SHTB, SH10 - THPT
STT
1

2

Tên thí nghiệm

BÀI

Bài 12: Thí nghiệm nhận biết một - TN nhận biết tinh bột, TN nhận
số thành phần hóa học của tế bào.

biết prơtêin.

Bài 19: Quan sát tế bào dưới kính

- TN quan sát tế bào dưới kính hiển

hiển vi. Thí nghiệm co và phản co vi, TN co và phản co nguyên sinh.
nguyên sinh.
3

Bài 20: Thí nghiệm sự thẩm thấu


- TN về sự thẩm thấu của tế bào,

và tính thầm của tế bào.

tính thẩm thấu của TB sống và TB
chết

4

Bài 27:Một số thí nghiệm về

- TN về ảnh hưởng của nhiệt độ và

enzim.

pH đến hoạt tính của enzim, tính đặc
hiệu của enzim

2.2. Phương pháp nghiên cứu
19


×