Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.43 KB, 10 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------

ĐINH THỊ HẢO

NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế tài chính ngân hàng
Mã số

: 62.31.12.01

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội - 2011


Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi (FDI) có vai trị rất quan trọng. Trên thực tế, vốn FDI đã và đang là nguồn
bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước trong điều kiện đầu tư trong nước đã
vượt xa tiết kiệm nội địa. Đây cũng là nguồn chủ yếu đảm bảo sự cân bằng của cán cân
thanh toán quốc tế của quốc gia. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
cũng có những đóng góp đáng kể vào GDP của nền kinh tế. Ngoài ra, vốn FDI cũng có
những tác động tích cực trong việc tạo việc làm, nâng cao kỹ năng quản lý và trình độ
lao động, chuyển giao cơng nghệ tiên tiến, góp phần thúc đẩy Việt Nam hội nhập ngày
càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới,…
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, kết quả của quá trình thu hút vốn
FDI vào Việt Nam cũng đang bộc lộ khơng ít những hạn chế, đó là: Sự mất cân đối


trong cơ cấu vốn FDI, FDI chỉ tập trung chủ yếu trong một số ngành, vùng, lĩnh vực
nhất định; Sự không ổn định của dòng vốn FDI vào Việt Nam; Tỷ lệ giải ngân FDI còn
thấp; Phần lớn các dự án FDI có quy mơ nhỏ, chủ yếu đến từ khu vực Châu Á; Q
trình chuyển giao cơng nghệ chậm chạp, thậm chí khơng diễn ra hoặc chỉ chuyển giao
cơng nghệ lạc hậu,… Đây là biểu hiện của sự kém hiệu quả trong thu hút vốn FDI ở
Việt Nam.
Thực trạng trên khiến cho các nhà kinh tế, các nhà quản lý ngày càng quan tâm
tới việc làm thế nào để thu hút vốn FDI một cách hiệu quả. Việc nghiên cứu, đánh giá
hiệu quả của thu hút vốn FDI, đồng thời đề xuất các giải pháp phù hợp cho vấn đề này
trở thành yêu cầu cấp thiết. Trong khi đó, cho đến nay, ở Việt Nam chưa có một
nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả thu hút vốn FDI một cách đầy đủ và có hệ thống,
thậm chí, cụm từ “hiệu quả thu hút vốn FDI” mới chỉ được nhắc đến một cách chung
chung trong một số nghiên cứu đã có. Trong điều kiện đó, đề tài “Nâng cao hiệu quả
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam” đã được lựa chọn nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là làm thế nào để nâng cao hiệu quả thu hút vốn
FDI trong điều kiện kinh tế hiện nay của Việt Nam? Để trả lời cho câu hỏi đó, đề tài
đặt ra các mục đích nghiên cứu sau: (1) Hình thành khung nghiên cứu, trong đó: (i) hệ
thống hóa các cơ sở lý luận về hiệu quả thu hút vốn FDI; (ii) Xác định bộ chỉ tiêu phù
hợp để đánh giá hiệu quả thu hút vốn FDI; và (iii) Chỉ ra các nhân tố tác động đến hiệu
quả thu hút vốn FDI ở một quốc gia; (2) Phân tích thực trạng hiệu quả thu hút vốn FDI
ở Việt Nam thời gian qua, từ đó chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và các nhân tố tác
động đến hiệu quả thu hút vốn FDI ở Việt Nam. (3) Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất
các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI ở Việt Nam.
Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của
luận văn được kết cấu gồm 3 chương.


i


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở MỘT QUỐC GIA
1.1. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1. Tổng quan về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Nội dung này sẽ nghiên cứu các khái niệm về FDI, đặc điểm của FDI và những
tác động mà FDI mang lại. Quá trình nghiên cứu cho thấy:
Cho đến nay, đã có nhiều khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài được đưa ra,
bao gồm khái niệm của: tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Uỷ ban Liên
hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF),… và
Luật đầu tư (2005) của Việt Nam. Trên cơ sở đó, có thể hiểu: FDI là quá trình di
chuyển vốn quốc tế dài hạn, trong đó nhà đầu tư ở một nước đưa vốn bằng tiền hoặc
các tài sản hợp pháp khác vào một nước khác để tiến hành hoạt động đầu tư và trực
tiếp tham gia quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh có liên quan tới vốn
mà họ đầu tư, nhằm thu được những lợi ích từ hoạt động đầu tư đó.
FDI có một số đặc điểm quan trọng: đây là một loại hình chu chuyển vốn quốc
tế; là loại hình đầu tư trực tiếp; thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả sản xuất
kinh doanh; là nguồn vốn dài hạn và không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận đầu tư;
các chủ đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các quy định pháp luật của nước sở tại đối với
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi; đây là hình thức chuyển giao lớn về vốn, kỹ
năng quản lý và công nghệ…
FDI mang lại cả tác động tích cực và tác động tiêu cực khơng chỉ đối với nước
tiếp nhận đầu tư mà còn đối với cả quốc gia đi đầu tư.
1.1.2. Thu hút FDI
Thu hút FDI là việc một quốc gia dựa trên nguồn lực, lợi thế so sánh và mục tiêu
phát triển kinh tế của mình để kêu gọi, “mời chào”, thu hút và tạo điều kiện cho các
nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư trên lãnh thổ quốc gia đó. Kết quả của thu hút
FDI là một lượng vốn nước ngoài được đưa vào nước nhận đầu tư, cùng với sự xuất
hiện và hoạt động của các thực thể kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi trong các ngành,

vùng, lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.
Các hình thức thu hút FDI được thực hiện tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và do
luật pháp từng quốc gia quy định. Nhìn chung, các hình thức thu hút FDI thường được
sử dụng là: hình thức BCC, BOT, BTO, BT, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài,
Doanh nghiệp liên doanh, Mua bán và sáp nhập (M&A).
Tương tự như vậy, cơ cấu thu hút FDI thường bao gồm: Thu hút FDI theo ngành,
lĩnh vực; Thú hút FDI theo địa phương, vùng lãnh thổ; và Thu hút FDI theo đối tác
đầu tư.
Việc phân tích hoạt động thu hút vốn FDI vào một quốc gia theo hình thức đầu
tư và theo cơ cấu đầu tư giúp quốc gia nhận đầu tư đánh giá được những kết quả của


ii

hoạt động này. Trên cơ sở đó, quốc gia nhận đầu tư có thể nhìn nhận một cách đầy đủ
hơn về hiệu quả của hoạt động thu hút FDI tại quốc gia mình.
1.2. Hiệu quả thu hút FDI
Đây là nội dung quan trọng, là cơ sở cho toàn bộ nghiên cứu ở phần sau của luận
văn. Trong phần này, khung lý luận cơ bản về hiệu quả thu hút vốn FDI được xây
dựng, bao gồm: khái niệm hiệu quả thu hút vốn FDI, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu
hút vốn FDI, và các nhân tố tác động đến hiệu quả thu hút vốn FDI ở một quốc gia.
1.2.1. Khái niệm hiệu quả thu hút FDI
Do khái niệm “hiệu quả thu hút vốn FDI” chưa được đưa ra trong một nghiên
cứu chính thức nào, vì vậy, để có một cách hiểu đầy đủ về hiệu quả thu hút vốn FDI
làm cơ sở cho nghiên cứu của mình, tác giả luận văn đã tìm hiểu các quan điểm về
“Hiệu quả”, từ đó lựa chọn cách tiếp cận phù hợp về hiệu quả thu hút vốn FDI.
Quan điểm thứ nhất, theo từ điển Lepetit Lasousse: “Hiệu quả là kết quả đạt
được trong việc thực hiện một nhiệm vụ nhất định”. Quan điểm thứ hai, hiệu quả là sự
so sánh giữa kết quả trước và sau khi tiến hành một hoạt động. Quản điểm thứ ba, hiệu
quả là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí về vật lực, tài lực,... để đạt được kết

quả đó. Quan điểm thứ tư, hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đạt được với mục đích,
mục tiêu đặt ra. Luận văn đã luận giải và chỉ ra rằng cách tiếp cận về hiệu quả thu hút
FDI theo quan điểm thứ tư được xem là phù hợp nhất trong điều hiện hiện nay của
Việt Nam, cũng như nhiều nước đang phát triển. Từ đó, Hiệu quả thu hút FDI của một
quốc gia được định nghĩa là kết quả của hoạt động thu hút FDI trong mối quan hệ với
với mục đích, mục tiêu, mong muốn đạt được đối với việc thu hút FDI trong chiến lược
phát triển của quốc gia đó.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu hút FDI
Để đánh giá hiệu quả của hoạt động thu hút vốn FDI, ngoài những chỉ tiêu trực
tiếp thể hiện kết quả của thu hút FDI, một số chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động của
khu vực có vốn FDI (xét ở góc độ quốc gia) cũng được sử dụng như là những chỉ tiêu
gián tiếp phản ánh hiệu quả của hoạt động thu hút FDI.
Trong nghiên cứu của mình, tác giả luận văn đã lựa chọn và lý giải ý nghĩa của 9
nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu hút vốn FDI ở một quốc gia, đó là: (i) Lượng vốn
FDI và tốc độ tăng vốn FDI vào một quốc gia qua các năm, (ii) Quy mô của các dự án
FDI, (iii) Tỷ lệ giải ngân vốn FDI, (iv) Đóng góp của khu vực có vốn FDI trong tổng
vốn đầu tư xã hội và trong cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia, (v) Tỷ lệ các
dự án bị rút phép đầu tư và giải thể trước hạn, (vi) Cơ cấu vốn FDI, (vii) Đóng góp của
khu vực có vốn FDI trong GDP và thu NSNN, (viii) Hiệu quả kinh tế của khu vực FDI
(TFP, ICOR,...), (ix) Một số chỉ tiêu khác về Sự liên kết, lan toả của khu vực doanh
nghiệp FDI với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế; Khả năng chuyển giao và
phát triển công nghệ; Khả năng tạo việc làm; và Bảo vệ môi trường.


iii

Trong đó, mỗi chỉ tiêu được xem xét ở một góc độ nhất định trong hoạt động thu
hút FDI. Vì vậy, để có một cái nhìn đầy đủ và tồn diện về hiệu quả thu hút FDI không
thể chỉ dựa vào một chỉ tiêu mà cần phải sử dụng kết hợp các chỉ tiêu đó trong q
trình phân tích.

1.3. Các nhân tố tác động đến hiệu quả thu hút FDI của một quốc gia
Các nhân tố tác động đến hiệu quả thu hút vốn FDI của một quốc gia được xem
xét ở hai góc độ: (i) Nhân tố chủ quan và (ii) Nhân tố khách quan. Sự phân biệt này chỉ
mang tính tương đối.
1.3.1. Các nhân tố chủ quan
Đây là các nhân tố thuộc về bản thân quốc gia thu hút vốn FDI. Luận văn đã chỉ
ra 10 nhân tố thuộc nhóm nhân tố chủ quan có tác động tới hiệu quả thu hút vốn FDI ở
một quốc gia. Trong đó: Sự ổn định của mơi trường vĩ mơ là điều kiện tiên quyết của
mọi ý định và hành vi đầu tư; Điều kiện cơ sở hạ tầng được coi là một trong những
yếu tố quan trọng nhất xác định triển vọng huy động vốn FDI và mức độ hiệu quả của
việc hiện thực hóa dịng vốn này; Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực; Vị
trí địa lý và nguồn tài nguyên thiên nhiên là các nhân tố thuộc về lợi thế so sánh của
một quốc gia trong thu hút vốn FDI; Chiến lược, quy hoạch thu hút FDI của quốc gia
được xem là một trong những nhân tố quan trọng nhất, có tính tiền đề để thu hút FDI
một cách hiệu quả; Hệ thống pháp luật và chính sách thu hút FDI; Thủ tục hành chính
là nội dung quan trọng trong quản lý Nhà nước về hoạt động FDI, là công cụ để thực
hiện chiến lược và quy hoạch thu hút FDI; Công tác xúc tiến đầu tư của quốc gia thu
hút đầu tư với trọng tâm ở đây là ý nghĩa của việc xúc tiến đầu tư và các phương pháp
xúc tiến đầu tư cũng như việc đề ra chiến lược phù hợp với các yêu cầu và điều kiện
đầu tư; Sự liên kết giữa các các địa phương, các vùng trong việc thu hút FDI sẽ giúp
khai thác tốt nhất lợi thế của từng địa phương, từng vùng. Sự liên kết này cũng là cách
thức tốt nhất để đạt đến mục tiêu trong chiến lược tổng thể về thu hút vốn FDI; Khả
năng thẩm định, chọn lọc dự án, nhà đầu tư FDI của quốc gia nhận đầu tư đảm bảo
rằng các dự án được lựa chọn, cấp phép sẽ là các dự án khả thi, có chất lượng có đóng
góp tích cực cho nền kinh tế.
1.3.2. Các nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan được xét đến bao gồm: (i) Tình hình kinh tế thế giới; (ii)
Xu hướng dòng vốn FDI và (iii) Các yếu tố thuộc về nhà đầu tư, như: Chiến lược của
nhà ĐTNN, Tiềm lực tài chính của các nhà ĐTNN, Năng lực kinh doanh của các nhà
ĐTNN. Trong đó, 2 nhân tố đầu ảnh hưởng tới dòng chảy chung của vốn FDI vào một

quốc gia, nhân tố thứ 3 trực tiếp tác động tới hiệu quả thu hút vốn FDI ở quốc gia thu
hút vốn FDI.


iv

Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ THU HÚT VỐN FDI Ở VIỆT NAM
2.1. Khái quát tình hình thu hút FDI ở Việt Nam
Từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đã có
nhiều chuyển biến tích cực, tăng trưởng GDP ở mức khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
theo hướng hiện đại, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện,… Song, bênh cạnh
đó, nền kinh tế vẫn cịn nhiều hạn chế chưa được khắc phục. Những kết quả đạt được
của nền kinh tế Việt Nam cho đến nay có sự đóng góp khơng nhỏ của dịng vốn FDI.
Kể từ khi Việt Nam chính thức kêu gọi ĐTNN đến nay, dịng vốn FDI vào Việt
Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển: Giai đoạn tìm hiểu thị trường (1988-1990);
Giai đoạn FDI phát triển mãnh mẽ tại Việt Nam (1991-1996); Giai đoạn khó khăn do
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997-1999); Giai đoạn dần phục
hồi vốn FDI vào Việt Nam (2000-2005); và Làn sóng FDI thứ hai, từ 2006 đến nay.
Các giai đoạn đó thường gắn liền với một số mốc quan trọng của nền kinh tế Việt
Nam.
2.2. Thực trạng hiệu quả thu hút FDI ở Việt Nam
Thực trạng hiệu quả thu hút vốn FDI ở Việt Nam được phân tích trên cơ sở 9
nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu hút vốn FDI đã xác định trong chương 1. Qua q
trình phân tích thực tế, có thể rút ra kết luận tóm tắt như sau:
- Kết quả thu hút vốn FDI ở Việt Nam đã được một số kết quả: (1) Việt Nam đã
thu hút được một lượng vốn FDI đáng kể, vào tất cả các ngành: Nông - lâm - ngư
nghiệp, Công nghiệp - xây dựng và Dịch vụ, có mặt ở 63/63 tỉnh, thành phố trên cả
nước. Dòng vốn FDI đến từ 92 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các hình thức
thu hút FDI ngày càng đa dạng, và sự xuất hiện của khu vực FDI đã giúp Việt Nam
hình thành nhiều ngành mới như điện tử, tin học, lọc hóa dầu,… với công nghệ hiện

đại trong khu vực và trên thế giới. (2) Vốn FDI thu hút được đã kịp thời bổ sung nguồn
vốn thiếu hụt trong nước. (3) Khu vực FDI trở thành nguồn đảm bảo quan trọng cho sự
ổn định của cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. (4) Khu vực có vốn FDI đang
đóng góp ngày càng nhiều cho tăng trưởng kinh tế và NSNN. (5) Dòng vốn FDI thu
hút được đã tạo việc làm cho hàng chục vạn lao động mỗi năm, đồng thờichất lượng
lao động trong khu vực FDI ít nhiều cũng đã được cải thiện. (6) Ít nhiều khu vực FDI
đã góp phần nâng cao khả năng công nghệ của Việt Nam. (7) FDI góp phần thúc đẩy
nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế gới và khu vực.
- Những phân tích này cũng cho thấy, hiệu quả thu hút vốn FDI ở Việt Nam rất
thấp, thể hiện ở chỗ: (1) Dòng vốn FDI thu hút được không ổn định, biên độ dao động
lớn; khối lượng vốn thực hiện tăng chậm so với vốn đăng ký, chênh lệch giữa vốn
đăng ký và vốn thực hiện lớn, tỷ lệ giải ngân thấp; tỷ lệ dự án bị rút phép và giải thể
trước hạn khá cao, đặc biệt là các dự án có quy mơ vốn lớn bị giải thể trước hạn có xu


v

hướng ngày càng gia tăng trong vài năm gần đây. (2) Cơ cấu thu hút vốn FDI bất hợp
lý, không đạt được kết quả mong muốn. (3) Đóng góp vào tăng trưởng GDP và NSNN
chưa tương xứng với tiềm năng. (4) Hiệu quả kinh tế của khu vực FDI còn thấp. (5)
Mục tiêu tạo ảnh hưởng lan tỏa trong nền kinh tế hầu như chưa đạt được. (6) Quá trình
chuyển giao công nghệ chậm chạp, không đạt kỳ vọng ban đầu cả về mức độ cũng như
thời gian chuyển giao. (7) Suất đầu tư cho mỗi chỗ làm cao và khả năng tạo việc làm
thấp. (8) Khu vực FDI đang sử dụng quá nhiều nguồn lực khan hiếm hoặc đang thiếu
trầm trọng như đất đai, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên; gây ô nhiễm môi trường.
Như vậy, những kết quả mà Việt Nam đã đạt được trong việc thu hút vốn FDI
mới chỉ đơn thuần về mặt lượng, trong khi các mục tiêu về cơ cấu, về hiệu quả, sức lan
tỏa của khu vực FDI hầu như không đạt được. Đây chính là cơ sở thực tiễn quan trọng
đặt ra yêu cầu tất yếu phải nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI ở Việt Nam.
2.3. Đánh giá hiệu quả thu hút FDI ở Việt Nam

Trên cơ sở các phân tích ở phần 2.2, luận văn rút ra đánh giá chung về hiệu quả
thu hút FDI ở Việt Nam trong đó đi sâu vào phân tích những nhân tố chính dẫn tới kết
quả trên. Cụ thể:
2.3.1. Các nhân tố làm tăng hiệu quả thu hút vốn FDI ở Việt Nam
Có thể thấy, hiệu quả thu hút FDI ở Việt Nam những năm qua đã đạt được những
kết quả nhất định. Có được kết quả đó là nhờ tác động của 6 nhân tố cơ bản, đó là: (1)
Sự ổn định của mơi trường vĩ mơ; (2) Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú, vị trí
địa lý thuận lợi; (3) Có nguồn lao động dồi dào, giá nhân cơng rẻ; (4) Chính Phủ Việt
Nam rất tích cực trong việc điều chỉnh mơi trường pháp lý và chính sách ưu đãi cho
phù hợp hơn với tình hình thực tế; (5) Tích cực tham gia các tổ chức, các hiệp định và
cam kết quốc tế; (6) Giá trị FDI mà Việt Nam thu hút được được xem là nằm trong xu
hướng tự do hóa thị trường vốn quốc tế và xu hướng dịch chuyển của dòng vốn FDI
thế giới.
Những nhân tố này được coi lợi thế của Việt Nam trong quá trình thu hút vốn
FDI thời gian qua. Tuy nhiên, đó chưa đủ là những yếu tố quyết định để Việt Nam thu
hút một cách hiệu quả vốn FDI.
2.3.2. Các nhân tố làm giảm hiệu quả thu hút FDI ở Việt Nam
Quá trình phân tích đã chỉ ra 11 nhóm nhân tố làm giảm hiệu quả trong thu hút
vốn FDI vào Việt Nam thời gian qua, đó là: (1) Chất lượng nguồn nhân lực thấp; (2)
Cơ sở hạ tầng kém phát triển, làm giảm khả năng thu hút cũng như khả năng hấp thụ
vốn FDI; (3) Hệ thống văn bản pháp luật và thủ tục hành chính chưa minh bạch, chồng
chéo, mâu thuẫn, hay thay đổi, tổ chức thực thi chậm và ít hiệu quả; (4) Các chính sách
ưu đãi kém hiệu quả; (5) Việt Nam chưa có quy hoạch, chiến lược tổng thể trong thu
hút vốn FDI trong khi công tác quy hoạch chung còn nhiều bất cập; (6) Hạn chế về khả
năng thẩm định dự án và nhiều bất cập trong phân cấp quản lý FDI dẫn tới việc thu hút
FDI không chọn lọc; (7) Thiếu sự phối hợp giữa các địa phương, các cấp, ngành trong


vi


q trình thu thút vốn FDI; (8) Cơng tác xúc tiến đầu tư chưa hiệu quả; (9) Môi trường
quốc tế có nhiều biến động bất lợi; (10) Tiềm lực tài chính và năng lực kinh doanh của
một số nhà ĐTNN còn hạn chế; và (11) Một số nhân tố khác.
Những yếu tố này ngày càng bộc lộ rõ nét và trở nên gay gắt hơn. Việc chỉ ra
những nhân tố này có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp
phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI ở Việt Nam.
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT FDI Ở VIỆT NAM

3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả thu hút FDI ở Việt Nam
3.1.1. Xu hướng vận động của dòng vốn FDI toàn cầu - cơ hội và thách thức đối với
Việt Nam
Xu hướng tự do hóa các nguồn lực và quá trình sản xuất sẽ thúc đẩy mạnh hơn
việc di chuyển vốn FDI. Trong đó, các nước đang phát triển đang và sẽ tiếp tục là nơi
thu hút mạnh mẽ vốn FDI; về cơ cấu đầu tư, FDI có xu hướng dịch chuyển từ chủ yếu
tập trung vào khu vực sản xuất dựa trên tài nguyên thiên nhiên sang khu vực dịch vụ
và các ngành sản xuất có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao; đồng thời, một xu
hướng khác cũng xuất hiện đó là nhiều nước trên thế giới đang tìm cách hạn chế và thu
hút có chọn lọc vốn FDI.
Xu hướng vận động đó tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với Việt Nam
trong việc nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI. Để thu hút vốn FDI một cách hiệu quả
hơn, Việt Nam cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để vượt qua những thách thức, tận
dụng những cơ hội mà môi trường quốc tế mang lại, đồng thời khắc phục những yếu
kém nội tại của nền kinh tế. Muốn vậy, cần có sự thống nhất trong quan điểm, định
hướng và sự khoa học, kịp thời thực hiện các giải pháp đề ra.
3.1.2. Quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả thu hút FDI ở Việt Nam
Qua quá trình nghiên cứu lý luận và phân tích hoạt động thực tế về FDI trong
nước cũng như các nước trên thế giới, đặc biệt là hoạt động thu hút vốn FDI trong bối
cảnh hiện nay, để nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI ở Việt Nam cần thống nhất một
số quan điểm, định hướng. Luận văn đã chỉ ra 9 quan điểm, định hướng và một số mục
tiêu cụ thể trong việc nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI ở Việt Nam trong thời gian

tới.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thu thú FDI ở Việt Nam
Trên cơ sở phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả thu hút vốn FDI ở Việt
Nam, luận văn đề xuất 10 nhóm giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút
vốn FDI ở Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ nhất, xây dựng, triển khai chiến lược, quy hoạch tổng thể mang tính dài hạn
về thu hút và sử dụng vốn FDI. Trong đó, việc xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng
thể về thu hút và sử dụng FDI phải dựa trên một số nguyên tắc, theo một quy trình
khoa học và hợp lý. Song song với đó, cần sớm giải quyết những bất cập trong quy
hoạch chung, quy hoạch ngành, vùng.


vii

Thứ hai, cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng phát triển không chỉ
là điều điện cần để tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư mà còn là điều kiện để tiếp
nhận FDI một cách hiệu quả (bởi đây chính là điều kiện vật chất để hấp thụ vốn
FDI),… Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ
tầng, trong đó cần giải quyết tốt bài toán về vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Lợi thế nguồn lao động dồi dào,
giá nhân công rẻ sẽ khơng cịn là ưu thế lớn trong việc thu hút vốn FDI thế hệ tương
lai, yếu tố chất lượng nguồn nhân lực mới thực sự là vấn đề được các nhà ĐTNN quan
tâm. Muốn vậy, trước hết phải nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng đào tạo; hồn
thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương; nâng cao hiểu biết về pháp luật của
người lao động; nâng cao ý thức làm việc của người lao động,…
Thứ tư, hồn thiện hệ thống luật pháp và chính sách về FDI. Hệ thống pháp luật
về ĐTNN cần được hoàn thiện theo các nguyên tắc: (1) Đảm bảo tính nhất quán, minh
bạch và khả thi của hệ thống pháp luật; (2) Hệ thống pháp luật, chính sách phải đảm
bảo hướng dòng vốn FDI theo định hướng, chiến lược của Nhà nước; (3) Tạo môi
trường pháp lý đầy đủ cho hoạt động FDI, tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh

nghiệp trong khuôn khổ pháp luật, nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực FDI; (4)
Nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư của Việt Nam so với các nước trong khu
vực; (5) Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế; (6) Phù hợp với cam kết và thông lệ quốc tế.
Thứ năm, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính đối với
ĐTNN cần được cải tiến mạnh mẽ theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án
đầu tư, cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ sáu, thu hút vốn FDI có chọn lọc. Vấn đề đặt ra từ thực tế thu hút vốn FDI
của Việt Nam địi hỏi phải có biện pháp để chọn lọc những gì cần thiết cho nền kinh tế
nước ta từ nguồn vốn FDI trong giai đoạn tới, tức là chọn lọc những dự án FDI thực sự
có chất lượng và hiệu quả. Đây là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, khi mà
dòng vốn FDI vào Việt Nam ngày càng nhiều, nhưng chưa mang lại hiệu quả như
mong muốn.
Thứ bảy, nâng cao hiệu quả công tác Xúc tiến đầu tư. Thu hút FDI có định
hướng và chọn lọc địi hỏi cơng tác XTÐT phải được đổi mới và nâng cao hiệu quả.
Trong giai đoạn hiện nay, khi tình hình cạnh tranh thu hút đầu tư đang trở nên nóng
bỏng giữa các quốc gia trong khu vực, để xây dựng hình ảnh Việt Nam trở thành một
điểm đến hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN thì tính chun nghiệp và hiệu quả trong hoạt
động xúc tiến đầu tư đòi hỏi phải đặt lên hàng đầu.
Thứ tám, tăng cường sự liên kết giữa các cấp, các ngành và địa phương trong
nền kinh tế nhằm khắc phục tình trạng chia cắt trong quản lý, đảm bảo lợi ích chung
của quốc gia…
Thứ chín, tiếp tục duy trì sự ổn định của môi trường vĩ mô. Đây được xem là một
lợi thế của Việt Nam trong thu hút vốn FDI.


viii

Thứ mười, các giải pháp khác, như: Nghiêm túc thực hiện bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ; Nâng cao khả năng thực thi hợp đồng và kiểm sốt tình trạng tham nhũng; Đẩy

mạnh việc phát triển khu vực tư nhân năng động có khả năng hấp thụ cơng nghệ, kinh
nghiệm quản lý và tích hợp vào hệ thống cung ứng rộng lớn hơn; Thúc đẩy phát triển
công nghiệp phụ trợ trong nước.
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
Nguyên nhân làm giảm hiệu quả thu hút vốn FDI ở Việt Nam những năm qua
được bắt nguồn cả từ nội tại nền kinh tế Việt Nam và cả từ bên ngoài. Muốn khắc phục
tình trạng kém hiệu quả này cần giải quyết cả nguyên nhân bên trong và nguyên nhân
bên ngoài. Trên góc độ tiếp cận là quốc gia nhận đầu tư, các biện pháp nhằm hạn chế
những tác động bất lợi cũng như tận dụng các cơ hội từ bên ngoài sẽ được coi là điều
kiện để thực hiện các giải pháp. Với cách tiếp cận như vậy, một số điều kiện đảm bảo
thực thi có hiệu quả các giải pháp nêu trên được đưa ra là: (1) Tận dụng chiến lược đầu
tư của TNCs; (2) Có sự đảm bảo của nhà đầu tư về tính khả thi và hiệu quả của dự án
đầu tư..

KẾT LUẬN
Với chủ đề “Nâng cao hiệu quả thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở
Việt Nam”, luận văn đã tập trung khái quát hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến thu hút FDI nói chung và hiệu quả thu hút FDI nói riêng ở cấp quốc gia, tại
Việt Nam trong thời gian qua (1988-2010, đặc biệt là trong 5 năm gần đây). Từ đó,
luận văn chỉ ra những thành tựu cũng như những mặt hạn chế, những kết quả chưa đạt
được trong hiệu quả thu hút FDI dựa trên việc đánh giá một số chỉ tiêu lựa chọn, và
luận giải ngun nhân của tình trạng đó. Trên cơ sở những phân tích đó, luận văn đã
nêu ra một hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm giải quyết những cản trở,
những vấn đề còn tồn tại để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc thu hút dịng vốn
quan trọng - FDI. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh vào yêu cầu ngay từ bây giờ phải xây
dựng một chiến lược, quy hoạch mang tính chiến lược, dài hạn làm cơ sở cho việc thu
hút FDI; đồng thời quá trình thu hút FDI phải là một quá trình thu hút có chọn lọc để
đảm bảo thu được những dòng vốn chất lượng nhất.
Như vậy, luận văn đã đạt được những mục tiêu nghiên cứu đề ra. Tuy nhiên, để
đánh giá hiệu quả thu hút FDI ở một quốc gia trên nhiều góc độ khác nhau cũng cần

xem xét đến các cách tiếp cận khác về hiệu quả, như: xem xét hiệu quả thu hút vốn
FDI ở góc độ so sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra. Song, do điều kiện thông tin
chưa đầy đủ, nên việc đánh giá hiệu quả thu hút vốn FDI theo quan điểm này cần có
nhiều nghiên cứu sâu hơn, lượng hóa được các chi phí mà một quốc gia sử dụng để thu
hút vốn FDI. Bên cạnh đó, tác giả cũng hi vọng trong nghiên cứu tiếp theo, sẽ đánh
giá, lượng hóa được tác động của vốn FDI đến tăng trưởng nền kinh tế, làm cơ sở để
có thể tính toán liều lượng vốn FDI phù hợp cần thu hút./.



×