Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu thống kê tình hình khách du lịch quốc tế đến việt nam giai đoạn 2000 2013 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.98 KB, 8 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, du lịch được coi là “ngành cơng nghiệp khơng khói”, mang lại hiệu quả
kinh tế cao và rất được quan tâm trên thế giới. Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động du lịch đã mang lại ý nghĩa to lớn về
nhiều mặt kinh tế, xã hội, đặc biệt là mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho các quốc gia,
đóng vai trị quan trọng trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Ở Việt Nam,
trong những năm gần đây, hoạt động du lịch phát triển khá nhanh và ngày càng có tác
động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Bản thân du lịch Việt Nam đã
có những khởi sắc đáng kể với hệ thống khách sạn nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, các
loại hình dịch vụ du lịch phát triển mạnh, lượng khách quốc tế và khách nội địa trong
những năm gần đây không ngừng gia tăng, tạo nguồn thu lớn, đóng góp một phần khơng
nhỏ vào GDP. Bộ phận khách quốc tế đã mang lại nguồn lợi không nhỏ trong kết quả
chung của hoạt động du lịch. Khách quốc tế gồm hai loại: khách quốc tế đến Việt Nam và
người Việt Nam, người nước ngoài định cư ở Việt Nam đi ra nước ngoài, nhưng chủ yếu
tạo ra nguồn thu lớn cho du lịch chính là bộ phận khách quốc tế đến. Trong những năm
vừa qua, du lịch quốc tế đến Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể. Lượng khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam đã không ngừng gia tăng, đã mang lại nhiều lợi ích cho du lịch
nước ta. Trong xu thế hội nhập, du lịch Việt Nam đang đứng trước nhiều cạnh tranh và
thách thức, việc lựa chọn ra được phương hướng phát triển phù hợp với tiềm năng về tài
nguyên du lịch phong phú của mình, tạo ra các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh
cao trong khu vực và quốc tế là hết sức cần thiết và cấp bách. Từ thực trạng đó, một yêu
cầu cấp thiết đặt ra cho hoạt động du lịch Việt Nam hiện nay là cần tìm kiếm các giải
pháp để nâng cao chất lượng, cùng với việc phát triển du lịch nội địa là nhiệm vụ quan
trọng thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Đề tài “Nghiên cứu thống kê tình
hình khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000-2013” sẽ góp phần tìm hiểu
vấn đề trên.


2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung


Phân tích và đánh giá thực trạng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, từ đó dự
đốn lượng khách du lịch quốc tế đến cho tương lai nhằm làm căn cứ cho việc xây dựng
chiến lược phát triển.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, tổng quan về khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000-2013.
Thứ hai, tổng hợp một số chỉ tiêu và phân tích tình hình khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam giai đoạn 2000-2013 và dự đoán đến năm 2015.
Thứ ba, đề xuất, kiến nghị về công tác thống kê và giải pháp nhằm tăng cường thu
hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là khách quốc tế đến lãnh thổ Việt Nam trong giai đoạn 20002013.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập thơng tin thứ cấp (sẵn có)
- Phương pháp tổng hợp thống kê: phương pháp phân tổ thống kê, bảng và đồ thị
thống kê.
- Phương pháp phân tích và dự đốn thống kê: phương pháp phân tích dãy số thời
gian, phương pháp chỉ số, một số phương pháp dự đoán.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng
- Phân tích một các khoa học các chỉ tiêu thống kê khách du lịch nhằm phản ánh
thực trạng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, từ đó là cơ sở cho việc lập kế hoạch
nhiều chỉ tiêu quan trọng khác
- Là tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu và nhà quản lý hoạt động du
lịch nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ công tác quản lý, hoạch định chiến lược, qui
hoạch vùng và chính sách phát triển du lịch của các cấp, các ngành.


6. Bố cục luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 03 chương :

Chương 1: Một số vấn đề chung về khách du lịch quốc tế đến
Chương 2: Phân tích thống kê khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 20002013
Chương 3: Kiến nghị và giải pháp
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN
1.1. Khái niệm chung về khách du lịch quốc tế đến
Trong phần này, tác giả sẽ trình bày khái niệm, các đặc điểm và ý nghĩa của hoạt
động du lịch, từ đó rút ra khái niệm chung về khách du lịch quốc tế đến.
1.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê khách du lịch quốc tế đến
Hệ thống chỉ tiêu thống kê khách du lịch quốc tế đến hiện nay bao gồm các nhóm
chỉ tiêu sau:
- Nhóm chỉ tiêu về khách du lịch gồm 2 chỉ tiêu:
+ Số lượng khách du lịch
+ Kết cấu khách du lịch
- Nhóm chỉ tiêu về ngày khách du lịch gồm 2 chỉ tiêu:
+ Tổng số ngày khách du lịch
+ Số ngày lưu trú bình quân một khách du lịch
- Nhóm chỉ tiêu về chi tiêu của khách du lịch gồm 3 chỉ tiêu:
+ Tổng chi tiêu
+ Chi tiêu bình quân
+ Kết cấu chi tiêu
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2013
2.1. Nguồn tài liệu và định hƣớng phân tích
Trước khi đi vào phân tích các khía cạnh của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam,
tác giả trình bày đặc điểm của nguồn tài liệu và định hướng phân tích.


2.1.1. Đặc điểm nguồn tài liệu
Có hai nguồn tài liệu dùng cho nghiên cứu đề tài này bao gồm: nguồn tài liệu được

thu thập từ Tổng cục Thống kê và Tổng cục Du lịch (các báo cáo thống kê định kỳ về
khách du lịch) và nguồn tài liệu thu được từ các cuộc điều tra chi tiêu của khách du lịch
của Tổng cục Thống kê qua các năm 2003, 2005, 2006, 2009, 2011 và 2013.
2.1.2. Định hướng phân tích
Luận văn tập trung phân tích thống kê khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo ba
nhóm chỉ tiêu:
- Phân tích biến động của tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai
đoạn 2000-2013 (đặc điểm và xu thế biến động, biến động thời vụ, cơ cấu và biến động
cơ cấu, dự đoán lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2014-2015)
- Phân tích biến động số ngày khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 20032013 (đặc điểm biến động, các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tổng ngày khách, số ngày
lưu trú bình quân một khách)
- Phân tích biến động chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn
2003-2013 (đặc điểm biến động tổng chi tiêu của khách, chi tiêu bình quân một lượt
khách, chi tiêu bình quân một ngày khách và các nhân tố ảnh hưởng đến tổng chi tiêu)
2.2. Phân tích biến động của tổng lƣợng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
giai đoạn 2000-2013
2.2.1. Phân tích biến động của tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn
2000-2013
- Về đặc điểm biến động:
Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam nhìn chung tăng dần qua các năm, trừ năm
2003 và năm 2009. Năm 2003 số lượng khách du lịch quốc tế đên Việt Nam là 2.428.735
lượt khách, giảm 488.361 lượt khách và tương ứng giảm 7,58% so với năm 2002. Năm
2009 số lượng khách du lịch quốc tế đên Việt Nam là 3.747.431 lượt khách, giảm
199.253 lượt khách và tương ứng giảm 11,53% so với năm 2008. Số lượng khách quốc tế
đến Việt Nam trung bình trong giai đoạn 2000-2013 là 4.086.587 lượt khách, tương ứng
với tốc độ phát triển bình quân 1 năm trong giai đoạn này là 10,22%.


- Về xu thế biến động: tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo năm
giai đoạn trên được thể hiện tốt nhất bằng hàm xu thế mũ: yˆ t


1.866.498,982 1,099t

- Về biến động thời vụ: vào giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 10, số lượng khách quốc tế
đến Việt Nam có sự suy giảm dưới mức trung bình, cụ thể giảm mạnh nhất vào tháng 9,
giảm ít nhất vào tháng 8, sau đó tăng dần trở lại từ tháng 11 đến tháng 4.
2.2.2. Dự đoán lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2014-2015
Trong phạm vi của luận văn này, tác giả đã lựa chọn 2 phương pháp để dự đoán số
lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000-2013 là phương pháp dự đoán dựa vào
hàm xu thế và phương pháp san bằng mũ. Do SSE của phương pháp dự đoán bằng san
bằng mũ nhỏ hơn nên kết quả dự đoán bằng phương pháp này sẽ cho độ chính xác cao
hơn.
2.2.3. Phân tích cơ cấu và biến động cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn
2000-2013
Qua phân tích, tác giả rút ra những nhận xét sau:
- Kết quả phân tích cho thấy rằng mục đích chính của khách du lịch quốc tế khi đến
Việt Nam giai đoạn 2000-2013 là để du lịch, nghỉ dưỡng. Tỷ trọng của khách đi với mục
đích này luôn chiếm trên 50%.
- Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013 chủ yếu bằng
đường không. Từ năm 2000, khách đi du lịch đến Việt Nam mới chỉ đạt 1.113.140 lượt
khách (chiếm 52,01% tổng lượng khách quốc tế đến) thì đến năm 2013, con số này đã lên
đến 5.970.741 lượt khách (chiếm 78,85% tổng lượng khách quốc tế đến).
- Xét về quốc tịch, 5 thị trường có số lượng khách đến Việt Nam nhiều nhất là
Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật và Đài Loan (chiếm hơn 40% tổng lượng khách quốc
tế đến).
- Qua số liệu điều tra khách du lịch của Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt
Nam giai đoạn 2003-2013 chủ yếu là khách đến lần đầu (thường chiếm trên 55% xét về
tỷ trọng). Lượng khách quay trở lại Việt Nam du lịch lần 2 và lần 3 chiếm tỷ trọng ít hơn.
2.3. Phân tích tình hình biến động số ngày khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
giai đoạn 2003-2013



Qua phân tích số liệu điều tra, tổng số ngày khách, số ngày lưu trú bình quân một
lượt khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2003-2013 tăng giảm không đều. Cụ thể:
- Tổng số ngày khách giai đoạn 2003-2013 tăng chủ yếu do tổng số khách quốc tế
đến Việt Nam.
- Về cơ cấu khách quốc tế theo hình thức đi, ta thấy rằng khách quốc tế đến Việt
Nam lựa chọn đi theo tour và tự tổ chức đi không chênh lệch nhau nhiều trong giai đoạn
2003-2013 nhưng thường khách tự tổ chức đi chiếm tỷ trọng cao hơn. Về thời gian lưu
trú bình quân một lượt khách trong giai đoạn 2003-2013 thì khách tự tổ chức đi thường ở
lại Việt Nam dài hơn so với khách đi theo tour. Xét về quốc tịch, Việt kiều thường có
thời gian lưu trú bình quân một lượt khách là lâu nhất trong năm 2003 (21,4 ngày đối với
khách đi theo tour và 26,3 ngày với khách tự đi), nhưng có xu hướng giảm dần trong các
năm tiếp theo và đến năm 2013 còn là 9,9 ngày đối với khách đi theo tour và 13,8 ngày
đối với khách tự đi. Đối với các quốc tịch khác, độ dài thời gian lưu trú thường ngắn hơn
và có sự biến động khơng nhiều qua các năm trong giai đoạn 2003-2013. Ngoài ra, số
ngày khách lưu trú bình quân 1 khách du lịch quốc tế đến giai đoạn 2003-2013 tăng chủ
yếu do sự thay đổi của kết cấu khách của từng loại khách (đi theo tour và tự sắp xếp).
2.4. Phân tích tình hình biến động về chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam giai đoạn 2003-2013
Qua phân tích, tác giả rút ra những nhận xét sau:
- Tổng chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2003-2013 có xu hướng
tăng và tăng chủ yếu do nhân tố tổng số khách.
- Chi tiêu bình quân một lượt khách phân loại theo mục đích chuyến đi khơng có sự
chênh lệch nhau nhiều với các mục đích khác nhau trong giai đoạn 2003-2013. Khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam với hình thức tự đi thường có xu hướng chi tiêu nhiều cho các
mục đích thương mại, du lịch nghỉ dưỡng và thăm thân. Chi tiêu bình quân một lượt
khách phân loại theo phương tiện đến có sự chênh lệch khá rõ ràng. Khách tự đi chủ yếu
chọn phương tiện máy bay và chi tiêu cho phương tiện này nhiều hơn cả so với các
phương tiện khác trong những năm đầu giai đoạn. Chi tiêu bình quân một lượt khách Việt

kiều và khách Châu Mỹ là nhiều hơn cả so với khách đến từ các quốc gia khác. Số tiền


khách quốc tế bỏ ra để sử dụng dịch vụ lưu trú chiếm phần lớn chi tiêu trong chuyến du
lịch của họ (ln chiếm trên 25% chi tiêu bình qn).
- Chi tiêu bình quân một ngày khách giai đoạn 2003-2013 có xu hướng liên tục tăng
qua các năm. Chi tiêu bình qn một ngày khách phân loại theo mục đích chuyến đi
khơng có sự chênh lệch nhau nhiều với các mục đích khác nhau trong giai đoạn 20032013. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam với hình thức tự đi thường có xu hướng chi
tiêu nhiều cho các mục đích thương mại, du lịch nghỉ dưỡng, thơng tin báo chí và nhóm
khách đến Việt Nam với mục đích này có xu hướng tăng chi tiêu bình qn một ngày.
Chi tiêu bình quân một ngày khách của tất cả các loại khách đều có xu hướng gia tăng,
trong đó chi tiêu bình quân một ngày khách Châu Mỹ là nhiều hơn cả. Chi phí th phịng
và dịch vụ lưu trú chiếm phần lớn trong chi tiêu bình quân một ngày khách.
CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
Trước khi đưa ra kiến nghị và giải pháp, luận văn đã đưa ra đánh giá chung về tình
hình thống kê khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và công tác thống kê khách du lịch
quốc tế đến. Tổng cục Du lịch và Tổng cục Thống kê đã không ngừng quan tâm, xây
dựng và hoàn thiện các phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin thống kê hoạt động
du lịch, đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê,
bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn cịn những hạn chế nhất định. Do vậy, luận
văn cũng đưa ra các kiến nghị và giải pháp đối với công tác thống kê du lịch khách quốc
tế. Nhìn chung, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam có xu hướng tăng trong giai đoạn
2000-2013, tuy nhiên để hoàn thành được mục tiêu cụ thể đã được đề ra trong trong
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, du lịch Việt Nam
cần phải có được những nhóm giải pháp hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Ngành Du lịch được xác định là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với mục tiêu “phát triển mạnh du lịch, từng bước
đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực”. Vì vậy, để có được
những giải pháp đúng đắn cho ngành du lịch thì trước tiên cần đánh giá lại những thành

tựu và hạn chế của hoạt động du lịch nói chung và tình hình khách du lịch quốc tế đến nói


riêng trong thời gian qua. Luận văn đã đánh giá khá chi tiết về tình hình khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn phát triển từ năm 2000 đến nay thơng qua phân
tích các chỉ tiêu về khách du lịch quốc tế đến, đồng thời dự đoán tổng lượng khách
quốc tế đến Việt Nam năm 2014-2015. Ngoài ra, trong luận văn cũng nêu ra những
khó khăn trong cơng tác thống kê du lịch khách du lịch nói chung, từ đó nêu lên
những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đối với công tác thống kê du lịch ở Việt
Nam hiện nay.



×