Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần phát triển đại việt (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.78 KB, 10 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Trong“xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, doanh nghiệp”Việt Nam đứng
trước những cơ hội phát triển mở rộng kinh doanh đến các thị trường tiềm năng
nước ngoài tuy nhiên cũng đối mặt với những thách thức vơ cùng lớn. Do đó mỗi
doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh. Báo cáo tài chính (BCTC) là một cơng cụ hữu ích nhất
cho việc đánh giá so sánh giữa các doanh nghiệp (DN). BCTC“cung cấp những
thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh, thực trạng tài chính”của DN, là căn cứ quan trọng“để đề ra hệ
thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị DN không ngừng nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận”cho
DN. Phân tích báo cáo tài chính là con đường ngắn nhất để tiếp cận bức tranh toàn
cảnh tình hình tài chính của doanh”nghiệp, giúp doanh nghiệp thấy rõ thực trạng
hoạt động tài chính, kết quả sản xuất kinh“doanh trong kỳ đồng thời đánh giá được
tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như những rủi ro và triển vọng trong
tương lai của doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế đó, bằng những kiến thức quý báu
về phân tích tài chính doanh nghiệp tích lũy được trong thời gian học tập và nghiên
cứu tại trường, cùng thời gian tìm hiểu Cơng ty”Cổ phần Phát triển Đại Việt, tơi
quyết định chọn Đề tài nghiên cứu: “Phân tích báo cáo tài chính Cơng ty Cổ
phần Phát triển Đại Việt”.
Luận văn bao gồm 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
- Chương 2: Lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính trong doanh
nghiệp.
- Chương 3: Phân tích thực trạng báo cáo tài chính Cơng ty Cổ phần Phát
triển Đại Việt.
- Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng
cao năng lực tài chính cho Cơng ty Cổ phần Phát triển Đại Việt.



Chương 2: Lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Báo”cáo tài chính là những báo cáo khái quát và toàn diện nhấ t về tiǹ h hiǹ h
tài sản và nguồn vốn , nguồ n hiǹ h thành tài sản và nguồn vốn, các khoản nợ, bức
tranh về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong
kỳ của doanh nghiê ̣p. Báo cáo tài chính cũng là nguồn tư liệu rất quan trọng và hữu
ích đối với việc quản trị doanh nghiệp đồng thời là nguồn thông tin cần thiết đối
với những đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có lợi ích kinh tế trực
tiếp hoặc gián tiếp của doanh nghiệp như: Chủ sở hữu, các nhà quản lý doanh
nghiệp, các nhà đầu tư hiện tại và tương lai, các chủ nợ hiện tại và tương lai người
cho vay, cho thuê hoặc bán chịu hàng hóa, dịch vụ, cơ quan quản lý chức năng của
nhà nước, chính phủ.”
Báo”cáo tài chính là một hệ thống các số liệu và phân tích cho ta biết tình
hình tài sản và nguồn vốn, luồng tiền và hoạt động kinh doanh của một doanh
nghiệp. Báo cáo tài chính có 4 loại: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.
Trong đó, bảng cân đối kế tốn là báo cáo tài chính tổng hơ ̣p, phản ánh một cách
tổng quát toàn bô ̣ tài sản hiê ̣n có của đơn vị tại một thời điểm nhất đinh,
̣ theo hai
cách phân loại và kết cấ u nguồ n vố n kinh doanh và nguồ n hiǹ h thành vố n kinh
doanh. Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD) là một báo cáo tài chính kế tốn
tở ng hơ ̣p phản ánh tổ ng quát doanh thu, chi phí và kế t quả kinh doanh trong mô ̣t kỳ
kế toán . Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính cung cấ p những thơng tin
và những luồng tiền vào , ra của tiề n, trình bày tình hình số tiền dư đầu kỳ , tình
hình các dòng tiề n thu và o, chi ra và tình hình số dư tiề n cuố i kỳ của công ty. Bản
thú t minh báo cáo tài chính mơ tả mang tính tường thuật hoă ̣c phân tić h chi tiế t
các thông tin số liệu đã đươ ̣c triǹ h bày trong bảng cân đố i kế toán , báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyể n tiề n tê.”̣
Các”phương pháp thường được sử dụng để phân tích báo cáo tài chính
doanh nghiệp là phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ (phương pháp số
chênh lệch và thay thế liên hoàn), phương pháp liên hệ cân đối, phương pháp đồ thị



và phương pháp phân tích theo mơ hình Dupont.”
Luận”văn đi sâu phân tích báo cáo tài chính gồm các nội dung sau: Phân
tích khái qt tình hình tài chính, phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính
của doanh nghiệp, phân tích tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn của doanh
nghiệp, phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ, phân tích hiệu
quả kinh doanh.”
Phân”tích khái qt tình hình tài chính nhằm đánh giá tổng quan về thực trạng
tài chính của cơng ty tốt hay xấu, có tính bền vững khơng, cũng như những thuận lợi
và thử thách mà công ty phải đương đầu. Phương pháp chủ yếu sử dụng để đánh giá
khái qt tình hình tài chính là phương pháp so sánh. Đánh giá tình hình tài chính
dựa trên bốn khía cạnh: tình hình huy động vốn, mức độ độc lập tài chính, khả năng
thanh tốn và khả năng sinh lời. Đánh giá sự biến động của quy mô vốn, tốc độ tăng
trưởng vốn, nhịp điệu tăng trưởng vốn, cơ cấu vốn phần nào cho thấy mức độ phát
triển của công ty. Đánh giá mức độ độc lập tài chính, xem xét tỷ trọng của vốn chủ
sở hữu trong tổng nguồn vốn. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có
xu hướng tăng thì điều đó cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh
nghiệp là cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ nợ thấp và ngược
lại. Dựa trên hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh lời của cơng ty cũng
như những khó khăn mà cơng ty gặp phải khi thực hiện thanh tốn.”
Nội”dung chủ yếu của phân tích cân bằng tài chính bao gồm phân tích cơ
cấu tài sản, phân tích cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.
Với phân tích cấu trúc tài sản cần xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như
từng loại tài sản thông qua việc so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tuyệt
đối lẫn số tương đối của tổng số tài sản cũng như chi tiết đối với từng loại tài sản.
Từ đó thấy được sự biến động về quy mô kinh doanh cũng như năng lực kinh
doanh của doanh nghiệp, đặc biệt cần quan tâm, để ý đến tác động của từng loại tài
sản đối với q trình kinh doanh. Song song với đó, cần xem xét nguồn vốn của
doanh nghiệp huy động từ nguồn nào, sử dụng nguồn vốn đó có phù hợp với mục

đích tính chất của các tài sản và ngành nghề kinh doanh không.”


Khi”phân tích tình hình cơng nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
thường đi từ khái quát đến cụ thể bao gồm: Phân tích tình hình cơng nợ trong doanh
nghiệp và phân tích khả năng thanh tốn trong doanh nghiệp. Trong đó, phân tích
cơng nợ bao gồm phân tích công nợ phải thu và công nợ phải trả, mối quan hệ giữa
công nợ phải thu và công nợ phải trả. Về tình hình cơng nợ phải thu, ta cần so sánh
từng loại của các khoản phải thu về số tuyệt đối cũng như tương đối qua các năm. Bên
cạnh đó, phân tích vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình qn để phân tích
rõ hơn tình hình cơng nợ các khoản phải thu. Tương tự với các khoản phải trả của
doanh nghiêp. Khả năng thanh toán được hiểu như khả năng chuyển hóa tiền mặt
của các tài sản cơng ty để đối phó với các khoản nợ đến hạn. Cụ thể, luận văn đi
sâu phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán trong ngắn hạn và khả năng thanh
toán trong dài hạn.”
Hiệu”quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất cho quá trình
kinh doanh với tổng chi phi thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh là thước đo đánh giá
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, là yếu tố mang tính cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường. Phân tích hiệu quả kinh doanh bao gồm phân tích hiệu quả
sử dụng tài sản, phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn và hiệu quả sử dụng chi
phí.”
Luận”văn sử dụng hệ thống các chỉ tiêu để phân tích hiệu quả sử dụng tổng
tài sản gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Bản chất phân tích hiệu quả sử
dụng tài sản là xem xét hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp giữa kỳ này với
kỳ trước, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nhằm
khai thác triệt để công suất các tài sản đưa vào đầu tư.”
Trong”phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn, việc phân tích hiệu quả sử
dụng vốn chủ sở hữu đóng vai trò vơ cùng quan trọng trong việc quyết định hiệu
quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc sở hữu

của công ty được hình thành từ nguồn vốn góp của cổ đơng, nhà đầu tư (vốn điều
lệ) và vốn bổ sung hoặc giảm vốn trong quá trình hoạt động. Các chỉ tiêu dùng để


phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu bao gồm: Số vòng quay vốn chủ sở
hữu, Suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE).”
Để”tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh thì mục tiêu khơng thể thiếu là cắt giảm
chi phí. Thơng qua hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng chi phí để
đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí của cơng ty, từ đó đề ra các biện
pháp tăng cường kiểm sốt chi phí nhằm đạt được chi phí thấp nhất.”
Chương 3: Phân tích thực trạng báo cáo tài chính Cơng ty Cổ phần Phát triển
Đại Việt
Công”ty Phát triển Đại Việt được thành lập vào năm 2007 theo hình thức sở
hữu vốn là công ty cổ phần, ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và phân phối
dây cáp điện & dây điện, cáp đồng, cáp nhôm nhiều các hãng như: Cadisun,
Goldcup, Trần Phú, Shvina, Cadivi, Cadigold… Cơ cấu tổ chức quản lý của Công
ty bao gồm: Hội đồng quản trị; Tổng Giám đốc; Ban kiểm sốt; Ban Thư ký;
Phịng Kinh doanh – Thị trường; Phòng Kỹ thuật; Phòng Tổ chức; Phòng Kế
hoạch; Phòng Kế tốn Tài chính; Phòng Kiểm định chất lượng; Bộ phận bán hàng;
Phân xưởng ghép vật tư; Phân xưởng bọc vỏ, đóng gói.”
Bộ máy kế tốn ở Cơng ty được tổ chức theo mơ hình kế tốn tập trung,
nghĩa là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được xử lý tại phòng Kế tốn – Tài
chính của Cơng ty.
Qua”đánh giá khái qt tình hình tài chính doanh nghiệp dựa trên bốn khía
cạnh (tình hình huy động vốn, mức độ độc lập về tài chính, khả năng thanh tốn và
khả năng sinh lời, có thể thấy nhìn chung tổng số vốn của cơng ty có xu hướng
tăng: Tổng vốn của công ty năm 2014, 2015, 2016 đều cao hơn năm 2013, lần lượt
là tăng 137.9%, 125.2% và 134.8% so với năm 2013, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng
vốn khơng đều. Mức độ độc lập tài chính tăng nhẹ qua các năm nhưng đều có trị số
nhỏ hơn 1, chứng tỏ vốn chủ sở hữu của công ty không đủ để tài trợ tài sản dài hạn,

công ty bắt buộc phải sử dụng các nguồn vốn khác để tài trợ, độc lập và an tồn tài
chính khơng cao. Khả năng thanh tốn của cơng ty qua các năm có xu hướng tăng;
Hiệu quả kinh doanh của cơng ty đang có xu hướng tăng, đặc biệt ở chỉ tiêu tỷ suất


sinh lời của VCSH.”
Tổng”tài sản của công ty năm 2015 là 132 tỷ 854 triệu đồng, giảm 13 tỷ 428
triệu đồng, ứng với 9.18% so với năm 2014. Năm 2016, tổng tài sản là 142 tỷ 971
triệu đồng, tăng 10 tỷ 117 triệu đồng, ứng với 7.62% so với năm 2015. Nguyên
nhân biến động chủ yếu do sự biến động của tài sản ngắn hạn do tài sản ngắn hạn
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản.”
Cơ”cấu nguồn vốn của công ty chưa thực sự hợp lý, nợ phải trả chiếm tỷ
trọng lớn so với vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn (chiếm trên 93%) và đều là
các khoản nợ ngắn hạn. Nguồn vốn chủ sở hữu công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong
tổng nguồn vốn và có biên độ thay đổi nhỏ qua các năm. Việc nguồn vốn chủ sở
hữu chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn đồng nghĩa với sự giảm tính tự chủ
tài chính và an ninh tài chính của cơng ty.”
Trị”số của chỉ tiêu “Hệ số nợ so với tài sản” của Công ty trung bình là 0.94
(nhỏ hơn 1) và tương đối ổn định. Trong khi đó, trị số của chỉ tiêu “Hệ số tài sản so
với vốn chủ sở hữu” của Công ty ở mức rất cao (lớn hơn 1): năm 2014 là 17.52,
năm 2015 là 16.00, sang năm 2016 là 17.07. Có thể thấy mức độ độc lập về tài
chính của công ty thấp, mức độ phụ thuộc của công ty vào chủ nợ lớn, cơng ty có
thể sẽ phải đối mặt với rủi ro lãi suất ngân hàng khi lạm phát tăng. Qua đó có thể
thấy chính sách huy động và sử dụng vốn của công ty chưa hợp lý và thiếu an
tồn.”
Về”cân bằng tài chính, nguồn tài trợ thường xun của cơng ty có trị số thấp
hơn tổng tài sản nhiều lần. Năm 2014, 2015 và năm 2016 tỷ trọng nguồn tài trợ
thường xuyên lần lượt là 5.71%; 6.25% và 5.86% tổng nguồn tài trợ. Trong khi đó
tỷ trọng của nguồn tài trợ tạm thời từ năm 2014 đến 2016 lần lượt là 94.29%;
93.75% và 94.14%. Việc nguồn tài trợ tạm thời chiếm tỷ trọng cao trong tổng

nguồn vốn chứng tỏ tính ổn định và cân bằng tài chính của cơng ty đang ở trong
tình trạng xấu, khơng ổn định. Các trị số giữa nguồn vốn thường xuyên với TSDH
và trị số giữa TSNH với nợ ngắn hạn của các năm đều nhỏ hơn 1 chứng tỏ tính bền
vừng về tài chính của cơng ty cũng đang ở mức thấp, công ty đang gặp áp lực trong


việc thanh tốn nợ ngắn hạn.”
Về”tình hình cơng nợ phải thu, các khoản phải thu của cơng ty có xu hướng
giảm xuống. Nợ phải thu khách hàng giảm vào năm 2015 và tăng trở lại vào năm
2016. Năm 2014 nợ phải thu khách hàng là 60 tỷ 674 triệu đồng, giảm còn 50 tỷ
444 triệu đồng vào năm 2015 (ứng với giảm 16.86%) và tăng lên 57 tỷ 582 triệu
đồng vào năm 2016 (ứng với tăng 14.89%). Tuy nhiên, nợ phải thu khách hàng
chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu ngắn hạn. Số vòng quay phải thu
khách hàng của cơng ty có trị số thấp, tuy nhiên thời gian bình quân 1 vòng quay
phải thu khách hàng vẫn rất cao (năm 2015 trị số này là 110,61 ngày, giảm xuống
còn 77,69 ngày vào năm 2016), cho thấy tốc độ thu hồi tiền hàng vẫn còn chậm,
không kịp thời. Công ty cần theo dõi sát sao những khoản thu này, áp dụng những
biện pháp đòi nợ nhằm hạn chế tình trạng vốn bị chiếm dụng.”
Các”khoản phải trả người bán tăng liên tục qua các năm cả về quy mô và tỷ
trọng. Số vòng luân chuyển các khoản phải trả người bán tăng từ 4.2 vòng năm
2015 lên 4.5 vòng năm 2016, thời gian quay vòng của các khoản phải trả người bán
giảm từ 84.85 ngày năm 2015 xuống còn 80.60 ngày năm 2016. Chứng tỏ tốc độ
thanh toán tiền hàng của công ty vẫn còn rất chậm.
Theo”kết quả phân tích khả năng thanh tốn của doanh nghiệp, hệ số khả
năng thanh toán chung của các năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ với tổng số tài sản
hiện có, cơng ty bảo đảm trang trải được tổng số nợ phải trả của cơng ty. Hệ số khả
năng thanh tốn nợ ngắn hạn trong tất cả các năm nghiên cứu đều xấp xỉ bằng 1 và
có xu hướng tăng. Hệ số khả năng thanh tốn nhanh của Cơng ty ở mức thấp khi
các trị số này đều nhỏ hơn 0.5, Công ty gặp nhiều khó khăn khi thanh tốn nhanh
các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền.”

Khả”năng tạo tiền của công ty được đánh giá trên 3 hoạt động: hoạt động sản
suất kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. Tổng lưu chuyển tiền thuần
trong kỳ năm 2014 là 246 triệu đồng, giảm mạnh vào năm 2015 xuống còn âm 771
triệu đồng, xong đó cải thiện mạnh mẽ vào năm 2016 khi tăng lên 918 triệu đồng.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014 có trị số âm 69


tỷ 211 triệu đồng, khơng có khả năng thanh khoản do trong năm 2014, tuy nhiên
sang năm 2015 và 2016 chỉ tiêu này đều dương, chứng tỏ cơng ty có thể trang trải
các khoản vay và thanh toán cho nhà cung cấp kịp thời. Lưu chuyển tiền thuần từ
hoạt động đầu tư năm 2015 mang trị số âm do công ty đầu tư mua phương tiện vận
tải truyền dẫn. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính năm 2014 là 69 tỷ
448 triệu đồng, sang năm 2015 và 2016 mang trị số âm do cơng ty thực hiện thanh
tốn các khoản nợ gốc vay.”
Hiệu”quả kinh doanh của công ty chưa thật sự hiệu quả. Tuy trong các năm
đánh giá từ năm 2014 đến 2016, tỷ suất sinh lời của các chỉ tiêu đánh giá đều có xu
hướng tăng nhưng có trị số thấp và khơng bền vững. Khả năng sinh lợi của vốn
(ROI) tăng qua các năm nhưng không cao. Năm 2014 khả năng sinh lợi vốn là
13.79%, năm 2015 trị số này là 10.03% và 16.53% năm 2016. Tỷ suất sinh lời của
doanh thu thuần (ROS) tăng dần theo thời gian. Năm 2014 và năm 2015, tỷ suất
sinh lời doanh thu (ROS) đều là 6%, tăng lên 7% vào năm 2016. Tỷ suất này rất
thấp khi 1 đồng doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty chỉ đem lại
0.06 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2014,2015 và 0.07 đồng lợi nhuận sau thuế vào
năm 2016. Trong khi đó, đáng chú ý về tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)
có trị số cao và tăng mạnh. Năm 2014, tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu đạt
161.68%, giảm xuống còn 131.26% vào năm 2015 và tăng lên 217.29% năm 2016.
Tức là năm 2016, cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 2.17 đồng lợi nhuận sau
thuế. Khả năng sinh lời cao trên vốn chủ sở hữu tuy cho thấy công ty đã sử dụng
từng đồng vốn huy động bên ngoài một cách có hiệu quả nhưng đây cũng là tác
động của đòn bẩy tài chính vì Cơng ty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu rất

cao. Chỉ tiêu ROE của công ty tuy cao nhưng không bền vững, cơng ty có nguy cơ
đối mặt với rất nhiều rủi ro nếu lạm dụng đòn bẩy tài chính.”
Việc”tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của chi phí đặt ra bài
tốn kiểm sốt chi phí của cơng ty chưa thật sự hiệu quả. Ta có thể thấy tỷ suất
sinh lời của tổng chi phí có xu hướng tăng nhẹ nhưng ở mức khá thấp. Tỷ suất sinh
lời của giá vốn hàng bán năm 2016 là 1.97, giảm 36.76% so với năm 2015. Tức là


cơng ty phải mất nhiều chi phí về giá vốn hàng bán mới thu được 1 đồng lợi nhuận,
việc kiểm sốt các khoản chi phí sản xuất như ngun vật liệu, nhân công, sản xuất
chung và cung cấp dịch vụ chưa tốt.”
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng
cao năng lực tài chính cho Cơng ty Cổ phần Phát triển Đại Việt.
Qua đánh”giá tình hình tài chính của Cơng ty, luận văn đã đưa ra các đánh giá
về điểm mạnh cũng như điểm yếu về tình hình tài chính của cơng”ty. Trong đó
điểm mạnh của cơng ty là hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty và khả năng
sinh tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty ở mức khả quan. Điểm yếu: Khả
năng độc lập và an tồn tài chính thấp, cơng tác quản lý cơng nợ phải thu, phải trả
kém hiệu quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thật sự hiệu quả.
Từ những tồn tại về tình hình tài chính của Cơng ty Cổ phần Phát triển Đại Việt,
luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của cơng ty
như sau:
- Thứ nhất, huy động vốn chủ sở hữu
- Thứ hai, giảm công nợ phải thu
- Thứ ba, tăng khả năng thanh toán
- Thứ ba, áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách
tăng doanh thu và giảm chi phí.
Để thực hiện được các giải pháp trên cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước và
các cơ quan chức năng đồng thời bản thân doanh nghiệp cũng cần thay đổi cho phù
hợp với tình hình sản xuất hiện nay của công ty để nâng cao sức cạnh tranh với các

doanh nghiệp trong cùng ngành.
Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng: Chính phủ cần tiếp tục thực
hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và
giải quyết nợ xấu, tạo điều kiện, cơ hội thơng thống để các cơng ty phục hồi sản
xuất và phát triển. Ngành ngân hàng tích cực đẩy mạnh chương trình hỗ trợ lãi suất
đối với doanh nghiệp. Cục Thuế thành phố cần tăng cường hướng dẫn về các chính
sách mới để cơng ty kịp thời nắm bắt những thay đổi của luật Thuế nhằm giúp


cơng ty tn thủ đúng đủ quy định.
Về”phía Cơng ty, công ty nên tổ chức thành lập đội ngũ phân tích báo cáo tài
chính chuyên sâu, rút ngắn kỳ lập và phân tích báo cáo tài chính hơn theo quy định
của Nhà nước, hướng vào việc cung cấp thông tin cho nội bộ doanh nghiệp, để từ đó
có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty.”



×