Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần nhựa thiếu niên tiền phong (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.98 KB, 7 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong nghiên cứu này, tác giả kết cấu Luâ ̣n văn bao gồ m 4 chương, tài liệu tham
khảo và phụ lục kèm theo. Nô ̣i dung tóm tắ t của các chương trong luâ ̣n văn Phân tích báo
cáo tài chính của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong như sau:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Nô ̣i dung chương 1 đề cập đến các vấn đề: tính cấp thiết của đề tài , tổ ng quan các
đề tài nghiên cứu trước , mục tiêu nghiên cứu , đố i tươ ̣ng và pha ̣m vi nghiên cứu , phương
pháp nghiên cứu , dự kiến đóng góp của đề tài nghiên cứu và ć i cùng

là kết cấu của

l ̣n văn.
Phân tích báo cáo tài chính là một cơng việc có ý nghĩa quan trọng không những
đối với chủ sở hữu doanh nghiệp mà còn cần thiết đối với tất cả các đối tượng bên ngồi
doanh nghiệp có quan hệ về kinh tế và pháp lý với doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Nhựa
Thiếu niên Tiền phong là một cơng ty có lịch sử phát triển lâu đời, tiền thân là Nhà máy
Nhựa Thiếu niên Tiền phong, được thành lập từ năm 1960. Năm 2004, Cơng ty đã được
chuyển đổi sang hình thức cơng ty Cổ phần. Sau đó, năm 2006, Cơng ty chính thức được
niêm yết trên thị trường chứng khốn tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Trên
thực tế, sau nhiều năm phát triển nhanh chóng, những năm gần đây (từ năm 2010 đến năm
2014) tình hình tài chính của Cơng ty lại có dấu hiệu đi xuống. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế
của Công ty liên tục giảm từ năm 2012 đến năm 2014. Không những thế, các chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn này cũng giảm sút. Với mong muốn
đánh giá một cách chính xác và khách quan tình hình tài chính của Cơng ty, tìm ra ngun
nhân dẫn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh thông qua việc phân tích báo cáo tài chính, qua
đó đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu
niên Tiền phong, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích báo cáo tài chính của
Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong”.


Trong quá trình tìm hiểu về đề tài nghiên cứu của mình, tơi đã đọc và tham khảo


một số ḷn văn thạc sỹ của các tác giả khác có nội dung liên quan như: Đề tài “Phân tích
báo cáo tài chính của Cơng ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn” của tác giả Đỗ Thị Lan
Phương, (2013); Đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần thép Việt Ý”
của tác giả Lê Thuỳ Trang, (2013); Đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ
phần thép Nam Kim” của tác giả Lê Thị Vân Anh, (2011); Đề tài “Hoàn thiện phân tích
báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong” của tác giả Nguyễn
Việt Thắng, (2012) và đề tài “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại cơng ty cổ phần
Nhựa Bình Minh” của tác giả Nguyễn Văn Lộc, (2009). Đề tài về phân tích báo cáo tài
chính về các công ty sản xuất sản phẩm thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng đã được nhiều
đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu, tuy nhiên, vẫn chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu
đúng mức về phân tích báo cáo tài chính của cơng ty trong ngành sản xuất ống nhựa. Do
đó, tơi đã lựa chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu
niên Tiền phong” để làm đề tài nghiên cứu.
Tác giả xây dựng đề tài nghiên cứu nhằm thực hiện mục tiêu cụ thể như sau: Hệ
thống hóa các lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp trên cơ sở
đó, phân tích báo cáo tài chính của Công ty Nhựa Tiền phong qua các năm 2012, 2013 và
2014 và đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của Cơng ty, từ đó đề ra một
số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Cơng
ty.
Đề tài thực hiện phân tích hệ thống báo cáo tài chính của Cơng ty Nhựa Tiền
phong, với phạm vi nghiên cứu là các báo cáo tài chính riêng từ năm 2012 đến năm 2014
của Công ty mẹ - Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong. Đề tài nghiên cứu được
thực hiện trên những cơ sở lý thuyết sẵn có trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp và phân
tích báo cáo tài chính, về phương pháp phân tích (phương pháp so sánh, phương pháp
loại trừ, phương pháp Dupont, phương pháp đồ thị…), các chỉ tiêu phân tích (các chỉ tiêu
về tài sản, nguồn vốn, công nợ, khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động…), các chuẩn
mực kết toán Việt Nam và chế độ kế toán doanh nghiệp qua các thời kỳ.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

DOANH NGHIỆP
Nội dung của chương 2, tác giả hệ thống hóa lý thuyết những vấn đề cơ bản về
phân tích báo cáo tài chính, bao gồm: khái niệm phân tích báo cáo tài chính, ý nghĩa của
phân tích báo cáo tài chính đối và nguồn dữ liệu cho phân tích báo cáo tài chính, các
phương pháp được sử dụng để phân tích các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp: phương
pháp so sánh, phương pháp chi tiết, phương pháp liên hệ cân đối, mơ hình tài chính
Dupont, phương pháp đồ thị và phương pháp loại trừ. Mục đích chính tại chương 2 đề
cập đến các nô ̣i dung phân tích báo cáo tài chính bao gồm:
-

Phân tić h cấ u trúc tài chiń h và cân bằ ng tài chin
́ h : các chỉ tiêu và ý nghĩ a của các

chỉ tiêu về phản ánh tình hình tài chính trong phân tích cấu trúc tài sản

, cấ u trúc nguồ n

vố n và cân bằ ng tài chiń h của doanh nghiê ̣p.
-

Phân tić h tiǹ h hiǹ h công nơ ̣ và khả năng thanh toán của doanh nghiê ̣p :

+ Phân tí ch tình hình công nơ ̣ : Trình bày nội dung các chỉ tiêu và ý nghĩa các chỉ
tiêu phản ánh tiǹ h hiǹ h công nơ ̣ phải thu và công nơ ̣ phải trả .
+ Phân tích khả năng thanh toán : Trình bày nội dung các chỉ tiêu và ý nghĩa của các
chỉ tiêu về phản ánh tình hình thanh toán trong phân tích khả năng thanh toán ngắn
hạn, khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp .
-

Phân tích hiê ̣u quả kinh doanh của doanh nghiê ̣p : Trình bày các chỉ tiêu và ý nghĩa


các chỉ ti êu trong phản ánh hiê ̣u quả kinh doanh , cụ thể: hiê ̣u quả sử du ̣ng tài sản , hiê ̣u
quả sử dụng nguồn vốn, và hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp.
-

Phân tích các chỉ tiêu liên quan đến cổ phiếu: Trình bày các chỉ tiêu phân tích đối

với công ty niêm yết phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư chứng khoán trong việc đánh
giá hiệu quả của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường từ đó có quyết định đầu tư đúng
đắn.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CƠNG
TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
Nội dung chương 3 trình bày các thơng tin cơ b ản về Cơng ty Cổ phần Nhựa thiếu
niên Tiền phong, nguồn dữ liệu được sử dụng cho phân tích báo cáo tài chính của Công


ty, các phương pháp phân tích và nội dung phân tích báo cáo tài chính của Cơng ty.
Cơng ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tiền thân là Nhà máy Nhựa Thiếu niên
Tiền phong, được thành lập từ năm 1960. Đến ngày 17/8/2004, công ty Nhựa Thiếu niên
Tiền Phong đã được chuyển đổi sang hình thức cơng ty Cổ phần. Ngày 24/10/2006, CTCP
Nhựa Thiếu niên Tiền phong được niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán
Hà Nội với mã chứng khoán là NTP. Ngành nghề kinh doanh chính của Cơng ty chủ yếu là
sản xuất ống nhựa và phụ tùng ống nhựa.
Để thực hiện phân tích báo cáo tài chính của Cơng ty, tác giả sử dụng dữ liệu từ
báo cáo tài chính đã được kiểm tốn của Cơng ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong
qua các năm từ năm 2012 đến năm 2014 và sử dụng các phương pháp phân tích chủ yếu
sau: phương pháp so sánh, phương pháp chi tiết, phương pháp liên hệ cân đối, mơ hình
tài chính Dupont và phương pháp đồ thị.
Thơng qua các bảng biểu tác giả tự tính về các chỉ tiêu tài chính của Cơng ty, tác
giả đưa ra những nhận xét về tình hình tài chính của Cơng ty như sau:

- Về cấu trúc tài chính:
Về cấu trúc tài sản: quy mô tổng tài sản của Công ty năm 2014 tăng nhanh so với
các năm trước, cụ thể tăng tổng tài sản là 41,4% so với năm 2013 và 53,3% so với năm
2012. Nguyên nhân do sự gia tăng nhanh của cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, trong
đó chủ yếu là tài sản ngắn hạn. Trong các tài sản ngắn hạn thì khoản phải thu ngắn hạn và
hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất và tốc độ tăng cũng rất nhanh. Về tài sản dài hạn thì
tài sản cố định chiếm tỷ trọng chủ yếu và tốc độ tăng cũng rất nhanh qua các năm.
Về cấu trúc nguồn vốn: quy mô tổng nguồn vốn cũng có xu hướng tăng dần.
Trong đó, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng chủ yếu nhưng có tốc độ tăng chậm hơn so với
nợ phải trả. Trong nợ phải trả, Công ty chủ yếu vay nợ ngắn hạn, nợ dài hạn chiếm tỷ
trọng rất nhỏ và chỉ phát sinh năm 2014. Năm 2014 Công ty đã tăng cường sử dụng địn
bẩy tài chính thay vì ưu tiên sử dụng vốn chủ sở hữu như trước. Nguyên nhân là do Công
ty cần vốn để bổ sung vốn lưu động, bên cạnh đó Cơng ty cũng tranh thủ lãi suất ngân
hàng cho vay thấp hơn vào năm 2014 so với các năm trước đó.
Về mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn: hệ số nợ so với tài sản qua các năm


đều thấp và nhỏ hơn 1, có nghĩa số nợ phải trả được doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho
tài sản thấp, mức độ phụ thuộc tài chính của Cơng ty vào chủ nợ thấp, tính tự chủ cao. Hệ
số tài sản so với vốn chủ sở hữu qua các năm đều lớn hơn 1, như vậy, Công ty sử dụng cả
vốn chủ sở hữu và nợ phải trả để tài trợ tài sản và có xu hướng tăng việc sử dụng nợ phải
trả để tài trợ cho tài sản trong năm 2014.
- Về tình hình cơng nợ và khả năng thanh toán:
Về công nợ phải thu: Các khoản phải thu có xu hướng tăng, đặc biệt tăng cao vào
năm 2014. Trong đó, phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoản này tăng 21%
so với cuối năm 2012 và tăng 27% so với cuối năm 2013. Trả trước cho người bán chiếm
tỷ trọng nhỏ trong các khoản phải thu nhưng do khoản này tăng cao đột biến trong năm
2014 nên góp phần làm cho tổng cơng nợ phải thu tăng cao.
Về công nợ phải trả: Công nợ phải trả của Công ty tăng đều qua các năm từ năm
2012 đến năm 2014. Năm 2014 tổng các khoản phải trả đã tăng gần 13% so với năm

2013 và tăng gần 26% so với năm 2012. Nguyên nhân do sự biến động của khoản phải trả
người bán. Khoản này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong các khoản phải trả và có xu
hướng tăng dần cả về số lượng lẫn tỷ trọng.
Về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Cơng ty có sự giảm sút vào năm 2014 ở
tất cả các chỉ tiêu. Đặc biệt, khả năng thanh toán tức thời kém, do Công ty không đủ
lượng dự trữ tiền và tương đương tiền cần thiết. Tuy nhiên, các chỉ tiêu khác vẫn ở mức
trung bình, có thể đảm bảo an tồn tài chính. Vì thế, Cơng ty cần có các biện pháp cải
thiện mức độ thanh khoản của các tài sản ngắn hạn đồng thời cần huy động vốn để đáp
ứng nhu cầu thanh toán.
Về khả năng thanh tốn nợ dài hạn của Cơng ty nhìn chung rất tốt và Cơng ty có
thừa khả năng thanh toán nợ dài hạn.
- Về hiệu quả kinh doanh:
Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh của Công ty năm 2014 giảm sút so với các năm
trước đó. Ngun nhân là do Cơng ty tăng cường đầu tư, vay vốn xây dựng nhà xưởng
mới nên lợi nhuận đem lại có độ trễ nhất định so với thời gian bỏ vốn đầu tư. Bên cạnh
đó là do suy thoái kinh tế kéo dài và thị trường bất động sản suy giảm trong khi sản phẩm


của Công ty chịu ảnh hưởng sâu sắc của thị trường này.
- Về các chỉ tiêu liên quan đến cổ phiếu:
Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong là một công ty cổ phần đại chúng
được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (trước kia là Trung tâm Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội) từ ngày 24/10/2006 với mã chứng khoán là NTP. Các chỉ tiêu tăng
trưởng tài chính của Cơng ty cũng rất được các nhà đầu tư quan tâm. Việc phân tích các
chỉ tiêu liên quan đến cổ phiếu của Công ty thông qua bảng 3.17.
Nhìn chung, các chỉ tiêu liên quan đến cổ phiếu của Cơng ty năm 2014 như EPS,
DPS, P/E… đều có xu hướng giảm sút. Nguyên nhân do tình hình tài chính của Cơng ty
kém hơn so với thời kỳ trước. Tuy nhiên, các chỉ tiêu về cổ phiếu của Công ty vẫn tốt so
với các công ty khác cùng ngành, đặc biệt là tỷ suất chi trả lãi cổ phần ở mức rất cao. Đây
là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư của cổ phiếu NTP.

CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT
LUẬN
Trong chương 4, tác giả đưa ra những đánh giá chủ quan về tình hình tài chính của
Cơng ty dựa trên những phân tích trong chương 3, từ đó, tác giả đã đưa ra một số giải
pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Cơng ty Cổ
phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong.
Nhìn chung, trong những năm qua, cấu trúc tài chính của Cơng ty tốt. Quy mô tài
sản và nguồn vốn tăng nhanh, tự chủ về tài chính cao, ít phụ thuộc vào nguồn vốn vay từ
bên ngồi. Cơng ty vẫn đảm bảo về khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán
dài hạn rất tốt. Về hiệu quả kinh doanh có phần giảm sút so với thời kỳ trước nhưng vẫn
ở mức tốt so với các cơng ty cùng ngành. Ngồi ra, cổ phiếu của Cơng ty ln nằm trong
nhóm HNX30 (30 mã cổ phiếu tốt nhất của Sở Giao dịch Chứng khốn Hà Nội). Bên
cạnh những thành cơng, Cơng ty cịn có những hạn chế sau: Về cơng nợ phải thu mà chủ
yếu là phải thu khách hàng tăng rất nhanh trong năm 2014, Công ty đang bị chiếm dụng
vốn từ khách hàng. Khả năng thanh toán ngắn hạn chưa tốt, đặc biệt là khả năng thanh
toán tức thời. Do lượng tiền và tương đương tiền dự trữ thấp và hàng tồn kho tăng mạnh


trong năm 2014. Kết quả kinh doanh năm 2014 kém đi thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận trước
thuế giảm. Hiệu quả kinh doanh năm 2014 cũng giảm sút thể hiện ở các chỉ số ROI,
ROE, ROA, ROS… đều giảm.
Trong thời gian tới, Công ty Nhựa Tiền Phong sẽ thực hiện chiến lược đổi mới
kinh doanh và tiến hành mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư dây chuyển sản xuất ống nhựa
cỡ lớn, đáp ứng được 45% – 50% nhu cầu thị trường cả nước về tất cả các chủng loại ống
nhựa. Mục tiêu là giữ vững thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh tốt và ổn định.
Một số giải pháp tác giả đề xuất nhằm cải thiện tình hình tài chính của Cơng ty
bao gồm: giảm thời gian bị chiếm dụng vốn, giúp cải thiện tình hình công nợ phải thu của
Công ty; tăng khả năng thanh toán ngắn hạn, với các giải pháp hướng đến là tăng dự trữ
tiền và các khoản tương đương tiền đồng thời quản lý chặt chẽ hàng tồn kho; nâng cao
hiệu quả kinh doanh, bằng cách tăng công suất sản xuất, giảm chi phí giá vốn hàng bán

bằng cách đàm phán với các nhà cung cấp để được mua với giá thấp hơn, tìm những nhà
cung cấp ngun vật liệu có chất lượng tương đương với giá rẻ hơn, tranh thủ thời điểm
tỷ giá giảm để tiến hành mua nguyên liệu nhập khẩu, giảm chi phí lãi vay bằng cách chỉ
trả lãi vay và nợ gốc đúng thời hạn cho các ngân hàng, tăng cường mở rộng thị trường,
tìm kiếm những phân khúc thị trường cịn trống, chưa có nhiều đối thủ khai thác để tiến
hành phát triển sản phẩm, tìm kiếm thêm các đối tác cả trong và ngoài nước.
Để có thể thực hiện những giải pháp trên một các thuận lợi và thành công cần sự
quan tâm của cơ quan nhà nước đặc biệt về các vấn đề: Đạo tạo nguồn nhân lực trình độ
cao, hiểu biết về ngành sản xuất ống nhựa; Phát triển nguồn nguyên vật liệu trong nước;
Quy hoạch phát triển ngành nhựa ổn định và bền vững.
Đối với bản thân Công ty Nhựa Tiền phong cần phải thực hiện các điều kiện sau:
Tăng cường quảng bá và phát triển thương hiệu; Nâng cao năng lực của cán bộ lãnh đạo;
Phát triển hệ thống bán hàng; Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm.



×