Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nguồn nhân lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam hiện nay: Thực trạng và các chính sách hỗ trợ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.17 KB, 12 trang )

HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI
VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
Kiều Thị Tuấn,
Học Viện Ngân Hàng
Tóm tắt:
Nguồn nhân lực cùng với nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất là ba yếu tố quyết
định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty. Trong đó, nguồn nhân lực là nguồn
chính quyết định đến lợi nhuận và sự phát triển của công ty. Chiếm hơn 98% tổng số các doanh
nghiệp trong cả nước, trong thời gian qua các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã có những
đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này thường có
xuất phát điểm thấp, làm ăn nhỏ lẻ, trình độ khoa học công nghệ lạc hậu, thiếu vốn,… đặc biệt là
chất lượng nguồn nhân lực thấp. Gần đây, Ch nh phủ đã ban hành nhiều ch nh sách để đảm bảo
quyền lợi kinh doanh bình đẳng và hỗ trợ nhóm doanh nghiệp này phát triển. Trong nội dung bài
viết này, tác giả đề cập đến thực trạng nguồn nhân lực của các DNNVV và các chính sách hỗ trợ
của nhà nước.
Từ khóa: Nguồn nhân lực, chính sách hỗ trợ, DNNVV
HUMAN RESOURCES OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIET
NAM TODAY: CURRENT SITUATION AND SUPPORT POLICIES
Abstract:
Human resources together with financial and physical resources are the there factors
determining the business results of a company. In which, human resources is the main factor
determining profit and development of the company. Accounted for more than 98% of the total
number of enterprises in the country, in recent years small and medium-sized enterprises (SMEs)
have contributed significantly to the development of the economy. However, these enterprises
usually have a lower starting point, do small businesses, obsolete scientific and technological
level, lack of capital, ... especially low quality of human resources. Recently, the Government
has issued many policies to ensure equal business interests and support this group of businesses
to develop. In the content of this article, the author mentions the real situation of human


resources of SMEs and government's support policies.
Keywords: Human resources, support policies, SMEs

247


INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES
IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0

Giới thiệu
Nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên ―quý giá‖ nhất so với các tài nguyên khác của doanh
nghiệp, là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Trong bối cảnh
thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), cuộc cách mạng
được hình thành trên nền tảng cải tiến của cuộc cách mạng số, với những cơng nghệ mới như trí
tuệ nhận tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tế ảo (AR),… với hàng loạt công cụ mới kể
trên CMCN 4.0 sẽ thay đổi hoàn toàn cách sống, cách làm việc, cách giao tiếp, thậm chí là thay
đổi cả hệ giá trị của con người, như trong lĩnh vực sản xuất, xu hướng robot thay thế con người
đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Đối với các công việc có những thao tác đơn giản thì robot
đóng vai trị ngày một lớn vì robot làm tốt hơn, chính xác hơn. Cuộc CMCN 4.0 là sự thay đổi
bản chất, không tuân theo quy luật thông thường nên Việt Nam mặc dù đã lỗi nhịp ở 3 cuộc
CMCN lần trước nhưng hồn tồn có thể thực hiện tốt cuộc CMCN lần này nếu chuẩn bị đầy đủ
những năng lực để tận dụng các cơ hội mà cuộc CMCN 4.0 mang lại. Vai trò của nguồn nhân lực
càng được khẳng định khi vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất để chúng ta có thể thực hiện tốt
được cuộc CMCN 4.0 là phải chuẩn bị sẵn sàng một nguồn nhân lực có chất lượng cao. Bởi
khi có một nguồn nhân lực chất lượng cao chúng ta sẽ tiếp cận nhanh hơn, hiệu quả hơn những
thành tựu công nghệ của thế giới thông qua nhiệm vụ chính là học hỏi những kinh nghiệm,
những kiến thức đó một cách có hiệu quả. DNNVV cần phải hết sức quan tâm đến việc tuyển
dụng và sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Bài viết làm sáng tỏ những lý luận cơ
bản về nguồn nhân lực, đánh giá thực trạng chung nguồn nhân lực tại Việt Nam và nguồn nhân
lực trong các DNNVV hiện nay đồng thời đưa ra cái nhìn tổng thể về các chính sách hỗ trợ của

nhà nước để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nhóm doanh nghiệp này.
1. Khái niệm và vai trò của nguồn nhân lực
a, Khái niệm nguồn nhân lực
Khái niệm ―nguồn nhân lực‖ được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo Liên Hợp quốc:
―Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của
con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước‖. Theo Ngân hàng thế
giới: Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp…
của mỗi cá nhân; theo đó nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại
vốn vật chất khác như vốn tiền tệ, công nghệ,… Theo Tổ chức Lao động quốc tế: Nguồn nhân
lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Theo
các tác giả David Begg, Stanley Fischer và Rudiger Dornbush thì nguồn nhân lực được hiểu là
tồn bộ trình độ chun mơn mà con người tích lũy được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng
đem lại thu nhập trong tương lai; các tác giả này cho rằng kiến thức mà con người tích lũy được
trong quá trình lao động là mấu chốt vì chính kiến thức đó giúp họ tạo ra của cải, tài sản cho
cuộc sống hiện tại và tương lai của chính họ. Theo PGS.TS Trần Kim Dung: ―Nguồn nhân lực
của một tổ chức được hình thành trên cơ sở các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với
nhau theo những mục tiêu nhất định‖.
Từ các quan điểm trên có thể thấy, nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: theo nghĩa
tương đối hẹp, nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lao động. Do đó, nó có thể được lượng hóa
248


HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

bằng 1 bộ phận dân số - là những người trong độ tuổi quy định, đủ 15 tuổi trở lên có khả năng
lao động. Theo nghĩa rộng hơn, nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực con người của một đất
nước, một quốc gia hay một vùng lãnh thổ, là một bộ phận của các nguồn lực có khả năng huy
động tổ chức để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội bên cạnh nguồn lực vật chất,
nguồn lực tài chính.

b, Vai trị của nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là tác nhân quan trọng của hiệu quả hoạt động: Doanh nghiệp nào muốn
tồn tại cũng cần có nguồn nhân lực đáp ứng được sự hoạt động và vận hành của bộ máy công ty.
Nguồn nhân lực cùng với nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất (máy móc, trang thiết bị,
nguyên vật liệu) là ba yếu tố quyết định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó,
nguồn nhân lực là nguồn chính, quan trọng nhất quyết định đến lợi nhuận và sự phát triển của
doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực là động lực của sự phát triển: Bất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải
có một động lực thúc đẩy. Trong các nguồn lực của doanh nghiệp thì chỉ có nguồn lực con người
mới tạo ra động lực của sự phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy được được tác dụng
chỉ có thể thơng qua nguồn lực con người. Ngay cả khi trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, hay
trong cuộc cách mạng 4.0 robot có thể thay thế cơng việc của con người thì cũng khơng thể tách
rời nguồn lực con người bởi vì chính con người đã nghiên cứu để chế tạo ra những máy móc,
thiết bị đó nên con người vẫn là người hiểu biết và kiểm sốt được máy móc, thiết bị; máy móc,
thiết bị chỉ là cơ sở vật chất, nó vẫn cần sự điều khiển, kiểm tra, soát xét…của con người.
Nguồn nhân lực là chủ thể sáng tạo, đổi mới: Nguồn nhân lực của một doanh nghiệp gồm
tất cả những người đã và đang làm việc tại doanh nghiệp ở tất cả các vị trí khác nhau. Dù làm
việc ở vị trí nào thì họ đều là những chủ thể quan trọng trong việc sáng tạo và phát huy những lợi
thế của đơn vị.
Nguồn nhân lực là chủ thể định hướng mọi hoạt động của doanh nghiệp: Họ là người
nghiên cứu để sáng tạo ra các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
thị trường, họ cũng là người kiểm tra quá trình sản xuất kinh doanh và chính họ cũng là người sử
dụng những sản phẩm này để đánh giá và đưa ra những cải tiến cần thiết nhất nâng cao chất
lượng sản phẩm. Với nhân sự có kinh nghiệm – đã có sự am hiểu về quy trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, nắm rõ những yếu kém và lợi thế của doanh nghiệp nên họ có thể đưa
ra những đề xuất, giải pháp phù hợp để đáp ứng yêu cầu của điều kiện kinh tế mới. Với đội ngũ
nhân sự trẻ - họ luôn tràn đầy năng lượng, sự năng động và sáng tạo. Họ luôn sẵn sàng tiếp thu
những kiến thức mới, không ngừng học hỏi và nâng cao tri thức. Do đó, phải cần có những con
người làm hiệu quả thì doanh nghiệp mới đạt được mục tiêu đề ra.
2. Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam trước thềm CMCN 4.0

a, Thực trạng nguồn nhân lực chung ở Việt Nam
Theo số liệu sơ bộ năm 2018 của Tổng cục Thống kê, Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế
về nguồn nhân lực do đang ở thời kỳ ―dân số vàng‖ - tỷ lệ lao động trên 15 tuổi tham gia lực
lượng lao động là khoảng 76.6%. Lực lượng lao động nước ta hiện nay hơn 55 triệu người (sơ bộ
năm 2018 là 55.355 không bao gồm người Việt Nam sống ở nước ngồi) và trung bình hàng năm
249


INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES
IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0

có khoảng hơn 1 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Mặc dù tiến trình đơ thị hóa ở Việt
Nam đã và đang diễn ra nhưng hiện nay số lao động nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng lớn (gần 68%
lực lượng lao động). So sánh giữa các vùng kinh tế xã hội, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung
Bộ và Duyên hải miền Trung là hai vùng có thị phần lao động lớn nhất cả nước (đều đạt 21,7%),
tiếp theo là Đồng bằng sông Cửu long đạt 18.9% (Số liệu trong báo cáo điều tra Lao động việc
làm quý 2 năm 2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê). Như vậy, chỉ riêng ba
vùng này đã chiếm tới 62.3% lực lượng lao động của cả nước. Số lao động qua đào tạo chun
mơn có bằng cấp, chứng chỉ chiếm 21,9% (sơ bộ 2018) so với năm 2017 là 21,4%. Số liệu cụ thể
như sau:
10

9.4 9.6

8
5.4 5.5

6
4


2.8 3.1

3.8 3.7

Năm 2017
Năm 2018 (sơ bộ)

2
0
Đại học
trở lên

Cao đẳng Trung cấp Dạy nghề

Hình 1: Tỷ lệ lao động trên 15 tuổi (%) đã qua đào tạo năm 2017, SB 2018
Nguồn: Theo báo cáo tình hình Dân số - Lao động của Tổng cục thống kê
Qua đây có thể thấy tỷ lệ nhân lực qua đào tạo có trình độ cao (trình độ đại học trở lên)
tăng từ 9.4% lên 9.6%; tỷ lệ nhân lực học nghề tăng từ 5.4% lên 5.5%, tỷ lệ nhân lực được đào
tạo cao đẳng tăng từ 2.8% lên 3.1% trong khi tỷ lệ nhân lực đào tạo qua trung cấp có xu hướng
giảm (giảm từ 3.8% xuống 3.7%). Tuy nhiên, nguồn nhân lực đã qua đào tạo tập trung tại một số
thành phố lớn như Hà nội - 46.7%, Đà Nẵng – 42.6%, Thành phố Hồ Chí Minh – 36.9%, Quảng
Ninh – 35.1%, Hải phòng – 31.1%.....
Đội ngũ nhân lực chất lượng cao, cơng nhân lành nghề vẫn cịn thiếu. Số lao động có
trình độ chun mơn từ đại học trở lên có khuynh hướng nắm được các kiến thức lý thuyết
nhưng khả năng làm việc thực tế và khả năng thích nghi với mơi trường làm việc chưa cao.
Lao động Việt Nam thường được đánh giá là thông minh, cần cù, khéo léo tuy nhiên
năng lực làm việc, tinh thần trách nhiệm, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng sử dụng ngoại
ngữ trong công việc, đạo đức nghề nghiệp, ý thức văn hóa cơng nghiệp và ý thức kỷ luật của một
nhóm người lao động vẫn cịn nhiều hạn chế.
b, Thực trạng nguồn nhân lực trong DNNVV

250


HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

DNNVV được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ,
doanh nghiệp vừa. Trong chương II Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 quy định chi tiết
một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có hướng dẫn chi tiết các tiêu chí xác định
doanh nghiệp nhỏ và vừa theo từng lĩnh vực, ngành nghề. Cụ thể bảng 1
Bảng 1: Các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chỉ tiêu/Loại
hình

Nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng
DN siêu
nhỏ

Lĩnh vực thương mại, dịch vụ

DN nhỏ

DN vừa

DN siêu
nhỏ

DN nhỏ


DN vừa

Số lao động
tham gia
BHXH (bình
qn năm)

Khơng q
10 người

Khơng
q 100
người

Khơng
q 200
người

Khơng
q 10
người

Khơng q
50 người

Không quá
100 người

Doanh thu

hàng năm

Không quá
3 tỷ đồng

Không
quá 50 tỷ
đồng

Không
quá 200
tỷ đồng

Không
quá 10 tỷ
đồng

Không quá
100 tỷ
đồng

Không quá
300 tỷ
đồng

Tổng nguồn
vốn

Không quá
3 tỷ đồng


Không
quá 20 tỷ
đồng

Không
quá 100
tỷ đồng

Không
quá 3 tỷ
đồng

Không quá
50 tỷ đồng

Không quá
100 tỷ
đồng

Nguồn: Tổng hợp từ các văn bản pháp luật
Trong những năm vừa qua, nhờ các chủ trương đúng đắn của Đảng, chính sách thơng
thống và kịp thời của Nhà nước nên số lượng các DNNVV hình thành và phát triển rất nhanh.
Hiện nay tại Việt Nam, các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa, chiếm hơn 98% trong tổng số
hơn 700.000 doanh nghiệp trong cả nước, đóng góp khoảng 48% GDP và tạo ra hơn 50% việc
làm cho xã hội. Số lượng các doanh nghiệp vẫn ngày càng được gia tăng.
Trong 7 tháng đầu năm 2019, cả nước có 79.310 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn
đăng ký là 999.395 tỷ đồng, tăng 4,6% về số doanh nghiệp và tăng 29,6% về số vốn đăng ký so
với cùng kỳ năm 2018. Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 7 tháng đầu năm
2019 đạt 12,6 tỷ đồng, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng số lao động đăng ký của các

doanh nghiệp thành lập mới trong 7 tháng đầu năm 2019 là 743.929 lao động, tăng 19,3% so với
cùng kỳ năm 2018. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 7 tháng đầu năm 2019 là
2.476.290 tỷ đồng (tăng 11,0% so với cùng kỳ năm 2018), bao gồm: số vốn đăng ký của doanh
nghiệp đăng ký thành lập mới là 999.395 tỷ đồng (tăng 29,6%) và số vốn đăng ký tăng thêm của
các doanh nghiệp là 1.476.895 tỷ đồng (tăng 1,1%) với 23.176 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn.
Doanh nghiệp thành lập mới tập trung chủ yếu ở quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng với 70.336 doanh
nghiệp (chiếm 88,7%, tăng 3,6% so với cùng kỳ 2018). Ít nhất là ở quy mô vốn từ 50 - 100 tỷ
đồng với 1.062 doanh nghiệp (chiếm 1,3%, tăng 11,9%). Số lượng doanh nghiệp thành lập mới ở
251


INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES
IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0

quy mô vốn trên 100 tỷ đồng là 1.138 doanh nghiệp (chiếm 1,4%, tăng 21,2%).Số doanh nghiệp
quay trở lại hoạt động trong 7 tháng đầu năm 2019 tập trung chủ yếu ở quy mô vốn đăng ký dưới
10 tỷ đồng với 21.599 doanh nghiệp (tăng 30,9%). Quy mô vốn từ 50 – 100 tỷ đồng và trên 100
tỷ đồng có lần lượt là 331 doanh nghiệp (tăng 22,1%) và 314 doanh nghiệp (tăng 24,6%) quay
lại hoạt động (Theo cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp). Qua số liệu trên về tình
hình đăng ký doanh nghiệp trong 7 tháng đầu năm có thể thấy số lượng DNNVV thành lập mới
trong 7 tháng đầu năm là 78.712 doanh nghiệp trong tổng số 79.310 doanh nghiệp (chiếm
98.57%); số lượng DNNVV quay trở lại hoạt động là 23.973 doanh nghiệp trong tổng số 24.289
doanh nghiệp (chiếm 98,71%); doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động trong 7 tháng
đầu năm 2019 chủ yếu là các doanh nghiệp có số vốn góp dưới 10 tỷ (chiếm 91.895 doanh
nghiệp trên tổng số 103.599 doanh nghiệp).

100000
80000

21.559


60000
40000
20000

Quay lại hđ
Thành lập mới

70.336

2.085
331

0

6.774

1.062

314
1.138

<10 tỷ 10 - 50 50 >
tỷ
100 tỷ 100tỷ
Hình 2: Tình hình đăng ký thành lập mới và quay lại hoạt động của các DN
7 tháng đầu năm 2019 (Theo quy mô vốn)
Nguồn: Theo cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Các DNNVV hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau đóng góp vào ngân sách nhà
nước, cung cấp hàng tiêu dùng, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, giảm các tệ nạn

xã hội, góp phần to lớn vào sự phát triển của địa phương. Sự tồn tại, phát triển của các DNNVV
có ảnh hưởng và quyết định đến sự ổn định và phát triển chung của đất nước. Chính vì vậy, trong
bối cảnh tồn cầu hóa như hiện nay và trước thềm cuộc CMCN 4.0 thì các doanh nghiệp nói
chung và các DNNVV nói riêng cần phải chuẩn bị sẵn sàng và đầy đủ nhất các điều kiện có thể
để tận dụng được các cơ hội mà cuộc CMCN 4.0 mang lại.
252


HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Tuy nhiên, các DNNVV ở nước ta thường có xuất phát điểm thấp, làm ăn nhỏ lẻ, manh
mún, trình độ khoa học công nghệ lạc hậu, thiếu vốn, chất lượng nguồn nhân lực kém, số lượng
lao động trong các doanh nghiệp này ít, trung bình trên 10 người/doanh nghiệp. Đặc biệt chất
lượng nhân sự của các doanh nghiệp này không cao - kể cả nhà quản trị doanh nghiệp vì phần
lớn các doanh nghiêp này đi lên từ các hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình, một số muốn cá nhân
có điều kiện kinh tế hay trình độ kỹ thuật muốn ―thử sức‖ khởi nghiệp kinh doanh, một số là kỹ
sư hoặc kỹ thuật viên tự đứng ra thành lập hay kết hợp với nhau để thành lập doanh nghiệp. Họ
vừa là người quản lý, vừa tham gia trực tiếp vào sản xuất nên mức độ chuyên môn trong quản lý
DN khơng cao. Ngồi ra, hầu hết những người chủ DNNVV đều khơng tham gia vào các khóa
đào tạo quản lý chính quy, chưa có đủ hoặc khơng có kiến thức về quản trị doanh nghiệp. Họ
thường quản lý theo kinh nghiệm và ý kiến chủ quan của mình.
Doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả thì bên cạnh việc nhà quản trị cần nâng cao năng
lực quản lý cần phải có đội ngũ cơng nhân viên có chất lượng, phù hợp với yêu cầu thực tế của
doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải tiến hành hoạch định nhu cầu về nguồn nhân lực để có kế
hoạch cụ thể với nhân sự của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít doanh nghiệp nhỏ
và vừa lập kế hoạch nhân lực trong dài hạn: việc xác định thừa hay thiếu lao động cũng thường
do từng phòng ban xác định dựa vào khối lượng công việc hiện tại chứ không có sự tham gia của
phịng nhân sự hay khơng có kế hoạch về nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp thường xác định
nhu cầu về nguồn nhân lực trong ngắn hạn hoặc thậm chí chỉ căn cứ vào thời điểm hiện tại để ra

quyết định.
Hiện nay, các DNNVV đang gặp khó khăn trong khâu tuyển dụng nhân sự do một số kỹ
sư hay cử nhân thường khó chấp nhận làm việc tại các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, thiếu điều
kiện kỹ thuật công nghệ, một số khác lại không đáp ứng được yêu cầu công việc cần phải đào tạo
lại, tập huấn lại, lao động chủ yếu trong các doanh nghiệp này là lao động phổ thông và hầu hết
không đáp ứng ngay được yêu cầu của công việc - đều cần phải đào tạo và tập huấn
3. Các chính sách hỗ trợ DNNVV nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói
riêng: Về phía doanh nghiệp, bản thân các chủ doanh nghiệp cần chủ động, tích cực trong việc
học tập nâng cao trình độ thơng qua các khóa học, các buổi tập huấn hay các hiệp hội của các
doanh nghiệp để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau; thường xun tìm hiểu những cơ chế, chính sách
của các tổ chức quốc tế đặc biệt là các tổ chức kinh tế thế giới mà Việt Nam tham gia. Đồng thời
doanh nghiệp cần có các hoạt động để tiếp nhận và sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
hiệu quả (được gọi là quản trị nguồn nhân lực); những hoạt động quan trọng đó là: ―Lập kế
hoạch, tuyển dụng và lựa chọn nhân sự, đào tạo, phát triển, sử dụng và khen thưởng nhân viên‖.
Bên cạnh đó, một biện pháp quan trọng khác để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách
có hệ thống, đồng đều và thống nhất đó là: hồn thiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối
với các DNNVV trong việc đào tạo nhân sự, Chính phủ cần hồn thiện các chính sách hỗ trợ cho
chủ các DNNVV, coi đây là một nội dung bắt buộc, muốn đủ điều kiện thành lâp doanh nghiệp
và điều hành DN thì phải trải qua các khóa đào tạo này.

253


INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES
IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0

Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực cho
các DNNVV, cụ thể như sau:
Trước năm 2017, Chính phủ đã ban hành một số nghị định, quyết định quy định về kế hoạch,

chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV như: Nghị định 56/2009/NĐ-BTC ngày
30/6/2009 về trợ giúp phát triển các DNNVV; Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020;
Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược
phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 - 2020; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/5/2012 của Thủ tướng
Chính phủ về thực hiện quy hoạch nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; Thông tư liên tịch
số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13/8/2014 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Năm 2017, lần đầu tiên Quốc hội thông qua Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa - Luật số
04/2017/QH14 ban hành ngày 12/6/2017. Luật nhằm thiết lập đồng bộ các chính sách, chương
trình hỗ trợ DNNVV trên cơ sở hỗ trợ có chọn lọc; phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển
và nguồn lực của đất nước trong từng thời kỳ hiện nay để nâng cao sức cạnh tranh và chất lượng
của DNNV. Trong Luật quy định các nội dung hỗ trợ các DNNVV về hỗ trợ tiếp cận tín dụng;
hỗ trợ thuế, kế tốn; hỗ trợ mặt bằng sản xuất; hỗ trợ công nghệ….và hỗ trợ phát triển nhân lực.
Luật cũng quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, ban ngành trong hoạt động hỗ trợ DNNVV
Năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định 39/2018/Đ-CP ngày 11/3/2018 quy định chi tiết
một số điều của Luật hỗ trợ DNNVV. Trong đó quy định về việc hỗ trợ đào tạo khởi sự kinh
doanh và quản trị kinh doanh cho các DNNVV, như: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50%
tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp cho DNNVV.
Học viên của DNNVV thuộc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, DNNVV do nữ làm chủ
được miễn học phí tham gia khóa đào tạo,…
Năm 2019, Bộ kế hoạch đầu tư ban hành Thông tư số 05/2019/TT-BKHĐT ngày 29/3/2019
hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV. Thông tư quy định rõ về mức hỗ trợ từ
ngân sách và nội dung các khóa học và đào tạo để hỗ trợ DNNVV. Cụ thể trong bảng 1:
Ngồi các khóa học trên, Bộ kế hoạch cịn hướng dẫn các khóa học thơng qua đào tạo
trực tuyến, đào tạo qua các phương tiện thơng tin đại chúg: các khóa học này nhằm cung cấp
kiến thức khởi sự kinh doanh và quản trị kinh doanh cho DNNVV (Điều 4 của Thơng tư này).
Theo đó: Người lao động, cán bộ quản lý của DNNVV được cấp tài khoản, để tham gia học tập
tại hệ thống đào tạo trực tuyến trên nền tảng web hoặc trên thiết bị di động thơng minh. Nội
dung các khóa học này gồm:

Đối với đào tạo trực tuyến: Các chuyên đề về khởi sự kinh doanh; các chuyên đề về quản
trị kinh doanh; các chuyên đề về quản trị kinh doanh chuyên sâu.
Đối với đào tạo qua phương tiện thông tin đại chúng: Câu chuyện thành công trong khởi
sự kinh doanh, quản trị kinh doanh; câu chuyện về sản xuất, chế biến trong ngành, lĩnh vực Nhà
nước ưu tiên; các chuyên đề đào tạo khác (tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp, đơn vị đào tạo
xây dựng các chuyên đề đào tạo phù hợp).

254


HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Tháng 8/2019 Bộ tài chính ban hành thơng tư số 49/2019/TT-BTC ngày 8/8/2019 hướng
dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các
DNNVV. Theo đó:
Bảng 2: Thơng tin các khóa đào tạo và mức hỗ trợ từ ngân sách
TT

Tên khóa đào tạo/đối tƣợng
học viên/thời gian học

Chuyên đề đào tạo

Mức hỗ trợ

- Nhận thức kinh doanh và ý tưởng kinh
doanh;
- Lập kế hoạch kinh doanh;
Khóa học: Khởi sự kinh

doanh: cung cấp kiến thức,
kinh nghiệm cơ bản về khởi
sự kinh doanh, thành lập
doanh nghiệp.

1

Đối tượng học viên: Người
lao động của doanh nghiệp
mới chuyển đổi từ hộ kinh
doanh, doanh nghiệp mới
thành lập trong 2 năm

- Những vấn đề về thị trường và
marketing trong khởi sự doanh nghiệp;
- Tổ chức sản xuất và vận hành doanh - Ngân sách
nhà nước hỗ
nghiệp;
trợ tối thiểu
- Kiến thức và kỹ năng cần thiết thành
50% tổng chi
lập doanh nghiệp;
phí tổ chức
- Quy định pháp lý khi thành lập doanh một khóa đào
nghiệp
tạo.
- Quản trị tài chính trong khởi sự doanh - Ngân sách
nghiệp;
nhà nước hỗ


Thời gian học: tối đa 02 ngày
- Những vấn đề về tuyển dụng, đào tạo
không bao gồm đi thực tế tại
nhân sự trong khởi sự doanh nghiệp; về
doanh nghiệp
kế toán, thuế khi thành lập doanh
nghiệp; thủ tục hành chính và chính
quyền; về sáng tạo ý tưởng kinh doanh
cho KSDN; về KSKD trong lĩnh vực đổi
mới sáng tạo.

2

Khóa học: Quản trị kinh
doanh: cung cấp kiến thức về
quản trị kinh doanh nhằm
nâng cao kỹ năng vận hành,
quản lý doanh nghiệp, trình
độ quản trị sản xuất, kinh
doanh.
Đối tượng học viên: Người
lao động của doanh nghiệp

trợ 100% học
phí đối với học
viên
của
DNNVV

trụ sở tại địa

bàn kinh tế xã hội đặc biệt
- Những vấn đề cơ bản về quản trị kinh khó khăn, học
viên
của
doanh;
DNNVV
do
- Quản trị chiến lược; quản trị nhân sự;
phụ nữ làm
quản trị marketing; quản trị dự án đầu
chủ
tư; quản trị tài chính; quản trị sản xuất;
quản lý chất lượng; quản trị rủi ro; quản
trị chi phí; quản lý kỹ thuật và cơng
nghệ; quản trị hậu cần kinh doanh; quản
trị kinh doanh trong xu thế cách mạng
cơng nghiệp 4.0;

Thời gian học: Tối đa 03
ngày trong đó có 1/2 ngày - Thương hiệu và sở hữu cơng nghiệp,

255


INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES
IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0

TT

Tên khóa đào tạo/đối tƣợng

học viên/thời gian học
thực tế tại doanh nghiệp

Chuyên đề đào tạo

Mức hỗ trợ

sở hữu trí tuệ;
- Tham gia hội chợ, triển lãm thương
mại;
- Đàm phán và ký kết hợp đồng;
- Công cụ pháp lý giải quyết tranh chấp
trong kinh doanh;
- Ứng dụng công nghệ thông tin cho các
doanh nghiệp
- Một số vấn đề về kinh doanh trên thị
trường quốc tế; Lập dự án, phương án
kinh doanh; Các chuyên đề về hội nhập
kinh tế…

3

4

Khóa học: Quản trị kinh
doanh chuyên sâu: cung cấp
kiến thức về quản trị kinh
doanh nhằm nâng cao kỹ
năng vận hành, quản lý doanh
nghiệp, trình độ quản trị sản

xuất, kinh doanh.

- Quản trị sản xuất chuyên sâu; quản trị
nhân sự chuyên nghiệp; quản trị tài
chính chuyên nghiệp; quản trị marketing
chuyên nghiệp;

Thời gian học: Từ 07 đến 28
ngày (có thể khơng liên tục),
trong đó có 1/3 thời gian
nghiên cứu tình huống hoặc
đi thực tế tại

vào một ngành hàng hoặc một sản phẩm
cụ thể; (tùy theo nhu cầu của doanh
nghiệp, đơn vị đào tạo xây dựng các
chuyên đề đào tạo chuyên sâu phù hợp).

Khóa học: Đào tạo trực tiếp
tại doanh nghiệp sản xuất,
chế biến: cung cấp kiến thức
quản trị sản xuất chuyên sâu,
huấn luyện thực tiễn tại hiện
trường doanh nghiệp.

- Quản trị về Kaizen, 5S;

- Kỹ năng điều hành chuyên nghiệp;
phát triển năng lực quản trị hiệu quả;


- Giám đốc điều hành; giám đốc tài
Đối tượng học viên: Cán bộ chính; giám đốc sản xuất;
quản lý của doanh nghiệp
- Các chuyên đề chuyên sâu tập trung

- Quản trị về kỹ thuật sản xuất, chế biến
sản phẩm;
- Quản trị nâng cao hiệu suất sản xuất;
- Quản trị nâng cao hiệu số sử dụng thiết
bị;

- Các chuyên đề đào tạo khác (tùy theo
Đối tượng học viên: Người nhu cầu của doanh nghiệp, đơn vị đào
256

Ngân sách nhà
nước hỗ trợ
100% học phí
đối với học
viên
của
DNNVV

trụ sở tại địa
bàn kinh tế xã hội đặc biệt
khó khăn, học
viên
của
DNNVV
do

phụ nữ làm
chủ


HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

TT

Tên khóa đào tạo/đối tƣợng
học viên/thời gian học

Chuyên đề đào tạo

Mức hỗ trợ

lao động và cán bộ quản lý tạo xây dựng các chuyên đề đào tạo trực
của doanh nghiệp
tiếp tại doanh nghiệp phù hợp).
Thời gian học: Từ 07 đến 28
ngày (có thể khơng liên tục),
trong đó có 1/3 thời gian
nghiên cứu tình huống hoặc
đi thực tế tại
Nguồn: Tổng hợp từ Thông tư số 05/2019/TT- KĐT ngày 23/9/2019

 Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong tổng chi phí tổ chức một khóa đào tạo khởi
sự kinh doanh tối đa là 100%, quản trị doanh nghiệp cơ bản tối đa là 70% và quản trị doanh
nghiệp chuyên sâu là 50%.
 Với các khóa đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp sản xuất: Tổng chi phí tổ chức khóa

đào tạo trực tiếp tại DNNVV hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến được hỗ trợ từ ngân
sách nhà nước là tổng các khoản chi phát sinh thực tế gồm: chi phí chiêu sinh, gọi điện thoại, gửi
thư mời, đăng thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, chi thuê hội trường, phòng
học, máy chiếu, thiết bị phục vụ học tập; chi điện, nước, vệ sinh, trông giữ xe. Các chi phí này
được chi trả từ nguồn Ngân sách nhà nước - hỗ trợ 50% tổng chi phí tổ chức một khóa đào tạo
trực tiếp tại DNNVV hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nhưng khơng q 01 lần một
năm; phần kinh phí cịn lại được chi trả từ các nguồn kinh phí tài trợ, huy động từ doanh nghiệp,
các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước cho khóa đào tạo (nếu có).
 Với chi ph đào tạo nghề và ch nh sách hỗ trợ cho lao động trong DNNVV: DNNVV
khi cử lao động tham gia khóa đào tạo trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 03 tháng
thì được miễn chi phí đào tạo nhưng tối đa khơng q 02 triệu đồng/người/khóa học; mỗi người
một lần. Các chi phí cịn lại do doanh nghiệp nhỏ và vừa và người lao động thỏa thuận. Lao động
tham gia khóa đào tạo phải đáp ứng các điều kiện: Đã làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
tối thiểu 06 tháng liên tục và không quá 50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ.
Mỗi tỉnh, Thành phố trong cả nước đều lập kế hoạch, có các Quyết định và Nghị quyết
quy định về các chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh, Thành phố mình.
Kết luận
Như vậy có thể thấy nhân tố tri thức của con người ngày càng chiếm vị trí quan trọng hơn
trong mỗi doanh nghiệp, đây được coi là nguồn lực ―vô tận‖ của doanh nghiệp. Nếu nhà quản trị
biết khai thác những điểm mạnh của nguồn lực này thì sẽ tạo ra nhiều sản phẩm mới thỏa mãn
nhu cầu ngày càng cao của con người, tạo ra khoản lợi nhuận khổng lồ, đưa doanh nghiệp phát
triển lên một tầm cao mới. Chỉ có nguồn nhân lực chất lượng cao mới có thể giúp Việt Nam rút
ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Chính phủ
đã và đang có nhiều cải cách thể chế, chính sách để hỗ trợ phát triển các DNNVV, tạo môi
257


INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES
IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0


trường kinh doanh bình đẳng…Hi vọng rằng trong thời gian tới Chính phủ tích cực xây dựng cơ
sở hạ tầng, giảm cơ chế, đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính,… để hỗ trợ nhóm doanh
nghiệp này phát triển hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
10.
11.
12.
13.
14.
15.

258

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Thông tư số 05/2019/TT- KHĐT ngày 29/3/2019 hướng
dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV;
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê (2018), áo cáo điều tra lao động việc làm Q
2 năm 2018;
Bộ Tài chính (2019), Thơng tư số 49/2019/TT- TC ngày 8/8/2019 hướng dẫn quản lý và sử
dụng kinh ph ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV;
Chính phủ (2009), Nghị định 56/2009/NĐ-BTC ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển các
DNNVV;

Chính phủ (2018), Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 quy định chi tiết một số điều
của luật hỗ trợ DNNVV
Nguyễn Sinh Cúc (2014), Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, Tạp chí lý luận
chính trị số 2/2014
PGS.TS Trần Kim Dung (2018), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Tài chính
PGS.TS Đào Duy Huân (2014), Quản trị học (trong tồn cầu hóa kinh tế), NXB Lao động
xã hội
Quốc hội (2017), Luật số 04/2017/QH14 ngày 12/6/2017 về việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa.
Tổng cục thống kê (2017), áo cáo kết quả điều tra kinh tế năm 2017
Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020;
Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 - 2020;
Thủ tướng Chính phủ (2012), Ch thị số 18/CT-TTg ngày 30/5/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về thực hiện quy hoạch nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;
Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp



×