Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Tài liệu luận văn kinh tế Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hệ Số An Toàn Vốn Của Ngân Hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------

PHẠM TIẾN DŨNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ SỐ AN TOÀN VỐN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 2005 – 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------

PHẠM TIẾN DŨNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ SỐ AN TOÀN VỐN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 2005 – 2015

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THƠNG



TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi, có sự hướng dẫn của
PGS.TS. Trương Quang Thơng. Nội dung luận văn được trình bày trong phạm vi hiểu
biết của tơi, có tham khảo và sử dụng thông tin, dữ liệu được đăng tải trên các tài liệu
tiếng Việt, tiếng Anh theo danh mục tài liệu tham khảo.
Tơi xin chịu trách nhiệm hồn tồn về lời cam đoan của mình.
TPHCM, ngày

tháng

năm 2017

Người cam đoan

Phạm Tiến Dũng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................... 1
1.1


Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 1

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 2

1.4

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2

1.5

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................................................... 3

1.6

Kết cấu đề tài ............................................................................................... 3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ SỐ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..................................................................................... 4
2.1

Cơ sở lý luận về hệ số an toàn vốn .............................................................. 4
Khái niệm hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR) ...... 4
Sự ra đời của hệ số CAR ................................................................... 6

Vai trò của hệ số CAR ...................................................................... 8

2.2

Một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số CAR ...................... 8
Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số CAR của TS.Thân Thị Thu Thủy và

Ths.Nguyễn Thị Kim Chi (2015) ............................................................................ 8


Nghiên cứu về tác động của kỷ luật thị trường đối với an toàn vốn
của các ngân hàng: Bằng chứng từ các nền kinh tế mới nổi, Ayesha Afzal (2015)..
......................................................................................................... 10
An toàn vốn và rủi ro ngân hàng – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt
Nam của Tiến sĩ Đào Thị Thanh Bình Trường đại học Hà Nội và Ankenbrand
Thomas thuộc Trường đại học Zurich (2014) ....................................................... 10
Nghiên cứu về an tồn vốn và chính sách cổ tức: Bằng chứng từ các
ngân hàng Ý, Marina Brogi – Đại học Rome (2010). ........................................... 11
Nghiên cứu về các yêu cầu điều kiện vốn của Ngân hàng thương mại
Etiopia, Yonas Mekonnen – Giảng viên Đại Học Jimma, Ethiopia (2015). ......... 12
2.3
GIỚI

KẾT LUẬN TỪ CÁC NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM Và TRÊN THẾ
.................................................................................................................... 12

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG AN TOÀN VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. ...................................................................................... 14
3.1


Quy định về hệ số an toàn vốn tại việt nam. .............................................. 14

3.2

Thực trạng an toàn vốn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. .. 15
Giai đoạn từ sau khủng hoảng tài chính khu vực năm 2005 đến năm

2009

......................................................................................................... 15
Giai đoạn từ sau khủng hoảng tài chính khu vực năm 2010 đến năm

2014

......................................................................................................... 16
Giai đoạn từ sau khủng hoảng tài chính khu vực năm 2014 đến nay .
......................................................................................................... 17

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................. 18


4.1

Mơ hình nghiên cứu ................................................................................... 18

4.2

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 20

4.3


Dữ liệu nghiên cứu..................................................................................... 21
Mẫu nghiên cứu .............................................................................. 21
Nguồn dữ liệu nghiên cứu ............................................................... 22

4.4

Kết quả nghiên cứu .................................................................................... 23
Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình ......................................... 23
Phân tích tương quan ...................................................................... 25
Kiểm tra đa cộng tuyến ................................................................... 26
Kiểm định Hansen ........................................................................... 27

4.5

Kết quả nghiên cứu .................................................................................... 28

CHƯƠNG 5: kết luận và KIẾN NGHỊ ........................................................... 34
5.1

kết luận ....................................................................................................... 34

5.2

Giải pháp nâng cao hệ số an toàn vốn tại các Ngân hàng thương mại cổ phần

Việt Nam. .................................................................................................................... 35
Định hướng nâng cao hệ số an toàn vốn tại các Ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam. .......................................................................................... 35
5.3


Giải pháp nâng cao hệ số an toàn vốn tại các Ngân hàng thương mại cổ phần

Việt Nam. .................................................................................................................... 36
Nhóm các giải pháp về tài chính ..................................................... 36
Nhóm các giải pháp nâng cao năng lực hoạt động, tăng cường thanh
khoản

......................................................................................................... 38


Nhóm các giải pháp nâng cao năng lực quản trị ............................. 40
Nhóm giải pháp hỗ trợ: ................................................................... 44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục I: Danh sách 16 NHTM Việt Nam nghiên cứu
Phụ lục II: Số liệu hồi quy
Phụ lục III: Kết quả chạy hồi quy


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

- BCTC

Báo cáo tài chính

- CIC

Trung tâm Thơng tin tín dụng

- NHNN


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- NHTM

Ngân hàng thương mại

- TMCP

Thương mại cổ phần

- NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

- NHTMNN

Ngân hàng thương mại Nhà nước

- TCTD

Tổ chức tín dụng

- CAR

Hệ số an tồn vốn

- TSC

Trụ sở chính



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các biến sử dụng trong mơ hình nghiên cứu......................................... 20
Bảng 2: Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu ............................. 23
Bảng 3: Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu .............. 26
Bảng 4: Hệ số phóng đại (VIF) của các biến trong mơ hình nghiên cứu ........... 27
Bảng 5: Kết quả ước tính các yếu tố ảnh hưởng đến CAR theo phương pháp GMM
........................................................................................................................................ 28
Bảng 6: Kết quả hồi quy ..................................................................................... 29


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hệ số an toàn vốn (CAR) của các Ngân hàng thương mại là một trong những tiêu

chí quan trọng để đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh theo thông lệ
quốc tế. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các nhà quản trị ngân hàng ln có sự
quan tâm đặc biệt đối với hệ số CAR và ln tìm cách duy trì, nâng cao hệ số CAR bằng
nhiều cơ chế, chính sách. Việc nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số CAR sẽ
giúp các nhà quản lý có thể nâng cao hệ số CAR để tạo ra một tấm đệm chống lại những
cú sốc tài chính, vừa tự bảo vệ được ngân hàng chính mình, vừa bảo vệ được quyền lợi
của người gửi tiền.
Tại Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015, hệ thống ngân hàng Việt
Nam mặc dù có sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng và quy mô tuy nhiên cũng bộc lộ
nhiều yếu kém đặc biệt là về an tồn vốn. Năm 2016, Chính Phủ và Ngân hàng Nhà

Nước đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng cho ngành ngân hàng, trong đó việc áp dụng
chuẩn Basel II được ưu tiên hàng đầu. Như vậy việc áp dụng Basel II đồng nghĩa với
việc các NHTM tại Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu về hệ số CAR theo chuẩn thông lệ
quốc tế. Xuất phát từ thực tiễn đó, tơi xin chọn đề tài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng
đến hệ số an toàn vốn của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 20052015” làm luận văn nghiên cứu.

1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Đánh giá thực trạng an toàn vốn của hệ thống NHTM tại Việt Nam trong giai

đoạn 2005-2015 và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số CAR của NHTM Việt Nam.


2

- Vận dụng kết quả nghiên cứu để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hệ số
CAR, bảo đảm an toàn hoạt động cho hệ thống NHTM tại Việt Nam.

1.3

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: 16 Ngân hàng thương mại tại Việt Nam (theo phụ lục I

đính kèm)
- Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2005 đến 2015.
- Phạm vi nghiên cứu: Nguồn số liệu từ báo cáo tài chính của 16 NHTM tại Việt
Nam trong giai đoạn 2005 – 2015.
Do thời gian và nguồn lực có hạn, bên cạnh đó trong năm trong giai đoạn 2005

đến 2015 nhiều ngân hàng thương mại khơng cơng bố báo cáo tài chính trong một số
năm dẫn đến ảnh hưởng đến số liệu thu thập của mẫu, năm 2016 một số ngân hàng cũng
chưa công bố đủ thơng tin, do đó bài nghiên cứu lựa chọn ra 16 ngân hàng thương mại
có cơng bố đủ thơng tin báo cáo tài chính, báo cáo thường niên hàng năm trong giai đoạn
2005-2015. Với 16 ngân hàng thương mại cổ phần mà luận văn lựa chọn có thể đại diện
được cho hệ thống ngân hàng tại Việt Nam vì đây đều là những ngân hàng có quy mơ và
thị phần lớn hàng nhất tại Việt Nam, các hoạt động của các ngân hàng này ảnh hưởng
lớn đến toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam và đặc biệt ảnh hưởng đến hệ số an toàn
vốn chung của tổng thể ngành ngân hàng.

1.4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn tiếp cận các cơ sở lý thuyết và mơ hình thơng qua các nghiên cứu trong

nước và trên thế giới về các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn của ngân hàng thương
mại. Nghiên cứu thực nghiệm thông qua phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp các
số liệu, phân tích thực trạng để tìm ra các nhân tố có ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn
của ngân hàng thương mại từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hệ số CAR tại


3

các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Xử lý số liệu cho mơ hình hồi quy lựa chọn với
sự hỗ trợ của phần mềm Stata, ứng dụng kết quả nghiên cứu và lý thuyết đưa ra các nhân
tố ảnh hưởng đến hệ số an tồn vốn, từ đó đề xuất các biện pháp duy trì và nâng cao hệ
số an toàn vốn cho các NHTM Việt Nam.

1.5


Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Việc xác định ra các nhân tố có ảnh hưởng đến hệ số an tồn vốn sẽ giúp các nhà

quản trị ngân hàng đưa ra được các chính sách quản lý phù hợp nhằm nâng cao hệ số an
toàn vốn, đảm bảo sự hoạt động ổn định cho chính ngân hàng của mình cũng như hệ
thống NHTM tại Việt Nam nói chung.

1.6

KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Để thực hiện các mục tiêu trên, nghiên cứu được chia thành 5 chương với những

nội dung như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan về hệ số an toàn vốn
Chương 3: Thực trạng về hệ số an toàn vốn của các NHTM tại Việt Nam trong
giai đoạn 2005-2015
Chương 4: Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số CAR
Chương 5: Kiến nghị nhằm nâng cao hệ số CAR cho hệ thống NHTM Việt Nam


4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ SỐ AN TOÀN VỐN
TỐI THIỂU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ SỐ AN TỒN VỐN
Khái niệm hệ số an tồn vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR)
Hệ số an toàn vốn (CAR) được sử dụng để làm thước đo độ an tồn vốn của các


tổ chức tín dụng. Nó được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so
với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của NHTM, theo hiệp ước Basel II cụ thể như sau:
CAR =

𝑉ố𝑛 𝑐ấ𝑝 𝐼+𝑉ố𝑛 𝑐ấ𝑝 𝐼𝐼
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 đã đ𝑖ề𝑢 𝑐ℎỉ𝑛ℎ 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜

𝑥 100%

Trong đó :
- Vốn cấp I: bao gồm các loại nguồn lực tài chính có độ tin cậy cao nhất và có
tính thanh khoản cao nhất như : vốn thực góp, lợi nhuận chưa phân phối, các quỹ và
thặng dư vốn cổ phần,…
- Vốn cấp II: bao gồm các loại nguồn lực tài chính có độ tin cậy ở hàng thứ cấp
(thấp hơn so với vốn cấp 1) như: đánh giá lại tài sản, đánh giá lại các khoản quỹ dự trữ
hay các công cụ nợ,…
- Tài sản điều chỉnh có rủi ro: là tổng tất cả các tài sản do ngân hàng nắm giữ
được tính tốn theo trọng số đối với rủi ro tín dụng theo một công thức do cơ quan quản
lý (thường là Ngân hàng trung ương) đưa ra. Hầu hết các ngân hàng Trung ương đều
theo chuẩn BIS – Ngân hàng thanh toán quốc tế – để đặt ra những trọng số này. Các tài
sản như tiền mặt, tiền xu thường có trọng số rủi ro là 0, trong khi các khoản vay khơng
có bảo đảm có trọng số 100%
Nhìn chung khái niệm về CAR là như vậy tuy nhiên cơ quan quản lý hệ thống
ngân hàng mỗi nước, tùy theo ý mình có những quy định cụ thể riêng khi tính tốn những


5

cơng cụ tài chính vào hai loại vốn nêu trên. Tại Việt Nam, vốn cấp 1 và vốn cấp 2 hiện

nay được hướng dẫn và tính tốn theo Thơng Tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014
của Ngân hàng Nhà nước cụ thể như sau:
- Vốn cấp I:
 Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp);
 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;
 Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ;
 Lợi nhuận khơng chia;
 Thặng dư cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật, trừ đi
phần dùng để mua cổ phiếu quỹ (nếu có).
- Các khoản loại trừ khỏi vốn cấp I:
 Lợi thế thương mại;
 Khoản lỗ kinh doanh, bao gồm các khoản lỗ lũy kế;
 Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác;
 Các khoản góp vốn, mua cổ phần của cơng ty con; và một số phần góp vốn,
mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án.

- Vốn cấp II: có giá trị tối đa bằng 100% vốn cấp 1, và bao gồm các khoản mục
sau:
 50% số dư có tài sản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp
luật;
 40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của
pháp luật;
 Quỹ dự phịng tài chính;


6

 Trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn một số điều
kiện;
 Các công cụ nợ ưu tiên thấp thỏa mãn một số điều kiện.

- Tổng tài sản Có rủi ro: là tổng giá trị các tài sản Có nội bảng được xác định
theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của cam kết ngoại bảng
được xác định theo mức độ rủi ro theo quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 36/2014/TTNHNN
Sự ra đời của hệ số CAR
Hiệp ước vốn Basel I, II là những quy định về hệ thống đo lường vốn được Ủy
ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision - BCBS)
gồm 10 nước phát triển (G10) ban hành.
BCBS ra đời năm 1974 nhằm ngăn chặn sự đổ vỡ của các ngân hàng vào thập kỷ
80. Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel được đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế
ở Basel (Thụy Sỹ), gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên
nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên.
Đến năm 1988, Basel I ra đời (hiệu lực 1992) cung cấp khung đo lường rủi ro tín
dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu là 8%.
Theo Basel I, cơng thức tính tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu (CAR) = Vốn bắt buộc/Tài
sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA).
Trong đó, vốn cấp 1 > vốn cấp 2 + vốn cấp 3.
Vốn cấp 1 là lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phịng được cơng bố, như
là khoản dự phịng cho các khoản vay, bao gồm: Vốn chủ sở hữu vĩnh viễn; Lợi nhuận
giữ lại; Lợi ích thiểu số tại các cơng ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính; Lợi thế kinh
doanh.


7

Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung) gồm: Lợi nhuận giữ lại khơng cơng bố; Dự phịng đánh
giá lại tài sản; Dự phịng chung/dự phịng thất thu nợ chung; Cơng cụ vốn hỗn hợp; Vay
với thời hạn ưu đãi; Đầu tư vào các cơng ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác.
Vốn cấp 3 (Dành cho rủi ro thị trường) = Vay ngắn hạn.
Vốn tính theo rủi ro gia quyền: RWA = Tổng (Tài sản x Mức rủi ro phân định cho
từng tài sản trong bảng cân đối kế toán) + Tổng (Nợ tương đương x Mức rủi ro ngoại

bảng).
Basel I đưa ra trọng số rủi ro gồm 4 mức: quốc gia 0%; ngân hàng 20%; doanh
nghiệp 100%... Trọng số rủi ro không phản ánh độ nhạy cảm rủi ro trong mỗi loại này.
Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn thích hợp
khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn
trầm trọng khi CAR < 2%.
Ngày 26/6/2004, Basel II ra đời nhằm làm lành mạnh hơn kỷ luật thị trường tài
chính (hiệu lực 2007), với 3 trụ cột chính: Yêu cầu vốn tối thiểu dựa trên Basel I; Xem
xét giám sát quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính; Sử dụng
hiệu quả cơng bố thơng tin nhằm lành mạnh kỷ luật thị trường.
Trụ cột thứ I: Liên quan đến tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của
tổng tài sản có rủi ro như Basel I, nhưng rủi ro được tính tốn theo ba yếu tố chính mà
ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro
thị trường. Trọng số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và
rất nhạy cảm với xếp hạng.
Trụ cột thứ II: Liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng. Trụ cột này
cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống,
rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước
tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại.


8

Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thơng tin một cách thích đáng
theo ngun tắc thị trường. Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân
hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến
những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi
ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi
ro này.
Vai trò của hệ số CAR

Tỷ lệ này giúp xác định khả năng đáp ứng các nghĩa vụ của ngân hàng với khả

năng tự vệ từ vốn tự có và đánh giá khả năng thích ứng các rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt
động… Ngân hàng Trung ương các nước thường quy định tỷ lệ CAR tối thiểu để bảo vệ
người gửi tiền, người cho vay, và qua đó giúp đảm bảo an tồn hệ thống tài chính. CAR
cho ý nghĩa tương tự như tỷ lệ địn bẩy tài chính.

2.2

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ SỐ

CAR
Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số CAR của TS.Thân Thị Thu Thủy và
Ths.Nguyễn Thị Kim Chi (2015)
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam được công bố năm 2013 bởi tiến sĩ Thân Thị Thu Thủy và thạc sĩ
Nguyễn Thị Kim Chi. Dạng tổng qt của mơ hình là CARit = α + β1SIZEit + β2LEVit
+ β3LLRit + β4DEPit + β5LOAit + β6LIQit + β7ROAit + εit. Trong đó:
- (CAR)it: hệ số an toàn vốn của ngân hàng i tại thời điểm t.
- (SIZE)it: quy mô của ngân hàng i tại thời điểm t, được lượng hóa bằng logarit
của tổng tài sản ngân hàng i tại thời điểm t.


9

- (LEV)it: hệ số địn bẩy tài chính được lượng hóa bằng vốn chủ sở hữu của ngân
hàng i tại thời điểm t chia cho tổng tài sản ngân hàng i trong năm t.
- (LLR)it: dự phòng các khoản cho vay khó địi tại ngân hàng i tại thời điểm t,
được lượng hóa bằng dự phịng tổn thất rủi ro tín dụng của ngân hàng i trong năm t chia
cho tổng dư nợ tín dụng tại ngân hàng i trong năm t.

- (DEP)it: khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng i tại thời điểm t, được
lượng hóa bằng tổng tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng i trong năm t chia cho tổng
tài sản của ngân hàng i trong năm t.
- (LOA)it: khoản tiền cho vay của ngân hàng i tại thời điểm t, được lượng hóa
bằng tiền cho vay của ngân hàng i trong năm t chia cho tổng tài sản của ngân hàng i
trong năm t.
- (LIQ)it: hệ số thanh khoản của ngân hàng i tại thời điểm t, được lượng hóa bằng
tiền mặt và các khoản tương đương tiền chia cho tổng tài sản của ngân hàng i trong năm
t.
- (ROA)it: khả năng sinh lợi trên tổng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t,
được lượng hóa bằng lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản của ngân hàng i trong
năm t.
Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số CAR là một trong những mơ hình đánh
giá các yếu tố tác động đến hệ số CAR của ngân hàng thương mại với lợi thế dễ tính tốn
do sử dụng các dữ liệu từ báo cáo tài chính để tính tốn. Mơ hình khơng đánh giá đến
các chỉ tiêu phi tài chính như mơi trường ngành, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh,
khả năng quản trị doanh nghiệp, kiểm sốt nội bộ,… mà tập trung vào đánh giá, lượng
hóa các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính.


10

Mơ hình sử dụng dạng hàm tuyến tính bậc nhất giữa các chỉ tiêu tài chính được
lượng hóa bằng các hệ số. Mơ hình sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng (panel
data) với phương pháp GMM, đây là phương pháp được Lars Peter Hansen trình bày lần
đầu tiên vào năm 1982 trong bài viết “Large Sample Properties of Generalized Methods
of Moments Estimators” được đăng trong tạp chí Econometrica, quyển số 50, trang 10291054.
Nghiên cứu về tác động của kỷ luật thị trường đối với an toàn vốn của các
ngân hàng: Bằng chứng từ các nền kinh tế mới nổi, Ayesha Afzal (2015).
Nghiên cứu này trình bày về vai trò của sự hỗ trợ từ kỷ luật của thị trường đối với

việc tăng tỷ lệ an toàn vốn trong môi trường cạnh tranh ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng
dữ liệu của các ngân hàng thương mại ở Pakistan từ năm 2009-2014, bài nghiên cứu
phân tích liệu rằng thị trường có phạt các ngân hàng khi gia tăng rủi ro thơng qua việc
tăng chi phí huy động vốn khơng.
- Kết quả của nghiên cứu:
Các kết quả cho thấy có mối quan hệ đáng kể giữa sự an toàn vốn và các yếu tố
khác, bằng chi phí của tiền gửi cho thấy người gửi tiền điều chỉnh yêu cầu hoàn trả tiền
căn cứ vào mức độ rủi ro của ngân hàng.
An toàn vốn và rủi ro ngân hàng – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam của
Tiến sĩ Đào Thị Thanh Bình Trường đại học Hà Nội và Ankenbrand Thomas thuộc
Trường đại học Zurich (2014)
Bài nghiên cứu trình bày về mối quan hệ giữa mức độ an toàn vốn, các rủi ro và
các chỉ số sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam thông quả cả nghiên cứu lý
thuyết và thực nghiệm. Báo cáo cung cấp ngắn gọn các quy định về vốn, tổng quan tiêu
chuẩn về vốn của Basel và các quy định của Việt Nam về an tồn vốn nói chung. Bài


11

nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu thực nghiệm xem xét tác động của một
số biến số độc lập đối với an toàn vốn của ngân hàng.
- Kết quả của bài nghiên cứu:
Kết quả cho thấy sự kết hợp giữa rủi ro vốn, vòng quay tài sản, tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ an toàn vốn của ngân hàng Việt
Nam.
Nghiên cứu về an tồn vốn và chính sách cổ tức: Bằng chứng từ các ngân
hàng Ý, Marina Brogi – Đại học Rome (2010).
Bài nghiên cứu mô tả sự phát triển của vốn ngân hàng và sự an toàn vốn của các
ngân hàng Ý một cách toàn diện. Bài viết quan tâm đặc biệt đến chính sách chia cổ tức
vì hai lý do: mặt khác, về mặt lịch sử, chính sách cổ tức có thể đóng vai trị làm suy

yếu nguồn vốn của các ngân hàng lớn, và mặt khác trong tương lai nếu khủng hoảng
kinh tế tiếp tục, thu nhập được giữ lại có thể là nguồn chính của vốn có chất lượng cao
mà có thể được yêu cầu để tuân thủ các tỷ lệ vốn cao hơn sẽ được áp đặt trong tương lai.
- Kết quả của bài nghiên cứu:
Chính sách cổ tức nằm ở sự kết hợp giữa tính đầy đủ về vốn và quản trị doanh
nghiệp là hai trong ba trụ cột để quản lý ngân hàng một cách khơn ngoan và thận trọng.
Chính sách cổ tức do Đại hội đồng cổ đông quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản
trị. Chính sách vốn, chính sách cổ tức và quản trị doanh nghiệp thể hiện sự gắn bó chặt
chẽ gắn bó chặt chẽ. Mục tiêu của bài báo là phân tích độ an tồn vốn, chính sách chia
cổ tức và các vấn đề cổ phần mới của các ngân hàng châu Âu. Để đạt được mục đích
này, phân tích đầu tiên đánh giá hệ thống ngân hàng của Ý, sau đó tập trung vào các
nhóm chính của Ý về tổng tài sản, và điều tra cuối cùng 54 ngân hàng châu Âu được liệt
kê làm nên chỉ số chứng khoán Stoxx Europe 600 ngành ngân hàng. Nhìn chung, kết quả
cho thấy mức độ an toàn vốn của hệ thống ngân hàng Ý đã không cải thiện đáng kể trong


12

15 năm qua, qua đó cho thấy một trong những mục tiêu theo đuổi trong việc tư nhân hoá
hệ thống ngân hàng để bảo đảm sự an tồn vốn khơng đạt được như kỳ vọng.
Nghiên cứu về các yêu cầu điều kiện vốn của Ngân hàng thương mại Etiopia,
Yonas Mekonnen – Giảng viên Đại Học Jimma, Ethiopia (2015).
Mục tiêu bài nghiên cứu là khảo sát thực nghiệm các yếu tố quyết định đến hệ số
CAR trong các ngân hàng thương mại của Ethiopia. Thời kỳ nghiên cứu là từ năm 20042013, trong đó có 8 ngân hàng được lựa chọn. Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp được
thu thập từ các báo cáo hàng năm của các ngân hàng. Nghiên cứu này và phân tích các
mối quan hệ giữa các biến cụ thể của ngân hàng: SIZE (Quy mô ngân hàng), DEP (Vòng
quay tiền), LNTA (Cho vay tổng tài sản), LIQ (Thanh khoản), DEP (Tỷ lệ tiền gửi),
ROA (Lợi nhuận trên tổng tài sản), ROE (Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu), NIM (Lợi
nhuận ròng), LEV (Đòn bẩy) và biến phụ thuộc là CAR.
- Kết quả nghiên cứu:

Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy ROA, DEP và SIZE có ảnh hưởng tích cực
đến CAR và ROE, NIM có ảnh hưởng tiêu cực đến CAR nhưng LIQ và LNTA và LEV
thì khơng ảnh hưởng đáng kể.

2.3

KẾT LUẬN TỪ CÁC NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ

GIỚI
Từ kết quả của các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới nêu trên cho thấy hệ
số an tồn vốn có thể được giải thích tốt bởi một số yếu tố cơ bản của NHTM như quy
mô ngân hàng, hệ số địn bẩy tài chính, tiền gửi, tính thanh khoản, khả năng sinh lời
…Tại Việt Nam, việc tìm hiểu, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số CAR của
các ngân hàng thương mại nhằm phân tích và dự báo tình hình ngành ngân hàng được
nhiều tác giả phát triển trong thời gian qua. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp GMM


13

(đây là phương pháp được Lars Peter Hansen trình bày lần đầu vào năm 1982 trong bài
viết “Large Sample Properties of Generalized Methods of Moments Estimators” để đánh
giá các nhân tố có ảnh hưởng đến hệ số an tồn vốn của các Ngân hàng thương mại Việt
Nam với 8 chỉ tiêu được thu thập từ báo cáo tài chính của 16 ngân hàng thương mại trong
giai đoạn 2005-2015. Kết quả nghiên cứu mở ra việc xác định được một số nhân tố có
sự ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đối với hệ số CAR, từ đó đưa ra được các chính
sách, giải pháp cho nhà quản trị ngân hàng để nâng cao hệ số CAR đảm bảo an toàn vốn
cho chính ngân hàng đó cũng như tồn bộ hệ thống.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã cung cấp những lý luận cơ bản về mơ hình các nhân tố có ảnh hưởng
đến hệ số CAR tại các NHTM, làm rõ được khái niệm, nguyên tắc cũng như tổng quan

về cách tính tốn hệ số CAR của NHTM. Ngồi ra, Chương 2 cịn lượt khảo một số mơ
hình, nghiên cứu đánh giá trên thế giới và phương pháp thống kê được sử dụng trong các
bài nghiên cứu trước đây có cùng đề tài để tham khảo học hỏi. Những lý luận cơ bản này
là khung lý thuyết định hướng cho quá trình nghiên cứu thực hiện mục tiêu của đề tài.
Trên cơ sở đó, đề tài dựa trên nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại
các NHTMCP tại Việt Nam của Tiến sĩ Thân Thị Thu Thủy và Thạc Sĩ Nguyễn Kim Chi
để tham khảo và làm nền tảng.


14

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG AN TOÀN VỐN TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.
3.1

QUY ĐỊNH VỀ HỆ SỐ AN TOÀN VỐN TẠI VIỆT NAM.
Cách xác định hệ số CAR của các TCTD được quy định tại Điều 9 theo thông tư

số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.
Hệ số CAR =

𝑉ố𝑛 𝑡ự 𝑐ó
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ó 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜

𝑥 100%

Vốn tự có bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2 được xác định như sau:
- Vốn cấp I:
 Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp);
 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;

 Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ;
 Lợi nhuận không chia;
 Thặng dư cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật, trừ đi
phần dùng để mua cổ phiếu quỹ (nếu có).
- Các khoản loại trừ khỏi vốn cấp I:
 Lợi thế thương mại;
 Khoản lỗ kinh doanh, bao gồm các khoản lỗ lũy kế;
 Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác;
 Các khoản góp vốn, mua cổ phần của cơng ty con; và một số phần góp vốn,
mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án.


15

- Vốn cấp II: có giá trị tối đa bằng 100% vốn cấp 1, và bao gồm các khoản mục
sau:
 50% số dư có tài sản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp
luật;
 40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của
pháp luật;
 Quỹ dự phịng tài chính;
 Trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn một số điều
kiện;
 Các công cụ nợ ưu tiên thấp thỏa mãn một số điều kiện.
- Tổng tài sản Có rủi ro: là tổng giá trị các tài sản Có nội bảng được xác định
theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của cam kết ngoại bảng
được xác định theo mức độ rủi ro theo quy định tại Phụ lục 2 Thơng tư 36/2014/TTNHNN
Theo đó, NHNN quy định hệ số CAR riêng lẻ và hệ số CAR hợp nhất của các
TCTD và Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài phải đảm bảo giá trị tối thiểu tại mọi thời
điểm không thấp hơn 9%.


3.2

THỰC TRẠNG AN TOÀN VỐN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.
Giai đoạn từ sau khủng hoảng tài chính khu vực năm 2005 đến năm 2009
Trước những thiếu sót của Quyết định 297, Quyết định 457 được ban hành năm
2005 nhằm sửa đổi những bất hợp lý về khái niệm vốn tự có, theo đó vốn tự có được tính
bằng vốn cấp 1 và vốn cấp 2 trừ đi các khoản giảm trừ. Năm 2006, Chính Phủ tiếp tục
ban hành thêm Nghị định 141 quy định về vốn pháp định của NHTM với mức tối thiểu


16

3.000 tỷ đồng. Những quy định này là những bước tiến để việc quản lý an toàn hệ thống
tiến sát với thông lệ quốc tế hơn.
Hệ thống ngân hàng trong giai đoạn này tăng trưởng nhanh cả về số lượng và quy
mơ tài sản. Tính đến cuối năm 2010, thị trường Việt Nam có khoảng 100 Ngân hàng và
Chi nhánh ngân hàng nước ngồi, trong đó chỉ có 11 trong tổng số 42 ngân hàng trong
nước có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực thì các
ngân hàng Việt Nam vẫn nhỏ hơn khá nhiều. Số liệu của một số NHTM có quy mô hoạt
động lớn cho thấy nhiều ngân hàng đã đạt được tỷ lệ an toàn vốn 8% trong giai đoạn này
như Vietcombank, Techcombank, Sacombank, ACB, DongAbank, … Điều này được lý
giải bởi giai đoạn này môi trường kinh doanh khá thuận lợi kết hợp sự bùng nổ của thị
trường chứng khốn (2006-2008) khiến vốn tự có của các ngân hàng được cải thiện
nhanh chóng.
Giai đoạn từ sau khủng hoảng tài chính khu vực năm 2010 đến năm 2014
Năm 2010, NHNN ban hành Thông tư 13 với những quy định mới hơn về bảo
đảm an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng (CAR nâng lên tối thiểu 9%, hạn chế các

TCTD kinh doanh vào chứng khoán và bất động sản bằng cách nâng hệ số rủi ro của các
khoản vay trong hai lĩnh vực này lên 250%).
Đến cuối tháng 6/2011, hệ thống ngân hàng có 7 NHTM (chủ yếu là NHTMNN)
có vốn điều lệ hơn 10.000 tỷ đồng, 9 NHTM cổ phần có vốn điều lệ từ 5.000-10.000 tỷ
đồng, 10 NHTM cổ phần có vốn điều lệ từ 3.000-5.000 tỷ đồng và vẫn cịn khoảng 15
NHTM có vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng. Như vậy, tiến độ tăng vốn được kéo giãn thêm
một năm nhưng một số ngân hàng nhỏ vẫn chưa đáp ứng được mức vốn pháp định. Đến
ngày 30/06/2014, tất cả các NHTM Việt Nam đều có vốn điều lệ trên 3.000 tỷ đồng.
Nhóm các ngân hàng có ổn định nhất về quy mơ và tốc độ tăng trưởng của cả vốn tự có
và vốn điều lệ trong giai đoạn này là nhóm NHTM cổ phần, tiếp đến là nhóm các ngân


×