Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tài liệu luận văn kinh tế Đánh Giá Tác Động Của Quỹ Hỗ Trợ Phụ Nữ Phát Triển Kinh Tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN THỊ THANH HOA

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN BA TRI
ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC THÀNH VIÊN VAY VỐN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN THỊ THANH HOA

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN BA TRI
ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC THÀNH VIÊN VAY VỐN
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã ngành: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN TIẾN KHAI

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017




LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên Nguyễn Thị Thanh Hoa là học viên cao học khóa 25 chuyên ngành
Ngân hàng theo hướng ứng dụng. Trong quá trình thực hiện đề tài bản thân tôi đã cố
gắng nghiên cứu tài liệu, trao đổi, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của giảng
viên hướng dẫn khoa học để hồn thành khóa luận.
Tơi xin cam đoan bản thân là tác giả của luận văn này với tên đề tài là “Đánh
giá tác động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế huyện Ba Tri đến thu nhập
của các thành viên vay vốn”. Tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu trong đề tài là
trung thực do bản thân trực tiếp khảo sát và xử lý.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm với cam kết trên.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 11 năm 2017
Người thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Thanh Hoa


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục hình vẽ, đồ thị
Tóm tắt
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VI MƠ VÀ MỘT SỐ MƠ
HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MƠ ............................................................5
2.1. KHÁI QT VỀ TÍN DỤNG VI MƠ .............................................................5
2.2. MỘT SỐ MƠ HÌNH TÀI CHÍNH VI MƠ TRÊN THẾ GIỚI .........................7
2.3. MỘT SỐ MƠ HÌNH TÀI CHÍNH VI MƠ Ở VIỆT NAM ..............................8
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ ..................................................................................................................13
3.1. GIỚI THIỆU VỀ QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH
BẾN TRE ...............................................................................................................13
3.1.1. Mục đích hoạt động của Quỹ....................................................................13
3.1.2. Nhiệm vụ hoạt động của Quỹ ...................................................................13
3.1.3. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ. ................................................................14
3.1.4. Kết quả hoạt động của Quỹ ......................................................................14
3.1.5. Quy chế hoạt động của Quỹ .....................................................................14


3.2. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ HUYỆN BA TRI ......................................................................15
3.3. MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA QUỸ ..................................19
3.3.1. Thuận lợi và mặt đạt được ........................................................................19
3.3.2. Hạn chế và khó khăn ................................................................................20
CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HUYỆN BA TRI ....................................................................................21
4.1. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU .......................................................................21
4.2. CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT
TRIỂN THEO ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC THÀNH VIÊN .......................................27
4.3. LỢI ÍCH CỦA CÁC THÀNH VIÊN KHI THAM GIA VÀO QUỸ HỖ TRỢ

PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ .......................................................................34
4.4. MỘT SỐ KHÓ KHĂN KHI VAY VỐN CỦA QUỸ ....................................37
4.5. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA GIA
ĐÌNH CÁC THÀNH VIÊN VAY VỐN ...............................................................39
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................................46
5.1. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN THU NHẬP ĐỐI VỚI CÁC THÀNH VIÊN VAY
VỐN CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN BA TRI
...............................................................................................................................46
5.2. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP .................................49
5.2. KHUYẾN NGHỊ .............................................................................................52
5.2.1. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bến Tre ..........................................................52
5.2.2. Đối với Sở, Ban, Ngành của Tỉnh ............................................................54
5.2.3. Đối với các doanh nghiệp, công ty bảo hiểm ...........................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CBTD

: Cán bộ tín dụng

CP

: Chính phủ

DA AMD

: Dự án thích ứng biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sơng

Cửu Long

DBRP

: Phát triển kinh doanh với người nghèo

HTTDTW

: Hỗ trợ tín dụng Trung ương

IFAD

: Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế
(International Fund for Agricultural Development)

LHPN

: Liên hiệp phụ nữ

LHPN VN

: Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

MFI

: Tổ chức tài chính vi mơ
(Microfinance Institution)

NHCS


: Ngân hàng chính sách

NHCSXH

: Ngân hàng chính sách xã hội

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NTM

: Nông thôn mới

TCVM

: Tổ chức tài chính vi mơ

TDH

: Tổ chức phi chính phủ

TYM

: Quỹ Tình thương
(Tau Yeu May)


UBND

: Ủy ban nhân dân

VN

: Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Đặc điểm của các thành viên vay vốn ......................................................22
Bảng 4.2: Đặc điểm của các hộ gia đình vay vốn .....................................................23
Bảng 4.3: Đặc điểm của các hộ vay vốn chính sách .................................................24
Bảng 4.4: Diện tích đất ở và đất canh tác của các hộ vay vốn ..................................25
Bảng 4.5: Mục đích sử dụng vốn vay từ Quỹ ...........................................................26
Bảng 4.6: Đánh giá mức lãi suất ...............................................................................30
Bảng 4.7: Đánh giá về chi tiêu và tiết kiệm ..............................................................31
Bảng 4.8: Đánh giá về thu nhập ................................................................................32
Bảng 4.9: Lợi ích khi tham gia vào Quỹ ...................................................................35
Bảng 4.10: Tình hình tham gia hụi ...........................................................................36
Bảng 4.11: Lý do các hộ không tiếp tục vay vốn của Quỹ năm 2017 ......................40
Bảng 4.12: Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình ..................................41
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy mơ hình Probit về các nhân tố tác động đến thu nhập
của các thành viên vay vốn .......................................................................................42


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình: Đánh giá mức vay ......................................................................................... 24



TĨM TẮT

Xóa đói giảm nghèo là hoạt động mà Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm,
coi trọng và trở thành mục tiêu xuyên suốt của quốc gia trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội. Để đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong thời gian qua Nhà
nước ta đã triển khai nhiều chương trình, dự án và tạo mọi điều kiện thuận lợi để
người dân vươn lên thoát nghèo bền vững. Với những bài học kinh nghiệm được
đúc kết thơng qua các mơ hình xóa đói giảm nghèo hiệu quả ở nhiều nước trên thế
giới và thực tiễn của đất nước, thời gian qua Việt Nam cũng đã đạt được một số
thành tựu đáng kể trong công cuộc giảm nghèo. Đặc biệt với mơ hình hỗ trợ vốn
cho phụ nữ nghèo được thực hiện bởi các tổ chức tài chính vi mơ đang phát triển
ngày càng mạnh mẽ đã giúp phụ nữ nghèo chủ động sử dụng vốn tham gia vào sản
xuất, tự tạo thu nhập và tự khẳng định bản thân thay vì trơng chờ vào người khác.
Tỉnh Bến Tre cũng là một trong những nơi mà mơ hình hỗ trợ vốn cho phụ nữ phát
triển kinh tế được chú trọng và triển khai rộng rãi ở nhiều địa phương trong đó có
huyện Ba Tri.
Đề tài với mục tiêu đánh giá lại quá trình hoạt động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ
phát triển kinh tế huyện Ba Tri đồng thời chỉ ra những nguyên nhân và yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của các thành viên vay vốn. Trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp và triển khai phương hướng thực hiện để giải pháp đạt hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chương trình tín dụng vi mơ cũng có những tác
động tích cực đến thu nhập và đời sống các gia đình phụ nữ. Đồng thời, đề tài còn
chỉ ra tác động mạnh mẽ của số tiền vay và mục đích vay đến thu nhập bình quân
của hộ vay vốn tuy nhiên số người phụ thuộc và số năm vay vốn lại có tác động tiêu
cực.


1


CHƯƠNG 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nghèo đói là trong những vấn nạn và thách thức chính của mỗi quốc gia vì
nó gây ra cho con người những khó khăn, chật vật và thiếu thốn trong cuộc sống về
mọi mặt như chăm sóc về y tế, giáo dục,v.v. từ đó có thể thúc đẩy con người phạm
tội ác và thậm chí tự sát. Nghèo đói thường xảy ra đối với những người có thu nhập
thấp trong xã hội đặc biệt là vùng nơng thơn tỷ lệ hộ nghèo vẫn cịn khá cao do phần
lớn người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức do
đó chủ yếu họ vay từ các nguồn khơng chính thức để phục vụ cho sản xuất cũng
như tiêu dùng điều đó dẫn đến thực tế là họ có thể rơi vào nợ sâu và vỡ nợ.
Trong thời gian qua, nhận thức sâu sắc được vấn đề này Việt Nam đã không
ngừng nổ lực, đẩy mạnh thực hiện các biện pháp xóa đói giảm nghèo như hỗ trợ
vốn, cây giống, vật ni để người nghèo có điều kiện tham gia sản xuất, vươn lên
thốt nghèo. Tỉnh Bến Tre hịa trong xu hướng chung nhằm cải thiện đời sống của
những người nghèo trong Tỉnh, những năm gần đây nhiều chương trình, dự án xóa
đói giảm nghèo đã được các cấp lãnh đạo quan tâm, tiến hành triển khai và thực
hiện rộng rãi ở nhiều địa phương cụ thể là dự án phát triển kinh doanh với người
nghèo nông thôn tỉnh Bến Tre (gọi tắt là DBRP Bến Tre) được chính phủ Việt Nam
và Quỹ Quốc tế về Phát triển Nông nghiệp (IFAD) ký vào tháng 1/2008 mục tiêu
cuối cùng của dự án là nhằm giảm nghèo bền vững và công bằng cho người nghèo
nơng thơn góp phần phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống cho người dân
của Tỉnh. Dự án cũng đã được khảo sát đánh giá trên đối tượng là các hộ nông
nghiệp – nông thôn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hoạt động sản xuất
nông nghiệp (Báo cáo dữ liệu khảo sát của hệ thống theo dõi đánh giá M&E, 2011).
Đặc biệt trong số các dự án xóa đói giảm nghèo đó là sự ra đời của “Quỹ hỗ trợ phụ
nữ phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre” nói chung và huyện Ba Tri nói riêng vào ngày


2


28/6/2013. Là cột mốc quan trọng góp phần mang đến niềm vui cho những phụ nữ
nghèo, thu nhập thấp, thiếu vốn sản xuất tại huyện Ba Tri.
Trải qua nhiều năm hoạt động, “Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế huyện
Ba Tri” đã không ngừng mở rộng phạm vi ra các xã của huyện, tìm kiếm và hỗ trợ
kịp thời các đối tượng để cho vay là những hộ nghèo, cận nghèo, những người có
thu nhập thấp, hồn cảnh khó khăn và thiệt thịi trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ
nhằm mục đích tạo việc làm, tăng thu nhập, hạn chế vay nặng lãi cũng như chơi hụi
cho người nghèo nói chung và phụ nữ của huyện Ba Tri nói riêng. Với những thành
cơng đã đạt được thì hoạt động của Quỹ cũng cịn gặp nhiều khó khăn như số lượng
thành viên trong quý I/2017 không đạt được mục tiêu so với kế hoạch, nhiều thành
viên rời khỏi quỹ, một số gặp khó khăn trong nghĩa vụ trả nợ (Báo cáo tổng kết của
Hội LHPN huyện Ba Tri Quý I, 2017). Đặc biệt là còn một số lượng lớn các thành
viên có thu nhập khơng thay đổi được đánh giá qua khảo sát 160 thành viên vay vốn
của Quỹ cho thấy mục tiêu cải thiện thu nhập của các hộ gia đình chưa thật sự có
hiệu quả vì có hơn 50% chị em vay vốn có thu nhập không thay đổi so với trước
đây. Như vậy đâu là những nguyên nhân tác động đến thu nhập của các thành viên
vay vốn và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Quỹ thì đề tài “Đánh giá tác
động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế huyện Ba Tri đến thu nhập của
các thành viên vay vốn” sẽ góp phần giải quyết vấn đề này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tình hình hoạt động của Quỹ trong thời gian qua;
- Đánh giá tác động của quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế đến chi tiêu, tiết
kiệm và thu nhập bình quân của các hộ nhận vốn;
- Chỉ ra những nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của
các thành viên vay vốn từ Quỹ;
- Đề xuất giải pháp và kế hoạch triển khai thực hiện để góp phần cải thiện
thu nhập cho các gia đình vay vốn.



3

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Trong thời gian qua “Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế của huyện Ba
Tri” hoạt động như thế nào?
- Đâu là nguyên nhân và là những yếu tố tác động mạnh đến thu nhập bình
quân của các gia đình nhận vốn từ Quỹ?
- Những biện pháp nào nên được đề xuất và triển khai thực hiện nhằm góp
phần cải thiện thu nhập của những thành viên vay vốn?
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu
Quy mô mẫu: Tiếp cận theo phương pháp định lượng dựa vào mô hình hồi
quy. Theo Green (1999) và Tabachnick & Fidell (2007) nếu dữ liệu là dạng chéo thì
quy mơ mẫu được xác định là: n  50 + 8k; với k là số biến độc lập trong mơ hình.
Như vậy kích thước mẫu được chọn là n  50 + 8 x 6 = 98 tuy nhiên để đảm bảo
mức độ tin cậy và đại diện đề tài sẽ tiến hành khảo sát 160 thành viên vay vốn của
Quỹ được sử dụng cho mục đích sản xuất dựa vào giấy đề nghị cấp tín dụng.
Việc thu thập số liệu trong đề tài được tiến hành từ quá trình điều tra phỏng
vấn trực tiếp các cán bộ tín dụng và 160 thành viên vay vốn của Quỹ. Đề tài sử
dụng phương pháp chọn mẫu xác suất và phân tầng theo danh sách các thành viên
vay vốn của Quỹ trong các năm 2012, 2013, 2014, 2015 và 2016 và đến đầu năm
2017 vẫn còn sử dụng vốn. Nghiên cứu chọn 6 xã của huyện có số lượng thành viên
vay vốn tương đối nhiều bao gồm các xã Tân Hưng, An Ngãi Tây, An Đức, An Hòa
Tây, Tân Thủy và Bảo Thuận để tiến hành phỏng vấn trực tiếp qua phiếu điều tra.
- Phương pháp xử lý số liệu
+ Sau quá trình khảo sát, thu thập thông tin tác giả đã tiến hành xử lý thống
kê bằng phương pháp thống kê kết hợp với thống kê mô tả để đánh giá hoạt động
cũng như tác động của Quỹ đến các hộ gia đình vay vốn.
+ Song song đó đề tài cịn sử dụng phần mềm Stata nhằm hỗ trợ việc phân
tích số liệu và mơ hình hồi quy probit để lượng hóa các yếu tố tác động đến thu

nhập của các hộ gia đình vay vốn từ Quỹ. Mơ hình chọn biến phụ thuộc là xác suất


4

tăng thu nhập của các thành viên vay vốn, đây là biến không liên tục và nhận hai giá
trị 0 và 1 nên đề tài sử dụng mơ hình probit.

ey
Hàm probit có dạng: P =
1 ey
Với y =  i X i (  và X là các vector)
P thể hiện thu nhập bình quân của hộ vay vốn: P = 0 thu nhập không thay đổi
và P = 1 thu nhập tăng. Xi là các biến độc lập ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình
các thành viên vay vốn từ Quỹ bao gồm tuổi của thành viên vay vốn, số người phụ
thuộc trong gia đình, số năm vay, mức vay, việc tham gia các chương trình tập huấn
và tài sản được hình thành từ thu nhập của nguồn vốn dự án.


5

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VI MƠ VÀ
MỘT SỐ MƠ HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MƠ
2.1. KHÁI QT VỀ TÍN DỤNG VI MƠ
“Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” là một trong những chương trình do
Hội LHPN trực tiếp điều hành với hoạt động chủ yếu là cung cấp các khoản tín
dụng vi mơ hướng vào người nghèo, thu nhập thấp nhằm mục tiêu cải thiện mức
sống bằng việc tạo thu nhập và việc làm. Theo Ngân hàng Grameen (Bangladesh):
“Tín dụng vi mơ là những khoản cho vay nhỏ được cấp cho người nghèo để họ thực

hiện phương án kinh doanh của chính mình nhằm tạo ra thu nhập cho bản thân và
nuôi sống gia đình. Khách hàng mục tiêu bao gồm những phụ nữ kinh doanh tại gia
có thu nhập thấp và các khoản cho vay khơng có tài sản đảm bảo”.
Cùng với quan điểm trên Microcredit Summit Campaign cho rằng: “Tín
dụng vi mơ là chương trình cung cấp tín dụng cho cá nhân và các dịch vụ tài chính,
kinh doanh khác (bao gồm tiết kiệm và hỗ trợ kĩ thuật) đối với các cá nhân rất
nghèo”.
Theo The Microcredit Sumit (1997) thì “Tín dụng vi mơ cịn được xem là
chương trình mở rộng các khoản cho vay nhỏ đối với người nghèo giúp họ tự thực
hiện dự án để tạo ra thu nhập, tự chăm sóc bản thân và gia đình”.
Hay với Otero (1999) đã phát biểu: “Tín dụng vi mơ là việc cung cấp các
dịch vụ tài chính cho người có thu nhập thấp và rất nghèo. Các dịch vụ tài chính nói
chung bao gồm tiết kiệm và tín dụng, nhưng cũng có thể bao gồm các dịch vụ khác
như bảo hiểm và các dịch vụ thanh toán”.
Mặt khác, Scheriner and Colombet (2001) đã định nghĩa: “Tín dụng vi mơ là
một nổ lực để cải thiện việc tiếp cận các khoản tiền gởi nhỏ và các khoản vay nhỏ
cho các hộ gia đình nghèo bị các ngân hàng bỏ qua”. Hay “Tín dụng vi mô được
xem như là sự gia tăng về tiết kiệm, khoản cho vay và các sản phẩm dịch vụ tài
chính với số lượng nhỏ cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo ở khu vực thành thị và


6

bán thành thị để tăng mức thu nhập và cải thiện đời sống” (Reserve Bank of India –
Master Circular, 2011).
Mặc dù có nhiều quan điểm về Tín dụng vi mơ nhưng tụ chung lại thì Tín
dụng vi mơ là các khoản cho vay nhỏ đối với các hộ gia đình nghèo, cận nghèo, có
thu nhập thấp nhằm tăng thu nhập, tiết kiệm và cải thiện đời sống của bản thân và
gia đình. Nhìn chung tín dụng vi mơ quan tâm đến những gia đình thiếu điều kiện
vay từ nguồn vốn chính thức do khơng có tài sản thế chấp. Xuất phát từ đặc điểm

này đã tạo ra một số hệ lụy tồn tại trong quan hệ tín dụng vi mơ như bất cân xứng
thông tin dẫn đến việc lựa chọn ngược hay rủi ro đạo đức dễ gây ra vỡ nợ đối với
người cho vay.
Lựa chọn ngược là tình huống bất cân xứng thông tin xảy ra trước khi tiến
hành giao dịch, bên vay vốn có thể che dấu, bóp méo thơng tin theo hướng có lợi
cho mình kết quả người có rủi ro cao lại vay được nợ (Stiglitz, 1975). Còn rủi ro
đạo đức là vấn đề bất cân xứng thông tin sau giao dịch, là nguy cơ người đi vay sẽ
tham gia vào những hoạt động có khơng mong muốn có thể giảm khả năng thanh
tốn nợ (Stiglitz, 1975). Do đó để hạn chế khả năng khơng chi trả được nợ đối với
người vay các tổ chức tài chính vi mơ thường sử dụng các biện pháp như:
+ Phát tín hiệu (Signaling): Có nghĩa là để nhận được nguồn vốn từ các tổ
chức tài chính vi mơ địi hỏi người vay phải tích lũy thành tích tín dụng tốt, chứng
minh được tính khả thi của phương án sản xuất và tiềm năng trả nợ của mình
(Stiglitz, 1975).
+ Cơ chế sàng lọc (Screening): Các tổ chức tài chính vi mơ có thể sàng lọc
khách hàng bằng cách đặt ra các điều khoản trong hợp đồng để ngăn ngừa bên đi
vay tham gia vào các hoạt động rủi ro cao. Hoặc có thể dùng biện pháp động viên
bằng hình thức cưỡng chế cắt tín dụng nếu người vay khơng thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ chi trả lãi và gốc (Stiglitz, 1975). Như vậy trong thực tế các tổ chức tài chính vi
mơ trên thế giới đã vận dụng các biện pháp này trong hoạt động của mình như thế
nào?


7

2.2. MỘT SỐ MƠ HÌNH TÀI CHÍNH VI MƠ TRÊN THẾ GIỚI
Từ lâu nhiều nước trên thế giới đã sử dụng tài chính vi mơ như một cơng cụ
hiệu quả thực hiện giảm nghèo. Ở nhiều Châu lục tài chính vi mô bắt đầu phát triển
vào cuối thập niên 90, đánh dấu bằng sự ra đời của Grameen đã tạo bước chuyển
mới trong các chính sách hỗ trợ người nghèo từ tín dụng trợ cấp sang mơ hình thị

trường và phát triển bền vững. Bangladesh là nước tiên phong trong việc đưa ra
chương trình tín dụng vi mơ để giảm nghèo và tạo ra những bước chuyển mới trong
đời sống, kinh tế của người dân nông thôn. Ngân hàng Grameen do Giáo sư
Muhammad Yunus khởi xướng vào năm 1974 như một dự án cung cấp dịch vụ
ngân hàng cho những hộ gia đình nghèo nhất, giúp họ tự tạo việc làm, nâng cao thu
nhập, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp ở nông thôn Bangladesh (Chowdhury et
al. 2002).
Trong một nghiên cứu của Chowdhury et al. (2002) đã cho thấy cơ chế hoạt
động của ngân hàng Grameen theo mơ hình “nhóm tự quản” gồm 5 người, khoản
vay đầu tiên dành cho hai người, rồi tiếp theo đến người thứ ba, thứ tư và người
cuối cùng. Thêm vào đó hàng tuần nhân viên tín dụng sẽ gặp các nhóm để chia sẻ
những kinh nghiệm làm ăn hoặc quản lý chi tiêu. Đặc biệt khi một thành viên trong
nhóm khơng trả được nợ thì ngân hàng sẽ từ chối tất cả các khoản vay của các thành
viên cịn lại trong nhóm. Do đó, người vay bị hối thúc bắt buộc phải làm ăn để trả
nợ, thành viên sẽ cảm thấy ngại ngùng nếu khơng trả được nợ góp phần gia tăng khả
năng trả nợ. Với mơ hình hoạt động này đã tạo ra những hiệu quả hỗ trợ vốn tốt để
những người nghèo, có thu nhập thấp vươn lên thốt nghèo thay vì trong chờ Chính
phủ trợ cấp như trước.
Tiếp nối thành cơng của ngân hàng Grameen, Swayam Krishi Sangam thực
hiện cho vay ở cấp xã đối với những phụ nữ nghèo ở Ấn Độ khơng vì lợi nhuận.
Hình thức tín dụng thực hiện theo nhóm gồm “5 thành viên”, cung cấp các sản
phẩm và dịch vụ tài chính như: Cho vay tạo thu nhập, các khoản cho vay trung hạn,
hỗ trợ tang, cho vay nhà ở, bảo hiểm nhân thọ.v.v. với đối tượng chủ yếu là phụ nữ


8

nghèo đã giúp nhiều chị em vươn lên thoát nghèo (Vinay Jawahar and Anasuya
Sengypta, 2012).
Một mơ hình hoạt động tín dụng vi mơ khác khơng theo nhóm tự quản nhưng

cũng khá thành công đã giúp hàng ngàn người dân Ấn Độ có được tiết kiệm và
nguồn vốn để sản xuất và sinh hoạt. Điển hình là ngân hàng Sewa với hoạt động
nhận tiền gởi và cho vay, chỉ tập trung cho vay cá nhân và hoạt động chủ yếu dựa
trên sự tín nhiệm của “Ngân hàng Saathi” – là khách hàng đồng hành giới thiệu các
khách hàng tiềm năng tiếp cận nguồn vốn của Sewa. Để vay vốn tại Sewa khách
hàng phải mở tài khoản tiết kiệm ít nhất 6 tháng và suốt thời gian đó phải đảm bảo
thường xuyên gởi tiết kiệm vào tài khoản, hoặc khách hàng vẫn có thể vay vốn khi
có tài sản thế chấp hay được bảo lãnh bởi bên thứ ba. Với mơ hình hoạt động này
các cá nhân muốn vay vốn tại Sewa phụ thuộc rất nhiều vào ngân hàng Saathi nên
dẫn đến sự lạm dụng lợi thế thông tin của họ đến người vay. Các ngân hàng Saathi
yêu cầu 10% đến 15% số tiền vay được cấp như là một khoản hoa hồng bổ sung
thông tin giúp khách hàng vay vốn làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của ngân
hàng Sewa. Với những thành cơng đáng khích lệ của các tổ chức TCVM thế giới
trong việc giúp người nghèo, có thu nhập thấp nâng cao mức sống sẽ là bài học và
sự lựa chọn cho các Tổ chức TCVM Việt Nam trên con đường kéo giảm tỷ lệ đói
nghèo.
2.3. MỘT SỐ MƠ HÌNH TÀI CHÍNH VI MƠ Ở VIỆT NAM
Các hoạt động tín dụng vi mơ của các tổ chức phi chính phủ và phi tổ chức
tín dụng ở Việt Nam ngày được triển khai rộng rãi thơng qua các đồn thể xã hội,
hội phụ nữ để tiếp cận được với người nghèo. Đến nay các dịch vụ tài chính vi mơ
được cung cấp bởi ba nhóm: chính thức, bán chính thức và phi chính thức. Trong
một nghiên cứu của Vũ Mạnh Hùng và Trần Thị Kim Anh (2015) đã đề cập: “Tổ
chức tài chính vi mơ khu vực chính thức gồm: Hợp tác xã tín dụng, hệ thống Quỹ
tín dụng nhân dân, Quỹ tín dụng Trung ương. Tổ chức tài chính vi mơ bán chính
thức gồm Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân, Hội Cụ chiến binh và
Đồn thanh niên. Tổ chức tài chính vi mơ khu vực khơng chính thức là tổ chức do


9


một nhóm người đứng ra tổ chức góp vốn cho vay luân phiên để giải quyết khó
khăn trong đời sống với mục tiêu tương trợ.
Trong đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mơ tại Việt Nam
(2011) “Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu xây dựng và phát triển hệ thống tài
chính vi mơ an toàn, bền vững hướng đến phục vụ người nghèo, người có thu nhập
thấp đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững đến năm 2020”. Để đạt mục
tiêu này Việt Nam đã không ngừng nổ lực vận động các cấp, ngành và đoàn thể
tham gia và kết quả bước đầu vào ngày 16/6/2013, tại Italia, Tổ chức Nông Lương
Liên hợp quốc (FAO) đã công nhận Việt Nam là một trong 38 quốc gia trên thế giới
có thànhtích nổi bật trong đấu tranh xóa đói giảm nghèo (Giảm nghèo - thành tích
nổi bật của Việt Nam, 2014). Theo số liệu của NHNN Việt Nam tính đến hết năm
2015 có ba tổ chức tài chính vi mơ được NHNN cấp phép hoạt động đó là Tổ chức
tài chính vi mơ TNHH một thành viên Tình Thương (TYM), Tổ chức tài chính vi
mơ M7 và Thanh Hóa MFI.
Hội LHPN Việt Nam đã thành lập tổ chức TCVM đầu tiên ở Việt Nam với
tên gọi là tổ chức TCVM TNHH MTV Tình Thương, chủ yếu cung cấp các dịch vụ
tài chính và phi tài chính để giúp các cá nhân và hộ gia đình đặc biệt là những phụ
nữ ở vùng nơng thôn cải thiện chất lượng cuộc sống và vươn lên thốt nghèo. Với
sứ mệnh này, TYM MFI khơng ngừng đổi mới, tạo ra những sản phẩm tín dụng và
dịch vụ phù hợp giúp các chị em phụ nữ có được nguồn vốn dễ dàng để chủ động
tham gia sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Phạm vi hoạt động của TYM gồm Hà Nội,
Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định,
thanh Hóa và Nghệ Tĩnh (Hội thảo định hướng phát triển ngành TCVM Việt Nam,
2016).
Phương thức hoạt động của TYM cho vay tín dụng nhỏ tối đa 30.000.000đ
trả gốc lãi hàng tuần, được gửi tiết kiệm tối thiểu 10.000đ và tham gia quỹ tương trợ
để được hỗ trợ khi nằm viện/phẫu thuật hoặc có người thân trong gia đình qua đời,
đặc biệt có chương trình xóa nợ hồn tồn với mức góp 200.000đ. Bên cạnh đó để
tập hợp hội viên và giúp họ tham gia các hoạt động thuận lợi nhất, TYM đã thành



10

lập các cụm ở các thơn – có từ 30 đến 80 thành viên, hàng tháng ngoài thu lãi, tiết
kiệm, triển khai cấp phát vốn Hội còn tổ chức lồng ghép sinh hoạt chuyên đề tùy
theo nhu cầu về nâng cao năng lực sản xuất hoặc các thành viên trong cụm sẽ chia
sẻ với nhau về kinh nghiệm làm kinh tế, chăm lo gia đình, thảo luận các vấn đề
chung của địa phương và xã hội. Cán bộ TYM cũng hướng dẫn các chị em ghi chép
sổ sách, quản lý chi tiêu của gia đình và thực hiện sản xuất sao cho hiệu quả. Các
chị em phụ nữ có cùng ngành nghề được TYM tổ chức các buổi tọa đàm chuyên đề
với các giảng viên là cán bộ của Hội hoặc chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn
phù hợp. Mặt khác TYM còn tổ chức nhiều đợt để các thành viên của Hội tham
quan và tiếp cận các mơ hình sản xuất có hiệu quả ở các tỉnh lân cận và nhân rộng
một số mơ hình hiệu quả như trồng thanh long, ni giun quế, ni vịt đàn,v.v. Với
vai trị đồng hành cùng các thành viên trên bước đường phát triển, TYM đã hình
thành thêm bộ phận tư vấn và hỗ trợ phát triển kinh doanh. Nhận thấy được tầm
quan trọng của việc nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường đầu ra là khâu then
chốt để cải thiện thu nhập, đời sống của các thành viên vay vốn. TYM đã hỗ trợ
thành viên với một số hoạt động như thành lập nhóm sở thích, tập huấn và chuyển
giao công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, giới thiệu
sản phẩm kết nối thị trường thông qua các chuỗi cửa hàng, hội chợ (Sức sống từ
những mơ hình mới, cách làm hay – Nxb Phụ nữ, Hội LHPN Việt Nam).
Tổ chức tài chính vi mơ M7 được thành lập với mục đích hỗ trợ vốn để các
chị em phụ nữ nghèo ở Sơn La và Quảng Ninh phát triển kinh tế. Để thực hiện chủ
trương xóa đói giảm nghèo, M7 MFI sử dụng vốn tự có và vốn huy động nhằm hỗ
trợ vốn cho các hộ nghèo, thu nhập thấp đặc biệt là phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và
ở miền núi. Dựa trên mô hình của ngân hàng Grameen, M7 MFI thực hiện hoạt
động cho vay theo nhóm đồn kết cùng với Hội phụ nữ các cấp trong việc triển
khai, giám sát các khoản tín dụng đến các hội viên. Các hội viên vay vốn đều phải
gởi khoản tiết kiệm bắt buộc tối thiểu là 10.000đ vào các buổi họp cụm (2 tuần/lần)

như một khoản thế chấp và chỉ được rút khi rời khỏi nhóm. Ngồi ra, M7 – MFI cịn
khuyến khích các hội viên gởi tiết kiệm tự nguyện với mức lãi suất thường cao hơn


11

NHTM là 0,5%/năm cũng như phối hợp với công ty bảo hiểm Bảo Việt cung cấp
các sản phẩm bảo hiểm vi mơ đến các hội viên.
Một tổ chức tài chính vi mô khác cũng đã hoạt động khá hiệu quả trong suốt
quá trình hình thành và phát triển là Thanh Hóa MFI – là một trong những tổ chức
TCVM được cấp phép hoạt động. Tương tự như các tổ chức TCVM khác, Thanh
Hóa MFI cũng cung cấp sản phẩm tín dụng cho các nhóm đồn kết khơng cần tài
sản thế chấp nhưng phải gởi tiết kiệm bắt buộc định kỳ vào mỗi tháng. Tuy nhiên
khác với M7 MFI các thành viên vay vốn được rút khoản tiết kiệm bắt buộc trong
trường hợp khẩn cấp với điều kiện số dư tiết kiệm phải lớn hơn hoặc bằng
300.000đ. Ngoài ra, các chương trình truyền thơng với những chủ đề về sức khỏe,
bình đẳng giới và bảo vệ môi trường cũng được Thanh Hoa MFI thực hiện thông
qua việc kết hợp với các tổ chức trong và ngồi nước. Bên cạnh đó Thanh Hóa MFI
cịn cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vốn vay với vai trị đại lý của cơng ty bảo
hiểm Bưu Điện. Với mỗi khoản vay từ Thanh Hóa MFI các thành viên được bảo
hiểm vốn vay trong các trường hợp tử vong, liệt tồn thân sẽ được cơng ty bảo hiểm
Bưu Điện bồi thường tồn bộ dư nợ cịn lại.
Song song đó chương trình tín dụng vi mơ cũng được quan tâm đặc biệt của
Chính Phủ Việt Nam thơng qua hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng chính sách
xã hội (NHCSXH), với đối tượng vay vốn hầu hết là hộ gia đình nghèo, gia đình
chính sách, có hồn cảnh khó khăn.v.v. Về phương thức cho vay vốn tín dụng chủ
yếu thông qua các Tổ tiết kiệm và vay vốn của các Hội đoàn thể ở địa phương gồm:
Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên (Nguyễn Quốc
Nghi và cộng sự, 2013). Nhờ sự phối hợp tham gia của các đoàn thể vốn tín dụng
được chuyển tải đến đúng đối tượng, được giám sát ngay tại cơ sở, gắn liền với các

hoạt động khuyến nông – lâm – ngư, hướng dẫn hội viên cách làm ăn, sử dụng vốn
đúng mục đích và tiết kiệm chi phí hoạt động cho vay.
Qua trên cho thấy Chính phủ ngày càng quan tâm và triển khai rộng rãi
chương trình tín dụng vi mơ trong việc xóa đói giảm nghèo cho người dân đặc biệt
là phụ nữ nghèo đã mang lại những kết quả rất khả quan, giúp họ có thêm điều kiện


12

tham gia sản xuất tự tạo việc làm và nâng cao thu nhập nhằm cải thiện đời sống.
Tuy nhiên trong mơi trường cạnh tranh, các tổ chức tài chính vi mơ cần tăng cường
đổi mới, tính chun nghiệp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và nhận được sự tin
tưởng từ khách hàng vào hoạt động của mình cũng như cam kết hoạt động lâu dài
bền vững của các tổ chức.
Từ việc phân tích các mơ hình hoạt động TCVM trên thế giới và Việt Nam
cho thấy các tổ chức TCVM hoạt động khá hiệu quả, chủ yếu dựa vào mơ hình cho
vay nhóm bảo lãnh tín chấp nghĩa là các thành viên vay vốn phải được các thành
viên trong nhóm bảo lãnh đồng thời để giảm rủi ro tín dụng các thành viên cịn phải
tham gia bảo hiểm bắt buộc. Trên mơ hình hoạt động của các tổ chức tài chính vi
mơ lớn và nằm trong dự án phát triển kinh doanh với người nghèo của Tỉnh Bến
Tre, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Tỉnh Bến Tre nói chung và huyện Ba Tri
nói riêng được thành lập cũng hoạt động theo phương thức cho vay nhóm bão lãnh
đồng thời buộc các thành viên vay vốn phải tham gia tín dụng bắt buộc. Tuy nhiên
trong quá trình hoạt động do hạn chế về tài lực và nhân lực nên Quỹ chưa tạo ra
những sản phẩm phong phú, đa dạng, chưa có bảo hiểm vay vốn đối với các thành
viên của Quỹ cũng như chưa thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng
trọt, chăn ni nhằm giúp chị em phụ nữ có kiến thức, tham gia sản xuất tốt nâng
cao thu nhập và đời sống. Đây cũng chính là những nhân tố có tác động mạnh mẽ
đến thu nhập của các thành viên vay vốn của Quỹ được thể hiện rõ trong đề tài.



13

CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ
3.1. GIỚI THIỆU VỀ QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH
BẾN TRE
Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre được UBND tỉnh cấp phép
hoạt động và công nhận điều lệ theo quyết định số 1.100/QĐ-UBND tỉnh Bến Tre
ngày 28/6/2013, trực thuộc Hội LHPN tỉnh Bến Tre, chịu sự quản lý Nhà nước của
Sở Nội vụ Tỉnh. Quỹ có tư cách pháp nhân riêng, tự cân đối thu và chi. (Hội thảo
triển khai hoạt động Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre, 2017).
3.1.1. Mục đích hoạt động của Quỹ
Là Quỹ xã hội hoạt động nhằm mục đích hướng tới bình đẳng về cơ hội tiếp
cận dịch vụ hỗ trợ vốn và hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp cho những
hộ nghèo, cận nghèo, thu nhập thấp, hộ có hồn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh
Bến Tre có điều kiện phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập ổn
định cuộc sống, vươn lên thốt nghèo bền vững, góp phần thực hiện chủ trương kéo
giảm tỉ lệ hộ nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới và nâng cao vị thế người phụ
nữ trong gia đình và xã hội (Hội thảo triển khai hoạt động Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát
triển kinh tế tỉnh Bến Tre, 2017).
3.1.2. Nhiệm vụ hoạt động của Quỹ
Với hai nhiệm vụ chính:
- Hoạt động kinh tế: Hỗ trợ vốn lâu dài đảm bảo 100% đối tượng của Quỹ
được tiếp cận nguồn vốn, tham gia sản xuất, tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo
bền vững.
- Hoạt động xã hội:
+ Tuyên truyền, vận động phong trào tiết kiệm trong sản xuất và sinh hoạt,
tiết kiệm để tích lũy vốn và mua sắm tài sản gia đình đến với người dân nông

thôn,v.v.


14

+ Đẩy mạnh các hoạt động xã hội như xây nhà tình thương, trao học bổng và
quà tết cho người nghèo góp phần thực hiện chủ trương an sinh xã hội tại địa
phương,v.v.
+ Giảm tình trạng vay nặng lãi và hạn chế người dân tham gia hụi, họ trong
xã hội.
3.1.3. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ
Tính đến cuối quý I/2017, tổng nguồn vốn hoạt động của Quỹ hơn 66 tỷ
đồng trong đó nguồn vốn tài trợ gồm: TDH Thụy Sĩ là 3,2 tỷ đồng, Quỹ UniliverVN là 2.930 tỷ đồng, dự án DBRP tỉnh Bến Tre là 20 tỷ đồng. Lợi nhuận từ các
năm trước chuyển sang là 3 tỷ đồng. Nguồn vốn vay của Bộ Tài chính (DA AMD)
là 34 tỷ đồng, Quỹ HTTDTW Hội LHPN VN là 3 tỷ đồng. (Hội thảo triển khai hoạt
động Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre, 2017).
3.1.4. Kết quả hoạt động của Quỹ
Hoạt động tín dụng tính đến cuối tháng 3/2017 đã triển khai 98 xã/ 9 huyện
của Tỉnh. Số thành viên vay vốn của Quỹ là 16.215 thành viên, trong đó thành viên
vay vốn 16.138, thành lập 3.963 nhóm, 809 cụm. Dư nợ là 60,538 tỷ đồng, huy
động tiết kiệm của thành viên là 14,6 tỷ đồng, huy động Quỹ tương trợ thành viên là
467 triệu đồng (Hội thảo triển khai hoạt động Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
tỉnh Bến Tre, 2017).
3.1.5. Quy chế hoạt động của Quỹ
3.1.5.1. Phương thức cho vay
- Vay tín chấp
- Vay theo nhóm bảo lãnh
- Vay theo các tổ hợp tác sản xuất, tổ nghề nghiệp
- Vay cá nhân để mở các tổ sản xuất nhỏ nhằm tạo việc làm cho các hộ khác
trong cùng xóm ấp.



15

3.1.5.2. Mức vay
- Từ thấp đến cao, tăng dần theo từng chu kỳ vay. Tùy vào khả năng hoàn
trả của các thành viên trong nhóm sẽ xác định mức vay, không cào bằng, thấp nhất
là 1.000.000đ và cao nhất là 30.000.000đ
3.2. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ HUYỆN BA TRI
- Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế huyện Ba Tri là chi nhánh của Quỹ hỗ
trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre chính thức thành lập vào ngày 28/6/2013,
có con dấu riêng, tự cân đối thu chi, nguồn vốn hoạt động của Quỹ là từ TDH Thụy
Sĩ, Quỹ Unilever-VN, DA DBRP và DA AMD BT. Cơ quan quản lý là Hội Liên
Hiệp phụ nữ tỉnh Bến Tre, hoạt động chịu sự chi phối của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát
triển kinh tế tỉnh Bến Tre (Báo cáo sơ kết hoạt động chi nhánh Quỹ hỗ trợ phụ nữ
phát triển kinh tế huyện Ba Tri Quý I, 2017).
- Tính đến cuối quý 1/2017 chi nhánh huyện Ba Tri đã triển khai 15/24 xã/thị
trấn, tất cả các xã đều có thành viên tiếp cận với vốn của Quỹ, trong đó có 83/87 ấp
có thành viên tham gia vay vốn (Báo cáo sơ kết hoạt động chi nhánh huyện Ba Tri
Quý 1, 2017).
a. Đối tượng của quỹ:
- Là các hộ nghèo và cận nghèo nhưng không bao gồm hộ nghèo chay lười
lao động, hộ nghèo bao gồm theo tiêu chí của Nhà nước quy định và hộ nghèo được
xác định theo tiêu chí của Quỹ.
- Các hộ tại địa phương có hồn cảnh khó khăn và thiệt thịi như: khuyết tật,
đơn thân, ảnh hưởng chất độc da cam.v.v.
- Hộ trung bình, thu nhập thấp (hộ nghèo đa chiều).
b. Điều kiện được vay vốn:
- Tự nguyện tham gia vào nhóm và được sự chấp nhận và bảo lãnh của các

thành viên, đồng thời sẵn sàng bảo lãnh vốn với nhau;
- Có độ tuổi từ 18 – 65 tuổi;
- Có hộ khẩu thường trú tại xã;


16

- Không được nợ nần dây dưa các nguồn vốn khác trên 30.000.000đ
- Được chính quyền địa phương xác nhận, thực hiện tốt các chủ trương và
phong trào tại địa phương.
c. Hình thức cho vay và mơ hình hoạt động của Quỹ
* Hình thức cho vay: Thực hiện cho vay nhóm thơng qua nhóm bảo lãnh
được xem phù hợp nhất đối với các tổ chức tài chính vi mơ xuất phát từ lý thuyết
thông tin bất cân xứng của Stiglitz (1975). Thơng qua hình thức này sẽ giúp Quỹ
sàng lọc khách hàng, tiếp cận các khách hàng có uy tín (vì khơng có uy tín sẽ khơng
được các nhóm chọn là thành viên) từ đó giảm thiểu được rủi ro và nợ quá hạn đối
với Quỹ do thực hiện cho vay tín chấp.
- Vay vốn bảo lãnh tín chấp: Nhằm tăng khả năng tiếp cận cho các hộ thu
nhập thấp không cần tài sản thế chấp.
- Vay theo khả năng hoàn trả và tăng dần theo từng kỳ: Nhằm giúp các chị
em quen dần với việc tiết kiệm hằng ngày để trả vốn, lãi hàng tháng phù hợp với
khả năng thu nhập của gia đình, giảm nợ chồng nợ khi kết thúc chu kỳ vay vốn.
- Tín dụng kết hợp với tiết kiệm hàng tháng: Nhằm giúp thành viên có thể
tích lũy được một khoản vốn để phịng khi có việc đột xuất mà không phải đi vay
với lãi suất cao.
- Mức vay tối thiểu là 1.000.000đ và tối đa là 30.000.000đ
- Thời gian vay: 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng và 24 tháng. Tuy nhiên hết chu
kỳ vay này sẽ tiếp cận ngay chu kỳ vay tiếp theo và khơng có thời gian kết thúc nếu
hộ vay tiếp tục được nhóm bảo lãnh.
- Mặt khác khi vay vốn của Quỹ, các thành viên vay vốn phải tham gia quỹ

tương trợ với mức là 2.000đ/tháng nhằm tương trợ các chị em phụ nữ khi bệnh tật,
ốm đau,v.v. hoặc xóa nợ một phần cho thành viên vay vốn trong trường hợp tử tuất.
* Mơ hình hoạt động của Quỹ:
Quỹ hoạt động theo nhóm nhỏ bảo lãnh, các thành viên trong nhóm từ 3 đến
5 người theo hình thức tự chọn các thành viên – chủ yếu trong cùng một ấp, xã quen
biết với nhau. Mỗi nhóm đều có một nhóm trưởng, có trách nhiệm nhắc nhỡ, đơn


×