Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa: Hoạt động ngoại khóa cho sinh viên ở Phân hiệu Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 95 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP KHOA

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA SINH VIÊN PHÂN HIỆU
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Mã số: ĐTCK.2020.01

Chủ nhiệm đề tài : Phạm Hồng Đạc
Khoa
: KHCB và CTH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7 NĂM 2020


BỘ NỘI VỤ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP KHOA

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA SINH VIÊN PHÂN HIỆU
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chủ nhiệm đề tài
Khoa
Thành viên tham gia:

: ThS. Phạm Hồng Đạc


: KHCB và CTH
ThS. Vũ Thị Thu Hƣờng
- Khoa: QT VP và LT
ThS. Trần Lệ Hƣờng
- Khoa: QT VP và LT

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7 NĂM 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đề tài này, nhóm nghiên cứu xin trân trọng gửi lời cảm ơn
sâu sắc tới:
- Ban Giám hiệu, Hội đồng khoa học, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã ủng hộ, đóng góp ý kiến để nhóm nghiên cứu
hoàn thiện từ khâu ý tưởng ban đầu và tạo mọi điều kiện về vật chất cho nghiên
cứu này được triển khai thực hiện;
- Lãnh đạo Phân hiệu và lãnh đạo các đơn vị trong Phân hiệu đã ủng hộ,
tạo mọi điều kiện cần thiết, cung cấp các số liệu thứ cấp để giúp nhóm nghiên
cứu có được dữ liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng báo cáo;
- Các giảng viên, viên chức của Phân hiệu chia sẻ các quan điểm cá nhân
và đóng góp ý kiến cho q trình hồn thành báo cáo;
- Các em sinh viên khóa 2017-2021, 2018-2022, 2019-2023 đã tham gia trả
lời phỏng vấn phiếu, phỏng vấn sâu để nhóm nghiên cứu có đủ dữ liệu thực hiện
đề tài;
- Sự tận tâm, nhiệt huyết của các thành viên nhóm nghiên cứu trong suốt
quá trình triển khai đề tài.
Đây là cơng trình đầu tay của nhóm nghiên cứu nên chắc chắn có nhiều sai
sót, nhóm nghiên cứu hy vọng tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các
nhà khoa học, bạn bè đồng nghiệp gần xa để nhóm có thể hồn thiện bản báo cáo
này ở mức độ cao nhất.

Xin chân thành cám ơn!


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................... 3
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ................................................................................... 5
4. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu ............................................................... 5
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 5
6. Kết cấu báo cáo nghiên cứu ...................................................................................... 6
Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI
KHÓA CHO SINH VIÊN .............................................................................................. 7
1.1. Khái niệm, mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động ngoại khóa .......................... 7
1.2 Vai trị, ý nghĩa của các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trong môi trường
giáo dục đại học .......................................................................................................... 14
1.3. HĐNK cho sinh viên của một số Trường Đại học hiện nay ................................ 20
Tiểu kết Chƣơng 1 ........................................................................................................ 38
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÕ CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI
KHÓA CHO SINH VIÊN PHÂN HIỆU TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH............................................................................ 39
2.1. Khái quát về Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP. HCM ............... 39
2.2 Thực trạng việc tổ chức HĐNK cho sinh viên tại Phân hiệu ............................... 42
2.3. Tác động của HĐNK tới sự phát triển của sinh viên tại Phân hiệu ..................... 54
2.4. Phân tích nhu cầu của sinh viên trong việc tham gia các hoạt động ngoại khóa tại
Phân hiệu ..................................................................................................................... 57
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

CÁC MƠ HÌNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN PHÂN HIỆU
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....... 63
3.1. Cơ sở đề xuất ....................................................................................................... 63
3.2. Hệ thống giải pháp ............................................................................................... 68
PHỤ LỤC: PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC ......................................................... 80


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ gốc

Từ viết tắt

Hoạt động ngoại khóa

HĐNK

Cơ sở khoa học

CSKH

Giảng viên

GV

Sinh viên

SV

Đại học


ĐH

Câu lạc bộ

CLB

Ban Chấp hành

BCH

Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại

Phân hiệu

Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1 Các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên tại phân hiệu năm 2018 .. 43
Bảng 2.2 Các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên tại phân hiệu năm 2019 .. 44
Bảng 2.3 Những hạn chế của hoạt động ngoại khóa tại Phân hiệu ................. 47
Bảng 2.4 Lý do không tham gia các hoạt động ngoại khóa của sinh viên ..... 50
Bảng 2.5 Các yếu tố thuận lợi và khó khăn .......................................................... 51
Bảng 2.6 Điểm trung bình về mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố với hoạt
động ngoại khóa của sinh viên ................................................................................. 52
Bảng 2.7 Điểm trung bình trong đánh giá về mức độ quan trọng của các hoạt
động ngoại khóa của sinh viên Phân hiệu. ............................................................ 58
Bảng 2.8 Số lƣợng và tỉ lệ sinh viên muốn tham gia các hoạt động ngoại khóa
tổ chức tại Phân hiệu ................................................................................................. 60

Bảng 2.9 Mục đích quan trọng nhất của sinh viên khi tham gia hoạt động
ngoại khóa .................................................................................................................... 61


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tại bất cứ quốc gia nào và trong bất cứ thời đại nào thì giáo dục cũng có vị
trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển bền vững của xã hội, chính vì vậy giáo
dục ln là một tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia. Định
hướng giáo dục tại các quốc gia cũng thay đổi theo từng thời kỳ cho phù hợp với
từng giai đoạn phát triển. Tại Việt Nam, quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục
cho giai đoạn hiện nay đã nêu rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ
yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.
Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với
giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.” [12, quan điểm chỉ đạo mục 3].
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương ngày 4/11/2013
cũng chỉ rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những
vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội
dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ
sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các
cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản
thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”. Thực trạng công tác
quản lý hoạt động ngoại khóa của các trường Cao đẳng, Đại học hiện nay nói
chung và của Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng địi hỏi công tác quản lý cần được tăng cường.
Trong quy định về tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh sinh
viên Ban hành kèm theo Quyết định số 72 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 12
năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nêu rõ mục tiêu của hoạt
động ngoại khóa: “Tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khoá trong nhà trường

nhằm động viên, khuyến khích học sinh, sinh viên tự giác tham gia tập luyện thể

1


thao; hình thành thói quen rèn luyện thân thể thường xuyên cho học sinh, sinh
viên”.
Hoạt động ngoại khoá của sinh viên là một trong những hình thức hoạt động
ngồi giờ lên lớp, có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng học tập và giáo dục
cho sinh viên. Hoạt động ngoại khố bao gồm một số các hình thức tổ chức như:
câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, hoạt động tình nguyện, hay văn hóa - thể thao…
Đây là những hình thức tổ chức hoạt động dựa trên sự hứng thú và tự nguyện của
sinh viên, như những trò chơi mà trong đó các em được trổ tài, được giao lưu và
được bộc lộ mình.
Hoạt động ngồi giờ lên lớp và hoạt động ngoại khoá là một phần quan trọng
trong chương trình giáo dục ở hầu hết tất cả các nước trên thế giới. Hoạt động
này được chú trọng nghiên cứu và thực hiện như là một công cụ hữu ích để giúp
sinh viên học tập có kết quả hơn và phát triển toàn diện hơn nhân cách của các
em.
Đối các trường đại học, các hoạt động ngoại khóa giúp nâng cao chất
lượng đào tạo vì sinh viên khi tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ tăng thêm
tính chun nghiệp, khám phá cơ hội và mở rộng tầm nhìn ngồi những kiến thức
được học trong chương trình chính khóa. Thêm vào đó, kỹ năng giao tiếp, ứng xử
và giải quyết tình huống sinh viên được cải thiện rõ rệt thơng qua các hoạt động
ngoại khóa.
Phân hiệu trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
có khoảng 700 sinh viên theo học tại các Khoa chuyên ngành khác nhau. Tuy
nhiên, hoạt động ngoại khóa của Phân hiệu hiện nay rất thụ động, chưa có sự kết
nối giữa nhà trường và các em sinh viên, cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt
động ngoại khóa cịn hạn chế, việc tổ chức triển khai chưa mang lại hiệu quả

cao…Căn cứ trên thực trạng đó, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Hoạt động
ngoại khóa cho sinh viên ở Phân hiệu Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố
Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp” nhằm góp phần cung cấp cơ sở lý luận
cho việc xây dựng, tổ chức và quản lý hoạt động ngoại khoá hiện nay tại Phân
2


hiệu, giúp nhà quản lý có cơ sở điều hành cơng tác chun mơn của nhà trường
nói chung, hoạt động ngoại khố nói riêng đạt kết quả tốt hơn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, từ những năm 60, khi xây dựng chương trình giáo dục, Bộ
Giáo dục và đào tạo đã xác định rõ trong cuốn “Giải thích chương trình quốc văn,
năm 1961– 1962”, nêu rõ: “Muốn thực hiện giáo dục và giáo dưỡng trong các
môn học đạt kết quả đầy đủ thì nhà trường cần tổ chức hoạt động ngoại khố”.
Hồn cảnh kháng chiến trước đây chưa cho phép chúng ta thực hiện đầy đủ công
tác này cho nên trong chương trình cũng chưa ghi phần ngoại khố. Từ lúc hồ
bình được lập lại, vấn đề này được nêu ra và được các địa phương thực hiện lẻ tẻ.
Trong chương trình mới cơng tác ngoại khố trở thành một phần quan trọng,
khăng khít với nội khố. Theo đó, có một số tác giả đã có các cơng trình nghiên
cứu về hoạt động này.
Trên cơ sở phân tích việc tổ chức hoạt động ngoại khóa cho sinh viên
ngành đa phương tiện, tác giả Bùi Thị Thu Huế, trường Đại học Bách khoa Hà
Nội đã làm rõ hiện trạng hoạt động ngoại khóa của các trường đại học hiện nay
và tập trung phân tích tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa trong đào tạo
ngành Cơng nghệ Đa phương tiện, cũng như đề xuất cách xây dựng hoạt động
ngoại khóa hiệu quả [1].
Dưới góc độ nghiên cứu về hoạt động ngoại khóa của học sinh trung học
phổ thơng, tác giả Đoàn Thị Bảo Châu, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh đã phân tích vấn đề hoạt động ngoại khóa hiện nay là một vấn đề cần
thiết trong việc đổi mới dạy học theo hướng tích cực. Đề tài nghiên cứu hoạt

động ngoại khóa góp phần vào việc giảng dạy các môn học tại trường phổ thơng
hiện nay, đồng thời có tác động đến hiệu quả học tập môn học của học sinh [2].
Cũng trong một đề tài nghiên cứu về hoạt động ngoại khóa của học sinh
trung học phổ thông, tác giả Nguyễn Thị Thảo, trường Đại học Quốc gia Hà Nội
đã phân tích rất rõ các tác động tích cực đến kết quả học tập của học sinh, bên
3


cạnh đó cũng nêu ra một số mặt hạn chế trong hoạt động ngoại khóa trong trường
THPT qua đó tác giả đã nêu ra được một số giải pháp hiệu quả để nâng cao chất
lượng học tập thông qua hoạt động ngoại khóa [3].
Tác giả Đặng Thị Diệp Linh (2011), Đại học Quốc gia Hà Nội trong luận
văn thạc sỹ của mình đã phân tích về hoạt động ngoại khóa trong trường Cao
đẳng Du lịch Hà Nội, phân tích các cách thức quản lý hoạt động ngoại khóa một
cách hiệu quả. Từ đó tác giả đã nêu ra các giải pháp để nâng cao các hoạt động
quản lý ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động ngoại khóa [4].
- J.A.Cô men xki, ông tổ của nền sư phạm cận đại trong thời gian làm cố vấn
giáo dục tại Hung ga ri đã rất coi trọng hoạt động ngoại khố. Ơng cho sinh viên
tham gia biểu diễn sân khấu để giúp các em ghi nhớ sâu sắc những nội dung cần
thiết. Cơ menxki ở thời đó đã áp dụng phương pháp dạy học mới, đặc biệt là việc
mở rộng các hình thức học tập ngồi lớp, nhằm khơi dậy và phát huy những khả
năng tiềm ẩn, nhằm rèn luyện cá tính cho sinh viên, đã chứng minh cho quan
điểm giáo dục mới đầy tính thuyết phục [18].
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu này đã làm nổi rõ tầm quan trọng của
các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá và chỉ ra một số biện pháp
cần thiết cho nhà quản lý phải làm gì để tổ chức và quản lí tốt các hoạt động này
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Nhìn chung, các tác giả trên thế giới và trong nước đều đề cao vai trò và
tác dụng của hoạt động ngoại khố trong q trình giáo dục sinh viên, xem hoạt
động ngoại khoá là một trong những hình thức tổ chức dạy học quan trọng, khơng

thể thiếu trong q trình dạy học và giáo dục sinh viên. Tuy nhiên bên cạnh việc
khẳng định tính cần thiết của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá, những cơng
trình nghiên cứu này đều có phạm vi, đối tượng và mục tiêu nghiên cứu khác
nhau cũng như môi trường khác nhau. Vì vậy, khó có thể áp dụng những mơ hình
hoạt động ngoại khóa đó vào Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP.
Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đây là những tư liệu tham khảo quý báu mà nhóm
nghiên cứu tham khảo, học hỏi để thực hiện đề tài của mình.
4


3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ thực trạng hoạt động ngoại khóa của SV,
phân tích những thuận lợi khó khăn và các nhân tố ảnh hưởng tới việc tổ chức,
triển khai các HĐNK của SV, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
HĐNK của SV Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
1) Nghiên cứu CSKH về hoạt động ngoại khóa trong các Trường Đại học;
2) Nghiên cứu thực trạng; thuận lợi, khó khăn và các nhân tố ảnh hưởng
đến HĐNK cho SV Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP. Hồ Chí
Minh
3) Xác định nhu cầu tham gia HĐNK của SV Phân hiệu Trường Đại học
Nội vụ Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh
4) Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng HĐNK của Phân hiệu Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh
4. Đối tƣợng, phạm vi, khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động ngoại khóa cho sinh viên
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về HĐNK cho sinh viên Phân hiệu
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh từ năm 2017 đến nay.
4.3. Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu của đề tài bao gồm SV
Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh.

5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận: Đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành như: tâm
lý học, giáo dục học, xã hội học… để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lý luận
và thực tiễn của đề tài.
Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: Để có được các thơng tin
khoa học và thực tiễn phục vụ cho việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, đề
tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật cụ thể như sau:

5


- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Nhóm nghiên cứu đã thu
thập và phân tích các văn bản chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước liên
quan đến hoạt động ngoại khóa trong các trường đại học; các cơng trình nghiên
cứu và các bài viết về hoạt động ngoại khóa trong các trường đại học… để làm rõ
cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Trong suốt quá trình thực hiện đề tài nhóm
nghiên cứu đã xin ý kiến của một số chuyên gia để tham khảo kinh nghiệm và đề
xuất của các nhà quản lý, các GV có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi: Phương pháp phỏng vấn bằng bảng
hỏi được nhóm nghiên cứu sử dụng để tìm hiểu thực trạng và nhu cầu tham gia
hoạt động ngoại khóa của SV tại Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại
TP. Hồ Chí Minh. Đề tài đã tiến hành phỏng vấn bảng hỏi với 150 SV của Phân
hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh để đánh giá về thực
trạng và nhu cầu tham gia các hoạt động ngoại khóa của SV.
Các thơng tin định lượng thu thập được từ kết quả phỏng vấn bảng hỏi đã
được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS.
6. Kết cấu báo cáo nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung
báo cáo được kết cấu thành ba chương, cụ thể như sau:

Chương 1. CSKH về việc tổ chức hoạt động ngoại khóa cho sinh viên
Chương 2. Thực trạng và vai trị của các hoạt động ngoại khóa cho sinh
viên Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh
Chương 3. Đề xuất giải pháp tổ chức, triển khai thực hiện các mơ hình hoạt
động ngoại khóa cho sinh viên của Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại
TP. Hồ Chí Minh

6


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
CHO SINH VIÊN
1.1. Khái niệm, mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động ngoại khóa
1.1.1. Khái niệm hoạt động ngoại khóa
- Khái niệm hoạt động: Theo Từ điển tiếng Việt: “Hoạt động là tiến hành
những việc làm có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm một mục đích chung, trong
một lĩnh vực nhất định” [5].
- Khái niệm ngoại khóa: Theo Từ điển tiếng Việt: “Ngoại khóa là mơn học
hoặc hoạt động giáo dục ngồi giờ, ngồi chương trình chính thức; phân biệt với
nội khóa” [5].
Khái niệm hoạt động ngoại khóa:
Hiện nay chưa có một định nghĩa mang tính chính thống về hoạt động
ngoại khóa. Mỗi trường, theo khn khổ khả năng và điều kiện của mình đều tổ
chức những hoạt động ngoại khóa khác nhau, nhưng nhìn chung các hoạt
động ngoại khóa chủ yếu là những hoạt động được thực hiện ngồi giờ học khơng
bắt buộc, tuỳ thuộc vào hứng thú, sở thích, nguyện vọng của mỗi người
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Đồn Thị Bảo Châu cho rằng: “Hoạt
động ngoại khóa là những hoạt động nằm ngồi chương trình học chính khóa,
bao gồm các hoạt động thực hiện bên ngoài giờ học liên quan đến các hoạt động

văn hóa - xã hội - thể thao - giải trí” [2].
Trong đề tài này nhóm nghiên cứu sử dụng khái niệm Hoạt động Ngoại
khóa là những hoạt động được thực hiện ngồi giờ học chính khóa, có liên quan
đến các hoạt động văn hóa - xã hội - thể thao - giải trí – khoa học, được xây dựng
và tổ chức tùy theo điều kiện và tình hình thực tế của mỗi cơ sở giáo dục, nhằm
mục đích gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội.

7


1.1.2. Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa
Điều 2, Luật Giáo dục 2019 quy định: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển
tồn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ
và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức cơng dân; có lịng u nước,
tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát
triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế” [7].
Hoạt động ngoại khóa là hoạt động nằm ngồi chương trình chính khóa.
Nó có hai mục tiêu và định hướng chính đó là hồn thiện tính cách của người học
và giáo dục nghề nghiệp nhằm củng cố kiến thức cho sinh viên, tạo môi trường
học tập hiệu quả, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm góp phần thực hiện tốt mục
tiêu giáo dục mà Luật giáo dục đã quy định.
Với phương châm đào tạo đạo đức nghề nghiệp, nghiệp vụ chuyên môn và
kỹ năng nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục nói chung, các trường đại học nói riêng
hiện nay đều hướng tới việc đào tạo các sinh viên có ý thức chấp hành nội quy,
kỷ luật và tinh thần say mê làm việc, kết hợp giữa lý thuyết và nâng cao năng lực
thực hành cho các sinh viên, trên cơ sở đó, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp để các
sinh viên hồn tồn có thể tự tin và chủ động với những kiến thức đã được trang
bị, sẵn sàng cho các vị trí cơng việc phù hợp trong tương lai. Chính vì vậy, việc

tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp cho các sinh viên có điều kiện phát triển
nhanh về tư duy, đồng thời, tạo cho sinh viên khả năng ứng xử tốt, biết vận dụng
kiến thức tổng hợp linh hoạt, biết cách củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức,
làm cho sinh viên hứng thú, u thích hơn các mơn học chính khóa.
Mặt khác, hoạt động ngoại khóa cịn huy động được nhiều sinh viên cùng
tham gia, là điều kiện thuận lợi cho sinh viên được rèn luyện một số kỹ năng
mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời
gian…; được phát huy khả năng và thể hiện năng khiếu của bản thân; được cung
cấp thêm các kiến thức, kỹ năng mà chương trình chính khóa khơng có; sinh viên
8


có thái độ tích cực trong học tập, có hành vi, lối sống tốt hơn, nâng cao sự hiểu
biết, từ đó, hình thành kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp tốt, tạo hứng thú
nghề nghiệp cho sinh viên.
1.1.3. Nội dung của hoạt động ngoại khóa
Tùy vào điều kiện và tình hình thực tế, sở thích và nhu cầu của sinh viên,
các cơ sở giáo dục nói chung, các trường đại học nói riêng có thể tổ chức nội
dung các hoạt động ngoại khóa phù hợp. Hoạt động ngoại khóa có nhiều dạng
như hoạt động thể thao, hoạt động văn hóa văn nghệ, hoạt động tình nguyện và từ
thiện, hoạt động sinh hoạt chuyên đề khoa học với các Khoa chun mơn.
Hoạt động văn hóa - thể thao:
Hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao là một trong những phong
trào có vai trị quan trọng trong hoạt động giáo dục của các nhà trường. Đây được
coi là hoạt động có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ,
sinh viên.
Các hoạt động thể thao ngoại khoá trong nhà trường được tổ chức nhằm
động viên, khuyến khích sinh viên tự giác tham gia tập luyện thể dục thể thao, từ
đó, hình thành thói quen rèn luyện thân thể, nâng cao thể chất cho sinh viên.
Các hoạt động thể thao ngoài giờ tổ chức tại các cơ sở giáo dục nói chung,

các trường đại học nói riêng được xây dựng và tổ chức tùy thuộc vào tình hình và
điều kiện thực tế, sở trường và năng lực của sinh viên. Các trường có thể tổ chức
các đội tuyển bóng đá, bóng rổ, bóng bàn, cầu lơng, cờ vua…Tùy điều kiện và
tình hình, các trường có thể tổ chức các câu lạc bộ thể hình, câu lạc bộ aerobic,
bơi… Khi tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động thể dục thể thao, sinh viên có
cơ hội được giao lưu học hỏi, đồng thời có cơ hội để rèn luyện sức khoẻ và thể
chất.
Ngoài các hoạt động thể thao ngoại khóa, các hoạt động văn hóa văn nghệ
cũng trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của sinh viên
các trường đại học.

9


Hoạt động văn hóa văn nghệ ngoại khóa của các trường đại học thường rất
phong phú và đa dạng về nội dung. Tùy thuộc vào điều kiện và tình hình thực tế,
năng khiếu và nhu cầu tham gia của các bạn sinh viên, các trường có thể tổ chức
các câu lạc bộ văn nghệ, trong đó bao gồm cả ca hát, chơi các loại nhạc cụ, nhảy
cổ điển, nhảy hiện đại; câu lạc bộ nói tiếng Anh, …
Ngồi ra, các trường có thể xây dựng và tổ chức các cuộc thi học thuật, các
cuộc thi này thường được tổ chức với quy mô lớn, thu hút sự tham gia của đơng
đảo sinh viên. Qua đó, giúp các bạn sinh viên hòa đồng hơn, học được các kỹ
năng hòa nhập, làm việc nhóm và tư duy sáng tạo cho tới việc thuyết trình, lãnh
đạo. Đó là những kỹ năng cần thiết để một người có thể thành cơng hơn trong
cuộc sống sau này.
Như vậy, có thể thấy, các hoạt động văn hóa - thể thao ngoại khóa nếu
được tổ chức tốt tại các cơ sở giáo dục, các trường đại học nói riêng sẽ góp phần
tạo niềm vui, sự giải trí cho các bạn sinh viên, giúp các bạn phát triển bản thân
một cách tồn diện, suy nghĩ tích cực, có sức khỏe và thể chất tốt. Thông qua các
hoạt động văn hóa - thể thao, các bạn sinh viên có cơ hội mở rộng các mối quan

hệ, giao lưu kết bạn nhiều hơn, xây dựng tinh thần đoàn kết tập thể, giúp các bạn
gần gũi, biết chia sẻ, động viên nhau cùng tiến bộ. Đây là một trong những yếu tố
quan trọng giúp các bạn cải thiện về đời sống tinh thần, từ đó, biến việc học tập
thành niềm vui và sự thích thú, cải thiện tốt chất lượng học tập cũng như việc
tham gia các hoạt động phong trào khác.
Bên cạnh đó, hoạt động văn hóa - thể thao ngoại khóa cịn mang lại lợi ích
rất lớn trong việc giúp , sinh viên phát triển kỹ năng. Việc tham gia các phong
trào thể thao, văn hóa, tham gia các hoạt động của các câu lạc bộ trong trường là
một trong những cơ hội giúp các bạn tự tin khám phá bản thân, phát triển những
kỹ năng mới và củng cố những gì vốn có của các bạn.
Hoạt động tình nguyện, từ thiện:
Hoạt động tình nguyện, hoạt động từ thiện cũng là các hoạt động ngoại
khóa được tổ chức tại các trường đại học ngồi giờ học chính khóa.
10


Các chiến dịch tình nguyện do Đồn, Hội sinh viên tại các trường đại học
tổ chức phát động có thể kể đến như: Chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh, Mùa
xuân tình nguyện, Hiến máu nhân đạo… nhiều năm qua đã được đơng đảo sinh
viên hưởng ứng tích cực. Bên cạnh đó, nhiều trường đẩy mạnh các hoạt động tình
nguyện tại chỗ, gắn hoạt động tình nguyện với đặc thù chuyên môn của các đơn
vị, nhằm thu hút và phát huy tối đa năng lực của các bạn đoàn viên sinh viên.
Bên cạnh các hoạt động tình nguyện, các trường đại học cũng xây dựng và
tổ chức các hoạt động từ thiện có ý nghĩa lớn như: Chương trình thăm và tặng
quà cho trẻ em nghèo, chương trình thăm các trẻ em bị nhiễm chất độc màu da
cam, chương trình thăm và tặng quà các bà mẹ Việt Nam Anh hùng, vận động
quyên góp tiền để ủng hộ từ thiện... với mong muốn nâng cao nhận thức và trách
nhiệm đối với cộng đồng và xã hội của các bạn sinh viên. Ngồi ra, nhiều trường
đại học trong q trình tổ chức các sự kiện lớn như các ngày lễ kỉ niệm, ngày
hội tư vấn tuyển sinh, lễ khai giảng… cũng thu hút đơng đảo sự tham gia của các

bạn đồn viên thanh niên.
Trên cơ sở nội dung hoạt động tình nguyện, từ thiện, nếu được tham gia,
các bạn sinh viên sẽ có cơ hội được tiếp cận và lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong
cộng đồng. Tình nguyện, từ thiện sẽ cho các bạn sinh viên nhận thức về giá trị
bản thân, để thấy rằng, bản thân các bạn cịn rất may mắn so với nhiều người
khác. Từ đó, tạo cho các bạn sinh viên sống có trách nhiệm đối với chính bản
thân và xã hội, tạo cho các bạn thói quen sống lành mạnh, thái độ tích cực, lạc
quan, khơng ngại khó, ngại khổ.
Hoạt động tham quan, khảo sát thực tế:
Nội dung chủ yếu của hoạt động này là các trường, các khoa chuyên môn
sẽ thường xuyên tổ chức cho sinh viên những chuyến tham quan, khảo sát thực tế
tại các cơ quan, doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Nội
dung tham quan, khảo sát phải phù hợp, thiết thực, gắn với chuyên môn, ngành
nghề đang đào tạo.

11


Những chuyến học tập ngoại khóa này nếu được tổ chức tốt sẽ góp phần
đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Qua các chuyến học tập, khảo sát, bản thân sinh
viên sẽ gặt hái được nhiều kiến thức về cơ quan, doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức,
cách sắp xếp bố trí nhân sự, quy trình sản xuất, cách thức quản lý, tác phong làm
việc…
Bên cạnh đó, nhiều kỹ năng quan trọng cũng được các bạn tích lũy sau
chuyến đi như: Kỹ năng giao tiếp nơi công sở, kỹ năng làm việc nhóm… Đặc biệt,
sinh viên cịn được chia sẻ bí quyết lãnh đạo và con đường dẫn đến thành
công thông qua các buổi tọa đàm với lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp.
Như vậy, qua các buổi tham quan, khảo sát thực tế, các bạn sinh viên có cơ
hội khám phá bản thân mình, xác định được sở trường, sở đoản của bản thân, ưu
điểm và hạn chế của bản thân. Từ đó, các bạn sẽ tập trung vào việc trau dồi, phát

triển năng lực cá nhân và theo đuổi niềm đam mê của bản thân.
Hoạt động sinh hoạt chuyên đề khoa học với các Khoa:
Nội dung chủ yếu của hoạt động sinh hoạt chuyên đề khoa học do các
Khoa thiết kế và tổ chức, dưới dạng các buổi nói chuyện chuyên đề, tọa đàm. Nội
dung các buổi sinh hoạt chuyên đề này phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
của từng Khoa, liên quan đến chuyên môn ngành nghề đào tạo, liên quan đến các
môn học do Khoa quản lý.
Khi tham gia hoạt động sinh hoạt chuyên đề khoa học, các nhà khoa học,
các giảng viên và sinh viên có cơ hội được giao lưu học tập, chia sẻ, trao đổi kinh
nghiệm liên quan đến các môn học, liên quan đến ngành nghề các bạn sinh viên
đã chọn lựa, qua đó, giúp các giảng viên phát huy vai trị tự chủ trong chuyên
môn, đồng thời, giúp các bạn sinh viên tăng cường quá trình tự học, tự bồi
dưỡng, qua đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc tự học, tự nghiên cứu
trong mơi trường giáo dục đại học..
Ngồi ra, nếu làm tốt, các buổi sinh hoạt chuyên đề cịn đảm bảo cho tất cả
sinh viên có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giảng viên có cơ hội
nâng cao năng lực chun mơn, phương pháp nghiên cứu khoa học, kỹ năng sư
12


phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ
thuật dạy học hiện đại. Bên cạnh đó, các buổi sinh hoạt chun đề cịn có khả
năng làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường, cải thiện mối quan hệ giữa
thầy và trò, tạo môi trường làm việc dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người.
Câu lạc bộ học thuật:
Việc hình thành và phát triển các CLB học thuật ngoài mục tiêu phát hiện
và bồi dưỡng năng khiếu cho sinh viên, tạo khơng gian để sinh viên thể hiện
mình, giao thoa cảm xúc và tìm về các giá trị nhân văn, thì việc hình thành các
CLB học thuật cũng giúp các trường tạo nên các sân chơi đa dạng cho sinh viên.
Ý nghĩa và tác dụng của các CLB học thuật mang lại là rất rõ. Vì vậy, việc xây

dựng và phát triển các câu lạc bộ học thuật là một hoạt động ngoại khóa quan
trọng của các trường đại học.
Trao đổi sinh viên:
Trao đổi sinh viên là hoạt động trao đổi sinh viên giữa các nước. Hoạt
động này nhằm mục đích trao đổi văn hóa với sinh viên nước ngồi. Ngày nay,
chương trình trao đổi sinh viên đã trở nên phổ biến và thu hút lượng tham gia
đơng đảo vì đem đến nhiều lợi ích bất ngờ. Có thể nói, đây là bước đệm quan
trọng để giúp các em sinh viên phát triển tồn diện trong tương lai.
1.1.4. Hình thức của các hoạt động ngoại khố
Hoạt động ngoại khóa có nhiều hình thức:
- Hoạt động văn hóa, văn nghệ – thể thao
- Hoạt động tình nguyện, từ thiện
- Hoạt động tham quan thực tế
- Hoạt động sinh hoạt chuyên đề khoa học với các khoa
Hoạt động ngoại khóa có thể được tổ chức dưới nhiều dạng:
+ Dạng tập thể, dạng nhóm theo năng khiếu
+ Dạng thường kỳ hay đột xuất (nhân dịp kỉ niệm những ngày lễ lớn…)
- Hoạt động ngoại khóa có thể được tổ chức theo những hình thức như:
+ Câu lạc bộ;
13


+ Diễn đàn;
+ Hội thi;
+ Trò chơi ...
- Hoạt động ngoại khóa có thể do Khoa, tổ bộ mơn, cố vấn học tập (giáo
viên chủ nhiệm), Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, sinh viên của một lớp,
một ngành hay kế hoạch theo cùng 1 năm học và đã được phê duyệt.
1.2 Vai trò, ý nghĩa của các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trong mơi
trƣờng giáo dục đại học

1.2.1. Vai trị của các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên
Hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trong môi trường giáo dục đại học là
một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trường giúp giáo dục
sinh viên phát triển toàn diện. Hoạt động này có ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục
chính khóa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu
và tài năng sáng tạo của sinh viên, kích thích năng khiếu của sinh viên về một
mặt hoạt động nào đó.
Hoạt động ngoại khóa của sinh viên liên quan đến tất cả các hoạt động
văn hóa - thể thao - giải trí - xã hội ngồi giờ học trên lớp. Đây là một trong
những sân chơi để sinh viên tự nguyện tham gia theo nhu cầu, khả năng của bản
thân. Đối với sinh viên, hoạt động ngoại khóa đóng vai trị rất lớn khơng chỉ
trong q trình tham gia học tập tại giảng đường đại học mà còn sau khi ra
trường.
Trước hết, tham gia các hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên giải tỏa căng
thẳng trong việc học với khối lượng kiến thức lớn ở giảng đường đại học. Ngồi
giờ học, sinh viên có thể tham gia các hoạt động thể thao như bóng đá, bóng
chuyền, cầu lơng…Các hoạt động ngoại khóa mang lại nhiều ích lợi về sức khỏe,
giúp , sinh viên năng động hơn cả về thể chất lẫn tinh thần. Đây là một trong
những yếu tố quan trọng giúp các sinh viên cải thiện tốt chất lượng học tập cũng
như thái độ tích cực trong các hoạt động khác.
14


Bên cạnh đó, hoạt động ngoại khóa cịn mang lại lợi ích rất lớn trong việc
giúp sinh viên phát triển kỹ năng. Việc tham gia các phong trào thể thao, văn hóa,
tham gia các hoạt động của các câu lạc bộ trong trường học như: Câu lạc bộ
người dẫn chương trình, câu lạc bộ nói Tiếng Anh… là một trong những cách để
khám phá bản thân, phát triển những kỹ năng mới và củng cố những gì sinh viên
có, sinh viên còn tập làm quen với việc lập kế hoạch và thực hiện các chương
trình giúp triển khai các mục tiêu, dự định cũng như có thêm nhiều kinh nghiệm

quản lý, đào tạo và làm việc theo nhóm. Đây là những kỹ năng mà sinh viên có
thể học và phát triển khi tham các hoạt động ngoại khóa.
Khơng chỉ vậy, tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khóa giúp sinh
viên cân bằng cuộc sống, thư giãn và tiếp thêm sinh lực từ đó khám phá ra những
sở thích mới mẻ, những trải nghiệm thú vị.
Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa cịn giúp sinh viên bổ sung,
trau dồi kiến thức, khám phá cơ hội và mở rộng tầm nhìn ngồi những kiến thức
tích lũy khi sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường. Hơn nữa, kỹ năng giao tiếp,
ứng xử và giải quyết tình huống của sinh viên được cải thiện rõ rệt thông qua các
hoạt động ngoại khóa.
Một vai trị rất quan trọng nữa của hoạt động ngoại khóa là xây dựng ý
thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên. Thông qua các hoạt động như mùa hè
xanh, hiến máu nhân đạo, vệ sinh môi trường các em sinh viên được tiếp cận
nhiều vấn đề của xã hội, qua đó xác định được ý thức trách nhiệm của mình trong
việc chung tay giải quyết các vấn đề đó ngay từ khi cịn ngồi trên ghế nhà trường.
Việc này sẽ giúp cho các em hoàn thiện nhân cách trở thành những con người
vừa giỏi chuyên môn vừa có lịng vị tha, vừa có trách nhiệm với cộng đồng sẵn
sàng chung tay giải quyết những vấn đề còn tồn tại của xã hội.
1.2.2. Ý nghĩa của các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên
Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong các trường đại học có ý
nghĩa to lớn đối với các bạn sinh viên, cụ thể, hoạt động này giúp các bạn:
1.2.2.1 Ý nghĩa hoạt động ngoại khóa đối với cơ sở giáo dục đào tạo
15


Hoạt động ngoại khóa bổ trợ thêm cho các mơn học chính khóa. Giúp sinh
viên u thích và hứng thú hơn với mơn học. Từ đó nhà trường sẽ nâng cao được
chất lượng đào tạo.
Hoạt động ngoại khóa giúp tăng cường giao lưu, quan hệ giữa thầy và trò,
giữa các sinh viên với nhau. Tạo sự gắn kết, thiện cảm giữa học trò, giáo viên,

con người và con người với nhau.
Hoạt động ngoại khóa giúp nhà trường phát hiện những sinh viên ưu tú, tài
năng, từ đó có thể bồi dưỡng nguồn nhân lực tương lai.
Tạo cơ hội quảng bá hình ảnh của nhà trường và thu hút nguồn tài trợ, đầu
tư, các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng
1.2.2.2 Cải thiện kết quả học tập
Một số sinh viên lo lắng việc tham gia các buổi ngoại khóa có thể lấy đi
quá nhiều thời gian từ việc học ở trường, do đó làm ảnh hưởng đến điểm số của
họ, tuy nhiên, các hoạt động ngoại khóa thực sự có thể cải thiện điểm số và quan
điểm của sinh viên về trường học nói chung.
Tham gia vào các hoạt động mà sinh viên đam mê sẽ làm tăng chức năng
não của sinh viên, giúp sinh viên tập trung và quản lý thời gian tốt hơn, tất cả đều
làm cho điểm số cao hơn. Các mơn thể thao có độ bền cao, chẳng hạn như đá
bóng, sẽ huấn luyện sinh viên tập trung và xây dựng sức chịu đựng khi gặp khó
khăn dữ dội. Điều này mang lại cho sinh viên một lợi thế khi học tập và làm bài
kiểm tra.
Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về mối quan hệ giữa các hoạt
động ngoại khóa và kết quả học tập, và tất cả đều cho thấy những tham gia vào
hoạt động ngoại khóa thường có điểm số cao hơn, thái độ tích cực hơn đối với
trường học và khát vọng học tập cao hơn.
1.2.2.3 Khám phá sở thích và tạo ra quan điểm rộng hơn
Khi sinh viên tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khóa khác nhau, sinh
viên sẽ có cơ hội khám phá một loạt các sở thích và mở khóa những đam mê mà
sinh viên chưa từng biết.
16


Thêm vào đó, các hoạt động ngoại khóa đa dạng hóa lợi ích của sinh viên
từ đó mở rộng thế giới quan của sinh viên.
Ví dụ: Nếu sinh viên tham gia một câu lạc bộ nhiếp ảnh, sinh viên sẽ bắt

đầu nhìn thế giới qua con mắt của một nhiếp ảnh gia vừa chớm nở.
1.2.2.4 Tăng sự tự tin cho sinh viên
Sinh viên càng đạt được thành công thông qua các hoạt động ngoại khóa
mà sinh viên đam mê thì sự tự tin của sinh viên sẽ càng được cải thiện.
Ví dụ: Khi sinh viên học tiếng Anh, giảng viên khuyến khích sinh viên
tham gia câu lạc bộ tiếng Anh của trường và tham gia các cuộc thi do nhà trường
tổ chức. Trong suốt quá trình này sinh viên nhận ra tiếng Anh có thể vui như thế
nào và sinh viên thực sự tài năng đến mức nào, điều đó giúp cho sự tự tin của
sinh viên tăng lên rất nhiều.
Làm việc chăm chỉ và thành thạo các kỹ năng mới trong một môi trường
vui vẻ, thoải mái và đôi khi cạnh tranh cho phép sinh viên thành công mà khơng
phải chịu áp lực để đạt điểm cao.
Thêm vào đó, một khi sự tự tin của sinh viên được cải thiện, sinh viên sẽ
cởi mở hơn để chấp nhận rủi ro trong mọi khía cạnh của cuộc sống, khơng chỉ
trong những kỳ thi sinh viên giỏi tiếng Anh.
1.2.2.5 Gắn kết, mở rộng quan hệ
Chúng ta phải thừa nhận, kết bạn có thể khó khăn nhưng một trong những
cách dễ nhất để kết bạn là thông qua các hoạt động ngoại khóa.
Mỗi hoạt động ngoại khóa mà sinh viên tham gia cung cấp cho sinh viên
một cơ hội khác để mở rộng quan hệ xã hội của sinh viên, điều này cũng sẽ có ích
khi sinh viên tìm kiếm một cơng việc.
Thêm vào đó, nếu sinh viên kết bạn trong các hoạt động ngoại khóa của
mình, sinh viên sẽ có nhiều khả năng tham gia sâu hơn.
Ví dụ: Nếu sinh viên kết bạn với một vài người bạn ở các Câu lạc bộ ở
trường, sinh viên có thể quyết định bắt đầu một câu lạc bộ tình nguyện cùng nhau
và thực sự tạo ra ảnh hưởng trong cộng đồng của sinh viên.
17


1.2.2.6 Phá vỡ những giới hạn

Các hoạt động ngoại khóa mang đến cho sinh viên những điều thú vị để
làm ngồi giờ học. Nó cũng mang đến cho sinh viên cơ hội khám phá niềm đam
mê của chính mình, khám phá những điều sinh viên có thể quan tâm ngồi học
tập trong khi nếu không tham gia các hoạt động ngoại khóa, sinh viên chỉ dành
thời gian để nghỉ ngơi và đọc sách
1.2.2.7 Nâng cao kỹ năng sống thiết yếu
Trên tất cả những lợi ích của các hoạt động ngoại khóa mà chúng ta đã
nói đến, một trong những lợi thế lớn nhất của các hoạt động ngoại khóa mang lại
cho sinh viên là các kỹ năng sống rất thực tế.
Những kỹ năng như: Thiết lập mục tiêu; làm việc nhóm; quản lý thời
gian; ưu tiên; giải quyết vấn đề; tư duy phân tích; khả năng lãnh đạo; nói trước
cơng chúng…
Sinh viên càng thúc đẩy bản thân trong những nỗ lực ngoại khóa của
mình, sinh viên càng phát triển những kỹ năng này. Nếu sinh viên đam mê mã
hóa, sinh viên có thể tham gia câu lạc bộ mã hóa trường học, nơi sinh viên sẽ
phát triển khả năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và tư duy phân tích và sinh
viên có thể mang niềm đam mê đó đi xa hơn nữa và tạo ra câu lạc bộ mã hóa của
riêng sinh viên, nơi sinh viên sẽ phát triển việc thiết lập mục tiêu, quản lý thời
gian, ưu tiên, lãnh đạo và kỹ năng nói trước cơng chúng.
1.2.2.8 Nâng giá trị của bản sơ yếu lý lịch
Khơng có nhiều kinh nghiệm làm việc trước đây, một trong những cách
duy nhất để khi tuyển dụng, người quản lý có thể đánh giá khả năng và đạo đức
làm việc của sinh viên là thơng qua các hoạt động ngoại khóa của sinh viên.
Ví dụ, nếu sinh viên ở trong một nhóm tranh luận, người quản lý sẽ biết
rằng sinh viên làm việc tốt với những người khác, có thể tranh luận một cách
chuyên nghiệp và có kinh nghiệm nói trước công chúng - tất cả các kỹ năng tuyệt
vời cần có ở nơi làm việc.

18



Sinh viên rất khó có thể vào bất kỳ trường học nào ở Mỹ hoặc Anh mà
chưa từng tham gia hoạt động ngoại khóa. Các trường đại học ở Hoa Kỳ và
Vương quốc Anh luôn chấm các hồ sơ của ứng viên có lịch sử tham gia nhiều
hoạt động ngoại khóa.
Sinh viên muốn tìm học bổng học chun ngành luật, một trường đại học
ở Anh có nhiều khả năng chấp nhận nếu sinh viên đã tham gia một câu lạc bộ luật
sư, tham gia các khóa học thêm tại trường đại học hay tham gia các hoạt động
tình nguyện có liên quan.
Những bài học mà sinh viên sẽ học được khi tham gia các hoạt động
ngoại khóa có ý nghĩa sẽ giúp sinh viên mọi thứ từ việc đi làm, đến nộp đơn vào
các trường đại học ở nước ngoài và sống cuộc sống của một sinh viên du học.
Tóm lại, các hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên xây dựng các kỹ năng
cần thiết cũng như học hỏi được nhiều kinh nghiệm rất bổ ích sau khi ra trường,
kể cả trong quá trình tìm việc làm và những biểu hiện trong cơng việc của mình.
Việc tham gia vào các hoạt động như thảo luận, vận động, tình nguyện hay thậm
chí là tự mình điều hành một câu lạc bộ sinh hoạt ngoại khóa riêng, sẽ giúp sinh
viên phát triển các kỹ năng như thương thuyết, giao tiếp, xử lý các mâu thuẫn và
kể cả kỹ năng lãnh đạo. Tham gia các hoạt động có liên quan đến nghề nghiệp
tương lai cũng giúp sinh viên tăng khả năng cạnh tranh và tạo được ấn tượng tốt
đối với các nhà tuyển dụng.
1.2.2.9 Nâng cao thể lực
Tham gia các hoạt động ngoại khóa mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe,
cho sinh viên, giúp sinh viên năng động hơn cả về thể chất và tinh thần. Khi có
cơ thể khỏe mạnh, việc học chắc chắn sẽ tốt hơn. Các hoạt động thể thao làm tăng
sức dẻo dai, giảm bớt căng thẳng, giảm lượng cholesterol, điều hòa huyết áp,
giúp sinh viên ngủ ngon và giảm nguy cơ mắc một số bệnh. Tham gia các hoạt
động thể thao tại các trường đại học, sinh viên phải mất một mức phí rất thấp
(hoặc miễn phí), thậm chí có trường cịn cộng điểm cho sinh viên khi tham gia tốt
các hoạt động ngoại khóa.

19


×